Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại NHÀ máy xử lý nước THẢI BÌNH HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 49 trang )

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................1

1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty...................................................................26
2. Vốn đầu tư: 70.000.000.000 đồng (bảy mươi tỉ đồng)..................................................26
2.1 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................26
2.1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty..........................................................................................................27
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty...................................................................................................27
2.1.2 Trình độ, năng lực và số lượng cán bộ – công nhân viên.....................................................................27

2.2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty ............................................................................28
2.2.1 Xử lý chất thải nguy hại........................................................................................................................28
2.2.2 Tái sinh, tái chế chất thải.....................................................................................................................28
2.2.3 Dịch vụ và tư vấn về môi trường..........................................................................................................28
2.2.4 Thiết kế và thi công các hệ thống xử lý................................................................................................28
2.2.5 Kinh doanh về lĩnh vực môi trường......................................................................................................28

2.3 Địa bàn hoạt động được phép.....................................................................................28
2.4 Quan hệ hợp tác..........................................................................................................29
1. Điều kiện tự nhiên và quy mô của nhà máy....................................................................29
3.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................................29
3.2 Quy mô nhà máy.....................................................................................................................................29
(Lô B4 – B21 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP.HCM)......................................................................29

a. Các hạng mục trong nhà máy...........................................................................................29
b. Phân khu chức năng trong nhà máy.................................................................................30
c. Cơ sở vật chất...................................................................................................................31


Cơ sở vật chất từ nhà máy của công ty..........................................................................................................31
Cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm dịch vụ phân tích và thực hiện các nghiên cứu khoa học....................31

d. Năng lực xử lý của nhà máy............................................................................................32
Dịch vụ cầu cảng, sân bay ..............................................................................................................................32
Ngành sản xuất, gia công linh kiện thiết bị điện tử,cơ khí chính xác..............................................................32

SVTH: Trần Quốc Oai

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Sản xuất ôtô, motơ các loại ..........................................................................................................................33
Sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm................................................................................................33

1. Quy trình xử lý..............................................................................................................33
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện xử lý chất thải........................................................................34

2. Các phương pháp xử lý tại công ty môi trường Việt Úc..............................................34
Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý. Sau đó, dựa theo thành phần của mỗi loại
chất thải, sẽ được tiến hành phân loại, lưu trữ trước khi xử lý. Các công nghệ xử lý chất thải được áp dụng
tại công ty Việt Úc:...........................................................................................................................................34
2.1 Xay, cắt hủy hình dạng chất thải ............................................................................................................35
2.2 Công nghệ đốt chất thải..........................................................................................................................35
2.3 Chưng cất thu hồi dung môi phế thải .....................................................................................................35
2.4 Tái chế dầu và nhớt.................................................................................................................................35

Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ chưng cất dầu nhớt thải.......................................................................................36
2.5 Tái chế chì...............................................................................................................................................36
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ tận dụng xỉ chì......................................................................................................37
II.6 Súc rửa phuy, thùng dính chất thải nguy hại ............................................................................................37
Phuy, thùng dính CTNH như dầu, nhớt, sơn và hóa chất các loại sẽ được súc rửa và thu hồi tái sử dụng.....38
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ súc rửa thùng phuy chứa hóa chất......................................................................38
2.7 Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải...........................................................................................................39
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang thải........................................................................39
2.8 Hóa rắn chất thải....................................................................................................................................40
Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ hoá rắn.................................................................................................................41

3. Thực tế về phương pháp xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt tại Công ty Môi trường
Việt Úc..................................................................................................................................41
3.1 Sơ đồ công nghệ.....................................................................................................................................41
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp...........................................................42
3.2 Sơ đồ khối...............................................................................................................................................42
Hình 3.3: Sơ đồ khối công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp...................................................43

1. Nguån gèc dù ¸n (Xây dựng nhà máy):............................................................................................................46
SVTH: Trần Quốc Oai

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

PHẦN
I:

NHÀ
MÁY
XỬ

NƯỚ
C
THẢI
BÌNH
HƯN
G
Chương I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập
- Mục đích chung :
Quản lý tốt hoạt động thu và xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
- Mục đích cụ thể :
Tìm hiểu về quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học của Nhà máy xử lý nước thải
Bình Hưng
Nội dung thực tập
- Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của Nhà máy.
- Các hoạt động quản lý: thu và xử lý tại Nhà máy.
- Nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải của Nhà máy.
2. Phương pháp thực tập
- Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của Nhà máy.
- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên, kỹ sư…của
Nhà máy.
- Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình xử lý nước thải.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin và viết báo cáo
3. Chương trình thực tập
Tìm hiểu quy trinh xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
- Sơ đồ công nghệ .

- Quy trình vận hành .
- Sản phẩm sau khi xử lý.
.
Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG
1. Giới thiệu về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:
SVTH: Trần Quốc Oai

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là đơn vị quản lý vận hành thuộc công ty thoát nước
đô thị.Nhà máy được xây dựng tại ấp 5,xã Bình Hưng,huyện Bình Chánh, TP HCM,xung quanh
được bao bọc bởi kinh Tắc Bến Rô.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc gói thầu E,có giá trị đầu tư lớn hơn 1.400 tỷ
đồng. Thuộc giai đoạn I của dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến Nghé,sử
dụng nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của chính phủ Nhật Bản. Đây là dự án do ban quản lý
Đông-Tây và môi trường nước TPHCM là chủ đầu tư,với tổng mức đầu tư lớn hơn 4.163 tỷ
đồng,trong đó vốn (ODA) là hơn 3.213 tỷ đồng,vốn đối ứng là 950 tỷ đồng.
Nhà máy được khởi công từ tháng 11/2004 và hoàn thành vào tháng 12/2008 do nhà thầu
là Liên Danh NES(Nishimatsu construction Co,Ltd,Ebara corporation và shimizu construction
của Nhật Bản)thi công.
Nước thải ban đầu được thu gom từ hệ thống cống bao của các cửa xả dọc theo sông Sài
Gòn-Bến Nghé-Tàu Hủ.Sau đó, trạm bơm Đồng Diều chuyển tiếp nước thải về nhà máy bằng
đường ống được đặt ở dưới hầm(dài 3 km)
Chất lượng nước sau xử lý thải ra kênh rạch đạt giới hạn Loại B(TCVN-5945-2005
BTNMT)

