Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Câu hỏi và trả lời ôn thi Xã hội học Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.93 KB, 12 trang )

Câu 3: Phân tích hoàn cảnh ra đời của xã hội học.
* Điều kiện kinh tế xã hội
Đó là cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ từ những năm giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu đã
thúc đẩy nền sản xuất Tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Đó là quá trình công nghiệp hóa hiện đại, đặc
biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở nƣớc Anh từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đã
thúc đẩy sự phát triển đô thị một cách nhanh chóng, từ đó đã hình thành nên các trung tâm công
nghiệp, trung tâm thƣơng mại và kéo theo sự hình thành các tầng lớp dân cƣ mới, hình thành nên
các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, đô thị đƣợc hình thành, tạo ra những sự chuyển dịch
dân cƣ hết sức to lớn, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc và những quan hệ xã hội hết sức
phức tạp. Đồng thời, do ảnh hƣởng của cuộc cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tƣ bản đã phát
triển ở một trình độ nhất định đã dẫn tới sự thay đổi chung về cơ cấu xã hội, làm tan vỡ xã hội
nông thôn, truyền thống thời phong kiến, làm thay đổi cả lối sống dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo
và sự bất bình đẳng xã hội. Sự phát triển của đô thị đã làm đảo lộn trật tự và thói quen của một
cộng đồng. Sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đã làm thay đổi mối quan hệ đã ổn định từ
lâu mà con ngƣời đã gắn bó với cộng đồng. Sự thay đổi đó làm cho con ngƣời băn khoăn về
tƣơng lai, suy nghĩ về sự ổn định của một trật tự xã hội.
Các yếu tố trên đã đặt ra cho các nhà khoa học cần phải nghiên cứu để giải quyết những bức
xúc đó, để tìm hiểu xã hội xem bản chất xã hội là gì. Đó là một trong những điều kiện để xã hội
học ra đời.
* Điều kiện chính trị
Cuộc cách mạng Tƣ sản nổ ra liên tiếp ở Hà Lan, đặc biệt là ở nƣớc Anh (1642 - 1648), báo
hiệu giờ cáo chung của chế độ phong kiến châu Âu đã đến. Tiêu biểu là cuộc Đại cách mạng Tƣ
sản Pháp (1789 - 1794), ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống xã hội - đòn quyết định tiêu diệt chế độ
phong kiến châu Âu. Đó là một cuộc cách mạng triệt để, đập tan chế độ quân chủ chuyên chế của
xã hội phong kiến, là hồi chuông kết thúc đêm trƣờng Trung cổ ở châu Âu. Nó đã đƣa ra các vấn
đề về xã hội mới mẻ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái... Nó tạo ra bầu không khí tự do cho nhóm trí
thức và làm xuất hiện những tƣ tƣởng tiến bộ, họ có cách nhìn khoa học đối với xã hội - tự nhiên,
họ giải thích thế giới một cách khoa học, giải thích xã hội bằng những quy luật của chính nó. Đây
là một tiền đề ra đời của xã hội học nhằm xem xét quá khứ, giải quyết hiện tại, dự báo cho tƣơng
lai và mô tả, xem xét xã hội trên cơ sở khoa học.


* Tiền đề khoa học - trí thức
Các phát kiến khoa học của nhân loại thời cổ nhƣ toán học của Pi-ta-go, Hình học của ƠClét, Vật lý của Ác-xi-mét đã đƣợc khôi phục lại sau đêm trƣờng Trung cổ. Về khoa học xã hội
cũng nhƣ những tƣ tƣởng của Aritxtot, Platon, Đề-cát-tơ, đã đƣợc các nhà tƣ tƣởng kế thừa và
phát huy. Do sự phát triển của trí thức nhân loại dẫn tới sự phân hóa các ngành khoa học khác
nhau. Trong đó có ngành xã hội học. Nó là một nhu cầu, một tiền đề để xã hội học ra đời.
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào giữa thế kỷ XVIII đã tạo nên một sự
đảo lộn ghê gớm trong xã hội. Sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tƣ bản
phát triển. Sự phát triển của kinh tế đã tạo nên các đô thị lớn, tạo nên sự chuyển dịch dân cƣ
khổng lồ cùng với mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng. Các quan hệ xã hội ngày
càng phức tạp, đa dạng, xã hội biến động, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội luôn diễn ra.
Để quản lý một xã hội nhƣ vậy đòi hỏi phải có một ngành khoa học đóng vai trò nhƣ một bác sỹ
khám bệnh cho cơ thể sống xã hội và tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực... Xã hội học ra đời
đáp ứng những nhu cầu bức xúc đó.

