Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đồ án tốt nghiệp mỏ địa chất 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 75 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Trong tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá của
nước ta hiện nay, ngành công nghiệp mỏ nói chung và ngành khai thác đá vôi nói
riêng đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đá vôi là nguồn
cung cấp vật liệu xây dựng – vật liệu giao thông và cung cấp nguyên liệu để sản
xuất xi măng, sản xuất hoá chất...
Nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức lý thuyết đã được học tập ở
trường và khả năng hiểu biết thực tế sản xuất cũng như bước đầu làm quen với
công tác thiết kế khai thác mỏ của người kỹ sư, vừa qua em được Bộ môn Khai
thác lộ thiên – Trường Đại học Mỏ – Địa chất giới thiệu đi thực tập kỹ sư tại mỏ đá
vôi Tràng Đà, Tuyên Quang thuộc công ty xi măng Tân Quang và được giao đồ án
tốt nghiệp thiết kế khai thác sơ bộ cho mỏ đá vôi Tràng Đà.
Trong quá trình thiết kế, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của ThS.
Nguyễn Hoàng, các thầy, cô giáo trong Bộ môn Khai thác lộ thiên cùng sự giúp
đỡ góp ý của các bạn bè đồng nghiệp.
Bản đồ án có hai phần chính như sau:
Phần chung: Thiết kế sơ bộ khu Bắc mỏ đá vôi Tràng Đà
Phần chuyên đề: Nghiên cứu lựa chọn Mở Vỉa hợp lý cho mỏ đá vôi Tràng
Đà.
Mặc dù đã có sự cố gắng tích cực nghiên cứu tìm tòi học hỏi của bản thân cùng với
sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp, song do bước đầu làm quen
với công tác thiết kế, trình độ và kinh nghiệm có những hạn chế, do đó em mong
nhận được sự phê bình góp ý của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô
trong Bộ môn Khai thác lộ thiên và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ để hoàn thành
bản đồ án này.


Hà Nội, tháng 03 năm 2016
Sinh viên: Lê Thống Soái

1

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

2

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Nhận xét của giáo viên phản biện

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

3

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

4

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

PHẦN CHUNG

THIẾT KẾ SƠ BỘ KHU BẮC MỎ
ĐÁ VÔI TRÀNG ĐÀ

5

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ



Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG MỎ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
CỦA KHOÁNG SẢN
I.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MỎ ĐÁ VÔI HOÀNG MAI A
I.1.1.Tình hình tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Mỏ đá vôi thuộc xã Tràng Đà, Thành phố Tuyên Quang.
Mỏ nằm cách thành phố Tuyên Quang khoảng 5km về phía đông bắc, ví trí khu mỏ
nằm trong giới hạn tọa độ hệ VN 2000 như sau:
X= 2416.800÷2417.650
Y= 418.170÷419.400
b. Địa hình
Khu mỏ đá vôi Tràng Đà thuộc vùng đồi núi thấp, độ cao tuyệt đối từ 25,5m phía
chân núi, đỉnh cao nhất trong khu vực mỏ mức +165m. Địa hình có xu hướng thấp
dần về phía tây, tây nam. Địa hình khu mỏ hiểm trở và bị phân cách mạnh, trong
khu mỏ hầu như không có đất phủ mà chỉ có các loại cây gai, cây leo, phía tây nam
khu mỏ là đồng ruộng tương đối bằng phẳng.
Chi tiết xem bản đồ địa hình và các mặt cắt địa chất, bản vẽ ĐVTĐ 1007, 1001
c. Khí hậu
khu mỏ có đặc điểm khí hậu gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm 220C. Lạnh
nhất vào các tháng 12; 1;2 với nhiệt độ từ 10÷150C. Nóng nhất vào các
tháng 6;7;8 với nhiệt độ 25÷300C. Mưa nhiều nhất vào các tháng
7;8;9. Mưa ít nhất vào các tháng 12;1;2. Độ ẩm trung bình
80÷85%. Khí hậu khu mỏ rất thuận lợi cho công tác khai thác.

d. Sông suối
Phía tây khu mỏ là sông lô, lòng sông rộng và sâu, tầu thuyền trọng tải lớn qua lại
dễ dàng. Gần khu mỏ có ngòi Yên Lĩnh là suối chính chảy qua phía bắc khu mỏ,

6

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

ngoài ra có suối cạn hợp lưu với ngòi yên lĩnh đổ ra sông Lô ở phía tây bắc. đây là
điều kiện thuận lợi cho công tác thoát nước mỏ.
Suối nhỏ ở Phía Tây Nam khai trường có lưu lượng nước không lớn, chủ yếu là
vào mùa mưa, mùa khô ít nước.
e. Giao thông
Khu vực mỏ đá vôi Tràng Đà có vị trí giao thông khá thuận lợi, mỏ cách thành
phố 5km. Từ quốc lộ số 2 Hà nội – Tuyên Quang có đường nhựa vào đến khu mỏ.
Ngoài ra đường liên xã, đường lâm nghiệp khá phát triển, ô tô vận tải có thể đi
được.
Từ mỏ đá vôi đến nhà máy xi măng Tân Quang Khoảng 1km, có tuyến đường liên
lạc liên huyện đến mỏ.
Sông Lô là hệ thống đường quan trọng của cả khu vực, tàu thuyền, cano vận
chuyển hành khách hàng hóa đi lạ thuận lợi.
I.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
a.Dân cư
Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh sống tập trung thành các làng ven sông lô
và ven đường chính. Các dân tộc thiểu số là dân tộc Tày, Nùng,… sống ở các bản

ven chân núi.
Dân trong vùng sống chủ yếu là làm ruộng, trồng chè, một số ít làm việc trong lâm
trường tuyên bình và xí nghiệp xi măng Tuyên Quang. Đời sống nhân dân chưa
được cao, các xã Tràng Đà, Tân Long đều có trường học, điện thắp sáng, loa đài
truyền thanh và bệnh xá khám chữa bệnh.
Khu vực khai thác mỏ không có chùa, di tích lịch sử. việc đầu tư khai thác mỏ đá
vôi, đất sét và xây dựng nhà máy xi măng Tân Quang có tác động tích cực đến tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong khu vực và góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang.