Công Suất của nhà máy :gồm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn I:141.000 m3/ngày (giai đoạn hiện nay) xử lý toàn bộ nước thải của dân cư
thuộc phạm vi gần 1000 hecta,cụ thể là các Quận 1,3,5, và 10.
- Giai đoạn II:469.000 m3/ngày.Nhà máy sẽ xử lý toàn bộ nước thải đô thị của lưu vực
rộng hơn gần 3000 ha thuộc 11 quận,Huyện,trong đó tại các quận trung tâm như
1,3,5,6,7,8,10,11…sẽ không còn xả trực tiếp xuống kênh rạch như hiện nay mà được
thu gom bằng hệ thống cống bao,đưa về nhà máy xử lý thành nước sạch trước khi đổ
ra kênh.
- Giai đoạn III:512.000 m3/ngày.Cải tiến chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xã
thải Loại A TCVN 5945-2005.
2. Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy xử lý nước Bình Hưng:
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là một trong năm gói thầu trong dự án cải thiện môi
trường nước thành phố.Được biết đây mới là giai đoạn một xây dựng nhà máy giai đoạn hai nhà
thầu sẽ làm các tuyến các cống bao phía quận 4, 8 chạy dọc kênh đôi-kênh tẻ.Theo kế hoạch đến
năm 2020 có tất cả chín nhà máy xử lý môi trường nước được xây dựng. Nhà máy xử lý nước
thải ở Bình Chánh là nhà máy đầu tiên trong chín nhà máy,hiện có 4 nhà máy xử lý nước thải
khác cũng đang trong giai đoạn mời thầu
Dự kiến năm 2020-2025 Tp.HCM sẽ xin chính phủ xây dựng thêm tám nhà máy xử lý
nước thải tương tự lúc này toàn thành phố có 17 nhà máy xử lý nước thải và đi đôi là môi trường
nước bị ô nhiễm sẽ được cải thiện tốt hơn.
Nhà máy này khởi công xây dựng từ tháng 11-2004 do ban quản lý đại lộ Đông tây và môi
trường nước TP làm chủ đầu tư và do nhà thầu là liên doanh N.E.S (Nishimatsu Construction
Co.,Ltd,Ebara corporation và Shimizu Corporation của nhật bản)thi công.Đây là nhà máy xử lý
có quy mô lớn nhất nước hiện nay,nước thải sau xử lý sẽ đạt loại B trước khi thải ra môi trường.

SVTH: Trần Quốc Oai

4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng 100triệu USD. Nhà máy cũng là một trong những
hạng mục chính thuộc dự án cải thiện môi trường nước Tp.HCM lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến
nghé-kênh đôi-kênh tẻ được sự tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) do PMU
ĐLĐT & MTN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 4.163 tỷ đồng.
Trong đó, vốn vay ODA của nhật bản là 23.994 triệu yên(3.213 tỷ đồng),còn lại là vốn đối
ứng của Nhà nước
3. Địa điểm xây dựng, nguồn tiếp nhận, và các quy chuẩn:
Địa điểm: Xã Bình Hưng-Bình Chánh- Tp.HCM
Khi nhận nước thải từ trạm bơm Đồng Diều(quận 8) nước sẽ đi qua bể lắng,bể sục khí, bể
lắng thứ cấp sau đó qua bể khử trùng trước khi thải ra song rạch
Mục tiêu chính của dự án là cải thiện môi trường nước và chất lượng nước song ngòi lưu
vực phía Bắc kênh Tàu Hũ-Bế Nghé thuộc địa bàn quận 1,3,5,10.
 SƠ ĐỒ THU GOM NƯỚC THẢI:

Hình 1.1 : Sơ đồ tuyền cống thu gom nước thải
Hằng ngày nhà máy tiến hành 2 đợt kiểm tra,đo nhanh chất lượng nước tại bể sục khí để
phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.
Các thiết bị tại nhà máy hầu hết là vận hành theo cơ chế tự động.Do đó nhân viên vận
hành luôn quan sát để kịp thời khắc phục sự cố xảy ra.
Một tuần,nhân viên phòng quản lý môi trường thuộc công ty thoát nước đô thị sẽ có 2 lần
xuống nhà máy lấy mẫu mang về phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.Mẫu được lấy tại các vị
trí nước đầu vào tại bể phân phối,đầu ra tại bể lắng sơ cấp,đầu ra bể sục khí,đầu ra bể lắng
cuối,đầu ra bể khử trùng,đầu vào và đầu ra bể cô đặc bùn trọng lực.
Kết quả phân tích của nhà máy sẽ so với QCVN 24-2009 BTNMT. Tuy xử lý nước thải
sinh hoạt nhưng Nhà Máy Nước Thải Bình Hưng được xem như là một đơn vị sản xuất,nên nước
SVTH: Trần Quốc Oai


5


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thải đầu ra sẽ so với quy chuẩn về nước thải công nghiệp chứ không so với quy chuẩn QCVN 142009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Tínhchất nước thải đầu vào và đầu ra như sau:
Thông số

Đầu vào (mg/l)

Đầu ra (mg/l)

BOD5

≤165

≤50

SS

≤165

≤100

Bảng 1.2:Ttính chất của nước thải
4. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy(hệ thống xử lý)

Với diện tích xây dựng là 14 ha sơ đồ bố trí nhà máy như sau:

Bể lắng

Nhà điều hành chính

Nhà tách nước

Trạm bơm nâng
Bể sục khí

Nhà ủ phân

Nhà thổi khí
Nhà khử trùng
Nhà kho

Hình 1.2: sơ đồ bố trí nhà máy

SVTH: Trần Quốc Oai

6


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Nước
thải
Rác
Xử lý riêng

Scr

Nước tách bùn
Bể nước tái
quay vòng

Trạm bơm
năng

Bùn
Bể phân phối
nước
Bể lắng sơ cấp

tươi
Bể cô đặc
trọng lực

Bùn dư

Bể sục khí

Bể bùn dư

Bể lắng thứ

cấp
Bể khử trùng

Thiết bị cô
đặc bùn ly
tâm

Máy thổi
khí

Châm
giaven

Bbể bể hỗn
hợp
Grrt Thiết bị tách nước
ly tâm

Kênh tắc Bến


Phân compost

CHÚ THÍCH:
Đường nước
Đường bùn
2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:
Nước thải thu gom từ các quận về trạm bơm Đồng Diều. Được dẫn đên trạm bơm nâng
của nhà máy qua song chắn rác thô rác được mang xử lí riêng nước đưa hệ thống phân phối đều
SVTH: Trần Quốc Oai


