Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khủng hoảng nợ công của mỹ, những nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.44 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mở mắt ra thấy khủng hoảng, nhắm mắt lại nghe khủng hoảng, chiêm bao màng được khủng
hoảng, tỉnh dậy ngộ ra khủng hoảng…Đúng là bóng ma khủng hoảng khơi đầu từ Mỹ và nhanh
chóng gõ cửa từng nhà, ám ảnh từng người, làm suy yếu hệ thống tài chính, ngân hàng và
doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Cụm từ “ Khủng hoảng tài chính” đã trở thành thuật
ngữ quen thuộc trong suốt thời gian qua. Chúng ta càng nói nhiều, hiểu kỹ về cuộc khủng
hoảng tài chính càng góp phần đẩy cuộc khủng hoảng lùi xa hơn, giúp chúng ta tìm ra những
giải pháp hữu hiệu, giảm nhẹ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, quản trị được
khủng hoảng và tìm lối đi cho hậu khủng hoảng…Và khủng hoảng tài chính bao gồm khủng
hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ nần trong nền kinh tế và sự suy thoái
nặng nề của thị trường chứng khoán. Nhưng trong số đó khủng hoảng mà hiện nay nền kinh
tế thế giới đang phải đương đầu đó chính là “ khủng hoảng nợ công” trên thế giới, nó vô cùng
cấp bách và thách thức không chỉ với thế giới nói chung và Việt nam nói riêng.
Đó là lý do chính để nhóm 4 chúng tôi lựa chọn đề tài:
“ Khủng hoảng nợ công của Mỹ, những nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đối với nền
kinh tế thế giới”
Đây là bài tiểu luận vô giá vì được kết tinh từ trí tuệ tập thể 25 thành viên, có giá trị nghiên
cứu lâu dài và đặc biệt 100% từ đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm. Vì liều lượng, thời
gian có hạn, trong phạm vi 15 tờ chúng tôi không thể nêu tên chi tiết các bài báo, tác giả và
trang web mà chúng tôi đã tham khảo cho việc hình thành bài tiểu luận, rất mong được lượng
thứ. Chúng tôi thầm nghĩ đến những cộng sự đóng góp hoàn thiện bài tiểu luận này bằng sự
cảm ơn,trân trọng!
Sau đây xin mời các bạn đến với bố cục bài tiểu luận của chúng tôi:
I.

TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG

II.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


III.

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

IV.

BÀI HỌC HẬU KHỦNG HOẢNG

Phần I: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG
Từ giữa năm 2007 lại đây, các cụm từ” Khủng hoảng tài chính”, “ Khủng hoảng nợ công”
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, trong các câu chuyện
hàng ngày của các chính khách, nhà nghiên cứu , doanh nhân, và đông đảo các tầng lớp xã
hội. Vậy khủng hoảng là gì? KHủng hoảng nợ công là gì? Đâu là nguyên nhân, là bản chất
của khủng hoảng?

1. Cơ sở lý luận
1.1.

Khủng hoảng nợ công là gì?
Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt là khi có những
thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống đã đến ngoài mong đợi hay

1


những tình huống đã đến giai đoạn nguy kich. Khủng hoảng là sự hoảng loạn, sợ hãi ơ
quy mô lớn liên quan đến nhiều người, nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ.
Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế
do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi
thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành

công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ.
Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành
"lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm.
Hoa Kỳ nợ công là tiền vay của chính phủ liên bang của Hoa Kỳ tại bất kỳ thời điểm nào đó
thông qua việc phát hành chứng khoán Kho bạc và các cơ quan khác của chính phủ liên
bang . Nợ công quốc gia của Mỹ bao gồm hai thành phần :
 Nợ được tổ chức bởi công chúng bao gồm các chứng khoán được tổ chức bởi các nhà
đầu tư bên ngoài chính phủ liên bang, trong đó có tổ chức của nhà đầu tư, hệ thống dự
trữ liên bang và chính phủ nước ngoài và địa phương.
 Intragovernment nợ bao gồm trái phiếu kho bạc được tổ chức trong các tài khoản được
quản lý bởi chính phủ liên bang, chẳng hạn như Quỹ ủy thác an sinh xã hội.
Nợ công tăng hoặc giảm như là một kết quả của ngân sách hàng năm thống kê thâm hụt hay
thặng dư . Ngân sách của chính phủ liên bang thâm hụt hay thặng dư là sự khác biệt giữa tiền
mặt và chi tiêu biên lai của chính phủ, bỏ qua các chu chuyển trong nội bộ chính phủ. Tuy
nhiên, có một số chi tiêu (phân bổ bổ sung) thêm vào nợ nhưng bị loại ra khỏi phần còn
thiếu. Thâm hụt ngân sách được trình bày trên tiền mặt hơn là một tích lũy cơ sở, mặc dù các
cơ sở có thể cung cấp thông tin nhiều hơn về những tác động lâu dài của hoạt động hàng
năm của chính phủ.
1.2. Tác động của khủng hoảng nợ công ở mỹ
1.2.1 Ảnh hưởng trực tiếp đến nước Mỹ
Đồng USD mất giá làm cho các chỉ số niềm tin cả trong và ngoài nước suy giảm, đồng USD
không đi vào sản xuất kinh doanh mà tìm nơi trú ẩn là vàng, làm cho giá vàng tăng vọt… Như
vậy, lạm phát, giá cả tăng, thất nghiệp luôn ở mức cao, số việc làm tạo ra không đáp ứng nhu
cầu, đời sống nhân dân giảm sút, uy tín quốc tế của Mỹ suy giảm và mỹ phải đối mặt với nguy
cơ vỡ nợ… đó là hậu quả mà nền kinh tế Mỹ đang phải gánh chịu…
1.2.1.1 Nguy cơ vỡ nợ
Một trong những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ là các quỹ đầu tư nắm giữ
chứng khoán kho bạc; các ngân hàng mua trái phiếu trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) và bán lại cho các khách hàng, bao gồm các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí
Mỹ sẽ vỡ nợ nếu Chính phủ không thể hoàn thành các cam kết tài chính, bao gồm việc thanh

toán các khoản vay hoặc lãi suất của các khoản vay này. Chính phủ Mỹ vay mượn chủ yếu
thông qua việc bán trái phiếu đến các cá nhân và chính quyền địa phương với cam kết thanh
toán trong một khoản thời gian nhất định và đồng ý trả lãi suất đều đặn cho số trái phiếu này.

