ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN QUANG ĐẠT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG PHÒNG TRỪ BỌ ÁNH KIM HẠI HỒI (Oides sp.)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Công nghệ sinh học
Khoa
: Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm
Khóa học
: 2012-2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN QUANG ĐẠT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG PHÒNG TRỪ BỌ ÁNH KIM HẠI HỒI (Oides sp.)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Công nghệ sinh học
Khoa
: Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm
Lớp
: LTK8 - CNSH
Khóa học
: 2012-2014
Người hướng dẫn :
1. PGS.TS. Phạm Thị Vượng
2. ThS. Nguyễn Thị Tình
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị
Vượng viện phó viện Bảo vệ thực vật, Th.S Nguyễn Thị Chúc Quỳnh Viện
bảo vệ thực vật đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Trong thời gian thực tập tôi cũng được sự giúp đỡ của các cô chú và
các anh chị của Trung tâm đấu tranh sinh học - Viện Bảo vệ thực vật đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiến hành thí nghiệm một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất.
Tôi xin cảm ơn Ths. Bùi Văn Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi trong những
ngày tôi tiến hành làm thí nghiệm tại xã Tân Đoàn – Văn Quan – Lạng Sơn.
Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Tân Đoàn – Văn Quan – Lạng
Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài tại xã
Tân Đoàn.
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng
các thầy cô giảng dạy tại khoa Công nghệ Sinh học, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị
Tình đã tận tình dẫn dắt, chỉ bảo tôi, trang bị cho tôi kiến thức và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người luôn
bên cạnh tôi, khích lệ, giúp đỡ, ủng hộ tôi có thể hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Quang Đạt
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá khả năng ký sinh của một số nguồn nấm đã
phân lập ở bọ ánh kim hại hồi (Oides sp. ) trong phòng thí nghiệm
Viện Bảo vệ thực vật ......................................................................... 23
Bảng 3.2. Tỉ lệ nấm ký sinh trở lại BAK hại hồi tại Viện BVTV 4/2014 ..... 24
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái cơ bản của chủng nấm M. anisopliae và
nấm B. bassiana ký sinh trên bọ ánh kim hại hồi (Viện Bảo vệ
thực vật, năm 2014) ........................................................................... 26
Bảng 3.4. Số lượng bào tử nấm Metarhizium anisopliae sau 10 ngày
nhân sinh khối trên các loại môi trường nhân sinh khối khác nhau.. 28
Bảng 3.5. Số lượng bào tử nấm Beauveria bassiana sau 10 ngày nhân
sinh khối trên các loại môi trường nhân sinh khối khác nhau .......... 30
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá khả năng gây chết BAK hại hồi (Oides sp.) của
một số nguồn nấm đã được phân lập trong nhà lưới (Viện BVTV) ..... 33
Bảng 3.7. Hiệu quả phòng trừ bọ ánh kim của chế phẩm nấm Metarhizium
anisopliae với các liều lượng khác nhau ............................................ 34
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ bọ ánh kim của chế phẩm nấm B. bassiana
với các liều lượng khác nhau............................................................. 36
Bảng 3.9. Hiệu lực của một số chế phẩm nấm phòng trừ BAK hại hồi
ngoài đồng ruộng( Lạng Sơn, tháng 4/2014) ................................... 38
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả đánh giá khả năng ký sinh của một số nguồn
nấm đã phân lập ở bọ ánh kim hại hồi (Oides sp.) trong phòng thí
nghiệm Viện Bảo vệ thực vật ............................................................ 24
Hình 3.2. Hình ảnh nấm ký sinh trở lại BAK hại hồi .................................... 25
Hình 3.3. Hình ảnh phân lập chủng nấm M. anisopliae và nấm B. bassiana
ký sinh trên bọ ánh kim hại hồi Viện Bảo vệ thực vật, năm 2014 .... 27
Hình 3.4. Biểu đồ số lượng bào tử nấm Metarhizium anisopliae sau 10
ngày nhân sinh khối trên các loại môi trường nhân sinh khối khác
nhau ................................................................................................... 28
Hình 3.5. Bào tử nấm M. anisoplia ................................................................. 29
Hình 3.6. Hình ảnh các công thức thí nghiệm với môi trường khác nhau ...... 30
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh lượng bào tử của nấm Beauveria bassiana sau
10 ngày nhân sinh khối của các môi trường nhân sinh khối ............. 31
Hình 3.8. Bào tử nấm B.bassiana ................................................................... 31
Hình 3.9. Hình ảnh thí nghiêm các môi trường nuôi cấy thích hợp nấm
Beauveria bassiana. .......................................................................... 32
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả đánh giá khả năng ký sinh bọ ánh kim hại hồi
trong nhà lưới nghiệm viện Bảo vệ thực vật ..................................... 33
Hình 3.11. Biểu đồ hiệu quả phòng trừ bọ ánh kim của chế phẩm nấm
M.anisopliae với các liều lượng khác nhau ..................................... 35
Hình 3.12. Một số ảnh thí nghiệm sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium
anisopliae với các liều lượng khác nhau ........................................... 35
Hình 3.13. Biểu đồ hiệu lực phòng trừ BAK của chế phẩm nấm B.bassiana
với các liều lượng khác nhau (Nhà lưới Viện BVTV, tháng 4/2014) .... 37
Hình 3.14. Sâu chết do nấm Beauveria bassiana ........................................... 37
Hình 3.15. Một số hình ảnh bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng ...................... 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAK
B.bassiana
B.a BAK
BVTV
M.a BAK
M.anisopliae
Bọ ánh kim
Beauveria bassiana
Beauveria bassiana phân lập
từ bọ ánh kim
Bảo vệ thực vật
Metarhizyum anisopliae phân
lập từ bọ ánh kim
Metarhizyum anisopliae
MỤC LỤC
PHÀN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 1
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại hồi, các loài nấm có ích trên thế giới ..... 3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây hồi trên thế giới ................ 3
2.2.2. Tình hình nghiên cứu các chủng nấm gây hại côn trùng trên thế
giới............................................................................................................. 5
2.2.3 Một số đặc điểm của nấm M.anisopliae và B.bassiana ................... 8
2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại hồi, các loài nấm có ích ở trong nước .. 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây hồi ở trong nước............. 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu các chủng nấm gây hại côn trùng trong nước
