Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tuyển dụng nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.88 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
Đề tài: Công tác tuyển dụng viên chức tại huyện Tiên Yên – Quảng Ninh
GV hướng dẫn: Nguyễn Hồng Hoàng.
Nhóm thực hiện:Dải Ngân Hà.
Lớp: KH12NS1
Khoa: Tổ chức và quản lý nhân sự
Thành viên :
1. Trần Thị Thịnh
2. Lê Thị Hạnh
3. Bùi Thị Oanh
4. Hoàng Thu Uyên
5. Đinh Thị Ngần
6. Đặng Linh Nga
7. Lương Thị Phượng
8. Lê Thị Hòa
9. Hoàng Thị Hồng Quyên
10. Khuất Thi Vân
11. Hoàng Thị Hồng Vân
12. An Thu Hiền
13. Đinh Thi Kim Phượng


MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU

B.

NỘI DUNG
I.



KHÁI QUÁT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

1.

Giải thích từ ngữ liên quan.

2.

Khái niệm tuyển dụng

3.

2.1

. Tuyển dụng

2.2

. Tuyển dụng viên chức

Phân loại viên chức.
3.1. Theo ngạch viên chức
3.2. Theo trình đô đào tạo

4.

5.

Các hình thức tuyển dụng viêc chức

1.1. Thi

tuyển

1.2. Xét

tuyển

Quy trình tuyển dụng Viên chức.
5.1

. Lên kế hoạch tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng; xin chỉ tiêu

5.2

Thông báo tuyển dụng

5.3

Nhận hồ sơ

5.4

. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển

5.5

. Thông báo kêt quả, chính thức tuyển dụng, nhiệm sở



5.6
II.

. Lưu hồ sơ

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI HUYỆN TIÊN YÊN – QUẢNG
NINH
1.

Khái quát về Huyện Tiên Yên

2.

Một số quy định về công tác tuyển dụng Viên chức của Phòng nội vụ

3.

Quy trình tuyển dụng Viên chức tại địa phương.

4.

Đánh giá công tác tuyển dụng

5.
C.

4.1

Đã đạt được


4.2

Hạn chế

Giải pháp khắc phục

KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Trong tổ chức, con người là yếu tố quan trọng quyết định thành công của
mọi tổ chức. Tổ chức có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả bao nhiều thì hoạt động
của tổ chức đó càng phát triển bấy nhiêu. Để đạt được điều đó nhà quản lý phải thực
hiện công tác tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào cho sao cho hiệu quả nhất. Trong
số rất nhiều ứng viên đăng ký dự tuyển thì tổ chức cần có quá trình tuyển chọn người
phù hợp nhất với vị trí công việc trống dựa trên các tiêu chí nhất định, thông qua các
hình thức thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn. v.v
Tuyển chọn nhân sự vào làm tại các cơ quan hay hành chính nhà nước hay các đơn
vị sự nghiệp công lập cũng vậy, đều cần tuyển chọn những người không chỉ có tài mà
hơn thế còn phải có đức. Bởi lẽ họ là những người đại diện cho quyền lực nhà nước,
là công bộc của nhân dân, những người gắn liền với chức trách, nhiệm vụ chuyên
môn do nhà nước giao phó. Những người làm việc trong các cơ quan hành chính gọi
chung là công chức, những người làm việc trong các cơ quan đơn vị sự nghiệp công
lập gọi chung là viên chức đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật.
Nhóm “ Dải Ngân Hà” tập trung nghiên cứu vào nội dung tuyển dụng viên
chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Dưới góc độ chuyên sâu hơn, nhóm tiến
hành khảo sát thực tế tại phòng nội vụ huyện Tiên Yên – Quảng Ninh với đề tài “
Công tác tuyển dụng viên chức tại huyện Tiên Yên – Quảng Ninh.”
A.


A.
I.

KHÁI QUÁT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
1. Giải thích từ ngữ
- Viên chức: là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vị sự
nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hội đồng tuyển dụng: Khi thực hiện việc tuyển dụng viên chức, cơ quan có thẩm
quyền quản lý viên chức hoặc đơn vị được giao quyền tuyển dụng phải thành lập Hội
đồng thi tuyển nếu tổ chức thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển Hội đồng tuyển dụng
do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc do người đứng đầu
đơn vị được giao quyền tuyển dụng ra quyết định thành lập
2.

2.1.