1


Câu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của xã hội học là gì? Thế nào là phƣơng pháp phỏng vấn?
Nêu các loại phỏng vấn chủ yếu? Trình bày ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp phỏng vấn
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu của xã hội học: Là tổng hợp tất cả những phƣơng pháp, kỹ
thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học nhằm làm sáng tỏ một nhận định về đời sống.
5.2.Phƣơng pháp phỏng vấn: Là phƣơng pháp thu thập thông tin xã hội thông qua quá trình
giao tiếp bằng lời nhằm thu thập thông tin theo mục đích xã hội hoá
5.3. Các loại phỏng vấn chủ yếu:
- Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá
- Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá
- Phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn thƣờng
5.4.Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp phỏng vấn.
2.4.1.Ƣu điểm:

- Thu thập thông tin một cách trực tiếp có thể loại bỏ sai số trung gian.
- Giảm tỷ suất rơi rụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của ngƣời phỏng vấn.
- Quá trình phỏng vấn có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin khác nhau (thông tin bề nổi và
thông tin bề sâu).
- Chức năng của câu hỏi kiểm tra phát huy tốt nhất và có thể biết thêm thông tin nhờ phƣơng
pháp quan sát.
2.4.2.Nhƣợc điểm:
- Tốn kém về nguồn nhân lực.
- Có trƣờng hợp thái độ phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng
tình của ngƣời đƣợc phỏng vấn.
- Thái độ ngƣời phỏng vấn có thể ảnh hƣởng đến kết quả điều tra.
- Xử lý thông tin phức tạp và tốn kém.

2


Câu 2: Phân tích đặc trƣng của lối sống đô thị? Những vấn đề đặt ra đối với các đô thị Việt
Nam hiện nay là gì? Sống thử đang trở nên phổ biến ở các đô thị, anh (chị) hãy giải thích
hiện tƣợng này. Nêu lên mặt tích cực (nếu có) cũng nhƣ mặt tiêu cực.
2.1. Đặc trƣng của lối sống đô thị:
- Lối sống đô thị đƣợc hình thành trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện sống, hoàn cảnh;
hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ xã hội của tất cả các nhóm dân cƣ và từng cá nhân sống
trên địa bàn thành phố. Dân số (đô thị) đông mật độ cao và tính cách khác nhau của dân trong
thành phố ảnh hƣởng trực tiếp đến liên lạc xã hội. Ngƣời ta cho rằng sự thích ứng với những điều
kiện của đời sống thị thành phát sinh thái độ và những nét nhân cách đặc biệt;
- Tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội cao. Hợp tác lao động của cƣ dân
đô thị mang tính chất trao đổi, theo cơ chế thị trƣờng song phẳng, quan hệ hàng hóa là quan hệ
nổi trội, tất cả đều đƣợc đem ra mua bán kể cả sức lao động của con ngƣời. Kết cấu nghề nghiệp
xã hội của cƣ dân ở đô thị phần lớn ngƣời dân gắn với nghề chế tạo, những công việc cơ khí,
thƣơng mại, ngoại thƣơng, nghề tự do, quản trị và các nghề phi nông nghiệp khác….

- Các hoạt động sinh hoạt cá nhân và gia đình phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ công cộng
và dịch vụ tƣ nhân. Đô thị càng hiện đại bao nhiêu thì con ngƣời càng bị phụ thuộc bấy nhiêu
nhƣ dịch vụ nhà đất, di chuyển hộ khẩu, giao thông liên lạc, bƣu điện, y tế, bảo hiểm, vui chơi
giải trí…. Lối sống của con ngƣời đô thị trở nên đa dạng và có tính năng động cao, nhất là nhu
cầu văn hóa, giáo dục, tiếp nhận thông tin một cách nhạy bén.
- Cƣ dân thành thị sử dụng thời gian lao động chặt chẽ bởi đặc tính của hoạt động kinh tế
là làm trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Công việc của họ phần lớn mang tính chất thƣờng
xuyên, liên tục. Ngoài giờ làm việc, kinh doanh dịch vụ, họ sử dụng thời gian rỗi vào việc tiêu
dùng các giá trị văn hóa nghệ thuật, sử dụng các thông tin về chính trị , kinh tế phục vụ cho hoạt
động sống.
- Nhu cầu về văn hóa xã hội, giáo dục: Nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng, do nhu
cầu của nghề nghiệp và thông tin đòi hỏi, vì đô thị là nơi tập trung dân cƣ từ nhiều vùng khác
nhau, hơn nữa ngƣời dân đô thị có nhiều nhu cầu tiếp cận các dịch vụ văn hóa để giải trí sau
những giờ làm việc căng thẳng và mệt nhọc.
- Phạm vi giao tiếp của con ngƣời đô thị rất rộng có thể qua báo chí, truyền thông ở khu
vực và trên toàn thế thới trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, các mối quan hệ nhiều
chiều, phức tạp; cƣờng độ giao tiếp cao, tốc độ giao tiếp nhanh.
- Con ngƣời đô thị có tính năng động cao, ý chí tiến thủ mạnh, thái độ dạn dày, và sự chú ý về
thời giờ - liên quan đến tính cách phức tạp của đời sống đô thị v.v...
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với các đô thị Việt Nam hiện nay:
- Sự thiếu đồng bộ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa và những vấn đề Xã hội đặt ra:
Vấn đề di dân, việc làm: Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã
làm cho một bộ phận dân cƣ ở nông thôn di cƣ mạnh ra các đô thị, đặt ra những vấn đề nan giải
về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội
ven đô ngày càng thêm phức tạp.
Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: ở các đô thị và các vùng ven đô
vẫn còn một bộ phận không nhỏ những ngƣời thất nghiệp, trình độ học vấn không cao không đáp
ứng đƣợc nhu cầu của
Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết ở các đô thị
hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những ngƣời mới nhập

