Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Khóa luận tốt nghiệp nâng cao vai trò của trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.88 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
----------------***---------------

VŨ THỊ LAN ANH

VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ
CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: QH – 2011 - X


Hà Nội, 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
----------------***---------------

VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO


NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ
CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: QH – 2011 - X

Sinh viên:

Vũ Thị Lan Anh

Lớp:

QL.56.A

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Trịnh Ngọc Thạch

Cơ quan công tác:

Đại học KHXH&NV

2


Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................9
1.Lý do chọn đề tài...........................................................................................9
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................12
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................13
4.Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát......................................................13
5.Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................14
6.Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................14
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................14
8.Kết cấu đề tài..............................................................................................14
CHƯƠNG 1...................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÔNG QUA GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC.................................................................................................................15
1.1.Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục
đại học......................................................................................................................15
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản...................................................................15
a.Khái niệm đại học và giáo dục đại học...............................................15
3


b.Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao.........................................17
c.Khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa............................................20
1.1.2.Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao..........................21
1.1.3.Vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao..............................................................................................................22
1.1.4.Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tiến trình công
nghiệp hóa-hiện đại hóa ......................................................................................23

1.1.5.Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế tri
thức.......................................................................................................................26
1.2.Tiêu chuẩn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.................................29
1.3.Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại
học ở một số quốc gia ..............................................................................................34
1.3.1.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hoa Kì.......34
1.3.2.Kinh nghiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các trường đại
học ở Trung Quốc.................................................................................................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................44
CHƯƠNG 2...................................................................................................45
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN......................45
2.1. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn................................................45
2.1.1. Sứ mệnh đào tạo...............................................................................45
2.1.2. Mục tiêu phát triển đào tạo..............................................................46
4


2.2. Các chương trình đào tạo........................................................................46
2.3. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao..................................49
2.3.1. Giới thiệu các khoa đào tạo chất lượng cao.....................................49
2.3.2. Số liệu thống kê và tình hình đào tạo chất lượng cao......................54
2.4. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn..........................................58
2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................58
2.4.2. Hạn chế............................................................................................60
a. Chương trình đào tạo chất lượng cao ................................................60
b. Đội ngũ cán bộ giảng viên.................................................................61
c.Cơ sở vật chất......................................................................................62

Trang thiết bị đầu tư cho giảng dạy chất lượng cao của trường còn hạn chế,
do phòng học không được bố trí cố định nên khi di chuyển có nhiều phòng không
có máy chiếu. Đặc biệt, tất cả các phòng học ở Trường ĐHKH&NV hiện nay thiếu
một cơ sở vật chất được coi là cần thiết cho giảng dạy đó là màn hình tivi và đầu
đĩa hoặc máy tính. Đây là phương tiện dạy học cần thiết cho giảng dạy bởi phương
tiện hình ảnh âm thanh qua internet làm đa dạng và phong phú hơn cho bài giảng,
đồng thời đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và sinh viên. .............62
d.Công tác quản lý.................................................................................62
2.4.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của trường đại học trong
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao................................................................63
a. Các yếu tố bên trong..........................................................................63
b. Các yếu tố bên ngoài..........................................................................65
5


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................67
CHƯƠNG 3...................................................................................................68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ
CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC...........................................68
3.1. Giải pháp về quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên của các chương
trình đào tạo chất lượng cao.....................................................................................68
3.1.1. Đảm bảo thực hiện đồng bộ bốn khâu của công tác chuẩn hóa và
phát triển đội ngũ giảng viên: tuyển dụng-sử dụng-đào tạo-đãi ngộ...............68
3.1.2. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa trường đại học với các viện nghiên
cứu để tận dụng đội ngũ nhà khoa học có trình độ cao tham gia công tác đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...................................................................74
3.2. Giải pháp về quản lý công tác giảng dạy và học tập gắn với nghiên cứu
khoa học...................................................................................................................74
3.3. Giải pháp gắn trường đại học với các doanh nghiệp trong đào tạo........76

KẾT LUẬN....................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................79

