Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá tình hình lạm phát của việt nam hiện nay các giải pháp kiểm soát lạm phát mà chính phủ việt nam đã và đang sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG

Nam hiện nay. Các

MẠI

giải pháp kiểm soát

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN
HÀNG.

lạm phát mà Chính

~~~~~~~~o0o~~~~~~~~

phủ Việt Nam đã và
đang sử dụng.
* Tên học phần: Nhập môn tài
chính – tiền tệ 2.2

Bản báo cáo:

* Mã học phần: 1110 EFIN 0311.

Đánh giá tình hình

* Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn
Thuỳ Linh


lạm phát của Việt

* Nhóm thảo luận: 1

1


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Mục lục
Mục lục...........................................................................................................2
Phần 2: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay (giai đoạn 2008 2011)..............................................................................................................15
2.1Thước đo lạm phát của Việt Nam.............................................................................15
2.2.3Tình hình lạm phát năm 2010: diễn biến phức tạp............................................21

2


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế, lạm phát là một hiện tượng không thể
tránh khỏi. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế có cả tích cực và tiêu cực.
Để phát triển kinh tế, tất cả các nước trên thế giới đều mong muốn tận dụng
được những tác động tích cực của lạm phát nhưng điều tiết lạm phát lại
không là phải là việc dễ dàng. Vậy ở Việt Nam, tình hình lạm phát hiện nay
như thế nào và những giải pháp để kiểm soát lạm phát mà chính phủ Việt
Nam đã và đang thực hiện ra sao? Với mục đích trả lời cho câu hỏi này,

nhóm đã tìm hiểu về tình hình lạm phát hiện nay (từ 2008 đến ba tháng đầu
năm 2011) và những giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã và đang thực
hiện.
Bài báo cáo còn nhiều hạn chế, nhóm rất mong nhận được sự góp ý, nhận
xét từ phía cô giáo và các bạn.

3


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Phần 1: Một số kiến thức cơ sở về lạm phát.
1.1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết
làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hoá tăng lên đồng
loạt. Lạm phát có những đặc trưng là:
• Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn
đến đồng tiền bị mất giá.
• Mức giá cả chung tăng lên.
1.2. Các loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa
nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại
lạm phát thành 3 mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Lạm phát này sảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số
một năm (dưới 10% trên một năm).
- Lạm phát phi mã (lạm phát hai con số)
Lạm phát này sảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hằng
năm (từ 10%/năm – 100%/năm). Trong thực tế, do tốc độ lưu thông tiền tệ

hiện nay rất lớn nên lạm phát phi mã từ 10%/năm – 200%/năm .
- Siêu lạm phát (lạm phát 3 con số trở lên)
Lạm phát này sảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh ở mức độ ba con số
hằng năm trở lên (siêu lạm phát >100%/năm ). Trong thực tế, do tốc độ lưu
thông tiền tệ hiện nay rất lớn nên siêu lạm phát >= 200%/năm.

4


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Ngoài ra, người ta còn phân lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là
tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Theo cách này lạm phát sẽ ở trong
hai giai đoạn sau:
- giai đoạn 1:
Tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của khồi tiền
gia tăng cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Lạm phát
ở giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chí còn là liều thuốc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
- giai đoạn 2:
Tỷ lệ tăng trưởng lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. hệ quả là khối lượng
tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trong
trường hợp này lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế.
1.3. Các thước đo lạm phát:
Khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả.
a) Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index):
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá
và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam thời kỳ 2009 – 2014 được tính theo
công thức Laspeyres phù hợp với thông lệ quốc tế và công thức áp dụng tính

CPI của các thời kỳ trước:
n

I t →0 =


i =1
n


i =1

Trong đó:

I

t →0

pit qi0

n
 pt 
= ∑Wi 0 ×  i0 
i =1
 pi 
pi0 qi0

chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0;

pit : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t; pi0 là giá mặt hàng i kỳ gốc;

5


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Wi 0 : quyền số cố định năm 2009.
Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát không phải là
không có những hạn chế:
 CPI phản ánh tỷ lệ cố định của mỗi mặt hàng theo ý nhĩa kinh tế của
nó. Nhiều lúc, khi giá cả những nhóm mặt hàng tiêu dùng bị tăng giá
quá cao thì người tiêu dùng có khuynh hướng sử dụng những hàng
hoá khác thay thế cho những hàng hoá có mức giá tương đối đắt đỏ.
 CPI không phản ánh một cách chính xác những thay đổi về chất lượng
hàng hoá. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu những thay đổi
về chất lượng hàng hoá được tính đến một cách thích đáng thì tốc độ
tăng của CPI không tăng lên với tốc độ nhanh trong những năm vừa
qua.

b) Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy
mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:

6


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1


Trong đó:

gp – Tỷ lệ lạm phát (%).

Ip – Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
Ip-1 – Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó.
c) Chỉ số giá sản xuất (PPI):
Chỉ số PPI đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá
bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá,
lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản
xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng
có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát
sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một
dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa
trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác
nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
d) Chỉ số giá bán buôn:
Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn
(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất
giống với PPI.
e) Chỉ số giá bán lẻ (RPI):
Chỉ số giá bán lẻ (RPI) phản ánh tình hình biến động giá bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ trên thị trường theo thời gian (tháng, quý, năm hay một chu kì nhiều
năm) và không gian (thị trường thế giới, thị trường toàn quốc, thị trường khu
vực, tỉnh, thành phố). Chỉ số này được tính theo phương pháp bình quân gia
quyền số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và giá hàng ở hai thời

7



Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
điểm khác nhau. RPI phản ánh một cách tổng hợp tình hình thị trường ổn
định hay biến động, mức độ lạm phát, hoạt động của ngành thương nghiệp
và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư. Được dùng vào nhiều mục đích:
nghiên cứu ảnh hưởng sự biến động của giá bán lẻ đối với thu nhập thực tế
và đời sống của nhân dân, đánh giá các hoạt động sản xuất, lưu thông, phân
phối,…
f) Chỉ số giá hàng hóa:
Chỉ số giá hàng hoá đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một
cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được
sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao
gồm cả vàng và bạc.
g) Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator – DGDP)
Chỉ số giảm phát GDP là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP
danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của
năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực).
Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:

Chỉ số giảm phát GDP là một phương pháp để tính tỷ lệ lạm phát.

Trong đó:

gpn – Tỷ lệ lạm phát năm n.
DGDPn – chỉ số giảm phát GDP năm n.
DGDPn-1 – chỉ số giảm phát GDP năm n-1.

h) Chỉ số “giảm lạm phát GNP”:

8



Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Chỉ số “giảm lạm phát GNP” là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó chính
là tỷ lệ của GNP danh nghĩa so với GNP thực tế. Chỉ số “giảm lạm phát
GNP” bao gồm tất cả các loại hàng hoá dịch vụ trong GNP, do đó nó phản
ánh khá toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng.
1.4. Nguyên nhân và tác động của lạm phát:
1.4.1. Nguyên nhân:
Khi nghiên cứu nguyên nhân của lạm phát, các nhà kinh tế có nhiều quan
điểm khác nhau do tiếp cận nó ở nhiều góc độ. Tuy vậy, tựu trung lại có các
quan điểm sau:
a) Lạm phát do cầu kéo
Do tổng cầu tăng nhanh trong khi tổng cung không thay đổi hoặc là
không phản ứng kịp với sự tăng lên của tổng cầu và chênh lệch giữa tổng
cầu và tổng cung càng lớn thì giá tăng càng nhiều.
b) Lạm phát do chi phí đẩy
Khi chi phí sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế gia tăng hoặc năng lực
quốc gia bị giảm sút sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất
chưa được sử dụng đầ hoặc năng lực quy đủ, chúng ta gọi đó là lạm phát do
chi phí đẩy.
c) Lạm phát do cơ cấu

Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao
động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền
công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi
nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm
phát nảy sinh từ đó.
d) Lạm phát do cầu thay đổi


9


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một
mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và
giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm),
thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng
có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn
đến lạm phát.
