Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề Án Phan tich tai chinh CTY CP Thuy San Me Kong Nam 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.86 KB, 12 trang )

Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á
PHẦN A

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MÊ KÔNG
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Thông tin chung
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG
- Tên tiếng Anh: MEKONG FISHERIES JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: AAM.
- Tên giao dịch: MEKONGFISH CO.
- MST: 1800448811
- Địa chỉ: Lô 24 Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
- Điện Thoại: 0710. 3841294 - 3841990 - 3842027 - 3841560.
- Fax: 0710. 3841192 - 3843236.
- Email:


- Website: www.mekongfish.vn
- Quyết định thành lập số: 592/QĐ-CT.UB ngày 26 tháng 02 năm 2002 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Cần Thơ (nay là TP Cần Thơ).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 5703000016.
+ Đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 02 năm 2002.
+ Đăng ký thay đổi và cấp lại lần 4 ngày 10 tháng 10 năm 2007 do Sở Kế Hoạch
Đầu tư TP Cần Thơ cấp.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tiền thân của Công ty Thủy sản Mekong là Xí nghiệp Rau quả đông lạnh xuất
khẩu Hậu Giang do UBND tỉnh Cần Thơ ký quyết định thành lập tháng 4/1979. Xí
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau quả (khóm đông lạnh) xuất khẩu sang
Liên Xô và các nước Đông Âu cũ.


- Từ năm 1001 đến năm 1996, công ty chuyển sang chế biến thủy súc sản xuất khẩu
(chủ yếu là thủy sàn), do biến động chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu nên xí
nghiệp ngừng sản xuất mặt hàng khóm đông lạnh xuất khẩu.
- Từ năm 1007 đến cuối năm 2001, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm Cần Thơ.
- Ngày 26/2/2002, UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 592/QĐ-CT.UB chuyển Xí
nghiệp Chế biến nông sản thực phẩm Cần Thơ thành Công ty cổ phần Thủy sản
Mekong.

1


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

- Ngày 24/9/2009 Niêm yết và giao dịch lần đầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP
Hồ Chí Minh với mã AAM, số lượng 8.100.000 cp
- Ngày 21/12/2009 Niêm yết bổ sung thêm 3.239.864 cổ phiếu
- Ngày 14/10/2013 Niêm yết bổ sung thêm 1.295.976 cổ phiếu
- Ngày 27/02/2014 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để tổ chức
Đại hội đồng cổ đông thường niên cho năm tài chính 2013 bằng tiền mặt
- Ngày 29/03/2014, công ty đã tiến hành ĐHCĐ thường niên cho năm tài chính
2013
3. Lĩnh vực kinh doanh
- Thu mua, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sàn, gạo và các loại nông sản.
- Nhập khẩu vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông
nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sàn, sản xuất con giống
phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Nhập khẩu thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
- Nhập khẩu kinh doanh phân bón, sắt thép các loại.
- Đầu tư tài chính, kinh doanh địa ốc, bất động sản và văn phòng cho thuê.
- Địa bàn kinh doanh : Tập trung tại trụ sở công ty, địa chỉ : Lô 24 Khu công nghiệp
Trà Nóc, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy,Tp. Cần Thơ. Riêng địa bàn chăn nuôi tọa
lạc tại huyện Tam Bình và Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long
4. Chiến lược phát triển
4.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
- Từ năm 2015 đến 2019, Công ty tập trung chế biến mặt hàng cá tra fillet động lạnh
xuất khẩu với tỷ trọng 97% xuất khẩu, 3%tiêu thụ nội địa (bán cho các công ty thủy
sản trong nước)
- Giữ vững thị trường chiến lược EU, phát triển Chây Mỹ La Tinh, Châu Phi và
Châu Á. Riêng thị trường Nga và Ukraina thì tùy theo tình hình chiến sự, kinh tế chính
trị ở 02 nước đó mà tác lập khi có điều kiện thuận lợi
- Phát triển vùng nuôi để đạt sản lượng cá tra nguyên liệu tự cung cấp đạt 50 phần
trăm, 50 còn lại sẽ hợp tác, thu mua ở nông thôn các mặt hàng khác sẽ tùy theo nhu
cầu thị trường mà nghiên cứu và triển khai
- Áp dụng từng bước các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, tăng cường các mặt
công tác để tạo uy tín trên thương trường, bảo toàn vốn, tăng năng lực cạnh tranh.
- Các mặt hàng mới như cá tra giá trị gia tăng, thứ ăn chăn nuôi và tiếp tục nghiên cứu
và thực hiện khi có điều kiện thuận lợi.

