Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực tập tại Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và
môi trường em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Ban
Kinh tế tài nguyên và môi trường và Ban Môi trường và Phát triển bền vững.
Đặc biệt là sự giúp đỡ của: anh Đặng Quốc Thắng, chị Nguyễn Thị Thanh
Huyền và các anh chị khác trong Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường đã tận
tình giúp đỡ em về kiến thức chuyên môn và những kỹ năng làm việc khác.
Nguồn tài liệu của viện khá phong phú về các nguồn tài nguyên của Việt
Nam và một số các quốc gia khác, Quản lý các nguồn tài nguyên và các công cụ
được áp dụng thành công ở một số nước, các văn bản pháp luật…rất thuận tiện
cho việc nghiên cứu tìm hiểu.
Môi trường làm việc thân thiện giúp em giảm được những bỡ ngỡ ban
đầu trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Làm việc tại Viện có các chuyên gia nước ngoài do vậy em có thể học được rất
nhiều thứ: khả năng giao tiếp, tác phong làm việc chuyên nghiệp
Các kiến thức chuyên môn được trang bị tại trường đã giúp ích cho em rất
nhiều trong quá trình thực tập tại Viện. Các nghiên cứu, dự án, đề tài Viện đã và
đang triển khai, một số chính sách, chiến lược hay mô hình áp dụng ở Việt Nam
đã giúp em hiểu hơn về những kiến thức lý thuyết đã được học.
Khoảng thời gian thực tập đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức bổ ích
và cần thiết. Từ quá trình thực tập tại đơn vị em xin đưa ra các kiến nghị và đề
xuất sau:
- Tăng cường các hoạt động thực tế để sinh viên có điều kiện cọ xát, trải
nghiệm.
- Tăng thời lượng các môn học như: Luật môi trường, Công nghệ môi
trường..., các phần mền ứng dụng như SPSS, GIS...
- Trang bị các thiết bị phục vụ học tập chuyên nghành, phòng chuyên
dụng
1
- Cho sinh viên tham gia các dự án phù hợp với khả năng để tăng tính cọ
xát với thực tế.
- Hướng nghiệp cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4
- Tăng thời lượng học tập môn Tiếng Anh đặc biệt là tiếng anh chuyên
ngành.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia nhiều hơn nữa vào công
việc tại viện nghiên cứu.
- Tiếp nhận sinh viên được thử việc và vào làm việc chính thức nếu đáp
ứng được yêu cầu
2
A, Phần mở đầu
I, Lý do chọn chuyên đề.
Tìm hiểu thực trạng về môi trường và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ở các cấp xã, huyện, tỉnh
Nhận xét về những thành tích đạt được và những tồn tại hạn chế trong công
tác quản lý
Đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế và phát huy những thành
tích đã đạt được
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của loài người nói chung, của
từng quốc gia và từng địa phương nói riêng. Trong quy hoạch và xây
dựng đô thị nếu không cân nhắc, tính toán đến các yếu tè môi trường một
cách đầu đủ thì có thể gây ra hậu quả xấu, làm sa sót, suy thoái môi
trường, nguy hại đến sức khỏe con người và hạn chế sự phát triển kinh tế
xã hội. Chúng ta quan tâm đến môi trường chính là chúng ta quan tâm và
bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị
Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được đánh giá một cách
đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được
hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả
hoặc trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý
thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày
càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý
rác thải vẫn chưa triệt để. Đó là do môi trường và công tác quản lý rác
thải do Nhà nước đảm nhiệm vẫn được coi là hàng hóa môi trường không
đo được và không được xác định rõ ràng trên thị trường, cơ cấu giá và hệ
thống quyền sở hữu đều thất bại.
3
Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu vấn đề “ thực trạng và
giải pháp về môi trường tại thành phố Hà Nội” là hết sức cấp thiết.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội làm
rõ vấn đề hàng hóa công cộng đối với môi trường sống xung quanh chóng ta và
thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường
học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Dùa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện
chuyên đề bằng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
- Phương pháp phân tích dự án đầu tư.
Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn,
dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho
công tác quản lý
II, Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1, Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng và các giải pháp về môi trường tại thành phố Hà Nội
2.Phạm vi nghiên cứu
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Tên cơ quan
Tên cơ quan: Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ: Số 1116 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Tp Hà Nội - Việt Nam
4
1.1.2. Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là tổ chức trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu chính sách kinh
tế - xã hội liên quan đến tài nguyên và môi trường; đề xuất, xây dựng chiến
lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ
chức thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn, đào tạo về quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí
hoạt động thường xuyên theo chế độ của tổ chức khoa học và công nghệ nghiên
cứu cơ bản; có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1.1.3. Nguồn nhân lực
Tổng số: 59 cán bộ
Trong đó: Nam: 23 (39.66%); Nữ 35 (60.34%)
Trình độ: 01 Phó Giáo sư; 07 Tiến sỹ; 24 thạc sĩ (có 7 Nghiên cứu sinh);
27 Đại học.
(Trong đó, có 05 chuyên gia quốc tế làm việc tại Viện)
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
Các phó viện trưởng
Viện trưởng
Khối nghiên cứu
Ban Thể chế & Nguồn lực
Ban Dự báo & Chiến lược
Ban Môi trường và Phát triển bền vững
Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường
Ban Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học
Ban Đất đai và Bất động sản
5
Văn phòng viện
Khối giúp việc cho viện trưởng
Phòng Hợp tác quốc tế
Phòng kế hoạch và tài chính
Khối sự nghiệp trực thuộc
Khối sự nghiệp trực thuộc
Trung tâm Thông tin Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo quản lý TN&MT
Tạp chí Chiến lược, Chính sách TN&MT
Ban Biến đổi khí hậu, biển và Hải đảo
Phân viện phía nam
1.2. Các hoạt động chủ yếu của cơ quan
1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
a) Lý luận, phương pháp luận, kinh nghiệm quốc tế, tác động của các
chính sách và tổng kết thực tiễn về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững;
b) Giá trị, tiềm năng, lợi thế của tài nguyên và môi trường; dự báo xu thế
biến động đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, đa dạng sinh học, cảnh quan và
các thành phần môi trường, cung - cầu đối với phát triển kinh tế - xã hội; chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
c) Chiến lược, cơ chế, chính sách, thuế, phí và các công cụ kinh tế, tài
chính khác trong quản lý đất đai, bất động sản, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí
tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc - bản đồ, biển và hải đảo thuộc phạm
vi quản lý của Bộ;
6
d) Mối quan hệ, tác động qua lại giữa quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội; phạm vi điều chỉnh của pháp luật, phân
công trách nhiệm, sự phối kết hợp trong quản lý nhà nước, hành lang pháp lý và
lộ trình cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
đ) Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường; đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường;
e) Kinh tế tài nguyên và môi trường và các vấn đề kinh tế - xã hội liên
quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, kinh tế hóa ngành tài nguyên
và môi trường; nguyên tắc, phương pháp định giá, lượng giá các nguồn tài
nguyên, đa dạng sinh học, cảnh quan và các thành phần môi trường; xác định
thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu
gây ra;
g) Hiệp định, điều ước, pháp luật quốc tế; quy định liên quan đến tài
nguyên và môi trường của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức
quốc tế khác; đề xuất việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.
2. Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và công
nghệ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tham gia thẩm định, xét duyệt
các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ trưởng.
3.Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường theo phân công của Bộ trưởng.
4. Tổ chức đào tạo và tư vấn, liên kết đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu chiến lược, chính sách quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế
theo phân công của Bộ trưởng; làm đầu mối Quỹ môi trường toàn cầu.
7
6. Tổ chức thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin và xây dựng cơ sở
dữ liệu về chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; biên
tập, xuất bản, in và phát hành các ấn phẩm về chiến lược, chính sách tài nguyên
và môi trường và các kết quả nghiên cứu của Viện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
9. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Viện; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự
toán cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, người lao động theo quy định
11.Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được
giao.