2


Nếu Mỹ không thể thanh toán được lãi suất hay các khoản vay, những người cho vay sẽ yêu
cầu lãi suất cao hơn đối với số trái phiếu mới, tương tự như tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và các
quốc gia nợ nần khác.
Do đó, lãi suất đối với các loại hình tín dụng sẽ gia tăng. Các loại hình tín dụng này bao gồm
các khoản vay doanh nghiệp, tiêu dùng đến các khoản vay thế chấp, các khoản tài trợ, và thẻ
tín dụng.
Tình trạng bế tắc kéo dài cũng có thể tiếp tục gây sức ép lên đồng USD và thách thức đến vị
thế đơn vị tiền tệ dự trữ chủ chốt trên thế giới của đồng tiền này.

1.2.1.2 Cắt giảm chi tiêu công
Tại Mỹ, mặc dù việc cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công (hiện đã ở mức cao) là cần thiết, các cân
nhắc về vấn đề an sinh xã hội để duy trì sự ổn định cũng quan trọng.
Bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu ngân sách nhắm tới các đối tượng xã hội khác nhau và cũng là
các nhóm cử tri ủng hộ hai Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc bầu cử nhiệm kỳ tổng
thống vào năm 2012

1.2.2Ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Mỹ đã bị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng năm 2011 và cảnh báo sự phục
hồi của Mỹ ngày càng yếu ớt có thể đe dọa đến kinh tế thế giới.Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) cho biết, trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thường được sử dụng như một bản vị hay hệ
quy chiếu, vì vậy nếu Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ thì toàn bộ hệ thống tài chính sẽ rơi vào tình
trạng "hỗn loạn."Chịu tác đôông khủng hoảng nợ công của các nước phát triển, tăng trưởng
kinh tế toàn cầu năm nay rất có thể sẽ ở mức cực thấp.


1.2.2.1Đối với khu vực châu Á
.Với khoảng 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ nắm giữ dưới hình thức trái phiếu của Bộ Tài chính
Mỹ, trong đó riêng Trung Quốc và Nhật Bản đã sở hữu tổng cộng trên 2.000 tỷ USD, rõ ràng
châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ.

a)Trung Quốc là quốc gia "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ
Số liệu cho thấy Trung Quốc đang sở hữu 3,2 nghìn tỷ đô trong dự trữ ngoại hối, mức nắm giữ
đô la Mỹ lớn nhất thế giới.
Nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng, Trung Quốc đã tập trung vào chính sách khuyến khích tiết
kiệm nội địa và giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để tạo đà cho hoạt động xuất khẩu.
. Điều đó có nghĩa là không ai có thể dám chắc, khoản dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD của
Trung Quốc sẽ lại không đứng trước nguy cơ bốc hơi thêm lần nữa.

3


Nói cách khác, “đống tiền” của Bắc Kinh không có sự bảo đảm chắc chắn nào.
Ngoài ra, sự tăng trưởng yếu ớt của nền kinh tế số 1 thế giới cũng sẽ đánh sụp lòng tin của
giới đầu tư vào đồng bạc xanh. Điều đó có nghĩa là, giá trị khối tài sản bằng USD của Bắc
Kinh sẽ sụt giảm đáng kể.
Do đó, Trung Quốc không còn cách nào khác là sống trong thấp thỏm với việc giá trị của “đống
tiền” trong tay mình lại do người khác quyết định

b)Khủng hoảng nợ tại Mỹ đang tác động đến cầu các mặt hàng xuất khẩu
từ châu Á.
Các báo cáo trong tháng qua cho thấy tăng trưởng xuất khẩu tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan
đều chậm lại, đồng thời các chuyến tàu đi nước ngoài của Trung Quốc trong mùa hè này có
thể bị trì trệ do nhu cầu giảm sút từ Mỹ.


c)Châu á rơi vào suy thoái do các nhà đầu tư rút tiền
Sau một tuần chao đảo, các sàn giao dịch của châu Á đều xuống điểm nghiêm trọng vào ngày
thứ Sáu 23/09/2011 theo chân xu hướng tụt dốc tại Hoa Kỳ và châu Âu. Tình trạng ảm đạm
này cho thấy giới đầu tư sẵn sàng nhanh tay rút vốn khi cần thiết và đẩy những quốc gia được
xem là có nền kinh tế vững chắc nhất vào suy thoái.
Chỉ trong vòng một tuần lễ, sàn giao dịch Jakarta rơi gần 11% , Manila -9,4%, Hongkong
-9,2%, Singapore -3,2%… Thượng Hải bị sụt 2,78% trong ngày thứ Năm, mất thêm 0,91%
ngày thứ Sáu.
Vấn đề là tại sao giới đầu tư rút tiền bỏ rơi châu Á và hậu quả sẽ ra sao ?
Theo chuyên gia Russell Napier thì các tay tài phiệt đánh hơi được một món lợi khác. Khủng
hoảng nợ tại châu Âu đã tạo ra tình trạng thiếu hụt đôla và tình trạng này sẽ lan ra khắp địa
cầu. Giới đầu tư cho rằng đã đến lúc họ phải bán cổ phần ở châu Á để mua đô la hay trái
phiếu của Mỹ hoặc của Đức.

d)Đối với khu vực ASEAN
Khu vực ASEAN bị ảnh hưởng nhiều nhất là thương mại đầu tư và tài chính. Xét về hệ thống
tài chính thì ảnh hưởng đó biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau
• Thị trường tiền tệ tài chính yếu đi nhanh và co hẹp nhiều, chứng khoán giảm sút rộng,
sâu và liên tục.
• Hệ thống ngân hàng cho vay hạn chế, thu nợ khó, phá sản tăng, lạm phát tăng, lãi suất
tăng cao.