................................................................................................................. 13
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và nguyên vật liệu nghiên cứu ............................................ 16
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 16
3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm ....................................................................... 16
3.1.3. Nguyên vật liệu, hoá chất.............................................................. 16
3.1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
3.4.1. Đánh giá khả năng ký sinh bọ ánh kim hại hồi ( Oides sp. ) của
một số nguồn nấm đã được phân lập tại Viện bảo vệ thực vật ............... 17
3.4.2. Phân lập lại và làm thuần chủng nấm M. anisopliae và B. bassiana
................................................................................................................. 18
3.4.3. Xác định môi trường thích hợp để nhân sinh khối nấm
M.anisopliae và B.bassiana .................................................................... 19
3.4.4. Đánh giá hiệu lực phòng trừ.......................................................... 20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1 Khả năng ký sinh bọ ánh kim hại hồi ( Oides sp. ) của một số nguồn
nấm đã được phân lập tại Viện bảo vệ thực vật. ......................................... 23
4.2. Phân lập lại và làm thuần chủng nấm M. anisopliae và B. bassiana... 25
4.3. Xác định môi trường thích hợp để nhân sinh khối nấm Metarhizium
anisopliae và Beauveria bassiana............................................................... 27
4.3.1 Kết quả nghiên cứu môi trường thích hợp nhân sinh khối nấm
Metahizium anisopliae ............................................................................ 27
4.3.2 Kết quả nghiên cứu môi trường thích hợp nhân sinh khối nấm
Beauveria bassiana. ................................................................................ 30
4.4 Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ ánh kim ở các liều
lượng khác nhau. ......................................................................................... 33
4.4.1 Hiệu quả gây chết BAK hại hồi ( Oides sp. )của một số nguồn nấm
đã được phân lập trong nhà lưới ( Viện BVTV ). ................................... 33
4.4.2 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ ánh kim hại hồi (Oides sp. )của chế
phẩm nấm Metarhizium anisopliae ở các liều lượng khác nhau. ........... 34
4.4.3 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ ánh kim hại hồi ( Oides sp. ) của
chế phẩm nấm Beauveria bassiana ở các liều lượng khác nhau. ........... 36
4.4.4 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ ánh kim hại hồi (Oides sp. ) của
một số chế phẩm nấm có ích ngoài đồng ruộng...................................... 37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 40
5.1 Kết luận ................................................................................................. 40
5.2 Đề nghị .................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
1
PHÀN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Hồi là tên gọi chung của giống Illicium thuộc họ Schisandraceae,
giống hồi Illicium. Hồi là cây trồng có giá trị kinh tế cao, được xem là cây
nguyên sản của vùng Đông Bắc Việt Nam nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Cây hồi không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tinh
Lạng Sơn mà nó còn là nét biểu trưng cho văn hóa, địa lý con người xứ Lạng.
Trong quả hồi có chứa đường và rất nhiều các hợp chất hóa học như:
anethol, tecpen, pinen, dipenten, limonen... ở dạng tinh dầu. Hồi là một vị
thuốc được dùng trong cả đông y và tây y. Tây y dùng hồi làm thuốc trung
tiện, giúp tiêu hóa, lợi sữa, tác dụng trên hệ thống thần kinh và cơ... Gần đây,
tinh dầu hồi được sử dụng như nguồn dược liệu quý trong việc tạo kháng sinh
Tamiflu chống bệnh cúm A/H5N1, H3N2… trên gia cầm. Trong đông y hồi
có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa đau bụng, bụng đầy chướng,
giải độc của thịt cá... và trong chế biến thực phẩm khác.
Chế phẩm sinh học với các ưu điểm nổi bật như: an toàn, không gây ô
nhiễm môi trường, không gây độc hại đối với con người và sinh vật khác,
hiệu quả bền vững hiện nay đang có xu hướng được sử dụng rộng rãi để
phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng bền vững. Phương pháp phòng trừ sâu
bệnh bằng chế phẩm sinh học hiện đang được các nhà khoa học các nhà làm
vườn quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu
về việc phòng trừ bọ ánh kim bằng biện pháp sinh học vì thế chúng tôi thực
hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ bọ
ánh kim hại hồi ( Oides sp.)" góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý
dịch hại bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định phân lập loài nấm Metarhizium anisopliae ( M. anisopliae )
và Beauveria bassiana ( B. bassiana ) có hoạt lực cao trong việc phòng trừ bọ
ánh kim hại hồi.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loài nấm đối với bọ ánh kim hại hồi.
2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm M.
anisopliae và B. bassiana là cơ sở khoa học quan trọng trong việc tạo chế
phẩm sinh học phòng trừ bọ ánh kim hại Hồi.
* Ý nghĩa thực tiễn
Phát triển và sử dụng chế phẩm M. anisopliae và B. bassiana trong
phòng bọ ánh kim hại Hồi giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, góp phần bảo
vệ môi trường, sản xuất sản phẩm an toàn phục vụ xuất khẩu
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sinh quần nông nghiệp có nhiều tác nhân sinh học là nhân tố điều
hòa tự nhiên, duy trì cần bằng sinh thái của quần thể sinh vật trên đồng ruộng
[5]. Trong số các tác nhân sinh học gây chết sâu hại cây trồng thì nấm ký sinh
côn trùng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Các nấm diệt sâu trong thiên
nhiên chưa cần đến con người đã làm được nhiệm vụ điều hoà và tiêu diệt
một lượng lớn các côn trùng gây hại [7].
Nấm gây bệnh cho côn trùng là một tác nhân sinh học quan trọng trong
việc khống chế côn trùng gây hại. Vai trò trấn áp những trận dịch lớn do côn
trùng gây hại của các chủng nấm vật ký sinh được trình bày rất rõ trong nhiều
công trình của nhiều tác giả trên thế giới. Đây là một nhân tố hữu dụng trong
hệ thống quản lý sâu hại tổng hợp [32]. Việc nghiên cứu bệnh lý học côn
trùng đã được tiến hành từ rất sớm.
Do Bọ ánh kim (BAK) sinh trưởng và phát triển trong tiểu khí hậu ẩm
thấp nên rất thuận lợi cho sự lây nhiễm của bệnh nấm. Thành phần nấm ký
sinh đa dạng phong phú, chúng là yếu tố gây chết chủ yếu đối với BAK.