NỘI DUNG

Khái niệm tuyển dụng
Tuyển dụng
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và lực chọn từ nhiều nguồn khác
nhau, những người đủ khả năng đảm nhận những công việc nhất định của tổ chức.


Tuyển chọn người mới hay bổ sung nguồn nhân lực cho tổ chức là bước đầu
tiên hình thành nên nguồn nhân lực của tổ chức cũng như là một khâu vô cùng quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc và mục tiêu của tổ chức sau này.
2.2.

Tuyển dụng viên chức
Tuyển dụng viên chức là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn từ nhiều nguồn
khác nhau những người đủ khả năng đảm nhận những vị trí công việc nhất định trong
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đối với các cơ quan tự chủ về tuyển dụng viên chức: người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình. ( Khoản 1 điều 24 Luật Viên chức)
- Đối với các cơ quan không tự chủ về tuyển dụng viên chức: cơ quan có thẩm quyền
quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp
cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng. ( Khoản 1
điều 24, luật Viên chức)
3.
3.1.

3.2.
3.3.
4.

Phân loại viên chức
Theo ngạch viên chức
Phân loại viên chức theo ngạch gồm các ngạch viên chức sau :
Viên chức nghạch tương đương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở lên
Viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính
Viên chức ngạch tương đương chuyên viên
Viên chức ngạch tương đương cán sự
Viên chức ngạch nhân viên
Phân theo trình độ đào tạo
Viên chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình
độ giáo dục đại học trở lên:
Viên chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là giáo

dục nghề nghiệp
Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình
độ dưới giáo dục nghề nghiệp.
Phân loại theo vị trí công tác
Viên chức lãnh đạo
Viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Điều kiện tuyển dụng viên chức.
Theo điều 22 luật viên chức quy định điều kiện tuyển dụng viên chức như sau:
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;


- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời,
phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng
phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp
công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình
sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh,
cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

5.

5.1.

5.2.

5.3.

Quy trình tuyển dụng viên chức
Lên kế hoạch tuyển dụng
Khi cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thiếu người làm việc do thuyên chuyển
viên chức, do đề bạt viên chức, do viên chức về hưu hoặc do viên chức không đáp
ứng được yêu cầu công việc, mà thủ trưởng cơ quan cần xây dựng … đưa chỉ tiêu lên
cấp trên có liên quan. Qua quá trình xem xét, tổng hợp cơ quan có thẩm quyền giao
chỉ tiêu biên chế, cơ quan có chức năng nhiệm vụ tuyển dụng viên chức thông báo
cho các phòng ban có liên quan và chuẩn bị công tác tuyển duyện viên chức.
Thông báo tuyển dụng
Là quá trình đưa thông tin về nhu cầu về nhu cầu tuyển dụng người vào làm tại
vị trí cụ thể trong các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập để người lao động có nhu
cầu dự tuyển được biết và tham gia nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển, thông qua các
phương tiện thồn tin đại chúng.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thông báo công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu
có) và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần
tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
Nhận hồ sơ
Các bước trong quá trình tuyển chọn viên chức
Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:


-


5.4.
5.4.1.

Đơn đăng kí dự tuyển
Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có dán ảnh đóng dấu của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền
Bản sao giấy khai sinh
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của đơn vị
dự tuyển.
Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chứng thực.
Giấy chayứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời gian 30
ngày kể từ ngay nộp hồ sơ dự tuyển.
Hai phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận, ảnh 4 x 6.
Khi người tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ người dự tuyển, nếu thấy đầy đủ hồ sơ đạt
tiêu chuẩn thì tiếp nhận hồ sơ. Đối với hồ sơ sai thì cần có biện pháp xử lý thích hợp.
Tổ chức tuyển dụng
Thành lập hội đồng tuyển dụng
Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị Định số: 29/2012/NĐ-CP Về việc, tuyển
dụng, sử dụng quản lí chức người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên
chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển hoặc xét
tuyển.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức,
Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị
sự nghiệp công lập;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán
bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị
trí tuyển dụng.
2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển
dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức quyết định;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập;


c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ
chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí
tuyển dụng.
- Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số và
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các ban giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban
chấm thi, ban phúc khảo, ban kiểm tra, sát hạch;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thi và chấm thi hoặc kiểm tra, sát hạch;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển
theo quy định của pháp luật.
4.4.2. Thi tuyển viên chức
1. Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức
chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và
ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Thi kiến thức chung: Thi viết về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành
hoặc lĩnh vực tuyển dụng.

3. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hình thức thi viết hoặc
trắc nghiệm và thi thực hành. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc
làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là
ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là
ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc
thi tin học văn phòng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
4. Thi ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung
Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu
cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi
ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người. Người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc
ít người.


5. Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
6. Căn cứ vào khả năng, điều kiện cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính
- Người đăng ký dự tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học trong các
trường hợp sau:
1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành
không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại
học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
2. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ
trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

- Cách tính điểm
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Điểm các bài thi được tính như sau:
a) Thi kiến thức chung: Tính hệ số 1;
b) Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành: Phần thi viết hoặc thi trắc nghiệm
tính hệ số 1; phần thi thực hành tính hệ số 2.
3. Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên
môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Trường hợp người dự tuyển thi ngoại ngữ hoặc tiếng
dân tộc ít người, thi tin học văn phòng, kết quả các bài thi này là điểm điều kiện và
không tính vào tổng số điểm thi, trừ trường hợp ngoại ngữ và công nghệ thông tin là
phần thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
- Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi
quy định tại Điều 9 Nghị định này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định
theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao
xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối
cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên
môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:


-

-

Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
Thương binh;
Người hưởng chính sách như thương binh;

Con liệt sĩ;
Con thương binh;
Con của người hưởng chính sách như thương binh;
Người dân tộc ít người;
Đội viên thanh niên xung phong;
Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24
tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
Người dự tuyển là nữ.
3. Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên
quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.
4. Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
4.3. Nội dung xét tuyển viên chức
1. Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển.
2. Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Cách tính điểm
1. Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn
bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo
yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp
hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm
100, tính hệ số 1.
3. Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập
đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2.
4. Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
5. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng
vấn tính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 12 của Nghị định

29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng vien chức


Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì kết quả xét
tuyển là tổng số điểm được tính tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định
29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng vien chức
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn hoặc thực hành, mỗi loại đạt
từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu
được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối
cùng cần tuyển dụng thì người có điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành cao hơn là
người trúng tuyển; nếu điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành bằng nhau thì người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển
theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc
tuyển dụng, sử dụng vien chức
3. Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy
định tại Khoản 2 Điều 13 trong Nghị Định 29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử
dụng vien chức này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức
quyết định người trúng tuyển.
4. Không thực hiện bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Xét tuyển đặc cách
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 Nghị định này và yêu cầu
của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển
dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Chương 2 Định
29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng vien chức của đối với các trường hợp
sau:

a) Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở
lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
b) Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và
ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ
các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu
trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;


c) Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các
ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách
quy định tại Điều này.
5.5 Thông báo kêt quả
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển
tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển,
người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Người đứng
đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức giao Hội đồng tuyển dụng
tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn
nhận đơn phúc khảo theo quy định tại Khoản này.
Sau khi thực hiện các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và
gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo
địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian và địa
điểm người trúng tuyển đến ký hợp đồng làm việc.
5.6 Ký kết hợp đồng tuyển dụng, lưu hồ sơ.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp ký hợp đồng làm việc, cơ quan có chức năng nhiệm vụ

tuyển dụng lưu hồ sơ.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TIÊN YÊN – QUẢNG NINH
Sau quá trình liên hệ, được sự đồng ý cũng như tạo mọi điều kiện của phòng nội vụ
huyện Tiên Yên – Quảng Ninh, nhóm “ Dải ngân hà” Đã có chuyến đi thực tế tìm
hiểu hoạt động tuyển dụng viên chức của địa phương này. Phỏng vấn bà Hoàng Thị
Thanh Thảo phó trưởng phòng Nội vụ huyện Tiên Yên.
II.

1.

Khái quát về Huyện Tiên Yên

Huyện Tiên Yên là một huyện nằm bên phía Đông bắc của Tỉnh Quảng Ninh


Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
Phia Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.
Phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ và Thành phố Cẩm Phả
Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Liêu và Đông Nam giáp huyện Đầm Hà
Diện tích: 617,1km2
Dân số: 50.000 người 2008.
Cư dân sinh sống trên đất Tiên Yên thuộc 13 dân tộc, đông nhất là người Việt (Kinh)
chiếm 59%; Dao 19%; Tày 13,8%; Sán Chỉ 8,4%; Sán Dìu 3,8% còn lại là người các
dân tộc khác: Nùng, Hoa, Thái...
Mật độ: 70 người/km2
Các đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Tiên Yên và 11 xã: Đại Dực, Đại Thành, Hà
Lâu, Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải,
Đồng Rui.


