Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận điều động thuyên chuyển nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.62 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để vận hành bộ máy hành chính, thực hiện các hoạt động công vụ, cần có
những con người làm việc. Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy hành chính là
nguồn lực không thể thiếu để tiến hành các hoạt động hành chính nhà nước.
Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước là những người
giữ các vị trí làm việc khác nhau trong bộ máy đó để thực hiện chức năng quản lí
hành chính nhà nước, gọi là công chức. Đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động công vụ. Chỉ có thông qua các hoạt
động cụ thể của đội ngũ cán bộ, công chức mà hệ thông pháp luật được đưa vào quản
lí xã hội.
Vì vậy, việc sử dụng một các hợp lí, có hiệu quả nguồn nhân lực trong bộ máy
hành chính nhà nước là một câu hỏi luôn luôn mới. Tuyển dụng được nguồn nhân sự
chất lượng đã khó, việc sử dụng nguồn nhân sự đó như thế nào cho hiệu quả lại càng
khó.
Sử dụng nguồn nhân lực là quá trình sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với các vị
trí công việc khác nhau trong tổ chức hành chính, đay là giai đoạn quan trọng đối với
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước.
Sử dụng nguồn nhân sự trong tổ chức hành chính gồm một số nội dung chủ
yếu:
- Sắp xếp, bố trí
- Đề bạt, thăng tiến
- Điều động, thuyên chuyển, biệt phái
- Đào tạo, bồi dưỡng
Trong phạm vi bài báo cáo này, nhóm thực hiện sẽ mang đến cho bạn đọc cái
nhìn tổng quát nhất về vấn đề điều động, thuyên chuyển nhân sự trong các cơ quan
hành chính nhà nước. Với phần lí thuyết được chọn lựa, chắt lọc kĩ càng hi vọng bài
viết sẽ làm hài lòng bạn đọc.

1



CHƯƠNG 1. LÍ THUYẾT CƠ SỞ
I.

Tổng quan về điều động, thuyên chuyển
1. Điều động
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định
chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
“Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa
các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.
(Điều 35, Mục 3, Chương III, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/03/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức)
“Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức. Công
chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí
việc làm mới”.
(Điều 53, Mục 5, Chương IV, Luật Cán bộ, công chức năm 2008)
2. Thuyên chuyển
Thuyên chuyển là việc cán bộ, công chức, viên chức chuyển đi làm hoặc công
tác tại nơi khác hoặc vị trí khác và sẽ không quay về vị trí làm việc lúc trước nữa.
- Thuyên chuyển nội bộ trong một cơ quan, tức chuyển từ bộ phân này sang bộ phân
khác
- Thuyên chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác
- Thuyên chuyển tam thời để nắm giữ các vị trí tạm thời được thành lập để giải quyết
một số công việc.
Thuyên chuyển được coi như một biện pháp để hoàn thiện công chức. Thuyên
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhằm tằng cường khả năng thích ứng của người
lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thuyên chuyển thường tập

trung vào những vị trí lãnh đạo, quản lí. Thuyên chuyển nhằm tạo cơ hội để họ có thể
được đề bạt đến các vị trí cao hơn. Trường hợp ngược lại, một số người bị thuyên
chuyển khỏi vị trí đang nắm giữ do không đáp ứng được yêu cầu.
II.
Căn cứ pháp lí và phân cấp thẩm quyền điều động, thuyên
chuyển cán bộ, công chức.
2


1. Căn cứ pháp lí
- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/03/2010 quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ: Sửa đổi
một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính
phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
2. Phân cấp thẩm quyền
Hiện tại, việc phân cấp quản lý đối với công tác điều động, thuyên chuyển công chức,
viên chức của từng tỉnh, thành phố được thực hiện tuỳ theo phân cấp chung của tỉnh,
thành phố đó nhưng nhìn chung vẫn theo một trong các mô hình sau:
• Phân cấp quản lý kết hợp chức vụ và đối tượng quản lý (cán bộ, công chức,
viên
chức). Tùy theo mức độ phân cấp quản lý sẽ có các hướng:
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức,
viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo do UBND tỉnh bổ nhiệm; Giám đốc Sở Nội vụ
quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức, viên chức trên toàn địa