4


• Điều này dẫn đến chi phí tăng, giá thành tăng, tồn kho hàng hóa của doanh nghiệp
càng nhiều, thợ mất việc tăng nhanh.
• Khó khăn về tài chính dẫn đến suy giảm kinh tế, không ổn định về đời sống và xã hội.
• Tuy nhiên tác động này khác nhau đối với từng quốc gia và khu vực và phụ thuộc vào
mức độ liên kết, vào thị trường và khả năng nội lực của nền kinh tế cũng như những

chính sách đối phó và xử lí khi khủng hoảng xảy ra của mỗi nước trong khu vực.
• Nhìn chung tác động có mức độ không như các khu vực phát triển.
.e) Ảnh hưởng đến Viêêt Nam
Tích cực: Giúp Việt Nam chứng tỏ sự ổn đinh nền kinh tế quốc gia trong lúc tài sản thế giới bị
đốt đi 1/3 tài sản. những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp tại thị
trường Âu-Mỹ và là thị trường của những nền kinh tế mới nổi . Việt Nam đã được xếp vào
hạng mãnh hổ của những nước mới nổi. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam
chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.
Têu cực: chủ yếu là trên lĩnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn,
xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ găôp khó khăn.
1.2.2.2 Khu vực châu Mỹ Latinh
Khủng hoảng nợ ở Mỹ tác động mạnh đến Mỹ Latinh
Ngày 27/7, Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc về Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) cảnh báo cuộc
khủng hoảng nợ công tại Mỹ sẽ tác động mạnh đến Mỹ Latinh - khu vực hiện đang có dự trữ
ngoại tệ bằng đồng USD lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Mỹ hiện là đối tác số một và có vai trò kinh tế quan trọng tại khu vực, nhất là đối với Mexico
cũng như các nước Trung Mỹ và Caribe. Các nguồn tài chính về đầu tư và kiều hối hàng năm
của Mỹ đối với khu vực này lên đến 200 tỷ USD.
Theo thống kê, trong tổng dự trữ 700 tỷ USD tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil chiếm 335 tỷ
USD, tiếp theo là Mexico (131 tỷ USD), Argentina (51 tỷ USD), Peru (47 tỷ USD), Chile (34 tỷ
USD) và Venezuela (28 tỷ USD).
Tổng Thư ký điều hành ECLAC, Alicia Bárcena đánh giá mặc dù Mỹ Latinh và Caribe có sự
chuẩn bị sẵn sàng để đối phó trước những tác động tiêu cực, nhưng vẫn có nhiều rủi ro ảnh
hưởng tới sự phục hồi và tăng trưởng của khu vực.

5


Hiện tại, thâm hụt tài chính của khu vực Mỹ Latinh, sau nhiều năm mở rộng chính sách
tài khóa, đã tăng gấp hai lần từ năm 2008, một phần do các khoản nợ của Brazil, Chile và

Mexico.
Bên cạnh đó, nhiều nước đã nâng mức nợ công của mình, hiện chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm
quốc nội của khu vực. Nợ công tại các nước như Argentina, Colombia, Nicaragua, Panama,
Brazil và Uruguay đã tăng hơn 40%.
Mặt khác, nợ quốc tế của các nước khu vực Mỹ Latinh trong năm 2010 đã tăng thêm 137 tỷ
USD, nâng tổng số nợ lên 944 tỷ USD, trong đó một nửa là của Brazil và Mexico.

1.2.2.3 Đối với khu vực Châu Phi
Cuộc khủng hoảng nợ và tài chính tại Mỹ và Châu Âu có thể tác động đến nền kinh tế
của nhiều quốc gia Châu Phi, do EU sẽ cắt giảm FDI và quan hệ thương mại với lục địa này
trong thời gian tới. Ngoài ra, khủng hoảng tài chính tại một số thành viên của EU như Hy Lạp,
Bồ Đào Nha cũng đang hạn chế nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và kim ngạch buôn bác
của EU với các khu vực khác, đặc biệt là đối với Châu Phi.
Các quốc gia Châu Phi cần sớm hoạch định kế hoạch và xâ dựng “kịch bản” về phát triển kinh
tế, đầu tư và thương mại để đối phó với khả năng nền kinh tế có thể “rơi” vào suy thoái kép và
các nguồn tại trợ của Châu Phi có thể bị cắt.

PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG
Hoa Kỳ đã có một khoản nợ công chúng kể từ khi thành lập năm 1791. Tháng 1/1791,Các
khoản nợ phát sinh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ và theo Điều lệ Liên bang lên tới $
75,463,476.52 01. Từ 1796 đến 1811 có 14 thặng dư ngân sách và 2 thâm hụt ngân sách. Có
một sự gia tăng mạnh trong nợ nần như là kết quả của cuộc chiến tranh năm 1812. Trong 20
năm sau cuộc chiến tranh, đã có 18 thặng dư và Mỹ đã trả 99,97% nợ sau đó của nó
Một sự gia tăng mạnh nợ xảy ra như là kết quả của cuộc nội chiến. Nợ được $ 65 triệu trong
năm 1860, nhưng thông qua $ 1 tỷ USD vào năm 1863 và đạt 2,7 tỷ vào cuối chiến
tranh. Trong suốt 47 năm sau, đã có 36 thặng dư và 11 thâm hụt. Trong thời gian này 55% nợ
quốc gia đã được trả.
Các giai đoạn tiếp theo của sự gia tăng lớn trong nợ quốc gia đã diễn ra trong Thế chiến thứ
nhất, đạt mức 25,5 tỷ USD vào kết luận của nó. Tiếp theo là 11 thặng dư liên tục và nợ giảm

36%.

