Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp tại tỉnh xê kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHAMPHON PHATTHANAKAN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH XÊ KONG
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHAMPHON PHATTHANAKAN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH XÊ KONG
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Giáo viên hƣớng dẫnkhoa học: GS. TS VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Kham Phone PHATTHANAKAN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu.................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ...... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ................................... 8
1.1.1. Một số khái niệm về nông nghiệp ................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ............................................. 11
1.1.3. Ý nghĩa phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân........ 12
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ................................... 13
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp ....................... 13
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý ........................ 16
1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực....................................................... 16
1.2.4. Nông nghiệp có trình độ thâm canh cao ....................................... 21

1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ ........................................... 22
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp ......................................... 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 26
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên .............. 26
1.3.2. Các nhân tố điều kiện xã hội ......................................................... 27
1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế ............................................... 29


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH XÊ KONG ........................................................................................... 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 41
2.1.3. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 43
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH XÊ KONG. .... 46
2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua ..................... 46
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.................................... 48
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp .................................... 51
2.2.4. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp ............................. 55
2.2.5. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của tỉnh Xê Kong ......... 55
2.2.6. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội của nông nghiệp của
tỉnh Xê Kong ........................................................................................... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH XÊKONG. ............................................................................ 65
2.3.1. Thành công .................................................................................... 65
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế ........................................... 66
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH XÊ KONG ........................................................................................... 67
3.1. CƠ SỞ TIÊN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................. 67
3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng................................................................... 67
3.1.2. Dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp trong

tƣơng lai. ................................................................................................. 69
3.1.3. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Xê Kong 70
3.1.4. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp ............... 73
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH XÊKONG ĐẾN NĂM 2020. ................................................ 73


3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất ......................................................... 73
3.2.3. Tăng cƣờng huy động các nguồn lực trong nông nghiệp ............. 79
3.2.4. Mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.................. 80
3.2.5. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp ................................... 81
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất .............................................................. 81
3.2.7. Phát huy vai trò của Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp ............ 82
3.2.8. Các giải pháp khác ........................................................................ 83
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 86
3.3.1. Kêt luận ......................................................................................... 86
3.3.2. Kiến nghị ....................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC VIẾT TẮT
APTA

: Hiệp định khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng

ASEAN

: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á


CCSX

: Cơ cấu sản xuất

CHDCND

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CN-XD

: Công nghiệp-Xây dựng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

: Giá trị sản xuất

KT-XH

: Kinh tế-xã hội

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

NN,NL,TS


: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

NSLĐ

: Năng suất lao động

PTNN

: Phát triển nông nghiệp

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TLSX

: Tƣ liệu sản xuất

TM-DV

: Thƣơng mai – dịch vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên


WTO

: Tổ chức thƣơng mại quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiện
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Diện tích đất tính theo đơn vị hành chính tính đến năm

37

2014
2.2.

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất tỉnh Xê Kong năm

39

2014
2.3.

Diện tíc, dân số, mật độ dân số năm 2014 Chia theo


41

Huyện
2.4.

Tình hình dân số, lao động tỉnh Xê Kong giai đoạn

42

2010-2014
2.5.

Số lƣợng các cơ sở SXNN tỉnh Xê Kong giai đoạn

46

2010-2014
2.6:

Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị SXNN tỉnh Xê

48

Kong giai đoạn 2010-2014
2.7.

Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Xê

49


Kong giai đoạn 2010 - 2014
2.8.

Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Xê

50

Kong giai đoạn 2010-2014
2.9.

Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế

50

tỉnh Xê Kong giaiđoạn 2010-2014.
2.10.

Tình hình sử dụng các nguồn lực trong SXNN tỉnh Xê

52

Kong giai đoạn 2010-2014
2.11.

Tình hình vốn vay tín dụng của nông dân tỉnh Xê

54

Kong giai đoạn 2010-2014

2.12.

Tình hình tăng năng suất một số cây trồng tỉnh Xê
Kong giai đoạn 2010-2014

56


2.13:

Tình hình cơ sở kỹ thuật trong nông nghiệp tỉnh Xê

56

Kong.
2.14.

Tình hình sản xuất của một số cây trồng tỉnh Xê Kong

61

giai đoạn 2010-2014.
2.15.

