ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
QUÀNG THỊ HÀ
Tên đề tài:
T
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ BÚNG LAO
HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và PTNT
Khoá học
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
QUÀNG THỊ HÀ
Tên đề tài:
T
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ BÚNG LAO
HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và PTNT
Lớp
: 42A - KTNN
Khoá học
: 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu
Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân. Những kiến thức
mà các thầy cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của
tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên , giúp
đỡ của rất nhiều các cá nhân cũng như của tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn và kính trọng sâu sắc đối với ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong
Khoa, đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Châu người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Búng
Lao, các ban ngành cùng các hộ nông dân người đã cung cấp số liệu, tư liệu
khách quan chính xác và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi vô cùng cám ơn bạn bè, người thân đã chia sẻ những
khó khăn và động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
Búng Lao, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Quàng Thị Hà
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993
đến năm 2015 .......................................................................................... 6
Bảng 2.1. Thành phần dân tộc, giới tính của đối tượng phỏng vấn ........ 21
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Búng Lao .............................. 26
Bảng 3.2: Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua 3 năm .... 30
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt qua 3 năm tại
xã Búng Lao .......................................................................................... 32
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm ............... 33
Bảng 3.5: Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2013 ............... 36
Bảng 3.6: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản ........................... 44
Bảng 3.7: Tình hình nghèo tại xã Búng Lao giai đoạn 2011 – 2013 ...... 49
Bảng 3.8: Cơ cấu các nhóm hộ xã Búng Lao tính đến 2013 .................. 50
Bảng 3.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các bản điều tra năm
2013 ...................................................................................................... 52
Bảng 3.10: Tài sản chủ yếu của hộ nghèo tại xã Búng Lao năm 2013 ... 53
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng đất của các bản qua điều tra tại xã Búng
Lao năm 2013 ....................................................................................... 54
Bảng 3.12: Các khoản chi phí của các hộ điều tra tại xã Búng Lao năm
2013 ...................................................................................................... 54
Bảng 3.13: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra xã Búng Lao
năm 2013 .............................................................................................. 56
Bảng 3.14: Xếp hạng các nguyên nhân gây ra nghèo của các hộ điều tra
tại xã Búng Lao ..................................................................................... 58
Bảng 3.15: Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra (60 phiếu) ........... 59
Bảng 3.16: Xếp hạng các nguyện vọng mong muốn của các bản điều tra
tại xã Búng Lao ..................................................................................... 64
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra chéo thông
tin.......................................................................................................... 20
Hình 3.1. Sự biến động về số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã Búng
Lao giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................... 34
Hình 3.2. Cơ cấu các nhóm hộ tại xã Búng Lao năm 2013 .................... 51
Hình 3.3. Tỷ lệ phần trăm trình độ học vấn của các chủ hộ trong nhóm
hộ nghèo ............................................................................................... 59
Hình 3.4. Vòng luẩn quẩn đói nghèo đơn giản tại xã Búng Lao ............ 63
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
STT Chữ viết tắt
Nghĩa
1
BHYT
Bảo hiểm y tế
2
BQ
Bình quân
3
THCS
Trung học cơ sở
4
THPT
Trung học phổ thông
5
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
6
DT
doanh thu
7
TC
Tổng chi phí
8
Pr
Lợi nhuận
9
UBNDX
Ủy ban nhân dân xã
10
BHXH
Bảo hiểm xã hội
11
LĐTB&XH
Lao động thương binh và xã hội
12
CP
Chính phủ
13
DTTS
Dân tộc tiểu số
14
NN
Nông nghiệp
15
CSHT
Cơ sở hạ tầng
16
PCI
Thu nhập/người/năm
17
KH – KT
Khoa học – kỹ thuật
18
LHQ
Liên hợp quốc
19
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
20
WB
Ngân hàng thế giới
21
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
22
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
23
DS - KHHGĐ
Dân số kế hoạch hóa gia đình
24
PTKT - XH
Phát triển kinh tế xã hội
25
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo số quan
niệm về nghèo ......................................................................................... 4
1.1.2. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia ................................................................... 5
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................. 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................. 8
1.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay ...................... 8
1.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam ..................................................... 9
1.2.3. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của
một số nước trên thế giới ...................................................................... 10
