Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học và kiểu gen kháng bệnh xoăn vàng lá của các dòng cà chua chọn tạo bằng chỉ thị phân tử trong vụ xuân hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.24 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- -------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KIỂU GEN
KHÁNG BỆNH XOĂN VÀNG LÁ (TOMATO YELLOW LEAF CURL
VIRUS - TYLCV) CỦA CÁC DÒNG CÀ CHUA CHỌN TẠO BẰNG
CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG VỤ XUÂN HÈ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khóa học

: 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- -------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KIỂU GEN
KHÁNG BỆNH XOĂN VÀNG LÁ (TOMATO YELLOW LEAF CURL
VIRUS - TYLCV) CỦA CÁC DÒNG CÀ CHUA CHỌN TẠO BẰNG
CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG VỤ XUÂN HÈ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Khoa

: CNSH – CNTP

Khóa học


: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : 1. TS. Trần Ngọc Hùng
Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu
Rau quả
2. TS. Nguyễn Văn Duy
Khoa CNSH - CNTP - ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


1

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Ngọc Hùng,
Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam và
TS. Nguyễn Văn Duy, Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị đang công tác tại
Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tập thể thầy cô trong
khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Thầy cô đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi tới người thân cùng bạn bè, những người đã luôn
quan tâm ủng hộ và là chỗ dựa cho em trong suốt thời gian em làm khóa luận
này, cũng như trong cuộc sống.
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Quyên


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs
DNA
dNTP
EDTA
FAO
KG
MT
NST
PCR
TB
TYLCV

: Cộng sự
: Deoxyribonucleic Acid
: Deoxynucleotide Triphosphate
: Ethylene Diamine Tetraacetace Acid
: Food and Agriculture Organization of the United
: Kiểu gen
: Môi trường
: Nhiễm sắc thể
: Polymerase chain reaction
: Trung bình

: Tomato Yellow Leaf Curl Virus


3

MỤC LỤC
trang

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 6
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 6
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 8
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 9
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 9
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 9
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 10
2.1. Giới thiệu chung về cây cà chua .............................................................. 10
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................... 10
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây ............................................................. 11
2.1.3. Phân bố và sinh thái .............................................................................. 12
2.1.4. Tình hình sản xuất cà chua trên Thế giới và Việt Nam ........................ 16
2.2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua ....................................................................... 23
2.2.1. Triệu chứng bệnh .................................................................................. 23
2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh .......................................................................... 23
2.3. Chỉ thị phân tử .......................................................................................... 24
2.3.1. Giới thiệu chung về chỉ thị phân tử ....................................................... 24
2.3.2. Chọn tạo giống cà chua chống chịu bệnh xoăn vàng lá bằng chỉ thị
phân tử ............................................................................................................ 27
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28

3.1.1. Đối tượng, hóa chất, thiết bị và môi trường nuôi cấy ........................... 28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 31
3.3.1. Nội dung 1: Chọn lọc các dòng cà chua kháng TYLCV bằng chỉ thị
phân tử ............................................................................................................. 31


4

3.3.2. Nội dung 2: Đánh giá các đặc tính nông sinh học của các dòng cà chua
kháng bệnh xoăn vàng lá ................................................................................ 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
3.4.1. Chọn tạo các dòng cà chua kháng TYLCV bằng chỉ thị phân tử ........ 31
3.4.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học ......................................................... 33
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 35
4.1. Xác định gen kháng bệnh xoăn vàng lá ................................................... 35
4.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng cà chua kháng TYLCV ...... 40
4.2.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của quả ............................... 40
4.3.3. Kết quả đánh giá tính chịu nhiệt của cây .............................................. 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
trang


Bảng 2. 1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế
giới năm 2011 .................................................................................................. 17
Bảng 2.2: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất năm 2011 .................. 17
Bảng 2.3: Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm
2008 ................................................................................................................. 18
Bảng 3.1: Mã hiệu của các dòng cà chua ........................................................ 28
Bảng 3.2: Các chỉ thị phân tử .......................................................................... 29
Bảng 3.3: Các thiết bị chính sử dụng trong sinh học phân tử ......................... 30
Bảng 3.4: Môi trường LB ................................................................................ 30
Bảng 3.5: Thành phần hóa chất cho mỗi phản ứng PCR ................................ 32
Bảng 3.6: Quy trình thực hiện phản ứng PCR ................................................ 33
Bảng 4.1: Các gen kháng TYLCV ................................................................. 38
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của quả ........................ 41
Bảng 4.3. Đánh giá tính chịu nhiệt của cây .................................................... 43


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
trang

Hình 2.1: Bệnh xoăn vàng lá cà chua.............................................................. 23
Hình 4.1: Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR của chỉ thị Ty1 ...................... 35
Hình 4.2: Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR của chỉ thị Ty2 ...................... 36
Hình 4.3: Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR của chỉ thị Ty3 ...................... 37
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Virus gây bệnh xoăn vàng lá ở cà chua (Tomato Yellow Leaf Curl