2


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

4.2. Chiến lược Trung và dài hạn:

- Phát triển khép kín vùng nuôi. Với quy mô phù hợp với năng lực quản lý và năng
lực tài chính của Công ty
- Không đầu tư tràn lan trên cơ sở tăng cường công suất chế biến cá tra đạt trên
12.000 tấn đến 13.000 tấn/năm và một số ngành phụ trợ như gạo, thức ăn chăn nuôi.
Nhưng mặt hàng nông sản có thể mạnh là nguồn nguyên liệu tại chỗ có khả năng tái
tạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Đầu tư chế biến sản phẩm giá trị gia tăng để tận dụng phụ phẩm
Phát triển thị trường Châu Mỹ và một số nước Trung Đông, Châu Á
4.3. Các mục tiêu đối với môi trường và xã hội của công ty
- Môi trường :
+ Sẽ đầu tư thêm một hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo hoạt động hữu hiệu.
+ Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn chăn nuôi sạch và hệ thống quản lý nhằm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xã hội :
+ Tích cự xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp đỡ địa phương trong
khả năng của công ty
+ Tương lai: qua thời kỳ khó khăn do tình hình kinh tế chung, công ty sẽ nỗ lực xây
nhà ở cho công nhân, góp sức trong công tác xã hội, từ thiện.
II. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
1. Tình hình thuận lợi cơ bản:
- Tài chính:
+ Tài chính Công ty vẫn tiếp tục lành mạnh trong nhiều năm, không có nợ xấu,
không bị chiếm dụng vốn dài ngày.
+ Đồng vốn được bảo toàn, nguồn tiền mặt dồi dào, thanh toán cho nông dân kịp
thời và tạo uy tín tốt.
+ Công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay hợp lý để sinh lợi, không đầu tư
tràn lan.
- Nguyên liệu:
+ Nguồn nguyên liệu của 2 ngư trường vẫn ổn định về mặt chất lượng và số lượng
và đầu tư tiếp tục đạt hiệu quả. Đây là lực lượng nồng cốt cho kế hoạch cung ứng của

công ty.
+ Nguồn mua nguyên liệu ở nông dân cũng rất dễ dàng huy động do mối liên kết
giữa công ty và nông dân luôn luôn được gắn bó và thanh quyết toán kịp thời.
+ Định mức tiêu hao nguyên liệu trên thành phẩm đã được cải tiến, góp phần hạ giá
thành tăng sức cạnh tranh.

3


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật và kho tàng:
Đã qua nhiều năm sử dụng, hiện công ty tiếp tục vận hành, bảo quản tốt các cơ sở
hạ tầng không để xảy ra sự cố ngừng sản xuất hoặc ảnh hưởng đến bảo quản sản phẩm.
- Lực lượng lao động:
Mặc dù lực lượng lao động công nhân trực tiếp rất biến động trong khu vực nhưng
lực lượng công nhân kỹ thuật, công nhân chế biến có tay nghề cao, cán bộ nhân viên
nghiệp vụ chuyên môn vẫn tương đối giữ được ổn định nhờ vào thu nhập ổn định.
Trong lúc thời vụ khó khăn thì công ty sẳn sàng trợ cấp kịp thời để cuộc sống người
lao động tương đối được đảm bảo.
- Chính sách đối với người lao động:
+ Trẻ hóa cán bộ và nhân viên nghiệp vụ (một số cán bộ lớn tuổi cho nghỉ hưu hoặc
bố trí vào vị trí thích hợp).
+ Chuyên môn hóa, thể hiện gửi cán bộ đi đào tạo các khóa nghiệp vụ ngắn hạn,
tuyển chọn người có trình độ đại học vào làm việc theo đúng ngành và cho tiếp tục đi
học trên đại học, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân lao động.
+ Chủ động hóa tiền lương và trợ lương để đảm bảo đời sống hàng tháng cho
CB.CNV nên công ty có lực lượng lao động rất ổn định trong khu vực.