cƣ vào thành phố. Chính vì thế một số ngƣời đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý
san lấp, lấn chiếm, sang nhƣợng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch
gây ảnh hƣởng đến mỹ quan của các đô thị.
Vấn đề cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường: Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san
lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đƣờng để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng
ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nƣớc và chất thải đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp
ứng đủ, đƣờng xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nƣớc ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn

3


nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trƣờng, khói xe,
khói nhà máy sản xuất công nghiệp.
2.3. Sống thử đang trở nên phổ biến ở các đô thị, anh (chị) hãy giải thích hiện tƣợng
này. Nêu lên mặt tích cực (nếu có) cũng nhƣ mặt tiêu cực.
2.3.1. Giải thích hiện tƣợng
Nguyên nhân xã hội: Do ảnh hƣởng văn hóa Phƣơng Tây nên nhiều bạn cho rằng việc
đó là bình thƣờng. Hơn nữa, do các bạn bị ảnh hƣởng của truyền thông từ việc xem phim ảnh, tạp
chí và những trang web về tình dục, “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn tò mò nên
sống thử để biết. Cách suy nghĩ mang tính trào lƣu này khiến các bạn sống buông thả, không xem
trọng hôn nhân và gia đình.
Nguyên nhân gia đình: Do cha mẹ sống không hạnh phúc làm con cái mất lòng tin vào
gia đình. Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến con cái, sự giáo dục của cha mẹ còn quá lỏng lẻo,
nhất là lúc các bạn đang tuổi cặp kè yêu đƣơng, muốn có ngƣời đồng hành để chia sẻ làm cho các
bạn có cảm giác rằng mình sống không điểm tựa dẫn đến bấp bênh trong tâm lý; và cách giải
quyết là phải tìm một chỗ dựa tinh thần tức là tình yêu. Các bạn rơi vào trƣờng hợp này thƣờng
rất nghe lời ngƣời yêu nên dễ dàng đồng ý nếu ngƣời yêu đề nghị sống thử
Nguyên nhân bản thân:
Sống thử để tiết kiệm: Xét về khía cạnh kinh tế, lí do này rất hợp lí nhƣng trong thực tế
thì không hẳn là nhƣ vậy, bởi vì họ hoàn toàn có thể chọn sống cùng bạn cùng giới thay vì ngƣời

yêu.
Sống thử vì muốn có thêm thời gian bên nhau: Hầu hết các đôi yêu nhau đều cho rằng
sống gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau, một số bộ phận giới trẻ còn muốn sống thử để
khẳng định tình yêu, coi đó là tiền đề cho hôn nhân.
Sống thử theo trào lƣu: Đây là việc hết sức sai lầm khi coi sống thử là “mốt”.
2.3.2. Ƣu và nhƣợc điểm của sống thử
2.3.2.1.Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí
- Được quan tâm chăm sóc
- Giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống
- Thõa mãn các nhu cầu
- Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp
2.3.2.2. Nhược điểm:
Nếu không phải là tình yêu đích thực:
- Mất thời gian cho người không phải một nửa đích thực của mình
- Tổn thương tinh thần
- Tổn thương thể xác
- Dễ vướng vào các tệ nạn xã hội khác
- Bị người yêu trả đũa
- Ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tương lai.
2.3.2.3.Hậu quả
- Sống thử làm con ngƣời tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt tàn phá tình
yêu.
- Đôi bên phải chịu nhiều điều tiếng, khó tìm kiếm tình yêu sau này.
- Bạo lực nảy sinh khi sống thử cùng nhau.
- Mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến hoặc là phá thai, hoặc là làm cha mẹ khi chƣa có khả năng.

