Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn luật kinh tế nâng cao Nhận xét nhận định Các thương nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam được tự do thực hiện các hoạt động thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.37 KB, 11 trang )

Thảo Luận Luật Kinh Tế Nâng Cao
Nhóm 1 - QLKT
Danh sách nhóm:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nhóm 1 - QLKT

Họ và Tên
Trần Xuân Bách
Mai Thị Ngọc Bích
Hà Thế Dương
Lê Thị Hương Giang
Phạm Thúy Hà
Dương Thị Thanh Hải
Lại Thị Thúy Hằng
Lê Bích Hằng
Từ Hồng Hạnh

Page 1


Đề Tài Thảo Luận:



Nhận xét nhận định sau: Các thương nhân nước ngoài trên
lãnh thổ Việt Nam được tự do thực hiện các hoạt động
thương mại như các thương nhân Việt Nam.

Nhóm 1 - QLKT

Page 2


I.

Những vấn đề về mặt luật pháp có lien quan đến nhận
định.

Ngày nay, đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh theo xu thế chung của thế
giới là quốc tế hóa toàn cầu về mọi mặt. Các nước đều phải thực hiện các chính sách
nhằm tranh thủ vốn, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước
ngoài để từ đó thúc đẩy nền kinh tế của nước mình để bắt nhịp với nền kinh tế thế
giới. Do đó các hoạt động của các thương nhân ở nước ngoài ở các nước diễn ra khá
sôi động nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các cơ chế
hoạt động cũng như các quy định của luật pháp đối với các thương nhân nước ngoài
trên lãnh thổ Việt Nam có được tự do thực hiện các hoạt động thương mại như các
thương nhân Việt Nam hay không là rất cần thiết để từ đó xây dựng được quy chế
pháp lý đầy đủ nhằm đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam.
Theo Luật Thương Mại 2005, thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật và các cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có tính
thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa
bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền

hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước
thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số
hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy
định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước. Chính vì phải
‘đăng ký kinh doanh”, nên về nguyên tắc, thương nhân không thể kinh doanh những
ngành nghề mà pháp luật cấm. Chẳng hạn, một doanh nghiệp mua bán chất ma túy
chắc chắn là vi phạm pháp luật và cũng không có cơ quan nào cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực mua bán
chất ma túy. Pháp luật Việt Nam quy định (Điều 10 Luật Thương Mại 2005) mọi
thương nhân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại,
không phân biệt thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, “lý thuyết” là vậy, chứ trên thực tế thương nhân (doanh nghiệp) Nhà
nước ( dù tại thời điểm này không còn nhiều) vẫn thường được “ưu ái” và có những
“đặc quyền đặc lợi” hơn các doanh nghiệp tư nhân nhiều. Với nguyên tắc “bảo vệ lợi
ích chính đáng của người tiêu dùng”, luật Thương mại qui định trong quá trình thực
hiện hoạt động thương mại, thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách
Nhóm 1 - QLKT

Page 3


nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó. Thương nhân thực hiện hoạt động
thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ
mà mình kinh doanh.
Nhắc tới thương nhân theo luật nước Việt Nam thì chúng ta cũng không thể chỉ
nhắc tới thương nhân Việt Nam mà còn phải đề cập đến thương nhân nước ngoài có
hoạt động thương mại ở Việt Nam bởi chính các thương nhân này góp phần không
nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao, giao dịch, buôn bán hàng hóa quốc tế với
các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên quốc tế. thương nhân nước ngoài hoạt

động tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại
Việt Nam. Nếu thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì
doanh nghiệp này vẫn được xem là thương nhân Việt Nam chứ không phải là thương
nhân nước ngoài. ( Điều 16 Luật Thương Mại 2005)
Một số điều khoản trong luật thương mại 2015 liên quan đến thương nhân nước
ngoài
• Khái niệm thương nhân nước ngoài.
Theo Điều 16 Luật thương mại 2005 VN đã quy định. Thương nhân nước
ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam;
thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do
pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng
đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
• Quyền của văn phòng đại diện
Theo Điều 17 Luật thương mại 2005 quy định Quyền của văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục địch, phạm vi, thời hạn được quy định trong giấy phép
2. Thuê trụ sở, nhà ở, thuê mua các phương tiện, vận dụng cần thiết cho hoạt
động của văn phòng đại diện
3. Tuyển dụng người lao động là người Việt Nam, người nước ngoài đẻ làm việc
tại văn phong đại diện theo quy định của pháp luật VN.

Nhóm 1 - QLKT


Page 4


Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Vn có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được
phép hoạt động tại VN và chỉ được phép sử dụng tài khoản này vào họa động
của văn phòng đại diện.
5. Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện và
phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
• Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Tại điều 19 luật thương mại 2015, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam có những quyền sau:
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của
Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi
nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy
định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép
hoạt động tại Việt Nam.
5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác
phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp
cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.