12.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao
II, Nội dung thực tập
2.1.Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập: Từ ngày 22/08/2011 đến 03/12/2011.
Lịch làm việc tại viện: làm việc vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần cụ thể:
Sáng từ 8h00-11h30
Chiều từ 1h30-17h
Các ngày khác trong tuần tự nghiên cứu tại nhà
2.2. Những công việc được cơ quan/ đơn vị phân công
- Tham gia xử lý số liệu điều tra của một số đề tài mà Ban Kinh tế tài
nguyên và môi trường hiện đang thực hiện.
- Đọc, nghiên cứu những đề tài Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên
và môi trường đã và đang thực hiện.
- Đi điều tra thu thập thông tin nghiên cứu.
8
2.3. Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của cơ
quan/ đơn vị
Ngoài công việc chính được giao ở đơn vị thực tập, em đã tự nghiên cứu,
tham khảo các tài liệu về chuyên ngành để có thể phục vụ tốt cho công việc sau
này. Vấn đề nào còn chưa rõ, chưa hiểu em đã chủ động hỏi các anh chị trong
Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị.
- Nghiên cứu, đánh giá các xu hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường ở khu vực và trên thế giới, đề xuất mô hình quản lý phù hợp trong điều
kiện Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Nghiên cứu và phát hiện những bất cập giữa quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường ở Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường 2005;
- Luật Đa dạng sinh học 2008;
- Dự thảo Sửa đổi Luật Đất đai năm 2003…
2.4.Kết quả thực hiện và tự đánh giá
Em đã hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và đúng yêu cầu
được giao đồng thời em cũng nhận thấy mình hiểu biết hơn quy trình làm việc
của cơ quan, cách tổ chức một sự kiện, và có thêm những kinh nghiệm làm việc,
ứng xử với mọi người ở môi trường mới.
2.5. Những kỹ năng/ kiến thức thu được trong quá trình thực tập
Trong thời gian thực tập tại Ban kinh tế tài nguyên và môi trường của
Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường em đã thu nhận được rất
nhiều kinh nghiệm thực tiễn sau khi đã được trang bị các kiến thức căn bản ở
nhà trường, các kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập, làm việc và
nghiên cứu sau này. Đó là các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, quản lý
thời gian, tác phong làm việc đúng giờ, làm việc có trách nhiệm...
9
Ngoài ra, quá trình thực tập còn giúp em nằm vững các kiến thức chuyên
môn, mở rộng thêm hiểu biết về các kiến thức mới mà khi học trong trường
chưa được trang bị, thực tế về quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, các
kiến thức mới trong lĩnh vực môi trường, đánh giá thiệt hại kinh tế, quy trình
đánh giá tác động môi trường (ĐTM), luật môi trường, chi trả dịch vụ môi
trường...
Đây chính là những kiến thức quan trọng giúp em trong công việc sau
này
III. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Liên quan giữa công việc ở nơi thực tập và những kiến thức được đào
tạo ở trường
Thuận lợi:
Các kiến thức chuyên môn được trang bị tại trường đã giúp ích cho em rất
nhiều trong quá trình thực tập tại Viện. Các nghiên cứu, dự án, đề tài Viện đã và
đang triển khai, một số chính sách, chiến lược hay mô hình áp dụng ở Việt Nam
đã giúp em hiểu hơn về những kiến thức lý thuyết đã được học.
Khó khăn:
Khi đọc và nghiên cứu các báo cáo của Viện có rất nhiều những công
trình, dự án, đề tài sử dụng những kiến thức em chưa được học do đó để thực sự
hiểu các báo cáo này rất khó.
3.2. Những kỹ năng/ kiến thức cần được bổ sung/ đào tạo/ tự đào tạo
Với đặc thù của nghành môi trường còn mới, các tài liệu chủ yếu là tiếng
anh do đó ngoài các kiến thức chuyên môn, để có thể mở rộng tầm hiểu biết thì
việc trang bị tiếng anh là rất quan trọng và cần thiết
Mặc dù đã được trang bị các kiến thức chuyên môn nhưng em thấy mình
phải tự tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể nắm chắc, hiểu rõ ngọn nghành của vấn
đề dựa trên nền tảng đã được trang bị, cụ thể như: các công cụ quản lý môi
10
trường, hiểu sâu về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật môi
trường nói riêng.