6. Một số quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng nội vụ
1. Vị trí - chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tiên Yên – Quảng
Ninh có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước; cán bộ công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà
nước; tôn giáo, thanh niên và công tác thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Nhiệm vụ, quyền hạn chung:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa bàn và tổ
chức triển khai thực hiện theo các quy định của UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Bộ Nội vụ.
- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công tác
Nội vụ, kế hoạch về cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn; hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ
phục vụ cho công tác Nội vụ.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình, kết
quả triển khai công tác Nội vụ trên địa bàn với Chủ tịch UBND huyện, Sở Nội vụ


- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại,
tố cáo về công tác Nội vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công
chức của cơ quan theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
b. Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác:
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn cơ quan, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn
thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo sự phân công của
UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh.
Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính của các phòng, ban và UBND xã,
phường trên địa bàn.
Trình UBND huyện quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho
các cơ quan chuyên môn của huyện theo hướng dẫn của tỉnh.
Giúp UBND huyện theo dõi, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, các xã,
phường xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế làm việc nhằm đảm bảo sự hoạt động
của các cơ quan chuyên môn và phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở.
Giúp UBND huyện quản lý công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, điều động,
luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính
sách của nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo phân cấp
và theo quy định của pháp luật.
Trình UBND huyện đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính trên địa bàn để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua trước khi trình cấp
trên xem xét, quyết định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc chỉ giới, bản đồ địa
giới hành chính huyện.
Tham mưu giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn,
UBND các xã, phường về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định, nhằm thực hiện tốt
chương trình cải cách hành chính của tỉnh và của huyện đề ra.
Thường trực, tổng hợp và xử lý các nội dung về công tác thi đua khen thưởng
của huyện.
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện công tác tôn giáo của huyện theo quy
định.
3. Công tác tuyển dụng Viên chức của Phòng Nội vụ huyện Tiên Yên

a.

Quy Trình tuyển dụng viên chức tại địa phương.


Phòng Nội vụ huyện Tiên Yên đã xây dựng quy trình tuyển dụng viên chức thuộc
huyện theo hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 như
sau:
TT

Lưu đồ

A

Chỉ tiêu

B

Đăng kí nhu
cầu

Biểu mẫu

Trách nhiệm

Thời gian

Mẫu phân bổ chỉ tiêu biên
chế


UBND giao chỉ tiêu cho các
phòng, ban, Đơn vị SN thuộc
huyện

Tháng 12 năm
trước

Bằng văn bản, đề nghị số
lượng, vị trí cụ thể

Các phòng, ban đơn vị sự nghiệp
đăng kí

C
XD kế hoạch
tuyển dụng

D

Bằng văn bản

Phê duyệt

-

+

E

Thành lập hội

đồng tuyển dụng

F

Phòng Nội vụ
tham mưu cho
UBND
xây
dựng kế hoạch
Sở Nội vụ có
văn bản chấp
thuận
kế
hoạch tuyển
dụng
của
huyện
Quyết
định
thành lập HĐ
tuyển dụng

Trong tháng 3

Văn bản thông
tuyển
dụng

HĐTD


Thông báo tuyển
báo
dụng

Nhận hồ sơ

Sở Nội vụ phê Trong tháng 4
duyệt
kế
hoạch tuyển
dụng
Chủ tịch UBND Trong tháng 4
ra quyết định
thành
lập
HĐTD
Sau thông báo
5 ngày, nhận
hồ sơ trong 10
ngày


Bằng văn bản

G

H

Phòng Nội vụ Trong tháng 3
tham mưu cho

UBND
xây
dựng kế hoạch
Bằng văn bản Cán bộ phòng Trong tháng 5
Nội vụ
Bằng văn bản

Sở Nội vụ

Trong tháng 5

Thẩm định hồ sơ

i

Lập danh sách HĐTD
Viên Trong tháng 5
thí sinh dự thi, chức Huyện
phòng thi

Thi, xét tuyển

J
Theo kế hoạch

Xét phê duyệt theo
chỉ tiêu

k


HĐTD
Viên Trong tháng 6
chức Huyện
Bằng văn bản

Sở Nội vụ

Trong tháng 6

Theo mẫu

UBND huyện Trong tháng 7
ra quyết định
tuyển dụng

Theo mẫu

Thủ
trưởng
các cơ quan
đơn vị trược
tiếp kí hợp
đồng
Phòng nội vụ
lưu hồ sơ

Phê duyệt

+
L


M

Quyết định tuyển
dụng

Ký hợp đồng và lưu hồ sơ


Thực trạng tuyển dụng.
Năm 2009 Huyện Tiên Yên lập kế hoạch tuyển dụng 132 Viên chức với các
ngạch:
- Giáo viên: 120
- Y tế : 10
- Văn hóa – TT – Thể Thao: 02
Cụ thể như sau
b.

