Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất năm 2012 xã hồng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.63 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng ...Đối với nước ta, Đảng ta đã
khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý.Trong những năm gần đây, cùng với sự gia
tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm chonhu cầu
sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn.Vì vậy, vần
đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà
nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như:Hiến
pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,luật đất đai 2003, Nghị
định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai
năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành
ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ
sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004...Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là
một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu
cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và
vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công
tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Hồng phong là xã đồng
bằng thuộc vùng hạ lưu Sông Hồng thuộc huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình, xã có
đường huyện lộ chạy đến trung tâm xã, cùng với hệ thống giao thông liên xã, liên
thôn giúp cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các xã trong huyện và với xã,
huyện khác trong tỉnh. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá trình đô thị hoá đã và
đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng
đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai.Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản
lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay.

1


1
================================= =================================


1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài:
1.2.1. Mục đích của đề tài
-Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
-Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
-Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
-Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã. Đặc biệt là
13 nội dung quy định tại điều 6 Luật đất đai
-Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
-Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn xã.
-Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề ra những kiến nghị và đề xuất phù hợp với thực tế có tính khả thi cao
Báo cáo tổng hợp “ đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất năm 2012 xã Hồng
Phong” bao gồm các nội dung chính sau:
Đặt vấn đề
Phần I: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Phần II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Phần III: Đánh giá các tài liệu thu thập
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục

2
2
================================= =================================



Phần I: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
I.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:

I.1.

Hồng Phong là xã đồng bằng thuộc vùng hạ lưu Sông Hồng thuộc huyện Vũ
Thư- tỉnh Thái Bình, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình và về phía Nam
của huyện Vũ Thư, trên địa bàn xã có Sông Hồng chảy qua.
Phía Đông giáp với xã Duy Nhất.
Phía Bắc giáp với xã Duy Nhất huyện Vũ Thư.
Phía Tây giáp với tỉnh Nam Định.
Phía Nam giáp với Nam Định.
Nhìn chung vị trí địa lý của xã tương đối thuận lợi, xã có đường huyện lộ đến
trung tâm xã, cùng với hệ thống giao thông liên xã, liên thôn giúp cho giao lưu phát
triển kinh tế xã hội với các xã trong huyện và với các xã, huyện khác trong tỉnh.
Địa hình, địa mạo:

I.2.

Với đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình ven biển nên địa hình
của xã Hồng Phong khá bằng phẳng, độ dốc <1 0, thấp dần từ khu dân cư ra cửa
sông. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các sông ngòi, kênh
mương và một số gò nằm rải rác. Độ cao hầu hết từ 0,75m đến 1,25m so với mực
nước biển, mức độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình Hồng Phong nhìn
chung bằng phẳng và dốc dần từ Bắc xuống Đông Nam. Cao trình biến thiên phổ

biến từ 0,75 đến 1,59m so với mực nước biển.
Một số tiểu vùng thấp trũng, vào mùa mưa đất thường bị ngập úng cục bộ.
Những nơi có địa hình ao hơn, cũng gặp khó khăn trong canh tác, yêu cầu canh tác
của vùng đất cao đòi hỏi phải có hệ thống kênh mương để dẫn nước ngọt tưới cho
cây trồng và tiêu chua, rửa mặn cho đất.
Nhìn chung địa hình của xã khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa và
dâu, màu, cây ăn quả… Vùng trũng phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa.
I.3.
-

Đặc điểm khí hậu:
Xã Hồng Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do ảnh hưởng của
địa hình giáp biển nên khí hậu của xã mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên
hải, đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu
trong nội địa. Khí hậu của xã được chia làm bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa
3
3
================================= =================================


xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu rất trái
ngược nhau. Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa đông trời lạnh, khô, và ít mưa.
Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của xã thành hai mùa chính.
+ Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng,
ẩm, mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tóc độ gió là 2 đến 4
m/s. Lượng mưa từ 1.100- 1.500 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Khi mùa lũ
đến, mực nước Sông Hồng lên cao và khi có mưa lớn tập trung thường xuyên gây
ngập úng cục bộ một số khu vực thấp trũng trên địa bàn xã làm ảnh hưởng đến sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh, ít mưa.
Hướng gió thịnh hành là gió đông bắc thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung
-

bình thấp nhất khoảng 150C, lượng mưa ít, đạt 15-20 % lượng mưa cả năm.
Các đặc trưng khí hậu của xã bao gồm:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23- 24 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất là
390C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15 oC; nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới trên 39 0C
và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,1 0C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và
ngày lạnh khoảng 15- 200C. Biên độ nhiệt độ trong một ngày đêm nhỏ hơn 10 0C.
Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 100 kcal/cm 2. Tổng tích ôn khoảng
8.300- 8.5000C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) tập trung nhiều vào các tháng 7,8,9. Lượng mưa
chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày
cường độ lên tới 200- 350 mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với
tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa
thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 85-95%. Các
tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày
có gió Tây Nam (có khi xuống dưới 30%).
+ Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 – 2.700 giờ/năm, thuận
lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng được nhiều vụ trong năm.
+ Gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ mang theo không khí
nóng ẩm với tốc độ trung bình từ 2 – 5 m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm
theo mưa to có sức tàn phá ghê ghớm. Gió bão xuát hiện từ tháng 5 đến tháng 7 có
khi đến tháng 11, trung bình mỗi năm có từ 2 đến 4 cơn bão đổ bộ vào xã ta…
2. Tài nguyên và cảnh quan môi trường
2.1. tài nguyên nhân văn:
4