Virus - TYLCV) thuộc chi Begomovirus họ Geminiviridae, lan truyền nhờ
bọ phấn (Bamisia tabaci) được phát hiện lần đầu tiên ở Israel vào năm 1939
[33]. Bệnh gây hại hủy diệt rất nhiều giống cà chua [19]. Theo Pico và cs
(1996)[33], thiệt hại rất lớn trong sản xuất cà chua do TYLCV được ghi
nhận ở các vùng Nhiệt đới, Á Nhiệt đới, thậm chí kể cả Châu Âu và nửa Tây
bán cầu. Năng suất thiệt hại trung bình từ 55 - 90% thậm chí là 100% khi
cây bị nhiễm bệnh này. Một trong những biện pháp hiệu quả để phòng trừ
hữu hiệu dịch hại này là dùng giống kháng bệnh, do đó hàng thập kỷ qua
công tác tạo giống theo hướng này vẫn liên tục thực hiện. Tuy nhiên hiện
nay số dòng, giống cà chua kháng tốt bệnh này vẫn rất hạn chế [27].
Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do TYLCV gây ra ở Việt
Nam, nhưng hiện nay bệnh đang tàn phá nhiều ruộng cà chua, đặc biệt trong
vụ xuân hè. Để hạn chế bệnh, phần lớn nông dân trông cậy vào thuốc hóa
học để diệt trừ vật chủ trung gian truyền bệnh và luân canh cây trồng. Ngoài
ra, ở nước ta sử dụng giống kháng bệnh là một hướng nghiên cứu mới.
Savior có thể coi là giống cà chua lai đầu tiên được đưa vào Việt Nam có
khả năng chống chịu với bệnh xoăn vàng lá. Trong vụ sớm, đây là giống chủ
lực ở nhiều vùng cà chua phía Bắc [13].
Nhiệt độ thích hợp nhất để cà chua sinh trưởng là 22 - 240C (Lorenz,
1988) [30] nên ở các tỉnh phía Bắc của nước ta cà chua được trồng trong các
mùa vụ: vụ sớm (gieo hạt cuối tháng 7, đầu tháng 8 trồng cuối tháng 8, đầu


7

tháng 9); vụ chính (gieo hạt đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, trồng đầu tháng
10 đến đầu tháng 11); vụ muộn (gieo hạt tháng 11 đến giữa tháng 12, trồng
tháng 12 đến tháng 1); vụ xuân hè (gieo hạt đầu tháng 2, trồng cuối tháng 2
đến đầu tháng 3) [1].
Trong vụ xuân hè nhiệt độ và ẩm độ liên tục tăng, là điều kiện rất thuận

lợi cho bọ phấn - vật chủ trung gian truyền bệnh xoăn vàng lá phát triển.
Hiện nay, ít nhất 4 locus liên quan đến tính kháng bệnh của TYLCV
đã được tìm thấy trên một số mẫu cà chua hoang dại: S. Chilense, S.
habrochatis, S. pimpinellifolium, S. peruvianum, và S. Cheesmaniae. Các
gen kháng chính đã được định vị trên nhiễm sắc thể (NST) thông qua bản đồ
liên kết gen. Hai gen trội không hoàn toàn Ty1 (Zamir và cs, 1994) [34] và
Ty3 (Ji và cs, 2007) [27] được tìm thấy trong các mẫu giống lần lượt là
‘LA1969’ (S. chilense) và ‘LA2779’ (S. chilense), đây là các gen nằm trên
NST số 6 và là nguồn gen kháng rất hiệu quả với bệnh xoăn vàng lá cà chua
ở nửa Tây bán cầu. Locus Ty2 nằm trên NST số 11, được tìm thấy ở mẫu
giống ‘B6013’ (S. habrochatis) thể hiện khả năng kháng rất tốt với các
chủng virus xoăn vàng lá ở Nam Ấn Độ, Nhật Bản và Bắc Việt Nam [19].
Những năm gần đây, các chỉ thị phân tử (PCR - based molecular markers)
liên kết chặt với các gen kháng bệnh xoăn vàng lá đã được phát triển và ứng
dụng hiệu quả trong chọn tạo giống [13].
Từ năm 2010, Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Viện Nghiên cứu Rau
quả đã bước đầu sử dụng chỉ thị phân tử để tạo giống cà chua chống chịu
bệnh do TYLCV gây ra. Nhiều dòng cà chua (F3-F4) đã được tạo ra. Tiếp tục
quá trình tạo giống, các dòng này cần xác định kiểu gen liên quan đến tính
kháng bệnh xoăn vàng lá và đặc điểm nông sinh học (dạng quả, chất lượng
quả) phù hợp với vụ xuân hè. Đó là lý do cần thiết để thực hiện đề tài “Đánh
giá đặc điểm nông sinh học và kiểu gen kháng bệnh xoăn vàng lá (Tomato
Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV) của các dòng cà chua chọn tạo bằng chỉ
thị phân tử trong vụ xuân hè”.
1.2. Mục đích nghiên cứu


8

Chọn lọc các dòng cà chua kháng TYLCV và đưa ra sản xuất.

1.3. Yêu cầu của đề tài
Chọn lọc được các dòng cà chua kháng TYLCV bằng chỉ thị phân tử.
Đánh giá được các đặc tính nông sinh học của các dòng cà chua kháng
bệnh xoăn vàng lá.


