Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án nuôi trồng thủy sản tại xã trung tú và đồng tân, huyện ứng hòa, hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................1
3.1. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO..........................................10
3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật..................................................................................10
3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.................................................................................10
3.4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...............47
a. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu do nước thải từ ao nuôi................................................47
b.Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cá.............................................................................52
c. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt.......................................................55
d. Biện pháp giảm thiểu nước thải tại khu chợ đầu mối..........................................................55
e. Biện pháp giảm thiểu tác động của bùn nạo vét...................................................................56
f. Biện pháp giảm thiểu khi xảy ra mưa lụt..............................................................................56
3.4.2. Chương trình quản lí và giám sát môi trường.........................................................................58
a. Chương trình quản lí môi trường....................................................................................................58
b. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành..................................................59
3.4.3 Kết luận, kiến nghị và cam kết........................................................................................60


DANH MỤC BẢNG
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................1
3.1. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO..........................................10
3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật..................................................................................10
3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.................................................................................10
3.4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...............47
a. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu do nước thải từ ao nuôi................................................47
b.Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cá.............................................................................52
c. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt.......................................................55
d. Biện pháp giảm thiểu nước thải tại khu chợ đầu mối..........................................................55
e. Biện pháp giảm thiểu tác động của bùn nạo vét...................................................................56
f. Biện pháp giảm thiểu khi xảy ra mưa lụt..............................................................................56
3.4.2. Chương trình quản lí và giám sát môi trường.........................................................................58


a. Chương trình quản lí môi trường....................................................................................................58
b. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành..................................................59
3.4.3 Kết luận, kiến nghị và cam kết........................................................................................60


DANH MỤC HÌNH
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................1
3.1. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO..........................................10
3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật..................................................................................10
3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.................................................................................10
3.4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...............47
a. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu do nước thải từ ao nuôi................................................47
b.Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cá.............................................................................52
c. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt.......................................................55
d. Biện pháp giảm thiểu nước thải tại khu chợ đầu mối..........................................................55
e. Biện pháp giảm thiểu tác động của bùn nạo vét...................................................................56
f. Biện pháp giảm thiểu khi xảy ra mưa lụt..............................................................................56
3.4.2. Chương trình quản lí và giám sát môi trường.........................................................................58
a. Chương trình quản lí môi trường....................................................................................................58
b. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành..................................................59
3.4.3 Kết luận, kiến nghị và cam kết........................................................................................60


BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa


BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hoá học

DO

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TSS


Tổng lượng chất rắn lơ lửng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản là một trong những hoạt động kinh tế chủ lực của
vùng ĐBSCL và cả nước và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho
nước nhà. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng hoạt động NTTS là
sự suy thoái ngày càng nhanh chóng môi trường sinh thái, môi trường sinh
thái bị hủy hoại đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với cuộc sống con
người.
Trong các giai đoạn của một dự án nuôi trồng thủy sản thì giai đoạn các
ao nuôi đi vào hoạt động gây sức ép tới môi trường nhiều nhất. Chất thải và
các tác động mang tính chu kì và lặp lại. Lượng chất thải và nồng độ chất gây
ô nhiễm cao được sinh ra từ quá trình sống của thủy sản, hoạt động chăm sóc
ao nuôi và sinh hoạt của các hộ nuôi trồng.
Môi trường nước mặt bị ảnh hưởng nhiều do đặc thù của nghành nuôi
trồng thủy sản là dùng một lượng lớn nước làm môi trường sống cho thủy sản,

các chất thải trong mọi hoạt động sẽ lắng đọng hoặc hòa tan trong môi trường
nước. Để đảm bảo môi trường sống cho cá được sạch sẽ thì cần thay nước
thường xuyên. Chính điều này làm cho lượng nước thải từ nuôi trồng tủy sản
thải ra môi trường nước mặt là khá lớn.
Những vấn đề này cần được quan tâm và giải quyết ngay từ giai đoạn lập
phương án phát triển, nghiên cứu khả thi để nuôi trồng và phát triển nghành
thủy sản bền vững. Vì vậy trong khuôn khổ thời gian cho phép, em lựa chọn
đề tài: Đánh giá tác động môi trường nước dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
phục vụ phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Trung Tú-Đông
Tân-Ứng Hòa-Hà Nội trong giai đoạn vận hành.”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các nguồn gây tác động, đối
tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự
án tới môi trường nước trong giai đoạn vận hành của dự án.