1.2.4. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ................................. 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 18
2.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ..................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.1. Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội
địa bàn nghiên cứu. ............................................................................... 18
2.2.2. Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ
nông dân trên địa bàn nghiên cứu. ......................................................... 18
2.2.3. Xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân tại xã. . 18
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của cộng
đồng người dân tại xã Búng Lao. .......................................................... 18
2.2.5. Tìm hiểu về các chương trình xoá đói giảm nghèo đã được tiến
hành tại địa phương trong năm qua, những kết quả đạt được và những
khó khăn còn chưa tháo gỡ được trong chính sách giảm nghèo. ............ 18
2.2.6. Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho địa phương trong những
năm tới. ................................................................................................. 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 18
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 18
2.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu .................................................. 20
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 23
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu ... 23
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................ 23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ............................................... 29
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ........................................ 44
3.2. Thực trạng nghèo tại xã Búng Lao ................................................. 48
3.2.1. Cơ sở phân định nghèo của xã ..................................................... 48
3.2.2. Thực trạng nghèo của xã trong 3 năm từ 2011 – 2013 ................. 48
3.2.3. Tình hình chung của các bản điều tra ......................................... 51
3.2.4. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra ...................................... 57
3.2.5. Mong muốn của những hộ gia đình nghèo ................................... 63
3.3. Tìm hiểu các chương trình và chính sách giảm nghèo tại địa phương65
3.3.1. Cách thức xây dựng và tổ chức ................................................... 65
3.3.2. Các chương trình xóa đói giảm nghèo ......................................... 66
3.3.3. Hỗ trợ làm nhà ở ......................................................................... 67
3.3.4. Hỗ trợ sản xuất: ........................................................................... 67
3.3.5. Hỗ trợ về chăn nuôi ..................................................................... 68
3.3.6. Về hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng........................................ 68
3.3.7. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng .................................................................... 68
3.3.8. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ........................................................... 69
3.3.9. Kết quả đạt được và những hạn chế trong các chương trình giảm
nghèo tại địa phương ............................................................................. 69
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO TẠI XÃ
BÚNG LAO – HUYỆN MƯỜNG ẢNG ....................................................... 71
4.1. Quan điểm của việc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta 71
4.2. Phương hướng giảm nghèo của xã Búng Lao ................................. 72
4.3. Mục tiêu trong công tác giảm nghèo của xã giai đoạn 2013 – 2015
và định hướng đến năm 2020. ............................................................... 73
4.3.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 73
4.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 74
4.4. Các giải pháp ................................................................................. 77
4.4.1 Giải pháp về thiếu vốn trong sản xuất .......................................... 77
4.4.2 Giải pháp về kiến thức và tư duy trong cách làm nông nghiệp hạn
chế ........................................................................................................ 77
4.4.3 Đói nghèo do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất ... 78
4.4.4 Đói nghèo do diện tích đất canh tác ít .......................................... 78
4.4.5 Hộ nghèo do đông con, lười lao động và thiếu nguồn nhân lực
trong sản xuất........................................................................................ 79
4.4.6. Do tệ nạn xã hội .......................................................................... 79
4.4.7. Các giải pháp về thị trường ......................................................... 80
4.4.8 Các giải pháp về chính sách, khuyến khích phát triển kinh tế - xã
hội ......................................................................................................... 80
4.5.1. Đối với chính quyền .................................................................... 82
4.5.2. Đối với người dân ....................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu về tiến
bộ khoa học - công nghệ, làm tăng của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc
sự giàu có cho con người, thì đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự
nghèo đói. Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu
trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá
sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em
làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11
không được cắp sách đến trường.