4



Câu 6: Trình bày khái niệm gia đình? Các chức năng và xu hƣớng biến đổi của gia đình?
Một số vấn đề về gia đình mà xã hội hoá gia đình ở Việt Nam quan tâm là gì? Tại sao ly hôn
trong xã hội hiện tại chiếm tỷ lệ cao?
6.1. Khái niệm gia đình: Theo các nhà XHH ngƣời Mỹ: E. W Burgess và H. Lucke: “Gia
đình là một nhóm ngƣời liên kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hay nhận làm con nuôi, tạo
thành một đơn vị riêng biệt và tác động qua lại với nhau qua vai trò xã hội của từng ngƣời nhƣ:
vợ-chồng, cha mẹ-con, anh-em tạo thành nền văn hóa chung gọi là nền văn hóa gia đình”.
Các quan hệ trên đều đề cập đến 3 đặc điểm:
- Quan hệ hôn nhân
- Quan hệ huyết thống
- Ràng buộc về mặt pháp lý
6.2. Các chức năng của gia đình.
Thứ nhất, về chức năng sinh sản (tái sản xuất): Đây là chức năng riêng có của gia đình,
nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp công dân mới, ngƣời lao
động mới, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trƣờng tồn của xã hội loài ngƣời.
Thứ hai, về chức năng giáo dục: Nội dung của giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh
nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẫm mỹ... phƣơng pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng,
song chủ yếu bằng phƣơng pháp nêu gƣơng, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình
truyền thống.
Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình: Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của các thành viên
trong gia đình. Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy một cách hiệu quả mọi tiềm lực về
vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và xã hội.
Thứ tƣ, về chức năng tâm lí - tình cảm: Đây là chức năng có tính văn hóa xã hội của gia
đình. Chức năng này kết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng
gia đình hạnh phúc. Nhiều vấn đề phức tạp về giới tính, tuổi tác, sự căng thằng, mệt mỏi về thể
xác và tâm hồn trong lao động và công tác… thì môi trƣờng gia đình là nơi giải quyết hiệu quả
nhất.
Xu hướng biến đổi:
- Xu hƣớng gia đình đa chức năng sang gia đình đơn chức năng.

- Từ một đơn vị sản xuất thành 1 đơn vị tiêu dùng là chủ yếu.
- Sự thay đổi về chất các chức năng của gia đình hiện đại
6.3.Một số vấn đề về gia đình mà xã hội hoá gia đình ở Việt Nam quan tâm
a. Tình trạng kết hôn-ly hôn.
Ở nƣớc ta vấn đề kết hôn đƣợc coi trong, nó là việc thiêng liêng của hai ngƣời, gia đình,
họ mạc, láng giếng. Kết hôn là một trong ba vấn đề lớn nhất của đời ngƣời “tậu trâu, cƣới vợ,
làm nhà”.
Để đi đến kết hôn, việc tìm hiểu giữa nam và nữ kỹ càng hơn thể hiện tính tự do, tiến bộ
theo tiêu chí tự nguyện một vợ - một chồng bình đẳng có tính pháp lý.
Ở nƣớc ta việc kết hôn phải đăng ký và do cơ quan nhà nƣớc thực hiện. Hiện tƣợng tảo
hôn,Cƣỡng ép kết hôn, tình trạng không đăng ký kết ở địa phƣơng vẫn còn.
Về việc cƣới xin tuy có định hƣớng và dƣ luận chấp nhận nhƣng vẫn diễn ra phức tạp, tốn kém
đặc biệt tình trạng ly hôn ngày càng tăng.
b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết cấu và quy mô gia đình nhỏ dần.
Qua mỗi một giai đoạn số lƣợng gia đình hàng năm ở nƣớc ta tăng. Hiện nay hầu nhƣ
không có gia đình năm thế hệ mà chủ yếu là gia đình hai thế hệ gọi là gia đình hạt nhân.
c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá.
- Chức năng kinh tế và tiêu dùng.
Về mặt tiêu dùng trong gia đình sản xuất nƣớc ta đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân,
nhu cầu tiêu dùng có xu hƣớng tăng nhanh.
- Chức năng sinh đẻ:

5


Trong xã hội hiện đại mọi ngƣời phải hoạt động với cƣờng độ mạnh, tốc độ cao chính vì
lẽ đó mà họ không còn thời gian chăm lo giáo dục đối với con cái. .Hầu hết con trẻ trong các gia
đình hiện nay kể cả gia đình công nhân viên chức lẫn gia đình lao động tự do đều giao phó cho
hệ thống trƣờng học từ mẫu giáo đến trung học.
d. Hình thức gia đình ngày càng phong phú phức tạp.