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

SV

Sinh viên

GS

Giáo sư

Ths

Thạc sĩ

KH&CN

Khoa học và Công Nghệ

GV


Giảng viên

CBQL

Cán bộ quản lý

GDĐH

Giáo dục đại học

NNL

Nguồn nhân lực

NLCLC

Nguồn lực chất lượng cao

GS

Giáo sư

KH-KT

Khoa học-Kỹ thuật

KH-XH

Khoa học-Xã hội


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn
7


CTCLC

Chương trình Chất lượng cao

ĐH

Đại học

TC

Tín chỉ

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS

Phó Giáo sư-Tiến sĩ


GD

Giáo dục

R&D

Nghiên cứu và Phát triển

SVTN

Sinh viên tốt nghiệp

OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

NCS

Nghiên cứu sinh

KHCB

Khoa học cơ bản

ĐTCLC

Đào tạo chất lượng cao

ĐHSP


Đại học Sư phạm

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa,
lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế đang chuyển từ yếu tố giàu tài nguyên,
nhiều tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có
tay nghề và trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp của nền kinh tế.
Như vậy, vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế ngày càng được nâng lên,
mức độ đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao, xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế tri
thức đang ngày rõ rệt, chỉ có thể là nguồn nhân lực chất lượng cao mới có khả năng
đưa đất nước qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn và nhiều vấn đề phức tạp như hiện
nay, trong đó bao gồm cả những cơ hội và các thách thức.
Bước sang giai đoạn mới này thì công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại là rất
cấp bách và cần thiết. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng dựa chủ yếu
9


vào vốn, đất đai, tài nguyên và lao động, sang đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu
dựa ngày càng mạnh vào tri thức, khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh có hiệu quả
quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh quốc gia trong
bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
Nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân; xây dựng xã hội ngày càng dân chủ,
công bằng, văn minh hơn. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh
quốc gia. Đánh giá chung nhất cho thấy tất cả những thách thức và cơ hội trong giai

đoạn mới, giai đoạn chuyển đổi này, đất nước thật sự cần thiết phải có nguồn lực
chất lượng cao để đón nhận và tiếp biến những chuyển đổi mới mẻ và có đầy những
khó khăn của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế báo chí đưa tin gần đây về con số 170.000 sinh viên ra
trường thất nghiệp, trong đó có đến 72.000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp. Vấn đề đặt
ra cho thấy, giáo dục đại học Việt Nam đang có vấn đề và đại học của Việt Nam
chưa làm đúng được vai trò của mình trong hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng
cao cho đất nước, bởi gần nửa con số thất nghiệp là cử nhân và kỹ sư. Câu hỏi mà
tác giả đặt ra trong tình thế này rằng: Nếu như theo tư duy của những nhà quản trị
nhân sự, coi đại học là những doanh nghiệp thì những sinh viên khi ra trường được
coi là những sản phẩm đầu ra, cung ứng cho thị trường, nếu những sản phẩm đó
không được chấp nhận, không được sử dụng nghĩa là không bán được ra thị trường
thì hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp này không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ.
Và nếu đã coi là doanh nghiệp thì cũng phải có sự cạnh tranh về chất lượng sản
phẩm là khác nhau và giá trị của các hàng hóa này cũng phải khác nhau, chúng sẽ
nhận được những đánh giá khác nhau từ phía người tiêu dùng.
Tác giả xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu về tuyển dụng của tập đoàn Sam Sung,
một trong những tập đoàn danh tiếng hàng đầu trên thế giới, hiện nay đang có
những dự án rất thành công tại Việt Nam, Sam Sung cũng đang là một trong những
tập đoàn sử dụng nhiều lao động nhất ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên có một thực tế
10


đó là, mỗi năm công ty này có hai đợt tuyển dụng vào tháng 4 và tháng 11, sở dĩ có
2 đợt tuyển dụng này là vì: tháng 4 sẽ tuyển dụng có cả những sinh viên sắp ra
trường vào đợt tháng 6 năm đó, và đợt tháng 11 sẽ tuyển thêm khi nhân lực còn
thiếu. Điều kiện tuyển dụng của công ty Sam Sung đó là tuyển sinh viên tốt nghiêp
3 năm trở về trước và nhận mọi bằng cấp cử nhân, tất cả sinh viên các trường và
các ngành khác nhau, điều đó có nghĩa là không phân biệt loại hình đào tạo, bao
gồm cả các hệ chính quy, tại chức, cao đẳng. Một tập đoàn lớn, họ đã đánh giá