9

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng quy trình chọn tạo các
dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp
theo trong việc chọn tạo dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn lọc chính xác các dòng cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá phục
vụ cho sản xuất.


10

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Học thuyết về trung tâm phát triển cây trồng của N.I.Vavilop đề xướng
và P.M.Zukovxki bổ sung cho rằng: quê hương của cây cà chua là ở vùng
Nam Mỹ [33]. Nhiều tài liệu nghiên cứu và trích dẫn của tác giả Luckwill
(1943)[31] và Mai Thị Phương Anh và cs (1996)[2] lại cho rằng: số lượng lớn

các giống cà chua hoang dại và cà chua trồng trọt được tìm thấy ở Pêru,
Ecuado, Bolivia, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ quần đảo Galanpogos
tới Chi Lê. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua trồng.
Với nhiều bằng chứng khảo cổ học, thực vật học, lịch sử đã thừa nhận Mêhico
là trung tâm thuần hóa cà chua trồng [27].
2.1.1.2. Phân loại
Cà chua thuộc họ cà Solanaceae, chi Lycopersicon Tourn (2n = 24).
Chi Lycopersicon Tourn được phân loại theo nhiều tác giả. Nhưng cho đến
nay, phân loaị cà chua của Muller được sử dụng rộng rãi nhất [2, 29]. Theo
Muller, chi Lycopersicon Tourn được phân làm 2 chi phụ.
- Chi phụ I: Eulycopersicon C.H. Mull. Quả thường không có lông, màu đỏ
hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa không có lá bao, quả chứa sắc tố carotene và là
cây hàng năm. Trong chi phụ I có 2 nhóm loài là: (1) Lycopersicon esculentum
Mill gồm 2 loài: Lycopersicon esculentum f. Pyriforme và Lycopersicon
esculentum f. Cerasiforme, (2) Lycopersicon pimpinellifolium f. Mill.
- Chi phụ II: Eriopersicon C.H.Mull. Quả thường loang lổ, trắng, xanh
hoặc vàng nhạt, có sắc tố antoxian, hạt mỏng, chùm hoa có bao lá. Có 4 nhóm
loài chính: (3) L. peruvianum Mill có 2 loài: L. peruvianum var dentatum Dun
và. L. peruvianum var humifusum C.H. Mull, (4) L. cheesmanii Riley chỉ có
một loài L. cheesmanii f. minor C.H. Mull, (5) L. hissutum Humb và Bonpl
cũng chỉ có một loài L. hissutum f. glabratum C.H. Mull và (6)
L. glandulosum C.H. Mull.


11

Tất cả các thành viên của chi này đều thuộc cây hàng năm, có vòng đời
ngắn và có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây
2.1.2.1. Rễ

Thuộc hệ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất. Rễ phụ cấp 2 phân bố
dày đặc trong đất ở thời kì cây sinh trưởng mạnh. Khi gieo thẳng rễ cà chua
có thể ăn sâu tới 1,5m, nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ ít, hệ rễ phân bố chủ yếu ở
độ sâu khoảng 0-30cm. Khả năng tái sinh của hệ rễ mạnh, khi rễ chính bị đứt,
rễ phụ phát triển mạnh. Loài cà chua trồng trọt khi tạo hình, tỉa cành, hạn chế
sự phát triển của cây thì sự phân bố của rễ hẹp hơn khi không tỉa cành, lá [11].
Trong quá trình sinh trưởng, hệ rễ chịu sự ảnh hưởng lớn của điều kiện
môi trường như: nhiệt độ đất và ẩm độ đất [4].
2.1.2.2. Thân
Thân cà chua thuộc hệ thân thảo, có đặc điểm chung là có đốt trên thân
và phân nhánh mạnh. Tùy theo điều kiện môi trường và giống mà có độ dài
khác nhau. Thân có nhiều lông nhỏ và mịn, ở giai đoạn cây con thân có màu
trắng hoặc tím tùy thuộc giống. Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh, các
giống cà chua được chia làm 4 dạng hình [11]:
- Dạng sinh trưởng hữu hạn (Determinate).
- Dạng sinh trưởng vô hạn (Indeterminate).
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (Semideterminate).
- Dạng lùn (Dwarf).
2.1.2.3. Lá
Đa số lá cà chua có dạng lá kép lông chim lẻ, các lá chét có răng cưa,
có nhiều dạng lá khác nhau: lá chân chim, lá khoai tây, dạng lá ớt…, tùy
thuộc giống mà lá cà chua có màu sắc và kích thước khác nhau [4].
2.1.2.4. Hoa
Thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm: lá đài, cánh hoa, nhị, nhụy). Hoa cà
chua mọc thành chùm, số lượng hoa/chùm, số chùm hoa/cây rất khác nhau ở
các giống, số lượng chùm hoa dao động từ 4 - 20, số hoa/chùm từ 2 - 26
hoa/chùm [11].