Hiện nay, các hộ ở nông thôn vẫn chiếm đại đa số người nghèo. Nghèo
đói sẽ chủ yếu diễn ra ở nông thôn trong nhiều năm tới… Những mất mát đi
kèm với việc buộc phải bán đất, di cư ra thành thị và ven đô, nơi họ không có
những dịch vụ cơ bản, trở thành nạn nhân của tội phạm và sự xuống cấp môi
trường xung quanh tăng ở mức ngoài kiểm soát là những thách thức lớn trong
việc giảm nghèo ở Việt Nam. Phần lớn người Việt Nam sống ở nông thôn và
73% những người dân sống ở nông thôn đã chiếm đến 94% số người nghèo
của cả nước. Những người trồng lúa chiếm đến 78% số người nghèo. Để thực
hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phải trở thành quốc sách, trong đó việc xóa
đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn cũng như khắc phục tình trạng bất
bình đẳng trong xã hội là rất quan trọng.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua tháng 1/2011 với mục tiêu
tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ
rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Do đó,
các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng
tập trung trên ba chiến lược chính: Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh
kế để tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người
nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của
người dân ở các vùng nghèo.
2
Với tầm quan trọng và tính cấp thiết như trên tại xã Búng Lao - huyện
Mường Ảng – tỉnh Điện Biên cùng với sự giúp đỡ quan tâm của các cấp ban
ngành của Đảng và Nhà Nước thì những năm qua xã Búng Lao đã tổ chức và
thực hiện rất nhiều những chương trình theo chủ chương chính sách của Nhà
Nước trong việc hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói nơi
đây. Là một người con trong xã và cũng là một sinh viên sắp ra trường. Trải qua
quá trình tìm tòi và nghiên cứu tôi đã thấy được tính cấp thiết của của việc giảm
nghèo, cho nên tôi đã quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình đó
là: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tại xã Búng Lao huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh
hưởng đến nghèo của các hộ nông dân và đưa ra những giải pháp giảm nghèo
cải thiện đời sống nhân dân trong xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng đói nghèo.
- Những nguyên nhân dẫn tới nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu các chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa
phương và những bài học cụ thể rút ra từ những chương trình này.
- Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp
các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây
dựng địa phương ngày càng phát triển.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức
đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế, là khung chương trình mà bộ Giáo dục
và Đào tạo đề ra có tính chất tất yếu giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm thực tế.
Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã
học để đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu
hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số
liệu, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp
và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn...
3
Nghiên cứu đề tài được xem như bài học thực tế đầu tiên giúp cho sinh
viên làm quen khi bắt tay vào thực tế, nó là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức
mà sinh viên phải đối mặt và trải qua trước khi ra trường và bắt tay vào công
việc, nghề nghiệp của mình sau này.
Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất cấp thiết và quan trọng hàng đầu
trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của thế giới cũng như Việt
Nam. Bởi trong các vấn đề của xã hội thì nghèo đói được xem là gốc dễ dẫn
tới nhiều những vấn đề khác của cuộc sống. Nó là một mắt xích trong vòng
luẩn quẩn của các vấn đề xã hội.
Đây cũng là nguồn tài liệu bổ xung cho kho thư viện phục vụ cho công
tác nghiên cứu học tập của các bạn sinh viên khóa sau cũng như công tác
giảng dạy của các thầy các cô. Và cũng là cơ sở cho việc hình thành, thực
hiện những ý tưởng khoa học sau này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa
phương, những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương
trình triển khai tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và ban ngành
đoàn thể trong xã đưa ra được những biện pháp giảm nghèo có hiệu quả hơn.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài phân tích được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
chính của xã Búng Lao – huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên.
Đề tài đề xuất được các giải pháp nhằm XĐGN cụ thể đối với tình hình
nghèo đói của xã, từ đó có thể làm công tác XĐGN của xã đạt được hiệu quả cao.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của khoá
luận gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo và nâng cao đời sống
của nhân dân trên địa bàn xã Búng Lao - huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo số quan
niệm về nghèo
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân
dẫn đến nghèo nàn thay đổi tuỳ theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế thế
giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập
hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm.