6


Chương trình xã hội ban hành trong suốt cuộc Đại suy thoái và sự tích tụ và sự tham gia Thế
giới Chiến tranh II trong các Roosevelt FD và Truman nhiệm kỳ tổng thống trong các năm 1930
và năm 1940 gây ra sự gia tăng lớn nhất - một sixteenfold tăng các khoản nợ công cộng tổng
từ 16 tỷ USD vào năm 1930 lên $ 260 tỷ trong năm 1950. Khi Roosevelt nhậm chức vào năm
1933, nợ quốc gia là gần $ 20 tỷ, một khoản tiền bằng 20% của tổng sản phẩm quốc nội của
Mỹ (GDP). Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, chính quyền Roosevelt chạy thâm hụt ngân
sách lớn hàng năm từ 2 đến 5% GDP. Đến năm 1936, nợ quốc gia đã tăng lên đến 33,7 tỷ
USD, khoảng 40% GDP. Tổng nợ so với GDP đã tăng lên hơn 100% để trả cho Thế chiến II.
Sau giai đoạn này, bắt đầu từ năm 1965 và mỗi năm sau đó, sự tăng trưởng của các khoản nợ
tổng hợp của Mỹ bắt đầu tăng nhanh hơn GDP là tỷ lệ tăng trưởng GDP ở các nước phương
Tây.Tổng nợ bằng đô la danh nghĩa tăng gấp bốn lần trong Reagan và Bush nhiệm kỳ tổng
thống 1980-1992. Nợ công ròng về danh nghĩa. Tổng nợ so với GDP từ chối sau khi Thế chiến
II, sau đó tăng trong những năm 1980 như là một phần của Reaganomics . Trong những năm
1970, nợ được tổ chức bởi công chúng đã giảm từ 28%- 26% GDP . Trong những năm 1980,
nó đã tăng đến 41% của GDP.
Trong đô la danh nghĩa nợ công cộng tăng và sau đó đã giảm từ 1992 và 2000 từ $ 3 nghìn tỷ
vào năm 1992 lên $ 3,4 nghìn tỷ vào năm 2000, một phần do để các bong bóng dotcom . Trong những năm 1990, nợ tổ chức của công chúng tăng đến 50% và sau đó được
giảm xuống còn 39% vào cuối thập kỷ này.
Trong các nhiệm kỳ tổng thống của George W. Bush , các tổng công nợ tăng từ 5,7 nghìn tỷ
USD vào tháng Giêng năm 2001 lên 10,7 nghìn tỷ USD của tháng 12 năm 2008 .Theo Tổng
thống Barack Obama, nợ tăng từ 10,7 nghìn tỷ USD trong năm 2008 lên $ 14200000000000
tháng 2 năm 2011 . nợ so với GDP tăng do suy thoái kinh tế và các quyết định chính sách
trong đầu thế kỷ 21 . Từ năm 2000 đến 2008 nợ được tổ chức bởi công chúng đã tăng từ 35%
đến 40%, và 62% vào cuối năm tài chính 2010


2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công của Mỹ
2.2 Nguyên nhân
2.2.1, Nguyên nhân nội tại
Nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế, cho nên nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng
nợ công là do sự mất cân đối giữa thu và chi chính phủ.
2.2.1.1 Thu Chính phủ liên tục giảm
Thứ nhất, Tổng thống George W.Bush (con) đã thực hiện hai lần cắt giảm thuế thu nhập lớn,
lần đầu tiên vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Việc ngân sách Mỹ thặng dư 230 tỷ
sau thời Tổng thống Clinton đã giúp ông thành công dễ dàng. Theo đó mức thuế suất cao nhất
sẽ giảm từ 39.6% xuống 35%, ngừng đánh thuế cổ tức 2 lần, trong khi lại không giảm thuế
lương. Điều này khiến người ta cho rằng kế hoạch chỉ có lợi cho người giàu vì theo số liệu

7


thống kê năm 2000, 2% những người nộp thuế nhiều nhất đã trả 45% tổng số thuế thu nhập,
khi thuế thu nhập giảm thì những người giàu là người có lợi nhất. Theo luật thuế trước khi
Tổng thống Bush sửa đổi, thu nhập của công ty chịu thuế khi công ty có lãi. Khi công ty làm ăn
có lãi, trả cổ tức cho cổ đông, công ty sẽ phải chịu thuế. Chính vì vậy, thay vì trả cổ tức, nhiều
nhà quản lý đã giữ lại phần lãi này để lập ra các quỹ với những mục đích sử dụng không có lợi
cho cổ đông. Ngoài ra, việc đánh thuế vào phần lãi cổ tức còn dẫn đến tâm lý thích đi vay, điều
này bất lợi cho cổ đông. Lãi suất trả cho các khoản vay là khoản chi phí hợp lý không chịu
thuế, trong khi cổ tức trả cho cổ phiếu lại không được coi là chi phí. Khi đó, việc công ty huy
động vốn bằng cách đi vay có lợi hơn việc phát hành cổ phiếu.Có hai cách để loại bỏ việc
đánh thuế cổ tức hai lần: miễn thuế cho công ty hoặc miễn thuế cho nhà đầu tư. Kế hoạch của
Tổng thống Bush theo cách thứ hai, loại bỏ thuế thu nhập cá nhân cho các cổ đông khi được
trả
cổ
tức.
Chính sách cắt giảm thuế của Bush được gia hạn hai năm trong tháng 12 năm 2010, sau cuộc

tranh luận đáng kể giữa các bên, và sẽ hết hạn vào năm 2013. Theo Văn phòng Ngân sách
Quốc hội, phần mở rộng này sẽ bổ sung thêm 3,3 nghìn tỷ USD nợ quốc gia.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã làm cho nền kinh tế Mỹ suy thoái kéo theo việc
sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp tăng và thu nhập bị giảm sút. Với 9,2% lực lượng lao
động thất nghiệp, Hoa Kỳ có thể không tồi tệ như Tây Ban Nha thất nghiệp là trên 20%, hoặc
Hy Lạp là 15%. Nhưng so với hầu hết các quốc gia phát triển khác tỉ lệ đó là tương đối cao. Tỉ
lệ thất nghiệp chính thức của Trung Quốc chỉ ở mức 4,1%, Đức 6%, Brazil 6,5%, Nga
7,6%.Đây là thời kỳ dài nhất của tỷ lệ thất nghiệp cao kể từ mùa đông năm 1982.+Với hơn 14
triệu người Mỹ không có việc làm, và nhiều người ít có triển vọng công việc trong những tháng
tới, không đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế Mỹ hầu như không phát triển. Hậu quả tất yếu là
thuế thu nhập chính phủ thu được cũng theo đó mà giảm.
Thứ ba, để vực dậy nền kinh tế trong giai đoan suy thoái, Chính quyền Tổng thống Obama đã
cắt giảm 2% thuế thu nhập vào năm 2011, và mở rộng chương trình cắt giảm thuế cho tất cả
người dân Mỹ, kể cả những người giàu có nhất, trong vòng 2 năm.
So với năm 2008, nguồn thu chính phủ năm 2009 đã giảm thu thuế 320 tỷ USD do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế và thêm 100 tỷ USD do cắt giảm thuế trong các dự luật kích thích kinh tế
Còn so với năm 2001, nguồn thu chính phủ đã giảm trên tổng GDP ở các khoản doanh
thu thuế thu nhập cá nhân (-3,3%), thuế tiền lương (-0.5%), thuế thu nhập doanh nghiệp
(-0,5%) và (-0,4%).
2.2.1.2Chi Chính phủ tăng mạnh
Thứ nhất, khoản chi chính phủ gia tăng do chi phí quốc phòng khi Mỹ mở cuộc tấn công vào
Afghanistan và Iraq.Nhân vụ 11/9, Tổng Thống Bush đã quyết định mở cuộc tấn công vào
Afghanistan để tìm bắt Bin-Laden và thanh toán nạn khủng bố. Năm 2003 ông lại ra lệnh tấn
công Iraq mặc dầu bị LHQ và nhiều quốc gia phản đối. Qua hai cuộc chiến vô định này, ngân
sách quốc phòng Mỹ đã phải gia tăng liên tục. Riêng dưới thời Tổng Thống Bush, ngân sách
quốc phòng đã từ 412 tỷ USD lên 699 tỷ USD, tức tăng 70%.Mục tiêu của hai cuộc tấn công
nói trên được nói là chống khủng bố, nhưng trong thực tế, chống khủng bố chỉ là yếu tố phụ,
giúp các công ty quốc phòng thực hiện các cuộc đấu thầu và mở đường cho các công ty dầu
lửa khai thác dầu ở Iraq mới là yếu tố chính. Khi Tổng thống Barack Obama mới đây loan báo
rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan, ông nói những cuộc chiến tranh Hoa Kỳ tham dự hiện nay