12


2.1.2.5. Quả
Cà chua thuộc dạng quả mọng, có 2,3 hoặc nhiều ngăn hạt. Hình dạng
quả và màu sắc quả phụ thuộc vào từng giống. Ngoài ra màu sắc quả còn
phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng carotene, lycopene. Ở nhiệt độ 30°C
trở lên, sự tổng hợp lycopene bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp carotene
không bị tác động bởi khoảng nhiệt độ đó, vì thế cà chua mùa nóng quả khi
chín có màu vàng hoặc đỏ vàng [11].
Quá trình chín của quả chia làm 4 thời kỳ:
- Thời kỳ quả xanh: quả và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm
quả không chín, chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
- Thời kỳ chín xanh: quả đã phát triển đầy đủ, có màu xanh sáng, keo
xung quanh hạt được hình thành, quả chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu
đem dấm sẽ thể hiện màu sắc vốn có.
- Thời kỳ chín vàng: phần đỉnh quả xuất hiện màu hồng, xung quanh
cuống vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc
này để quả chín từ từ khi chuyên chở.
- Thời kỳ chín đỏ: quả xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể
hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi, hạt trong trái lúc này phát triển
đầy đủ có thể làm giống.
2.1.2.6. Hạt
Hạt cà chua nhỏ, thường có lông mịn. Điều kiện thời tiết, đặc biệt là
nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và màu sắc hạt.
Nhiệt độ thấp hoặc quá cao sẽ làm cho màu sắc hạt đen, tỷ lệ nảy mầm và
năng suất thấp, trung bình có khoảng 50 - 350 hạt trong một quả, trọng
lượng 1000 hạt từ 2,5 - 3,5g [2, 13].
2.1.3. Phân bố và sinh thái
2.1.3.1. Phân bố
Theo Luckwill L.C (1943)[31] cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào
Châu Âu từ những năm đầu thế kỉ XVI do những nhà buôn Tây Ban Nha và

Bồ Đào Nha. Từ Châu Âu cà chua được mang sang Châu Phi qua những
người thực dân đi chiếm thuộc địa. Cà chua có mặt ở Bắc Mỹ vào những


13

năm 1710, nhưng với quan niệm cà chua là cây độc, có hại cho sức khỏe nên
chưa được chấp nhận. Mãi đến năm 1830 cà chua mới được coi là cây thực
phẩm cần thiết như ngày nay [26].
Ở Châu Á, cà chua xuất hiện vào thế kỉ XVIII, đầu tiên là Philippin,
Đông Java (Indonexia) và Malaysia từ Châu Âu qua các nhà buôn và thực dân
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Từ đây cây cà chua được phổ biến đến
các vùng khác của Châu Á. Tuy có lịch sử trồng trọt lâu đời nhưng đến nữa
đầu thế kỉ XX, cà chua mới thực sự là cây trồng phổ biến trên thế giới [29].
2.1.3.2. Sinh thái của cây cà chua
Yêu cầu sinh thái của cây cà chua
- Yêu cầu nhiệt độ
Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây cà chua như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí, đất đai, vi sinh
vật… Trong đó, nhiệt độ được coi là yếu tố quan trọng nhất [11].
Cà chua thuộc nhóm cây thích ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây
nảy mầm là 24 - 25°C, nhiều giống khác có khả năng nảy mầm nhanh ở
nhiệt độ 28 - 32°C [30].
Tác giả Tạ Thu Cúc (2007)[4], cho rằng: cà chua chịu được nhiệt độ
cao và ít mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển
trong khoảng nhiệt độ 15 - 35°C, nhiệt độ thích hợp từ 22 - 24°C. Giới hạn
nhiệt độ tối cao là trên 35°C và giới hạn nhiệt độ thấp là 10°C.
Theo Lorenz O. A. và Maynard D.N. (1988)[30], cà chua sinh trưởng
tốt trong phạm vi nhiệt độ 15 - 30°C, nhiệt độ tối ưu là 22 - 24°C. Quá trình
quang hợp của lá cà chua tăng khi nhiệt độ đạt tối ưu là 25 - 30°C. Khi nhiệt

độ cao hơn mức thích hợp (> 35°C) quá trình quang hợp sẽ giảm dần.
Nhiệt độ ngày và đêm có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Nhiệt độ
ngày thích hợp cho cây sinh trưởng là 20 - 25°C, nhiệt độ đêm thích hợp từ
13 - 18°C. Khi nhiệt độ cao hơn 35°C cây cà chua ngừng sinh trưởng và ở
nhiệt độ thấp 10°C trong thời gian kéo dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết.
Ở giai đoạn sinh trưởng, nhiệt độ ngày đêm xấp xỉ 25°C tạo điều kiện cho


14

quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh trưởng của thân, rễ và chồi
đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26 - 30°C và đêm từ 18 - 22°C [29].
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng dinh dưỡng
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa, đậu quả, năng suất và chất
lượng của cà chua. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có ảnh hưởng đến số
lượng hoa/chùm. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 30/25°C (ngày/đêm) làm
tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Ở nhiệt độ không khí trên cùng
với nhiệt độ đất cao hơn 21°C làm giảm số hoa/chùm. Nhiệt độ ban ngày từ
21 - 30°C và ban đêm 15 - 21°C thích hợp cho sự thụ phấn đối với đa số
các giống cà chua [29].
Khi nhiệt độ (ngày/đêm) > 30/24°C làm giảm kích thước hoa, trọng
lượng noãn và bao phấn. Ở nhiệt độ cao số lượng hạt phấn giảm, giảm sức sống
của hạt phấn và của noãn. Nhiệt độ tối ưu cho tỷ lệ đậu quả cao là 18-20°C.
Màu sắc quả chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, do quá trình sinh tổng
hợp lycopene rất mẫn cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp để phân hủy
cholorophyll là 15 - 40°C, hình thành lycopene là 12 - 30°C, hình thành
carotene là 10 - 38°C. Ở nhiệt độ 24 - 28°C, quả có màu đỏ- da cam đậm do
có sự hình thành lycopene và carotene dễ dàng. Từ 30 - 36°C quả có màu
vàng là do lycopene không được hình thành. Ở trên 40°C quả giữ nguyên
màu xanh bởi cơ chế phân hủy cholorophyll không hoạt động, carotene và