Theo quan điểm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh thì nghèo là không có
thức ăn bổ dưỡng, phải tiết kiệm tiền cho bữa ăn hôm sau, chẳng có phương tiện đi
lại, cuộc sống không ổn định, buôn bán nhỏ lẻ, trẻ con chỉ đi học khi nào có tiền,
chẳng có ai giúp đỡ, không được chơi tennis, chẳng có gì giải trí ngoài đánh bạc và
mua vé số [4].
1.1.1.2. Một số quan niệm về nghèo
• Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra
khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như
sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn
trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt
quá sức tưởng tượng của giới trí thức chúng ta’’.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (Đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như
là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các giá
trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng
được xác định, từ 2 Đô la cho khu vực Mỹ La Tinh và Carribean đến 4 đô la
5
cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 Đô la cho những Nước công nghiệp.
(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).
• Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa
vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc
cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người
thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo
tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ
thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất
(tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan
trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hoá - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã
hội do thiếu hụt tài chính một phần được các Nhà xã hội học xem như là một
thách thức xã hội nghiêm trọng [4].
1.1.2. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia
Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 09/2011/QĐ - TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như
sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [9].
6
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993
đến năm 2015
Giai đoạn
Đơn vị tính
Hộ đói
Hộ nghèo
(Dưới
mức)
(Dưới
mức)
1. Giai đoạn 1993 – 1994
Gạo
Khu vực nông thôn
Kg/người/tháng
8
15
Khu vực thành thị
Kg/người/tháng
13
20
2. Giai đoạn 1995 – 1997
Gạo
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Kg/người/tháng
13
15
Vùng nông thôn đồng bằng, trung
du
Kg/người/tháng
13
20
Vùng thành thị
Kg/người/tháng
13
25
3. Giai đoạn 1997 – 2000
Tiền
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng
45.000
55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung
du
Đồng/người/tháng
45.000
70.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng
45.000
90.000
4. Giai đoạn 2001 – 2005
Tiền
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng
-
80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung
du
Đồng/người/tháng
-
10.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng
-
150.000
5. Giai đoạn 2006 – 2010
Tiền
Khu vực nông thôn
Đồng/người/tháng
-
200.000
Khu vực thành thị
Đồng/người/tháng
-
260.000
6. Giai đoạn 2011 - 2015
Tiền
Khu vực nông thôn
Đồng/người/tháng
400.000
Khu vực thành thị
Đồng/người/tháng
500.000
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
7
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đói
• Thu nhập của hộ
Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ,
được sử dụng để chi cho đời sống và tích luỹ. Để phản ánh chính xác được
mức độ đói nghèo và thực trạng đời sống của hộ, chúng tôi nghiên cứu chỉ
tiêu thu nhập bình quân trên đầu người theo tháng.
• Hệ thống các chỉ số
Chỉ số phát triển con người: Human Development Index (HDI), bao gồm:
Tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống.
Trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ người lớn biết
chữ và tỷ lệ người đi học đúng độ tuổi.
Mức thu nhập bình quân/đầu người theo sức mua tương đương.
HDI được tính theo phương pháp chỉ số, có giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ
nhất bằng 0.
Chỉ số nghèo khổ: HumanPovertyIndex(HPI), được phản ánh ở các
khía cạnh:
Khía cạnh 1: Liên quan đến khả năng sống như tỷ lệ % người sống
đến 40 tuổi.
Khía cạnh 2: Liên quan đến trình độ giáo dục như tỷ lệ % người lớn
không biết chữ.
Khía cạnh 3: Liên quan đến mức sống, được tổng hợp bởi 3 yếu tố:
+ Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch.
+ Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế.
+ Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
Tốc độ phát triển bình quân.
Tốc độ phát triển liên hoàn.
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo
ra trong nông hộ trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm).