2

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và
ứng phó sự cố môi trường của dự án.
- Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và
giám sát môi trường của dự án.
Từ đó kết hợp với định hướng và mục tiêu của ủy ban nhân dân huyện
Ứng Hòa và ủy ban nhân dân hai xã Trung Tú, Đồng Tân xây dựng, phát triển
khu nuôi trồng thủy sản được bền vững, hiệu quả cao.
3. Nội dung chính của nghiên cứu
Nội dung chính của nghiên cứu gồm các phần nội dung chính:
- Tổng quan chung về ĐTM và nghành thủy sản
- Các phương pháp nghiên cứu.
- Tóm tắt dự án và đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội của khu vực

nghiên cứu.
- Đánh giá các tác động.
- Biện pháp giảm thiểu và chương trình quản lí giám sát.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I: MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Các khái niệm cơ bản
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một
vật thể hoặc một sự kiện nào đó.
Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tai, phát triển của con người và sinh vật ”
Môi trường theo cách hiểu tương đố có thể là rất rộng ( như vũ trụ, trái
đất, không khí….) và cũng có thể là hạn hẹp( môi trường nước bề mặt, môi
trường sông, môi trường sống trong căn hộ…)
Trong các khái niệm về môi trường ngoài các yếu tố tự nhiên, phải luôn
côi trọng các yếu tố văn hoá, xã hội, kinh tế…bởi vì chúng là các thành phần
hết sức quan trọng tạo ra môi trường sống.
2. Quá trình hình thành ĐTM
Con người trong quá trình tồn tại và phát triển dù ngẫu nhiên háy cố
tình cũng luôn luôn tạo ra các tác động vào môi trường. Ngược lại, môi
trường cũng luôn luôn tác động tới con người. Quá trình phát triển luôn luôn
kèm theo việc sử dụng ( đất, gỗ. nước, không khí, nhiện liệu hoá thạch, tài
nguyên các loại) đông thời cũng thải vào môi trường các phế thải( chất thải
rắn, lỏng, khí từ sinh hoạt, từ công nghiệp, từ nông nghiệp, giao thông, y
tế…). Những chất thải đó dần dần làm ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy,

người ta đã cho rằng: phát triển là đồng hành với ô nhiễm.
Sự phân huỷ chất bẩn trong môi trường là quy luật hàng vạn năm. Quá
trình phân huỷ như vậy là nhờ tác động tích cực của đất, vi sinh vật, nước,


4

bức xạ mặt trời, động và thực vật các loài… Vì vậy quá trình đó là quá trình
“tự làm sạch”. Các quá trình tự là sạch tuân theo một quy luật riêng của chúng
và ứng với một “ tốc độ làm sạch” xác định.
Như vậy con người muốn tồn tại và phát triển trong được trong môi
trường của mình thì nhất thiết phải xác lập tốt mối tương quan giữa phát triển
với quá trình tự làm sạch của môi trường.
Để làm được các nhiệm vụ trên, cần hiểu được ảnh hưởng của các hoạt
động kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất đến các yếu tố cấu thành môi
trường. ngược lại cũng cần hiểu được các phản ứng của môi trường đến các
thành phần môi trường. Quá trình hiểu, xác định đánh giá đó được gọi là đánh
giá tác động môi trường (ĐTM).
Do đó, luật bảo vệ môi trường 2005 (điều 3-20) đã định nghĩa: Đánh
giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp cụ thể khi triển khai dự án
đó.
Vào khoảng cuối những năm 60 của của thế kỷ 20, khái niệm đánh giá
tác động môi trường đã được hình thành rõ nét và được thực hiện tại Mỹ.
Sang những năm 70 của thế kỷ, ĐTM đã được sử dụng nhiều ở các quốc gia
như: Anh, Đức, Nhật, Canada và Trung Quốc.
Ở Việt Nam, những vấn đề môi trường bức xúc bắt đầu xuất hiện khá
rõ từ năm 1990. Vì vậy khái niệm đánh giá tác động môi trường không còn là
khái niệm riêng của các nàh khoa học nữa. Khái niệm ĐTM đã chuyển vào
đội ngũ các nhà quản lí và khoa học – kỹ thuật rộng hơn đồng thời đã được

đưa vào luật bảo vệ môi trường (1994).