- Hình thức hôn nhân một vợ - một chồng là hình thức gia đình phù hợp nhất đối với sự
phát triển mọi mặt của xã hội. Nó phù hợp cả về đạo đức cũng nhƣ đạo lý và coi nó nhƣ nội dung
quan trọng của hôn nhân trong xã hội tiến bộ.
- Gia đình là một nửa hạt nhân tức là gia đình chƣa có con cái hoặc con cái chƣa trƣởng
thành nhƣng có họ hàng đến ở cùng. Đây là gia đình rất phức tạp.
- Gia đình thiếu thành phần, chƣa đầy đủ là gia đình thiếu vợ hoặc thiếu chồng, gia đình
không thể có con, gia đình có hiện tƣợng ly thân ly hôn, gia đình có vợ hoặc chồng đi công tác
xa, con cái đi xa vài năm....
- Gia đình hỗn hợp, gia đình có “con anh, con tôi, con chúng ta”, ở những gia đình này có
nhiều việc cần phải giải quyết tế nhị thận trọng để đƣợc yên ổn gia đình.
- Gia đình có yếu tố nƣớc ngoài do yếu tố ngoại giao gia đình có yếu tố nƣớc ngoài không
chỉ là chồng lấy vợ nƣớc ngoài, cho con làm con nuôi nƣớc ngoài.
- Ngoài ra còn có các hình thức gia đình khác nhƣ gia đình nông dân, gia đình đa giai cấp,
đa thành phần kinh tế, gia đình đa dân tộc, gia đình đồng tính luyến ái, gia đình hôn nhân thử, gia
đình không con.
e. Gia đình là hạt nhân văn hoá.
Trong tính truyền thống, tính hiện đại và cả tính đặc thù gia đình luôn là hạt nhân của tiếp
biến văn hoá truyền thống và hiện đại, nó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
dân tộc Việt Nam đã đƣợc hun đúc, vun đắp qua lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Lòng nhân ái
khoan dung, trọng nghĩa đạo lý, giá trị này có thể coi là một trong những nội dung là cơ sở để
giải quyết vấn đề gia đình.
6.4. Ly hôn trong xã hội hiện đại chiếm tỷ lệ cao vì:
Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam cho thấy có 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn là
mâu thuẫn về lối sống (27,7%); ngoại tình (25,9%) và nguyên nhân kinh tế (13%). Ngoài ra còn
có một số nguyên nhân khác, đó là:
- Thứ nhất, sự chấp nhận của xã hội về ly hôn nhƣ một chuyện bình thƣờng, dƣ luận xã hội
không còn khe khắt trong việc đánh giá về đạo đức với những ngƣời phụ nữ theo kiểu “Gái bị
chồng bỏ, không chứng nọ cũng tật kia”.
- Thứ hai, luật pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ly hôn.
- Thứ ba, phụ nữ ngày càng độc lập hơn về kinh tế. Họ không còn phải phụ thuộc vào

chồng nhƣ trƣớc đây nếu ly hôn thì không biết sống thế nào (ở đâu, sống bằng gì v.v…), nên
nhiều phụ nữ chủ động làm đơn ly hôn khi thấy cuộc sống “gia đình trở thành địa ngục”.
- Thứ tƣ, tiến trình bình đẳng giới ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tích rất ấn tƣợng,
“Việt Nam là điểm sáng về bình đẳng giới” nhƣ đánh giá của các tổ chức quốc tế. Điều này đồng
nghĩa với sự nâng cao nhận thức của phụ nữ về các quyền của họ trong đời sống gia đình và xã
hội, và phụ nữ có quyền quyết định ly hôn khi họ thấy cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc.
- Thứ năm, sống chung trƣớc hôn nhân thƣờng có tỷ lệ ly hôn cao hơn những ngƣời không
sống chung trƣớc khi kết hôn.

6


Câu 4: Tại sao nói gia đình và nhà trƣờng quyết định đến việc hình thành nhân cách cho
mỗi đứa trẻ trong hai giai đoạn xã hội hoá đầu tiên.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh
hƣởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó
bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hƣ. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc ngƣời lớn khác có hành vi
thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, nhƣ bố mẹ bất hòa hay đánh chửi
nhau, nghiện rƣợu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gƣơng xấu này làm cho trẻ em
dần dần coi thƣờng pháp luật, nhiễm các thói hƣ tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm
pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cƣờng, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá đƣợc đúng
sai mới tránh đƣợc những ảnh hƣởng xấu đó. Cũng có nhiều trƣờng hợp bố mẹ là ngƣời tốt, có
đủ kiến thức nhƣng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện
gần gũi trẻ, có ngƣời ỷ lại cho nhà trƣờng, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác
trong thời gian dài;
Trƣờng học có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với cách nhìn nhận thông thƣờng của mọi ngƣời: là
nơi các cá nhân đến để tiếp thu kiến thức. Khi một đứa trẻ tới trƣờng, nó tiếp thu không phải chỉ
các môn học của nhà trƣờng mà cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi. Học sinh
phải học không chỉ lịch sử và địa lý cũng nhƣ các môn học khác mà còn cả cách thức quan hệ với
giáo viên và các bạn học nhƣ khi nào đƣợc phép phát biểu, cách thức tuân thủ giờ giấc của lớp