Trong thành phần nấm ký sinh tự nhiên trên bọ ánh kim hại hồi thì loài nấm
M. anisopliae và B. bassiana có mức độ xuất hiện cao nên có nhiều tiềm
năng trong việc khống chế quần thể bọ ánh kim. Đánh giá bước đầu cho thấy
đây là nguồn nấm có nhiều triển vọng trong việc phát triển chế phẩm sinh học
để phòng bọ ánh kim. Thông tin nói trên là những luận cứ quan trọng, làm cơ
sở định hướng cho việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm
sinh học trong phòng trừ bọ ánh kim hại Hồi”
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại Hồi, các loài nấm có ích trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây hồi trên thế giới
2.2.1.1 Sơ lược về sâu bệnh hại cây hồi
Hồi nói chung và giống hồi I. verum nói riêng có sự phân bố rất hẹp,
chúng chỉ sống trên núi cao của một số nước trên thế giới cho nên những
nghiên cứu về sâu bệnh hại hồi trên thế giới khá hiếm hoi. Theo giả Hook
4
nhận định trên giống đại hồi I. verum, các loài nấm gây hại là vấn đề cần phải
quan tâm bởi cây hồi sinh trưởng trong điều kiện độ ẩm cao, rất thuận lợi cho
các loài nấm bệnh phát triển. Những ghi nhận về sâu bệnh hại trên cây hồi
trên quê hương của cây hồi (Trung Quốc) cũng khá hiếm[25]. Trong một
nghiên cứu của Yuelan (2004) về cây hồi đã phát hiện ra loài sâu hại mới
Pseudodoniella sp. gây hại trên cây hồi ở tỉnh Guangxi từ tháng 5 cho đến
đầu mùa đông, trưởng thành qua đông trên thân cây và đẻ trứng vào tháng 3
cho đến tháng 4 năm sau [36]. Tác giả Zhao đã công bố thành phần sâu bệnh
hại cây hồi tại tỉnh Funing (Trung Quốc) gồm có 20 loại sâu bệnh gây hại cho
cây hồi. Trong đó có 9 loài bệnh, 10 loài sâu và 1 loài thực vật ký sinh. Khi cây
hồi ở tỉnh Lạng Sơn bị loài sâu hại thuộc họ bọ ánh kim Chrysomelidae gây hại
nặng. Mẫu vật này đã được gửi đến Bảo tàng Australia và loài gây hại này mới
chỉ được giám định đến giống với tên khoa học là Oides sp [35].
Họ Chrysomelidae là một họ lớn trong bộ cánh cứng Coleoptera với hơn
40.000 loài phân bố trên toàn thế giới hầu hết trong số chúng là loài ăn thực
vật, thành phần ký chủ của chúng tương đối phức tạp. Thành phần loài của họ
chrysomelidae ở Anh khá phong phú, chúng gồm 264 loài thuộc 60 giống của
7 họ phụ, trong đó họ phụ Galerucinae có số lượng giống loài lớn nhất (32
giống, 142 loài). Chỉ tính riêng số loài thuộc bọ ánh kim Chrysomelidae ở
bang Ohio (Mỹ) đã có tới hơn 400 loài chúng thuộc 99 giống của 12 họ phụ.
Trong đó họ phụ Halticinae có số giống loài nhiều nhất, chúng tương ứng là
27 giống, 124 loài [26, 27]. Số loài thuộc họ Chrysomelidae ở Đài Loan ghi
nhận được chưa nhiều, chỉ có 43 loài thuộc 36 giống của 10 họ phụ được
giám định với 5 loài được ghi nhận lần đầu tiên cho hệ côn trùng Đài Loan.
Trong số đó, họ phụ Galerucinae có số lượng loài nhiều nhất (19 loài) [29] . Khi
nghiên cứu về thành phần các loài thuộc họ bọ ánh kim ở vùng Châu Á Thái Bình
Dương tác giả Kimoto và Gressitt đã thống kê và giám định được 1.249 loài thuộc
5 họ phụ, bổ sung 178 loài mới thuộc côn trùng Họ ánh kim cho khu hệ côn trùng
Trung Quốc và Hàn Quốc [28]. Trong cuốn sách này có loài Oides leucomelaena
được ghi nhận gây hại trên cây có dầu ở Trung Quốc trong một phạm vi rất hẹp,
những thông tin về loài này cũng rất hạn chế. Ở vùng Thái Lan và Đông Dương,
tác giả đã ghi nhận được 188 loài thuộc 36 giống của 5 họ phụ, trong đó họ phụ
5
Cryptocephalinae có số loài nhiều nhất với 81 loài, 16 loài mới đã được bổ sung
cho danh sách các loài côn trùng Họ ánh kim ở Thái Lan và Đông Dương [30].
2.2.1.2. Đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại chính trên cây hồi
Những dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học của các loài sâu hại trên
cây hồi khá khiêm tốn và sơ sài. Loài sâu hại Pseudodoniella sp. được ghi
nhận có 3-4 lứa/năm các lứa gối lên nhau. Chúng qua đông ở giai đoạn trưởng
thành trên những thân cây. Trưởng thành kết đôi giao phối và đẻ trứng vào
giữa tháng 3 và tháng 4 năm sau, ấu trùng xuất hiện vào giữa hoặc cuối tháng
5. Cả trưởng thành và ấu trùng đều chích hút ở những phần non của cây như
búp non, ngọn non, nụ và hoa [33]. Ngoài ra còn một loài sâu bộ cánh vảy
khác thuộc họ Geometridae chưa xác định được tên khoa học, gây hại rất
nặng trên cây hồi, chúng có 3-4 lứa/năm, qua đông ở giai đoạn nhộng hoặc ấu
trùng. Ban ngày trưởng thành thường nấp ở những nơi tối và bẩn, chúng có xu
hướng ánh sáng yếu. Trứng phát triển trong khoang bụng và có tới 300 trứng,
thời gian phát dục của trứng 6-13 ngày. Ấu trùng tuổi nhỏ ăn ở mặt sau lá cây
khi ấu trùng tuổi lớn chúng có thể ăn toàn bộ lá cây. Nhộng được làm trong
lớp đất mặt tơi xốp ở độ sâu khoảng 6-10 cm. Cho đến nay những nghiên cứu
về đặc điểm sinh học của loài sâu hại bộ cánh cứng cũng như sâu hại thuộc họ
Chrysomelidae trên cây hồi chưa hề được nghiên cứu hay đề cập đến trong
bất kỳ tài liệu nào đã được tham khảo.