7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

nước đến bể lắng sơ cấp. Tại bể lắng sơ cấp cặn bẩn có thể lắng và một phần của BOD không tan
được loại bỏ trong bể, bùn lắng trong bể này gọi là bùn tươi và được đưa đến bể cô đặc trọng lực.
Nước từ bể lắng sơ cấp đưa qua bể sục khí để xử lí sinh học. Tại bể sục khí các chất ô
nhiễm sẽ được loại bỏ bởi bùn hoạt tính trong điều kiện hiếu khí. Nước thải được trộn với bùn
tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp. Nước tiếp tục qua bể lắng thứ cấp(bể lắng cuối) để thu sinh khối,
sinh khí, vi sinh vật và bùn hoạt tính. Một phần bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được tuần hoàn
trở lại bể sục khí mục đích giữ nồng độ bùn hoạt tính(MLSS). Phần bùn còn lại trong bể lắng thứ
cấp gọi là bùn hoạt tính dư(bùn dư) đưa tới thiết bị cô đặc bùn ly tâm. Sau khi ra khỏi bể lắng thứ
cấp được đưa qua bể khử trùng, nước được khử trùng bằng hóa chất giaven. Thời gian lưu nuoc1
trong bể tối thiểu khoảng 30 phút. Nước sau khi đánh giá đạt tiêu chuẩn nước thỉa theo QCVN
24:2009/BTNMT cột B. Cuối cùng nước thải ra ngoài kênh Tắc Bến Rô theo của xả.
Phần xử lí bùn: Bùn tươi từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc trọng lực, tại bể bùn được phân
tách bằng trọng lực tạo ra bùn và nước, bùn cô đặc tiếp tục được đưa tới bể bùn hỗn hợp, còn
nước đưa về trạm bơm nâng. Bùn hoạt tính dư từ bể lắng thứ cấp đưa đến bể bùn dư. Bùn từ bể
bùn dư đưa qua thiết bị cô đặc bùn ly tâm bùn đưa tiếp đến bể bùn hỗn hợp. Tại bể bùn hỗn hợp
bùn cô đặc được trộn lẫn với bùn tươi cô đặc và được đưa qua thiết bị tách nước bùn ly tâm. Tại
thiết bị tách nước bùn ly tâm hỗn hợp bùn tạo bông cặn châm polime, bùn đã tách nước tạo ra
bánh bùn và đưa tới hạng mục làm phâm compost còn nước đưa qua bể nước tái quay vòng sau
đó bơm về trạm bơm nâng.
3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH
3.1: TRẠM BƠM NÂNG
Trong nhà máy xử lý nước thải, nước thải sau khi loại bỏ Chất rắn lơ lửng ( SS) và BOD bằng

quá trình vật lý hoặc sinh học sẽ được xả thải ra ngoài nhà máy. Bùn tạo ra trong quá trình xử lý
sau khi được cô đọng và tách nước sẽ được ủ làm phân. Sản phẩm phân compost sẽ được đưa ra
khỏi nhà máy.
Trạm bơm nâng:
Trong công tác xử lý nước thải, nước thải được xử lý sơ bộ tại Trạm bơm nâng.
1) Ngăn tách cát
Các thành phần hạt vô cơ như cát và hạt nặng khác có thể chìm trong nước sẽ lắng ở
đây và được loại bỏ ra ngoài. Nếu không được loại bỏ ở phần xử lý sơ bộ, các hạt cát
trong bể lắng sơ bộ hoặc bộ phận phía sau có thể gây mài mòn bất thường các thiết bị
cơ khí hoặc bơm bùn và có thể gây tắc ống do lắng đọng trong đó.
2) Giếng bơm
Nước thải sau khi được loại bỏ cát cùng với nước thải rửa lọc sẽ được bơm tới hạng
mục xử lý nước thải.
3.2: HẠNG MỤC XỬ LÍ NƯỚC THẢI
Các chất rắn có thể lắng dễ dàng được loại bỏ ở bể lắng. Thông qua quá trình oxi hóa sinh
học chất hòa tan và quá trình phân giải bằng xử lý sinh học trong bể hiếu khí, BOD và SS
được loại bỏ. Sau đó nước thải được khử trùng bằng clo và nước thải sau khi xử lý được
thải ra ngoài.

SVTH: Trần Quốc Oai

8


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Loại bỏ BOD và SS


Loại bỏ BOD

Loại bỏ BOD và SS

Khử trùng

Bể lắng sơ bộ
Bể sục khí
Bể lắng cuối
Bể khử trùng
Hình 2-1: Loại bỏ BOD và SS trong hạng mục xử lý nước thải
Bảng A-1: các chất ô nhiễm quan trọng trong nước thải và công nghệ xử lý được sử dụng để loại
bỏ chất ô nhiễm:
Chât ô nhiễm

Lý do quan trọng

Công nghệ

Chất rắn lơ lửng Chất rắn lơ lửng có thể dẫn đến tích đọng
Lắng
( SS)
bùn và hình thành điều kiện kỵ khí khi nước Song chắn
thải không xử lý được thải ra môi trường
Lọc
nước.
Các chất hữu cơ Bao gồm chủ yếu là protein, cacbonhydrat Các dạng của công
có thể phân hủy và chất béo, các chất hữu cơ có thể phân nghệ bùn hoạt tính
sinh học
hủy sinh học được định lượng phổ biến nhất

bằng chỉ số BOD (nhu cầu oxi sinh học) và
COD (nhu cầu oxi hóa học).
Nếu thải bỏ nước thải chưa xử lý ra môi
trường, quá trình ổn định sinh học sẽ dẫn
đến suy kiệt nguồn oxi tự nhiên và tạo ra sự
phát triển của điều kiện phân hủy kỵ khí.

SVTH: Trần Quốc Oai

9


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BỂ LẮNG SƠ CẤP
- Thể tích bể : 10V= 10(13x5x3) = 2250 m3
- Thời gian lưu trong 1h: 2250/5870=0,38h
- Thời gian lưu trong 1 ngày : 0,38 x 24 = 9,12 h
a. Nhiệm vụ:
Bể lắng tiếp nhận nước thải thô trước khi đi vào xử lý sinh học (bể sục khí) được gọi là bể
lắng sơ cấp. Các chất rắn có thể lắng và một phần của BOD không tan sẽ được loại bỏ trong bể
này. Chất rắn được loại bỏ trong bể này gọi là bùn tươi và được đưa đến bể cô đặc bùn trọng lực.
Nhìn chung tái thủy lực ở đây đạt được hiệu quả loại bỏ 30 đến 40% BOD và SS trong nước thải
thô.
b. Nguyên lí hoạt động:
- Nước thải đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể, để phân phối đều nước trên toàn
bộ diện tích ngang của vùng lắng.
- Các hạt cặn tách ra khởi nước bằng trọng lực xảy ra ở vùng lắng.