học,... cũng nhƣ những cách thức nhìn nhận về thế giới khác. Ở trƣờng, cá nhân ngoài việc học
những môn học chính, chúng còn đƣợc tiếp thu những tƣ tƣởng, khuôn mẫu, và giá trị mà xã hội
coi trọng. Ngƣời ta thƣờng đánh giá học sinh không chỉ bởi điểm số mà chúng đạt đƣợc qua mỗi
môn học, mà cả việc chúng chấp hành những qui định trong nhà trƣờng, hay đối xử với bạn bè,
thầy cô, thậm chí với gia đình nhƣ thế nào. Nhƣ vậy, quá trình xã hội hoá mà học sinh tiếp nhận
ở trƣờng học do vậy không chỉ liên quan tới việc tiếp thu những kỹ năng qui định mà còn cả
những kỹ năng xã hội khác.

7


Câu 7: Giả sử có đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm của các hộ nông dân trong quá trình
đô thị hoá ở một địa phƣơng. Anh (chị) hãy thiết kế đề cƣơng sơ bộ cho đề tài này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Kết cấu của đề tài
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
1.1. LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN
VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm lao động nông nghiệp
1.1.2. Khái niệm việc làm
1.1.3. Đô thị hóa
1.1.3.1. Đô thị
1.1.3.2. Đô thị hóa

1.1.4. Nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa
1.1.4.1. Giảm diện tích đất canh tác
1.1.4.2. Cơ cấu lao động và trình độ của người lao động
1.1.4.3. Sự gia tăng mạnh mẽ dân số ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
1.1.4.4. Vốn đầu tư
1.1.4.5. Vai trò của nhà nước
1.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
1.2.1. Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, gắn quy hoạch phát triển đô thị với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.2. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
trong nƣớc
1.2.3. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ ngƣời lao động theo yêu cầu mới của sự phát triển
các ngành
1.2.4. Giảm tỷ lệ phát triển dân số nông nghiệp, nông thôn
1.2.5. Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động
1.2.6. Sự hỗ trợ tích cực của nhà nƣớc
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TẠI ĐỊA PHƢƠNG A
2.1.1. Khái quát về địa phƣơng A
2.1.1.1. Đô thị hóa ở địa phương A trước giai đoạn 2000
2.1.1.2. Đô thị hóa ở địa phương A từ giai đoạn 2000 đến nay.
2.1.2. Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa tới việc làm của lao động nông nghiệp
2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐẠI PHƢƠNG A
2.2.1. Tiềm năng của lao động nông nghiệp của địa phƣơng A
2.2.2. Việc làm của lao động nông nghiệp
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỊA PHƢƠNG A
2.3.1. Những ƣu điểm đạt đƣợc

8


2.3.2. Những hạn chế về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỊA PHƢƠNG A
3.1. ĐỊNH HƢỚNG ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỊA PHƢƠNG A TỚI NĂM 2020
3.1.1. Điều kiện và nhân tố tác động đến quá trình đô thị hoá
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị ở địa phƣơng A
3.1.3. Định hƣớng phát triển đô thị địa phƣơng A đến năm 2020
3.1.3.1. Chức năng các đô thị trong hệ thống đô thị cả nước
3.1.3.2. Tăng trưởng dân số và đô thị hóa.
3.1.3.3. Nhu cầu sử dụng đất và chọn đất xây dựng đô thị
3.1.3.4. Về tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước
3.1.3.5. Về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
3.1.3.6. Về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị
3.2. PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA
PHƢƠNG A TỚI 2020
3.2.1. Điều kiện và nhân tố tác động đến vấn đề lao động và việc làm
3.2.2. Phƣơng hƣớng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp địa phƣơng A đến
năm 2020
3.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