2.2.1.3 Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp phòng trừ sâu hại cây hồi được đề cập trong các tài
liệu tham khảo đều là những biện pháp thủ công cơ giới vật lý. Các tác giả
khuyến cáo lợi dụng các đặc điểm sinh học của chúng như giai đoạn chúng
qua đông, vị trí, thời điểm qua đông để có những biện pháp thu bắt làm giảm
mật độ của chúng vào năm sau. Rất ít biện pháp hóa học được khuyến cáo,
hoạt chất beta-cypermethrin có được khuyến cáo nhưng với nồng độ khá cao
800-1000 lần so với nồng độ khuyến cáo.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu các chủng nấm gây hại côn trùng trên thế giới
Năm 1815, Agostino Bassi đã mô tả tỷ mỷ về nấm trắng Muscardin
(B. bassiana) trên tằm dâu và đưa ra biện pháp phòng trừ. Sau đó một số công
trình nghiên cứu về nấm có ích của tác giả như Oduen (1837), Luis Pasteur
6
(1885-1890), Carte A và Levrat D (1909) .v.v.. đã công bố những tài liệu
trong đó miêu tả tỉ mỉ về hình thái các chủng vi nấm ký côn trùng và sự phân
bố của chúng trong tự nhiên. Trong giai đoạn này vấn đề sử dụng nấm có ích
trong đấu tranh sinh học cũng được quan tâm nghiên cứu. Người đi tiên
phong trong lĩnh vực này chính là nhà khoa học người Nga Ilya Ilich
Mechnikov (1884). Ông cùng người học trò của mình là nhà côn trùng học
Isac Krasirsik đã tiến hành sản xuất bào tử nấm M. anisopliae, trộn với đất bột
để tung ra đồng ruộng diệt sâu non và trưởng thành bọ đầu dại hại củ cải
đường (Bothinoderes punctiventris) và đã đạt được hiệu quả gây chết đến 5580% sau 10-14 ngày [11].
Tiếp đó rất nhiều công trình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm có ích
phòng trừ sâu hại cây trồng. Các công trình tập trung nghiên cứu khả năng
nhân nuôi nấm và đã xác định được môi trường thích hợp để nhân sinh khối
một số chủng nấm như Cordyceps norvegica, Euprocties phacorhoca,
Entomophthorales sp. Ở thời kỳ đó thì thành tựu này là một tiến bộ rất to lớn.
Nó giúp vạch ra phương hướng sử dụng vi sinh vật đấu tranh với côn trùng
hại trên quy mô lớn. Sau giai đoạn này các thí nghiệm về nhân sinh khối và sử
dụng nấm ký sinh để đấu tranh sinh học với các loại sâu hại đã được bổ sung
và hoàn thiện hơn bởi các nhà nghiên cứu khoa học người Nga. Cũng trong
khoảng thời gian này, tại Mỹ, Edward Steinhaus là người đầu tiên thành lập
phòng thí nghiệm về bệnh lý học côn trùng thuộc trường Đại học tổng hợp
Califonia ở Berkeley.
Trong những thập kỷ 60 đến 80 của thể kỷ trước, việc nghiên cứu nuôi
cấy các nấm ký sinh gây bệnh cho côn trùng hại đã được phát triển rất mạnh
mẽ. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu nhân nuôi và sử dụng các
loại nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng nông, lâm
nghiệp. Các công trình đã tập trung nghiên cứu rất tỷ mỷ về phương pháp để
nhân giống, các môi trường dinh dưỡng, các thiết bị nuôi cấy, phương pháp
thu bào tử từ sinh khối nấm, tạo chế phấm sinh học và sử dụng chúng trên
đồng ruộng.
Trong những năm gần đây, một loạt các công trình nghiên cứu sản xuất và
ứng dụng chế phẩm sinh học từ các nguồn nấm kí sinh côn trùng. Các chế phẩm
7
sinh học từ các nguồn nấm ký sinh có một vai trò quan trọng trong việc phòng
chống sâu hại cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người [33]
Tại Bắc và Trung Mỹ các công trình khoa học chủ yếu tập trung nghiên
cứu sử dụng các loại nấm ký sinh đề phòng trừ sâu đục thân ngô, ruồi trắng
hại khoai lang và các côn trùng sống trong đất như vòi voi hại rễ chanh, bọ
hung hại mía, côn trùng. Ở Mỹ các nhà khoa học đã chú trọng nghiên cứu và
sử dụng nấm Paecilomyces, M. anisopliae và B. bassiana trong việc phòng
trừ nhiều loại sâu hại, bao gồm sâu hại khoai tây, bông, lúa mì đậu đỗ và ngô.
Ở Canada đã nghiên cứu ứng dụng nấm B. bassiana và Paecilomyces để
phòng trừ châu chấu hại lúa và loài rệp vừng. Còn tại các nước Mỹ La-tinh
mà điển hình là tại Brazil đã có nhiều công trình nghiên cứu với xu hướng sử
dụng nấm M. anisopliae và B. Bassiana, Paecilomyces để phòng trừ côn trùng
trong đất hại cây trồng. Hiện nay tại Brazil các chế phẩm nấm ký sinh đã ứng
dụng tới vài triệu hecta cây trồng.
Ở các nước Châu Âu như Đức, Anh, Italy, Séc, Balan và Rumani đã tập
trung nghiên cứu và ứng dụng nấm M. anisopliae để diệt côn trùng. Tại Đức
ứng dụng nấm diệt mối đất, sâu vòi voi hại nho. Tại Nga chế phẩm Boverin
phòng trừ thành công bọ cánh cứng Colorado Beetle. Một số nước Bắc Âu
như Phần Lan, Thuỵ Điển cũng đã có nhiều nghiên cứu sử dụng nấm có ích
để phòng trừ sâu hại cây trồng.
Còn tại Châu Á, các tác giả ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, đã sử
dụng nấm Paecilomyces farinosus, B. bassiana [21] và M. anisopliae để
phòng trừ sâu róm thông Dendrolimus punctatus, sâu đục thân, châu chấu hại
lúa Locusta migratoria [ 31]. Tại Malaysia, nấm xanh Metarhizium anisopliae
đã được nghiên cứu để phòng trừ mối đất đạt hiệu quả 64,75% sau 14 ngày.
Tại Philippines, đã nghiên cứu sử dụng nấm xanh để diệt rầy nâu hại lúa đạt
hiệu lực 60% sau 10 ngày. Năm 1986, Rombach và cộng sự đã tiến hành phun
nấm M. anisopliae, M. flavoviride, B. bassiana và Hirsulella citriformis ở liều
lượng 5 x 1012 bt/ha phòng trừ rầy nâu hại lúa và nhận thấy hiệu quả của chế
phẩm đạt cao nhất sau 2 tuần [32]. Tại Nhật Bản, năm 1988 một số nhà khoa
học đã sử dụng nấm xanh để phòng trừ dòi hại rễ củ cải đạt hiệu quả trên
70%, sau 10 ngày.