8
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ những chi phí vật chất và dịch vụ
được sử dụng vào trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung
gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập của người nông dân bao gồm thu
nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản phẩm.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay
Đói nghèo là vấn đề đang đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nó
trở thành vấn nạn trên toàn cầu. Trong lịch sử đã có nhiều nạn đói chết hàng
triệu người dân Châu Á, Châu Phi. Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang
diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB,
nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và
tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu
người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130 - 155 triệu người
của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao (www.baomoi.com)
Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định
và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một
chỉnh thể thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chỉnh thể thống
nhất ấy. Toàn cầu hóa đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau,
các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát
triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và
phát triển của các quốc gia khác. Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài
người bởi “đói nghèo đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị
đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn
chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến
tranh” không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Bởi, những
bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong
quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một
9
cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh
(www.baomoi.com)
1.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam
Ở Việt Nam, đói, nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc. XĐGN toàn
diện, bền vững luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và xác định là
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội (PTKT - XH) và
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hơn 25 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế chính sách phù hợp
với thực tiễn nước ta, công cuộc XĐGN đã đạt được những thành tựu đáng
kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần quan trọng
trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững.
Ngày 13/5/2013, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
ký Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2012. Điều tra được thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương của cả nước, phân chia theo 8 vùng là: Miền núi
Đông Bắc; miền núi Tây Bắc; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ; Duyên
hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam bộ; đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 vừa
được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, năm 2012 cả nước có
2.149.110 hộ nghèo (9,6%) giảm 2,16% so với năm 2011 (11,76%). Tỷ lệ hộ
cận nghèo cũng giảm từ 6,98% xuống 6,57% (tương đương 1.469.727 hộ).
Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều so với năm
2011 là Lào Cai (giảm 7,6%); Lai Châu (7,06%); Điện Biên (7,03%); Hà
Giang (5,25%); Đăk Nông (4,97%).
Hiện nay, miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 28,552%;
tiếp đến là miền núi Đông Bắc 17,39%; Bắc Trung Bộ 15,01%; Tây Nguyên
15%; duyên hải miền Trung 12,2%; Đồng bằng sông Cửu Long 9,24%; Đồng
bằng sông Hồng 4,89%; Đông Nam Bộ 1,27%.
10
1.2.3. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một
số nước trên thế giới
Để phân tích cả về lý luận và thực tiễn vấn đề đói, nghèo, chúng ta cần
khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong vùng, nơi có điều
kiện kinh tế - xã hội gần tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc,
Inđônêxia, Singapo, Thái Lan.
• Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia có số dân đông nhất thế
giới, do đó giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc là vấn đề to lớn, có ý nghĩa
quyết định đới với sự phát triển của đất nước.
Suốt 45 năm năm liên tục, kể từ năm 1949, Trung Quốc tiến bộ rõ rệt
trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, cả về vật chất và tinh thần. Từ năm 1949
đến năm 1995, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 200/1000 xuống
còn 42/1000 và tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 39 đến 69 tuổi.
Ngày nay hầu hết trẻ em Trung Quốc đều được đi học, tỷ lệ mù chữ ở người
lớn giảm xuống chỉ còn 19% (trong những năm 50, tỷ lệ này là 80%). Có
được kết quả trên là do, từ năm 1978, chình phủ trung Quốc đã đưa ra các
biện pháp tấn công vào đói nghèo ở vùng nông thôn như:
+ Cải cách ruộng đất và cải tạo nâng cao độ màu mỡ của đất đai, nhờ
đó mà sản lượng và năng suất trong nông nghiệp tăng khoảng 40%.
+ hướng tới thị trường là một cách quan trọng trong nền kinh tế nói
chung và giảm bớt đói nghèo cho khu vực nông thôn nói riêng.
+ Cải cách giá cả, đặc biệt là giá nông sản phẩm để cánh kéo giá thu
hẹp lại tạo điều kiện để nông dân cải thiện đời sống, từ đó tạo ra sức cầu cho
phát triển kinh tế lâu dài.