Kết quả và số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Xê

62

Kong giai đoạn năm 2010-2014.
2.16.


Tình hình hộ nghèo và thu nhập của nông dân tỉnh Xê
Kong từ năm 2010-2014.

64


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình và
biểu đồ

Tên hình và biểu đồ

Trang

2.1.

Diện tích đất tỉnh Xê Kong năm 2014.

38

2.2.

Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng GTSX tỉnh Xê Kong từ giai

44

đoạn năm 2010-2014.
2.3.


Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Xê Kong từ

45

năm 2010-2014.
2.4.

Biểu đồ kết quả và tốc độ tăng trƣởng GTSX nông, lâm,

57

thủy sản tỉnh Xê Kong từ năm 2010-2014.
2.5.

Biểu đồ kết quả và tốc độ tăng trƣởng GTSX nông

58

nghiệptỉnh Xê Kong năm 2010 - 2014.
2.6.

Biểu đồ kết quả và tốc độ tăng trƣởng GTSX các nhóm

59

cây trồng của tỉnh Xê Kong từ năm 2010-2014.
2.7.

Biểu đồ kết quả và tốc độ tăng trƣởng GTSX chăn nuôi

tỉnh Xê Kong từ 2010 - 2014.

63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế
quốc dân, là ngành trực tiếp sản xuất ra lƣơng thực thực phẩm phục vụ nhu cầu
thiết yếu cho con ngƣời, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế
khác, góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị
của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển.
Nƣớc CHDCND Lào cũng vẫn đƣợc coi là nƣớc nông nghiệp với khoảng
85% lực lƣợng lao động làm nông nghiệp. Nền nông nghiệp CHDCND
Lào trong những năm gần đây đã và đang có những biến đổi đáng kể. Từ một
nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã đang chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng.
Xê Kong là một trong những tỉnh nghèo của nƣớc CHDCND Lào, là tỉnh
trung du miền núi, các hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra ở khu vực nông thôn,
nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo của nên kinh tế tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu
phát triển. Mặc dù vậy, nông nghiệp của tỉnh Xê Kong đã đóng góp những
thành tựu đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, nông nghiệp của tỉnhphát
triển chƣa thực sự bền vững và tƣơng xứng với điêu kiện của tỉnh.Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa mạnh, việc thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóavào sản xuất còn rất nhiều hạn chế, năng suất và
thu nhập trong nông nghiệp còn thấp; hiệu quả sử dụng đất chƣa cao, nhiều diện

tích bỏ hoang, chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác; tiêu thụ nông lâm sản còn rấtnhiều
khó khăn. Hệ thống các Hợp tác xã, cung ứng dịch vụ nôngnghiệp chƣa đáp ứng
yêu cầu.
Việc nghiên cứu, đề xuất và giải quyết một số tồn tại trongsản xuất


2
nôngnghiệp sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuấtnông nghiệp, nâng cao
đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên của tỉnh, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết việc làm, tăng thu nhập
nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, đồng thời khắc phục nhữnghạn chế ở khu vực nông thôn của tỉnh, đặc biệt
là có thể đóng góp nhằm hòan thiện các mục tiêu phấn đấu Xóa đói giảm nghèo
của Đảng và Nhà nƣớc Lào nói chung, của tỉnh đã đề ra nói riêng,xuất phát từ
những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài“Phát triểnnông nghiệp tại tỉnh Xê
Kong, nước CHDCND Lào” choLuận văn Thạc sỹ cao học của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về phát triển nôngnghiệp
- Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp (việc huy động, sử
dụng nguồn lực, các nhân tố tác động) trong tỉnh Xê Kong.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp tại tỉnh trong thời
gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động và phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đƣợc
hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại tỉnh Xê Kong.