8
Những năm 1985-1995, thế kỷ XX nhiều nhà khoa học ở Liên xô cũ,
Bungari... đã nghiên cứu. ứng dụng thuốc nấm Beauverin trừ sâu hại rau và
sâu róm hại thông đạt kết quả tốt, hiệu quả trừ sâu róm thông đạt trên 90%,
năng suất ổn định và chất lượng an toàn [34].
Tại Châu Á, năm 1990 ở Philippines, tác giả R. Aguda và CS đã nghiên
cứu ứng dụng nấm B. bassiana trừ rầy nâu Nilaparvata lugens hại lúa , kết
quả phòng trừ đạt trên 70% [20].
Tại Úc, năm 1991 Miler đã nghiên cứu nấm M. anisopliae để phòng trừ
bọ hung hại mía trên đồng ruộng đạt hiệu quả 68%. Hiện nay trên thế giới đã
sản xuất và thương mại hóa thành công nhiều loại chế phẩm sinh học từ nấm
với tên thương mại như Cobican, Bioplast. Metarquino, Biogreen từ các
chủng nấm M. Anisopliae; chế phẩm Boverin, Boverol, Boverosil, Ostrinil,
Mycotrol WP, BotaniGard, Naturalis –L từ các chủng nấm B. bassiana và
các chế phẩm Prefera, Peak Bardan, Futureco Nofly... có nguồn gốc từ nấm
Paecilomyces fumosoroseus để phòng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng[23].
Năm 1995 tác giả Milner R. Đã lựa chọn được chủng M. Anisopliae từ
loài Antitrogus sp. và Lepidiota sp. với liều lượng LC50 là 1x106 – 5x106 bào
tử/gam để phòng trừ bọ hung hại mía, tác giả ghi nhận thấy hiệu quả 87,6%
sau 10 ngày thí nghiệm, năng suất mía cao, chất lượng an toàn [23].
2.2.3 Một số đặc điểm của nấm M. anisopliae và B. bassiana
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nhà bệnh lý côn trùng trên thế giới
mới công bố nhiều công trình nghiên cứu về những chủng nấm có khả năng
diệt côn trùng hại cây trồng thông qua giám định và miêu tả. Năm 1944, tại
trường đại học tổng hợp California, nhà khoa học Edward Steinhaus, người
đầu tiên thành lập ra phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về bệnh lý học côn
trùng bằng kính hiển vi điện tử, tác giả tập trung chủ yếu vào 2 chi nấm côn
trùng có triển vọng:
A: Chi Beauveria
Vì nấm có mầu trắng nên thường gọi tên là nấm bạch cương hoặc nấm
trắng. Nhiều nước như Liên Xô cũ, Anh và Mỹ... đã sản xuất thành công chế
phẩm nấm Beauveria với tên thương mại là Beauverin dựa vào động tố.
Trong chi này có 3 loài nấm chính có khả năng diệt côn trùng, đó là:
9
- Beauveria bassiana
- Beauveria tenella
- Beauveria brongniartii.
Trong 3 loài trên thì loài Beauveria bassiana chiếm 85-90% tỉ lệ ký sinh trên
côn trùng hại cây trồng, vì thế nhiều nơi chỉ nghiên cứu nấm Beauveria bassiana.
- Đặc điểm hình thái của nấm B. bassiana
Nấm B. bassiana sinh ra những bào tử trần đơn bào (1 tế bào), không
mầu, hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 1-4µm sợi nấm có đường kính
nằm ngang từ 3-5µm phát triển mạnh trên môi trường nhân tạo hoặc trên cơ
thể côn trùng, chúng mang nhiều giá sinh bào tử, phồng to ở phía dưới với
kích thước 3-5 x 3-6 µm. Các giá bào tử trần thường tạo thành các nhánh ở
phần ngọn hoặc trực tiếp tạo thành ra nhánh của giá, phần ngọn của bào tử có
dạng cuống hẹp hlnh dích zắc không đều [11].
- Độc tố của nấm B. Bassiana là Beauvericin
Năm 1696 R.L Hamill và cộng sự đã xác định được độc tố diệt côn trùng
của nấm bạch cương B. bassiana và đặt tên cho độc tố này là Beauvericin.
Năm 1971 Y.A. Ovehinnokov và cộng sự đã tổng hợp lại độc tố này, tác giả
Jame và cs đã xác định bản chất của độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi
chất đó là vòng peptid có các sắc tố màu vàng tenelin và basianin, những sắc
tố này có thể do hydroxylat progesteron và những phần nhỏ tách ra từ
testosteron (C19H28O2) sinh ra. Về mặt hóa học, độc tố Beauvericin có danh
pháp là xyclo (N-metyl L-phenylalanin-D-α-hydroxy-izovaleryl). Đây là một
loại depxipeptid vòng, có điểm sôi khoảng 93-94oC. Từ một lít môi trường
nuôi cấy nấm B. bassiana, các nhà khoa học Trung Quốc ở trường Đại học
Tổng hợp Nam Khai (Thiên Tân) đã tách được 1,5g độc tố Beauvericin và từ
1 kg môi trường đặc các tác giả đã tách ra được 3,8 g Beauvericin [11].
- Cơ chế tác động của nấm B. bassiana lên cơ thể con trùng:
Trong tự nhiên khi bào tử nấm B. bassiana rơi vào cơ thể côn trùng,
thông qua tiếp xúc lây lan, gặp điều thời tiết thích hợp chỉ sau 12-24h thì bào
tử nấm nẩy mầm, chúng hình thành sợi đâm xuyên qua lớp vỏ kitin sau đó
phát triển bên trong cơ thể côn trùng, côn trùng phải huy động các tế bào bạch
huyết để chống đỡ những nấm Beauveria tiết độc tố Beauvericin có chứa
10
Proteaza và một số chất khác phá huỷ ngay cả tế bào bạch huyết, làm cho sâu
chết, sợi nấm mọc rất nhiều trong cơ thể sâu và sau đó chui ra ngoài, tạo ra
một lớp bào tử phủ trên cơ thể sâu [14].
- Triệu chứng của sâu nhiễm bệnh
Triệu chứng đặc trưng nhất là sự thay đổi các di động của côn trùng, sự
di động này tùy theo mức độ phát triển của bệnh. Khi bị bệnh các mô dần dần
bị phá hủy từng phần, lúc đầu côn trùng di động yếu sau ngừng hẳn nằm im
một chỗ cho đến khi chết. Khi bị bệnh nấm, vận động của côn trùng ngừng từ
2-3 ngày thậm chí một tuần trước khi nấm phát triển đầy trong thân côn trùng.