Điều 21 luật thương mại 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định
theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ức quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhóm 1 - QLKT

Page 5


Nhận xét về nhận định “Các thương nhân nước ngoài trên lãnh thổ
Việt Nam được tự do thực hiện các hoạt động thương mại như các
thương nhân Việt Nam.”
1. Nhận xét
Điều này không đúng khi Thương nhân nước ngoài đặt văn phòng đại diện, chi
nhánh tại Việt Nam. Theo khoản 1 điều 18 luật Thương mại 2005 thì văn phòng đại
diện không được hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và chỉ được thực hiện các
hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà luật này cho phép. Ngoài ra không
được giao kết hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước
ngoài, trừ trường hợp Trưởng văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của
thương nhân nước ngoài.
Điều này chỉ đúng khi thương nhân này thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là
nước thành viên thì sẽ được coi là thương nhân Việt Nam.
Cụ thể như sau : Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 định
nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại ViệtNam hoặc là doanh nghiệp
Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Ngoài ra tại khoản 3, 4 điều 11 nghị định số 102/2010/NĐ-CP của chính phủ có
quy định như sau:
II.

- Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật
chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư,
kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước.
- Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật
chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh
doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Phân tích
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam dưới ba hình thức
một chi chánh, một văn phòng đại diện hoặc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
a) Văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện
theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ cho các lợi ích đó. Tổ chức và
2.

Nhóm 1 - QLKT


Page 6


hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Còn chi nhánh là đơn
vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức
năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp
với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh, văn phòng đại diện của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là hình thức hoạt động đơn giản nhất của
thương nhân nước ngoài.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thực hiện hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh sinh
lợi trực tiếp trong khái niệm về chi nhánh, văn phòng đại diện mà luật thương mại
2005 có nêu “Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động thương
mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” “ Văn
phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương
mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”. Theo đó chi nhánh được tiến hành theo mục
đích sinh lợi vì chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thành thành lập và hoạt
động thương mại; Văn phòng đại diện không được trực tiếp tiến hành các hoạt động
sinh lợi vì văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài để nghiên cứu thị trường xúc
tiến thương mại.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc hoạch toán độc lập.
Căn cứ vào quy định của luật quản lý thuế số 78 ngày 29/11/2006 và thông tư hướng
dẫn số 85/2007 ngày 18/7/2007 hướng dẫn thi hành luật quản lý thuế về việc đăng ký
thuế thì chỉ có chi nhánh thương nhân nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc được cấp
mã số thuế là 10 số là mã được cấp cho người nộp thuế độc lập và đơn vị chính, còn
với chi nhánh của một đơn vị khác trong nước thì dù lựa chọn hình thức hoạch toán
vì cũng đều cấp mã số thuế là 13 số dành cho các đơn vị trực thuộc.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không có chức năng đại diện cho

thương nhân. Đại diện cho thương nhân, như theo luật thương mại 2005 là việc một
thương nhân ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại
diện) để hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó
và được hưởng thù lao về việc đại diện. Đại diện cho thương nhân trong luật thương
mại có những đặc điểm của dạng đại diện theo ủy quyền trong luật dân sự quan hệ đại
diện xác lập trên nguyên tắc thỏa thuận, theo ý chí của các bên. Nguyên tắc thỏa
thuận theo ý chí giữa các bên có khi giữa hai chủ thể (bên đại diện và bên được đại
diện) độc lập với nhau. Trong khi đó, văn phòng đại diện là chủ thể được tạo lập bởi
Nhóm 1 - QLKT

Page 7


thương nhân nước ngoài, hay văn phòng đại diện thuộc thương nhân nước ngoài
(thương nhân tạo lập) thì đặc điểm thỏa thuận, theo ý chí các bên là không thể có.
Vậy nếu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thừa ủy nhiệm của thương
nhân nước ngoài (thông qua trưởng văn phòng đại diện) ký hợp đồng thay thương
nhân nước ngoài thì mối quan hệ giữa văn phòng đại diện và thương nhân nước ngoài
này không được xem là mối quan hệ theo ủy quyền.
Theo luật thương mại 2005 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được
thành lập với mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động thương
mại. Mặc dù văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ có chức năng văn
phòng liên lạc; Xúc tiến việc xây dựng các dự án hợp tác ; nghiên cứu thị trường;
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam
hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại
diện là không được ký kết các hợp đồng mua bán, kinh doanh sinh lợi nhưng văn
phòng đại diện vẫn phải thực hiện những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì bộ máy
hoạt động như ký kết hợp đồng thuê trụ sở, thuê mua các phương tiện, vật dụng cần
thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, tiễn dụng lao động làm việc trong văn
phòng. Chính vì vậy pháp luật nước ta cho phép văn phòng đại diện tự tiến hành ký