+ Được hưởng đầy đủ các quyền lợi và chế độ chính sách theo quy định hiện hành
của Nhà nước (hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, BHTN, nghỉ hưu, nghỉ mất sức,
nghỉ ốm, nghỉ phép… và các chế độ khen thưởng, phúc lợi khác).
2. Những khó khăn chủ yếu:
- Thị trường:
+ Thị trường EU vừa giảm số lượng vừa đưa ra những rào cản kỹ thuật như kiểm dư
lượng kháng sinh khắt khe hơn trước.
+ Thị trường xuất khẩu sang Nga và Uraina gặp khó khăn về kinh tế, chiến sự,
thanh toán.
+ Thị trường Châu Mỹ La Tinh, đặc biệt là Brasil, chính phủ họ đã ban hành các
chính sách tạm ngừng nhập khẩu cá tra Việt Nam .
+ Còn các thị trường: Châu Á, Trung Đông, Châu Phi thì sản lượng tiêu thụ chưa hiều vì đây không phải là thị trường quan trọng trong các năm qua.
- Giá cả:
+ So với giá xuất khẩu năm 2013, giá xuất bán năm 2014 ở khắp các thị trường đều
xuống thấp. Có những thị trường giá xuất bán ngang với giá vốn.
+ Trong khi đó giá đầu vào không ngừng tăng làm cho sản xuất – kinh doanh rất
khó khăn.
+ Giá nguyên liệu, vật tư, bao bì, điện, phí vận chuyển ngày càng tăng. Làm tăng
chi phí đầu vào.
4


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gây hiện
tượng cá bệnh, cá kém chất lượng ngày càng cao làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.
- Cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa các công ty ngành hàng chế biến cá tra ngày càng gay gắt hơn.

- Quản lý chất lượng:
Khách hàng EU đã đột nhiên kiểm tra rất khắt khe về dư lượng kháng sinh. Do vậy
việc xuất khẩu vào thị trường này rủi ro tăng cao.

5


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á
PHẦN B

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN MÊ KÔNG
1. Nhu cầu vốn
Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Vốn lưu động thường xuyên

194.915.175.563

194.676.453.475

Nhu cầu vốn lưu động

190.735.094.896


187.981.054.487

4.180.080.667

6.695.398.988

Vốn bằng tiền
Nhận xét:

Qua bảng dữ liệu trên cho thấy, công ty có tình hình “sạch”, cơ cấu vốn an toàn.
Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và hoàn toàn tự chủ, điều này thể hiện
qua các chỉ số đều dương.
Năm 2014, nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động thường xuyên giảm hơn so với
2013, tuy nhiên khả năng về tiền của công ty cao. Cao hơn đến 2.515.318.321 đồng,
một cơ cấu vốn khá mạnh.
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của công ty cũng như
khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
2. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Hệ số nợ