được sự thiếu sàng lọc trong cơ chế đào tạo của chúng ta, họ thấy được điểm yếu
đào tạo nhận lực của chúng ta. Yêu cầu thứ 2 của họ là về bằng cấp tiếng Anh. Đây
là một yếu tố cho thấy hơi khác quy luật, cụ thể: nếu tiếng Anh là một ngôn ngữ
quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, một số nước đã sử dụng tiếng Anh như ngôn
ngữ của họ như Singapore, Ấn Độ, Philippin... và những nước đó đều là những
nước phát triển. Như vậy, tiếng Anh có thể sẽ trở thành điều kiện cần cho tuyển
dụng và điều kiện còn lại sẽ phát là chuyên ngành đào tạo là điều kiện đủ. Thì ở
đây, hai điều kiện này lại hoàn toàn ngược lại. Điều này cho thấy, quan điểm tuyển
dụng của công ty này cho thấy đầu ra của các trường là như nhau, những cử nhân
mới tốt nghiệp cùng xuất phát tại một điểm xuất phát. Sam Sung chỉ tuyển dụng
ứng viên có yếu tố kinh nghiệm khi đã đi làm 4 năm trở nên.
Vấn đề làm sao để nguồn nhân lực được đào tạo ra từ môi trường đại học là
nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động
trong giai đoạn công nghiệp hóa của đất nước. Trong quản lý giáo dục đại học ở
Việt Nam đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước,
đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước như thế này. Căn cứ vào tình hình thực tế và các lý do đã nêu
tác giả lựa chọn tên đề tài khóa luận: “Vai trò của trường đại học trong đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất
nước.” (Nghiên cứu trường hợp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)”
11


Mục tiêu hướng đến của đề tài là phân tích, đánh giá vai trò của trường đại
học trong đào tạo nhân tài tức nguồn nhân lực có chất lượng cao trong giai đoạn
CNH-HĐH đất nước. Đồng thời, tác giả tổng hợp các ý kiến đóng góp của một số
nhà khoa học để nâng cao vai trò của trường đại học trong đào tạo nhân lực chất
lượng cao và đề xuất thêm một số giải pháp từ góc nhìn của tác giả-một sinh viên
năm cuối chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực. Trong giới hạn cho phép của một
khóa luận tốt nghiệp, tác giả khảo sát và nghiên cứu trong đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã
có nhiều công trình nghiên cứu để nâng cao chất lượng đầu ra, phục vụ nhu cầu giai
đoạn phát triển của đất nước. Ngoài ra, cũng đã có những hội thảo khoa học của các
trường đại học lớn trong nước để bàn về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu
công bố mà tác giả được tiếp cận phải kể đến:
Trung Tâm Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo và Nghiên cứu Phát Triển Giáo dục,
“Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng”. Đây là công trình của nhóm
những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cuốn sách gồm 6 phần
được sắp xếp theo logic của quá trình đào tạo từ những yếu tố đầu vào cho đến
những yếu tố đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học. Tuy nhiên, trong
cuốn sách không đề cập đến vai trò của trường đại học trong hoạt động đào tạo.
Trần Văn Tùng, “Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài
năng”(Sách chuyên khảo). Nội dung của sách tập trung trình bày kinh nghiệm
trong việc phát hiện, đào tạo tài năng của một số nước Châu Âu và Châu Á. Tác giả
cũng có những kiến nghị đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại
học.

12


Ngoài ra, có nhiều bài báo của những nhà khoa học, phân tích vai trò và định
hướng phát triển của giáo dục đại học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đại
học. Tuy nhiên, thực tế về sinh viên thất nghiệm vừa qua cho thầy vai trò đào tạo
trong trường đại học đang gặp một vấn đề mà chưa được đề cập đến trong các
nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế mở cửa, yêu cầu về
nhân lực ngày càng cao, có những dấu hiệu thay đổi hơn so với trước đây, cả về
yêu cầu cũng như những tiêu chỉ tuyển dụng. Đứng trên quan điểm của người học
chuyên ngành nhân sự và góc độ khoa học quản lý, khóa luận sẽ phân tích và đánh

giá các vấn đề của vai trò của trường đại học trong công tác đào tạo. Vừa nghiêm
túc kế thừa các kiến thức từ những nghiên cứu đã đi trước và đưa ra những quan
điểm lập luận riêng trong khóa luận này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá vai trò của giáo dục đại học trong đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp giải pháp để nâng cao vai trò đào tạo
của trường đại học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để thu thập thông tin về đào
tạo và phát triển NNL chất lượng cao, kinh nghiệm quản lý và phát triển NNL chất
lượng cao trong GDĐH ở một số quốc gia đã thành công trong việc xây dựng và
hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong GDĐH.
Thực hiện các khảo sát thực tế mô hình quản lý đào tạo nhân NNL chất
lượng cao, trong đó tập trung nghiên cứu sâu về đào tạo NNL chất lượng cao ở Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
4. Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát
Vai trò của trường đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạn
CNH-HĐH đất nước.
13