- Nước sau khi lắng được thu về các máng đặt ở cuối bể.
- Cặn lắng tích lũy trong vùng chứa cặn được tấm gạt cặn chạy bằng dây xích đặt
ngập trong bể, gạt dồn về máng thu đặt ở đầu bể.
- Bơm hút cặn đặt gần máng đầu bể để hút cặn về bể cô đặc trọng lực.
c. Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
• Dễ thiết kế xậy dựng và vận hành
• Áp dụng cho lưu lượng lớn
- Nhược điểm:
• Chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng khá cao.
BỂ SỤC KHÍ

Phương pháp sinh học xử lý nước thải là phương pháp đặc biệt quan trọng trong công
nghệ xử lý nước thải: .
Phương pháp sục cải tiến được áp dụng trong nhà máy này. Công nghệ này một trong
những công nghệ bùn hoạt tính, nó rút ngắn thời gian sục khí, giảm nồng độ MLSS. Các chất ô
nhiễm được loại bỏ bởi bùn hoạt tính trong điều kiện hiếu khí. Khí cần thiết cho quá trình xử lý
được cấp từ máy thổi khí thông qua các ống khuếch tán.
Công nghệ bùn hoạt tính, nước thải được hòa trộn với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp này đi vào
bể sục khí, tại đây vi sinh vật và nước thải được trộn cùng với lượng lớn khí. Dưới điều kiện đó,
vi sinh vật oxi hóa một phần chất hữu cơ trong chất thải thành cacbonic (CO2) và nước tổng hợp
thành các tế bào vi sinh mới
SVTH: Trần Quốc Oai

10


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Hiệu quả xử lí đạt được trong công nghệ sục khí phụ thuộc trực tiếp vào khả năng lắng
của bông bùn sinh học, bông bùn này kết tụ và lắng xuống bằng trọng lực trong bể lắng cuối .
Công nghệ bùn hoạt tính được điều chỉnh bằng lượng khí cung cấp, thời gian sục khí, tỉ lệ
bùn tuần hoàn, kiểm soát MLSS (hỗn hợp chất rắn lơ lửng, tải trọng BOD trên một đơn vị thể
tích, tỉ lệ BOD và vi sinh vật, (thức ăn vi sinh vật ), tuổi bùn .
Tỉ lệ bùn tuần hoàn

Q

2
2
= Q × 10
1

Q1: lưu lượng nước tính bằng m3/ngày
Q2: lượng bùn tuần hoàn m3/ngày
Tỉ lệ MLSS
=

( Q1 × SS ) + ( Q2 × Rss )
Q1 + Q2

SS: nồng độ chất rắn trong nước thải
Rss : nồng độ chất rắn của bùn tuần hoàn
Thời gian sục khí bằng thời gian lưu thủy lực
=

V
× 24h / ngày

Q

V: là thể tích của bể sục khí
Tải trọng BOD trên một đơn vị thể tích
=

Q × BOD
V

BOD: trong nước thải (mg/l)
Tỉ lệ BOD và vi sinh vật
=

Q × BOD
V × MLSS

MLSS: hỗn hợp chất lơ lửng và nước trong bể sục khí (mg/l)
Tuổi bùn
=

MLSS × V
SS × Q

BỂ LẮNG CUỐI

a.Nhiệm vụ:
SVTH: Trần Quốc Oai

11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Bể lắng tiếp sau bể lắng sinh học (bể sục khí) được gọi là bể lắng cuối. Mục đích của lắng
trọng lực là để thu sinh khối vi sinh vật, bùn hoạt tính. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn
trở lại và trộn lại với nước thải. Bùn tuần hoàn được đưa trở lại bể sục khí để giữ nồng độ bùn
hoạt tính (MLSS) cần thiết cho xử lý nước thải.
Bùn hoạt tính mới tiếp tục được tạo ra trong bể sục khí, và lượng bùn dư được tạo ra hàng
ngày được giọ là bùn hoạt tính dư (bùn dư) được đưa tới thiết bị cô đặc bùn ly tâm.
b.Nguyên lý hoạt động:
Nước thải đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể, để phân phối đều nước trên toàn diện
tích ngang của vùng lắng.
Các hạt cặn tách ra khỏi nước bằng trọng lực xảy ra ở vùng lắng.
Nước sau khi lắng được thu về các máng thu đặt ở cuối bể.
Căn lắng tích lũy trong vùng chứa cặn được các tấm gạt cặn chạy bằng dây xích đặt ngập
trong bể, gạt dồn về máng thu đặt ở đầu bể.
Bùn hoạt tính trong bể được tuần hoàn trở lại bể sục khí và lượng bùn dư hằng ngày đưa
về thiết bị cô đặc ly tâm.
c. Ưu nhược điểm:
- Ưu:
• Dễ thiết kế xây dựng và vận hành
• Áp dụng cho lưu lượng lớn.
- Nhược:
• Chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng khá cao.
• Hậu quả xử lý thấp hơn bể lắng tròn.
BỂ KHỬ TRÙNG
a.Nhiệm vụ:
Nước chảy tràn từ bể lắng cuối được khử trùng bằng cách châm nước giaven trong bể khử

trùng. Mục đích của khử trùng nước đã xử lí đầu ra là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi các vi
sinh vật chưa hoạt hóa bao gồm vi khuẩn thương hàn, colifom, vi rút và động vật nguyên sinh.
Cuối cùng nước thải đã xử lí được xả ra ngoài qua cống xả.
b.Nguyên lý:
Nước ra khỏi bể thứ cấp đưa qua bể khử trùng bởi đường ống dẫn nước vào. Nước phân
bố đều cho các ngăn của bể theo dòng chảy zic zắc. Hóa chất Javen 12% được châm vào tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng. Nước lưu trong bể rồi
cuối cùng đưa ra ngoài kênh Tắc Bến Rô qua cống xả.
c.Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
• Thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất.
• Áp dụng cho lưu lượng lớn.
• Dễ thiết kế.
SVTH: Trần Quốc Oai

12


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Nhược điểm: chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng cao.
3.3 Hạng mục cấp nước
Một phần nước thải đã khử trùng được sử dụng trong nhà máy xủ lí nước thải.
1)Dòng ra thứ cấp
Một phần nước thải đã khử trùng đi vào bể dòng ra thứ cấp, một phần trong đó được lọc
cát, phần còn lại được đưa tới hạng mục xử lí nước thải và hạng mục xử lí bùn và được quay
vòng lại.
2)Bể lọc cát

Phương pháp lọc cát bao gồm phương pháp lọc trọng lực và lọc áp lực. Ở đây sử dụng
phương pháp lọc áp lực. Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước đã xử lí đầu ra được giảm xuống
dưới 20 mg/l. Khi chênh áp tăng trong quá trình lọc, bể lọc sẽ rửa lọc định kì. Nước trong bể
nước đã lọc được sử dụng để rửa lọc bể lọc cát định kì.
1)Bể nước đã lọc
rửa lọc bể lọc cát hoặc đưa tới thiết bị cô đặc bùn trọng lực, tách nước bùn li tâm, máy
thổi khí và bể hóa chất.
2)Bể nuốc thải rửa lọc
Nước thải rửa lọc từ bể lọc cát được đưa tới bể nước thải rủa lọc, lưu giữ tại đây và sau đó
được bơm tới giếng bơm (tại trạm bơm nâng) để xử lí.
3.4 Hạng mục xử lí bùn
Xử lí và thải bỏ chất rắn và bùn phát sinh từ xử lí nước thải là một trong những công nghệ
quan trọng nhất. Công nghệ cô đặc được sử dụng để giảm thể tích bùn. Công nghệ tách nước
cũng được sử dụng để giảm thể tích bùn.