7

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

b.Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng của vùng khá tốt, có nhiều cơ sở công nghiệp.
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SÀNG
I.2.1. Địa tầng
a, Hệ Shua, thống trên – hệ Devon, thống dưới
Hệ tầng phía phương, Phụ hệ tầng trên S²D¹pp²
Các đá của hệ tầng Phía Phương , phụ hệ tầng trên phân bố chủ yếu ở phần
phía đông của vùng công tác, bao gồm các trầm tích lục nguyên- cacbonat. Dựa
vào đặc điểm thạch học và mối quan hệ địa tầng, phân ra 2 tập:
- Tập 1: Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến sét, đá phiến thạch anh xerixit,
lớp móng quaczit và đá phiến sét vôi, các bột kết vôi. Đá có màu xám, xám phớt

lục, khi phong hóa có màu vàng, đỏ. Đá bị ép phân phiến mỏng , khoáng vật sét tái
kết tinh yếu. Các đá của phụ hệ tầng này có thế nằm phức tạp, cắm theo các
phương tây bắc, tây và tây nam, Góc dốc thay đổi từ 25-30° đến 50-60°.
- Tập 2 : Gồm các trầm tích cacbonat, đá của tập này chỉnh hợp trên các đá trầm tích
lục nguyên của tập 1. Thành phần thạch học gồm: đá vôi màu xám, xám trắng, xám
đen. Phần lớn chúng bị phong hóa, canxit hóa yếu. Dọc theo đứt gãy á kinh tuyến ,
đá vôi bị đập vỡ mạnh, bị thạch anh hóa dạng quaczit hoặc bị dolomit hóa yếu. Các
thể đá vôi bị dolomit hóa yếu có dạng ổ, dạng đốm. Đá có màu hồng nhạt, sủi bọt
kém khi tác dụng với axit, Ở phần thấp của tập gặp lớp mỏng cát kết vôi bị quaczit
hóa. Tập đá vôi này chính là tang sản phẩm của đối tượng khảo sát thăm dò nguyên
liệu sản xuất ximăng.
b, Hệ Devon, thống dưới Điệp Đại Thị D¹dt
Các đá ở đại thị này phân thành 2 tập:
- Tập 1: chuyển tiếp từ đá lục nguyên cabonat của phụ hệ tầng trên- hệ tầng Phía
Phương là các thành tạo trầm tích lục nguyên thuộc tập 1 Điệp Đại thị. Thành phần
thạch học tập 1 gồm các đá phiến sét ( chủ yếu) đá phiến thạch anh, đá phiến
xerixit, xen kẹp trong đá phiến gặp một vài lớp mỏng cát kết hạt nhỏ, cát bột kết,
đá có màu xám, khi bị phong hóa chuyển sang màu vàng và màu nâu.
- Tập 2: các đá này chủ yếu phân bố trên một diện hẹp ở phía bắc. Thành phần thạch
học của tập này gồm chủ yếu là các trầm tích cacbonat. Chuyển tiếp từ tập 1 lên

8

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp


tập 2 gặp lớp cát kết hạt nhỏ hoặc bị quaczit hóa, màu xám dày khoảng 7cm. Xen
kẹp trong quaczit có lớp đá hoa màu xám trắng hạt rất nhỏ, dày 60-70cm. Ở phần
thấp của tập đá vôi gặp lớp sét vôi phân lớp mỏng, màu xám sẫm. Đá cắm Tây- bắc
có góc dốc 35-40°. Tiếp tục lên phần trên của tập chủ yếu gặp đá vôi màu xám đen
xám nhạt. Tập đá vôi này nhiều chỗ bị hoàng hóa yếu, hạt rất nhỏ màu xám trắng.
Đá vôi có hạt mịn màu xám, xám sẫm, xám trắng kích thước các hạt caxit rất nhỏ
và có độ hật không đồng đều, đá vôi tinh khiết thành phần canxit chiếm chủ yếu từ
95-99%. Đôi chỗ đá vôi màu đen có mùi bitum.
Trong các đới phá hủy kiến tạo đôi chỗ đá vôi bị dolomit hóa yếu, dolomit thứ sinh
có dạng đốm, dạng ổ nhỏ, dạng thấu kính trong đá vôi. Thành phần khoáng vật của
đá vôi dolomit hóa như sau: canxit 90-95%, dolomit từ 5-10% , thạch anh và
khoáng vật quặng rất ít.
c, Đặc điểm kiến tạo:
Trong khu mỏ đá vôi Tràng Đà có các đứt gãy sau:
- Đứt gãy phương Đông Bắc Tây nam: đứt gãy này tạo nên ranh giới tự nhiên giữa
khu mỏ đá vôi và đá sét của khi mmỏ Tràng Đà, đứt gãy này có vai trò làm cho tập
trầm tích cacbonat nằm dưới trầm tích lục nguyên được nâng cao và lộ thành mỏ
đá vôi có giá trị công nghiệp.
- Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến: hệ thống đứt gãy này xuất hiện muộn nhất, liên
quan với hệ thống đứt gãy này là sự phát triển các hệ thống khe nứt theo phương
khác nhau và phát sinh hiện tượng dolomit hóa.
- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến: hệ thống này xuất hiện sớm hơn và bị hệ thống đứt
gãy á kinh tuyến làm dịch chuyển. Hệ thống đứt gãy này không bị ảnh hưởng lớn
đến cấu trúc địa chất và chất lượng đá vôi khu mỏ.
I.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước mặt :Trong khu vực mỏ nước mặt tập trung chủ yếu trong suối nhỏ ở phía
tây- bắc của mỏ đá vôi. Chiều rộng của suối khoảng 1,5m , sâu 50cm, tốc độ nước
chảy chậm. Nước mặt thuộc loại bicacbonat clorua magie canxi.