5

Như vậy việc lập báo cáo ĐTM cho một dự án đã trở thành yếu tố rất
quan trọng trong khoa học môi trường, hơn thế nữa trở thành yếu tố bắt buộc
trong công tác quản lí nhà nước về BVMT.
Báo cáo ĐTM phải đạt được những yêu cầu những yêu cầu sau:
-

Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc thực hiện

quyết định của cơ quan quản lí
-

Phải xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy

mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi
trường trong các giai đoạn.
-

Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt các

tác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mục
tiêu và yêu cầu của phát triển
-

Phải là công cụ có hiệu lực để khắc phục những hậu quả


tiêu cực của các hoạt động đã được hoàn thành hoặc đang được tiến hành.
-

Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu

-

Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về mặt pháp lí
Do hoàn cảnh kinh tế chưa mạnh nên từ khoảng 1985 đến 1992 các dự

án lớn và trung bình của ta về cơ bản chưa lập được báo cáo ĐTM mà chỉ đề
cập sơ bộ đến một số vấn đề môi trường có thể xảy ra. Sau năm 1992 một số
dự án quan trọng đã được đánh giá tác động môi trường như thuỷ điện Sơn
La, Sông Hinh hoặc nhà máy đường mía Đài Loan( Thanh Hoá), nhiều công
trình thăm dò dầu khí cũng được lập báo cáo ĐTM.
Hiện nay hầu như tất cả các dự án đều được quan tâm về vấn đề môi
trường. Tuỳ theo quy mô của dự án mà lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường hoặc lập cam kết bảo vệ môi trường, được


6

quy đinh trong nghị định 29/2011/NĐ – CP và theo hướng dẫn trong thông tư
26/2011/TT – BTNMT.
II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT.

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản lượng thủy sản năm 2022 là
181 triệu tấn, tăng 18% so với mức trung bình giai đoạn 2010 - 2012. Trong
đó, sản lượng thủy sản khai thác chỉ tăng 5%, nuôi trồng tăng 35%, đạt 85

triệu tấn trong năm 2022. Giai đoạn 2013 - 2022, nuôi trồng dự kiến tiếp tục
tăng trung bình 2,4%/năm, giảm gần 5,9% so với giai đoạn 10 năm trước đó
Báo cáo của FAO cho thấy, nhu cầu thủy sản trên đầu người cũng đang
tăng dần với mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 1,6%. Cụ thể, từ
17,4 kg/người (năm 2006) lên 17,6 kg/người (năm 2007); 17,8 kg/người (năm
2008); 18,1 kg/người (năm 2009), 18,6 kg/người (năm 2010); 18,8 kg/người
(năm 2011) và có thể lên đến 19,1 kg/người (năm 2015) và 19 - 20 kg/người
(năm 2030).Các yếu tố trên cho thấy ngành thủy thế giới đang tiếp tục tăng
trưởng về cả quy mô, sản lượng.
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản (NTTS)
nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng phát triển rất nhanh, đã và đang
mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Theo thống kê cả năm 2012
cả nước có trên 1 triệu ha nước mặt NTTS với nhiều loại hình nuôi trồng, tăng
45% so với năm 2001, bình quân giai đoạn 2001-2012 tăng 4,5%/năm, về sản
lượng đạt 2,74tr tấn các loại. Trong đó ĐBSH chiếm 11,64%, ĐBSCL chiếm
70.19%. Những thành tựu này là kết quả của những định hướng đúng đắn cả
chính phủ, sự nhanh nhạy về thị trường của người nuôi và sự tận dụng tối đa
điều kiện địa hình.