Mẫu khảo sát: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực tạng đào tạo nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học ở nước ta
phục vụ nhu cầu CNH-HĐH đất nước như thế nào?
Làm thế nào để nâng cao vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cáo đáp ứng
thời kì CNH-HĐH của đất nước?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Vai trò của trường đại học trong đào tạo NNL chất lượng cao còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế CNH-HĐH hiện nay.

- Vai trò của trường đại học trong đào tạo NNL chất lượng cao đang từng
bước được nâng cao, phù hợp yêu cầu của CNH-HĐH đất nước.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các bài báo khoa học, các nghiên cứu về
đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có các văn bản Luật nêu vai trò, trách nhiệm của
trường đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phân tích về các chính sách đào tạo
nhân lực chất lượng cao trong trường đại học.
Phương pháp quan sát: phân tích qua quan sát trong quá trình học tập.
Phương pháp thu thập số liệu: các nguồn số liệu về chương trình đào tạo và
chất lượng đào tạo từ các khoa và Phòng Đào tạo.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được chia làm 3 chương:

14


Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
của một số quốc gia thông qua giáo dục đại học.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của trường đại học trong đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THÔNG QUA GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC
1.1.


Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục
đại học

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm đại học và giáo dục đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Luật giáo dục 2012, có hẳn Điều 7 quy định
về cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học sẽ bao gồm tất cả các
trường cao đẳng, đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia, viện nghiên
cứu, đại học công, đại học tư, đại học có góp vốn của nước ngoài, đại học 100%
vốn của nước ngoài, cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư trong và
ngoài nước.

15


Xét về cấp bậc, giáo đục đại học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao
đẳng và đại học nhằm giúpsinh viên đạt được một tấm bằng của bậc đại học. Giáo
dục đại học truyền cho người học những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp
họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống – các lĩnh vực chuyên sâu. Có thể nói vắn tắt rằng đại học là “sự hiểu
biết ngày càng nhiều hơn về một lĩnh vực ngày càng hẹp hơn”. Sinh viên được phát
triển khả năng tựđặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân tích
vàphản biện về những vấn đề đương đại. Đại học không chỉ mở rộng năng lực trí
tuệ của từng cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn của họ, mà còn giúp họ mở rộng
tầm nhìn và hiểu biết đối với thế giới xung quanh.
Theo Ronald Barnett (1992)1 có một số khái niệm thông dụng về giáo dục
đại học:
Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực
đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người

học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao
động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng
trưởng của thương mại và công nghiệp.
Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn này,
giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên
cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trờikiến thức mới. Chất
lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc
nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất
nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do
vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các
1

Ronald Barnett is Emeritus Professor of Higher Education at the Institute of Education, London
His (21) books include The Idea of Higher Education, The Limits of Competence, Realizing the University in an age of
supercomplexity, and A Will to Learn: Being a Student in an Age of

16


hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ
kết thúc khóa học của sinh viên.
b. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở chương trình đào tạo của một số trường đại học có phân ra là hệ đào tạo
chất lượng cao và hệ chuẩn. Tuy nhiện, theo quan điểm của tác giả đối với những
hệ đào tạo nhân lực chất lượng cao nhưng thực chất đầu ra của sinh viên không cao,
không đủ năng lực để đáp ứng công việc thì không thể gọi là chất lượng cao được,
ngược lại ở những môi trường đại học không có phân biệt rõ rệt ra các hệ cao và
thấp nhưng chất lượng tốt. Do đó, nhân lực chất lượng cao ở đây được hiểu là đối
tượng có khả năng làm việc và trí tuệ đủ để làm việc và hoạt động trong lĩnh vực