khiến nước Mỹ tiêu tốn 1.000 tỉ đô la. Chưa bao gồm những chi phí trong tương lai mà Mỹ bắt
buộc phải chi trả để chăm sóc các cựu chiến binh. Thêm vào đó là 1.000 tỉ đô la tiền lãi cho
các món nợ cần thiết đến năm 2020.”

8


Thứ hai, trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush và Obama đã
đưa ra các chương trình kích cầu. Thổng thống Bush đưa ra chương trình kích cầu tổng hợp
trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân (13/8/2008), thực hiện
gói kích thích 700 tỷ dollar nhằm kích thích tiêu dùng (3/10/2008), chương trình giải cứu nợ
xấu trị giá 150 tỉ USD, giải cứu hai công ty cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac 91 tỉ
USD. 2 công ty đã nắm giữ những chứng khoán dưới chuẩn có độ rủi ro cao hơn so với
những mô tả trong tài liệu chào bán cho Fannie Mae và Freddie Mac.Tổng thống Barack
Obama cũng đã ký đạo luật cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi
khủng hoảng nổ ra, trị giá 787 tỷ dollar (17/2/2009), các chương trình trợ cấp thất nghiệp
Thứ ba, dự thảo cải tổ y tế được thông qua vào tháng 3 năm 2010 đã tăng thêm gánh nặng chi
tiêu cho chính phủ Mỹ. Đây là đạo luật gây nhiều tranh cãi ở Mỹ, toàn bộ 178 phiếu của đảng
Cộng hòa đều bỏ phiếu chống, ngoài ra cũng có tới 34 phiếu chống từ chính đảng Dân chủ,
hàng ngàn người dân phản đối dự luật này. Tình trạng sức khoẻ trung bình của người dân Mỹ
đứng hàng thứ 37 trên thế giới, ngang hàng với Serbia một nước nghèo ở Đông Âu. Mặc dù
ngân sách y tế Mỹ, chi phí cho đầu người dân ở Mỹ cũng cao nhất thế giới nhưng nước Mỹ
vẫn chưa bảo đảm được cho toàn thể dân chúng một điều cơ bản của một xã hội văn minh là
“bảo đảm y tế toàn diện“.Việc cải tổ sẽ kéo dài 10 năm với chi phí ước tính khảng 940 tỉ USD,
nhằm mục đích mở rộng bảo hiểm y tế đến cho thêm 32 triệu người dân Mỹ hiện không có bảo
hiểm. Số 32 triệu người được hưởng lợi chỉ bằng 1/10 tổng dân số Mỹ. Dân giầu có, bậc trung
tỏ ra thờ ơ với dự luật này, vì họ đang có bảo hiểm, gánh thêm cho người nghèo nghĩa là phải
đóng thuế cao hơn, chi phí cho y tế xã hội ít đi và kéo theo nhiều hậu quả khác.
Nhiều người cho rằng, Mỹ sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ thực sự vào năm 2020,
khi các khoản chi cho chăm sóc y tế và lương hưu sẽ tăng mạnh. Mười năm trước đây, nhà

kinh tế Pete Peterson cho rằng cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thế kỷ 21 không phải là cuộc
quyết đấu hạt nhân, hoạt động khủng bố hay biến đổi khí hậu, mà chính là sự lão hóa dân số,
với số người cao tuổi tăng mạnh chưa từng thấy và số lượng thanh niên giảm mạnh nhất từ
trước đến nay. Hiện, tỷ lệ số người lao động trên số người về hưu là 3:1, nhưng tỷ lệ này sẽ
giảm xuống 1,5:1 hoặc thậm chí 1:1. Cuối cùng tất cả các nước phương Tây sẽ giống với
bang Florida, nơi 1/5 dân số trên 65 tuổi.Một trong những nguyên nhân chính khiến ngân sách
Mỹ thâm hụt mạnh là do dân số lão hóa. Ngân sách quốc phòng hiện nay, gồm cả hai cuộc
chiến tranh lớn tại Ápganixtan và Irắc, chỉ chiếm 20% chi tiêu liên bang, và đang tiếp tục giảm.
Trong khi đó, khoảng 50% ngân sách liên bang Mỹ hiện được dành cho các chương trình
chăm sóc y tế, hỗ trợ y tế và an sinh xã hội.
So với năm 2001, chi tiêu của nước MỸ trên phần trăm GDP năm 2009 đã tăng ở các lĩnh
vực: Medicare & Medicaid (1,7%), quốc phòng (1,6%), an ninh, thu nhập chẳng hạn
như trợ cấp thất nghiệp và tem phiếu thực phẩm (1,4%), an sinh xã hội (0,6%) và các
loại khác (1,2%).

3.Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến khủng hoảng nợ công ở Mỹ là do Mỹ dễ dàng
nhận được khoản vay từ các nước khác.
Toàn bộ hệ thống tín dụng ở Mỹ và tại nhiều nền kinh tế trên thế giới luôn quan niệm
rằng, có một thứ tài sản phi rủi ro, đó là chứng khoán Chính phủ Mỹ. Điều đó thể hiện
niềm tin đã tồn tại trong nhiều năm của giới đầu tư vào nền tài chính Mỹ. Không có quy

9


định nào trong Hiến pháp Mỹ đảm bảo rằng, nước này sẽ luôn hoàn trả mọi khoản nợ,
nhưng Chính phủ Mỹ đã chứng minh điều đó trong hơn 200 năm nay. Bên cạnh đó mức
tín nhiệm AAA của trái phiếu chính phủ Mỹ cũng khẳng định tính an toàn của nó.