Hàm lượng ẩm 99%

Hàm lượng ẩm 97%

Hàm lượng ẩm 80%

Hàm lượng bùn 1%

Hàm lượng bùn 3%

Hàm lượng bùn 20%

Bùn lắng

Bùn cô đặc


Bánh bùn

NHIỆM VỤ:
Bùn tươi được đưa ra từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc bùn trọng lực. Tại bể này bùn được
tách bằng trọng lực. Bùn cô đặc được đưa tới bể bùn hỗn hợp.
1)Bể cô đặc bùn trọng lực
Bùn tươi được đưa từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc bùn trọng lực. Tại bể này bùn được
phân tách bằng trọng lực. Bùn cô đặc được đưa tới bể bùn hỗn hợp.
SVTH: Trần Quốc Oai

13


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2)Thiết bị cô đặc bùn li tâm
Bởi vì bùn hoạt tính dư có bùn sinh học nên nó không dễ dàng cô đặc bởi trọng lực. Thiết
bị cô đặc bùn li tâm tạo ra bùn cô đặc (bùn dư) trong dải hàm lượng bùn khoảng 4%.
3)Bể bùn hỗn hợp
Bùn tươi cô đặc và bùn hoạt tính dư cô đặc được trộn lẫn với nhau trong bể bùn hỗn hợp.
Nó tạo ra bùn có thể tách nước ổn định nhờ hòa trộn đều. Hỗn hợp bùn được đưa tới thiết bị tách
nước.
4)Thiết bị tách nước bùn li tâm
Hỗn hợp bùn sau khi tạo bông nhờ châm polime sẽ được quay li tâm trong thiết bị tách
nước bùn li tâm và được tách nước. Polime tốt nhất cho tách nước rát khác nhau tùy thuộc vào
tính chất của bùn. Qúa trình này tạo ra bánh bùn với hàm lượng bùn 20% hoặc hơn, tùy thuộc
vào tính chất của bùn. Bùn đã tách nước được đưa tới hạng mục làm phân compost.

5)Bể tách nước quay vòng
Nước tách ra từ thiết bị cô đặc bùn và tách nước bùn li tâm được dưa tới bể nước tái quay
vòng sau đó bơm tới giếng bơm (tại trạm bơm nâng).
3.5 Hạng mục làm phân compost
Quá trình làm phân compost được sử dụng để tạo ra vật liệu giống mùn có thể sử dụng
như chất cải tạo đất. Ủ phân compost là quá trình ổn định của chất rắn hữu cơ ẩm bởi quá trình
sinh học tự nhiên khi chất hữu cơ được tạo đống và tạo điều kiện thông khí. Bên cạnh việc phân
hủy chất hữu cơ có thể bị thối rữa, mục tiêu của ủ phân compost còn là tiêu diệt vi sinh vật gây
bệnh và giảm khối lượng, thể tích chất thải.
1)Nhà lên men sơ cấp:
Phân compost tuần hoàn được trộn với bùn tách nước để tạo giống cho vi sinh vật lên
men. Thêm nữa trấu cũng được trộn vào để điều chỉnh độ ẩm và tăng độ rỗng khí. Lên men diễn
ra trong điều kiện hiếu khí để tạo thuận lợi cho sự phân giải của vi sinh vật. Qúa trình ủ diễn ra
trong nhà nhằm tiêu diệt vi sinh vật như khuẩn hình que và giảm độ ẩm.
2)Nhà lên men thứ cấp:
Lên men diễn ra trong điều kiện hiếu khí, sự phân hủy của vi sinh vật được tăng cường ở
đây, vật liệu mùn được tạo ra và hiệu chỉnh đươc hàm lượng độ ẩm. Qúa trình lên men dần ổn
định và đạt tới độ ngấu.
3)Bể lọc khử mùi qua đất:
Khí gây mùi từ nhà lên men được hút bằng quạt và dược cấp vào từ phía dưới bể lọc khử
mùi qua đất. Khí gây mùi đi qua bể và thành phân gây mùi được loại bỏ nhờ hoạt động của vi
sinh vật trong đất. Sau khi khử mùi, khí thoát ra ngoài khí quyển.
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH TẠI NHÀ MÁY
1. Sự cố thường gặp và cách khắc phục :
1.1. Xử lý sự cố :
Xử cố sự cố cho kiểm soát sử lý nước và xử lý bùn. Cách sử lý sự cố dưới đây là biện
pháp xử lý cho bất kỳ vấn đề cụ thể nào phát sinh tại bất kỳ điểm nào trong nhà máy.
Triệu chứng
SVTH: Trần Quốc Oai


Nguyên nhân có thể

Biện pháp xử lý
14


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.1.Trạm bơm
nâng
- Mức nước giếng
bơm “HH”.

1.1.2.Bể lắng sơ cấp
- pH quá thấp.
- Dòng chảy tắt.
- Ống tắt thường
xuyên do bùn tươi độ
đặc cao.

- Bùn nổi lên mặt.

- Bùn rút ra rất
loãng .

- Bùn thỉnh thoảng
SVTH: Trần Quốc Oai


- Cửa đầu vào có thể không
được đóng hoàng toàn do
vướng phải vật cản trở.
- Thiếu mỡ cho trục của
cửa.

- Loại bỏ vật cản trở ra khỏi
cửa đầu vào.

- Bùn lên men.
- Đặt cửa tràn đầu vào
không đều.
- Tích tụ bùn tươi trong bể
lắng sơ cấp do thời gian lưu
quá dài.
- Cát quá nhiều trong bùn.

- Tăng số lượng rút bùn ra.
- Hiệu chỉnh đặt cửa tràn
đầu vào.
- Tăng số lượng chu kỳ rút
bùn ra.

- Cánh gạt bùn bị mòn hoặc
hư hỏng cần trở gạt bùn
xuống hố thoát.
- Đường ống xả bùn tươi bị
tắc.
- Van bùn tươi không mở
hoàn toàn.