e) Lạm phát do xuất khẩu:

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm
được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường
trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do
tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
f) Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều:

Khi nhu cầu nhập khẩu tăng, nhu cầu ngoại tệ cũng tăng và làm cho giá
ngoại tệ tăng theo khiến cho nội tệ mất giá và dẫn tới lạm phát.
g) Lạm phát do tiền:
Do lượng tiền được phát hành quá nhiều trong lưu thông làm cung tiền
lớn hơn cầu tiền khiến mức giá chung tăng và làm đồng tiền nội tệ mất giá,
sức mua của đồng tiền giảm.
h) Lạm phát dự kiến:
Tỷ lệ lạm phát trong hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục
xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh
tế, các kế hoạch.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sau:
Những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ những chính sách quản lý
kinh tế không phù hợp của nhà nước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính

10


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
sách lãi suất… làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng
trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia.
Những nguyên nhân do khách quan đưa đến như thiên tai, chiến tranh,
hỏa hoạn, dịch bệnh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu…
1.4.2. Tác động của lạm phát:
Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tuỳ
theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có hể đêm lại những
điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể, còn lạm phát cao thường gây
những tác hại đến kinh tế và đời sống, không có điều gì là tốt gắn với siêu
lạm phát. Mặt khác, tác động vủa lạm phát còn tuỳ thuộc vào lạm phát đó dự
đoán trước được hay không, nghĩa là nhân dân và các thể chế có tiên tri được
mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu
tất cả các đợt lạm phát đều hoàn toàn dự đoán trước được thì lạm phát không
gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để
thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những
đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh
thần và sinh lực của nền kinh tế.
a) Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự
khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy
ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các

loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống.
Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những
người cho vay là bị thiệt hại.

11


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn
giản là lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Tuy
nhiên, một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực
hiện được trong điều kiện lạm phát ở mức độ thấp.
b) Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm:
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa
phải thức đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ
trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh,
kích thích tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng
lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất
nghiệp tăng lên. Nhà kinh tế học A. W. Philips đã đưa ra “Lý thuyết trao đổi
về lạm phát”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thất
nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.
c) Các tác động tiêu cực:
Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán trước được, cơ cấu nền
kinh tế dễ bị mất cân đối.
 Trong lĩnh vực sản xuất:

Các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào ngành sản xuất có chu kỳ
ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản xuất

có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành
sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải
nhiều rủi ro.
 Trong lĩnh vực lưu thông:

12


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thường
là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng
thêm rối loạn
 Trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ
giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện
tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho
hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của
hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi trông xã
hội bị sụt giảm nhanh chống, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng
thanh toán. Lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm
cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá huỷ, các tính toán
kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt
động đầu tư.
 Đối với tài chính Nhà nước:
Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mồn giá trị
thực của những khoản công phí. Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự
đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất
bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà
nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng

dần (thuế suất luỹ tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn
sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được
nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật.
 Đối với tiêu dùng thực tế và đời sống của nhân dân:

13


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Trong thời kỳ lạm phát, giả cả hàng hoá – dịch vụ tăng lên một cách
vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên,
vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể giữ vững, hoặc
tăng lên hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.

14


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Phần 2: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay (giai
đoạn 2008 - 2011).
2.1Thước đo lạm phát của Việt Nam.
Thông thường, Việt Nam thường lấy chỉ số CPI so với đầu năm để đo
mức độ lạm phát.
Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng CPI để phản ánh mức độ tăng giá
tiêu dùng chung từ năm 1998 (trước 1998, sử dụng chỉ số giá bán lẻ - RPI).
Từ đó đến nay, số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để
tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm

năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt
hàng), 2005 (494 mặt hàng).