4
================================= =================================


Tính đến 31/12/2012 xã Hồng Phong có 9.420 nhân khẩu chia làm 9 thôn, với
2465 hộ, người dân Hồng Phong có truyền thống đoàn kết, yêu nước, ham học, cần
cù và sáng tạo. Đặc biệt trong 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ, Hồng
Phong đã có những đóng góp vè sức người và sức của cho sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của dân tộc. Lao động trong xã chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, số lao động được đào tạo các ngành nghề có thể đáp ứng cho các
ngành công nghiệp nặng và kỹ thuật cao sẵn sàng phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước còn thấp.
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy, UBND xã
Hồng Phong, toàn đảng, toàn dân và toàn quân xã Hồng Phong phát huy truyền
thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên thoát
khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thắng lợi mục tiêu của đại hội đảng bộ xã
nhiệm kỳ 2012 – 2015.
2.2. Cảnh quan môi trường:
Là một xã thuộc vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng,
những cánh đồng thẳng cánh cò bay, các khu dân cư phân bố khá quần cư, kiến trúc
nhà ở đến sinh hoạt cộng đồng dân cư, đan xen trong làng xóm có đình, chùa…vv
mang đậm dấu ấn kiến trúc qua các thời kỳ lịch sử, cùng với các công trình văn hóa
phúc lợi, nhà ở, đường làng, ngõ xóm được xây dựng và cải tạo mới khá nhiều,
cùng mới những phong tục, tập quán, lễ hội, làng nghề truyền thống…vv tạo cho
Hồng Phong những nét tiêu biểu riêng về mô hình nông thôn mới.
Thực trạng môi trường đất, nước, không khí và tiêng ồn về cơ bản vẫn đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường do không chịu nhiều áp lực của chất thải công nghiệp
và đô thị, tuy nhiên hệ sinh thái đồng ruộng cũng có dấu hiệu của sự mất cân bằng
sinh thái do việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục của Nhà
Nước của người dân trong xã mà các cơ quan chính quyền chưa kiểm soát được.

Việc gia tăng dân số và áp lực sử sụng đất của các ngành phi nông nghiệp làm suy
giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng là một áp lực đối với môi trường sinh
thái.
Nhận xét chung: Hồng Phong là một xã thuộc khu vực phía nam huyện Vũ
Thư, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và tổ chức sản xuất, đất
đai bằng phẳng và màu mỡ, nhưng chịu ảnh hưởng rất nặng của thiên nhiên như lũ
lụt, ngập úng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa có tổng diện tích ôn cao nên thuận lợi cho phát triển nhiều
loại cây trồng, vật nuôi có giá trị.
5
5
================================= =================================


II. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội:
1. Tăng trưởng kinh tế:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, 5 năm qua lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương
có bước phát triển, đời sống nhân dân trong xã cơ bản ổn định về nhiều mặt. Tổng
giá trị sản xuất năm 2005 ước đạt: 56.581.098 ngàn đồng. Trong đó: giá trị thu nhập
nghành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đạt: 26.399.000 ngàn
đồng, chiếm 46,66% tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ
bản đạt : 14.982.950 ngàn đồng, chiếm 26,48% tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Thương mại
– dịch vụ đạt: 15.199.113 ngàn đồng, chiếm 26,86% tỷ trọng kinh tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng đã có sự
chuyển biến rõ rệt, phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế
đã được nhiều hộ gia đình nông dân áp dụng, hợp tác xã nông nghiệp và Hội nông
dân tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

lĩnh vực chăn nuôi tới các hộ gia đình nông dân trong xã, mô hình chuyển đổi bước
đầu phát huy giá trị. Xác định rõ xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là chủ
trương mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp. Đảng ủy – HĐND – UBND
và HTXDVNN đã bắt tay vào chỉ đạo xây dựng 9 cơ sở thôn đều có cánh đồng 50
triệu với tổng diện tích là 57 ha. Trong đó: HTX Vũ Phong 29,12 ha và HTX Vũ
Hồng 27,88 ha. Mặc dù vào đầu vụ đông có gặp nhiều khó khăn xong có nhiều cánh
đồng đạt 60 triệu đồng như cánh đồng thôn Quý Cường, Mỹ Vinh, Tương Đông,
Phan Xá… được UBND huyện đánh giá là xã có phong trào phát triển nhanh cánh
đồng 50 triệu va nhiều diện tích cây vụ đông. Từ 2001 đến nay đã có 2,78 ha diện
tích đất 2 lúa, dâu kém hiệu quả được chuyển đổi sang ao nuôi cá, trồng dâu, làm
vườn trồng cây ăn quả đưa tổng diện tích trồng trọt toàn xã lên 420,7 ha. Hồng
Phong là một trong những địa phương sớm hoàn thành việc chuyển đổi mô hình
HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX. Thực hiện chủ trương dồn điền đổi
thửa theo quyết định số 18 của UBND tỉnh nhằm hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún trong nông nghiệp, mặc dù phải triển khai sau 3 năm mới hoàn thành
song đã góp phần tích cực trong việc hoạch vung sản xuất, hạn chế tình trạng lãng
phí đất đai, động viên nhân dân mở mang phương thức sản xuất mới.
3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
3.1.
Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế mà nghị quyết đại hội Đảng
các cấp đề ra. Trong nhiệm kỳ qua Đảng ủy đã có 6 nghị quyết chuyên đề, 7 chương
trình hành động, 5 đề án lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi
6
6
================================= =================================


cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế trọng tâm là thực hiện nghị

quyết: 27,28 của BCH Đảng bộ huyện và nghị quyết 01,02,07,08 của tỉnh ủy về đổi
mới cơ cấu giống lúa xuân và sản xuất vụ xuân, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, dồn
3.2.