Ngoài ra, việc học tin học cũng rất cần thiết, em cần sử dụng thành thạo
các phần mền như: Exel, phần SPSS, Microsof word....Các kỹ năng về tra cứu,
lựa chọn thông tin trên Internet, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám
đông,...
B, Nội dung chuyên đề
I, Những vấn đề lý luận chung
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm quản lý môi trường
Xã hội loài người đã trải qua các thời kỳ, các hình thái xã hội khác nhau.
Đó là các thời kỳ :
- Thời kỳ hái lượm
- Thời kỳ văn minh nông nghiệp
- Thời kỳ văn minh công nghiệp
Trải qua các giai đoạn phát triển, cuộc sống của con người ngày càng văn
minh, đầy đủ và phát triển vượt bậc. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì
chính những hoạt động sản xuất của con người lại đem lại những tác động xấu
cho môi trường. Xã hội càng đi lên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
phong phú, đa dạng, con người càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và lại thải ra môi trường
những rác thải và đến một lúc nào đó chính môi trường cũng không thể tiếp nhận.
Chính vì vậy cùng với tăng trưởng kinh tế, con người đã làm đảo lộn thế giới tự
11
nhiên, làm chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, các hệ sinh thái bị nghèo
kiệt, sức khoẻ con người bị đe doạ.
Trước tính cấp bách của môi trường như vậy đòi hỏi phải có sự quản lý
chặt chẽ trên góc độ môi trường đối với sinh hoạt, các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người nhằm làm hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường. Từ đó ta có khái niệm về quản lý môi trường :
“Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và
điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ
giữa phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người
vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu
đựng của hành tinh chóng ta”.
1.1.2. Mục tiêu quản lý môi trường
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt
động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ
hội của hệ thống môi trường.
Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm
góp phần tạo lập sự phát triển bền vững.
1.1.3. Nội dung quản lý môi trường
- Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà nước)
và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường,
kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,
sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
12
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
II. QUẢN LÝ RÁC THẢI
2.1. Khái niệm rác thải
Chất thải là chất được loại ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt
của con người hoặc các hoạt động khác. Dùa theo nguồn gốc hình thành chất
thải bao gồm : Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế,
chất thải sinh hoạt… Chất thải sinh hoạt thường được gọi là rác thải.
Rác thải sinh hoạt là các rác thải liên quan đến hoạt động của con
người ở các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các cửa hàng dịch vụ,
thương mại, du lịch…
2.2. Phân loại rác thải
Việc phân loại rác thải nhằm mục đích tuỳ theo yêu cầu mà quản lý tốt
hơn các chất thải. Tuy nhiên việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối.
2.2.1. Phân loại theo bản chất nguồn hình thành chất thải có các loại :
13
- Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau quả… các loại chất
này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các
mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng Èm. Ngoài các loại thức ăn thừa
từ gia đình, còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng,
khách sạn, ký túc xá, chợ…
- Rác thải đường phè : có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon,
vá bao gãi.
2.2.2. Phân loại theo thành phần hoá học và vật lý
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được,
không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
2.3. Khái niệm quản lý rác thải
Cuộc sống của con người luôn tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn
uống hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt bình thường sử dụng các vật
dụng. Khi dân số tăng cao, lượng rác thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều
và gây ra những tác động đến môi trường.
“Quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi
trường không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển”.
Việc quản lý chất thải phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất,
đặc trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằm trong chất
thải.
Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực
hiện bởi sơ đồ sau :
Nguồn ô nhiễm (SX và sinh hoạt)
Đường truyền chất ô nhiễm (sự lan truyền ô nhiễm)
Đối tượng bị ô nhiễm
14
Cơ quan giám sát môi trường
Cơ quan giám sát tiếp xúc
Cơ quan ĐTM
Cơ quan ra quyết định
2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý chất thải rắn
Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải :
Chính phủ
Bộ Xây Dựng
UBND thành phố
Bộ khoa học công nghệ & môi trường
Sở GTCC
Sở khoa học công nghệ và môi trường
Công ty môi trường đô thị
UBND các cấp dưới
R¸c th¶i
15
2.5. Công nghệ xử lý
Rác thải sinh hoạt tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử lý
khác nhau.
2.5.1. Phương pháp chế biến rác thải thành phân compost .
Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong đó
các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn biến chúng
thành phân hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt,
triệt để ngăn ngõa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ sinh
học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ từ
bếp, vườn tược, giấy loại, rác rưởi trên đường phố, rác thải ở các chợ, rác, bùn
cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, chất thải từ công nghiệp
gỗ và giấy, phân chuồng động vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu
các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ Èm lớn hơn 40%50%.
Sản phẩm thu được phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa có tác dụng cải
tạo đất tăng năng suất cây trồng mà không bị nhiễm hóa chất tồn dư trong quá
trình sinh trưởng. Tại Việt Nam nếu phát triển phương pháp này sẽ góp phần
giải quyết tình trạng thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Chi phí
sản xuất 8 – 10 USD/tấn, chu trình sản xuất dài khoảng 2 tháng và diện tích xây
dựng nhà máy khoảng 5 ha cho công suất 100.000 tấn/năm.
2.5.2. Phương pháp đốt
Đốt rác là “quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có
điều khiển nhằm phân huỷ các chất thải bằng nhiệt”. Chất bã còn lại của quá
16
trình cháy và khí thải ra thường phải tiếp tục được xử lý. Nhiệt phát sinh trong
quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Công nghệ đốt rác có ưu điểm ít gây ra nguy cơ làm nước ngầm bị
nhiễm bẩn. Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lượng rác chôn lấp. Tuy
nhiên công nghệ đốt là quá trình cần phải có vốn đầu tư ban đầu cũng như chi
phí vận hành khá lớn, dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các
nước đang phát triển. Do đó công nghệ đốt rác chủ yếu được chấp nhận ở các
nước công nghiệp hoá vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với
các nước đang phát triển việc đốt rác chủ yếu được áp dụng với các chất thải y
tế và công nghiệp độc hại.
2.5.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát
phân huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.
Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh
học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí.
Chi phí để vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tương đối thấp so với
phương pháp đốt, do đó phương pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh
thường được áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên việc vận hành
bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại của rác thải,
khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi
trường và con người.
2.5.4. Các công nghệ khác
Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên rác thải còn được xử lý bằng phương
pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chưng cất.
III, KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội
17
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,3 0 theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,57 0 đến 21,250 vĩ tuyến Bắc, 105,350
đến 106,010 kinh Đông.
Chiều dài Bắc - Nam 93 km, Đông - Tây 30 km. Diện tích đất tự nhiên
Hà Nội là918,46 km2.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa : Giã đông nam (mùa
hè), gió đông bắc (mùa đông). Độ Èm trung bình 81% - 82% (cao nhất 85% 86%).
Nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng từ 23,50C năm 1985 lên 24,40C năm
2000. Số ngày mưa trong năm từ 140 - 160 ngày, lượng mưa trung bình trong năm
là 1480,6 mm.
Về địa hình Hà Nội có các sông chảy qua như sông Hồng, sông Đuống,
sông Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 km. Độ cao địa hình
trung bình từ 6 - 9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (mùa lũ lớn từ 12 - 13 m).
Đây là một trở ngại lớn cho việc tiêu thoát nước của Hà Nội.
Hà Nội có trên 100 ao, hồ, đầm trong đó nội thành có 16 hồ, tổng diện
tích 592 ha chiếm 17% diện tích nội thành. Các ao hồ này ngoài việc tạo cảnh
quan còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nước mưa, nuôi thủy sản, tiếp nhận một
phần nước thải và có khả năng tự sạch nhất định.