- Thời gian:Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm
tới ( 2015-2020).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng, phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc;


3
- Phƣơng pháp thu nhập số liệu;
- Phƣơng pháp phân tích so sánh, tổng hợp;
- Các phƣơng pháp khách
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo... Bố cục đề tài này gồm
3chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Xê Kong.
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Xê Kong.
6. Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu ngoài nƣớc
Từ thế kỳ 18 David Ricacdo đã cho rằng do đất đai có giới hạn trong khi
dân số nông thôn tăng nhanh do vậy PTNN dựa vào khai thác loại TLSX chủ
yếu này sẽ gặp phải khó khăn nhƣ chi phí tăng cao và năng suất giảm; và do
vậy muốn PTNN thì phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai.
Theo Lew (1954) đại diện cho trƣờng phái Tân cổ điển lại cho rằng
muốnphát triển nông nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp. Khu vực nông nghiệp, tồn tại tình trạng dƣ thừa lao động và lao
động dƣ thừa này dần chuyển sang khu vực công nghiệp.
Theo Torado (1990) cho rằng; sự phát triển nông nghiệp là quá
trìnhchuyển đổi từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chuyên môn hóa. Với cách tiếp
cận mô hình hàm sản xuất Sung Sang Park (1992) cho rằng phát triển nông

nghiệp, quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sƣ khai, đang phát
triển và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển, sản lƣợng nông nghiệp phụ thuộc
vào các yếu tố khác nhau. Giai đoạn sƣ khai, sự phát triển nông nghiệp chỉ dựa
vào khai thắc yếu tố từ tự nhiên và lao động ( chủ yêu theo chiều rộng ). Giai
đoạn đang phát triển, sự phát triển dựa vào ngoài các yêu tố ban đầu còn dựa
vào các yếu tố đầu vào đƣợc sản xuất từ khu vực công nghiệp ( phân bón, hóa


4
học ). Giai đoạn phát triển nhờ sử dụng các yếu sản xuất từ công nghiệp, đặc
biệt máy móc và kỹ thuật hiện đại mà năng suất nông nghiệp tăng lên.
Theo Đinh Phi Hổ (2006) cho rằng, nông nghiệp có đặc điểm nhƣ nông
nghiệp có đối tƣợng sản xuất là những cây trồng và vật nuôi; ruộng đất sử dụng
trong nông nghiệp đƣợc coi là TLSX đặc biệt; hoạt động của lao động và TLSX
trong nông nghiệp có tính thời vụ; nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn
nhƣng lại mang tính khu vực.
Theo Đặng Kim Sơn (2008) đã khẳng định phát triển nông nghiệp là sự gia
tăng sản lƣợng lƣơng thực thực phẩm thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất
nông nghiệp. Không dừng ở đó các nghiên cứu còn đề cập tới nội dung sựu phát
triển của các ngành trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp.
Theo Phan Thúc Huân (2007) cho răng SXNN có các đặc điểm nhƣ:
Ruộng đất là TLSX chủ yếu, vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động;
đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống có nhu cầu về mồi
trƣờng, điều kiện ngoại cảnh; sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ; SXNN trên
địa bàn đƣợc phần bố trên phạm vi và không gian rộng lớn; phần lớn nông trại
là những đợn vị kinh doanh nhỏ; cung và cầu có tính co giãn; sản xuất nông
nghiệp phải đƣờng đầu với nhiều rũi ro, tài trợ cho sản xuất nông nghiệp không
đòi hỏi trình độ văn hóa cao.
Bối cảnh nghiên cứu trong nƣớc

Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào
giáp Trung Quốc ở phía bắc với đƣờng biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở
phía nam với đƣờng biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đông với
đƣờng biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía tây Bắc với đƣờng biên
giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đƣờng biên giới dài 1835 km.
Lào là nƣớc nằm sâu trong lục địa, không có đƣờng thông ra biển và chủ
yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng


5
thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lƣu nhƣ đồng bằng Viêng Chăn,
Champasack, 45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác
nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên
phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung
kinh tế Lào tuy phát triển song chƣa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Hiện nay, cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, Lào đã chính thức là
thành viên của Hiệp định khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng (APTA), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thƣợng đỉnh Đông Á và La
Francophonie. Ngày 02/02/2013 Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế Lào đang tăng trƣởng với tổng
GDP năm 2014 đạt 8.89 tỷ USD, tăng trƣởng 7.4%, dù thấp hơn so mức 7.9%
trong năm 2013 nhƣng vẫn đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp kinh tế nƣớc này tăng
trƣởng trên 7%. Nhờ đó, tỷ lệ đói nghèo quốc gia đã giảm từ mức 46% trong
năm 1992 xuống 23% năm 2013. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng Lào vẫn
còn là một đất nƣớc với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Sản phẩm nông nghiệp chiếm
khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lƣợng lao
động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận đƣợc sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng nhƣ từđầu tƣ nƣớc ngoài trong chế
biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Dân số của Lào đƣợc ƣớc tính là khoảng 6,8 triệu vào tháng 7 năm