lycopene không được hình thành. Nhiệt độ cao trong quá trình phát triển của
quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, nguyên nhân làm cho quả
nhanh mềm hơn [29].
Độ ẩm và nhiệt độ cao cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho một số
bệnh phát triển : bệnh héo rũ, đốm nâu, sương mai, héo xanh vi khuẩn…
- Yêu cầu ánh sáng
Cà chua là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nên yêu cầu cường độ
ánh sáng cao. Khi có ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây sẽ ra hoa,
đậu quả sớm hơn và chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn. Cường độ ánh sáng
thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa, làm vươn


15

dài vòi nhụy và tạo ra những hạt phấn không có sức sống, thụ phấn kém. Khi
cà chua bị che bóng năng suất thường giảm và quả bị dị hình [32].
Chất lượng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới
thành phần hóa học của cà chua. Cà chua trồng trong điều kiện đủ ánh sáng
thì hàm lượng axit ascorbic trong quả nhiều hơn trồng nơi thiếu ánh sáng [11].
- Yêu cầu độ ẩm
Yêu cầu về nước của cà chua ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau,
giai đoạn đầu cần ít nước hơn giai đoạn sau. Độ ẩm đất 60 - 70% phù hợp cho
cây ở giai đoạn sinh trưởng và từ 78 - 81% cho giai đoạn đậu quả [32]. Thời kì
cần nhiều nước nhất là khi ra hoa, nếu ở giai đoạn này không đáp ứng đủ thì
việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả sẽ giảm. Khi đất khô hay quá ẩm
đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cà chua, biểu hiện của thiếu
nước hay thừa nước đều làm cho cây bị héo. Khi ruộng ngập nước, đất thiếu
oxy, thừa cacbonic làm cho rễ bị ngộ độc dẫn đến cây héo. Khi thiếu nước: sinh
trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, khi thiếu nước trầm trọng cây có biểu hiện rụng
nụ, rụng hoa, quả chậm lớn và thường gây ra hiện tượng thối và rụng quả [20].

Cà chua yêu cầu độ ẩm không khí thấp từ 45 - 55%. Khi độ ẩm không
khí cao (>65%) cây dễ bị nhiễm bệnh, và cũng làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của hạt phấn, hạt phấn bị vỡ ra ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn từ đó
làm giảm số hoa/chùm, giảm tỉ lệ đậu quả và năng suất cà chua [14, 32].
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm không khí cao, cà chua
dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh.
- Yêu cầu đối với đất và dinh dưỡng
Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Trong nghiên
cứu cho thấy độ pH phù hợp nhất cho cà chua là từ 6 - 6,2 [32].
Cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng
và phát triển của nó [29].
Đạm: trong suốt quá trình sinh trưởng đạm có ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng và năng suất hơn tất cả các yếu tố dinh dưỡng khác. Có tác dụng thúc
đẩy sự sinh trưởng, nở hoa, đậu quả của cà chua nhưng lại kéo dài thời gian
chín. Khi thiếu đạm dẫn đến sinh trưởng của thân lá bị kìm hãm, lá vàng úa,


16

cây còi cọc, giảm năng suất, chất lượng quả. Khi dư đạm làm giảm kích
thước quả, kéo dài thời gian chín, màu sắc kém, hàm lượng đường thấp,
giảm khả năng chống chịu với bệnh [6].
Lân: hệ rễ của cây cà chua hấp thụ lân kém, nhất là thờ kì cây non.
Lân làm tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của bộ rễ, cần thiết cho việc
đậu quả và đẩy nhanh sự chín của quả [4]. Quá trình hấp thụ lân phụ thuộc
vào nhiệt độ cường độ chiếu sáng, cà chua thường bị thiếu lân trong điều
kiện nhiệt độ thấp.
Kali: cần thiết cho quá trình hình thành thân, bầu quả, làm cho cây
cứng cáp hơn do tăng bề dày của mô giác, tăng khả năng chống chịu sâu
bệnh hại và điều kiện bất lợi, ngoài ra còn thúc đẩy quá trình quang hợp,