Nước ngầm tầng sâu Hà Nội khá phong phú và là nguồn nước sạch
chính cho sinh hoạt với khả năng khai thác 800.000 – 900.000 m3/ngày đêm.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đất đai, dân số
1.2.1.1. Đất đai
18
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 920,97 km2 được phân bố:
- Diện tích nội thành : 84,3 km2 chiếm 9,15%.
- Diện tích ngoại thành : 836,85 km2 .
- Còn lại 322,50 km2 (35%) là các loại đất chuyên dùng cho công
nghiệp, đất dân cư và chưa sử dụng.
1.2.1.2. Dân số
Dân số Hà Nội tương đối lớn, đứng thứ hai trên toàn quốc. Theo số liệu
của tổng cục thống kê dân số Hà Nội trong mấy năm gần đây như sau :
Đơn vị : nghìn người
Năm
Số dân
1998
2621.5
1999
2685
2000
2739.2
2001
2841.7
2002
2930.6
(Nguồn : Niên giám Thống kê - Nhà xuất bản Thống kê).
Mật độ dân số trung bình 2993 người/km 2 đứng đầu cả nước. Tuy nhiên
mật độ phân bố không đồng đều : diện tích nội thành là 9,2% nhưng lại chiếm
53% dân số đưa mật độ dân số lên 17489 người/km2.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm dần từ 1,475% năm 1995
còn 1,087% năm 2000. Trong khi tốc độ tăng cơ học lại tăng rất nhanh do dòng
người từ nông thôn và các tỉnh tràn vào mỗi năm một nhiều.
1.2.2. Tổ chức hành chính
Hà Nội được chia thành 7 quận nội thành gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy và 5 huyện ngoại
thành gồm Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm. Hà Nội có 220
phường xã và 8 thị trấn.
1.2.3. Tình hình kinh tế
Tăng trưởng GDP của Hà Nội trong những năm gần đây khoảng 7% 10%. Trong cơ cấu GDP kinh tế quốc doanh vẫn nắm vai trò chủ đạo. Năm
1999, kinh tế quốc doanh trung ương chiếm 56,8%, kinh tế quốc doanh địa
19
phương là 8,9%. Còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thay đổi từ 14,42%
trong giai đoạn 1991 - 1995 đến 1999 đã tăng lên 19,7%. Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài kể từ 1993 đã bắt đầu có vai trò trong kinh tế thành phố, tăng từ
4,7% trong năm 1993 lên 12,6% vào năm 1999.
Thành phố Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đồng thời
đây cũng là trung tâm giao lưu quốc tế, thường xuyên tổ chức các đại hội, hội
nghị trong nước và quốc tế. Hà Nội có nhiều truyền thống văn hóa và lâu đời,
nhiều di tích lịch sử và các nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Sắp tới Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội và
gần nhất là hướng tới SEAGAME 22 sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới.
Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế Hà Nội là tương đối lớn nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội phát
triển rất mạnh mẽ tuy nhiên việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm và chưa
theo kịp. Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều những bất cập như hệ thống
đường xá, giao thông và đặc biệt là công tác quản lý rác thải đô thị vẫn còn
chưa triệt để từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý.
IV. THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐÔ THỊ HÀ NỘI
4.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải
* Rác thải của khu dân cư : Đây là nguồn thải chính của rác thải sinh
hoạt. Hoạt động của con người hàng ngày luôn tạo ra một lượng rác thải nhất
định rất đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm các thực phẩm thừa, tói, bao bì các
loại… Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỉ lệ các thành
phần.
* Rác thải của nhà hàng, khách sạn : Nguồn thải này bao gồm thức ăn
thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn… Nguồn rác thải này thường được thu gom
bởi các xí nghiệp môi trường đô thị và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm
thức ăn chăn nuôi.
20
* Rác thải của các công sở, trường học, công trình công cộng : Nguồn
thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do thành phần của nó
không phức tạp lắm gồm giấy vụn, văn phòng phẩm … và được thu gom phần
lớn bởi các xí nghiệp môi trường đô thị.