Giai đoạn đầu cải cách, giá sản phẩm chủ yếu tăng bình quân 22%, giá
thực phẩm chủ yếu và một số sản phẩm khác tăng 33%. Sự tăng giá này đã
góp phần cải thiện khoảng 20% thu nhập tính theo đầu người ở nông thoomn
trong khoảng 6 năm liền (1978 - 1984)
Giai đoạn tiếp theo, chính phủ đã đưa ra “chương trình giảm nghèo 8 –
7“, chính phủ trung ương tăng đầu tư và hỗ trợ tài chính ở địa bàn nghèo, mở
rộng khả năng cho phép tỉnh nghèo hợp tác với các tỉnh, vùng đã phát triển để
hỗ trợ lẫn nhau trong tiến trình cải cách kinh tế.
11
Những cố gắng liên tục của Trung Quốc đã đem lại kết quả to lớn. Từ
những năm 1991 đến giữa năm 1995, số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ
95 triệu người, xuống còn 65 triệu người, ngân sách cho giáo dục cơ bản và
chăm sóc sức khỏe tăng từ 18% (năm 1992) lên 22% (năm 1994).
• Inđônêxia: Từ những năm 1960, ở Inđônêxia nhà nước đã quan tâm
tới việc xóa bớt đói nghèo. Trong các biện pháp xóa đói, giảm nghèo có hai
biện pháp được quan tâm và đầu tư nhiều nhất là tạo việc làm và giáo dục,
đào tạo.
Chương trình việc làm được tập trung vào khu vực nông thôn nới có số
người nghòe tập trung đông nhất. Nhà nước thực hiện “cách mạng xanh“
trong nông nghiệp, thành lập chương trình “BISMAS“ và “INMAS“ – các tổ
chức cấp phát tín dụng cho nông thôn.
Nờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khoorowr
nông thôn giảm nhanh hơn so với ở thành thị. Trong lĩnh vực giáo dục,
chính phủ một mặt tăng cường giáo dục phổ thông, mặt khác đưa ra chương
triinhf quốc gia về đào tạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước
vào tuổi lao động
Nhờ kết quả XĐGN nên trong giai đoạn từ 1976 – 1987, số dân sống
dưới mức nghèo khổ giảm từ 54 triệu người xuống còn 30 triệu người, và theo
kết quả cuộc điều tra dân số mới đây, số người nghèo từ 25,9 triệu người,
chiếm 13,6% dân số năm 1993 giảm xuống còn 22,5 triệu người, chiếm 11%
dân số năm 1996.
• Singapo: Singapo là nước có dân số ít, thu nhập cao, tỷ lệ thất nghiệp
thấp, do đó chương trình giảm nghèo đói ở Singapo có khác với các nước
khác trong vùng. Đó là sự trợ giúp của Nhà nước cho tầng lớp nghèo không
tác động trực tiếp mà gián tiếp qua phát triển ngành sử dụng nhiều lao động
và đào tạo, nâng cao khả nặng thích ứng của con người trước sự thay đổi
nhanh chóng của thị trường lao động thế giới. Do đó, để giảm nghèo đói,
chính phủ Singapo tập trung vào hai chiến lược:
Thứ nhất: phát triển kinh tế gắn với sử dụng nhiều lao động được đề ra
cho giai đoạn 1966 – 1979 bằng việc định hướng ưu tiên sản xuất công nghiệp
dành cho xuất khẩu và nhanh chóng tham gia vào phân công lao động quốc tế.
12
Với chiến lược này, Singapo chủ trương thu hút đầu tư vào những
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sanrn phẩm xuất
khẩu như ngành dệt, may mặc xuất khẩu, lắp ráp thiết bị điện tử và các
phương tiện giao thông vận tải. Đồng thời với phát triển các ngành trên, chính
phủ còn xúc tiến xây dựng cở sở hạ tầng, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản,
với mục tiêu là tạo được nhiều việc làm cho dân chúng và tạo tiền đề cho sự
phát triển lâu dài.