chuyên ngành mà đang theo học, có năng lực đáp ứng yêu cầu ở các mức độ khác
nhau của nhà tuyển dụng và thị trường lao động hiện nay, đặc biệt là trong xu thế
hiện đại hóa và toàn cầu hóa như thế này thì cần có đủ tính linh hoạt đáp ứng sự
biến đổi của thị trường.
Thông thường chúng ta phân loại nguồn nhân lực theo phân loại thứ bậc ta
có:
- nhân lực lao động phổ thông
- nhân lực lao động có tay nghề;
- nhân lực chất lượng thấp, trung bình và cao.
Vậy nguồn nhân lực chất lượng cao (NLCLC) có nghĩa là gì? Nó có đặc
trưng gì?
Trong cuốn sách “Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng” Tiến sĩ
Trịnh Ngọc Thạch có nêu: “Để chỉ nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao, các tạp
chí nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và kinh tế thường sử dụng khái niệm lao động
chất lượng cao có kỹ năng cao (High Quality Labours) hoặc lao động chất lượng
cao (High Quality Labours). Đối với lao động có kỹ năng cao, người ta quan niệm
17


đó là những người thông thạo về một nghề nghiệp nào đó, từ nghề đơn giản cho tới
phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn hẹp, thí dụ kỹ năng của người công nhân may,
kỹ năng của người lập trình viên... Còn lao động chất lượng cao thể hiện ở chỗ họ
có kỹ năng lao động trong lĩnh vực phức tạp hơn, được đào tạo tốt hơn, đáp ứng
yêu cầu khắt khe của thị trường lao động và được hưởng lương cao hơn.
Ở Hoa Kỳ, NNL chất lượng cao và nguồn nhân lực tài năng là hai khái niệm
được hiểu như nhau (vì thế họ chỉ có chương trình đào tạo tài năng-Talented
Training Program). Đó là những người được tuyển chọn theo những tiêu chuẩn
khắt khe, sau đó được đào tạo theo một chương trình đặc biệt trong lĩnh vực nào
đó. Kết thúc khóa đào tạo, họ được nhận các học vị tương xứng như cử nhân tài
năng (Talented Bachelor), có nơi dùng tên gọi khác nhau như kỹ sư chất lượng cao

(High Quality Engeneer), cử nhân chất lượng cao (High Quality Bachelor). Về bản
chất được hiểu như nhau là đều hướng tới mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực tài
năng, hơn hẳn trình độ chuyên môn so với số đông những người học theo chương
trình đại trà.
Một số tài liệu về khoa học quản lý gần đây đã khái quát những phẩm chất
mới của NNL chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay như: năng lực tư duy sáng
tạo (creative thinking ability) trong hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả cao,
năng lực sáng nghiệp (entrepreurial ability) có khả năng khởi nghiệp, tạo việc làm
cho mình và cho xã hội trong môi trường cạnh tranh. NNL chất lượng cao là tài
nguyên quý giá của mọi quốc gia, bởi vậy đào tạo và phát triển NNL chất lượng
cao từ lâu đã trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia, nhất là
các quốc gia phát triển. Đứng trước cuộc cạnh tranh NNL trong phạm vi toàn cầu,
đào tạo NNL chất lượng cao thông qua GDĐH cũng đang được chú trọng đặc biệt
ở nhiều quốc gia.
Bộ phận đặc biệt hơn của NNL chất lượng cao là “nguồn nhân lực tài năng”
(Talented Human Resources). NNL tài năng thể hiện thông qua từng lĩnh vực với
18


một số phẩm chất và năng lực đặc biệt có tính vượt trội. NNL tài năng về lãnh đạo,
quản lý là đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý thông minh, sáng tạo các chỉ số: trí tuệ
xã hội, cảm xúc và đạo đức, am hiểu tình hình chính trị xã hội, có tầm hiểu biết
rộng, nhạy cảm với cái mới, hành động quyết đoán, sáng tạo trên cơ sở vận dụng
các thành tựu khoa học quản lý hiện đại: có khả năng thuyết phục, lôi cuốn vận
động quần chúng thực hiện thành công một đường lối, một chính sách trong quản
lý.
Nguồn nhân lực tài năng kinh doanh là những người có ý tưởng kinh doanh
táo bạo,mạo hiểm, nhạy bén, có kiến thức về kinh doanh, có khả năng dự báo diễn
biến thị trường, thông hiểu về luật pháp và biết tranh thủ các cơ hội để quyết định
kinh doanh. Ngoài tài năng kinh doanh còn phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục

và đàm phán để xử lý các tình huống khó khăn, phức tạp khi gặp phải. Tài năng
kinh doanh có những chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số sáng tạo
(CQ) ở mức cao.
Nguồn nhân lực tài năng khoa học công nghệ là những nhà khoa học dám
sáng tạo ra các ý tưởng mới, có hoài bão và đam mê, có chỉ số thông minh (IQ),
đam mê (PQ) đặc biệt cao. Hiểu biết sâu và nắm vững những lĩnh vực chuyên môn
của mình, nhạy cảm với cái mới, có năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu và triển
khai. Ngoài ra phải là những người có năng lực dụ báo, tư duy tư tưởng, phát hiện,
phân tích và khái quát các xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
Theo PGS Đàm Đức Vượng, thì: “Xây dựng nhân lực chất lượng có nghĩa là
xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng
công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn
- kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên
cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ
thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ
19


chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến,
hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên
tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao”
Còn theo GS. Chu Hảo thì “Nhân lực chất lượng cao trước hết phải được
thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không
đồng nghĩa với học vị cao. NLCLC là những người có năng lực thực tế hoàn thành
nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu
ích cho công việc của xã hội”
Nhiều nhà khoa học đã bàn và muốn làm rõ khái niệm “Nguồn nhân lực chất
lượng cao”. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, cách tiếp cận và diễn đạt

về vấn đề này, vì vậy cách làm, cách đào tạo cũng khác nhau. Như vậy, có thể tóm
chung lại nhân lực chất lượng cao ở đây được đề cập đến là đối tượng lao động có
kiến thức, tay nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và được tiếp cận với khoa
học công nghệ hiện đại.
c. Khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Thực chất của quá trinh CNH-HĐH: Đây là cuộc cách mạng về phương thức
sản xuất, diễn ra trên hai mặt: cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng kinh tế
gắn liền, nuôi dưỡng nhau trong tiến trình xã hội hóa lao động và sản xuất, dưới
hình thái kinh tế thị trường, nhờ đó mà tạo ra lực lượng sản xuất mới và quan hệ
sản xuất mới phù hợp, hình thành phương thức sản xuất mới. Quan niệm CNHHĐH là cuộc cách mạng về phương thức sản xuất trong đó không chỉ bao gồm các
các nhân tố về vốn, khoa học và công nghệ, mà còn nguồn nhân lực và năng lực tổ
chức có hiệu quả về kinh tế-xã hội. Quan niệm này khác với quan niệm chỉ nhấn
một chiều về vốn và công nghệ.

20


Quá trình lịch sử CNH-HĐH còn cho thấy rằng: CNH-HĐH hình thành kinh
tế thị trường là con đường duy nhất bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và
nhu cầu đòi hỏi cao về nguồn lực bao gồm yêu cầu ngày càng cao về nguồn lực con
người, đáp ứng xu thế phát triển nhanh chóng, đa lĩnh vực của mỗi quốc gia.
Quá trình CNH-HĐH là sự phát triển tổng hợp các quá trình chủ yếu sau
đây: Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế (trong đó vấn đề trung tâm là quan hệ cơ cấu
giữa nông nghiệp với công nghiệp); quá trình độ thị hóa do phát triển công nghiệp
và dịch vụ; Sự phát triển hai quá trình trên dẫn đến xuất hiện quá trình tăng trưởng
kinh tế dựa trên tăng năng suất lao động và quá trình biến đổi cơ cấu xã hội-dân cư.

1.1.2. Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong điều kiện đổi mới của công nghệ và tổ chức sản xuất, một mô hình
mới đang hình thành nhằm sử dụng và phát huy có hiệu quả NNL trong sản xuất.

Cơ sở của mô hình này là hướng vào loại nhân công có trình độ chuyên môn cao,
còn gọi là NNL chất lượng cao. Ngày càng có nhiều cơ sở để khẳng định NNL là
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mọi sự đổi mới. Các quan điểm kinh
doanh thời kì này đã thừa nhận rằng “các nguồn tài nguyên là hữu hạn; sức sáng tạo
là vô hạn”. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra vai trò to lớn của NNL trong sản xuất.
Các tập đoàn lớn trên thế giới như: General Electric, Toshiba, BMW...đều khẳng
định rằng con người là tài nguyên cực kì quan trọng của mình. Họ tin rằng quản lý
có hiệu quả NNL là chìa khóa để giải phóng sức sáng tạo và đạt được lợi thế cạnh
tranh.
Như vậy, trước khi tham gia vào cuộc đấu cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường việc làm, thì NNL được đào tạo tại các cơ sở GDĐH cũng đã phải chứng tỏ
được khả năng và năng lực của mình. Và như thế, vai trò của trường ĐH là rất to
lớn trong công tác đào tạo, làm sao để sinh viên phát huy được hết khả năng, năng
lực, hoàn thiện đó mới là nhiệm vụ, chức năng, vai trò của trường đại học.
21