7

Năm 2012 toàn địa bàn Hà Nội có khoảng 10.000 ha nuôi trồng thuỷ
sản, chiếm 7% diện tích đất nông nghiệp. Sản lượng thuỷ sản đạt 100.000
tấn/năm chủ yếu là các loại thuỷ sản truyền thống như cá chép, trắm, trôi, mè,
trê, rô phi và một số loại cá khác. Tổng thu ước tính khoảng 2000 tỷ đồng, đã
đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào cơ cấu
GDP của thành phố, làm tăng thu nhập cho người nông dân. Thành phố đang
đẩy mạnh công tác chuyển đổi, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, hỗ trợ
người dân vốn, kĩ thuật nuôi trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,

giúp nhân dân cải thiện đời sống.
Tại huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp chủ yếu là đất
trũng, dễ bị ngập úng khiến cho việc thâm canh lúa nước không hiệu quả.
Nắm rõ tình tình, TP Hà Nội đã chủ trương cho nhân dân chuyển đổi đất nông
nghiệp canh tác không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ hải sản, tăng hiệu quả
canh tác.
Cùng với sự phát triển NTTS đã có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực
đối với môi trường cũng như đối với chính sự phát triển bền vững của NTTS
nước ngọt. Luật Thuỷ sản năm 2003 và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
trong nuôi trồng thủy sản để phát triển nghành thủy sản bền vững.


8

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm:
- Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng
môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí tại khu vực thực
hiện dự án. Chủ đầu tư phối hợp cùng với đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát
thực địa và lấy mẫu phân tích, vị trí điểm lấy mẫu và kết quả phân tích được
thể hiện trong phần “hiện trạng các thành phần môi trường”. Báo cáo này thừa
hưởng kết quả khảo sát, đo đạc, phân tích của công ty cổ phần đầu tư và phát
triển công nghệ cao Minh Quân.
2. Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lí những đánh
giá dự báo bằng các tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh
vực hạn hẹp của khoa học-kĩ thuật hoặc sản xuất.
Chuyên gia là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề

tồn tại trong lĩnh vực của mình,đồng thời về mặt tâm lí họ luôn hướng về
tương lai để giải quyết những vấn đề dựa trên những hiểu biết sâu sắc, linh
cảm nghề nghiệp nhạy bén.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm,
khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của chuyên gia giỏi và xử lí
thống kê câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra
các dự báo khách quan các vấn đề môi trường trong tương lai dựa trên việc xử
lí có hệ thống các đánh giá dự báo của chuyên gia.
3. Phương pháp lập bảng hỏi:
Phương pháp lập bảng hỏi được áp dụng trong quá trình điều tra, thu
thập các thông tin tại khu vực xây dựng dự án. Các thông tin điều tra bao
gồm: thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các thông tin về địa


9

hình, địa vật; các thông tin trực quan về môi trường, các ảnh hưởng tới môi
trường nước, không khí do 35 ha ao nuôi đang tồn tại gây ra, một số vấn đề
về công tác nuôi trồng giữ gìn vệ sinh môi trường trong các ao nuôi …
nhằm giúp cho việc đánh giá các tác động môi trường được chính xác, thực
tế và khách quan hơn.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc xây dựng các câu hỏi
trong phiếu điều tra, câu trả lời sẽ nhận được từ người dân vực dự án, chủ các
ao nuôi. Từ đó tổng hợp và đánh giá.
4. Phương pháp so sánh:
Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở
so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi
trường … đối với các thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn…
Phương pháp này được áp dụng trong phần đánh giá hiện trạng môi
trường hiện trạng môi trường, làm cơ sở cho quá trình quả lí môi trường, kiểm

soát ô nhiễm khi dự án đi vào hoạt động
Đánh giá sức chịu tải của môi trường, làm cơ sở cho việc đánh giá các
tác đánh giá tác động môi trường dự án
5. Phương pháp đánh giá nhanh:
Phương pháp này được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được
các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng
và khuyến cáo áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số
chất ô nhiễm trong môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả
nhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm.
Phương pháp này được sử dụng trong phần “đánh giá các tác động môi trường
của dự án”


10

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO
3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 01/06/1998 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật thủy sản 2003
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ về việc quy định đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 về đánh giá tác động môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn TCVN 38:2011/BTNMT Chất lượng nước mặt bảo vệ đời
sống thủy sinh;
- Quy chuẩn 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ngầm;


11

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt;
3.2 TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
3.2.1. TÓM TẮT DỰ ÁN.

a. Tên dự án
Tên đầy đủ của dự án: “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển
khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại các xã: Trung Tú - Đồng Tân, huyện
Ứng Hoà, thành phố Hà Nội”.
Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa
Khu vực dự án nằm trên cánh đồng thuộc địa phận hai xã Trung Tú và
xã Đồng Tân nằm ở phía Nam của TP Hà Nội. Vị trí địa lý của hai xã như
sau:
Phía Bắc giáp với khu vực dân cư thôn Đồng Vinh (xã Chuyên Mỹ)
Phía Tây Bắc giáp với khu dân cư thôn Cao Xá (xã Trung Tú)
Phía Nam giáp hai thôn Quảng Tái và Tự Trung (xã Trung Tú)

Phía Đông là cánh đồng thuộc thôn Tứ Kỳ (xã Đồng Tâm).
Trong khu vực dự án không có các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như
không có các khu di tích, văn hóa lịch sử.


12

Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án
b. Nội dung chủ yếu của dự án
+ Mục tiêu của dự án
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cho
232,2ha vùng dự án nuôi cá Rô phi đơn tính và các loại cá truyền thống dựa
trên cơ sở 35ha ao nuôi đã có. Quy mô kết cấu của từng hạng mục tuân theo
các tiêu chuẩn chuyên ngành.
+ các hạng mục chính của dự án
Quy mô và các hạng mục dự án được thể hiện trong 2 bảng sau:


13

Bảng 3.1. Quy mô xây dựng dự án
Hạng mục

Quy mô diện tích (ha)

Tổng diện tích cho dự án

232,20

- Diện tích mặt nước ao nuôi


201,60

- Diện tích mặt nước ao xử lý

7,28

- Diện tích bờ bao, kênh mương, đường giao thông

17,84

- Diện tích khu chợ đầu mối

0,64

Bảng 3.2. Các hạng mục chính của dự án
STT

Hạng mục

Quy mô

1

Diện tích mặt nước ao nuôi (219 Ao)

201,6 ha

2


Đường giao thông (Tuyến N1 đến N4)

5.028,24m

3

Trạm bơm đầu mối (01 trạm cấp và 01 Mỗi trạm bơm lắp 03 máy loại
trạm tiêu)

HL1900-4,5
TBA (400KVA;320KVA;

4

Hệ thống điện cao thế và hạ thế, TBA

5

Bờ bao vùng dự án (bờ bao 01 và 02)

5.051,94m

6

Kênh tiêu chính và nhánh

9.040,53m

7


Kênh cấp chính và nhánh

10.796,0m

8

Cống tiêu, cống tiêu, cầu máng, cầu..

481 cái

9

San nền khu đầu mối + nhà quản lý

Nền 5ha, nhà cấp IV, 2x80m2

10

Chợ đầu mối thu gom sản phẩm

1.600m2

250KVA); đường dây 22kv;


14

c. Quy trình công nghệ nuôi trồng
+ Thời vụ nuôi cá và tỷ lệ nuôi ghép
Các loại cá truyền thống như: trắm, trôi, mè, chép...

Vụ Xuân thả cá giống lưu từ năm trước để cuối năm thu hoạch.
Vụ Thu thường thả cá giống sản xuất trong năm, thu hoạch vào khoảng
tháng 3-4 năm sau.
Các loại cá xuất khẩu như: cá rô phi đơn tính…
Vụ chính nuôi từ tháng 4 đến tháng 10: Nuôi cá rô phi đơn tính.
Vụ phụ: từ tháng 11 đến tháng 3 nuôi các loài cá ở địa phương: cá
chép, trôi, mè…
+ Kỹ thuật nuôi áp dụng cho vùng dự án
Về ao nuôi
Tổng số 219 ao nuôi, cụ thể:
Diện tích 1 ao nuôi từ 5.000 đến 10.000 m2/ao.
Độ sâu nước thiết kế: 1,5 m; độ cao an toàn 0,5m.
Đáy ao phẳng dốc về phía cống tiêu: 0,1%.
Mỗi ao có 1 cửa lấy nước và 1 cống tháo nước riêng theo chế độ tự
chảy, tại cửa cống cấp nước phải có lưới lọc tránh các địch hại vào ao.
Mỗi ao phải có 2 máy quạt nước.
Môi trường nước ao nuôi


15

Bảng3.3. Yêu cầu chất lượng nước ao nuôi
Độ PH

7,0 – 8,5

Nhiệt độ nước

18- 350C


Lượng oxy hoà tan từ

>= 3 mg/l

Hàm lượng NO2

< 0,05 mg/l

Độ trong

30 – 40 cm

H2S

< 0,1 mg/l

Khí amonia NH3

< 0,4 mg/l

Quy trình vận hành cấp thoát nước cho ao nuôi
- Cấp nước
Nguồn nước: Nguồn nước cấp lấy từ kênh A10 đi vào vùng dự án và
chạy dọc theo đường trục chính trong vùng dự án, các kênh nhánh được bố trí
cài răng lược để cấp nước chủ động cho từng ao. Lịch cấp nước đảm bảo
nước trong ao nuôi theo yêu cầu phát triển của cá trong ao. Bón phân hữu cơ
và vô cơ nuôi tảo trước khi thả cá. Trước khi thả cá giống, mực nước trong ao
60cm, bổ sung 5~10cm mỗi ngày sau khi thả cho tới khi đạt độ sâu 1,2m
dừng lại. Sau 30 ngày nước được bổ sung đạt độ sâu thiết kế 1,5m.
- Thay nước và thoát nước.

Thay nước là giải pháp kỹ thuật nhằm điều chỉnh các yếu tố môi trường
tốt nhất. Việc thay nước thường xuyên định kỳ 1 tháng thay nước một lần,
mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao
Nước thải từ các ao trong quá trình thay nước được xử lý đảm bảo về
các chỉ tiêu môi trường sau đó tiêu ra kênh A2-8.
+ Trình tự công việc thực hiện trong vụ nuôi chính
Chuẩn bị ao nuôi


16

Phải hoàn tất 15 ngày trước khi thả giống theo trình tự sau:
Cải tạo tu bổ ao: dọn bùn (lớp bùn 15-25cm), đắp bờ chống sạt, lỗ dò rỉ,
phát quang cây bụi, tạo độ dốc ao...Phơi ao, bón phân hữu cơ và phân vô cơ,
bón vôi...
Trước khi thả cá vào ao nuôi thì dùng 8-10kg vôi bột để tẩy cho 100m 2
đáy ao (rắc vôi cả các mái và bờ ao). Tẩy vôi nhằm mục đích: diệt trừ hết
những loại cá dữ, cá tạp, những ký sinh trùng và bao tử gây bệnh cho cá ,
phòng bệnh cho cá, đẩy mạnh phân giải vật chất hữu cơ, giải phóng các chất
N-P-K bị bùn hấp thụ, làm giàu chất dinh dưỡng cho nước.
Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên
- Bón phân hữu cơ
Bón lót phân chuồng xuống đáy ao. Có thể bón 30-50kg phân /100m2
Bón bổ sung nhằm duy trì lượng thức ăn tự nhiên trong nước cho cá,
bón theo chu kỳ 5-7 ngày 1 lần, lượng bón 10-15kg phân /100m2.
- Bón phân xanh
Thường gieo điền thanh hoặc trồng rau lấp xuống đáy ao hoặc dùng
thân và lá xanh của các loại cây (cây không gây độc hại cho cá) bó thành từng
bó đặt cách đáy ao 20cm.
- Phân vô cơ