Khi đạt được mục tiêu chính là tạo đủ công ăn việc làm cho dân chúng
vào cuối năm 1973, chính phủ mới chuyển hướng đổi mới công nghệ và sử
dụng nhiều chất xám, công nhân kỹ thuật cao.
Thứ hai: đầu tư vào con người. Nhà nước đã chi một khoản tiền rất lớn
khoảng 6% tổng thu nhập quốc dân, cho phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế và
từ thiện. Trong những năm 60 – 70, riêng chi phí cho giáo dục bình quân hàng
năm chiếm khoảng 16% trong ngân sách của nhà nước. Đây là những nỗ lực
lớn của Nhà nước trong việc nâng cao mức sống vật chất và dân trí cho dân
chúng. Kết quả của chính sách trên là đã đưa tới tỷ lệ dân cư biết đọc biết viết
từ 72% năm 1970. lên 88% năm 1990.
Thêm vào đó, chính phủ đề ra chính sách điều chỉnh mức lương có lợi
cho người trực tiếp sản xuất nên chênh lệch giữa mức lương của những
người làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ngày
càng thu hẹp.
Các nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của chính phủ Singapo đã làm cho tỷ lệ
nghèo, ngày càng giảm. Nếu vào cuối thời kỳ thuộc địa Anh có tới 40% hộ ở
Singapo thuộc diện nghèo, thì đến giữa những năm 70 đã giảm còn 17% và
năm 1982 con số đó là 8%. Đến cuối năm 1988, số gia đình nghèo chỉ chiếm
khoảng 3,5% dân số cả nước.
• Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện XĐGN, Thái Lan đã đạt
được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã giảm xuống
còn 22% vào năm 1988.
Chương trình XĐGN của Thái Lan bao gồm:
13
- Phúc lợi cho những người khốn cùng trong xã hội, hình thức này dành
cho những người rơi vào hoàn cảnh nan giải không tự chủ được trong cuộc sống.
- Trợ giúp gia đình nhằm mục đích xây dựng và củng cố gia đình như
một đơn vị cơ bản của xã hội. Đối tượng của các hình thức này là các gia đình
thiếu kỹ năng tự đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
- Phúc lợi cho người cao tuổi, bao gồm nhà cửa và các dịch vụ xã hội khác.
- Trợ giúp việc làm và cho vay vốn...
Tóm lại: Nghèo đói là một vấn đề đang đặt ra cho tất cả các nước, trong
đó bức xúc và nhức nhối hơn cả là ở các nước đang phát triển, nhưng nước
mà ta quên gọi là thế giới thứ ba. Ở đây vừa phải giải quyết mục tiêu công
bằng xã hội, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, vừa phải tham gia vào cuộc
tranh đua hội nhập vào kinh tế quốc tế và khu vực. Trong cuộc tranh đua đó
thì vấn đề XĐGN là một vấn đề cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định
bền vững. Đối với nước ta là một nước lựa chọn con đường XHCN thì vấn đề
XĐGN phải được tiến hành ngay đồng thời với tiến trình CNH – HĐH để tạo
lập cơ sở vật chất cho CNXH và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.4. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
1.2.4.1. Thực trạng nghèo đói và công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Trong hơn 25 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế chính sách phù hợp
với thực tiễn nước ta, công cuộc XĐGN đã đạt đuợc những thành tựu đáng
kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần quan trọng trong
sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Theo chuẩn quốc gia thì tỷ lệ hộ nghèo
toàn quốc là 12,10% năm 2009 xuống còn 11,00% năm 2010. Đến cuối năm
2011, tỷ lệ nghèo đói của cả nước giảm xuống còn 15% (theo chuẩn nghèo mới).
Phấn đấu năm 2012 giảm tỷ lệ nghèo đói xuống mức 10 – 11%.
Việt Nam đã sớm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về XĐGN. “những
thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành
công nhất trong phát triển kinh tế”.
Do đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, để từng bước tiếp cận
với trình độ của các nước phát triển trong khu vực, chuẩn nghèo đã được điều
chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng.