2014,phân tán đồng đều trên cả nƣớc. Hầu hết mọi ngƣời sống trong đồng bằng
ven sông Mekong và các nhánh của nó. Viêng Chăn là thủ đô và thành phố lớn
nhất, tập trung hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Ngƣời dân Lào
thƣờng đƣợc phân bố theo độ cao (Đồng bằng, trung du và miền núi). Lào có 68
bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (Lào Lum) chiếm 65% dân số, Lào
Thâng (Lào Thâng) chiếm 22% và Lào Xủng (Lào Sung) chiếm 13% dân số.
Tôn giáo chính là Đạo Phật chiếm 85% dân số.
Tại Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX năm 2011 đề ra


6
mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân
chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị,
an ninh trật tự an toàn xã hội; đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng kém phát triển;
kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát
triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực;
phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà
nƣớc và kinh tế tập thể đƣợc củng cố và phát triển vững mạnh.
Trọng tâm của Đại Hội Đảng đƣa ra đó là nghị quyết phát triển đất nƣớc
đến năm 2020, đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Bên cạnh đó,
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thựcthực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế, vấn đề PTNN luôn là mối quan tâm
nghiên cứu của các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà làm chính sách và
các tổ chức phát triển, đã có nhiều công trình nghiên cứu và những định hƣớng
về PTNN nhƣ:
- Bộ Nông Lâm Nghiệp(2010), Chiến lược phát triển nông nghiêp của

quốc gia, 2010, Viêng Chăn.
- Ban lãnh đạo Phát triển nông thôn và xóa đóa giảm nghèo quốc gia
(2011), Kế hoạch phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghè giai đoạn 20112015. Viêng Chăn
- Ban Phát triển nông thôn và xóa đóa giảm nghèo Trung ƣơng (2014),
Tổng kết thực hiện xây dựng cơ bản chính trị, phát triển nông thôn và xóa đói
giảm nghèo năm 2013-2014 và Mục tiêu, phướng năm 2014-2015. Viêng Chăn,
2014.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Xê Kong lần thứ VIII, nhiệm


7
kỳ 2011-2015 xác định chú trọng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và
đẩy mạnh phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo trên cơ sở hoàn thiện hạ
tầng giao thông, điện, thủy lợi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp và ứng
dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Xê Kong (2015), Bóa cáo tổng kết 5năm kế
hoạch tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Xê Kong giai đoạn 20112015. Mục tiêu, phương hướng giai đoạn năm 2016-2020.
- Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Xê Kong (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực
hiện về việc Nông lâm nghiệp tỉnh Xê Kong giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu,
phương hướng giai đoạn năm 2016-2020.
- Sở phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tỉnh Xê Kong, Tông kết
5nămhoạt động việc xây dựng cơ bản chính trị, phát triển nông thôn, xóa đói
giảm nghèo và giải quyết vê quả Boom chưa nổ (năm 2011-2015), Xê Kong
2015.
- Sở phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tỉnh Xê Kong, Báo cáo
thống kê kết quả hoạt động kiểm tra tiêu chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển
5năm (năm 2011-2015), Xê Kong 2015.
- Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Xê Kong (2015), Quy hoạch sử dụng
đất tỉnh Xê Kong đến năm 2020, Xê Kong.