điền đổi thửa đất nông nghiệp, phát triển nghề và lành nghề…
Khu vực kinh tế công nghiệp:
+ Lĩnh vực TTCN: tiếp tục cụ thể hóa chủ trương nghị quyết 01 của tỉnh, 8 đề án
phát triển của UBND huyện về phát triển kinh tế nghề và làng nghề, Đảng ủy đã có
2 nghị quyết chuyên đề về phát triển Tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích động viên
con em Hồng Phong ở trong và ngoài xã đưa nghề về địa phương nhằm giả quyết
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết một phần đầu ra cho sản
xuất công nghiệp. Qua 5 năm phấn đấu đến nay xã có: 120 máy ươm tơ, 7 máy dệt,
7 xưởng cơ khí nhỏ, 21 xưởng mộc…với trên 690 lao động tham gia bằng 9,5% lực
lượng lao động toàn xã. Năm 2011 giá trị TTCN đạt 4,474 triệu đồng, năm 2005
ước thực hiện 4.500 triệu đồng, tăng thủ công nghiệp là 9,64% chiếm 10,9% tỷ
trọng cơ cấu kinh tế=54,5% kế hoạch đại hội đề ra.
+ Lĩnh vực xây dựng cơ bản: thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ lãnh
đạo nhân dân góp vốn xây dựng, huy động vốn tập thể và đề nghị nhà nước công trợ
với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến ngày 30/6/2005 xã đã xây
dựng được một số công trình trọng điểm: đã hoàn thiện 2,5 km đường đá nhựa, xây
dựng 3 trạm bơm, 1 cống và 2 điếm canh nước. Xây dựng 1800 m máng cứng và
gần 10.000 m đường mặt cứng ở các thôn xóm, xây dựng trường tầng tiểu học Hồng
Phong II, nhà hiệu bộ cho trường tiểu học Hồng Phong I, mầm non, tu sửa nâng cấp
nghĩa trang, trạm y tế, chợi… Tổng giá trị đầu tư cho công trình trọng điểm là trên 2
tỷ đồng=100% chỉ tiêu kế hoạch đại hội đề ra. Công tác quản lý nhà nước về xây

3.3.

dựng cơ bản từng bước được chấn chỉnh đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Dân số, lao động, việc làm, thu nhập:

Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2012, dân số của toàn xã là 9,420
người, với 2465 hộ, như vậy quy mô hộ là 3,82 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số hàng
năm là 1%. Công tác dân số - gia đình và trẻ em có chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ vi
phạm sinh đẻ thấp hơn bình quân hyện, quy mô gia đình ít con được nhiều hộ gia
đình trong xã chấp nhận, số người sinh con thứ ba trở lên giảm hẳn. Nhiều lượt đơn
vi được công nhận không có người sinh con thứ 3 trở lên
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 4.992 người, với diện tích đất sản xuất
nông nghiệp bình quân trên một khẩu = 445,70 m 2/người và bình quân diện tích đất
nông nghiệp/1 lao động = 928,60 m2/ lao động. Trên thực tế quỹ đất nông nghiệp có
hạn, việc dôi dư lao động trong sản xuất nông nghiệp là một tất yếu, việc phát triển
7
7
================================= =================================


ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã đã thu hút một lực lượng
lao động khá lớn, là hướng đi cần được nhân rộng trong những năm tới góp phần
giải quyết tình trạng dôi dư lao động ngành nông nghiệp.
Các chính sách xã hội được thực hiện tốt, các quyền lợi của các đối tượng chính
sách dược giải quyết đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của Nhà Nước. Công tác
xó đói giảm nghèo được tích cực triển khai, toàn xã còn 7% hộ nghèo giảm 3% so
với năm 2010, có 14 hộ nhà ở dột nát trong đó có 2 gia đình chính sách, thực hiện
Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy, địa phương đã hoàn thành việc xóa nhà ở dột nát cho
12 hộ gia đình nghèo và xây dựng một nhà tình nghĩa với tổng số tiền là: 150 triệu
đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Việc thực hiện chính sách với gia đình thương binh,
liệt sĩ, người có công với cách mạng được chỉ đạo sâu sắc. Trong 4 năm 2001- 2004
đã vận động nhân dân xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa với tổng số tiền là:
19.546.000 đồng, trao tặng 38 sổ tình nghĩa cho các gia đình chính sách của xã với
tổng số tiền là 19 triệu. Ngoài ra xã còn trích quỹ tình nghĩa hỗ trợ cho các gia đình
chính sách gặp khó khăn, thăm hỏi các đối tượng nhân ngày lễ tết. Đề nghị nhà

nước hỗ trợ và trích quỹ tình nghĩa nâng cấp xây dựng nghĩa trang liệt sĩ với số tiền
16.300.000 đồng.Việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách được thực hiện
nghiêm túc đúng thời hạn quy định,trong 5 năm qua xã đã hoàn thành thủ tục đề
nghị nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ cho 5 đối tượng , hoàn thành thủ tục đề
nghị nhà nước giải quyết chế độ hưởng tuất liệt sỹ, thương binh, bệnh binh cho
nhiều đối tượng, 5 năm liền xã luôn đươc huyện đánh giá là đơn vị khá mạnh về
công tác thương binh, liệt sỹ…