9


SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Suối này nằm thấp hơn cốt cao kết thúc khai thác mỏ ( mức +30) nên không
ảnh hưởng tới quá trình khai thác mỏ
Phía tây- nam khu mỏ có sông lô chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho
quá trình thoát nước mặt trong khu vực.
Nước dưới đất: Nước dưới đất trong khu mỏ tồn tại trong lỗ hổng của đất đá trầm
tích hệ Đệ Tứ, trong khe nứt của các thành tạp hệ tầng Đại thị và trong khe nứt
cacsto hệ tầng Phia Phương. Dựa vào sự phân bố, điều kiện tàng trữ có thể chia ra
các phân vị địa chất thủy văn như sau:
Nước dưới đất trong lỗ hồng trầm tích đệ tứ: Các trầm tích bở rời đệ tứ trong khu
vực mỏ bao gồm bồi tích hiện đại và tàn tích – sườn tích của hệ tầng đại thị (D1dt).
- Bồi tích hiện đại phân bố rộng rãi trong các khu thung lung giữa núi, ao và
ruộng nước. Thành phần thạch học chủ yếu gồm: bột, sét, cát, bột lẫn sỏi, cuội sỏi
đa khoáng. Nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích này ở dưới dạng nước lỗ
hổng. Mực nước trong các giếng dân đào thường nằm rất sâu cách mặt đất khoảng
13-15m, phần lớn các giếng thường cạn vào mùa khô. Nước trong bồi tích không
ảnh hưởng tới quá trình khai thác mỏ.
- Tàn tích, sườn tích của phiến đá thạch anh sericit hệ tầng đại thị. Theo kết
quả khoan và khai đào thăm dò thì chiều dày của lớp đạt tới 20-30m, nếu tính cả
phần bán phong hóa có thể lên tới 50m. Đây là sét được khai thác làm nguyên liệu
ximăng.
Nước dưới đất trong các thành tạo hệ tầng Phia Phương: Thành tạo cabonat hệ
tầng Phia Phương phân bố rộng khắp khu mỏ, phần phía tây , tây bắc bị phủ bởi

các trầm tích hệ đệ tứ không phân chia và bồi tích hiện đại. Thành phần thạch học
chủ yếu là đá vôi, đá vôi bị dolomit hóa yếu…
Lưu lượng nước thay đổi từ 0,02-15l/s , lưu lượng q=0,001-1,09l/sm. Hệ số
dẫn nước biến thiên từ 112m³/ngày đến 508m³/ ngày.

10

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Kết quả phân tích hóa học của nước cho thấy, nước dưới đất không có mùi,
vị nhạt và có các thông số sau:
- PH =5,6-8,5
- Độ cứng tổng quát: 0,076-7,1mge/l
- Độ cứng tạm thời: 0-5,1mge/l
- Độ tổng khoáng hóa : 0,033-0,362 g/l
Tên nước : Bicacbonat canxi-magie , Bicacbonat clorua-canxi-natri.
Kết quả phân tích mẫu vi trùng cho thấy:
- Vi khuẩn của khí: 28-4000C/ml
- Ecoli : 0-490 C/l
- Vi khuẩn kị khí 0-2 C/l
Nước dưới đất lưu thông trong các đới nứt nẻ cacsto thường không có áp hoặc áp
lực yếu. Mực nước tĩnh thường nằm nông 1-3m, các biệt sâu tới 5-7m. Nước ngầm
ở khu mỏ đáp ứng được nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Với đáy mỏ kết thúc khai thác ở mức +30 trên mức thoát nước tự chảy, nên
ảnh hưởng của nước mưa và nước ngầm đến khai thác mỏ là không lớn.

I.2.3. Đặc điểm địa chất công trình
Đặc điểm điều kiện địa chất công trình mở đá vôi như sau:
Các thành tạo của đá cacbonat của hệ tầng phia phương trong khu mỏ có thành
phần thạch học chủ yếu là đá vôi màu xám xanh, xám sáng, đá vôi đôlomít hóa
yếu. đá rắn chắc, cấu tạo phân lớp dày đến dạng khối và có sức bền cơ học cao
I.3.ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÁ VÔI
I.3.1. Thành phần hóa học
Kết quả phân tích toàn diện theo mẫu và kết quả tính toán hàm lượng trung
bình theo khối được ghi trong bảng 1.1
Hàm lượng CaO, MgO, MKN, HO của mỏ Tràng Đà theo các khối trữ

11

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

lượng.
Bảng 1.1- Thành phần hóa học của đá vôi
TT

Tên khối và cấp trữ
lượng

Hàm lượng trung bình khối (%)
CaO


MgO

MKN

HO

1

121

53.16

1.50

43.04

1.49

2

121

53.29

1.48

43.15

1.27


3

122

53.12

1.22

43.22

1.50

4

2-C1

52.69

1.70

42.28

1.63

5

Trung bình

53.14


1.64

43.44

1.34

Kết quả ở bảng 1.1 có thể kết luận : đá vôi mỏ Tràng Đà là loại đá vôi có chất
lượng khá tốt để sản xuất ximăng Pooclăng.
I.3.2. Tính chất cơ lí đá mỏ
Đá vôi mỏ Tràng Đà không có lớp đất phủ, cấu tạo dạng khối, hạt thô đến mịn.
Đá vôi đôlômit hóa xen kẹp dưới dạng một số lớp mỏng. Đá vôi thuộc loại cứng,
khi vỡ sắc cạnh.
Các chỉ tiêu tính chất cơ lí của đá vôi Tràng Đà thu được các kết quả thí
nghiệm như sau:
Bảng 1.1: Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý đá vôi
TT
1
2
3
4
5
6
7

Các chỉ tiêu
Ký hiệu
Độ ẩm tự nhiên
W
γtn
Trọng lượng thể tích tự nhiên

Độ rỗng
n
σN
Cường độ kháng nén
σNbb
Độ bền bão hòa
C
Lực dính kết
φ
Góc độ ma sát