Kế hoạch tuyển dụng viên chức của phòng nội vụ Huyện Tiên Yên năm 2009
S
TT

Đơn vị

Biên chế giao
2009

Đang sử
dụng


BC còn lại

1

SN Văn hoá - TT – Thể thao

18

16

02

2

SN Y tế

67

57

10

3

SN Giáo dục và Đào tạo:

916

796


120

Chia ra: - Cấp Mầm non

152

113

39

- Cấp Tiểu học

488

439

49

- Cấp THCS

270

238

32

- Phòng giáo dục và ĐT

6


6

0

A/ Kế hoạch tuyển dụng năm 2009:
I/ Phạm vi, điều kiện:
1/ Phạm vi
Kỳ thi tuyển viên chức nhằm tuyển dụng bổ sung đội ngũ cán bộ viên chức
Có trình độ đào tạo phù hợp với chuyên ngành vào làm việc tại các Trạm Y tế xã,
Đài truyền thanh -Truyền hình và các Trường học thuộc UBND huyện Tiên Yên.
2/ Điều kiện dự tuyển:
- Là những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP
ngày10/10/2003 của Chính phủ và những người đã tốt nghiệp có trình độ chuyên môn
phù hợp, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có nguyện vọng phục vụ công
tác lâu dài tại địa phương.
- Ngoài trình độ chuyên môn theo vị trí tuyển dụng, yêu cầu:
+ Người đăng ký dự tuyển có trình độ chuyên môn đào tạo Trung cấp phải có chứng
chỉ A Tin học văn phòng và chứng chỉ A ngoại ngữ (Tiếng Anh)


+ Người đăng ký dự tuyển có trình độ chuyên môn đào tạo Cao đẳng trở lên phải có
chứng chỉ A Tin học văn phòng và chứng chỉ B ngoại ngữ (Tiếng Anh)
II/ Vị trí, Số lượng Tuyển dụng:
1/ Sự nghiệp Văn hoá - Thông tin - Thể thao:
- Tuyển 02 Kỹ thuật viên làm việc tại Đài truyền thanh - Truyền hình huyện.
- Yêu cầu: Có bằng Tốt nghiệp Trung cấp, chuyên ngành Phát thanh truyền hình.
2/ Sự nghiệp Y tế:
- Tuyển 10 nhân viên làm việc tại các trạm Y tế xã:
- Yêu cầu: Có bằng Tốt nghiệp từ Trung cấp Y trở lên
3/ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Tuyển dụng 107 giáo viên, nhân viên

* Trong đó:
+ Cấp Mầm non tuyển dụng: 39 giáo viên, nhân viên:
Trong đó: -35 giáo viên
- 01 nhân viên Y tế
- 03 Kế toán
Yêu cầu:
+ Đối với giáo viên: Có bằng tốt nghiệp THSP Mầm non trở lên
+ Đối với nhân viên Y tế: Có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y trở lên, chuyên ngành Y sỹ
Đa khoa.
+ Đối với Kế toán: Có bằng tốt nghiệp Trung cấp Kế toán trở lên
+ Cấp tiểu học tuyển dụng: 44 giáo viên, nhân viên
Trong đó: - 30 giáo viên dạy văn hoá
- 06 giáo viên Mỹ thuật
- 05 giáo viên Âm nhạc
- 01 nhân viên Y tế
- 02 nhân viên thư viện
Yêu cầu:
+ Đối với Giáo viên dạy văn hoá: Có bằng tốt nghiệp THSP Tiểu học trở lên
+ Đối với Giáo viên Mỹ thuật: Có bằng Tốt nghiệp THSP Mỹ thuật trở lên
+ Đối với Giáo viên Âm Nhạc: Có bằng Tốt nghiệp THSP Âm nhạc trở lên
+ Đối với nhân viên Y tế: Có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y trở lên, chuyên ngành Y sỹ
Đa khoa.
+ Đối với Nhân viên thư viện: Có bằng tốt nghiệp Trung cấp Thư viện trở lên