* Rác thải từ các chợ : chiếm một lượng lớn rác thu gom. Rác thải này
có thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, tói nilon, chai lọ… và
tác động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng rác này có hàm lượng hữu cơ
cao nên thường được sử dụng để ủ phân compost.
* Rác thải sinh hoạt từ các bệnh viện : bao gồm rác thải của cán bộ công
nhân viên bệnh viện, rác thải của người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn. Lượng
rác này cũng được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt của thành phố.
4.2. Khối lượng rác thải
Tính trung bình lượng rác thải sinh hoạt theo đầu người dao động từ 0,4
- 0,6 m3/người/ngày. Tỉ trọng rác thải trung bình theo tính toán của URENCO là
0,416 tấn/m3.
Bảng 4.1: Lượng rác thải đô thị của thành phố Hà Nội năm 1999
TT
1
Thành phần
Khối lượng Khối lượng
Tỉ lệ
(tấn/ngày)
(%)
(tấn/năm)
Rác sinh hoạt (kể cả rác
1.603
584.934
79,3
chợ và rác đường phố)
2 Rác công nghiệp
144
52.570
7,1
3 Rác xây dùng
262
95.515
12,9
4 Rác bệnh viện
14
5.183
0,7
Tổng
2023
740.423
100
(Nguồn : Bé Khoa học Công nghệ và Môi trường năm 1999)
Qua đó ta thấy lượng rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất lớn 79,3% trong
tổng lượng rác của thành phố. Hơn nữa đặc điểm nổi bật của loại rác này là phát
sinh trên diện rộng trên khắp mọi ngõ ngách của thành phố. Điều này đòi hỏi
21
chúng ta phải quản lý chặt chẽ lượng rác thải phát sinh từ khâu thu gom đến vận
chuyển và xử lý.
Bảng 4.2 : Lượng rác thải sinh hoạt của Hà Nội qua các năm
Năm
1995
Số lượng 369882
1996
413545
1997
499320
1998
544259
1999
584934
2000
534938
(Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội năm 2000)
Qua biểu đồ ta thấy : Nhìn chung lượng rác thải tăng lên theo thời gian.
Nghĩa là giữa tiêu thức thời gian và tiêu thức số lượng có mối liên hệ với nhau.
Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là do
qua thời gian số dân ngày càng tăng lên kéo theo lượng rác cũng tăng lên.
Dự báo rác thải để có một cách nhìn khái quát về lượng rác thải trong
tương lai, từ đó có những kế hoạch quản lý cho phù hợp. Khối lượng rác thải
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tỉ lệ tăng dân số, mức tăng trưởng kinh tế,
trình độ khoa học kỹ thuật và vào dân trí môi trường…
Dùa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu thực trạng rác thải phát sinh của
thành phố, đồng thời kết hợp với phương pháp dự báo ta có bảng sau :
Bảng4.3 : Dù báo lượng rác thải trong tương lai
Năm
22
2000
2005
2010
2015
2020
Khối lượng rác
sinh hoạt (m3)
1.273.984 1.746.883 2.619.483 3.559.455 5.018.750
(Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Hà
Nội(URENCO)
4.3. Thành phần rác thải
Việc thu thập và tính toán thành phần rác thải có ý nghĩa rất lớn đối với
việc đề xuất các biện pháp xử lý rác thải, giúp người quản lý lùa chọn được các
công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả.
Thành phần rác thải đô thị rất phức tạp, phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá và tập quán sinh hoạt của người dân đô thị.