tham gia tổng hợp các chất quan trọng như: gluxit, protein, vitamin... Kali có
vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc và hương vị cà chua [4].
Thiếu kali sẽ làm cho cây sớm hóa gỗ, quả dễ bị các vết đốm, giảm độ săn
chắc và hàm lượng chất dinh dưỡng của quả.
Magie: là nguyên tố vi lượng có vai trò qua trọng đối với dinh dưỡng
của cà chua. Nó ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp lân, hydratcacbon và liên
quan đến quá trình hình thành Cholorophyll [11].
Ngoài đạm, lân, kali, kẽm, các yếu tố vi lượng khác như: Ca, Mn, S, Zn,...
cũng rất cần thiết đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cà chua [1].
2.1.4. Tình hình sản xuất cà chua trên Thế giới và Việt Nam
2.1.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên Thế giới
Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như là một loại thực
phẩm và có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích
ứng rộng, hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao nên được trồng khá phổ
biến. Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra đời nhằm đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng [7].
Theo FAO (2009) [23] trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện
tích, sản lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau:
Diện tích: 4.544.525 (ha)
Năng suất: 339.719 (tạ/ha)
Sản lượng: 154.368.171 (tấn)


17

Bảng 2. 1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2011[35]
Tên châu lục

Diện tích (ha)


Năng suất (Hg/ha)

Sản lượng (tấn)

Châu Phi

942.436

175.695

1.655.476

Châu Mỹ

459.458

526.620

24.196.007,3

Châu Á

2.793.454

345.362

96.475.024

Châu Âu


529.444

404.725

21.427.908

Châu Úc

8935

408.274

364.793

Theo bảng trên năm 2011, Châu Á có diện tích trồng và sản lượng cà
chua lớn nhất thế giới, còn Châu Mỹ và Châu Úc có năng suất lớn nhất.
Diện tích trồng cà chua ở Châu Á chiếm 60,67% diện tích trồng cà chua
trên toàn thế giới, nhưng năng suất chỉ chiếm 48,1% tổng năng suất trên thế
giới. Trong khi đó Châu Mỹ chỉ chiếm 19,9% diện tích trồng cà chua trên
thế giới nhưng năng suất chiếm tới 20,66% và Châu Âu chiếm 13,47% diện
tích trồng cà chua nhưng năng suất chiếm tới 19,42% tổng năng suất của
toàn thế giới.
Bảng 2.2: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất năm 2011[24]
STT

Tên nước

Sản lượng (tấn)


1

Trung Quốc

48.576.853

2

Ấn Độ

16.826.000

3

Hoa Kỳ

12.624.700

4

Thổ Nhĩ Kỳ

11.003.400

5

Ai cập

8.105.260


Theo bảng 2.2: Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới,
chiếm khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Trung Quốc vẫn đứng đầu về sản xuất cà chua trong những năm tiếp theo [23].


18

Bảng 2.3: Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới
năm 2008[23]
STT

Tên nước

Sản lượng (tấn)

Giá trị (1000USD)

1

Mỹ

11116340

1431590

2

Nga

673894


628923

3

Đức

645966

1293840

4

Pháp

482546

559936

5

Anh

419045

745788

6

Canada


193297

276433

7

Tây Ban Nha

189319

79044

8

Hà Lan

156280

265068

9

Irắc

112129

61441

10


Ai Cập

103498

58049

- Những nghiên cứu về TYLCV
Theo nghiên cứu trên thế giới hiện nay có khoảng 2000 loài virus. Một
phần tư trong tổng số các loài virus phát hiện được có khả năng tấn công và
gây hại cho thực vật [33].
Cây cà chua bị nhiều loài dịch hại tấn công, theo số liệu thống kê của
CABI năm 2005, hiện có 499 loài dịch hại gây hại trên cà chua, trong đó virus
có 41 loài. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tất cả các loài dịch
hại trên cà chua nhưng bệnh hại do virus gây thiệt hại rất lớn cho các vùng
trồng cà chua trên thế giới [20]. Chính vì vậy, bệnh virus hại cà chua đã và
đang được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu về đặc
điểm sinh học, sinh thái học cũng như phương thức lan truyền để đưa ra biện
pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
Bệnh hại cà chua do TYLCV gây ra được phát hiện đầu tiên gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà chua tại Israel từ những năm 1930, sau đó
bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng tại nước Cộng Hòa Dominica, Cuba, Jamaica


19

vào khoảng đầu những năm 1990 và nhanh chóng lan rộng tới các nước Trung
Đông, các nước thuộc Bắc và Trung Phi và Đông Nam Á. Cho tới nay,
TYLCV xuất hiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà chua của hầu
khắp các nước trên trế giới [20]. Hiện nay, đã có tới 40 loài Bengomovirus hại

cà chua đã được phát hiện và công bố trên thế giới [33]. Do vậy việc tìm kiếm
một giải pháp hợp lý để tạo được giống kháng đa virus gây bệnh xoăn vàng lá
không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia.
Trên thế giới việc quản lý dịch hại do TYLCV gây ra chủ yếu dựa trên
việc phòng trừ véc tơ lan truyền virus - bọ phấn Benica tabaci (B. tabaci). Trên
thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được đầu tư để tìm ra giải pháp phòng trừ
bọ phấn nhưng cho tới nay vẫn phải lựa chọn biện pháp sử dụng thuốc hóa học
[19]. Tuy nhiên, cũng tương tự như Việt Nam biện pháp hóa học cũng có hiệu
quả rất thấp hoặc là không có hiệu quả. Do vậy trên thế giới việc trồng trọt các
giống kháng TYLCV cũng được coi là biện pháp hữu hiệu nhất có thể khắc
phục triệt để bệnh xoăn vàng lá [33].
2.1.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cà chua là cây mới du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm
nhưng đã trở thành một loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng ngày càng
rộng rãi. Cà chua ở nước ta được trồng chủ yếu ở vụ đông với diện tích
khoảng 6.800 - 7.300 ha và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và
trung du Bắc Bộ ( Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc,...), còn ở miền nam tập
trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng [1].
Trong điều tra của TS.Phạm Đồng Quảng và cs (2006)[19], hiện nay cả
nước có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có 10 giống được
gieo trồng với diện tích lớn 6.259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước. Giống
M386 được trồng nhiều nhất ( khoảng 1432 ha), tiếp theo là các giống cà chua
Pháp, VL200, TN002, Red Crown… Ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 đến
năm 2001, diện tích trồng cà chua tăng trên 10.000 ha (từ 7.059 - 17.834 ha),
nhưng năng suất vẫn chưa ổn định.


20

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam [24]

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2004

24.644

172

424.126

2005

23.566

198

466.124

2006

22.962

196


450.426

2007

23.283

197

458.214

2008

24.850

216

535.438

Đến năm 2008, diện tích đã tăng lên 24.850 ha. Năng suất cà chua
nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Năm 2008, năng suất cà
chua cả nước là 216 tạ/ha bằng 87,10% so với năng suất trung bình trên thế
giới (247,996 tạ/ha). Từ năm 1996 - 2008, sản lượng cả nước tăng rõ rệt (từ
118.523 tấn năm 1996 lên 535.438 tấn năm 2008) [12].
Nhiệt độ thích hợp nhất để cà chua sinh trưởng là 22 - 24ºC [30] nên ở
các tỉnh phía bắc nước ta cà chua được trồng trong 3 vụ [8]:
Vụ sớm: hạt gieo vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, trồng từ cuối
tháng 8 đến đầu tháng 9. Vụ này cà chua được trồng trên đất cao, thoát nước
tốt, với các giống có đặc điểm chính là chịu nhiệt và chống chịu bệnh xoăn
vàng lá do virus gây ra.
Vụ chính: gieo hạt đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, trồng từ tháng 10 đến

tháng 11. Vụ này cà chua có năng suất và chất lượng cao nhất, có nhiều giống
thích hợp trong vụ này. Cuối vụ cà chua thường bị bệnh sương mai hại nặng.
Vụ muộn: gieo từ tháng 11 đến tháng 12, trồng từ tháng 12 đến tháng
1, ở vụ này giai đoạn đầu bệnh sương mai phát triển mạnh.
Ngoài ra, vụ xuân hè gieo hạt đầu tháng 2 trồng vào cuối tháng 2 đến
đầu tháng 3. Đầu vụ thường bị bệnh sương mai, cuối vụ xuất hiện bệnh xoăn
vàng lá. Giống trồng trong vụ này có đặc điểm là khả năng chịu nhiệt tốt.
Ở các vùng miền núi phía Bắc, khí hậu mát mẻ quanh năm nên cà chua
có thể trồng ở nhiều vụ .
Cà chua là một loại rau ăn trái đã và đang nắm giữ vị trí quan trọng và
là tâm điểm nghiên cứu của các nhà chọn tạo giống cây trồng trong tương lai.


21

Nhờ vậy mà hàng loạt các giống cà chua mới, năng suất cao, phẩm chất tốt
được ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường [7]. Để phục vụ
công tác đó cần sử dụng rất nhiều phương pháp như lai tạo, chọn lọc, xử lý
đột biến, nuôi cấy invitro…
Tuy nhiên so với sự phát triển chung của thế giới thì cả diện tích và năng
suất của nước ta còn rất thấp. Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn thì
trong một vài năm tới diện tích và năng suất đều sẽ tăng nhanh do [8]: các nhà
chọn giống trong những năm tới sẽ đưa ra sản xuất hàng loạt các giống có ưu
điểm cả về năng suất và chất lượng, phù hợp tùng vùng sinh thái, từng mùa vụ
nhất là các vụ trái,giải quyết rau giáp vụ, ngoài ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới sẽ được phổ biến và hướng dẫn nông dân các tỉnh, nước ta đã đưa vào một
nhà máy chế biến cà chua cô đặc theo dây chuyền hiện đại tại Hải Phòng với
công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày. Vì vậy việc quy hoạch vùng trồng cà chua
để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đang trở nên cấp thiết nhất là ở các tỉnh
Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.

