Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO, ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 NGÀY CÀNG RÕ RÀNG, MINH BẠCH HƠN SO VỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.57 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015

THAM LUẬN
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO, ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT ĐẦU TƯ 2014 NGÀY CÀNG RÕ RÀNG, MINH BẠCH HƠN SO VỚI
LUẬT ĐẦU TƯ 2005

Lớp: Cao học 21A Tối

Học Viên

Giảng Viên: Cô Thu Phương

- Nguyễn Khắc Kiên
- Phan Thị Làn
- Vương Thị Liên
- Lê Văn Long
- Nguyễn Thị Luyện
- Nguyễn Khánh Ly

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



CỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015

THAM LUẬN
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO, ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT ĐẦU TƯ 2014 NGÀY CÀNG RÕ RÀNG, MINH BẠCH HƠN SO VỚI
LUẬT ĐẦU TƯ 2005

Lớp: Cao học 21A Tối

Học Viên

Giảng Viên: Cô Thu Phương

- Nguyễn Khắc Kiên
- Phan Thị Làn
- Vương Thị Liên
- Lê Văn Long
- Nguyễn Thị Luyện
- Nguyễn Khánh Ly

I.

LỜI NÓI ĐẦU
2



Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến
khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư năm 2005… nhằm tạo
nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với
đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp
với yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
thuộc mọi thành phần kinh tế
Tuy nhiên trên thực tế những quy định hiện hành của Luật đầu tư vẫn
chưa thực hiện đúng nhiệm vụ và vai trò của mình khi các thủ tục pháp lý vẫn có
sự chồng chéo, phiền phức, mất nhiều thời gian, qua nhiều cơ quan đơn vị gây
tốn kém. Mặc dù rất nhiều chính sách kinh tế được thể hiện trong các văn bản
pháp luật ban hành trong những năm gần đây, nhưng chính sách thu hút đầu tư
vẫn còn thiếu bền vững. Các quy định hiện hành cũng chưa ưu tiên phát triển
đồng bộ các thị trường như thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thị
trường lao động, thị trường vốn. Thiếu chính sách, biện pháp khuyến khích phát
triển đối với sản xuất, thị trường trong nước, như thiếu chính sách phát triển các
ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều này đã phần nào làm cho môi trường đầu tư của
Việt Nam thêm kém cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thiếu khung pháp
lý phát triển các dịch vụ hỗ trợ làm gia tăng giá trị cho hàng hoá sản xuất tại
Việt Nam như các loại tư vấn, hỗ trợ pháp lý... đáp ứng yêu cầu và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế
giới.
Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan
đến hoạt động đầu tư như những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định
khung về khu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa
Kỳ, Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, Hiệp định
WTO và đang tích cực đàm phán gia nhập Hiệp điịnh TPP. Việc ký kết và thực
hiện các cam kết quốc tế trên một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường,

xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với
thông lệ quốc tế, mặt khác vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất
trong nước có điều kiện, có thời gian, mở cửa thị trường theo lộ trình xác định.
Do được ban hành vào các thời điểm khác nhau, có phạm vi, đối tượng điều
chỉnh khác nhau nên các chính sách đầu tư chưa có sự nhất quán, chưa thực sự
tạo được “một sân chơi” bình đẳng; tình trạng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu
tư vẫn còn tồn tại, đã hạn chế việc phát huy các nguồn lực. Luật đầu tư 2005 ra
đời đã tạo nên một sân chơi bình đẳng, công bằng hơn cho các nhà đầu tư nhưng
sau một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
3


Vì vậy, Luật đầu tư sửa đổi năm 2014 được ban hành đã đánh dấu một
bước tiến mới cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong phạm vi bài
tham vấn này, nhóm xin trình bày và chứng minh cho quan điểm : “Các biện
pháp đảm bảo, ưu đãi đầu tư theo quy định của luật Đầu tư 2014 ngày càng
rõ ràng minh bạch so với Luật đầu tư ”.

4


Ghi chú:
Tham luận có sử dụng thông tin trong Luật Đầu tư 2005 59/2005/QH11 và
Luật Đầu tư 67/2014/QH13.

II.

NỘI DUNG

Theo chúng tôi là đảm bảo đầu tư là một trong những vấn đề quan trọng để

hoạt động thu hút đầu tư có hiệu quả. Chúng ta cần đối xử một cách bình đẳng
giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Khi pháp luật thay đổi
phương thức thực hiện nghĩa vụ thì quyền nghĩa vụ tương ứng của nhà đầu tư
cũng bị thay đổi, khi đó lợi ích nhà đầu tư sẽ bị xâm phạm. Do đó cần có những
quy định rõ ràng và khả thi để chính sách đảm bảo đầu tư thúc đẩy sự nghiệp thu
hút đầu tư của nhà nước ta, đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư.
I.