8
8
================================= =================================


Phần II: Thực trang vấn đề nghiên cứu:
Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu
1. Tình hình quản lý đất đai
1.1.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
I.

chức thực hiện
Ủy ban nhân dân xã Hồng Phong luôn cập nhật và tổ chức thực hiện tốt, hệ
thống văn bản của Đảng, Nhà Nước và tổ chức chính trị, trong đó công việc cập
nhật, tổ chức học tập, tuyên truyền và thực hiện các văn bản có liên quan đến công
tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền từ trung ương đến cấp
tỉnh, cấp huyện được UBND xã đặc biệt quan tâm. Hàng tháng, hàng quý UBND xã
tổ chức tuyên truyền, học tập các khóa học ngắn hạn về chính trị, pháp luật, chuyển
giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có cả nội dung pháp luật đất
đai. Tủ sách pháp luật của xã luôn được bổ sung cập nhật các đầu sách cần thiết
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã nói chung, phục vụ công

tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền xã nói riêng.
1.2. Xác định địa giới hành chính; lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
Thực hiện chỉ thị 364 – CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng
Chính phủ) về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh
ủy, UBND tỉnh Thái Bình, UBND huyện Vũ Thư, dưới sự giúp đỡ về chuyên môn
của cán bộ địa chính của tỉnh, huyện. UBND xã Hồng Phong đã phối hợp cùng
chính quyền các xã giáp ranh xác định ranh giới hành chính xã trên thực địa và lập
bộ hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
Từ 1995 đến nay, địa giới hành chính của xã không thay đổi. Các mốc địa giới
hành chính được UBND xã quản lý chặt chẽ. Tổng diện tích đất đai theo địa giới
hành chính xã Hồng Phong được xác định là 774,63 ha.
1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Năm 1992, xã Hồng Phong được nhà nước đầu tư dự án đo đạc xây dựng bản đồ
địa chính tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và
đất thổ cư. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai 14 năm qua đã có
nhiều biến động về mục đích sử dụng đất và biến động về hình thể các thửa đất trên,
do nhiều nguyên nhân mà UBND xã chưa chỉnh lý đầy đủ biến động đất đai trên
nền bản đồ địa chính do năm 1992 so với thực tế đang sử dụng hiện nay. Định
hướng trong ngững năm tới, UBND xã cần có kế hoạch lập dự án trình cấp có thẩm
quyền tiến hành đo bổ sung các thửa đất biến động hoặc đo mới lại bản đồ địa chính
9
9
================================= =================================


(bao gồm cả đất thổ canh và đất thổ cư) là cần thiết nhằm phục vụ tốt cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã trong những năm tới.
Công tác đánh giá đất sản xuất nông nghiệp đã được UBND xã quan tâm và tiên

hành phân hạng đất nông nghiệp làm cơ sở để thu thuế đất nông nghiệp khi thi hành
Luật đất đai 1993. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thái Bình được thành lập cũng có sự
tham gia phố hợp thực hiện của cán bộ UBND xã Hồng Phong.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập 5 năm một lần trong các kỳ kiểm
kê đất đai kể từ khi thi hành Luật đất đai 1993 ( UBND xã đã phối hợp với cán bộ
chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh 3 lần xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất vào
các năm 1995; 2000; 2005). Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chưa được xây dựng kể
từ khi thi hành Luật đất đai 1993.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

I.4.

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất dài hạn từ 5 năm đến 10 năm trên địa bàn
xã chưa được thực hiện, hàng năm UBND xã lập kế hoạch sử dụng đất cho các mục
đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn xã trình UBND huyện
phê duyệt làm cơ sở thực hiện. Hiện tại UBND xã đang tiến hành lập dự án quy
hoạch sử dụng đất đai năm 2012. Công tác quản lý kế hoạch sử dụng đất hàng năm
trên địa bàn xã chưa thực sự triệt để trong những năm 1994 – 1997, kể từ năm 1998
đến nay, công tác quản lý kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND xã quan tâm
và tổ chức thực hiện tốt.
I.5.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
a. Công tác giao đất,cho thuê đất
Diện tích đất theo đối tượng sử dụng là 542,2005 ha ( trong đó hộ gia đình, cá
nhân sử dụng là 442,9777 ha; UBND cấp xã sử dụng là 94,8979 ha; tổ chức kinh tế
là 0,1592 ha và tổ chức khác là 2,4823 ha ( chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông
nghiệp; diện tích đất ở; đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, nghĩa địa, đất sản xuất
-


kinh doanh phi nông nghiệp và một phần nhỏ diện tích đất có mục đích công cộng)
Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý chủ yếu là đất có mục đích
công cộng, sông suối và mặt nước chuyên dùng và một phần diện tích đất bằng
chưa sử dụng do UBND xã quản lý với diện tích là 232,4279 ha ( trong đó UBND