8
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm về nông nghiệp
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu
của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho
công nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt
và chăn nuôi.
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai và cây trồng làm nguyên liệu chính để
sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về
vui chơi, tạo cạnh quan... Ngành nông học phân loại cây trồng dựa trên:
- Phƣơng pháp canh tác chia ra gồm: cây trồng nông học với các nhóm cây
hạt ngũ cốc, nhóm cây cho sợi, nhóm cây lấy củ; nhóm cây công nghiệp; nhóm
cây đồng cỏ và thức ăn gia súc hay cây trồng nghề vƣờn có các nhóm: nhóm
rau, nhóm cây ăn trái, nhóm hoa kiểng, nhóm cây đồn điền, cây công nghiệp.
- Công dụng: gồm nhóm cây lƣơng thực, cây cho sợi, cây cho dầu và cây
làm thuốc.
- Yêu cầu về điều kiện khí hậu gồm cây ôn đới, cây á nhiệt đới, cây nhiệt
đới.
- Thời gian của chu kỳ sinh trƣởng có cây hàng năm, lâu năm.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tƣợng sản xuất là các loại đồng vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao nhƣ: thịt, trứng, sữa... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu

hàng ngày của ngƣời dân. Xu hƣớng tiêu dùng có tính qui luật chung là khi xã


9
hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Chăn nuôi
là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quí giá cho các ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm và dƣợc liệu. Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tƣơng sống và sản
phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu. Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng
của ngƣời dân về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lƣợng,
chất lƣợng và cơ cấu sản phẩm. Do đó mức đầu tƣ của xã hội cho ngành chăn
nuôi có xu hƣớng tăng nhanh và ngày càng cao ở hầu hết mọi nền nông nghiệp.
Sự chuyển đổi có tính qiú luật trong đầu tƣ phát triển SXNN là chuyển dần từ
sản xuất trồng trọt sang phát triển chăn nuôi.
Trong quá trình phát triển, nông nghiệp đã đi từ phƣơng thức sản xuất tự
cung tự cấp, tiến đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển cao
để trở thành một nền nông nghiệp thƣơng mại hóa có phạm vi không chỉ trong
một quốc gia mà phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Nông nghiệp tự cung tự cấp là hình thức ngƣời nông dân hay cộng đồng
nông nghiệp tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm, vải vóc,
xây nhà của và sinh sống mà không cần đến các hoạt động mua bán trên thị
trƣờng. Đặc điểm của nó là sản xuất gia đình thống trị, quyết định sản xuất cái
gì hoàn toàn phụ thuộc vào sự đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình trong hiện tại và
dự trữ đủ lƣơng thực, thực phẩm cho đến mùa giáp hạt và nông nghiệp đƣợc
xem là một sinh kế của gia đình và cộng đồng.
Nông nghiệp hàng hóa là hình thức sản xuất lấy việc trao đổi hay mua bán
nông sản trên thị trƣờng làm mục tiêu để phát triển. Nông nghiệp hàng hóa xuất
hiện khi có sự phân công lao động xã hội và sản phẩm nông nghiệp không
những đủ cung cấp cho ngƣời sản xuất mà còn có dƣ thừa để trao đổi. Xét về

quy mô và phạm vi, nông nghiệp hàng hóa ở mức thấp của quá trình thƣơng mại
hóa trong nông nghiệp. Nông nghiệp hàng hóa còn là một sinh kế của gia đình


10
và có thu nhập nhờ bán đƣợc nông sản dƣ thừa cho thị trƣờng.
Nông nghiệp thương mại hóa là nền nông nghiệp đạt ở mức cao và pham
vi rộng hơn so với nông nghiệp hàng hóa cả về lực lƣợng sản xuất và quy mô
thị trƣờng. Sự tác động của khoa học và công nghệ, sự phát triển của giao thông
vận tải đã liên kết mọi miền, mọi quốc gia làm cho SXNN và kinh doanh nông
sản đƣợc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội phát triển. Quá trình
thƣơng mại hóa nông nghiệp luôn là sự hình thành và phát triển các hoạt động
kinh doanh nông sản, liên kết các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến, xuất
khẩu, vận tải đến bàn ăn của ngƣời tiêu dùng [19, tr.6].
b. Phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo tác giả Raana
Waitz (1995 ): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng
mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội”. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế thừa
những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra những của cải vật chất và dịch
vụ. Trong đó; con ngƣời luôn đấu tranh với thiên nhiên là thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải
khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình.
c. Phát triển nông nghiệp
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp đƣợc dùng nhiều trong đời sống kinh tế
và xã hội:
- Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản
phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trƣờng trên cơ sở khai
thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bƣớc nâng cao

hiệu quả của sản xuất.
- Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: Phát triển nông nghiệp thể hiện
quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trƣớc