- Bùn bắt đầu phân hủy.
- Có thể bùn được rút ra quá
nhanh hoặc bơm bùn tươi
vận hành trong thời gian
quá dài.
- Bể lắng sơ cấp quá tải thủy
lực.
- Chảy tắt trong bể lắng sơ
cấp.
- Tích tụ bùn trong bể lắng
sơ cấp không ổn định do
thay đổi lồng độ chất rắn lơ
lửng trong nước đầu vào.
- cánh gạt bùn bị mòn hoặc
hư hỏng cản trở gạt được
bùn xuống hố thoát. Do đó
dẫn đến thời gian lưu bùn

- Bổ sung mỡ cho trục của
cửa đầu vào.

- Kiểm tra chất lượng hàm
lượng cát trong bùn. Kiểm
tra hệ thống loại bỏ cát.
- Tháo cạn bể và kiểm tra độ
nở hoặc thay thế cánh gạt
nếu cần
- Thông đường ống bằng khí
hoặc phun nước áp lực cao.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh

van.
- Tăng số lượng chu kỳ rút
bùn ra
- Giảm số lượng chu kỳ rút
bùn ra
- Đo lưu lượng nước vào bể
- Kiểm tra mức của từng cửa
tràn đầu vào để lưu lượng
nước vào bể lắng sơ cấp đều
nhau.
- Cần thay đổi chu kỳ rút
bùn ra.Bởi vậy chu kỳ cần
được thiết lập cho từng ngày
trong tuần. Cần kiểm tra
thường xuyên xem chu kỳ
thiết lập đã phù hợp chưa.
15


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đặc, thỉnh thoảng
loãng.

quá dài..
- Thời gian lưu bùn quá dài.
- Đường ống xả bùn tươi bị
tắc.


- Bùn hoặc nước thải
đen và có mùi ( bùn
lên men ).

- Thời gian quay của cào
bùn quá chậm
- Tần xuất loại bỏ váng củ
thiết bị thu váng chưa đủ
- Mô men xoắn vượt quá giá
trị thiết kế tác động tới cơ
cấu cào bùn

- Bánh xe không được căn
chỉnh thẳng
- Đường chạy bị bẩn.

- Váng bọt tích tụ trên
bề mặt bể.
- Động cơ có thể bị lỗi..
- Cơ cấu cào bùn bị
- Khớp nối bị vỡ.
ngắt ra
- Đường hút bị tắc.
- Đường ống xả bị tắc.

- Mài mòn quá mức
bánh xe cào bùn

- Bơm bùn không

bơm bùn
SVTH: Trần Quốc Oai

- Vải rách… tắc bánh công
tắc hoặc bánh công tắc bị
mòn.
- Van một chiều trên đường
ống xả tắc đóng .
- Van cách ly đóng.

- Làm cạn bể và kiểm tra độ
hở hoặc thay thế cánh gạt
nếu cần thiết.

- Tăng số lượng chu kỳ rút
bùn.
- Thông ống bawngd cách
xử dụng khí nén hoặc vòi
phùn nước áp lực.
- Tăng tốc độ quay.
- Tăng tần xuất loại bỏ váng
của thiết bị thu váng.
- Kiểm tra tỉ trọng bùn và
giảm nó nếu yêu cầu.
- Kiểm tra động cơ.
- Kiểm tra cài đặt thiết bị
bảo vệ.
- Làm cạn bể lắng sơ cấp và
kiểm tra tắc cào bùn trong
bể.

- Căn chỉnh thẳng bánh xe.
- Làm sạch bề mặt trên đó
bánh xe chạy.
- Kiểm tra động cơ.
- Thay thế khớp nối.
- Thông tắc sử dụng khí nén
hoặc vòi phun áp lực cao.
- Thông đường ống bằng khí
nén hoặc vòi phun nước áp
lực.
-Làm sạch bánh công tác và
thay thế nếu cần.
-Làm sạch van.

16


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Kiểm tra tất cả van đều mở

1.1.3.Bể sục khí.
- Tình trạng xấu của
bùn hoạt tính.

- Đông tụ không tốt
- Bông bùn nhỏ hoặc nhẹ


- pH quá thấp.

- Xả ra nitorat hóa.

- Bùn màu nâu đen
hoặc đen.

- Thời gian lưu bùn hoạt
tính trong bể sục khí quá
lâu.

- Váng trắng hoặc bọt
trên bể sục khí.

- Mức nồng độ oxy hòa tan
thấp.
- Tuổi bùn quá ngắn dưới
điều kiện MLSS thấp.

1.1.4.Bể lắng thứ
cấp.
- Chỉ số SVI cao dẫn
đến chất rắn đi theo
nước.

- Nồng độ chất rắn
cao trong nước ra.

SVTH: Trần Quốc Oai


- Tuổi bùn có thể quá ngắn
hoặc quá dài .
- Nồng độ oxy hòa tan thấp
trong bể sục khí.
- Bể lắng cuối bị quá tải
thủy lực.
- Tỷ lệ quay vòng bùn tuần
hoàn quá thấp.
- Tải chất rắn trong bể lắng
cuối quá lớn.

- Kiểm tra nồng độ oxy hòa
tan trong bể sục khí.
- Hiệu chỉnh lưu lượng khí.
- Nồng độ oxy hòa tan thấp.
- Tăng lưu lượng khí.
- Nồng độ oxy hòa tan cao.
- Giảm lưu lượng khí.
- Lưu lượng khí được kiểm
soát ( giảm giá trị nồng độ
oxy hòa tan ).
- Giảm nồng độ MLSS bằng
cách tăng nước thải cho đến
khi tình trạng được cải
thiện.
- Tăng cường sục khí.
- Tăng tuổi bùn.

- Thay đổi tuổi bùn bằng
cách thay đổi nồng độ

MLSS.
- Tăng cường sục khí.
- Kiểm tra lưu lượng tới bể
lắng cuối và giảm nó nếu có
thể.
- Tăng tỷ lệ quay vòng bùn
tuần hoàn.
- Giảm nồn độ MLSS trong
bể sục khí.
17


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Bùn tuần hoàn quá
đặc dẫn đến ống bị
tắc.
- Bùn rất loãng được
rút ra.

- Nồng độ MLSS quá cao.
- Bùn dư tích tụ trong bể
lắng cuối
- Cánh gạt bùn bị hư hỏng
ngăn cản gạt bùn được
xuống hố thoát.
- Bùn được rút ra quá nhanh
tại bể lắng cuối.

- Tần suất loại bỏ váng của
thiết bị thu váng không .

- Giảm nồng độ MLSS.
- Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn.
- Làm cạn bể và kiểm tra tay
gạt.
- Giảm tỷ lệ quay vòng bùn
tuần hoàn.
- Tăng tần suất loại bỏ váng
bởi thiết bị thu váng.