-

cấp xã quản lý 124,1157 ha, tổ chức khác quản lý 108,3122)
Trên thực tế, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình cá
nhân theo Nghị định 64/CP của chính phủ. UBND xã chỉ giữ lại 5% quỹ đất sản
xuất nông nghiepj nhằm duy trì quỹ đất công nhằm chủ động dành quỹ đất phục vụ
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn một cách chủ động, 100% quỹ đất
công ích đều được Nhà nước và phần diện tích đất công ích này đã và đang được sử
10
10
================================= =================================


dụng có hiệu quả. Việc giao đất cho các tổ chức được UBND xã tổ chức thực hiện
-

theo đúng quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 1993, trong giai đoạn từ
1994- 1997, công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời kỳ này chưa được chặt chẽ,
tình trạng cấp bán đất sai thẩm quyền ( chủ yếu là đất ở) của chính quyền đã làm ho
công tác quản lý Nhà nước về đất đai không hiệu quả và gây bức xúc trong nhân
dân. Trước tình hình đó Tỉnh ủy Thái Bình đã đề ra Nghị quyết số 08/NQ-TU về
việc : “ giải quyết những thiếu sót, tồn đọng trong quản lý sử dụng đất vào
XDCB, làm nhà ở và việc điều chỉnh đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ
gia đình cá nhân “ nhằm giải quyết tồn đọng các sự vụ vi phạm pháp luật về đất

đai mà chủ yếu là giao đất trái thẩm quyền và không theo kế hoạch sử dụng đất
( việc giải quyết những tồn đọng về công tác quản lý Nhà nước kéo dài từ năm
1997- 1999). Kể từ năm 2000,công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đi vào nền
nếp, đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo đúng pháp luật
và kế hoạch sử dụng đất
Công tác thu hồi đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, đất ở do quá trình
phát triển kinh tế xã hội được UBND xã phố hợp với chính quyền cấp trên tổ chức
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và không thể để xảy ra hiện tượng khiếu
nại, tố cáo trong nhân dân.

b. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất:

Công tác quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất về cơ bản được
UBND xã quản lý đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên có một thực tế xảy ra ở nhiều xã
trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình nổi lên một thực tế sau:
Việc quản lý tình hình chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất vườn
tạp ( trước đây) hay đất ao trong khu dân cư chuyển sang làm nhà ở hầu hết là các
hộ dân không nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất ( số liệu thống kê cho thấy
hàng năm toàn xã có từ 5 hộ trở lên) mà UBND xã cũng không thể ngăn cản được.
Đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản ( đa số hộ dân không xin phép
chính quyền khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng
I.6.

thủy sản)
Công tác đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:
Công tác đăng kí đất đai được UBND xã triển khai làm tốt đến tất cả các đối
tượng sử dụng đất. Căn cứ vào đơn xin đăng kí đất đai, đơn xin đăng kí quyền sử
dụng đất của đối tượng sử dụng đất, UBND xã ( tùy từng trường hợp mà lập hay
11

11
================================= =================================


không lập hội đồng xét duyệt) trình UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng dddaasrt nông
nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tinh đến nay UBND xã đã hoàn thành việc đăng kí kê khai đất sản xuất đạt
100% diện tích toàn xã, đất nông nghiệp có 1 hộ được cấp GCNQSDĐ; đất phi
nông nghiệp có 35 được cấp GCNQSDĐ. Nhìn chung, công tác cấp GCNSDĐ của
địa phương tiến hành còn chậm.
Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính ( bao gồm sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo
dõi biến động đất đai, sổ cấp GCNQSDĐ; các đơn xin kê khai đăng ký đất đai
( đăng ký ban đầu, đăng ký biến động) đơn xin cấp GCNQSDĐ được cán bộ chuyên
môn quản lý khá tốt và được UBND xã quan tâm đầy đủ và kịp thời. Hàng tháng,
hàng năm hồ sơ địa chính của xã đều được cập nhật và chỉnh lý, tuy nhiên do có
nhiếu sự biến động về mục đích sử dụng đất và biến động về hình thể thửa đất ( đặc
biệt là đất sản xuất nông nghiệp do việc dồn điền đổi thửa sau khi thi hành Nghị
định 64/CP) theo quyết định số 18/2002/QĐ-UB ngày 27/3/2002 của UBND tỉnh
Thái Bình, trung bình mỗi hộ dân trong xã có từ 8 – 10 thửa đất, sau khi thực hiện
dồn điền, đổi thửa đã giảm xuống 4-5 thửa đất/hộ ( giảm 50% số thửa/hộ so với
trước khi dồn đổi) đã làm cho hình thể của nhiều thửa đất có sự biến động lớn, mặc
dù cán bộ địa chính xã đã có nhiều cố gắng, song vì nhiều lý do khách quan mà
chưa chỉnh lý được tất cả mọi biến động về sử dụng đất toàn xã trên bản đồ địa
chính.
Ngoài ra, năm 2012 đã làm 08 bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
gồm 08 thửa, hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dung đất và tài sản gắn liền
với đất gồm 05 bộ, hiện nay đang trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt
Trong năm 2012 cũng như các năm về trước tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cò ít