Chỉ những côn trùng bị thương hay bị bệnh nấm, màu sắc toàn thân mới thay
đổi và xuất hiện những vết đen. Khi sâu hại bị bệnh do nấm B. bassiana ở chỗ
bào tử bám vào, nấm phát triển vào bên trong thân sâu tạo nên một vệt đen
không có hình thù nhất định. Côn trùng chết do nấm thường có màu hồng,
vàng nhạt, trắng và toàn thân cứng lại. Khi bị bệnh nấm thân côn trùng bị
ngắn lại hoặc khô là do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc do thiếu thức ăn.
Vi sinh vật gây bệnh trên côn trùng thường tác động đến những mô nhất định,
côn trùng bị nấm B. bassiana ký sinh thì tuyến mỡ và các mô khác bị hòa tan
là do enzyme lipaza và proteaza của nấm tiết ra, cũng chính nhờ đặc điểm đó
mà người ta có thể xác định được côn trùng bị bệnh là do động vật nguyên
sinh hay là do nấm bậc thấp (Coelomycidium, Entomophyhora...) gây ra [11].
Hiện tượng chết hoặc gắn liền với hiện tượng tiêu hủy mô là đặc trưng của
bệnh nấm, quá trình này tiến triển qua hai giai đoạn:
- Hiện tượng chấn thương: Các mô tổn thương bị phá hoại là do nấm từ
bên ngoài gây ra, trong trường hợp này các lympho máu đọng lại và mô tái
sinh được tạo nên trên bề mặt phần thân côn trùng bị chấn thương [11].
- Hiện tượng nhiễm trùng máu: của côn trùng khi bị bệnh nấm là do
lympho máu chứa đầy sợi nấm [11].
B: Chi Metarhizium:
Nấm Metarhizium nằm trong nhóm nấm bất toàn Deuterumycetes, loài
nấm này có sự phát triển mạnh trên môi trường thạch, có mầu xanh tối với
kích thước 5-8µm lúc đầu mầu trắng – vàng, sau chuyển dần sang màu xanh
lục, nên gọi là nấm lục cương hay nấm xanh. Các nhà khoa học trên thế giới
11
nghiên cứu đã xác định chi nấm Metarhizium có 2 loài nấm chính ký sinh gây
bệnh trên côn trùng:
- Metarhizyum anisopliaae ký sinh chủ yếu trên bộ cánh bằng Isoptera( mối) bộ
cánh thẳng Orthoptera (cào cào,châu chấu), bộ cánh đều, bộ cánh cứng...
- Metarhizyum flavoviride ký sinh chủ yếu trên cá pha côn trùng bộ cánh
thẳng Orthoptera, bộ cánh cứng, 1 số sâu non bộ cánh vẩy ...
- Đặc điểm hình thái cơ bản:
Chi nấm Metarhizium có sợi nấm và bào tử lúc đầu có màu trắng rồi
chuyển sang màu xanh, cuống sinh bào tử ngắn:
Nấm Metarhizium favoviride: có bào tử trần hình oval hay hình trứng.
Nấm Metarhizium anisopliae: bào tử hình cổ chai hay hình trụ, hình hạt
đỗ. Kích thước bào tử khoảng 3,5- 6,4 µm, bào tử có màu lục xám đến màu
xanh oliu, chúng thường đứng riêng rẽ hoặc có thể xếp thành chuỗi.
- Độc tố của nấm Metarhizium:
Bao gồm 1 số ngoại độc tố Dextruxin A,B,C,D.
Dextruxin A có công thức nguyên là C29H47O7N5 có điểm sôi là 1880C.
Dextruxin B có công thức nguyên là C30H51O7N5 có điểm sôi là 2340C.
- Cơ chế tác động của nấm M. alisopliae lên cơ thể con trùng:
Cũng giống như nấm B. bassiana, khi bào tử nấm M. alisopliae rơi vào
cơ thể côn trùng, thông qua tiếp xúc lây lan trên côn trùng hại cây trồng [14]
2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại hồi, các loài nấm có ích ở trong nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại cây hồi ở trong nước
2.3.1.1 Thành phần sâu bệnh hại cây hồi
Các cuộc điều tra sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp các năm 19671968, 1977-1978, 1997-1998 và sâu bệnh hại rừng trồng 2000-2005 [15] cho
thấy cây hồi và sâu bệnh hại cây hồi hầu như không được quan tâm nghiên
cứu. Chỉ đến khi bọ ánh kim bùng phát mạnh ở Lạng Sơn mới có một số
thông tin về thành phần sâu bệnh hại trên cây hồi ở xã Yên Phúc huyện Văn
Quan của tỉnh Lạng Sơn mới được đăng tải, những thông tin này được trích
dẫn từ một báo cáo của một đề tài tốt nghiệp đại học từ những năm 19941995. Tại thời điểm đó tác giả đã ghi nhận được 19 loài sâu hại, 5 loài bệnh
gây hại trên cây hồi và nguy hiểm hơn cả là loài sâu hại bọ ánh kim Oides
leucomeleana Pic. [12].
12
Thành phần sâu hại họ bọ ánh kim Chrysomelidae điều tra được ở miền
Bắc nước ta năm 1967-1968 trên các cây trồng nông nghiệp và cây dại gồm
147 loài [16]. Kết quả điều tra ở miền Nam có số loài thuộc họ ánh kim ít hơn
rất nhiều so với tập hợp côn trùng họ ánh kim ở miền Bắc, chúng chỉ có
khoảng 20 loài và là những sâu hại thứ yếu [17]. Trên nhóm cây ăn quả số
loài côn trùng họ ánh kim ghi nhận được cũng không nhiều, chúng chỉ có 14
loài gây hại trên cây mận, đào, cam, quýt, nhãn vải, táo... hầu hết trong số
chúng là sâu hại thứ yếu, chưa có tài liệu nào ghi nhận về loài bọ ánh kim gây
hại cây hồi ở Việt Nam [18].