1.1.3. Vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao
Những yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới sản xuất đặt ra những
nhiệm vụ mới của GDĐH. Vấn đề cơ bản nhất của GDĐH hiện nay là đảm bảo
chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KH&CN và quá trình CNHHĐH. Do vậy, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, ngày càng
tăng cường đầu tư cho GDĐH. Còn các công ty thì coi chi phí đào tạo không phải
là hao phí mà là khoản đầu tư dài hạn cần thiết cho sự phát triển bền vững của
mình.
Đào tạo NNL thông qua GDĐH không đơn giản là quá trình đào tạo bồi
dưỡng đơn thuần, mà đó là quá trình vừa truyền đạt cho người học kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp vừa phát huy năng lực sáng tạo, sở trường và nhu cầu làm chủ tri
thức đã có và sáng tạo ra tri thức mới của họ. Nói khác đi, quá trình đào tạo qua
GDĐH ngày nay chủ yếu là bồi dưỡng và khuyến khích sáng tạo của con người, tạo

điều kiện để họ thực hiện tư cách chủ thể tích cực trong sáng tạo tri thức và vận
dụng tri thức vào thực tiễn, phù hợp khả năng của mình một cách có hiệu quả.
Để đào tạo NNL chất lượng cao các trường đại học phải đầu tư để xây dựng
và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao vượt hẳn so với
chương trình đào tạo đại trà (chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hay tiên
tiến đạt trình độ quốc tế) có thể coi là “đào tạo mũi nhọn” và tính đột phá để nâng
cao chất lượng. Muốn tổ chức thành công các chương trình này thì điều quan trọng
là phải xây dựng được mô hình quản lý đào tạo phù hợp với yêu cầu của công tác
đào tạọ trong đó phải thiết kế một quy trình bao gồm nhiều khâu: tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng... hướng mục tiêu đào tạo và sự đáp ứng các yêu
cầu khắt khe của thị trường lao động trong điều kiện KH&CN đã phát triển ở trình
độ cao và cạnh tranh NNL càng ngày càng quyết liệt hơn.

22


1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tiến trình công nghiệp
hóa-hiện đại hóa
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêu
cầu lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực mà “nguồn lực con người là
quý báu nhất”. Đó là nguồn lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có
phẩm chất tốt…” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.9.)
Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những người được giáo dục và đào
tạo kỹ lưỡng trong nhà trường hiện đại, được rèn luyện trong môi trường xã hội
lành mạnh. Thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, trí thức giáo dục
đại học đã đào tạo được những lớp người lao động mới, hữu ích cho sự phát triển
xã hội, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa những công nghệ truyền thống, từng
bước sáng tạo những công nghệ mới, hiện đại phù hợp với con người, điều kiện và
môi trường Việt Nam.

Trí thức giáo dục đại học là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu giáo
dục-đào tạo, từng bước nâng cao trình độ dân trí, tạo đỉnh cao trí tuệ, phát triển
nhân tài cho đất nước. Mặt bằng dân trí của một quốc gia không chỉ được xác định
ở mức độ phổ cập giáo dục hay trình độ phổ cập (cấp học), mà là tổng hợp của việc
phổ cập giáo dục cho mọi người nhằm nâng cao mặt bằng học vấn, nâng cao trình
độ hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân về chính trị, kinh tế xã hội…đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.
Nâng cao dân trí được hiểu theo nghĩa rộng và đầy đủ, là làm cho mỗi cá
nhân, với tư cách là một thành viên trong xã hội, được nâng cao vốn hiểu biết của
mình, được trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống; tạo điều kiện cho mỗi
cá nhân trong cộng đồng có khả năng tìm được việc làm và lao động với hiệu suất
cao…Chính trong quá trình lao động sản xuất, sáng tạo, mà con người không
ngừng hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, dân trí không chỉ là trình độ học
23