 Nguyên nhân: do xã Hồng Phong đo đạc địa chính từ 1996 vì vậy số liệu đo đạc

không phù hợp với hệ tọa độ VN 2000, số liệu đo đạc năm 1996 độ sai số tương đối
lớn, không đảm bảo cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy dẫn
đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2012 của xã chậm so
I.7.

với tiến độ chung của toàn huyện
Thống kê, kiểm kê đất đai:
Kể từ khi thi hành Luật đất đai 1993, công tác thống kê đất đai được tiến hành
định kỳ vào ngày 1/10 hàng năm. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm
12
12
================================= =================================


một lần cùng với thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được UBND xã tổ chức
thực hiện tổng kiểm kê đất đai, các số liệu, tài liệu, bản đồ đã được nghiệm thu đạt
I.8.

chất lượng tốt.
Quản lý tài chính về đất đai:
qua giá đất được UBND tỉnh Thái bình và UBND huyện Vũ Thư quy định, đến nay
hầu hết việc giao đất ở ( các khu vực đất có khả năng sinh lợi cao) đều được UBND

I.9.

xã tổ chức đấu giá công khai.
Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Trong vòng 5 đến Công tác quản lý taì chính về đất đai được UBND xã tổ

chức quản lý và thực hiện khá tốt.Các nghĩa vụ tài chính về đất đai như thuế, tiền
thuê đất công ích của UBND xã được các hộ dân thực hiện đầy đủ, các khoản thu
khác từ đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất… vv đều được UBND xã quản lý
và sử dụng theo đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước. Một số khoản thu từ đất
được UBND huyện cho phép trích lại cho địa phương để sử dụng vào các mục đích
như xây dựng, củng cố, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng của xã, nhờ đó mà trong
những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã được cải thiện đáng kể.

I.10.

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản:
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản ở địa phương là một công việc khá mới. Do là một xã thuần nông, thị trường bất
động sản không thực sự sôi động, tuy nhiên phương thức quản lý tài chính về đất
đai đã được chính quyền xã ứng dụng linh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật
đất đai và tình hình tại địa phương, trong một vài năm trở lại đây, công tác giao đất
có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở đã có đổi mới, thay vì hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất thông 7 năm trở lại đây, công tác quản lý và giám sát việc thực hiện
và quyền sử dụng đất là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng ủy và UBND xã
Hồng Phong quan tâm đảm bảo, thực hiện đúng pháp luật, hợp lý và đạt hiệu quả
cao, các sai phạm được xử lý kịp thời, trên điạ bàn xã không xảy ra các sai phạm
nghiêm trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Các quyền của người sử
dụng đất luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, mọi nghĩa vụ của người sử
dụng đất đều được chính quyền giám sát và quản lý tốt.

I.11.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

UBND xã thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về đất đai đối với các chủ sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử
13
13
================================= =================================


lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xã. Chính quyền xã
thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, nhân dân trong xã học tập và tìm
hiểu các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, giúp mọi người dân thực
hiện tốt Luật Đất đai.
I.12.

Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
quản lý và sử dụng đất đai
Hàng năm trên địa bàn xã vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai, chủ
yếu là tranh chấp giữa các hộ sử dụng đất liền kề về ranh giới sử dụng đất, thực tế
quá trình giải quyết tranh chấp đất đai luôn gặp khó khăn do số liệu đo đạc và thực
tế sử dụng đất có nhiều sự sai khác mà trong quá trình giải quyết trong một số
trường hợp cụ thể rất khó lấy tài liệu bản đồ làm cơ sở để giải quyết, số lượng các
vụ tranh chấp về đất đai 1 năm từ 4 đến 6 vụ, tỷ lệ hòa giải thành công trên 90%.
Trong vòng 5 đến 7 năm trở lại đây, trên địa bàn xã không xảy ra các vụ việc khiếu
nại, tố cáo các vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền
cơ sở. Việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong sử dụng đất đai của các chủ sử dụng
đất đều được UBND xã quan tâm và giải quyết đầy đủ và kịp thời theo đúng trình tự
của pháp luật.

I.13.

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:

Hiện tại, hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và
địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng mới đang ở bước xây dựng mô hình. Do là xã
thuần nông, các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn xã vẫn chưa được
thực hiện.

2. Hiện trạng sử dụng đất đai:
2.1.
Hiện trạng quỹ đất năm 2012:

Tổng diện tích đất đai của xã là: 775,5683 ha, trong đó:
-

Đất nông nghiệp 445,1417 ha, chiếm 57,39% tổng diện tích tự nhiên
+ đất sản xuất nông nghiệp 403,3170 ha, chiếm 52% tổng diện đất tự nhiên
+ đất nuôi trồng thủy sản 41,8247 ha, chiếm 5,39% tổng diện tích đất tự nhiên
+ đất phi nông nghiệp 311,5324 ha, chiếm 40,17% tổng diện tích đất tự nhiên, trong
đó:
+ đất ở nông thôn 59,2703 ha, chiếm 7,64% tổng diện tích đất tự nhiên
+ đất chuyên dùng 138,6206 ha, chiếm 17,87% tổng diện tích đất tự nhiên
+ đất tôn giáo tín ngưỡng 2,2920 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích đất tự nhiên
+ đất nghĩa trang nghĩa địa 10,6520 ha, chiếm 1,37% tổng diện tích đất tự nhiên
14
14
================================= =================================


+ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 100,6975 ha, chiếm 12,98% tổng diện
tích tự nhiên
2.2.