Bảng 4.4 : Thành phần rác thải của thành phố Hà Nội
TT
Các thành phần cơ bản
Số liệu
Số liệu
URENCO
JICA
Các giải pháp xử lý
(1997) % (1998) %
1
Chất hữu cơ (rau, quả, lá
50,27
47,51
2,72
7,28
3 Plastic, nilon, cao su, đồ da
0,71
4 Gỗ vụn, giẻ rách
6,27
5 Xương, vá trai, ốc
1,06
Gạch, đá sỏi, bê tông, xỉ
6
7,43
than, đất…
7 Thuỷ tinh
0,31
8 Kim loại, vỏ hộp
1,02
Các tạp chất nhỏ khó phân
9
30,21
loại
Độ PH trung bình : 6,5 – 7
7,47
1,92
0,96
cây, thức ăn…)
2 Giấy
Độ Èm (RH) : 60 - 67%
Tỷ trọng : 0,38 - 0,416 tấn/m3
23
4,41
0,77
0,38
29,32
Sản xuất phân vi
sinh
Tái chế hoặc đốt
sinh nhiệt
Tái chế + đốt
Sản xuất phân
Chôn lấp
Chôn lấp + chế biến
phân vi sinh
Tái chế
Tái chế
Chôn lấp + chế biến
vật liệu xây dựng
(Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải đô thị TP Hà Nội – URENCO
8/2002)
Thành phần rác thải sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, nhu
cầu của dân cư, tập quán sinh hoạt… Thông thường khi mức sống của dân cư
được nâng cao thì thành phần rác thải sẽ tăng tỉ lệ những rác thải có thể tái sinh,
tái sử dụng.
Để dự báo thành phần rác thải đô thị Hà Nội căn cứ trên những yếu tố:
- Phân tích các số liệu thống kê về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
- Tham khảo các số liệu về chất thải rắn đô thị của các nước trong khu
vực có đặc điểm về tự nhiên, tập quán, … và ở giai đoạn phát triển kinh tế
tương tự như ở Việt Nam hiện nay.
- Dù báo khí hậu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá thủ đô.
- Mức sống của dân cư khu vực và xu hướng thị hiếu hàng hóa của
người tiêu dùng.
Bảng 4.5 : Dù báo thành phần rác thải trong tương lai của Hà Nội
TT Thành phần chất hữu cơ Tỉ lệ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
24
Chất hữu cơ
Giấy
Chất dẻo, cao su
Gỗ mục, giẻ rách
Gạch vôn, sỏi đá
Thuỷ tinh
Xương, vá trai
Kim loại, vỏ đồ hộp
Tạp chất
Độ PH
Độ Èm
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%
Năm
Năm
Năm
1997-2000 2005-2010 2011-2020
51,06
48
45
4,6
6,8
8,2
5,79
6,4
7,8
4,08
5,5
5
1,07
4,8
5,8
7,09
2,5
3,0
1,12
1,0
1,5
0,6
3,0
3,7
24,58
22,0
20,0
6-7
6-7
6-7
62
62
60
12 Tỷ trọng
tấn/m3
0,42
0,42
0,4
(Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải đô thị TP Hà Nội - URENCO 8/2002)
Qua đó ta thấy thành phần chất hữu cơ giảm dần theo thời gian, còn các
thành phần có thể tái chế được như giấy, kim loại, chất dẻo, cao su lại có xu
hướng tăng lên theo thời gian. Đó là do khi đô thị càng phát triển, mức sống của
người dân được nâng lên thì thành phần chất hữu cơ sẽ giảm đi, mọi người có
xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các thành phần mang tính chất công nghiệp
hiện đại hơn.
V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ HÀ NỘI
5.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
một trong những đô thị phát triển của cả nước. Hệ thống các cơ quan quản
lý Nhà nước về rác thải đô thị cũng tuân theo mô hình quản lý chung của
cả nước.
Theo mô hình ở phần trên ta thấy các công ty Môi trường đô thị là đơn
vị trực tiếp quản lý công tác quản lý rác thải đô thị. Công ty Môi trường đô thị
Hà Nội là đơn vị quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội. Đây là một doanh
nghiệp công Ých hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường.
Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm :
- 5 xí nghiệp môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển
rác thác trên địa bàn các quận được phân công quản lý.
- 2 đoàn xe cơ giới, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm tưới rửa đường và
bơm phân xí máy, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm vận chuyển đất và chất thải
xây dựng.
- 1 xí nghiệp cơ khí dịch vụ có nhiệm vụ sửa chữa lớn, bảo dưỡng các
thiết bị vận tải và vệ sinh chuyên dùng.
- 1 xí nghiệp đốt rác bệnh viện.
25