2.3.1.2 Đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại chính trên cây hồi
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của côn trùng cánh cứng họ ánh
kim ở Việt Nam rất ít. Chỉ mới có một số loài như bọ ăn lá nâu vàng xanh
Phyllocharis undulata ăn lá cây mò hoa trắng và loài sâu gai hại ngô
Dactylispa balyi (Gestro) đã được nghiên cứu đặc điểm sinh học[10]. Nhưng
những nghiên cứu này khá sơ sài và mới dừng lại ở việc xác định được các
tuổi, thời gian phát dục các pha và vòng đời của chúng mà chưa khai thác
được các đặc điểm sinh học khác như xác định được khoảng nhiệt độ thích
hợp và không thích hợp cho loài phát triển hay tỷ lệ chết của loài qua các tuổi
khác nhau... Trong một vài số báo Nông nghiệp gần đây tác giả Cao Anh
Đương có đề cập đến loài bọ ánh kim hoa Oides leucomelaena hại cây hồi mà
tác giả đã từng nghiên cứu trong những năm 1994-1995, tác giả đã ghi nhận
loài bọ ánh kim gây hại trên cây hồi từ tháng 2 đến tháng 7-9 hàng năm, trứng
được đẻ thành từng ổ trên những cành tăm và được phủ một lớp sáp. Khi
trứng mới được đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám ghi và
dần đồng màu với vỏ cây hồi, trứng thường được đẻ rộ vào khoảng tháng 6-8
và ấu trùng xuất hiện vào tháng 2-3 năm sau và rất có thể loài bọ ánh kim này
qua đông ở giai đoạn trứng [4]
2.3.1.3 Biện pháp phòng trừ bọ ánh kim
Thực tế đã cho thấy biện pháp hóa học được một số bà con nông dân sử
dụng trong phòng chống bọ ánh kim đều cho hiệu quả phòng chống không
cao. Cao Anh Đương đã nhận định biện pháp hóa học có hiệu quả rất kém
trong phòng trừ bọ ánh kim hại cây hồi bởi khả năng bay của trưởng thành và
13
địa lý đồi núi hiểm trở cũng như phương tiện bơm phun không phù hợp. Biện
pháp canh tác có hiệu quả tốt trong giảm mật độ bọ ánh kim hại hồi. Việc vệ sinh
đồng ruộng, dẫy cỏ và phá nơi làm tổ của nhộng hay trong khi thu hái quả hồi
tiến hành tiêu diệt ổ trứng của bọ ánh kim là một trong những giải pháp tốt giảm
mật độ bọ ánh kim cho vụ hồi sau [12].
Những nghiên cứu về sâu bệnh hại cây hồi cũng như loài bọ ánh kim hại
cây hồi ở Việt Nam còn khá hiếm và sơ sài. Cho đến nay mới chỉ có duy nhất
thông tin về tổng số loài sâu bệnh đã xác định được và một số đặc điểm sinh
học của loài BAK đã được nghiên cứu trong một báo cáo tốt nghiệp đại học
năm 1994-1995.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu các chủng nấm gây hại côn trùng trong nước
Ở nước ta hướng ứng dụng nấm ký sinh công trùng để phòng trừ sâu hại
cây trồng được đề cập đến trong những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng trong
15 năm trở lại đây mới có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về lĩnh
vực này. Các công trình nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng tại nước ta chủ
yếu tập trung vào công tác thu thập chủng, phân lập các chủng giống bản địa
và phát triển sinh khối tạo chế phẩm sinh học phòng trừ các loại sâu mà bị
chính chủng nấm đó ký sinh.
Năm 1981 GS.TS Nguyễn Lân Dũng nghiên cứu nấm lục cương
Metarhizium mô tả hình thái, phân tích cơ chế tác dụng, hướng dẫn cách phân
lập nuôi cấy và phương pháp sản xuất sinh khối Metarhizium [3].
Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cộng sư thuộc viện Bảo vệ thực vật đã
phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng Metarhizium thuộc 2 loài
Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride để phòng trừ cho các loài
sâu bọ hại cây nông, lâm nghiệp bằng phương pháp phun trực tiếp bào
tử Metarhizium trên đồng ruộng.
Năm 1996, Tạ Kim Chỉnh đã phân lập, nuôi cấy một số chủng
M.anisopliae và thử nghiệm để diệt châu chấu di cư và các loài sâu bệnh hại
cây nông nghiệp [1].
Phạm Thị Thùy và cộng sự (2002 - 2003), đã nghiên cứu sử dụng nấm
M.anisopliae để diệt bọ hại dừa cho tỉnh Bình Định bằng phương pháp phun
trực tiếp. Kết quả cho thấy chế phẩm nấm M. anisopliae đều có hiệu quả cao
14
với ấu trùng và trưởng thành của bọ dừa, đặc biệt là hiệu quả kéo dài đến 8
tuần sau phun. Điểm giá trị nhất của chế phẩm nấm là hiệu quả kéo dài, nấm
không gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm đối với con người, không làm
mất đi những loài kí sinh thiên địch có ích khác [12].
Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu và sử dụng nấm M. anisopliae và
B. bassiana để phòng trừ một sâu hại cây trồng [13]. Bào tử nấm
Metarhizium có khả năng gây chết trên 50% (LT50) cá thể các loại sâu bộ
cánh vảy như sâu xanh da láng Spodoptera exigua, sâu xanh Heliothis
armigera với lượng là 105bt/ml sau 48 giờ [1]. Nấm xanh M. anisopliae được
ứng dụng vào việc quản lý sâu rầy hại lúa[6]. Việt Nam cũng đã có sản phẩm
với tên thương mại là Mat chế từ nấm xanh M. anisopliae trừ bọ cánh cứng
hại dừa và Boverit trừ sâu róm thông và các loại sâu hại cây trồng khác.
Năm 2002 Trung tâm sinh học - Viện bảo vệ thực vật đã nghiên cứu
hoàn thiện quy trình nhân sinh khối nấm B. bassiana, trên cơ sở cải tiến môi
trường nhân sinh khối với việc bổ xung 10% trấu và một số phụ gia vào môi
trường cơ bản. Với quy trình này đã sản xuất chế phẩm nấm B. bassiana đạt
lượng bào tử 2,5 x109 bt/g. Còn đối với nấm M. anisopliae nhóm đề tài đã sử
dụng với nguyên liệu là tấm gạo, luộc rồi sấy khô, hỗn hợp với dịch CaCO3
0,5% để nhân lượng lớn sinh khối nấm với lượng bào tử đạt 3,2 x 109bt/g. Đã
hoàn thiện công nghệ sản xuất theo phương pháp lên men xốp bằng các
nguyên liệu rẻ tiền [8]. Hai chế phẩm nấm do Trung tâm sản xuất với tên
thương mại là Mat và Boverit đã được đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2001.