Đất chưa sử dụng của xã còn lại là 18,8942 ha, chiếm 2,43% tổng diện tích đất tự
nhiên
Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất:
2.2.1 Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp toàn xã là 445,1417 ha, chiếm 57,39 % tổng diện tích đất tự
nhiên. Đất nông nghiệp của xã có chất lượng khá.
+ đất chuyên trồng lúa nước chiếm diện tích khá lớn: 154,0214 ha chiếm 19,86%
diện tích đất tự nhiên, nhiều vùng trong xã đã chuyển đổi mạnh cơ cấu giống lúa
(các giống lúa ngắn ngày) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đa số là diện tích đất
trồng 2 vụ lúa, 2 vụ lúa- 1 vụ màu, trồng xen rau xanh, nhiều cánh đồng đạt giá trị
sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm
+ đất trồng cây hàng năm khác: 185,7310 ha chiếm 23,94% diện tích đất tự nhiên.
Quỹ đất này là tiềm năng phát triển nông nghiệp,đa dạng hóa các loại cây trồng
(rau, màu, đỗ, đậu…vv) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ đất trồng cây lâu năm: 50,6758 ha chiếm 6,53% diện tích đất tự nhiên, phân bố
dải rác trong khu dân cư. Diện tích này chủ yếu là trồng cây ăn trái, một số ít còn lại
là các loại cây tạp khác, trong thời gian tới sẽ cải tạo để chuyển đổi sang trồng các
loại cây ăn quả có giá trị.
+ đất nuôi trồng thủy sản: 41,8247 ha chiếm 5,39% diện tích đất tự nhiên, phân bố
dải rác trong khu dân cư và ngoài đồng ruộng. Đây là loại đất cho thu nhập cao hơn
rất nhiều lần so với trồng lúa, trồng màu.
Quỹ đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài,
nhìn chung đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý.
2.2.2. Đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích 311,5324 ha chiếm 40,16% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các
loại đất sau:
*Đất ở: 59,2703 ha, chiếm 7,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất ở của xã phân bổ
tập trung ở 9 thôn là các thôn: Nghĩa Tường, Phan Xá, Tiền Phong, Tân Phong,
Kênh Đào, Quý Cường, Mỹ Vinh, Tương Đông, Đoàn Kết. Trong đó thôn Kênh
Đào và thôn Quý Cường có quy mô lớn nhất. Bình quân diện tích đất ở trên một hộ

là 200 m2. Nhìn chung điều kiện sinh hoạt, ăn ở của nhân dân tương đối ổn định, số
nhà kiên cố và bán kiên cố còn ít
15
15
================================= =================================


*Đất chuyên dùng 138,6206 ha, chiếm 17,87% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 1,5530 ha chiếm 0,20% diện tích đất phi
nông nghiệp
- Đất có mục đích công cộng: 136,8241 ha chiếm 17,644% diện tích đất phi nông
nghiệp: trong đó.
+ Đất giao thông: 48,5627 ha
+ Đất thủy lợi: 82,1118 ha
+ Đất công trình năng lượng: 0,0822 ha
+ Đất công trình bưu chính viễn thông: 0,0201 ha
+ Đất cơ sở y tế: 0,2231 ha
+ Đất cơ sở giáo dục- Đào tạo : 3,7837 ha
+ Đất cơ sở thể dục- thể thao : 1,6330 ha
+ Đất chợ : 0,1470 ha
+ Đất có di tích, danh thắng : 0,2605 ha
*Đất tôn giáo, tín ngưỡng : có diện tích là 2,2920 ha
*Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 10,6520 ha
* Đất sông suối và có mặt nước chuyên dùng : 100,6975 ha
2.2.3. Đất chưa sử dụng :
Hiện nay trên địa bàn xã còn 18,8942 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,43%
tổng diện tích đất tự nhiên, là diện tích đất bằng chưa sử dụng nằm rải rác ven đê
trên địa bàn xã, trong thời kì quy hoạch sẽ tiến hành cải tạo đưa quỹ đất này vào
khai thác, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp
*Nhận xét chung: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã Hồng Phong trong

những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản
lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc thực hiện nội dung quản lý
Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được những kết quả nhất định. Đại bộ
phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể
công tác giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại
được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và giữ
vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.Tuy
nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác đo
đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện, việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng nhu cầu nên công tác tham mưu
giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập
dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất mang
lại hiệu quả không cao.
*Cơ cấu sử dụng đất :
16
16
================================= =================================


Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2012. Tổng diện tích đất đai của xã là :
775,683 ha, trong đó :
-

Đất nông nghiệp : 445,1417 ha, chiếm 57,39% tổng diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp : 311,5324 ha, chiếm 40,16% tổng diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng : 18,8942 ha, chiếm 2,43% tổng diện tích tự nhiên
Qua số liệu về cơ cấu sử dụng đất của xã ta thấy cơ cấu sử dụng đất của xã Hồng
Phong là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng đất trong những năm quy
hoạch cần dành thêm quỹ đất cho mục đích phi nông nghiệp như đất ở, đất sản xuất

kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng như đất giao thông, thủy
lợi, văn hóa, giáo dục, thể thao,cấp nước sạch…vv, nhằm chủ động tạo quỹ đất cho
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới nhằm mục đích nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân trong xã.