14
Mặc dù trong những năm qua số hộ nghèo trong cả nước đã giảm
mạnh, song trên thực tế công cuộc XĐGN còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái
nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế. Sắp tới, để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và
Nghị quyết đại hội lần thứ XI, XĐGN của Đảng, Chính phủ tiếp tục tạo động
lực để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, đồng thời chủ động chỉ đạo thực
hiện công tác XĐGN với sự đồng tâm hiệp lực của các ngành, các cấp, của cả
cộng đồng, của các tổ chức kinh tế - xã hội và của chính người nghèo.
1.2.4.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB & XH),
nguyên nhân đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân chính gây ra đói nghèo có thể chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên - xã hội: Khí hậu khắc
nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông
khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh.
- Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng
bộ về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách
khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,
lâm ngư, chính sách giáo dục - đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định
cư, kinh tế mới và đầu tư nguồn lực còn hạn chế.
- Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân hộ nghèo: Do chính bản thân
hộ nghèo không biết cách làm ăn, không có hoặc thiếu vốn để sản xuất, gia
đình đông con, ít người làm, do chi tiêu lãng phí bừa bãi, lười lao động, mắc
tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... Ngoài ra còn một bộ phận
không nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của
nhà nước nên chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo.
1.2.4.3. Chính sách XĐGN của Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết 30a của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X
về công tác XĐGN từ tỉnh, xã nhiều nơi đã thực hiện đạt được kết quả tốt, cơ
quan nghiên cứu đã quan tâm nhiều vấn đề này và đang tích cực kiểm tra,
15
phân tích đánh giá và kiến nghị ngân hàng người nghèo. Đảng và Nhà nước
đã chỉ đạo một số vấn đề chính sách XĐGN cụ thể là:
+ Vấn đề ruộng đất, không để nông dân mất ruộng canh tác quanh năm
phải sống bằng nghề thuê mướn thực hiện chính sách hạ điền ở các vùng đồng
bằng, trung du, miền núi (với mức hạ điền khác nhau). Có chính sách hỗ trợ
những hộ nghèo để những hộ nghèo đã nhượng đất có thể chuộc lại đất, thuê
đất, thuê nông dân lao động chuyển nhượng cho những người lao động thiếu
đất canh tác khai hoang, phục hoá thêm đất, nơi còn khai hoang thiếu đất canh
tác vận dụng và giúp đỡ các hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mới
hoặc hỗ trợ đào tạo nghề để mở mang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ, tạo điều kiện cho họ có việc làm thu nhập đảm bảo đời sống. Phát triển
kinh tế trang trại trung du, miền núi, khuyến khích phát triển rừng đảm bảo
cho người dân sống được bằng nghề rừng.
+ Tập chung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho công tác XĐGN.
Mở rộng các hình thức tín dụng cho các hộ vay vốn với cơ chế phù hợp, thủ
tục đơn giản. Có chính sách và cơ chế khôi phục, phát triển các ngành nghề
truyền thống ở nông thôn mở mang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo thêm
việc làm và thu nhập cho các hộ nghèo.
+ Tăng cường hoạt động của thương nghiệp quốc doanh ở thị trường
nông thôn, đẩy mạnh xây dựng kinh tế hợp tác và hợp tác xã, thực hiện liên
minh kinh tế giữa nông thôn với Nhà nước.
+ Từng bước thực hiện chính sách, miễn giảm phí khám chữa bệnh cho
người nghèo, từng bước mở rộng hình thức cấp miễn phí thẻ BHYT Nhà nước
và tư nhân tham gia khám chữa bệnh không lấy tiền người nghèo.
+ Nhà nước (Trung ương và địa phương) hỗ trợ ngân sách, vận động
các tỉnh và thành phố, các vùng giàu khá hơn, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh
phí để xây dựng các công trình công cộng như điện nước, trường học, trạm
xá, đường giao thông, chợ cho các địa phương nghèo.
Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc
gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm
chính sách: Tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục