Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

skkn phương pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.13 KB, 4 trang )

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI LỚP 9 - THCS
Sinh viên thực hiện: Trương Văn Cảnh, K55TN
Tòng Thị Quỳnh Hương, K55TN
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của dạy học Địa lí kinh tế - xã hội lớp 9 THCS là làm cho học sinh
nắm được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại của bộ môn. Đó là những kiến
thức về điều kiện tự nhiên, dân cư - lao động và tổ chức sản xuất của những lãnh thổ
khác nhau ở nước ta. Đồng thời định hướng nghề nghiệp, rèn luyện các kỹ năng học tập,
hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, có thái độ và hành vi đúng đắn trước
các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước. Để đạt được mục tiêu đó thì các phương pháp
dạy học nói chung và phương pháp sử dụng biểu đồ nói riêng là rất quan trọng. Việc sử
dụng biểu đồ như một đối tượng, một phương tiện dạy học Địa lí 9 THCS như thế nào
để đạt hiệu quả cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với yêu cầu đổi mới phương pháp
và chất lượng dạy học Địa lí là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Biểu đồ có vai trò quan trọng trong dạy học Địa lí lớp 9 THCS. Song thực tế ở
các trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí chưa mang lại
hiệu quả cao, chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó. Vì vậy, để góp phần
nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp 9 THCS nói riêng, chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Phương pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí
lớp 9 THCS”.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí
lớp 9 THCS
1.1. Quan niệm về biểu đồ và các loại biểu đồ
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung biểu đồ được hiểu “là
cấu trúc đồ họa dùng để biểu hiện trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của
hiện tượng, cấu trúc của hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian giữa các
hiện tượng địa lí”.
Có nhiều loại biểu đồ trong các tài liệu và phương tiện dạy học song việc phân


loại còn nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 9 khi lượng kiến thức về
biểu đồ và kĩ năng biểu đồ còn hạn chế thì việc phân loại biểu đồ theo hình thức là rất
phù hợp. Theo cách này người ta căn cứ vào đặc điểm hình dạng kí hiệu hình học hoặc
hình vẽ thể hiện đối tượng trên biểu đồ để phân biệt các loại biểu đồ khác nhau. Có các
dạng biểu đồ cơ bản sau: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp cột - đường, biểu
đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ tam giác…

1


1.2. Ý nghĩa và vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí THCS nói chung và Địa lí
lớp 9 nói riêng
Biểu đồ có vai trò và tác dụng quan trọng trong dạy học địa lý THCS nói chung
và lớp 9 nói riêng. Điều này được thể hiện: biểu đồ là hình thức biểu diễn trực quan và
sinh động các số liệu thống kê, là nguồn tri thức để học sinh khai thác và là phương tiện
dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng.
1.3. Đặc điểm chương trình Địa lí 9 THCS
Trong chương trình địa lí 9 – THCS, học sinh được học về địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam, chương trình được chia thành 4 phần với 44 bài. Bên cạnh hệ thống kênh
chữ, sách giáo khoa địa lí 9có tất cả 23 lược đồ, 19 biểu đồ và 47 bảng số liệu thống kê.
Các kĩ năng về địa lí vẫn được tiếp tục rèn luyện trong chương trình địa lí lớp 9
như: phân tích số liệu thống kê, biểu đồ, đọc và phân tích bản đồ... Ở lớp này học sinh
bắt đầu làm quen với việc tự nghiên cứu một vấn đề địa lí kinh tế - xã hội của địa
phương.
1.4. Cơ sở tâm lí của việc xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9 THCS
Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi khoảng 14 - 15 tuổi. Các em đã có những hiểu biết
nhất định, trong học tập đã có năng lực quan sát, phân tích, khái quát và có khả năng tự
học, nắm tri thức nếu được giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo... Ở lứa tuổi này, các
em thích đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật và hiện tượng, cũng như các nguyên nhân
của quá trình địa lí. Vì vậy, coi trọng vai trò của biểu đồ và sử dụng biểu đồ đúng

phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trọng dạy học Địa lí lớp 9 THCS.
1.5. Hiện trạng của việc xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9 - THCS
Việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong học tập địa lí nhìn chung còn ít hiệu
quả, phần lớn giáo viên sử dụng biểu đồ trong sách giáo khoa, nhưng lại là để minh họa
kiến thức, vì vậy chưa phát huy hết tác dụng của biểu đồ.
1.6. Xu hướng đổi mới phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học
Địa lí 9 - THCS
Hiện nay đang có hai xu hướng chính: xu hướng truyền thống coi biểu đồ là
phương tiện trực quan giúp minh họa kiến thức, học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng. Xu
hướng thứ 2 coi biểu đồ là nguồn tri thức để học sinh khai thác, rèn luyện kĩ năng và
phát triển tư duy địa lí.
2. Phương pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 9 THCS
2.1. Phương pháp xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí 9 THCS
Xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9 THCS là rất cần thiết đối với cả
giáo viên và học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy và học. Việc
xây dựng biểu đồ cũng cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản (như tính vừa sức, khoa
học, chính xác, thẩm mĩ, đảm bảo thời gian…). Khi xây dựng biểu đồ, có thể xây dựng
theo phương pháp truyền thống (làm thủ công) hoặc xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của các
phần mềm máy tính, đặc biệt là Excel. Trong báo cáo toàn văn, chúng tôi đã hướng dẫn
2


chi tiết và lấy ví dụ cụ thể trong cách xây dựng từng loại biểu đồ có ưu thế trong dạy
học Địa lí 9 THCS.
2.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 9 THCS
Các hình thức biểu hiện của biểu đồ trong dạy học địa lí rất đa dạng như: sách
giáo khoa, Át lát địa lí, bản đồ treo tường, trong các phương tiện kĩ thuật hiện đại...
Trong đó, với những khu vực thiếu thốn về phương tiện dạy học thì việc sử dụng triệt để
các biểu đồ trong sách giáo khoa là rất cần thiết. Mỗi hình thức thể hiện của biểu đồ đều
có vai trò khác nhau trong dạy học, vì vậy khi dạy giáo viên cần phải kết hợp các hình

thức thể hiện này của biểu đồ. Biểu đồ cũng có thể được sử dụng trong hầu như tất cả
các khâu của quá trình dạy học, từ kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới, đánh giá kết quả
học tập của học sinh. Bên cạnh đó, biểu đồ còn được kết hợp sử dụng với các phương
pháp và các phương tiện dạy học khác. Sử dụng biểu đồ có đem lại hiệu quả cao hay
không còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của giáo viên, trình độ học sinh, các điều kiện
phương tiện vật chất đảm bảo cho việc dạy và học.
KẾT LUẬN
Như vậy, biểu đồ có vai trò quan trọng trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí
lớp 9 THCS nói riêng. Việc sử dụng biểu đồ như một đối tượng, một phương tiện dạy
học để giúp học sinh khai thác tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thái độ
hành vi, đồng thời phát triển tư duy Địa lí cho học sinh là rất cần thiết.
Các hình thức biểu hiện của biểu đồ trong dạy học địa lí rất đa dạng như: sách
giáo khoa, át lát địa lí, bản đồ treo tường, trong các phương tiện kĩ thuật hiện đại... Mỗi
hình thức thể hiện của biểu đồ đều có vai trò khác nhau trong dạy học và trong quá trình
dạy cần phải kết hợp các hình thức thể hiện này của biểu đồ. Biểu đồ cũng có thể được
sử dụng trong hầu như tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ kiểm tra bài cũ, dạy học
bài mới, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Việc xây dựng các loại biểu đồ cần lựa chọn các loại biểu đồ phổ biến trong dạy
học địa lí, học sinh dễ tiếp thu, dễ vẽ. Xây dựng biểu đồ dù thực hiện bằng hình thức
nào (vẽ tay hoặc vẽ bằng các phần mềm máy tính) cũng có quy trình chung của nó. Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể và hình thành ở học sinh kĩ năng xây dựng biểu đồ.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì các phương tiện
dạy học hiện đại ngày càng phổ biến, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin đã
có tác dụng không nhỏ đối với phương pháp dạy học Địa lí nói chung và phương pháp
sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9 THCS nói riêng, nên việc sử dụng biểu đồ
trong dạy học Địa lí cũng cần phải được nhìn nhận dưới góc độ khác, cần được sử dụng
rộng rãi trong dạy học địa lí theo hướng tích cực, mang lại hiệu quả và sát với hoàn
cảnh thực tế.

3



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Át lát địa lí Việt Nam, 2006. NXB Tranh ảnh và bản đồ giáo khoa.
[2] Nguyễn Dược, Mai Xuân San, 1993. Phương pháp giảng dạy địa lí. NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1993. Lý luận dạy học địa lí. NXB Giáo dục.
[4] Phạm Xuân Lê Đồng, 2007. Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong
dạy học Địa lý kinh tế - xã hội đại cương ở trường Cao đẳng Sư phạm. Luận vă n
Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Đặng Văn Đức, 1999. Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí. Tạp chí khoa học xã
hội, số 6. Đại học Sư phạm Hà Nội.

4



×