11
đó và thƣờng đạt ở mức độ cao hơn cả về lƣợng và chất.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
- Chịu ảnh hƣởngcủa thời tiết, khí hậu rất lớn.
- Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất không thể thay
thế.
- Ruộng đất bị giới hạn về diện tích, con ngƣời không thể tăng theo ý
muốn chủ quan nhƣng sức sản xuất của đất là chƣa có giới hạn, nghĩa là con
ngƣời có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên
của loài ngƣời về các nông sản phẩm.
- Đối tƣợng của SXNN là cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật
nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định: sinh trƣởng, phát triển và diệt
vong.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, đó là nét đặc thù điển hình
nhất của SXNN, bởi vì một số mặt SXNN là quá trình sản xuất kinh tế gắn liền
với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen
kẽ vao nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao
trong nông nghiệp. [16, tr.15].
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp nước
CHDCND Lào còn có những đặc điểm riêng, đó la:
- Nông nghiệp Lào từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa.
- Nông nghiệp Lào với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn

nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao
động chƣa cao.
- Nông nghiệp nƣớc CHDCND Lào chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất


12
hàng hóa.
1.1.3. Ý nghĩa phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
a. Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp về thị
trường.
Nông nghiệp phát triển sẽ cung ccấp sản phẩm cho thị trƣờng trong nƣớc
và ngoài nƣớc, sản phẩm cho các khu vực khác nhau. Do phát triển nông nghiệp
nên sẽ đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao
động, vốn...) từ nông nghiệp sang khu vực khác đặc biệt là khu vực công nghiệp
để giải quyết việc làm, phát triển nông thôn.
b. Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định.
Khi nông nghiệp phát triển, nó sẽ làm tăng thu nhập của ngƣơig nông dân
ở nông thôn, tăng thu nhập kéo theo tăng tiêu dùng. Nếu đa số ngƣời dân sống
bằng ngề nông nghiệp thì đây là thị trƣờng rộng lớn cho công nghiệp phát triển.
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ tại các quốc gia đang phát triển thì việc
tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt
làm phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng và chế biến, qua đó làm tăng thu
nhập GDP trên đầu ngƣời.
c. Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an
ninh lương thực.
Phát triển nông nghiệp giúp giảm nghèo nhanh chóng ở nông thôn và cả
thành thị. Vì phát triển nông nghiệp làm tăng sản lƣợng lƣơng thực và tăng thu
nhập của ngƣời dân ở nông thôn, nên sẽ có tác dụng giảm nghèo tuyệt đối do có
đủ lƣơng thực tự túc và giảm nghèo tƣơng đối do thu nhập khu vực nông thôn

tăng lên.
An ninh lƣơng thực có thể đạt ở cấp độ gia đình, địa phƣơng, quốc gia
hoặc toàn cầu. Đối với một quốc gia an ninh lƣơng thực là sản xuất đủ lƣơng
thực trong nƣớc; nếu không, phải nhập khẩu để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu
lƣơng thực. Tăng trƣởng nông nghiệp, ở cấp độ gia đình đảm bảo luôn có sẵn


13
lƣơng thực và có thừa để bán trên thị trƣờng; ở cấp độ quốc gia giúp ổn định
nguồn cung, giảm nhập khẩu lƣơng thực. Khi sản lƣợng nông nghiệp đạt đến dƣ
thừa cho xuất khẩu sẽ góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực toàn cầu.
d. Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn.
Phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn có quan hệ hữu cơ là điều
kiện của nhau. Phát triển nông nghiệp có điều kiện tích lũy để đầu tƣ phát triển
hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của dân cƣ tại nông thôn. Khi nông thôn
phát triển sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy SXNN
tăng trƣởng.
Phát triển nông nghiệp đƣợc xem là nội lực để phát triển nông thôn; vì phát
triển nông nghệp làm tăng thu nhập, tăng tích lũy, nhờ đó tăng đầu tƣ cho xây
dựng và phát triển nông thôn, quá trình này sẽ cải thiện đời sống ừi dân sống
bằng nông nghiệp giúp khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực vốn có.
Phát triển nông thôn hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển, chất lƣợng đời
sống của ngƣời dân nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao.
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
- Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là làm gia tăng
số lƣợng và qui mô của các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp
tác, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh về nông nghiệp...
Tức là làm tăng số lƣợng tuyệt đối các cơ sở sản xuất nông gnhiệp; nhân rộng
các cơ sở hiện tại; làm cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp phát triển lan tỏa

sang những khu vực có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở.
- Các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp:
+ Kinh tế nông hộ
+ Trang trại
+ Hợp tác xã nông nghiệp
+ Các doanh nghiệp nông nghiệp