- Váng tích tụ trên bề
mặt.

1.1.5.Xử lý bùn.
Bể cô đặc bùn
trọng lực
- Nước tách ra có
nhiều chất rắn.
- Mùi.
- Cô đặc không đủ.

- Bơm ngắt quá tải.

- Tách nước bùn
không tốt.

- Vách tràn không bằng.
- Chỉnh bằng vách tràn.

- Tải quá mức lên bể cô đặc. - Giảm thời gian cấp bùn
trong ngày tới bể cô đặc.
- Tăng tỷ lệ rút bùn ra.
- Bùn phân hủy..
- Giảm tỷ lệ chảy tràn.
- Tỷ lệ chảy tràn cao.
- Giảm tye lệ rút bùn ra.
- Tỷ lệ rút bùn cao.
Chỉnh bằng vách tràn dòng
- Chảy tắt của dòng chảy
ra.
tràn.
- Thông tắc.
- Tắc ống rút bùn.
- Hiệu chỉnh gioăng.
- Gioăng không đúng.
- Làm sạch bơm..
- Vật lạ trong bơm.
- Tăng tỷ lệ rút bùn ra.
- Bùn quá đặc.
- Lựa chọn polyme đúng
- Lựa chọn polyme không
theo tiêu chuẩn bùn.
đúng.
- Hiệu chỉnh tỷ lệ cấp hóa
- Tỷ lệ cấp hóa chất không
chất theo tính chất bùn.
đúng.
- Kiểm tra tình trạng lưu trữ
- Hiệu chỉnh polyme bị

polyme.
giảm sau thời gian lưu giữ
lại.
- Polyme được hòa trộn ở tỷ - Kiểm tra nồng độ polyme.
lệ không định trước.

1.1.6.Hạng mục khử
SVTH: Trần Quốc Oai

18


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trùng.
- Rò rỉ hóa chất
NaclO.

- Kiểm tra gioăng và màng
của bơm nước javen.
- Tắc khí hoặc khí hóa của
nước javen.

-Thay thế gioăng hoặc
màng.
- Xả khí.

- Tắc cát bởi chất rắn lơ

lửng.

- Kiểm tra lưu lượng rửa lọc
và rửa khí đúng.

- Lưu lượng xả không
đủ
( Thấp hơn thiết kế ).
1.1.7.Hạng mục cấp
nước.
- Rửa lọc bể lọc cát
khởi động thường
xuyên.

BẢO DƯỠNG:
Kiểm tra hàng ngày và định kì các thiết bị xử lí nước, xử lí bùn, nhà ủ phân compost, trạm
bơm Đồng Diều. Nắm được các dấu hiệu xự cố để kịp thời khắc phục, lập kế hoạch sủa chữa làm
tăng tuổi thọ nhà máy. Theo dõi chất lượng bùn khi đã tách nước và phân ủ, diều chỉnh lượng
polime cho phù hợp.
Công tác bảo dưỡng: thay dầu và chất bôi trơn, thay vật liệu tiêu dùng, phụ tùng…, chỉnh
độ căng của xích tải, điều chỉnh phốt lam kín, trao đổi vận hành thiết bị, vận hành định kì máy
phát điện, sơn bảo dưỡng…
Công tác sửa chữa nhỏ: sửa chữa phòng ngừa sự cố, thực hiện công tác sửa chữa, ghi lai lý
lịch sửa chữa, kiểm soát an toàn trong khi sửa chữa…
Công tác vệ sinh: vệ sinh đường nước thải, các bể lắng. Vệ sinh các điện cực, các thiết bị
cơ điện và phần xung quanh, vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc thiết bị và dụng cụ, vệ sinh cơ sở vật
chất và cảnh quan.

SVTH: Trần Quốc Oai


19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

PHẦN II: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA
Chương I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập
- Mục đích chung :
Quản lý tốt hoạt động thu và xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
- Mục đích cụ thể :
Tìm hiểu về quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định chất thải cho
kênh Đen của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Nội dung thực tập
- Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của Nhà máy.
- Các hoạt động quản lý: thu và xử lý tại Nhà máy.
- Nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải của Nhà máy.
2. Phương pháp thực tập
- Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của Nhà máy.
- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên, kỹ sư…của
Nhà máy.
SVTH: Trần Quốc Oai

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình xử lý nước thải.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin và viết báo cáo
3. Chương trình thực tập
Tìm hiểu quy trinh xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định chất thải cho
kênh Đen
- Sơ đồ công nghệ .
- Quy trình vận hành .
- Sản phẩm sau khi xử lý.
-

Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA
Kênh Đen tọa lạc phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Kênh tiếp nhận lưu vực thoát
nước khoảng 785ha và hiện tại tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khoảng hơn 120.000 người sống
ở khu vực rất nghèo của thành phố. Ngoài ra chúng ta chưa thống kê được có bao nhiêu thể tích
nước thải công nghiệp không được xử lý xả vào kênh. Màu đen của kênh đúng như tên gọi mà
được nhiều người biết đến “kênh nước Đen”.
Công trình nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa được hai chính phủ Việt Nam và
Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xây dựng dựa theo thiết kế của nhóm nghiên cứu Trường Đại
học Gent và Liege – Bỉ (BBV). Ban QLDA 415 có điều chỉnh thiết kế chi tiết của BBV trong quá
trình xây dựng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhà thầu chính là liên doanh giữa Công
ty Balteau (Bỉ) và Tổng Công ty Thủy lợi 4 (VN). Giám sát thi công là Trung tâm Tư vấn và
Chuyển giao Công nghệ (CTC) - Trường Đại học Thủy lợi (VN).
Công nghệ dùng cho Nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa là hồ sục khí và hồ ổn định chất
thải, mục đích chính của công trình là xử lý một thể tích nước bẩn và nước cống rãnh chảy vào
kênh Đen và xây dựng một khu vực giải trí thông qua diện tích mặt nước của các hồ. Công suất
thiết kế của Nhà máy là 30.000m3/ngày và dự tính mở rộng đến 46.000m3/ngày vào năm 2020.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa bắt đầu vận hành từ tháng 12/2005 do Ban
QLDA 415 quản lý. Đến tháng 6/2006 Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1 cùng với Công ty

Thoát nước Đô thị TP.HCM tiếp nhận công trình này, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo
dưỡng là Xí nghiệp Vận hành Bảo dưỡng Công trình xử lý nước thải (hiện nay là Xí nghiệp
XLNT Bình Hòa) trực thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP.HCM.

SVTH: Trần Quốc Oai

21


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

I.