bàn tỉnh. Mô hình này được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố chưa có phân cấp quản
lý cán bộ, công chức hoặc phân cấp không mạnh, bao gồm hầu hết các địa phương
hiện nay.
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức,
viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo do UBND tỉnh bổ nhiệm; Giám đốc Sở Nội vụ
quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc thuyên chuyển, điều động, tiếp
nhận viên chức. Mô hình này được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố có phân cấp
quản lý cán bộ, công chức khá mạnh, theo đó quản lý viên chức sẽ phân cấp cho Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định. Một số tỉnh
đã thực hiện theo mô hình này như Đồng Nai, Tây Ninh, Thanh Hóa…
• Phân cấp quản lý kết hợp chức vụ, ngạch và đối tượng quản lý công chức, viên
chức. Mô hình này kết hợp thêm quản lý theo ngạch công chức, viên chức theo hướng
ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương do UBND tỉnh quyết định sau khi có văn
bản thỏa thuận với Bộ Nội vụ; ngạch chuyên viên chính và tương đương do UBND
3


tỉnh quyết định hoặc ủy quyền Giám đốc Sở Nội vụ quyết định; chuyên viên và tương
đương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
hoặc thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ trước khi quyết định (tùy địa phương phân
cấp).
III.

Quy trình thủ tục điều động, thuyên chuyển
1. Thuyên chuyển
1.1. Tại cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương
1.1.1. Cơ quan, cá nhân có liên quan
- Đối tượng: Cá nhân
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ, UBND Tỉnh, Thành phố;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ;
- Cơ quan phối hợp: Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện có liên quan;
1.1.2. Thành phần hồ sơ
- Thuyên chuyển ngoài tỉnh:
Hồ sơ xin thuyên chuyển ngoài tỉnh gồm có:
+ Đơn xin thuyên chuyển (ghi rõ lý do thuyên chuyển).
+ Bản tự kiểm điểm (có nhận xét, ký tên, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị đang công
tác).
+ Bản lý lịch cán bộ, công chức , có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú
(cấp xã, phường, thị trấn) hoặc xác nhận của cơ quan đang quản lý lý lịch gốc.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ có công chứng.
+ Bản sao quyết định được tuyển dụng vào biên chế nhà nước hoặc quyết định công
nhận hết thời gian tập sự (thử việc) và bổ nhiệm vào ngạch công chức.
+ Phiếu khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (bệnh viện huyện, quận trở
lên), không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
+ Bản sao đăng ký kết hôn (nếu xin thuyên chuyển theo chồng hoặc vợ) có công
chứng.
+ Bản sao quyết định lương đang hưởng (có công chứng).
+ Bản sao các lọai giấy tờ ưu tiên (nếu có).
- Thuyên chuyển trong tỉnh:
Hồ sơ thuyên chuyển trong tỉnh gồm có:
+ Đơn xin thuyên chuyển (theo mẫu).
+ Bản tự kiểm điểm (có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đang công tác).
+ Giấy xác nhận gia cảnh có chứng nhận của chính quyền địa phương (nếu có).
4


+ Bản sao đăng ký kết hôn (nếu xin thuyên chuyển theo chồng hoặc vợ) có công
chứng.
+ Bản sao quyết định công nhận hết thời gian tập sự (thử việc) và bổ nhiệm vào