vấn, mà còn là sự hiểu biết, sự nhận thức của người dân đối với những vấn đề xã
hội, là thái độ của họ trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa, vật chất và tinh
thần cho xã hội.
Với ý nghĩa như trên, nhiệm vụ của giáo dục đại học không chỉ là đào tạo
nghề, là dạy chữ mà quan trọng hơn còn dạy “đạo” làm người. Vì vậy, trí thức giáo
dục đại học đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao mặt bằng dân trí của nhân
dân, nâng cao tri thức của dân tộc. Trường đại học là một trong những trung tâm trí
tuệ là cơ sở chủ yếu đào tạo nhân tài cho đất nước. Trí thức giáo dục đại học, đặc
biệt là đội ngũ giảng viên có trình độ cao, những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ giàu
kinh nghiệm và tâm huyết nghề nghiệp có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng nhân
tài, phát triển tài năng cho đất nước.

Để lý giải vai trò của NNL chất lượng cao đối với tiến trình CNH-HĐH và
tăng trưởng kinh tế, chúng ta sẽ đi sâu phân tích các lý thuyết hiện đại của Kinh tế

học giáo dục hình thành trong những năm gần đây.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ với công nghiệp
hóa-hiện đại hóa
Công nghiệp hóa đã trải qua thời kì dài kể từ cách mạng công nghiệp ở nước
Anh thế kỷ XIII và đã có nhiều mô hình CNH ra đời trong hoàn cảnh đó. Có thể liệt
kê ra một số mô hình như CNH cổ điển trước thế kỷ XX, CNH trong cơ chế kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, CNH thay thế nhập khẩu và CNH hướng về xuất khẩu. Dù
là mô hình nào, thì mối quan hệ giữa pháp triển NNL và CNH đều trải qua hai giai
đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất là dịch lao động dư thừa từ nông nghiệp sang các ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng thấp.

24


- Giai đoạn thứ hai là chuyển dịch lao động từ các ngành công nghiệp có giá
trị thấp lên những ngành có giá trị gia tăng cao.
Trong thời kì này, lực lượng lao động có kỹ năng trở thành yếu tố quyết
định sự thành công của quá trình CNH. Đóng góp chính của sự phát triển NNL
thông qua đào tạo ở bậc đại học là cung cấp đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu và kỹ
năng để thực hiện quá trình chuyển đổi từ giai đoạn thứ nhất lên giai đoạn thứ hai.
Như vậy, đào tạo ở bậc đại học là yếu tố quan trọng giúp cho phát triển NNL có
đóng góp một cách đầy đủ hơn cho tiến trình CNH. Trong thời đại ngày nay thì
CNH tất yếu gắn liền với HĐH, vì CNH ở giai đoạn này dựa trên vai trò quan trọng
của KH&CN.
Phát triển NNL và phát triển con người là hai khái niệm không đồng nhất.
Đối với NNL, con người được coi là một yếu tố của sản xuất với mục đích nâng
cao hiệu quả và lợi ích NNL cho quá trình phát triển KH-XH. Phát triển con người
bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ đóng góp của con người cho KH-KT mà còn
ở các khía cạnh như thỏa mãn các nhu cầu các nhân của con người, chẳng hạn nhu

cầu giải trí, tự do ngôn luận...
Coi vốn nhân lực là một trong những mục tiêu cần đầu tư, thì phải phân biệt
sự khác nhau giữa lĩnh vực đầu tư này với các lĩnh vực đầu tư thông thường khác.
Lợi ích của việc đầu tư vào NNL có những đặc điểm riêng biệt mà các hình thức
đầu tư khác không hề có. Thứ nhất, đầu tư vào NNL không hề bị giảm giá trị trong
quá trình sử dụng, mà giá trị sử dụng ngày càng tăng lên, do đó khả năng hoàn trả
vốn đầu tư nhanh. Thứ hai, chi phí tương đối đầu tư cho NNL không cao, trong khi
đó, khoảng thời gian sử dụng khá dài. Thứ ba, các hiệu ứng gián tiếp và hiệu ứng
lan tỏa của việc đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn. Trong trường hợp trình độ nhân
lực ở một quốc gia đạt mức cao sẽ tạo ra tăng trường kinh tế dài hạn, nhiều mục
tiêu phát triển sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý, chẳng hạn giảm nhanh tỷ lệ
người nghèo đói và đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Tuy nhiên lợi ích đầu
25


×