+ Bậc Trung học cơ sở tuyển dụng: 24 giáo viên, nhân viên
Trong đó: - 01 giáo viên Ngoại ngữ (Tiếng anh)
- 01 giáo viên Toán - Kỹ thuật công nghiệp
- 01 giáo viên Toán - Lý
- 03 giáo viên Hoá - Kỹ thuật Nông nghiệp

- 01 giáo viên Văn - Địa
- 01 giáo viên Văn - Sử
- 01 giáo viên Văn
- 03 nhân viên kế toán
- 04 nhân viên Y tế
- 02 Đoàn đội
- 03 nhân viên Thiết bị – Thí nghiệm
- 03 nhân viên Thư viện
Yêu cầu:
+ Đối với giáo viên: có bằng Tốt nghiệp trình độ từ Cao đẳng sư phạm trở lên có
chuyên môn phù hợp với yêu cầu cần tuyển.
+ Đối với giáo viên Ngoại ngữ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trình độ Đại học sư phạm
Anh Văn hoặc Đại học Anh Văn (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)
+ Đối với nhân viên Kế toán: Có bằng Tốt nghiệp Trung cấp kế toán trở lên
+ Đối với nhân viên Y tế: Có bằng Tốt nghiệp từ Trung cấp Y trở lên, chuyên ngành Y
sỹ đa khoa
+ Đối với Đoàn đội: có bằng Tốt nghiệp từ Trung cấp Lý luận nghiệp vụ Đoàn - Đội
hoặc Lịch sử - Đoàn Đội trở lên.
+ Đối với nhân viên Thiết bị - Thí nghiệm: Có bằng Tốt nghiệp từ Trung cấp Thiết bị
Thí nghiệm trở lên.
+ Đối với nhân viên thư viện: Có bằng tốt nghiệp từ Trung cấp Thư viện hoặc hành
chính Văn phòng trở lên.
III/ Chế độ ưu tiên trong tuyển dụng:
- Theo quy định tại điểm 2, Điều 7 Nghị định: 116/2006/NĐ-CP ngày
10/10/2003 và điểm 1, Điều 1, Nghị định: 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và khoản 3 điều 7 của Nghị định:
116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Khoản 2, điều 5, chương II Quy
định phân cấp tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp nhà nước
thuộc tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số: 2618/2007/QĐ-UBND ngày 27/7/2007
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;



1. Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh; người
hưởng chính sách như thương binh, con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh; con
của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về
trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con anh
hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động.
2. Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng;
3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo
chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ miền núi từ
hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
4. Được xét tuyển: Đối với những người tốt nghiệp thạc sỹ trở lên theo vị trí nhu
cầu tuyển dụng; Đối với ngành Giáo dục và đào tạo những người tốt nghiệp loại giỏi
và xuất sắc có chuyên môn phù hợp với vị trí giảng dạy, đã hoàn thành chương trình
học phần Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo theo quy định
được xét tuyển, nhưng phải dự thi môn soạn giáo án đúng với cấp học, bậc học theo
quy định.
IV/ Hình thức thi, Môn thi và Cách xác định trúng tuyển:
1/ Hình thức: Tuyển dụng bằng hình thức Thi tuyển hoặc xét tuyển.
2/ Môn Thi: Người dự tuyển phải dự thi đủ các môn thi sau:
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: gồm các nội dung liên quan kiến thức nghiệp vụ
chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng (thi viết, thời gian 120 phút và thi trắc
nghiệm, thời gian 30 phút)
+ Môn Tin học văn phòng: Thi trắc nghiệm (thời gian thi 30 phút)
* Đối với tuyển dụng giáo viên: ngoài nội dung thi quy định trên thí sinh phải dự thi
soạn giáo án (thời gian 60 phút):

+ Giáo viên Mầm non: Soạn một bài giáo án lên lớp (01 tiết) trong chương trình
theo quy định đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi.
+ Giáo viên Tiểu học: Soạn một bài giáo án lên lớp (01 tiết) trong chương trình
theo quy định đối với lớp 5.
+ Giáo viên Trung học cơ sở: Soạn một bài giáo án lên lớp (01 tiết) ở bộ môn dự
tuyển thuộc lớp đầu cấp của bộ môn học.