ngạch công chức, viên chức.
+ Bản sao các lọai giấy tờ ưu tiên (nếu có).
1.1.3. Trình tự thực hiện
- Giai đoạn 1:
+ Đơn đề nghị chuyển công tác của cán bộ, công chức;
+ Văn bản đồng ý của Giám đốc Sở (tương đương) hoặc Chủ tịch UBND quận, huyện
nơi đang quản lí cán bộ, công chức.
- Giai đoạn 2: Lập thủ tục chuyển công tác chính thức, bao gồm: Văn bản đồng ý tiếp
nhận của cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, thành phố hoặc cơ quan Trung ương nơi
chuyển đến công tác.
Giai đoạn 3: Ra quyết định thuyên chuyển
1.2. Tại cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh
1.2.1. Cơ quan, cá nhân có liên quan
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND Huyện, thành phố.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ thục hành chính: Phòng nội vụ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
1.2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn xin chuyển công tác của CBCC.
- Công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý CBCC.
- Công văn đồng ý cho chuyển vùng công tác của UBND huyện.
- Công văn đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới (nơi chuyển đến).
1.2.3. Trình tự thực hiện
- Cá nhân gửi đơn xin chuyển vùng công tác đến thủ trưởng cơ quan;
- Thủ trưởng cơ quan xác nhận đồng ý làm văn bản gửi UBND huyện qua Phòng Nội
vụ;
- Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện công văn đồng ý cho chuyển công tác;
- Nơi tiếp nhận có công văn thỏa thuận đồng ý tiếp nhận gửi UBND huyện qua Phòng
Nội vụ;
- Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện quyết định thuyên chuyển công tác.
1.3. Tại cấp Xã, Phường, Thị trấn

1.3.1. Hồ sơ xin thuyên chuyển của công chức xã, phường, thị trấn ra ngoài
tỉnh, thành phố.
- Đơn xin thuyên chuyển công tác của công chức xã, phường, thị trấn;
5


- Văn bản đồng ý của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi đang sử dụng công
chức;
- Văn bản đồng ý của chủ tịch UBND quận, huyện nơi đang quản lý công chức;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi chuyển đến công tác.
1.3.2. Hồ sơ thỏa thuận tiếp nhận công chức phường, xã từ tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương khác đến.
- Đơn đề nghị chuyển công tác (có ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn sử dụng);
- Văn bản đồng ý cho thuyên chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý
công chức xã, phường, thị trấn theo phân cấp;
- Văn bản của cơ quan đơn vị đề nghị tiếp nhận nêu rõ số lượng chức danh công chức
được giao, số lượng chức danh công chức hiện có, nhu cầu tiếp nhận và vị trí chức
danh dự kiến bố trí đối với công chức được tiếp nhận;
- Sơ yếu lí lịch cán bộ, công chức;
- Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức (bản sao);
- Các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đã qua các lớp được đào tạo, bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh (bản sao);
- Phiếu khám sức khoẻ của bệnh viện quận, huyện hoặc thành phố (tương đương) có
giá trị trong thời hạn 06 (sáu) tháng;
- Phiếu đánh giá công chức;
- Các giấy tờ liên quan đến chính sách ưu tiên;
- Quyết định thuyên chuyển công tác;
2. Điều động
2.1. Điều động cán bộ công chức cấp tỉnh

2.1.1. Thành phần hồ sơ
- Công văn đề nghị tiếp nhận cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử
dụng công chức và ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản (nếu có), trong đó ghi
rõ chức danh, ngạch công chức, viên chức dự kiến bố trí - bản chính.
- Công văn của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức và ý kiến bằng
văn bản của cơ quan chủ quản (nếu có) về việc điều động cán bộ, công chức thuộc
quyền quản lý đến công tác tại cơ quan, đơn vị khác (bản chính).
- Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan theo yêu cầu của ngạch, chức danh dự kiến
bố trí tại cơ quan mới của cán bộ, công chức được đề nghị điều động (bản photo).
- Đơn của cán bộ, công chức về việc đề nghị chuyển công tác theo nguyện vọng
(nếu có).
2.1.2. Trình tự thực hiện
6


Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ như trên.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của Sở Nội vụ.
Bước 3: Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (nếu hợp lệ thì nhận, chưa hợp lệ thì
hướng dẫn bằng phiếu để hoàn thiện hồ sơ).
Bước 3: Bộ phận “Một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng Cán bộ công chức thẩm định hồ
sơ, trình Giám đốc Sở ra văn bản đồng ý chuyển công tác, quyết định tiếp nhận, điều
động.
2.1.3. Thời gian giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Nội vụ
có quyết định hoặc trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định (nếu cán bộ, công chức
thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ
về nội dung theo quy định, Sở Nội vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản để cơ
quan đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ về nội dung theo quy định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định do Sở Nội

vụ trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
2.2. Điều động công chức cấp xã
2.2.1. Điều kiện để điều động
- Chỉ áp dụng đối với đối tượng đã được công nhận là công chức cấp xã theo quy định
của pháp luật;
- Công chức không phải là đối tượng đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;
- Công chức đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức.
2.2.2. Điều động từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị
trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện
Trên cơ sở ý kiến của các Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này
sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp
huyện và gửi 01 bản quyết định về Sở Nội vụ.
- Hồ sơ gồm:
Đơn xin chuyển công tác của công chức có nhu cầu theo mẫu số 02 (01 bản chính);
+ Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sử
dụng công chức (01 bản chính);
+ Văn bản đồng ý tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công chức xin
chuyển đến (01 bản chính);
7


+ Quyết định tuyển dụng hoặc công nhận hết thời gian tập sự của công chức (01 bản
sao, có chứng thực). Trường hợp không có quyết định tuyển dụng hoặc công nhận hết
thời gian tập sự thì phải có 01 bản sao sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Bảo hiểm
xã hội cấp huyện kèm theo hồ sơ;
+ Phiếu đánh giá công chức của năm gần nhất (01 bản chính);
+ Văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng (01 bản sao, có chứng thực);
+ Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐBNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý

hồ sơ cán bộ, công chức có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (01 bản chính).
- Quy trình:
+ Công chức có nhu cầu chuyển công tác lập đầy đủ hồ sơ như trên gửi tới Ủy ban
nhân dân.
+ Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ do công chức có nhu cầu chuyển công tác gửi đến,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động, tiếp nhận công chức cấp
xã.
- Thời gian giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ do công chức
có nhu cầu chuyển công tác gửi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
điều động, tiếp nhận công chức cấp xã.
2.2.3. Điều động công chức cấp xã từ huyện này đến huyện khác trong tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động công chức cấp xã từ
xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn
của cấp huyện khác.
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin chuyển công tác của công chức;
+ Sơ yếu lý lịch của công chức;
+ Bản sao chứng thực sổ Bảo hiểm xã hội, các quyết định lương của công chức;
+ Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức.
+ Văn bản hoặc ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi được ghi trên
đơn xin chuyển công tác của công chức;
+ Văn bản hoặc ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi được ghi
trên đơn xin chuyển công tác của công chức;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến xem xét hồ
sơ, có ý kiến bằng văn bản chấp thuận hay không chấp thuận tiếp nhận công chức.
Trường hợp chấp thuận, phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi ra
8



quyết định điều động và chuyển hồ sơ công chức về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
đến.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến ra quyết định tiếp nhận công chức và gửi 01
bản quyết định về Sở Nội vụ để biết.
- Quy trình:
+ Công chức có nhu cầu chuyển công tác lập đầy đủ hồ sơ như trên.
+ Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ của công chức có nhu cầu chuyển công tác gửi đến,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động, tiếp nhận công chức cấp
xã.
- Thời gian giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ do công chức
có nhu cầu chuyển công tác gửi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
điều động, tiếp nhận công chức cấp xã.
2.2.4. Điều động công chức cấp xã từ tỉnh này đến tỉnh khác
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn
bản trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động công chức
cấp xã ra ngoài tỉnh.
- Hồ sơ gồm:
+ Công văn của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Đơn xin chuyển công tác của công chức;
+ Văn bản chấp thuận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi công chức xin
chuyển đến;
+ Sơ yếu lý lịch của công chức;
+ Bản sao chứng thực sổ Bảo hiểm xã hội, các quyết định lương của công chức;
+ Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của
công chức;
+ Văn bản hoặc ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi được ghi trên
đơn xin chuyển công tác của công chức;
+ Văn bản hoặc ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi được ghi

trên đơn xin chuyển công tác của công chức.
- Quy trình:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện việc điều động công chức cấp xã
tiến hành lập hồ sơ, thủ tục như trên.
+ Căn cứ ý kiến bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện quyết định điều động, tiếp nhận công chức cấp xã ra ngoài tỉnh.
- Thời gian giải quyết:
9


+Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Nội vụ
có ý kiến bằng văn bản.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của Giám
đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm
quyền và gửi văn bản quyết định về Sở Nội vụ để biết.
2.2.5. Điều động dối với công chức là Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và
Trưởng Công an xã:
• Điều động công chức Chỉ huy trưởng Quân sự xã
- Hồ sơ, thủ tục:
+ Đơn xin chuyển công tác của công chức có nhu cầu (01 bản chính);
+ Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sử
dụng công chức (01 bản chính);
+ Văn bản đồng ý tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công chức xin
chuyển đến (01 bản chính);
+ Quyết định bổ nhiệm (01 bản sao, có chứng thực). Trường hợp không có quyết định
bổ nhiệm thì phải có 01 bản sao sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Bảo hiểm xã hội
cấp huyện kèm theo hồ sơ;
+ Phiếu đánh giá công chức của năm gần nhất (01 bản chính);
+ Văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng (01 bản sao, có chứng thực);
+ Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐBNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý

hồ sơ cán bộ, công chức có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (01 bản chính).
- Quy trình:
+ Công chức có nhu cầu chuyển công tác lập đầy đủ hồ sơ như trên.
+ Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ của công chức cấp xã có nhu cầu chuyển công tác gửi
đến và ý kiến thống nhất của Phòng Nội vụ cấp huyện với Ban Chỉ huy Quân sự cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động, tiếp nhận công
chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã.
- Thời gian giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của công chức
có nhu cầu chuyển công tác gửi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
điều động, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã.
sơ.
• Điều động công chức là Trưởng Công an xã:
- Hồ sơ, thủ tục:
+ Đơn xin chuyển công tác của công chức có nhu cầu theo mẫu số 02 (01 bản chính);
10


+ Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi
sử dụng công chức (01 bản chính);
+ Văn bản đồng ý tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi công chức
xin chuyển đến (01 bản chính);
+ Văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động, tiếp nhận công
chức Trưởng Công an xã của Trưởng Công an cấp huyện sau khi trao đổi, thống nhất
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi sử dụng công chức và nơi công chức xin
chuyển đến (01 bản chính);
+ Quyết định bổ nhiệm (01 bản sao, có chứng thực). Trường hợp không có quyết định
bổ nhiệm thì phải có 01 bản sao sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Bảo hiểm xã hội
cấp huyện kèm theo hồ sơ;
+ Phiếu đánh giá công chức của năm gần nhất (01 bản chính);

+ Văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng (01 bản sao, có chứng thực).
+ Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐBNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý
hồ sơ cán bộ, công chức có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (01 bản chính).
- Quy trình:
+ Công chức có nhu cầu chuyển công tác lập đầy đủ hồ sơ như trên.
+ Sau khi xem xét hồ sơ, thủ tục hợp lệ của công chức có nhu cầu chuyển công tác
gửi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động, tiếp nhận công
chức Trưởng Công an xã.
- Thời gian giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của công chức
có nhu cầu chuyển công tác gửi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
điều động, tiếp nhận công chức Trưởng Công an xã.

KẾT LUẬN
Điều động, thuyên chuyển nhân sự là một hoạt động thường xuyên được thực hiện
trong các các cơ quan hành chính nhà nước nhằm sử dụng một cách có hiệu quả
nguồn nhân lực đã tuyển dụng, phù hợp với yêu cầu công việc. Phân cấp thẩm quyền,
thành phần hồ sơ, quy trình thủ tục, thời hạn giải quyết của hoạt động này được Nhà
nước quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Từng cơ quan, từng cấp
11


hành chính, từng địa phương cũng có sự điều chỉnh riêng cho phù hợp bằng các văn
bản nhưng vẫn thống nhất theo quy định của pháp luật.

12


13



14



×