14,280

13,409


Tỷ suất tự tài trợ

85,720

86,585

Hệ số nợ dài hạn

1,194

1,202

Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay

71,876

4,702

Tỷ suất đầu tư TSCĐ

0,173

0,151

Nhận xét:
Có thể nói, bảng số liệu của công ty là một bảng số liệu đẹp, trong khi các doanh
nghiệp thủy sản cùng ngành vất vả trong việc thanh toán các khoản vay, thì công ty
hoàn toàn chủ động.
- Hệ số nợ: Cho biết trong 100% vốn thì có bao nhiêu % vốn vay. Công ty có vốn

vây khá ít, chỉ 14,28% vào năm 2013, và năm 2014 giảm còn 13,409%. Công ty tự chủ
đến hơn 80% nguồn vốn. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều tốt, công ty cần tiết
chế nguồn vốn tự có, để tăng mức an toàn cho những sự kiện kinh doanh và khả năng
sinh lời nếu sử dụng hiệu quả vốn vay.
6


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

- Tỷ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu này tương ứng với hệ số nợ. Hệ số nợ càng thấp thì tỷ
suất tự tài trợ càng cao, và năm 2014 tỷ suất này đạt 86,585%. Chỉ số này cho thấy sự
tự chủ, công ty không phụ thuộc vào các khoản vay.
- Hệ số nợ dài hạn: Chỉ tiêu này lớn hơn 1, cho thấy mức an toàn và khả năng thanh
toán của công ty khi các khoản nợ đến hạn, đặc biệt công ty không sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn để thanh toán nguồn vốn vay dài hạn. Đây là tín hiệu an toàn cho một doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp thủy sản.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết một công ty có khả năng
đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ
càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn.
Năm 2013 chỉ tiêu này rất cao, có thể nói là “sạch trong tín dụng”, qua năm 2014 chỉ
tiêu này giảm xuống còn 4,702%, mức giảm tương đối mạnh. Song vẫn còn cao hơn 1,
chứng tỏ định kỳ xét trong tổng thu nhập công ty mang lại đủ để thanh toán lãi đúng
hạn.
- Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết số vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỷ
suất này thấp hơn 1, năm 2013 là 0,173 và năm 2014 giảm còn 0,152. Ở mức này cho
thấy một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đó là
vốn vay ngắn hạn.

3. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

5,866

6,298

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

3,163

3,305

Hệ số khả năng thanh toán ngay

1,543

2,012

Nhận xét:
Dữ liệu phân tích được cho thấy:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này lớn hơn 1, chứng tỏ công
ty có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Năm 2014, chỉ tiêu này tăng thêm 0,432 lần so
với năm 2013.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này cho biết công ty có đủ các tài sản
ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay
không. Chỉ tiêu này khó có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này
cũng lớn hơn 1, cho thấy công ty không phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho.
- Hệ số khả năng thanh toán ngay: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ
nhanh đến đâu của công ty. Năm 2014, chỉ tiêu này cao hơn năm 2013, cao hơn 0,469,
7


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

cho thấy nguồn tiền công ty cao. Tính thanh khoản cao, đảm bảo sự huy động mạnh
cho khoản thanh toán dùng bằng tiền mặt.
4. Năng lực hoạt động của tài sản
Khoản mục

Năm 2013

Năm 2014

Vòng quay các khoản phải thu

2,365

2,021

152,188


178,118

1,474

0,860

244,197

418,758

Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay HTK
Số ngày một vòng quay HTK

Nhận xét:
- Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2014 giảm hơn so với năm 2013 là 0,344 lần.
Hệ số này giảm chứng tỏ công ty đã giảm thiểu việc bán chịu cho khách hàng.
- Kỳ thu tiền bình quân: Năm 2014, chỉ số này cao hơn năm 2013, cụ thể cao hơn
đến 25,93 ngày. Tuy không cao song xét về tình hình chung so với năm trước thì cho
thấy công ty đang có dấu hiệu bị sự chiếm dụng vốn từ khách hàng.
- Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này giảm, cho thấy lượng hàng bán ra rất ít,
song vấp phải tình hình thanh toán từ khách hàng chưa được tốt.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này cho thấy thời gian cần thiết để
thanh lý hàng tồn kho, năm 2014 chỉ tiêu này tăng mạnh cho thấy lượng hàng để tồn
kho rất cao, cho thấy tình hình kinh doanh chưa được tốt.
5. Khả năng sinh lời
Khoản mục