Trên phương diện đảm bảo đầu tư:

-

Chúng tôi đưa ra một số dẫn chứng sau:
Theo Luật điều 11 Luật đầu tư 2005 quy định:
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi
và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng
trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định
mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi
đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của
pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng
các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết
bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:
a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ
thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính

sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.
Ở LĐT 2014 kế thừa các khoản LĐT 2005 và bổ sung rõ hơn về việc bảo
đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. cụ thể ở Khoản
3,4,5 Điều 13 Luật Đầu tư 2014.
5


1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư
được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho
thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu
tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian
hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi
quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi
trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo
quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc
một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà
đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn
bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
II. Trên phương diện ưu đãi đầu tư:
Luật Đầu tư năm 2005 là một trong những nguyên nhân tạo ra rào càn

trong thu hút đầu tư. Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế
giới và khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, các nước trong khu vực đang
cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại,
làm cho hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài thông thoáng thì hệ thống pháp
luật nước ta tạo ra nhiều rào cản, thủ tục hanh chính rườm rà, tốn kém không cần
thiết làm giảm dần tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Thực tế cho
thấy rằng Luật đầu tư vẫn chưa thể hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích có tính
cạnh tranh và vẫn chưa có sự tương đương so với các nước trong khu vực nhằm
huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài
của mọi thành phần kinh tế.
Chúng tôi đưa ra một số dẫn chứng sau:
 Trong LĐT 2005 thì ưu đãi đầu tư được quy định tại điều 33, 34,35,36,37.
Trong đó chỉ ưu đãi đầu tư đối với các lĩnh vực như:
-

Điều 33. Ưu đãi về thuế
6


1. Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật này
được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian
miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ
hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của
pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh
nghiệp.
3. Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương
tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo
quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc

diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về
thuế.
-

Điều 34. Chuyển lỗ
Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được
chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.

-

Điều 35. Khấu hao tài sản cố định
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có
hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu
hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.

-

Điều 36. Ưu đãi về sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối
với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê
đất không quá bảy mươi năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về
đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất đã được phê duyệt.
2. Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư

được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.

-

Điều 37. Ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
7


Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các
nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định những ưu đãi cho
các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế.
 Trong Luật Đầu tư 2014 đã bổ sung các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư rõ
ràng hơn, mới hơn so với Luật ĐT 2005 được thể hiện ở:
-

Áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất
thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư,
miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (Theo khoản 1 điều 15)
Chính sách ưu đãi thuế so với thuế suất thông thường là phù hợp và tạo nên
sự bình đẳng, công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì trên thực
tế, có một số doanh nghiệp nhà nước (thuộc loại phá gia chi tử) có trong tay
số vốn lớn (tiền chùa, chứ không phải tiền túi cá nhân ông Giám đốc) mà
còn tiếp tục đục khoét ăn vào vốn, phát sinh lỗ dài dài, không hề tạo ra hiệu
quả đầu tư nào. Do vậy, ta cần trả công đãi ngộ xứng đáng cho nhà đầu tư
dám bỏ tiền của ra, góp phần xây dựng đất nước và thông qua hoạt động
đầu tư: góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện hình
ảnh VN, đào tạo nhân tài cho VN, góp phần phát triển đất nước.


-

Ngoài ra tại khoản 2 điều 15 LĐT 2014 còn nêu rõ những đối tượng hưởng
ưu đãi đầu tư như:
Cụ thể hóa một số ngành nghề ưu đãi đầu tư như: sản xuất năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở
lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng,…và loại bỏ các ngành, nghề truyền
thống khỏi lĩnh vực đầu tư được hưởng ưu đãi;
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân
tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ
chức khoa học và công nghệ
Luật đầu tư 2014 đã liệt lê cụ thể những ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu
tư, đặc biệt là việc ưu đãi đầu tư dự án ở vùng nông thôn. Đây chính là giải
pháp để thúc đẩy những vùng và ngành nghề kinh doanh mà Việt Nam
chưa có điều kiện để khai thác hết tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho đất nước. Khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam là chúng ta đang từng bước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu và có nhiều
8


cơ hội học hỏi kinh nghiệm, công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới
để cùng nhau phát triển.
Lưu ý, các dự án quy định tại 2 mục cuối không được áp dụng ưu đãi đầu
tư đối với hoạt động khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
-


Tại điều 16 của LĐT 2014 cũng quy định rõ ràng hơn LĐT 2005 về ngành
nghề đc hưởng ưu đãi đầu tư. (Theo điều 37 luật 2005 chỉ nói chung đối
với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
khu kinh tế, còn LĐT 2014 chỉ rõ từng ngành, nghề được hưởng ưu đãi đầu
tư như;
a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao;
hoạt động nghiên cứu và phát triển;
b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết
kiệm năng lượng;
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông
nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và
các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng;
làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây
trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát
triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc
chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh
phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công
nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;
l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật
hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc

màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ
côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
9


n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
-

Địa bàn ưu đãi đầu tư:
a) Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh
tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Căn cứ ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề
ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm tạo dựng hành lang
pháp lý rõ ràng, cụ thể và có thể áp dụng thống nhất, đồng bộ.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng những quy định về đảm bảo đầu
tư và ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư 2014 là một buớc tiến mới thể hiện sự cạnh
tranh công bằng, lành mạnh giữa các nhà đầu tư trong và ngòai nước, phù hợp
với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những tiến bộ của Luật đầu
tư 2014 sẽ là cơ sở thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu
tư trong thời gian tới. Khi chúng ta tạo dựng được một môi trường đầu tư công
bằng, lành mạnh thì nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng với thế giới,
cạnh tranh bình đẳng và phát triển bền vững.
KẾT THÚC

10




×