3.3.1. Gắn quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, nhằm tạo ra sự ăn khớp giữa đô thị hóa với nền kinh tế khu vực
3.2.2. Đào tạo, nâng cao năng lực của ngƣời lao động cho phù hợp với yêu cầu mới của
xã hội
3.3.3. Đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động,
tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp
3.3.4. Tăng cƣờng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp
3.3.5. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Xây dựng khu tái định cƣ, hỗ trợ phát
triển sản xuất, ổn dịnh đời sống cho ngƣời dân bị mất đất do đô thị hóa
3.3.6. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động
3.3.7. Nâng cao hiệu quả tác động của nhà nƣớc góp phần tạo nhiều việc làm cho ngƣời
lao động
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Câu 1. Xã hội học là gì ? Tại sao nói: Xã hội học với tƣ cách là một bộ phận
của khoa học thực nghiệm nó ch ra đời ở các nƣớc Tây u thế kỷ XIX? Đối
với sinh viên khoa báo chí tại sao phải học tập, nghiên cứu môn XHH ?
1.1. Xã hội học là gì?
1.1.1. Xã hội học là một khoa học
Cũng nhƣ tất cả các bộ môn khoa học khác, xã hội học (XHH) là một khoa
học độc lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học
thế giới:
9


Thứ nhất: XHH có một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể. Nó trả lời cho câu hỏi “nghiên
cứu ai, nghiên cứu cái gỉ?”. Điều đó có nghĩa là một sự vật hoặc hiện tƣợng đƣợc
đặt trong sự quan tâm của một môn khoa học nhƣ thế nào. Cũng có thể là đối tƣợng
nghiên cứu của những bộ môn khoa học khác nhau, nhƣng mỗi khoa học nghiên

cứu đối tƣợng đó trên các góc độ, khía cạnh khác nhau.
Thứ 2: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng trả lời cho câu hỏi: “ Dựa trên cơ sở
nào để nghiên cứu xã hội?”. Hệ thống lý thuyết là các khái niệm, phạm trù, quy
luật, các học thuyết xã hội đƣợc sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
Thứ 3: XHH có một hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu riêng, trả lời cho câu hỏi:
“Nghiên cứu nhƣ thế nào? Bằng cách nào?”. Mỗi khoa học có một hệ thống
phƣơng pháp đặc trƣng và cũng gồm 2 bộ phận phƣơng pháp riêng và phƣơng pháp
kế thừa từ các khoa học khác.
Thứ 4: XHH có mục đích ứng dụng rõ rang nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
cuộc sống và xã hội. Nó thƣờng trả lời cho câu hỏi: “Nghiên cứu để làm gì?”
Thứ 5: XHH có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một đội ngũ các
nhà khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
1.1.2. Định nghĩa về xã hội học
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xã hội học tuỳ thuộc vào
hƣớcaanjvaf cấp độ tiếp cận. Sau đây là một số cách định nghĩa thƣờng hay gặp
trong nghiên cứu xã hội học:
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu về con ngƣời và xã hội. (Arce Alberto,
Hà Lan)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội thông qua các sự
kiện, hiện tƣợng và quá trình xã hội. (TS Nguyễn Minh Hoà)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống về đời sống của các nhóm
ngƣời. (Bruce J Cohen và cộng sự)
--> Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh,
phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, sự tương tác
giữa các chủ thể xã hội cùng các hình thái biểu hiện của chúng.
Tại sao nói: Xã hội học với tƣ cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm
nó ch ra đời ở các nƣớc Tây u thế kỷ XIX?”
Xã hội học với tƣ cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở
các nƣớc Tây Âu thế kỷ XIX. Để giải thích đƣợc vấn đề này cần phải trở lại với
những điều kiện kinh tế - xã hội ở Tây Âu thế kỷ XIX với tƣ cách là tìm hiểu

những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của XHH thế giới.
3.1. Vào thế kỷ XIX ở các nước Tây Âu đã trải qua những biến động hết sức to
lớn, trước hết là những biến động trong lĩnh vực kinh tế.

10


- Vào thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở các nƣớc Anh,
Pháp, Đức… Thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp này là sự thay thế lao
động thủ công bằng lao động máy móc. Chính vì vậy nó đã đem lại những thay đổi
to lớn trong lòng xã hội châu Âu.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
+ Kích thích xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại, tự do hoá sản xuất, tự do hoá
lao động làm cho thị trƣờng trong nƣớc và thì trƣờng các nƣớc Tây Âu đƣợc mở
rộng.
+ Hình thành những trung tâm công nghiệp mới và các đô thị mới. Nhiều
nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn kinh tế ra đời thu hút nguồn lao động từ các vùng cận
thị và nông thôn.
+ Hình thái kinh tế phong kiến sụp đổ dành chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ
của CNTB.
+ Sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế đã tạo ra xã hội công nghiệp, đó là một
bƣớc tiến lớn trong lịch sử châu Âu, nhƣng nó cũng nảy sinh những vấn đề kinh tế
- xã hội phức tạp nhƣ: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp…
+ Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống bị phá vỡ, đòi hỏi
sự thay thế của một phƣơng thức quản lý mới phù hợp với tổ chức xã hội công
nghiệp. Để thiết lập phƣơng thức quản lý mới cần có sự hỗ trợ của các ngành khoa
học trong đó có xã hội học.
3.2. Thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến động chính trị - xã hội ở các nước Tây
Âu
- Cuộc cách mạng Pháp 1789 là một cuộc cách mạng tƣ sản triệt để nhất