4. Thay đổi cách tính nợ công
Chính quyền Obama thay đổi cách tính nợ công để báo cáo chính xác hơn tổng chi tiêu của

chính phủ liên bang.Bốn thay đổi là:
1. Kế toán cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan (“ngờ quân sự ở nước ngoài ")
trong ngân sách chứ không phải là thông qua việc sử dụng phân bổ bổ sung;
2. Giả sử thuế tối thiểu sẽ được thay thế cho mục lạm phát;
3. Kế toán cho các chi phí đầy đủ của số tiền bồi hoàn Medicare;
4. Dự đoán chi phí không thể tránh khỏi để cứu trợ thiên tai tự nhiên.
Theo các quan chức chính quyền, những thay đổi này sẽ làm cho khoản nợ hơn mười năm
2,7 nghìn tỷ USD lớn hơn.

2.2.2 Nguyên nhân bên ngoài
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu cũng đã có tác động tiêu cực đến Mỹ và làm cho khủng hoảng
nợ ở nước này thêm trầm trọng.Liên minh châu Âu là một chỉnh thể, là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Mỹ. Khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể khiến đồng EUR đi xuống. Vốn chảy từ đồng
EUR sang đồng USD, khiến cho đồng USD tăng giá, từ đó làm suy giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu Mỹ.
Khủng hoảng nợ châu Âu lan ra toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến Mỹ và toàn thế giới. Tình
hình này đã khiến nhà đầu tư hoảng sợ bán cổ phiếu khiến phố Wall giảm điểm mạnh.

2.3.Giải pháp
I.

Mỹ đang phải đối mặt với vấn đề nợ công. Vậy nước mỹ đã có những giải pháp như thế
nào đối với vấn đề cấp bách này?

2.3.1.Trong ngắn hạn
Nước mỹ đã đưa ra chính sách nâng trần nợ, thắt lưng buộc bụng . Hạ viện Mỹ ngày 2/8
chính thức thông qua thỏa thuận về nâng mức trần nợ công từ 14.300 tỉ USD hiện nay lên
thêm 2.400 tỉ USD. nó chỉ là một khoảnh khắc nghỉ ngơi rất ngắn ngủi nhưng giúp kinh tế
Mỹ nói riêng và thế giới nói chung tránh được một “thảm họa”. Tổng thống Obama từng
nói: "Bảo hiểm xã hội cần đưa tới toàn dân, dự toán bảo hiểm xã hội quyết không thể cắt

giảm"; "Trẻ em là tương lai của nước Mỹ, một xu trong kinh phí giáo dục không thể thiếu"; "
Cuộc chiến chống khủng bố không thể ngừng lại"; "các hạng mục năng lượng sạch là trọng
điểm tăng trưởng tiếp theo của Mỹ"... Mặc dù, các bên nhất trí sẽ giảm thâm hụt 2.400 tỷ

10


USD trong 10 năm tới, trong đó 1.000 tỷ USD là từ cắt giảm chi tiêu; song 1.400 tỷ USD
còn lại chưa biết là sẽ trông vào cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế. việc cắt giảm chi tiêu vào
chi tiêu công, quân sự, giáo dục, y tế, an sinh xã hội và tư hữu hóa chính phủ là một giải
pháp được đưa ra. về giáo dục: đóng cửa hay sát nhập các trường hoặc tăng học phí. Về
vấn đề chi tiêu cho an sinh xã hội như việc cắt giảm chi cho quĩ an sinh xã hội, tăng độ tuổi
về hưu, giảm trợ cấp năng lượng. vấn đề sa thải công nhân viên chức hay tư hữu hó chính
phủ cũng là một trong những biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ. giảm chi tiêu tránh
cho chính phủ khỏi lâm tình cảnh không trả được nợ - điều chưa từng xảy ra. Vấn đề tăng
thuế: tăng thuế đất, thuế VAT, khắc phục các lỗ hổng về thuế quan, đánh thuế vào những
mặt hàng xa xỉ như ô tô, hồ bơi, các công ty làm ăn với lợi nhuận lớn… cũng được tiến
hành đồng thời trong chính sách thắt lưng buộc bụng. Không những thế, Nhà Trắng đang
“đếm cua trong hang” bởi vì đã quá lạc quan khi dự kiến thu nhập về thuế đến năm 2016
tăng gấp đôi, từ 956 tỷ USD của năm 2011 lên 1.780 tỷ USD trong năm 2016. Tuy nhiên
đâythực sự vẫn chưa phải là giải pháp giải quyết tận gốc của vấn đề. gốc rễ vấn đề là ở
chỗ khoản nợ quốc gia khổng lồ của Mỹ ngày càng tăng lên.
các biện pháp tiết kiệm trong thỏa thuận sắp tới còn không đủ bù đắp các khoản nợ
mới. Theo tính toán của Nhà Trắng, khoản chi ngân sách của nước Mỹ trong giai đoạn
2012-2016 sẽ lên tới 20.100 tỷ USD, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 16.700 tỷ USD.
Như vậy thâm hụt ngân sách trong khoảng thời gian nói trên là 3.400 tỷ USD, trong khi
thỏa thuận qui định chính phủ Mỹ tiết kiệm chi tiêu 2.400 tỷ USD trong khoảng thời gian
10 năm. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Washington tăng gấp đôi tốc độ tiết kiệm, đến
giữa thập niên này, nước Mỹ vẫn mắc nợ thêm 1.000 tỷ USD.
Mỹ có thực hiện được cam kết giảm thâm hụt ngân sách hay không. Nếu Mỹ không thể

đảm bảo hạn chế chi ngân sách chính phủ và tăng độ bền vững của nền kinh tế, triển
vọng lạm phát tăng cao và đồng USD mất giá sẽ là chuyện rất thực tế. Tất cả điều này
làm tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc
biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những
người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh nhất
từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Và việc cắt giảm chi
tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phục hồi của nền kinh tế vì cắt giảm chi tiêu trước mắt
có thể giúp một số chính phủ tránh bị vỡ nợ trong ngắn hạn, song về lâu dài nó không
thể giúp giải quyết được những vấn đề mấu chốt như suy giảm kinh tế, thất nghiệp làm
nảy sinh mâu thuẫn nội bộ và các vấn đề xã hội. trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh
tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của
các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây,
thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền
kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng
hoảng kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một
trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng
hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế
của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt

11


ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện
pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều.
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái
phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính
phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái
phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có
rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ
ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái. Việc chính phủ tăng

cường phát hành trái phiếu làm cho giá cả của các trái phiếu đó giảm xuống thể hiện ở
việc chi phí vốn vay tăng lên tức chính phủ cần tăng lãi suất huy động. VIệc tăng lãi
suất này xét trong ngắn hạn không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì
chính phủ có thể tăng thuế để bù đắp. Nhưng nếu xét một cách dài hạn thì đây là một
cách tiềm tàng nhiều rủi ro bởi lẽ khi lãi suất tăng quá cao sẽ khiến chính phủ gặp nhiều
khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc
này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát vì vậy người ta nói rằng phát hành trái phiếu là
phương thức vay nợ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát
Trong ngắn hạn. mỹ đồng thời phải giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại
con số thất nghiệp của mỹ đã lên tới 9%. Vì vậy tạo công ăn việc làm, tăng sức mua
của dân chúng sẽ là một giải pháp cho vấn đề nợ công được giải quyết.

PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong phòng Brady cuộc họp báo tại Nhà
Trắng công bố một thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trần.
Ngày 31/ 7/ 2011, Tổng thống Obama đã thông báo rằng lãnh đạo của cả hai
bên trong hai viện đã đạt được thỏa thuận rằng sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách
và tránh những mặc định bất kỳ nào từ hai phía. Những ngày cuối cùng của
cuộc họp, văn phòng Loa Boehner của phác thảo thỏa thuận cho Nhà đảng
cộng hòa thông báo:

12


Thỏa thuận cắt giảm chi tiêu nhiều hơn sẽ làm tăng giới hạn nợ của Mỹ. Trong đợt đầu
tiên, 917 tỷ USD sẽ được cắt giảm để tăng hạn mức dư nợ 900 tỷ USD trong luật nợ
trần.
Thỏa thuận thành lập một ủy ban Quốc Hội liên quan cho rằng sẽ tạo ra dự luật về
giảm nợ vào ngày 23/10/2011, mà có thể được miễn thay đổi. Mục tiêu của dự luật là

cắt giảm ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới và cần được thông qua ngày
23/12/2011. Ủy ban sẽ có 12 thành viên, mỗi bên là 6 thành viên.
Dự kiến mức thu từ dự luật của Ủy ban là không được vượt quá mức thu ban đầu
được đề ra bởi quy định của đạo luật hiện hành.
Thỏa thuận quy định một đạo luật để Quốc hội thực hiện. Nếu Quốc hội không để ra
mức thu để giảm thâm hụt với ít nhất 1,2 nghìn tỷ USD trong cắt giảm chi tiêu, sau đó
Quốc hội có thể bù đắp một sự gia tăng là 1,2 nghìn tỷ USD trong trần nợ. Điều này sẽ
thông qua hội đồng quản trị cắt giảm ("cô lập") chi tiêu, không sử dụng vào quốc phòng
an ninh và phòng không. Việc cắt giảm sẽ áp dụng cho các chi tiêu công như quốc
phòng, y tế và trợ cấp trong năm 2013 đến năm 2021 và bằng với số tiền là 1,2 nghìn
tỷ USD trong thâm hụt ngân sách được để ra bơi ủy ban chung. Cơ chế này giống như
Đạo luật Cân bằng Ngân sách năm 1997. Có miễn cho khoản cắt giảm chi tiêu của hội
đồng quản trị Medicare, nhưng không có an sinh xã hội mà chỉ chi cho nhân viên
thuộc dân sự và quân sự, hoặc cựu chiến binh.
Quốc hội phải bỏ phiếu về một sửa đổi lại ngân sách cân bằng giữa tháng 1/2011và
hoàn thiện vào cuối năm.
Trần nợ có thể được tăng thêm 1.5 nghìn tỷ USD nếu một trong hai một trong hai điều
kiện sau đây được đáp ứng:
o Một sửa đổi ngân sách cân bằng được gửi đến các tiểu bang
o Ủy ban cắt giảm chi tiêu một số tiền lớn hơn so với mức tăng trần nợ được yêu
cầu
Với 900 tỷ USD được để ra trong thỏa thuận cho việc tăng mức dư nợ trần sẽ không loại bỏ
vốn quan trọng từ nền kinh tế trong năm nay và sự bù đắp trên không thể diễn ra cho đến năm
2013 . Nếu họ cứ tiếp tục tăng mức nợ trần, một Quốc hội mới có thể bỏ phiếu để loại bỏ
hoặc làm sâu sắc hơn vấn đề của việc nâng trần nợ.Báo cáo của J.Boehner đặc biệt quan tâm
đến cắt giảm quốc phòng sẽ không thể đi vào hiệu lực cho đến sau năm 2013. Tổng thống
có thể tăng quy định với mức nợ trần, nhưng để ngăn chặn việc phủ quyết , Quốc hội phải
thông qua một dự luật chấp thuận của đại đa số hai phần ba để nghị bãi bỏ một quyền phủ
quyết.
Ngày 29/7, với 218 phiếu thuận và 210 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật nâng

trần nợ và cắt giảm chi tiêu do đảng Cộng hòa đề xuất. Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho
biết, Mỹ sẽ nâng trần nợ thêm 900 tỷ USD ngay lập tức và lưỡng viện cần thông qua kế hoạch
sửa đổi ngân sách trước khi nâng trần nợ lần 2. Nhưng Tổng thống Barack Obama lại ủng hộ
kế hoạch của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, nghị sỹ đảng Dân chủ Harry Reid - trần nợ
được nâng thêm 2.400 tỷ USD và cắt giảm ngân sách khoảng 2.000 tỷ USD trong 10 năm.
Trở ngại chính trong đàm phán là việc đảng Cộng hòa phản đối tăng thuế trong khi đảng Dân
chủ muốn giữ các chương trình xã hội cho người nghèo, người cao tuổi và một chương trình
hưu trí công.
Cuối cùng, Tổng thống Barack Obama cũng khẳng định, sẽ phủ quyết mọi kế hoạch nếu
không nâng mức trần nợ công đủ để đảm bảo chính phủ có kinh phí tiếp tục hoạt động và nền
kinh tế không rơi vào cảnh vỡ nợ. Tổng thống Barack Obama cũng nhấn mạnh, kế hoạch của

13


Hạ viện là ngắn hạn và không giải quyết triệt để vấn đề, đồng thời chỉ trích đảng Cộng hòa chỉ
muốn nâng mức trần vay nợ quốc gia, nhưng không chịu tăng thuế đối với các tập đoàn lớn và
người có thu nhập cao.” Tổng thống Barack Obama tiếp tục cảnh báo cần phải nâng trần
nợ trước ngày 2/8 để tránh vỡ nợ”.