kết các hợp đồng này. Bên cạnh việc ký hợp đồng không có tính chất kinh doanh sinh
lợi này, trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cũng được pháp luật
cho phép ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có mục đích sinh lợi theo sự ủy quyền
bằng văn bản của thương nhân nước ngoài. Như vậy pháp luật Việt nam không hạn
chế số lần ký kết của văn phòng đại diện nếu như đáp ứng điều kiện mỗi lần ký kết
phải có sự ủy quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài. Quy định này phù
hợp với thực tiễn của thương mại và hạn chế được tình trạng thương nhân nước ngoài
ủy quyền toàn diện cho văn phòng đại diện, theo đó văn phòng đại diện có thể ký kết
bất cứ hợp đồng nào với các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể được quy định tại điều 17
luật thương mại 2005 là: Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy
định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Thuê trụ sở, thuê, mua các
phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện. Tuyển dụng
lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt
Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử
dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện. Có con dấu mang tên Văn

Nhóm 1 - QLKT

Page 8


phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các quyền khác theo quy định
của pháp luật
Văn phòng đại diện không được sử dụng tài khoản mở tại ngân hàng dùng cho
hoạt động khác hoạt động của văn phòng đại diện; Không được thực hiện hoạt động
sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam; Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại
trong phạm vi mà luật cho phép; Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung
hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài; nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và
thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác; Nghĩa vụ báo cáo hoạt động theo quy định;

Không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác không được cho
thuê lại trụ sở chi nhánh, trụ sở văn phòng đại diện; Không được thành lập văn phòng
đại diện chi nhánh trực thuộc.
So với quy định cũ, luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành như
Nghị định 72/2006NĐ- CP có điểm mới trong quy định về quyền và nghĩa vụ cho chi
nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, đặt biệt đã quy
định thêm thời hạn hoạt động tối đa của chi nhánh văn phòng là 05 năm thay vì
không quy định như trước. Hoàn thiện nhiều quy định như quy định rõ chi nhánh, văn
phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện thay vì quy định văn phòng đại diện không được thành lập chi nhánh,
chi nhánh không được thành lập văn phòng đại diện.
Về nghĩa vụ tài chính của văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện không làm báo
cáo thuế mà chỉ làm báo cáo các vấn đề thu, chi, nhập xuất hàng. Nói chung là các
báo cáo trừ báo cáo thuế cho phía thương nhân tạo lập, và việc này chỉ theo dõi nội
bộ. Sổ sách hình thức sổ sách hoạch toán...cũng phụ thuộc vào phía thương nhân tạo
lập. Cụ thể luật quy định như sau: Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp
tại Việt Nam. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi
mà Luật này cho phép. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã
giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có
giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định
tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của luật thương mại 2005. Nộp thuế, phí, lệ phí và
thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Báo cáo
hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài thì hoạt động của những doanh nghiệp này phải hoàn toàn
Nhóm 1 - QLKT

Page 9



tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, thậm chí những doanh nghiệp này còn có những tư
cách pháp nhân của một doanh nghiệp Việt Nam. Chính tư cách pháp nhân của doanh
nghiệp này đã không cho phép thương nhân nước ngoài được tham gia vào hoạt động
của loại hình mà mình đã tạo lập. Điều này cũng có nghĩa là những doanh nghiệp này
hoạt động độc lập với chủ thể tạo lập nó.
Thương nhân có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh
nghiệp liên doanh để hoạt động thương mại tại Việt Nam nhưng điều kiện và thủ tục
thành lập sẽ khó khăn, phức tạp hơn so với hình thức chi nhánh hay văn phòng đại
diện.
Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh
doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam là hình thức đầu tư phải phù hợp với
lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên và
phù hợp với pháp luật Việt Nam; phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt
Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và
có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động liên quan trực tiếp đến
mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý
đầu tư. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư sẽ lấy ý kiến của Bộ thương mại và chỉ cấp
giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan
đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ thương mại chấp nhận bằng văn bản.
Ngày 1/10/2010 chính phủ đã ban hành nghị định số 102/2010/NĐ-CP đã thay đổi
một số quy định về việc đối xử với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.hiện
tại với những doanh nghiệp được thành lập mà có số vốn đầu tư nước ngoài không
quá 49% thì vẫn sẽ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư
trong nước. Còn nếu doanh nghiệp đó có sở hữu số vốn đầu tư nước ngoài trên 49%
vốn điều lệ thì sẽ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư
nước ngoài.

Kết Luận

Nhận định Các thương nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam được tự do
thực hiện các hoạt động thương mại như các thương nhân Việt Nam chỉ đúng khi
các thương nhân này thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các trường hợp khác như việc thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì họ sẽ
3.

Nhóm 1 - QLKT

Page 10


bị ràng buộc và chỉ được thực hiện những hoạt động mà luật pháp cho phép các
thương nhân nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.

Nhóm 1 - QLKT

Page 11



×