Tại buổi họp báo ngày 31/12/2009 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã
công bố một số thay đổi trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời
kỳ 2009-2014. Theo công bố này, danh mục các mặt hàng đại diện trong
“rổ” hàng hóa thời kỳ 2009-2014 sẽ bao gồm 573 mặt hàng, tăng 78 mặt
hàng so với “rổ” hàng hóa cũ. Bên cạnh đó, quyền số dùng để tính CPI cho
giai đoạn tới ở cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc cũng có sự thay đổi; trong đó
nhóm hàng cấp I được tách thành 11 nhóm hàng thay vì 10 nhóm hàng. Mặc
dù chính thức công bố ngày 31/12 nhưng phương án tính CPI có cập nhật
các nội dung thay đổi này đã được Tổng cục Thống kê áp dụng trong tháng
11 và 12/2009. Do đó, hiện nay số liệu CPI của Việt Nam được chia làm 4
giai đoạn: 1998-2000, 2001-2005, 2006-10/2009 và 11/2009 - nay.

15


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Cơ cấu rổ hàng hoá hiện nay là:
Bảng 1. Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014 của
toàn quốc.

C
01
011
012
013
02
03

04
05
06
07
08
09
10
11

Các nhóm hàng và dịch vụ

Quyền

Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
1. Lương thực
2. Thực phẩm
3. Ăn uống ngoài gia đình
II. Đồ uống và thuốc lá
III. May mặc, mũ nón, giày dép
IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
VI. Thuốc và dịch vụ y tế
VII. Giao thông
VIII. Bưu chính viễn thông
IX. Giáo dục
X. Văn hoá, giải trí và du lịch
XI. Hàng hoá và dịch vụ khác

số (%)

100,00
39,93
8,18
24,35
7,40
4,03
7,28
10,01
8,65
5,61
8,87
2,73
5,72
3,83
3,34

2.2Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn (2008 - 2011):
2.2.1 Tình hình lạm phát năm 2008: lạm phát cao, tăng trưởng
thấp.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình
lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất
của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008,
chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.

16


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1


Biểu đồ 1: Diễn biến lạm phát 2008.
Trong hơn nửa đầu năm 2008, tốc độ tăng giá tiêu dùng tăng ở mức 2%/
tháng với đỉnh điểm là tháng 2 và tháng 5 (tăng 3.19%). Tháng 5/2008, CPI
một tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến của giá lương thực
(CPI lương thực tăng 22.19%). Trước đó tháng 3/2008 lạm phát cũng tăng
3.56% so với tháng trước. Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát
lên tới 2.86% cho mỗi tháng. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi
lên tới trên 30% (YoY). Kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%,
đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. Trong đó CPI của lương thực
tăng cao nhất và đạt 49.16%.
Các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm
phát của chính phủ đồng thời từ tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ
bắt đầu lan rộng ra toàn cầu làm giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhờ đó

17


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
lạm phát kể từ tháng 9 đã giảm mạnh so với những tháng trước đó. Liên tiếp
3 tháng 10, 11 và 12/2008 CPI tăng trưởng âm.

Biểu đồ 2: CPI theo tháng (1/2007 – 5/2009).
Nguồn: TCTK.
Chỉ số tăng trưởng GDP năm 2008 rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ
tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua (8,48%).
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm
trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy
nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý
1/2007.


18


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Biểu đồ 3: Tình hình tăng trưởng kinh tế và lạm phát (1995 - 2009)
Nguồn: tổng hợp từ GSO (2010)
2.2.2 Tình hình lạm phát năm 2009: lạm phát dưới 2 con số.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá
nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống
chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần
đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục
trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm
phát ở mức dưới hai con số.

19


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Biểu đồ 4: Tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng theo tháng năm 2009.
Nguồn: GSO & WSS
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49%
so với tháng 12 năm 2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so
với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn

đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng
mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng
nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong
những tháng cuối năm. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu
tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân
tố này không còn đóng vai trò chính nữa.

20


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Biểu đồ 5: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009.
2.2.3 Tình hình lạm phát năm 2010: diễn biến phức tạp.
Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010
tăng 1,98%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2010.
Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng
12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát
đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
Vẫn đúng với quy luật tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm,
hai điểm cơ bản khác biệt của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm nay là mức
tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến
hơn 1,5%.