PHẦN IV: BÀI HỌC RÚT RA HẬU KHỦNG HOẢNG
Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - cũng không thoát khỏi họa nợ công và phải hứng chịu hệ lụy từ
việc hạ định mức tín nhiệm của Standard&Poor's (S&P) đối với trái phiếu chính phủ nước này.
Và phải chăng, nợ công ở Mỹ hay châu Âu chính là những “tấm gương xấu” để chúng ta phải
tích cực xử lý sớm nợ nần?

Vì sao nguy hiểm?
Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chính thường xuất phát từ ba khu
vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) như từng xảy ra ở Thái Lan năm 1997, khủng hoảng
ngân hàng và khủng hoảng nợ công.

Nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản ở
ngưỡng trên 100% GDP, thậm chí ở Nhật còn trên 200% GDP!
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụng bất động sản
dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởng đã tạm yên thì bước sang năm
2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủng hoảng nợ công. Từ đó, bộc lộ những ảnh hưởng
mang tầm vóc sâu rộng và nguy hiểm đối với nền tài chính toàn cầu, đến nỗi, nhiều ý kiến cho
rằng, thế giới sắp phải đón một “siêu bão” tài chính mới.
Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và
sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợ công gây tốn kém chi phí không kém
số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệ thống tài chính nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính
vừa qua.
Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem thường khủng hoảng nợ công. Bởi
nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp thời, sẽ nổ ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và lan
truyền nguy hiểm tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu
chính phủ phát hành đều được ngân hàng nắm giữ.
Trên thực tế, không chỉ có ngân hàng của Ireland mua trái phiếu Chính phủ nước này mà
nhiều ngân hàng của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều mua. Hoặc với trái phiếu Hy Lạp, Tây Ban
Nha, Italia cũng vậy. Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại là toàn cầu
hóa nên khi ngân hàng bị tổn thương, uy tín bị giảm sút, sẽ tác động xấu đến dòng tiền gửi
của người dân.

Chuyện của người Mỹ
14


Đã từ lâu, thế giới quá quen với tình trạng nợ nần của Mỹ. Còn người Mỹ luôn yên tâm rằng,
nền tảng kinh tế, thành lũy tài chính hùng mạnh của nước này hoàn toàn miễn dịch với thứ
mầm bệnh kia. Họ tự hào về nền tảng kinh tế, khoa học công nghệ và năng suất lao động có
thể làm chủ được thị trường tài chính thế giới; coi đó là thứ giá trị bảo hiểm cho đồng tiền của
mình, là vật thế chấp đáng tin cậy nhất cho nợ công.

Một quan chức phía Mỹ đáp: “Yên tâm, nợ công Mỹ còn chưa đến 100% GDP, Nhật Bản còn
nhiều nợ công hơn chúng tôi. Ai cầm trái phiếu Mỹ là cầm vàng”. Quan chức này cũng nhắc lại
câu nói nổi tiếng của Alexander Hamilton, Bộ trưởng Bộ Ngân khố đầu tiên của Mỹ, tại vị 1789
- 1795: “Nợ nước Mỹ là vàng”.
Nhưng giờ đây, vấn đề đã khác. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bộc lộ mặt trái không
mong muốn của nợ công nước Mỹ và nhiều nước khác. Khi thế giới chưa hết sững sờ về cuộc
mặc cả giữa chính phủ và Quốc hội Mỹ nâng trần nợ công lên mức 16,4 nghìn tỷ USD và đổi
lại phải cắt giảm chi tiêu 2,1 nghìn tỷ USD trước bờ vực vỡ nợ thì sự đánh tụt trái phiếu dài
hạn của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P như thể là “lưỡi dao” bổ xuống sự kiêu hãnh quá mức
của nước này. Đó còn là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với trung tâm kinh tế, tài chính ở
một quốc gia có nền tảng kinh tế vững mạnh bậc nhất toàn cầu.

Không để nước đến chân!
Khi chứng kiến nước Mỹ sống trong những ngày bên bờ vực vỡ nợ và sự mặc cả nâng trần
nợ công cũng như sự kiện S&P đánh tụt hạng trái phiếu chính phủ Mỹ từ AAA xuống AA+,
thêm một lần nữa, hồi chuông cảnh báo nợ công lại được gióng lên với Việt Nam. Đó là bài
học đắt giá không chỉ cho Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Lời kết
Có những người cho rằng cuộc khủng hoảng tài nợ công lần này là một hệ quả triết học kinh
tế, là sự sụp đổ của tư tưởng tự do kinh tế mà hoa kỳ đã theo đuổi hàng thế kỷ nay. Thật vậy!
Tôi còn nhớ mãi lá thư hài hước mà một cá nhân gửi cho tổng thống Bush: “ Đồng chí G.Bush
ạ, đồng chí đã đưa nền kinh tế nước Mỹ đi theo đúng con đường xã hộ chủ nghĩa…” Cũng
qua cuộc khủng hoảng này, không chỉ các nhà kinh tế mà những con người trong nhà trắng
phải ngồi lại và ngẫm nghĩ đến các học thuyết của Mác để học tập một cách nghiêm túc.
Cuộc khủng hoảng cũng không chỉ dừng lại ở nước Mỹ bên kia bán cầu hay châu Au cổ kính,
nó nhanh chóng lan tỏa tới cả những cánh rừng rậm châu Phi. Hay thận chí Trung Đông mà
lan tỏa tới làng quê yên tĩnh của Việt Nam.
Với tấm lòng của mình, chúng tôi gửi lới cám ơn dến những nhà cung cấp thông tin trên các
trang web, những độc giả cùng tham khảo và giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn bài tiểu kuận

này. Chúng tôi mong nhận được ý kiến phản hồi của các bạn đọc về bài tiểu luận này. Mọi chi
tiết xin gửi về:
Trân trọng cám ơn!

15


16



×