- Những nghiên cứu về TYLCV ở Việt Nam
Thực tế sản xuất cà chua ở nước ta cho thấy năng suất của cà chua
còn hạn chế không chỉ do khó khăn về giống , kĩ thuật, vốn đầu tư mà còn
do sự phát sinh, phát triển của dịch hại trên từng vùng, từng vụ hết sức
phức tạp, bao gồm dịch hại do côn trùng, nấm, vi khuẩn và virus, trong đó
nghiêm trọng nhất là bệnh xoăn vàng lá (do tomato yellow leaf curl vius
thuộc chi Begomovirus, họ Genminiviridea) [16]. Đặc biệt trong những
năm gần đây, bệnh đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng ở vụ xuân hè và
vụ thu đông, cây cà chua bị bệnh làm cho hoa rụng nhiều, quả xốp, khô,
phẩm chất và năng suất kém. Bệnh có thể làm giảm tới trên 90% sản lượng.
Bệnh phát sinh và gây hại hầu hết ở các vùng trong cả nước như: Hà Nội,
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,…[6]. Theo Lê
Thị Liễu (2004)[9], trong vụ đông xuân 2003 - 2004 tại khu vực Gia Lâm,
Hà Nội có tới 96% số hộ điều tra trả lời ruộng cà chua của họ bị nhiễm
xoăn vàng lá với 50% ruộng bị bệnh nặng.


22

Xoăn vàng lá đã và đang là bệnh virus gây thiệt hại kinh tế nặng nhất
trong sản xuất cà chua ở Việt Nam. Việc quản lý dịch hại chủ yếu dựa vào
việc phòng trừ véc tơ lan truyền virus ở bọ phấn Bemicia tabaci. Tuy nhiên
với số lượng khá lớn các loài cây kí chủ của bọ phấn Bemicia tabaci (500
loài trong 74 họ cây thực vật khác nhau), cùng với sự đa dạng của các loài
cây kí chủ của TYLCV (34 loài cây trồng), quan hệ giữa bọ phấn và cây kí
chủ hết sức phức tạp và đa dạng nên sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ
mang lại hiệu quả rất thấp đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường [1]. Do
vậy việc trồng các giống kháng TYLCV được coi là biện pháp tối ưu nhất để
khắc phục triệt để bệnh xoăn vàng lá [8].
Ở Việt Nam, có 2 loài begomovirus được phát hiện gây ra bệnh xoăn

vàng lá cà chua. Loài thứ nhất là Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV),
được phân lập từ cây cà chua bị bệnh xoăn vàng lá ở miền Bắc vào năm
2001. Loài thứ hai là Tomato yellow leaf curl Kanchanaburi (TYLCKaV),
được phân lập đầu tiên ở tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan) vào năm 2002 và
được phát hiện trên cây cà chua tại Việt Nam vào năm 2005 (mã số Genbank
của mẫu Việt Nam là DQ169054, -55). Gần đây, từ một mẫu cà chua bị bệnh
xoăn vàng lá thu thập tại Hà Nội, cùng với ToLCVV, một loài begomovirus
thứ ba cũng đã được phân lập. Loài này được đặt tên là Tomato yellow leaf
curl Vietnam virus (TYLCVNV) [15].
Về nguyên tắc, việc bổ sung tính trạng kháng bệnh vào một giống
thương mại có thể thực hiện thông qua lai truyền thống. Tuy nhiên lai truyền
thống để tạo giống kháng bệnh xoăn vàng lá đã gặp nhiều trở ngại do hạn
chế về nguồn gen, gen kháng TYLCV chỉ xuất hiện ở các loại cà chua dại,
thêm nữa tính trạng kháng TYLCV thông thường được quyết định đa gen
nên việc lai tạo truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam hiện tại đã
phát hiện 4 loài virus gây bệnh xoăn vàng lá khác nhau [6]. Việc tìm kiếm
một giải pháp hợp lý để tạo được giống kháng đa virus gây bệnh xoăn vàng
lá cà chua là hết sức cần thiết.


23

2.2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
2.2.1. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng: cây bị bệnh do TYLCV gây nên có đặc điểm sinh trưởng
kém, đốt thân hoặc các lóng ngắn lại và hơi uốn cong. Lá có màu xanh sáng,
nhiều lá bị nhỏ lại, phiến lá gợn sóng, bề mặt lá trở nên láng bóng. Rìa lá
uốn cong lên, xoăn lại thành hình lòng mo, các lá non ở ngọn xoăn lại nhiều
hơn. Bệnh thường xuất hiện rõ nhất vào giai đoạn ra hoa. Cuối giai đoạn
sinh trưởng, cây bị bệnh nặng sẽ lùn hẳn xuống, cành cong queo, quả rất ít

hoặc hầu như không có [6].

Hình 2.1: Bệnh xoăn vàng lá cà chua
Bệnh xoăn lá có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm
cho tới khi trồng ra ruộng và tới khi thu hoạch, phổ biến nhất là khi cây bắt đầu
ra hoa. Bệnh xuất hiện càng sớm thì mức thiệt hại càng nặng, cây bị bệnh sớm
và nặng có thể chết. Tuy nhiên, trên cà chua và ớt nếu bệnh xuất hiện muộn thì
chỉ ở những nhánh, lá non ra sau mới bị nhiễm bệnh, nhưng hoa và quả ở
những nhánh trước đó cũng dễ bị rụng, nếu có quả thì quả nhỏ, không phát
triển được, có vị đắng, không cho năng suất hoặc năng suất không cao [8].
2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh.
+ Tác nhân gây bệnh: Virus gây bệnh có tên khoa học là Tomato yellow
leaf curl virus, thuộc họ Geminiviridae, giống Begomovirus. Ngoài ra nó cũng


×