Trong khi đó xu hướng diễn biến chỉ số giá khá liền mạch với các
bước chuyển chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ba tháng đầu năm CPI tăng

21



Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lại
vượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm. Trong 4 tháng chỉ số giá
tăng vượt 1% thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu
hướng tăng mạnh mẽ, đẩy lo ngại lạm phát những tháng đầu năm 2011 dấy
lên.

Biểu đồ 6: Diễn biến lạm phát năm 2010.
(Nguồn: TCTK)
2.2.4 Tình hình lạm phát 4 tháng đầu năm 2011:

22


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Ngày 11/2, Ngân Hàng NN VN đã chính thức phá giá tiền đồng lần thứ
ba trong vòng một năm (tiền đồng mất thêm 8,5%). Việc điều chỉnh tỷ giá
lần này diễn ra trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Việt Nam tiếp tục ở
mức cao, đạt 1 tỷ USD trong tháng 1 vừa qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 1 cũng tăng tới 12,17% so với cùng kỳ năm trước.Cập nhật đến
21/2/2011 thì CPI của TPHCM tăng 1,61%.Tất cả nhóm hàng đều đắt đỏ
hơn tháng đầu năm, ít nhất 0,01% và nhiều nhất là 3,45%, đẩy chỉ số giá tiêu
dùng tháng Tết ở TPHCM lên 1,61%.Sau 2 tháng, CPI Tp. HCM đã tăng
2,63% và nhìn về cùng tháng năm trước vọt lên 9,22%, CPI cả nước tăng tới
12.31%
Chỉ số CPI tháng 3/2011 tiếp tục tăng cao với tốc độ khác nhau giữa các
nhóm hàng hóa, dịch vụ... CPI tháng 3/2011 tăng 2.17% so với tháng 2, và
như vậy đã tăng 6.12% so đầu năm và tăng 13.89% so với cùng kỳ năm

trước. CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2008 đến nay. Trước
đó, CPI tháng 12/2010 tăng 1.98%, tháng 1/2011 tăng 1.74% và tháng 2 tăng
2.09%.
Xét theo các mặt hàng cụ thể, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
tăng 1.98%, lương thực tăng 2.18%, thực phẩm tăng 1.57% so với tháng
trước. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông với mức tăng 6.69% do
chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu.
Tiếp ngay sau mức tăng mạnh trên thì CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng cũng tăng thêm tới 3.67% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt,
thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.

23


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1
Những ngày đầu tháng 4/2011, sau những đợt tăng giá điện 15%, giá
xăng (tăng lên 21.300 VND/lít tức 30% trong tháng 3/2011) và điều chỉnh tỉ
giá hối đoái (tăng 9,3% từ đầu năm), Việt Nam trải qua một cơn bão giá. Nó
khiến người ta nhớ tới cơn bão giá vào tháng 1/2008 đã đem đến lạm phát
phi mã 28% trong năm này.
Cơn bão giá tháng 4/2011 sau cơn bão giá tháng 2/2011 (sau 2 đợt tăng
giá xăng ngày 24/2) tất nhiên vượt xa chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 13,89%
vào tháng 3/2011 so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số CPI tháng 4/2011 tăng
tới 17.51% so với cùng kỳ năm 2010.
Thực ra mức lạm phát hiện nay chỉ là tiếp nối ở mức cao hơn mức lạm
phát báo động 11,75% của năm 2010. So với các nước trong khu vực kể cả
Trung Quốc mà mức lạm phát trung bình từ 3-5% thì Việt Nam là một hiện
tượng! Riêng Trung Quốc có mức phát triển khoảng 10% (dự trù giảm
xuống còn 7-8% trong 5 năm tới), còn lạm phát chỉ mới sấp xỉ 5% mà đã

phải điều chỉnh bốn lần lãi suất.Việt Nam thì ngược lại chỉ muốn tăng mức
phát triển lên 7% khi mà mức lạm phát tăng gấp đôi (dự kiến 7% cho năm
2011 trong khi Ngân hàng Phát triển Á châu đưa ra con số 13,3%).

24


Lạm phát ở Việt Nam
Nhóm 1

Biểu đồ 7: Tổng sản lượng GDP và tỉ lệ lạm phát của một số nước Á
Châu và Việt Nam.
(Nguồn: ADB)

25


×