17
17
================================= =================================


Phần III : đánh giá các tài liệu nghiên cứu
1. Mức độ đầy đủ, tin cậy

*Thuận lợi : có nhiều tài liệu liên quan tới vấn đề quản lý và sử dụng đất nên
chuyên đề làm được dễ dàng
+ được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ địa chính nên việc làm chuyên đề không
khó khăn lắm
+ các tài liệu em thu thập được đã được chọn lọc và rút ngắn để có thể đi đúng với
chuyên đề mình làm một cách hợp lý….
*Khó khăn : cũng chính vì nhiều tài liệu nên phải mất thời gian để chọn lọc và ghi
chú những tài liệu cần thiết
2. Một số giải pháp cụ thể :
- Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước :

+ tuyên truyền phổ biến công khai rộng rãi các phương án sử dụng đất dã được phê
duyệt
+ Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy
hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thưc hiện
a. Đối với đất sản xuất nông nghiệp :
Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã tương đối hạn chế vì đất chưa sử dụng còn lại

ít phân tán, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp giảm đi khá nhanh, nhưng tiềm
năng phát triển các cây trồng, vật nuôi đa dạng. Trong thời kỳ từ năm 2010- 2015
sản xuất lương thực còn có ý nghĩa rất quan trọng. Việc chuyển đất trồng cây lương
thực sang quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản phải thận
trọng và cân nhắc kỹ và làm từng bước vững chắc. Phương án hình thành các vùng
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung cần có chính sách đầu tư hỗ trợ chuyển
đổi cụ thể phù hợp với từng đối tượng. Chính sách khuyến khích đầu tư về nông
nghiệp cần được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các lĩnh vực, các chương
trình dự án kinh tế- xã hội khác.
b. Đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng

Việc bố trí sử dụng đất chuyên dùng theo quy hoạch cần phải được tiếp tục cụ thể
hóa bằng các dự án cụ thể. Bố trí sử dụng đất chuyên dùng cần thúc đẩy quá trình
hình thành các khu dân cư tập trung lớn và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Sử
dụng đất chuyên dùng đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích
c. Đất ở và đất khu dân cư nông thôn

Cần có chính sách, giải pháp cụ thể để hướng dẫn việc bố trí đất ở mới tập trung
hạn chế dân cư phát triển phân tán hoặc ở những điểm nhỏ lẻ. Trong đó các chính
sách phải hợp lý về chuyển đổi, điều chỉnh, sang nhượng đất ở và đất sản xuất…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
18
18
================================= =================================


Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất xã Hồng Phong năm 2012 được xây dựng
dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế- xã hội
của xã trong thời gian qua và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong

những năm tới.
Kết quả cho thấy được chiến lược sử dụng đất đai của xã đến năm 2015, có ý
nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định chính trị, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng trước
mắt cũng như lâu dài, đòng thời là công cụ quan trọng để UBND cấp xã thực hiện
đầy đủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật.
2. Kiến nghị :

Để thực hiện tốt việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất xã Hồng Phong giai
đoạn 2012- 2015 cần phải :
-

Tăng cường sự phối hợp giữa kế hoạch phát triển – xã hội, đầu tư hạ tầng kĩ thuật
với kế hoạch sử dụng đất. Đưa các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ

-

tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng
sử dụng đất, khuyến khích đầu tư phát triển – xã hội trên toàn xã theo nguyên tắc :
tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Đặc biệt quan
tâm đến các chính sách ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ,

-

các chính sách đền bù thỏa đáng, kịp thời đối với đất đai cần thu hồi
Đầu tư đồng bộ kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng với phát triển kinh tế, ưu tiên giành
đất cho các nhu cầu bắt buộc nhằm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh


-

trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kho học kỹ thuật trong sử dụng đất bền vững
Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao

-

hiệu quả sử dụng đất
Đề ra kết hoạch sử dụng đất năm 2013 nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục
những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng đất năm 2012 và các năm
trước

19
19
================================= =================================


MỤC LỤC
ST

NỘI DUNG

Trang

T
Đặt vấn đề
Phần I: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
I
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
1

Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
1.2 Địa hình, địa mạo
1.3 Đặc điểm khí hậu
2
Tài nguyên và cảnh quan môi trường
2.1 Tài nguyên nhân văn
2.2 Cảnh quan môi trường
II
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1
Tăng trưởng kinh tế
2
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
3.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Phần II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
I
Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu
1
Tình hình quản lý đất đai
1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
1.2

đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Xác định địa giới hành chính; lập và quản lý hồ sơ địa giới hành


1.3

chính, lập bản đồ hành chính
Công tác kháo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính,bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng

1.4
1.5

đất
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

1.6

dụng đất
Công tác đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,

1.7
1.8
1.9

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thống kê, kiểm kê đất đai
Quản lý tài chính về đất đai
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản

20
20

================================= =================================


1.10 Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
1.11 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
1.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2
Hiện trạng sử dụng đất đai
2.1 Hiện trạng quỹ đất năm 2012
2.2 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Phần III: Đánh các tài liệu nghiên cứu
1
Mức độ đầy đủ, tin cậy
2
Các giải pháp thực hiện
Kêt luận và kiến nghị
1
Kết luận
2
Kiến nghị

21
21
================================= =================================




×