Bón phân hoá học nên theo tỷ lệ N/P = 2/1 và lượng 0,2-0,3kg/100m2
ao cho mỗi lần bón. Tuần bón 2 lần cách nhau 3-4 ngày.
Công thức bón lót cho 100m2 ao: Phân chuồng 20-30kg + phân xanh
10kg + phân vô cơ 0,3-0,4kg.
Thả cá giống


17

Đối với nuôi cá truyền thống: Mật độ thả 1,4con/m2; Tiêu chuẩn cá
giống: Cá mè: 10-12cm, Cá trắm cỏ: 12-15cm, Cá chép, trôi, rô hu: 7-10cm
Đối với cá rô phi đơn tính: Mật độ cá giống: 4,5 – 5 con/m2
+ Chăm sóc trong quá trình nuôi
Cho cá ăn
Cho cá ăn theo nguyên tắc “4 định”:
Định lượng thức ăn: duy trì thức ăn cho cá có chất lượng ổn định
Định số lượng thức ăn: lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá ổn
định, tăng dần theo nhu cầu của cá
Định thời gian cho ăn: Hàng ngày, người nuôi cá nên cho cá ăn 2 lần,
vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, vào những giờ nhất định.
Định địa điểm cho ăn: cho cá ăn tại 1 hay nhiều vị trí cố định. Vị trí cho
ăn là nơi có đáy tương đối trơ, bằng phẳng, nước sâu trung bình và sạch sẽ
Thức ăn cho cá
Thức ăn xanh bao gồm các loại cây, cỏ thân non, mềm không độc như:
cỏ cạn, rong nước, lá sắn, thân ngô non, lá chuối, các loại rau cho người...
Lượng thức ăn cho cá: cỏ cạn từ 20-30% khối lượng cá /ngày; rong
nước, cỏ khác từ 60-80% khối lượng cá/ngày; thức ăn tinh 1-2% tổng khối
lượng cá/ngày trong các tháng mới thả hoặc sắp thu hoạch.
Thức ăn chính cho rô phi đơn tính có thể tham khảo công thức áp dụng
ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Nguyễn Tiến Thành, 2001-2003).

Bột cá

Đậu tương

Khô lạc

Cám gạo

Ngô:

Sắn

Vitamin

10%

12%

15%

40%

17%

5%

1%

Chăm sóc ao nuôi



18

Hàng ngày phải theo dõi các chỉ tiêu của môi trường nước ao (độ sâu,
độ trong, to, pH, DO…). Định kỳ 10- 15 ngày quan trắc các chỉ tiêu BOD,
COD, NH3N, H2S, NO2N… để có điều chỉnh kịp thời. Định kỳ 10 ngày lấy
mẫu cá kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát hiện bệnh tật, sức khoẻ của cá để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Phải thường xuyên giữ đủ mức nước quy định, hàng ngày kiểm tra bờ,
cống rãnh chuẩn bị trước đăng mành, cọc để phòng lũ lụt cá đi mất.
Mỗi tháng đùa khuấy ao một lần, hàng tuần vớt sạch rác, thức ăn thừa.
Sau khi đùa ao, kết hợp cấp thêm nước mới.
+ Phòng và trị bệnh cho cá
Cần dùng thuốc phòng ngừa trước mùa bệnh. Trong nuôi cá phải lấy
phòng bệnh là chính do đó: Môi trường phải sạch để tránh tác nhân gây bệnh.
Thức ăn phải cung cấp đầy đủ để cá chóng lớn, tăng sức đề kháng. Phát
hiện kịp thời các bệnh, ngừng cho ăn và bón phân, thay nước ao và dùng
thuốc điều trị bệnh cá. Một số bệnh thường gặp ở cá như sau: Bệnh đốm lở
loét, bệnh trùng bánh xe, bệnh thối mang, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thuỷ my,
bệnh trùng mỏ leo, bệnh trùng quả dưa,
+ Công tác thu hoạch
Có 2 cách thu hoạch:
Đánh tỉa, thả bù: Cá nuôi được 6-8 tháng, những con lớn đã đạt kích cỡ
thu hoạch nên tiến hành đánh tỉa và thả bổ sung cá giống.
Thu cuối năm: Cá nuôi tích cực 1 năm đạt kích cỡ, cá trắm cỏ 1,5 2kg/con, cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5kg/con, dùng lưới thu hoạch bớt, sau đó tát
cạn bắt hết, tẩy dọn ao nuôi tiếp năm sau. Những con không đạt quy cỡ giữ lại
để nuôi năm sau.