trong lịch sử . Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã đem lại việc thành lập nhà
nƣớc tƣ sản Pháp, các giai cấp mới, các quan hệ xã hội mới đƣợc hình thành. Nền
dân chủ tƣ sản đƣợc hình thành thay thế cho chế độ chuyên chế độc tài của nhà
nƣớc phong kiến. Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” đã tạo điều kiện cho sự tự
do phát triển của các cá nhân và sự phát triển của các ngành khoa học.
- Bên cạnh đó là những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội châu Âu dƣới
tác động của cách mạng công nghiệp và của các cuộc cách mạng xã hội nhƣ: sự
thay đổi thể chế chính trị, sự tàn lụi của Thiên chúa giáo và sự đề cao đạo Tin lành,
sự di dân, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trƣờng, nạn thất nghiệp, vấn đề nhà ở, sự
hình thành lối sống đô thị với các đặc trƣng nhanh nhẹn, nhạy bén nhƣng lạnh lung,
vô danh, cô đơn…
- Những sự kiện nói trên đã làm cho xã hội châu Âu mà đặc biệt là các nƣớc
Tây Âu thực sự trải qua những biến động dữ dội. Nhiều nhà khoa học và nhà chính
trị đã tìm cách để ổn định xã hội, và họ đã tìm đến với khoa học nhƣ những công
cụ sắc bén để ổn định xã hội. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng thúc đẩy
sự ra đời của XHH.
3.3. Sự phát triển về tư tưởng, lý luận và khoa học ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII
và XIX
11


- Bƣớc vào thời kỳ khai sang, những tƣ tƣởng khoa học và tiến bộ phát triển
mạnh mẽ, nhất là các tƣ tƣởng của các nhà CNXH không tƣởng nhƣ: Xanh-ximông, Vôn-te, Rút-xô…
- Đặc biệt những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong
các thế kỷ 17 - 19 đã đem lại cho con ngƣời cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội.
+ Về khoa học tự nhiên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về lý thuyết và phƣơng
pháp: Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, Lô-mô-nô-xôp tìm ra định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lƣợng. Puốc-kin-giơ tìm ra thuyết tế bào…
+ Từ những thành tựu này, con ngƣời nhận thức rằng: Giới tự nhiên vận
động và phát triển theo quy luật khách quan chứ không do một lực lƣợng siêu

nhiên nào quy định sự phát triển của chúng. Và có thể dung phƣơng pháp khoa học
tự nhiên để nghiên cứu về xã hội.
+ Trong sự phát triển của khoa học xã hội, triết học giữ một vai trò quan
trọng. Sự phát triển của triết học thực chứng, và sau này là hệ thống triết học Mac Lênin đã cung cấp cho con ngƣời một cách nhìn khoa học hơn về các sự kiện và
hiện tƣợng xã hội.
- Có thể nói vào thế kỷ XIX, các nƣớc Tây Âu đã thực sự bƣớc vào xã hội tƣ
bản với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp. Sự phát triển của nền kinh
tế và những biến đổi về chính trị - xã hội, về tƣ tƣởng, lý luận và khoa học đã tạo ra
những tiền đề cần thiết và đầy đủ cho sự ra đời của xã hội học. Với những điều
kiện và tiền đề ấy có thể khẳng định rằng XHH với tƣ cách là một bộ phận của
khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nƣớc Tây Âu thế kỷ XIX.

Kết luận
Các cuộc cách mạng chính trị, kinh tế vào thế kỷ 18, 19 cùng với
những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi tận gốc rễ
các mối liên hệ truyền thống. XHH đã chính thức ra đời trong bối cảnh các
nhà nghiên cứu tìm cách trả lời các câu hỏi căn bản: làm thế nào để xã hội
giữ được sự ổn định và có thể tồn tại?
Trật tự chính trị được áp đặt như thế nào? Giải thích thế nào đối với
các vấn đề như tội phạm, bạo lực, ...? Từ những giải pháp cho câu hỏi này,
các hệ thống tư tưởng xã hội lớn đã hình thành và ngự trong suốt thế kỷ 19
& 20, xoay xung quanh những trường phái chính như: lí thuyết xung đột, lí
thuyết cơ cấu chức năng, lí thuyết tương tác biểu tượng cùng rất nhiều
trường phái XHH hiện đại khác.

12




×