12

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ

Đơn vị
%
g/cm2
%
Kg/cm2
Kg/cm2
Kg/cm2
Độ

Giá trị
0,084
2,70
0,59
854,4
77,4

297,6
33046’


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG II
NHỮNG SỐ LIỆU GỐC DÙNG ĐỂ LẬP BẢN THIẾT KẾ
II.1. TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT
1. Báo cáo địa chất khu mỏ
2. Bản đồ địa chất khu mỏ tỷ lệ 1/2000
3. Mặt cắt địa chất tuyến TA, TB tỷ lệ 1/1000
II.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Do nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày càng tăng
nên mỏ đá vôi Tràng Đà phải tiến hành sản xuất quanh năm để đảm bảo sản lượng.
Số ngày làm việc trong một năm được tính :
Nm = N – ( Ncn + NL + NT ), ngày
Trong đó:
N - số ngày tính trong một năm dương lịch: N = 365 ngày
Ncn - số ngày chủ nhật trong năm: Ncn = 52 ngày
NL - số ngày nghỉ lễ trong năm: NL = 9 ngày
NT - số ngày nghỉ do thời tiết xấu: NT = 4 ngày
Số ngày làm việc trong năm:
Nm = 365 – (52 + 9 + 4) = 300 ngày
Chế độ làm việc trong ngày:
- Hành chính: 1 ca/ngày

13


SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

- Khai thác:
+ Khoan, nổ mìn: 1 ca/ngày
+ Xúc bốc, vận chuyển: 1 ca/ngày
- Khâu sửa chữa cơ khí: 2 ca/ngày
- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ
II.3. CÁC CHỦNG LOẠI THIẾT BỊ SỬ DỤNG
Các thiết bị chính hoạt động trong quá trình khai thác:
-

Máy khoan ECM-660:
Máy nén khí 10m³
Máy xúc E=1,4-2,1m³
Máy xúc lật
Ô tô tự đổ tải trọng 15 tấn:
Máy ủi:

01 chiếc
01 chiếc
02 chiếc
01 chiếc
07 chiếc
02 chiếc


14

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG III
XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI MỎ
III.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIÊN GIỚI MỎ LỘ THIÊN
III.1.1. Khái niệm biên giới mỏ lộ thiên
Việc khai thác các khoáng sàng khoáng sản có ích có thể tiến hành bằng
phương pháp lộ thiên, bằng phương pháp hầm lò hoặc bằng phương pháp phối hợp
lộ thiên (phần trên) và hầm lò (phần dưới). Tuy nhiên, dù khoáng sàng được khai
thác chỉ bằng phương pháp lộ thiên hay hỗn hợp lộ thiên – hầm lò thì chiều sâu
khai thác cuối cùng của mỏ lộ thiên là xác định.
Biên giới mỏ lộ thiên được chia làm ba loại: biên giới theo điều kiện tự nhiên, biên
giới theo điều kiện kinh tế và biên giới theo điều kiện kỹ thuật.
Biên giới theo điều kiện tự nhiên là phạm vi cuối cùng mà mỏ lộ thiên có thể
khai thác được toàn bộ phần trữ lượng trong cân đối của khoáng sàng mà vẫn mang
lại hiệu quả kinh tế và không vượt ra ngoài khả năng kỹ thuật được trang bị. Biên
giới này thường gặp khi khai thác những khoáng sàng có thân quặng nằm nông
trên mặt đất, các khoáng sàng vật liệu xây dựng có cấu tạo dạng khối nổi trên mặt
đất. Trong các trường hợp này, việc xác định biên giới là đơn giản và nhanh chóng.
Biên giới theo điều kiện kỹ thuật là phạm vi cuối cùng của khoáng sàng có thể
tiến hành khai thác bằng phương pháp lộ thiên trong điều kiện trang thiết bị cho
phép. Ngày nay với những thiết bị hiện đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao,

người ta có thể khai thác những khoáng sàng có thân quặng vùi lấp sâu hàng 500 ÷
700m, nằm dưới mức nước biển 200 ÷ 300m hoặc hơn.
Biên giới theo điều kiện kinh tế là phạm vi cuối cùng mà mỏ lộ thiên có thể mở
rộng phạm vi hoạt động tới đó với một hiệu quả kinh tế nhất định, theo điều kiện
giá thành quặng khai thác không vượt quá giá thành cho phép. Biên giới theo điều
kiện kinh tế là biên giới hợp lý của mỏ lộ thiên mà người ta cần xác định khi tiến
hành thiết kế một mỏ mới hay cải tạo, mở rộng một mỏ cũ.
Tuy nhiên, do tác động của yếu tố thời gian và tiến bộ kỹ thuật vào các chỉ tiêu
kinh tế nên việc xác định biên giới hợp lý cho những mỏ lộ thiên có trữ lượng và
thời gian tồn tại lớn sẽ thiếu chính xác. Bởi vậy người ta đưa ra khái niệm biên giới
tạm thời và biên giới triển vọng.
Biên giới tạm thời là biên giới của một giai đoạn sản xuất trong một số năm
nhất định. Với những mỏ lộ thiên có thời gian tồn tại lớn, người ta có thể phân chia
quá trình sản xuất ra nhiều giai đoạn, ngăn cách nhau bằng những biên giới tạm
thời sao cho hiệu quả hoạt động kinh tế của mỗi giai đoạn và của cả quá trình tồn
tại của mỏ lộ thiên là lớn nhất.
Biên giới triển vọng của mỏ lộ thiên là biên giới cuối cùng, xác định cho mỏ
trong đó đã quan tâm tới tác động của yếu tố thời gian và tiến bộ kỹ thuật tới quá
trình hoạt động kinh tế và kỹ thuật của mỏ trong tương lai. Biên giới triển vọng của
mỏ lộ thiên là cơ sở để quyết định quy mô đầu tư xây dựng và sản xuất của mỏ, sơ