14
+ Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
a. Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp qui
mônhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình. Hình thức này gắn
ngƣời dân với đất đai và phát huy đƣợc tính tự chủ của họ trong sản xuất nông
nghiệp, nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa
trong sản xuất nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế
nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn...Nền nông nghiệp
chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa và cao hơn nữa thì mô hình kinh tế
nông hộ sẽ bốc lộ nhiều khuyết điểm đó là năng suất lao động thấp, chƣa đáp
ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao...từ đó
trong nông nghiệp phải có các cơ sở sản xuất nhƣ kinh tế trang trại, hợp tác xã,
doanh nghiệp nông nghiệp với sốlƣợng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản với
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruông đất và các yếu sản xuất
đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến (Nguyễn Thế Nhã,
Vũ Đình Thắng, 2002, tr.63[17]. Nên nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển,
số lƣợng các trang trại tăng lên (các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết
hợp...). Số lƣợng trang trại phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với thị
trƣờng và qui mô sử dụng đất đai, lao dộng, vốn ngày càng lớn, tỷ suất hàng hóa
trong nông nghiệp ngày càng cao. Kinh tế trang trại đƣợc hình thành từ kinh tế

nông hộ đủ năng lực sản xuất hàng hóa và trở thành một sản xuất giỏi, có khả
năng tích lũy về vốn phát triển kinh tế thành trang trại. Ngoài ra, nông nghiệp còn
thu hút các nguồn vốn từ các hộ dân cƣ khác ngoài khu vực nông nghiệp có khả
năng kinh tế thuế đất hoặc mua đất thành lập các trang trai cao nhiều hơn. Cùng
với sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, yêu cầu cung
ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đòi hỏi hoạt động sản xuất
kinh doanh trang trại phải vƣơn tới thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.


15
Ngoài ra, hợp tác xã cũng là một hình thức không thể thiếu trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên với mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa, xóa bỏ kinh tế hộ
nông dân thì sản xuất không phát triển đƣợc, mà cần có mô hình hợp tác hóa
thực sự theo đúng nghĩa hợp tác giữa các hộ nông dân và các trang trại. Nên
hợp tác xã phải thực hiện đổi mới và hoạt động các lĩnh vực trong nông nghiệp
là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Tƣơng lai hợp
tác xã trong nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu
vào về vật tƣ, dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng...trở thành đối tác quan
trọng với nông dân trong tổ chức thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông
sản. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp phát triển thì
về mặt số lƣợng các hợp tác xã phải tăng lên là tất yếu mới phù hợp với tình
hình thực tế sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trƣờng. Đối với các xa
viên hợp tác xã đƣợc mở rộng hơn gồm cả doanh nhân, chủ trang trại, các tổ
chứckinh tế có tƣ cách pháp nhân.
Trƣớc đây, các doanh nghiệp nông nghiệp gồm các nông lâm trƣờng và
trang trại. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đƣợc
thành lập theo luật doanh nghiệp và các hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu
sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Donah nghiệp có thể thuê công dân
nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn
nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận.

Donah nghiệp nông nghiệp có số lƣợng tăng lên và mở rộng địa bàn hoath động
sản xuất nông nghiệp ở các vùng, miền ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp... Các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất kinh doanh
trong các ngành hàng lớn có giá trị kinh tế, có lợi nhuận và đủ thế và lực dẫn
đầu các ngành hàng, tham gia xuất khẩu hàng hóa có kim ngạch và thị phần cao,
có uy tín và thƣơng hiệu hàng hóa trong và ngoài nƣớc...
b. Tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
- Số lƣợng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại).


×