3/ Cách xác định người trúng tuyển:
- Đối với đối tượng xét tuyển: Ưu tiên tuyển dụng những đối tượng được xét
tuyển trước theo vị trí tuyển dụng, quy định tại mục 4, phần III kế hoạch này sau đó
mới tuyển dụng đến đối tượng dự thi lấy từ kết quả cao nhất đến hết chỉ tiêu.
Điểm xét tuyển = (Điểm TB toàn khoá học x 10) x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
* Đối với tuyển giáo viên: Tổng điểm xét tuyển = (Điểm trung bình toàn khoá
học x 10) x 2 + Điểm thi môn soạn giáo án + Điểm ưu tiên (nếu có).
- Đối với đối tượng thi tuyển:
Cách xác định người trúng tuyển được quy định tại Điều 12. Mục 2, Chương II,
Nghị định số: 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ cụ thể như sau:
3.1. Mỗi phần thi được chấm điểm theo thang điểm 100.
3.2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải dự thi đủ các môn thi,
có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm
cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.
3.3. Đối với những người có bằng trung cấp trở lên thuộc lĩnh vực công nghệ
thông tin được miễn môn thi tin học văn phòng, nhưng vẫn có thể tham gia dự thi
môn tin học văn phòng nếu bản thân người đăng ký dự tuyển có nguyện vọng (bằng
đơn gửi Hội đồng tuyển dụng) và kết quả môn tin học văn phòng sẽ được tính vào kết
quả thi cuối cùng của người đăng ký dự tuyển.
3.4. Trong trường hợp nhiều người dự thi có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu
cuối cùng được tuyển của ngạch cần tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định hình
thức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển: Môn thi tiếp là môn thi

chuyên ngành, hình thức thi là phỏng vấn (thời gian 15 phút).
3.5. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi tuyển: chỉ cộng điểm ưu
tiên đối với người đạt từ 50 điểm trở lên đối với mỗi môn thi.
Điểm ưu tiên cụ thể của từng đối tượng được quy định cụ thể như sau:
- Đối tượng ưu tiên quy định tại mục 1, phần III được cộng 30 điểm.
- Đối tượng ưu tiên quy định tại mục 2, phần III được cộng 20 điểm.
- Đối tượng ưu tiên quy định tại mục 3, phần III được cộng 10 điểm.
Nếu người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một loại điểm
ưu tiên cao nhất vào tổng điểm thi tuyển.
3.6. Điểm của Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển được tính như sau:
Tổng điểm thi của thí sinh bao gồm điểm thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
(gồm phần thi viết và phần thi trắc nghiệm) và điểm thi môn tin học:


Điểm thi viết + Điểm thi trắc nghiệm
Điểm thi môn nghiệp
vụ chuyên ngành

=
2

Kết quả thi cuối cùng = Điểm thi N.vụ chuyên ngành + Tin học + Ưu tiên (nếu có)
* Đối với thi tuyển giáo viên:
* Kết quả thi

=

Tổng điểm 3 môn thi
+ Điểm ưu tiên (nếu có)
(N.Vụ chuyên ngành, tin học, soạn giáo án)


3.7. Đối với những người có bằng trung cấp trở lên thuộc lĩnh vực công nghệ
thông tin được miễn thi tin học văn phòng thì căn cứ vào điểm trung bình toàn khoá
học của bằng chuyên môn về tin học (x 10) cộng với môn thi chuyên ngành và soạn
giáo án (đối với tuyển giáo viên) để tính vào kết quả điểm cuối cùng.
V/ Hội đồng tuyển dụng gồm 05 thành viên :
1- Phó tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch hội đồng
2- Trưởng phòng Nội vụ huyện, Phó chủ tịch hội đồng
3- Trưởng phòng Y tế huyện, Uỷ viên
4- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Uỷ viên
5- 01 Chuyên viên phòng Nội vụ, Uỷ viên kiêm thư ký
VI/ Thời gian, địa điểm, nội dung thi :
1/ Thời gian: Tổ chức thi tuyển dự kiến tháng 4/2009
2/ Địa điểm thi: Trường PTTH Nguyễn Trãi, huyện Tiên Yên
3/ Nội dung ôn thi:
* Quy định chung cho tất cả các thí sinh dự thi:
- Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam Khoá X thông qua ngày 26/02/1998
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức số:
21/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức số:
11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị định số:116/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.