19


3.2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

a. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực
Địa hình vùng dự án khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hàm lượng chất
dinh dưỡng trong đất rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.
b. Đặc điểm địa chất công trình
Lớp 1: Phân bố từ 0 – 30 cm, đây là lớp đất mầu trồng trọt có màu
xám đen lẫn mùn thực vật, do ngập nước nên thường xuyên ở trạng thái bùn.
Lớp 2: Phân bố ở độ sâu 30- 110cm, lớp đất này chủ yếu là đất sét pha,
màu vàng xẫm đến vàng nâu, trạng thái dẻo đến dẻo mềm.
Các chỉ tiêu lý hoá của mỗi mẫu đất được thí nghiệm với 10 chỉ tiêu
cho thấy đều thoả mãn tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản


20

Bảng 3.4. Kết quả phân tích thổ nhưỡng (một phẫu diện đại diện)
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3


0-30cm

40-80cm

80-100cm

1

pH

KCl

6,90

6,84

6,00

2

Mùn

%

3,68

3,40

3,54


3

Nts

%

0,18

0,16

0,16

4

P2O5_ts

%

0,12

0,10

0,12

5

K2Ots

%


0,80

1,10

1,15

6

Nats

%

0,05

0,03

0,03

7

Ca td

ldl/100gd

4,60

4,80

4,75


8

Mg td

ldl/100gd

3,80

4,20

4,21

Nguồn: Báo cáo thuyết minh chung của dự án

c. Điều kiện khí tượng
Nhiệt độ không khí
Nhiệt trung bình tháng trong năm dao động từ 10,0 oC đến 29,00C. Mùa
lạnh nhiệt độ trung bình là 14-150C. Mùa nóng nhiệt độ trung bình thường
trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 5,6, khoảng dưới 29oC.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 86%. 3 tháng mùa xuân là thời kỳ
có độ ẩm lớn nhất, tháng 3 lên tới 88%. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa
Đông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm xuống dưới 64%.


21

Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đông nam, mùa
đông có gió Bắc và Đông bắc. Các cơn bão đổ bộ vào vùng này thường gây ra

mưa lớn trong 2 đến 5 ngày, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
nhân dân.Bão úng thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm
Chế độ bức xạ
Nằm trong vùng mang tính chất chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ,
hàng năm có từ 120 - 140 ngày nắng. Tháng 2, 4 có số giời nắng thấp nhất, độ
ẩm cao sẽ làm phát sinh nhiều dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Chế độ mưa
Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa hàng năm
khoảng từ 1.554 đến 1.836mm. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng
mưa trung bình 1.200mm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8 với
lượng mưa xấp xỉ 300mm/tháng. Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa mùa này khoảng 300 - 50mm. Các tháng có lượng mưa ít nhất
thường là tháng 12, 1, 2.
d. Điều kiện thủy văn khu vực
Trên toàn xã có sông Nhuệ, máng mười (A10) và kênh A2-8 chảy qua.
Trong đó máng mười làm nhiệm vụ cấp nước là chính với nguồn nước từ
sông Đáy mang nhiều phù sa màu mỡ. Về mùa mưa mực nước sông thường
dâng cao hơn nước trong đồng gây úng lụt cục bộ ở các vùng đất trũng. Kênh
A2-8 có chức năng tiêu là chính.
Việc lấy nước thường diễn ra hai lần chính trong năm trước khi thả cá
giống trùng với thời gian cấp nước cho sản xuất lúa, lúc này A10 được cung
cấp nước từ sông Đáy, hàm lượng chất dinh dưỡng nước sông tương đối tốt.


×