Từ năm 1996 đến nay, Trung tâm Đấu tranh sinh học - Viện Bảo vệ thực
vật đã thu thập, phân lập, tạo thuần và tuyển chọn được 28 chủng (10 chủng
Beauveria và 18 chủng Metarhizium) trên các loại sâu hại khác nhau tại các
tỉnh phía Bắc và phía Nam. Trong số đó đã chọn được 4 chủng có hoạt lực
diệt côn trùng rất cao và hiện đang sử dụng để sản xuất chế phẩm là 2 chủng
B. bassiana và M. anisopliae ở phía Bắc, 2 chủng B. bassiana và M.
anisopliae ở phía Nam. Hai chế phẩm nấm với tên thương mại là Mat và
Boverit đã được đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng
ở Việt Nam vào năm 2001, để phòng trừ sâu tơ hại rau, rầy nâu hại lúa, bọ
15
cánh cứng hại dừa, sâu róm hại thông và một số loại sâu hại cây trồng nông
lâm nghiệp khác. Về công nghệ sản xuất, các cơ sở nghiên cứu ở trong nước
đã ứng dụng và phát triển các công nghệ đã có trên thế giới trong đó chủ yếu
là công nghệ lên men xốp. Đồng thời đã cải tiến một số khâu trong quy trình
sản xuất cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Đã hoàn thiện công nghệ sản
xuất B. bassiana theo phương pháp lên men xốp bằng các nguyên liệu rẻ tiền.
Đối với nấm M. anisopliae các tác giả đã sử dụng với nguyên liệu là tấm gạo,
luộc rồi sấy khô, hỗn hợp với dịch CaCO3 0,5% để nhân lượng lớn sinh khối
với lượng bào tử 3,2 x 109bt/g [9].
Trung tâm Đấu tranh sinh học - Viện Bảo vệ thực vật trong một vài năm
trở lại đây đã quan tâm nghiên cứu một số chủng có tiềm năng trong phòng
trừ sinh học đối với một số loại sâu miệng chích hút. Năm 2010, nhóm nghiên
cứu nấm ký sinh côn trùng thuộc Trung tâm, đã tiến hành thu thập phân lập
được một số nguồn nấm ký sinh trên rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng hại lúa.
Đánh giá bước đầu cho thấy, đây là những nguồn nấm có nhiều triển vọng để
phát triển chế phẩm sinh học phòng một số loài rầy hại lúa. Đã sản xuất được
2.355kg Beauveria và 3.275kg Metarhizium sử dụng trừ sâu keo da láng, sâu
khoang ăn lá đậu tương và sâu xanh đục quả đậu xanh. Hiệu quả của
Beauveria với sâu xanh là 68,2% - 72,3%, còn của Metarhizium đạt từ 69,275,1%, hiệu quả của nấm Metarhizium trừ bọ hại dừa ở các tỉnh phía Nam
như Bến Tre, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu đạt 63,63% - 81,42% [6].
Trên cây ăn quả, kết quả của mô hình trình diễn trên cam, quýt, bưởi ở
tỉnh Tiền Giang cho thấy, chế phẩm nấm M. anisopliae có hiệu quả cao với
rầy mềm hại cam quýt, đạt tới 83,3 % còn đối với rầy chổng cánh hại cam
quýt cũng đạt được 70,4%. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng chế phẩm
nấm đạt lợi nhuận cao hơn đối chứng 1.682.000 đồng/ha [6].
16
Phần 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và nguyên vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủng nấm M. anisopliae và B. bassiana ký sinh bọ ánh kim hại Hồi
đã được phân lập tại Viện bảo vệ thực vật.
- Bọ ánh kim hại hồi( Oides sp. ).
- Cây hồi giống.
3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Nồi hấp vô trùng, tủ sấy vô trùng, buồng cấy vô trùng
- Tủ lạnh, tủ định ôn, kính hiển vi
- Đèn cực tím, đèn cồn
- Đĩa petri, bình tam giác
- Que cấy, pipet, bông, giấy thấm
- Một số dụng cụ cân đong khác.
3.1.3. Nguyên vật liệu, hoá chất
Nguyên liệu: sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền như bột ngô mảnh, cám
gạo, gạo, bột đậu tương, bã bia.
Hoá chất:
- Agar
- Đường: Glucose, Sacharose
- Pepton, chất bám dính.
- NaNO3, FeSO4
- Muối khoáng,cồn , nước cất.
3.1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phân lập và làm thuần 2 chủng nấm M. anisopliae và B. bassiana trong
phòng thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng ký sinh của chủng nấm M. anisopliae và
B. bassiana trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng ruộng.
17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Viện Bảo Vệ Thực Vật – phường Đức Thắng – Quận bắc Từ
Liêm – Hà Nội.
-Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/3/2014 đến 7/6/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đánh giá khả năng ký sinh của chủng nấm M. anisopliae
và B. bassiana đối với bọ ánh kim.
- Nội dung 2:Phân lập lại và làm thuần chủng nấm M. anisopliae và
B. bassiana
- Nội dung 3: Xác định môi trường thích hợp để nhân sinh khối nấm
M. anisopliae và B. bassiana
- Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả gây chết bọ ánh kim của chủng nấm
M. anisopliae và B. bassiana trong phòng thí nghiệm và nhà lưới
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Đánh giá khả năng ký sinh bọ ánh kim hại hồi ( Oides sp. ) của một
số nguồn nấm đã được phân lập tại Viện bảo vệ thực vật
Thí nghiệm đánh giá khả năng ký sinh gây chết bọ ánh kim của các
dòng nấm ký sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm được bố trí 4 công thức,
mỗi công thức tương ứng với một dòng nấm đã phân lập được, các thí nghiệm
sử dụng nồng độ 1.108 bt/ml :
CT 1: Metarhizium anisopliae ( MaBAK)
CT 2: Beauveria bassiana (BbBAK)
CT 3: Paecilomyces javanicus (PaeR)
CT 4: Đối chứng phun nước lã
Mỗi công thức 5 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại thử nghiệm trên 10 cá
thể sâu tuổi 2-3 (đặt trong phòng thí nghiệm). Sâu khoẻ mạnh được chuyển từ
Lạng Sơn về.
Trước khi phun tiến hành phun thử vào bình định mức để xác định số
lần phun/hộp. Sau đó tiến hành phun dung dịch nấm ướt đều lá các hộp đã
thả sâu non BAK tuổi 2-3.
Hiệu lực gây chết sâu được tính theo công thức Abbott [19].
Ca - Ta
M(%) =
x 100
Ca
trong đó: M: tỉ lệ (%) chết
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm.
Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sai thí nghiệm.