15

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp


đồ bố trí tổng mặt bằng và mặt bằng công nghiệp mỏ, định hướng về quy mô và
chất lượng các công trình xây dựng và là cơ sở để làm các thủ tục pháp lý về tài
nguyên và đất đai cho mỏ lộ thiên.
Biên giới mỏ lộ thiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính chất cơ lý của đất
đá, chiều dày và góc cắm của vỉa, địa hình khu mỏ và chất lượng của khoáng
sàng... Ngoài ra biên giới mỏ cũng chịu sự tác động của vốn đầu tư khi xây dựng
cơ bản, sản lượng mỏ và phương pháp khai thác, trình độ khoa học kỹ thuật mỏ.
Đối với các mỏ đá vôi ở Việt Nam, phần lớn các mỏ này đều lộ ra trên bề mặt địa
hình và tạo thành những đồi núi liên tiếp nhau trên mặt đất nên có địa hình rất
phức tạp. Do đặc thù riêng của mỏ đá ở nước ta nên việc xác định biên giới mỏ lộ
thiên thường áp dụng theo điều kiện địa hình và dựa trên những phần khoáng sản
lộ ra trên bề mặt địa hình.
III.1.2. Nguyên tắc xác định biên giới của các mỏ đá vôi
- Đá khai thác trong phạm vi biên giới mỏ phải bảo đảm chất lượng yêu cầu làm
nguyên liệu sản xuất xi măng và phục vụ cho các mục đích khác.
- Biên giới khai thác phải phù hợp với ranh giới được ghi trong giấy phép khai
thác mỏ do Bộ Công nghiệp cấp.
- Khai thác được tối đa trữ lượng đá trong biên giới đã xác định, tránh lãng phí
tài nguyên.
- Các thông số khai trường khi kết thúc khai thác phải đảm bảo an toàn và đảm
bảo độ ổn định bờ mỏ, phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình
và điều kiện địa hình khu mỏ, đảm bảo điều kiện thuận lợi để phục hồi môi trường
mỏ.
Theo nguyên tắc nêu trên, khu Bắc mỏ đá vôi Tràng Đà có biên giới xác định
như sau:
- Biên giới phía Bắc: Rừng cây
- Biên giới phía Nam: Thung lũng
- Biên giới phía Tây: Ruộng lúa
- Biên giới phía Đông: rừng cây
III.2. TRỮ LƯỢNG MỎ

III.2.1. Chỉ tiêu tính trữ lượng
Hàm lượng của các chất trong đá phải đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất xi măng:
+ CaO ≥ 50%
+ MgO ≤ 2.5%
+ R2O3, SO3 và các chất không tan ≤ 1%
+ chiều dày tham gia tính trữ lượng tối thiểu 5m.
+ chiều dày lớp kẹp tính tối đa 5m.
+ cốt độ cao tính trữ lượng: Từ cốt +30 trở lên.
III.2.2. Phương pháp tính trữ lượng

16

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Ta tính trữ lượng dựa trên bản đồ địa lý tỷ lệ 1:1000 bằng phương pháp mặt cắt
ngang, mỗi mặt cắt ứng với một độ cao nhất định, khoảng cách đều là 5m.
Xét hai bình đồ có diện tích là Si và Si+1:
- Nếu chênh lệch giữa hai diện tích này là nhỏ hơn 40% thì áp dụng công thức
sau để tính thể tích:
V =

S i + S i +1
.h.(1 − ϕ )
2


, m3
(3.1)
- Nếu chênh lệch diện tích giữa hai mặt cắt lớn hơn 40% thì áp dụng công thức:
V =

Si + Si +1 + Si .Si +1
3

.h.(1 − ϕ )

, m3

(3.2)

Trong đó:
h - khoảng chách giữa hai mặt cắt Si và Si+1, m
ϕ

- hệ số độ lỗ hổng, %
Thường các mỏ đá vôi có độ lỗ hổng từ 0,07 ÷ 0,1 đơn vị thập phân.
Theo tài liệu thăm dò mỏ không có đất phủ, do đó các công thức trên ta không cần
đề cập đến các hệ số này.
III.2.3. Kết quả tính trữ lượng
Tổng trữ lượng khu Bắc mỏ đá vôi Tràng Đà: 17.820 Ngàn tấn
Trữ lượng đá vôi của mỏ được tổng hợp trong bảng III.1
Bảng III.1. Trữ lượng đá trong ranh giới thăm dò địa chất
TL địa chất , tấn
Tầng
Cấp C1
Cấp 121+122

Cộng
160
399
399
150
30106
30106
140
90813
1125
91938
130
181925
30845
212769
120
376013
122492
498405
110
733575
317321
1051179
100
1207308
704542
1911850
90
1701651
1232011

2933661
80
2317078
1704152
4021230
70
2821427
2095633
4917060
60
3236363
2412527
5648890
50
3872345
2844836
6717190
40
4061671
3173687
7235358
30
4276136
3181329
7457464
Cộng
24907000
17820500
42727500


17

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG IV
THIẾT KẾ MỞ VỈA
IV.1. KHÁI NIỆM MỞ VỈA
Mở vỉa khoáng sàng là công việc đầu tiên ở mỏ nhằm mục đích tạo nên đường
vận tải nối liền các gương khai thác, tới mặt bằng mỏ và bãi thải, bóc đất đá phủ
ban đầu (nếu cần thiết) và tạo ra mặt bằng công tác đầu tiên sao cho khi đưa mỏ
vào sản xuất, các thiết bị mỏ có thể hoạt động một cách bình thường và khai thác
một lượng khoáng sản có ích theo tỷ lệ xác định của sản lượng thiết kế.
Phương pháp mở vỉa và hệ thống mở vỉa có mối liên hệ với hệ thống khai thác,
nói cách khác việc áp dụng một số lượng hạn chế hoặc thậm chí một phương pháp
mở vỉa phải theo khả năng kỹ thuật cũng như sự hợp lý về kinh tế của mỏ.
Căn cứ vào địa hình, điều kiện địa chất vị trí đổ thải và việc bố trí tổng mặt
bằng vào hướng phát triển công trình mỏ để thiết kế chọn vị trí mở vỉa ban đầu sao
cho chi phí xây dựng là nhỏ nhất và đảm bảo được điều kiện kỹ thuật, khai thác an
toàn cho người và thiết bị, nhanh chóng đưa mỏ vào sản xuất.
Mục đích của công tác mở vỉa khoáng sàng đá là tạo đủ điều kiện đưa mỏ vào
sản xuất và thu hồi được các loại đá theo yêu cầu. Ở phạm vi bên ngoài mỏ, nội
dung mở vỉa là công tác làm đường giao thông để nối liền giao thông khu mỏ với
hệ thống giao thông quốc gia. Ở trong phạm vi mỏ thì nội dung mở vỉa bao gồm:
đào hào mở đường lên núi, bạt đỉnh núi và tạo mặt bằng công tác ban đầu.
IV.2. PHƯƠNG PHÁP MỞ VỈA

Căn cứ vào địa hình, điều kiện địa chất, vị trí đổ thải và việc bố trí tổng đồ mặt
bằng vào hướng phát triển công trình mỏ để thiết kế chọn vị trí mở vỉa ban đầu sao
cho chi phí xây dựng là nhỏ nhất và đảm bảo được điều kiện kỹ thuật, khai thác an
toàn cho người và thiết bị khi tiến hành khai thác.
Ta chọn phương án mở vỉa bám vách vỉa, sử dụng đường hào bán hoàn chỉnh
bám sườn núi.
Khu khai thác đầu tiên sẽ phải mở mỏ tại khu vực có trữ lượng ở cấp chắc chắn
(cấp A, B) nên khu khai thác đầu tiên sẽ là đỉnh 1 và đỉnh 2 có mức +125
Tuyến đường hào mở mỏ bao gồm:
- Tuyến đường hào chính:
+ Nối từ đầu trạm nghiền lên đỉnh 1, được dùng để vận chuyển đá từ gương
khai thác về trạm nghiền sàng
- Tuyến đường hào phụ: dùng để đưa máy khoan, máy ủi lên núi phục vụ công
tác đào hào và bạt ngọn.

18

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

IV.3. THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG HÀO CHÍNH
IV.3.1. Vị trí, hình dạng tuyến hào
Dựa vào đặc điểm địa hình, dự án lựa chọn phương án mở vỉa bằng hệ thống hào
hệ thống hào dạng bán hoàn chỉnh và hào dạng hoàn chỉnh. Tuyến hào mở vỉa chia
thành 2 đoạn:
- Đoạn B-F: xuất phát từ điểm B( X=521964.93 ; Y= 2417044.67) tới điểm F (X=

522086.99 – Y= 2416932.04) .
- Đoạn DC-C phát triển từ điểm DC ( X= 521910.56 ; Y=241626.28), đi qua thung
lũng phía nam tới điểm C ( X= 522347.95 ; Y= 2417154.52) . để thoát nước trên
tuyến đường bố trí hệ thống cống tròn đường kính 1,0m tại cọc P11,21 và P15.
IV.3.2. Các thông số của tuyến đường hào
Tuyến đường phải đảm bảo cho xe chạy thông suốt và tồn tại cho đến khi kết
thúc khai thác ở mức +5.
Các thông số chính của ô tô vận tải ô tô Kamaz 65115 dựng làm thiết kế
được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng IV.1 Thông số kỹ thuật của ô tô Kamaz 65115
TT
1
2
3
4
5
6
8
10
12
13

Thông số
Trọng lượng không tải
Trọng lượng có tải
Dài
Rộng
Cao
Công suất cực đại
Số xi lanh

Dung tích xi lanh
Tốc độ di chuyển
Dung tích thùng xe

Đơn vị
Kg
Kg
Mm
Mm
Mm
kW
chiếc
cm³
km/h


Giá trị
14805
23895
6875
2500
3120
240
8
10850
50
13

a. Độ dốc dọc của tuyến đường
Chọn độ dốc dọc tuyến đường lớn nhất là một vấn đề kinh tế - kỹ thuật lớn. Đối

với từng đối tượng cụ thể phải tuỳ theo điều kiện địa hình, lưu lượng và thành phần
xe chạy, dùng những chỉ tiêu khái quát về giá thành vận tải, giá thành công trình
mà tiến hành tính toán chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để chọn trị số tối ưu. Đặc thù công
việc vận tải của mỏ, khi ô tô lên dốc thì ở chế độ không tải, khi xe xuống dốc thì ở
chế độ có tải. Do vậy kết hợp giữa chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và thực tế sản xuất thì
độ dốc dọc tối đa của tuyến đường là i = 8 ÷ 10%.
b. Chiều dài tuyến đường

19

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống đường nội bộ trong mỏ được chia thành 4 đoạn phù hợp với khối lượng vận
tải và tính chất sử dụng của từng đoạn tuyến gồm:
Đoạn từ tỉnh vào mỏ( Đoạn A-B) dài 230m
Đoạn từ điểm B lên đỉnh khai trường mức +115m (đoạn B-C) dài 1368,m.
Đoạn từ điểm D lên đỉnh khai trường mức + 106m ( đoạn D-E) dai 234,5m.
Đoạn từ điểm F đến trạm đập ( đoạn F-H) dài 196m.
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các tuyến đường được thiết kế trên cơ sở
khối lượng hàng hóa vận tải trên đường, tính chất sử dụng từng đoạn đường và quy
phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên, quy phạm thiết kế đường ô tô TCVN 4054- 85
của bộ giao thông vận tải. các chỉ tiêu của tuyến đường xem bảng 7.1
Bảng 7.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường nội bộ
TT Chỉ tiêu
Đơn vị

Đoạn A-B Đoạn B-C Đoạn D-E Đoạn F-H
1 Khối lượng vận
Tấn/ngày
3647
3647
3647
chuyển
đêm
2 Mật độ xe
Ngày đêm.
3 Tốc đọ tính toán
Km/h 25
15
15
15
4 Số làn xe
2
2
2
2
5 Chiều rộng mặt
m
8
9
9
9
đường
6 Độ dốc dọc lớn
%
2

10
6.26
2
nhất
7 Bán kính cong nhỏ
m
15
30
30
nhất
8 Tải trọng thiết kế
H30 –
H30 –
H30 –
H30 –
công trình
XB80
XB80
XB80
XB80
9 Đường cong quay
đầu
Bán kính cong
m
15
30
100
bằng
Độ dốc dọc
%

0÷2
0÷10
6.26
0÷2
Mở rộng
m
1,0
1,0
1,0
Siêu cao
%
6
6
6
IV.3.3. Khả năng thông xe
Có thể xác định năng lực thông xe lý thuyết lớn nhất của một làn xe như sau:
N=

1000.v
d

, xe/giờ

Trong đó:
v - tốc độ xe chạy đều nhau cho cả dòng xe, v = 20 km/h

20

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ



Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

d - khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe, có thể xác định theo công thức:
d = a + b.v + c.v2, m
với: a, b, c là các hệ số khoảng cách an toàn được chọn theo phản ứng tâm lý
người lái xe nhanh hay chậm và điều kiện hãm xe.
Chọn: a = 6, b = 0,3, c = 0
d = 6 + 0,3.30 + 0.202 = 15 m
Thay các giá trị vào công thức (4.8) ta được:
N=

1000.30
= 2000
15

xe/giờ

IV.3.4. Tính khối lượng làm đường
Thông số và khối lượng xây dựng các tuyến đường trong mỏ
T Chỉ tiêu
Đơn vị
T
I
Đoạn dường A-B
1
Chiều dài
m

2
Chiều rộng
m
3
Dốc dọc thiết kế
%
4
Dốc ngang thiết kế
%
5
Đào móng đường, đất cấp III
m3
6
Đắp nền
m3
7
Lu lèn nền đường dầy 0,5m
m2
8
Đào khuân đường( rộng 6m; sau 0,5m)
m3
9
Lớp đá dăm ( dầy 0,3m rộng 6m)
m3
10 Khối lượng BTXM(dầy 0,2m; rộng 6m)
m3
11 Biển báo( tại nút giao thông vào mỏ và vào
khai trường)
II Đoạn đường B-C
1

Chiều dài
m
2
Chiều rộng
m
3
Độ dốc dọc thiết kế
%
4
Độ dốc ngang thiết kế
%
5
Khối lượng san gạt
Đắp nền
m3
Đào nền
m3
Đào rãnh
m3
6
Lu len nền đường
m3
7
Lớp cát đệm dày 0,1m
m3
8
Lớp đá răm dầy 0,2m
m3
9
Cống tròn d = 0,75m (tại cọc B,P1,P4)


21

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ

Giá trị

230
8
0÷0,2
1,5÷2,0
324
1215
2160
810
486
276
02

1367,8
9
0÷10,0
1,5÷2,0
5913,8
47910
374,4
12303
957,46
1914,92
30



Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
10
11
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
IV
1
2
3
4
5
6
7
8

Đồ án tốt nghiệp

Đào móng cống
Lu lèn móng cống

Đá hộc xây mái thượng lưu
Bê tông móng
ống cống BTCT, d=0,75m
Cọc tiêu( tại cọc P1, P3, P4,TĐ5,P7)
Biển báo (tại cọc P1,P3,TĐ5,P7)
Đoạn đường D-E
Chiều dài
Chiều rộng
Độ dốc dọc thiết kế
Độ dốc ngang thiết kế
Khối lượng san gạt
Đắp nền
Đào nền
Đào rãnh
Lu lèn nền đường
Lớp cát đệm dầy 0,1m
Lớp đá răm dầy 0,2m
Cọc tiêu BTCT(tại cọc P8,P9)
Biển báo
Đoạn đường F-H
Chiều dài
Chiều rộng
Độ dốc dọc thiết kế
Độ dốc ngang thiết kế
Khối lượng san gạt
Đắp nền
Lu lèn nền đường
Lớp cát đệm dầy 0,1m
Lớp đá răm dầy 0,2m


m3
m3
m3
m3
m
Cái
Cái

97,125
15,75
1,25
6,3
30
94
04

m
m
%
%

234,5
9
6,26
1,5÷2,0

m3
m3
m3
m3

m3
cái
cái

561,46
10.234
4,8
2110
164,15
328,3
28
02

m
m
%
%

196
9
0÷2,0
1,5÷2,0

m3

45.000
1764
137,2
274,4


m3
m3

IV.5. CÔNG TÁC BẠT NGỌN
IV.5.1. Mục đích
Theo quy phạm kĩ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên
(TCVN 5178-2004) quy định về công tác chuẩn bị khai trường, ngoài việc dọn
sạch cây cối, chướng ngại vật trong phạm vi mở tầng, còn tạo diện công tác đầu
tiên cho thiết bị.

22

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Căn cứ vào đồng bộ thiết bị khai thác và sản lượng mỏ, diện công tác đầu
tiên cần có kích thước tối thiểu sau:
- Chiều dài: (tuyến công tác) 200m
- Chiều rộng (mặt tầng công tác) 25m
Do vậy công tác bạt ngọn được tiến hành tại 2 đỉnh, một đỉnh tại vị trí điểm C có
cao độ là +148,71 ( đỉnh 1) và đỉnh liền kề cao độ là +159,36 ( đỉnh 2). Các thông
số chủ yếu cụ thể như sau:
- Cao độ bạt ngọn tại mức: +125m
- Chiều dài : 200m
- Chiều rộng : 20-47m
IV.5.3. Phương pháp thi công

Sử dụng phương pháp nổ mìn bằng lỗ khoan lớn và lỗ khoan nhỏ, trong đó
lỗ mìn lớn là chủ đạo,
IV.5.4. Trình tự thi công bạt ngọn
trình tự thi công như sau:
Bước 1: Phát quang dọn sạch cây cối, chướng ngại vật, tạo đường đi cho
công nhân và vật dụng lên tới đỉnh núi.
Bước 2: dùng máy khoan cầm tay để tạo những lỗ mìn nhỏ và thủ công tạo
ra các đường công vụ lên vị trí mặt bằng đầu tiên. Đường công vụ được sử dụng để
đưa người và các máy khoan lớn lên mặt bằng thi công bạt ngọn.
Các đường công vụ có chiều rộng 1,5m , độ dốc dọc <30°. Khối lượng thi công
như sau:
- Với đỉnh 1: ( từ +125m đến +143m)
Chiều dài: 55m
Khối lượng : 124m³
- Với đỉnh 2: (từ +125m đến +158m)
Chiều dài: 150m
Khối lượng: 338m³.
Bước 3: Tạo diện công tác đầu tiên cho các máy khoan lớn. Diện công tác này cần
có diện tích khoảng 100m2. Cao độ của diện công tác đầu tiên cho máy khoan lớn
đối với đỉnh 2 được xác định là +158m, đối với đỉnh 1 là +143m.
Bước 4: Bạt ngọn núi bằng máy khoan lớn, xúc chuyển trong phạm vi 50m. Tổng
hợp khối lượng thi công bạt ngọn núi được trình bày ở bảng sau:

23

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất


Đồ án tốt nghiệp

Bảng tổng hợp khối lượng thi công bạt ngọn núi
TT
I
1

2
II
1
2

3

Công việc

Đơn vị

Khoan – nổ
Khoan nổ lỗ mìn nhỏ
Phía trên mặt tầng công tác
đầu tiên của máy khoan lớn
Đào đường công vụ
Hỗ trợ lỗ mìn lớn
Khoan nổ lỗ mìn lớn
Xúc chuyển, dọn tầng
Chuyển đá xuống sườn núi
thủ công
Khoan nổ mìn lỗ lớn
Nổ mạnh văng xa

Khoan nổ mìn bình thường
xúc chuyển đá nổ mìn





Khối lượng
Tổng số Đỉnh 2
63540
49158
6447
4825
357
97

Đỉnh 1
14382
1622
260







462
5628
50646

100671
2579

338
4390
39508
101530
1930

124
1238
11138
24931
649






50646
12361
38285
26800

39508
9674
29834
20884


11138
2687
8541
5916

Các thông số khoan nổ mìn thi công bạt ngọn

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thông số
Đường kính lỗ khoan
Chiều cao tầng
Chiều sâu lỗ khoan
Chiều sâu khoan thêm
Đường cản chân tầng
Khoảng cách các lỗ khoan
Khoảng cách các hàng
khoan
Chỉ tiêu thuốc nổ

Kí hiệu
d

h
L
Lt
W
a
b

Đơn vị
mm
m
m
m
m
m
m

q

Kg/m³

Lỗ mìn nhỏ
32-42
1,5-2,0
1,7-2,2
0,2
1,2-1,5
1,2-1,5
1,2-1,5
0,3


Lỗ mìn lớn
90-105
4-6
4,8-7,0
0,8-1
4-6
4-6
3,5-4
0,4

Khối lượng đá vôi thu hồi trong quá trình bạt ngọn là 26800m 3 tương đương 72360
tấn.
Có thể phân đoạn tiến độ quá trình thi công bạt ngọn làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Gồm 3 bước đầu tiên ( bước 1,2,3)
- Giai đoạn 2: gồm bước cuối cùng ( bước 4)

24

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Đồ án tốt nghiệp

Giai đoạn 1: Tiến độ thi công bạt ngọn núi như sau: Với năng suất máy khoan tay
trung bình là 20m/ca, suất phá đá trung bình là 1,5m 3/m thì năng lực của máy
khoan tay tính theo lượng phá đá là 30m 3/ca. Tổng khối lượng khoan nổ bằng
những lỗ mìn nhỏ của giai đoạn 1 là 12894m 3. Do vậy số ca máy khoan tay cần
thiết cho giai đoạn 1 là 430ca. Do vậy với chế độ làm 2ca/ngày thì thời gian cho 1

nhóm 6 máy khoan tay thi công đào hào công vụ và tạo diện công tác đầu tiên cho
máy khoan lớn là 36 ngày.
Giai đoạn 2: Với năng lực của công tác khoan nổ mìn lớn là 22m/ca, năng lực công
tác xúc là 500m3/ca, suất phá đá trung bình là 15m3/m thì thời gian cho nhóm 2
máy khoan lớn thi công khối lượng bạt ngọn giai đoạn 2 là 38 ngày. Số ca máy xúc
cần thiết cho giai đoạn 2 là 101ca.
IV.5.5. Thời gian thi công bạt ngọn
Có thể phân đoạn tiến độ quá trình thi công bạt ngọn làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Gồm 3 bước đầu tiên ( bước 1,2,3)
- Giai đoạn 2: gồm bước cuối cùng ( bước 4)
Giai đoạn 1: Tiến độ thi công bạt ngọn núi như sau: Với năng suất máy khoan tay
trung bình là 20m/ca, suất phá đá trung bình là 1,5m 3/m thì năng lực của máy
khoan tay tính theo lượng phá đá là 30m 3/ca. Tổng khối lượng khoan nổ bằng
những lỗ mìn nhỏ của giai đoạn 1 là 12894m 3. Do vậy số ca máy khoan tay cần
thiết cho giai đoạn 1 là 430ca. Do vậy với chế độ làm 2ca/ngày thì thời gian cho 1
nhóm 6 máy khoan tay thi công đào hào công vụ và tạo diện công tác đầu tiên cho
máy khoan lớn là 36 ngày.
Giai đoạn 2: Với năng lực của công tác khoan nổ mìn lớn là 22m/ca, năng lực công
tác xúc là 500m3/ca, suất phá đá trung bình là 15m3/m thì thời gian cho nhóm 2
máy khoan lớn thi công khối lượng bạt ngọn giai đoạn 2 là 38 ngày. Số ca máy xúc
cần thiết cho giai đoạn 2 là 101ca.

25

SV: Lê Thông Soái – Lớp KT K56 TCTQ


×