Năm 2013


Năm 2014

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

0,029

0,005

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

0,029

0,005

Tỷ suất sinh lời tài sản

0,015

0,002

Tỷ suất sinh lời CVSH

0,016

0,001

Nhận xét:
Nhìn chung qua bảng số liệu cho thấy, tỷ suất sinh lời của công ty có sự biến động
mạnh qua các chỉ tiêu, cụ thể như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Phản ánh cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,029

đồng lợi nhuận trong năm 2013, và 0,005 đồng trong năm 2014. Chỉ tiêu này có sự
giảm mạnh.
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu: Qua năm 2014 có sự sụt giảm, năm 2013
cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận thuần, thì năm 2014 chỉ tiêu
này chỉ đạt 0,005 đồng.
8


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

- Tỷ suất sinh lời tài sản: Có sự giảm mạnh, Cụ thể năm 2013 đạt 0,015% thì đến
năm 2014 chỉ tiêu này chỉ đạt đạt 0,002%.
- Tỷ suất sinh lời VCSH: Chỉ tiêu này cũng sụt giảm, chứng tỏ tình hình kinh
doanh của công ty giảm mạnh.
Với bảng số liệu trên, hoàn toàn có thể khẳng định, năm 2014 tình hình công ty sụt
giảm mạnh.
6. Kết quả kinh doanh
Quý 4/2014 với lãi ròng chỉ đạt 256 triệu đồng, giảm 93% so với cùng kỳ 2013. Tuy
nhiên, tính chung cả năm, AAM đạt 8.8 tỷ lãi ròng, tăng 7.3% so với năm 2013.
Cụ thể, doanh thu quý 4/2014 của AAM đạt 96 tỷ đồng, giảm 38% so với năm
2013. Trong khi đó, Chi phí bán hàng tăng nhẹ lên 10.11 tỷ đồng khiến lãi ròng quý 4
chỉ đạt 256 triệu, giảm 93% so với kết quả 3.3 tỷ đồng quý 4/2013.
Tinh chung cả năm 2014, doanh thu và lãi ròng của AAM lần lượt là 441.4 tỷ và 8.8
tỷ, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2013 và bằng 73% kế hoạch năm.
Tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2014, tổng tài sản của AAM giảm nhẹ còn
297.1 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn giảm từ 40.7 tỷ còn 36.7 tỷ đồng.
7. Chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán Quý 4/2013 Quý 4/2014

EPS

1,005

765

BVPS cơ bản

26,069

25,894

P/E cơ bản

14.12

18.82

Nhận xét:
Chỉ số chứng khoán của công ty tăng cao, chỉ tiêu đáng quan tâm là P/E cơ bản. Chỉ
tiêu này cho biết số tiền nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để trả cho một đơn vị lợi nhuận
trong kỳ. Đây là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty.
8. Nhận định chung
Năm 2014, tình hình kinh doanh có sự sụt giảm mạnh so với năm 2013, lợi nhuận
tạo ra giảm đến 92% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này xuất phát từ các
nguyên nhân sau:
+ Những rào cản về kỹ thuật ở thị trường chính cùng với sự co hẹp về sản lượng
và giảm sút về khách hàng (như thị trường EU).