6

II.
A. MÔ TẢ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH- DESCRIPTION OF WORKS
1. Cửa lấy nước vào - Inlet (Số 1, 2& 3 trong bản vẽ tổng thể - No. 1, 2 & 3 on plan)
Công trình cửa lấy nước vào bao gồm đập chuyển đổi dòng (1) từ kênh Đen với một cửa
vào và các song chắn rác thô lấy rác bằng phương pháp thủ công, một nhà máy bơm (2) với 3
bơm trục vít, mỗi bơm có công suất là 0,176 m3/s (2 vận hành và 1 dự phòng) và 1 khoảng trống
SVTH: Trần Quốc Oai

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

thứ tư dự trù để lắp đặt thêm 1 bơm trong tương lai; hai kênh lắng cát (3) và mương chia nước.
Lưu lượng được đo bằng đầu dò cảm ứng theo cao độ dòng nước. Chất lượng nước đầu vào và
đầu ra theo thiết kế có các giá trị trung bình như sau:

2. Các hồ sục khí - Aeration lagoon (Số 6 trong bản vẽ tổng thể - No. 6 on plan)
Có hai hồ sục khí, mỗi hồ có 8 thiết bị sục khí, hiện đang vận hành theo chế độ nối tiếp.
Cao độ mực nước đỉnh là 3,23m và chiều sâu mức nước là 4,0m. Diện tích mỗi hồ sục khí là
1,485ha. Vì thế thể tích chứa nước của mỗi hồ sục khí xấp xỉ 5.950m3.
3. Các hồ lắng - Sedimentation ponds (Số 7 trong bản vẽ tổng thể – No. 7 on plan)
Có 2 hồ lắng (mỗi hồ cho 1 dây chuyền xử lý). Cao độ mực nước đỉnh là 2,98m và chiều
sâu của lớp nước là 4,0m mỗi hồ, diện tích 0,94ha.
4. Các hồ hoàn thiện - Maturation ponds (Số 8, 9, 10 trong bản vẽ tổng thể - No.8, 9,
10 on plan)
Có 6 hồ hoàn thiện, 3 hồ cho 1 dây chuyền xử lý. Cao độ mực nước đỉnh lần lượt là
2,73m, 2,48m và 2,23m tương ứng cho mỗi đơn nguyên. Chiều sâu của lớp nước trong hồ hoàn
thiện duy trì ở mức 1,5m, với diện tích xấp xỉ 2,4 ha cho hồ thứ nhất, 2,5ha cho hồ thứ hai và 3,3
ha cho hồ cuối cùng

SVTH: Trần Quốc Oai

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

B. QUẢN LÝ BÙN - SLUDGE MANAGEMENT

1. Sản lượng bùn - Sludge production
Bùn tồn tại ở dạng lơ lửng trong hồ sục khí sẽ lắng ở hồ lắng khi dòng chảy đi vào hồ này.
Sản lượng bùn ước tính khoảng 560 tấn/năm, tương đương 30m3 bùn lỏng/ngày. Với 6 tháng vận
hành liên tục, chiều dày lớp bùn trong hồ lắng tích lũy ở đáy khoảng 30cm.
2. Bơm bùn và làm khô bùn - Sludge pumping and drying
Bùn sẽ được bơm từ đáy hồ lắng trong giai đoạn 15 ngày với lưu lượng 400m3/ngày. Việc
bơm bùn này sẽ thực hiện 2 lần/năm vào mùa khô, bơm xả vào sân phơi bùn (số 11 trong bản vẽ
tổng thể). Bùn sẽ được làm khô trong thời gian 10 tuần cho mỗi lần. Trọng lượng bùn khô sau 10
tuần ước tính là 300 tấn.

C. KIỂM SOÁT
Kiểm soát các công việc có thể bằng tay hay tự động, dựa trên mức nước. Hiện tại, việc
vận hành cơ bản là bằng tay. Các nhân viên vận hành sẽ cho chạy 2 bơm trục vít và quản lý việc
loại bỏ cát khi cần thiết. Rác trên song chắn rác tại cửa vào được vệ sinh hàng ngày.
Hai đơn nguyên xử lý nước thải có thể được vận hành song song hoặc nối tiếp. Việc phân
chia lưu lượng phụ thuộc vào yêu cầu của nhân viên vận hành và hiệu quả xử lý của quy trình
công nghệ. Đối với vận hành song song, dòng chảy được phân chia vào 2 đơn nguyên xử lý ngay
tại cửa chia nước. Đối với vận hành nối tiếp, tất cả lưu lượng đầu vào sẽ chảy trực tiếp vào hồ
sục khí đầu tiên và sau đó thì sang hồ sục khí thứ hai. Sự phân chia lưu lượng sẽ được phân chia
sau hồ sục khí thứ hai.
Số lượng thiết bị sục khí cho các hồ tại bất kỳ thời gian nào sẽ phụ thuộc vào nồng độ Oxy
hòa tan trong hồ sục khí. Giá trị DO sẽ được đo hàng ngày tại các điểm khác nhau trong dây
chuyền xử lý. Nồng độ DO trong các hồ sục khí thông thường nên duy trì từ 2mg/l đến 4mg/l.
Trên đây là các thông số cơ bản của quá trình xử lý tại Nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa,
ngoài ra các thông số khác cũng có ảnh hưởng đến quy trình hoạt động như: nồng độ của các kim
loại nặng trong nước thải công nghiệp, nhiệt độ và độ kiềm (giá trị pH) của dòng ào đều ảnh
hưởng đến nhu cầu Oxy và kết quả nồng độ Oxy hòa tan trong nước.

SVTH: Trần Quốc Oai


24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: GS-TS. Trần Đức Hạ

PHẦN III: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VIỆT – ÚC
Chương I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập
- Mục đích chung :
Quản lý tốt hoạt động thu gom, phân loại, xử lý và vận chuyển CTNH của công ty môi trường
Việt Úc
- Mục đích cụ thể :
Tìm hiểu về quá trình xử lý CTNH bằng công nghệ lò đốt của công ty môi trường Việt Úc.
2. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của công ty.
- Các hoạt động quản lý chất thải rắn: thu gom, vận chuyển và xử lý tại công ty.
- Nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng vận chuyển và xử lý chất thải của
công ty.
3. Phương pháp thực tập
- Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của công ty.
- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên, kỹ sư…của
công ty.
- Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình vận chuyển chất thải từ các khu công
nghiệp, khu chế xuất cũng như mô hình thu gom rác ở các khu vực nhỏ lẻ…đến nơi xử lý.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin và viết báo cáo
4. Chương trình thực tập
Tìm hiểu quy trinh xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt
- Sơ đồ công nghệ của lò đốt

SVTH: Trần Quốc Oai

25


×