- Nghị định số: 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số:116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Nghị định số: 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về việc ban hành

quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
* Quy định riêng cho từng đối tượng dự thi cụ thể:
- Đối với thi tuyển giáo viên, Đoàn đội, Thiết bị thí nghiệm, Thư viện:
+ Luật giáo dục ngày 14/6/2005
+ Điều lệ trường Mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2008/QĐBGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số: 51/2007/QĐBGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Điều lệ trường Trung học cơ sở, ban hành kèm theo Quyết định số:
07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đối với thi tuyển kế toán:
+ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002
+ Luật Kế toán ngày 17/6/2003
- Đối với thi tuyển Y tế:
+ Quyết định số: 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ Y “về việc ban hành
Quy định về Y đức”
+ Quyết định số: 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010”
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân
- Đối với thi tuyển sự nghiệp Văn hoá - Thông tin - Thể thao:
+ Luật báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
báo chí ngày 12/6/1999.
VII/ Tập hợp hồ sơ:
Sau khi được Sở Nội vụ phê duyệt kế hoạch, Hội đồng tuyển dụng của huyện
thông báo công khai trên thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi nhận hồ sơ nhu cầu,
vị trí, số lượng và tiêu chuẩn tuyển dụng của từng ngành cụ thể. Những người có đủ
điều kiện dự tuyển nộp hồ sơ về phòng Nội vụ huyện Tiên Yên.
+ Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển:
Thực hiện theo quy định tại điểm 3, khoản 1, mục II, Thông tư số: 10/2004/TTBNV ngày 19/12/2004 của Bộ Nội vụ và điểm a, khoản 1, mục I của Thông tư số:


04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ kèm theo đơn đăng ký dự tuyển

(theo mẫu của Bộ Nội vụ) cụ thể như sau:
- Đơn xin dự tuyển.
- Bản khai sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác,
học tập.
(Sơ yếu lý lịch có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ)
- Bản sao giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp (giấy chứng
nhận sức khoẻ có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập và các giấy tờ khác có liên
quan đến việc xác định đối tượng ưu tiên.
VIII/ Tổ chức thực hiện:
1- Hội đồng tuyển dụng chịu trách nhiệm việc tuyển dụng theo đúng quy định
của Pháp luật.
2- Các thành viên hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức
thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức được ban hành kèm
theo Quyết định số: 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/6/2006 của Bộ Nội vụ “về việc ban
hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức”.
3- Phòng Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị bố trí phòng thi và mọi cơ sở vật chất
khác giúp Hội đồng thi tuyển hoàn thành tốt công việc.
Kết quả tuyển dụng:
Qua kì tuyển dụng viên chức năm 2009 của huyện Tiên yên đã đạt kết quả sau:
Giáo viên: 116
Chia ra:
- Mầm non: 39
- Tiểu học: 47
- Trung học cơ sở: 30


Y tế : 8




Văn hóa – TT – Thể Thao: 02

Thành lập Hội đồng tuyển dụng Viên Chức Năm 2009
Ông:

Hoàng

Mạnh Phó chủ tịch UBND huyện

Chủ tịch Hội


Hưng

đồng

Ông: Phạm Phú Cam
Ông:

Hoàng

Trưởng phòng Nội vụ huyện

Phó chủ tịch HĐ

Văn Chánh văn phòng HĐND và UBND


Quang

huyện

Bà: Trịnh Kim Yến

Trưởng phòng Lao động-TB & XH

Uỷ viên

Uỷ viên

huyện
Ông: Nguyễn An Ninh

Chuyên viên phòng Nội vụ huyện

UV, kiêm thư ký

Tuyển dụng viên chức năm 2010 ( Giáo viên mầm non)
STT

Đơn vị

Chỉ tiêu tuyển

1

Trường mầm non Hoa Hồng


4

2

Trường Mầm non Tiên Lãng

2

3

Trường Mầm non Đông Ngũ

11

4

Trường Mầm non Đông Hải

8

5

Trường Mầm non Yên than

4

6

Trường mầm non Hải Lạng


3

7

Trường Mầm non Phong Dụ

1

8

Trường Mầm non Hà Lâu

5

9

Trường PTCS Đồng Rui

2

Tuyển cho Cấp Mầm non

10

Trường PTCS Đại Thành

1

Tuyển cho Cấp Mầm non


Tổng cộng

Ghi chú

41

Yêu cầu:
Có bằng tốt nghiệp Trình độ từ Trung cấp Sư phạm Mầm non trở lên.
Điều kiện dự tuyển:
- Là những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số:
116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và những người đã tốt nghiệp có


×