9


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á

+ Còn thị trường Nga, Uraina, Brasil thì mất đứt, chưa biết đến bao giờ nối lại do
bất ổn định về quân sự, chính trị, kinh tế…. Còn thị trường Mỹ do ảnh hưởng thuế
chống phá giá nên công ty không chú trọng vào thị trường này.
+ Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh qua hình thức hạ giá bán quá thấp của
nhiều đơn vị cùng.
+ Chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Việc kiểm dư lượng kháng sinh đôi lúc chưa
đáp ứng yêu cầu nên có nhiều lô hàng xuất gặp khó khăn.
+ Công tác ứng phó với các chuyển biến thị trường xuất nhiều lúc chưa mạnh dạn
và kịp thời.
Tuy nhiên, với việc đứng vị thứ 10 trong 168 thủy sản cùng ngành và giá trị cổ
phiếu đứng đầu trong sàn giao dịch thì việc kỳ vọng vào công ty là điều hoàn toàn
được đặt ra.
Với những khó khăn gặp phải trong năm 2014, công ty hoàn toán khắc phục được
khi tình hình tài chính công ty rất mạnh, ban lãnh đạo công ty đã đầu tư mạnh vào dây
chuyền thiết bị sản xuất cũng như áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
Qua phân tích trên, các nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư vào công ty.

So sánh với các công ty cùng ngành


+/- 1
tuần


Công ty

AAM Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mê Kông

5,94

P/E

P/B

Lãi cổ LN / DT
ROE(%)
tức (%)
(%)

43,70

0,44

0,00

0,70

0,98

ABT

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre 2,47

9,87


1,39

0,00

12,58

14,09

ACL

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu

6,32

0,61

6,00

2,66

10,03

10

1,01


Đề án phân tích tài chính


Trường Đại học Đông Á

Long An Giang
AGD

Công ty Cổ phần Gò Đàng

0,00

AGF

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang

-12,28 -59,22

ANV

Công ty Cổ phần Nam Việt

ASM

0,00

0,00

0,00

4,96

-1,47


0,36

0,00

-0,16

-0,56

2,82

-109,58 0,37

0,00

-0,17

-0,33

Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai

-2,79

21,80

1,58

0,00

9,87


4,62

ATA

Công ty Cổ phần NTACO

-26,98 -1,35

0,34

0,00

-64,03

-37,19

AVF

Công ty Cổ phần Việt An

0,00

-0,03

0,00

0,00

-575,45 -2041,63


BAS

Công ty Cổ phần BaSa

0,00

0,00

0,00

0,00

-393,51 -583,69

BLF

Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bạc Liêu

2,38

8,23

0,25

0,00

0,29

3,09


CAD

Công ty Cổ phần Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản
Cadovimex

-9,87

93,92

0,00

0,00

0,20

0,00

CFC

Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam

0,00

19,66

0,71

5,77


2,27

3,63

CLP

Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long

0,00

0,00

0,00

0,00

-7,05

6,95

CMSF Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau

0,00

0,00

0,00

0,00


0,00

0,00

……… …………..



….

….

….

….

…..

MỤC LỤC
PHẦN A ..........................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MÊ KÔNG .........................1
I. Đặc điểm tình hình chung .........................................................................................1
1. Thông tin chung ...........................................................................................................1
2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................1
11


Đề án phân tích tài chính

Trường Đại học Đông Á


3. Lĩnh vực kinh doanh ....................................................................................................2
4. Chiến lược phát triển ...................................................................................................2
4.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: ..........................................................................2
4.2. Chiến lược Trung và dài hạn: ...................................................................................3
4.3. Các mục tiêu đối với môi trường và xã hội của công ty ..........................................3
II. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh ......................................................3
1. Tình hình thuận lợi cơ bản: .........................................................................................3
2. Những khó khăn chủ yếu:............................................................................................4
PHẦN B ..........................................................................................................................6
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN...................6
THỦY SẢN MÊ KÔNG ................................................................................................6
1. Nhu cầu vốn .................................................................................................................6
2. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ............................................................................6
3. Khả năng thanh toán ngắn hạn ....................................................................................7
4. Năng lực hoạt động của tài sản ....................................................................................8
5. Khả năng sinh lời .........................................................................................................8
6. Kết quả kinh doanh ......................................................................................................9
7. Chỉ số chứng khoán .....................................................................................................9
8. Nhận định chung ..........................................................................................................9

12



×