Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN giáo dục toàn diện cho học sinh lớp năm thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.74 KB, 13 trang )

I. MỞ ĐẦU
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo
một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một
nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi
đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể
và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng...”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp
giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định
giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong
muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt
đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh:
“Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự
nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát
triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự
tin và làm chủ cuộc sống.
Luật giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) đã xác định : “ Mục
tiêu của giáo dục phổ thong là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục học sinh thông qua hai con đường :
dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi con
đường có những ưu thế riêng, song Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
( HĐGDNGLL ) do đặc trưng của mình, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
toàn diện cho học sinh. Thời lượng dành cho HĐGDNGLL cũng đã được qui định
1



trong Kế hoạch giáo dục Tiểu học của chương trình Tiểu học đã được Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT kí ban hành ngày 5/5/2006.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, tổ chức HĐGDNGLL chưa có được
những mô hình cụ thể, xem như hết sức mới mẻ đối với nhà trường, các giáo viên
vẫn còn lung túng chưa định hình được hình thức và nội dung tổ chức ra sao khiến
cho HĐGDNGLL không mang lại hiệu quả thiết thực mà chỉ là tính đối phó.
Qua thời gian triển khai HĐGDNGLL trong trường TH Phường 1, bản thân
tôi cùng với đồng nghiệp trong khối lớp Năm mạnh dạn đúc kết một số kinh
nghiệm trong thực tiễn để góp phần Giáo dục toàn diện cho học sinh lớp Năm
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
II/. Mục tiêu của chuyên đề :
HĐGDNGLL ở lớp 5 nhằm :
-Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã được học
qua các môn văn hóa.
-Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận
dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, phát
triển vốn trí thức về các lĩnh vực đời sống xã hội cho học sinh; góp phần phát triển
toàn diện nhân cách cho các em.
-Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống
của cuộc sống, phát triển ở học sinh các kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi
như : kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy
sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ
năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng xác định mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ
năng hợp tác nhóm,…
Qua đó thực tiễn đã chứng minh được HĐGDNGLL tạo cơ hội cho học
sinh gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội
III/. Nội dung chuyên đề :
2



1/. Vị trí :
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là hoạt động mang tính
chất pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo
dục Đào tạo.
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ,
hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
2/. Vai trò :
HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách phát
triển toàn diện cho học sinh, bởi vì :
2.1 HĐGDNGLL mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo, mở :
- Các HĐGDNGLL có thể tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong năm
học; với thời lượng linh hoạt, có thể từ 30 đến 150 phút
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như : theo nhóm,
theo lớp, theo khối lớp, trường hoặc liên trường.
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo các hình thức đa dạng khác nhau; có thể sử
dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nội dung hoạt động cũng rất đa dạng.
Đó là một lợi thế lớn mà việc dạy học trên lớp không thể có được. Điều này
giúp cho việc tổ chức các HĐGDNGLL dễ thực hiện hơn, dễ đáp ứng được những
nhu cầu của các đối tượng học sinh khác nhau.
2.2 HĐGDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp cao của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống thực tiễn
Vd : Khi dạy bài Đạo dức “ Em là học sinh lớp Năm” và bài “ Có trách
nhiệm về việc làm của mình” mà dẫn dắt cho các em thực hành những hành vi ứng
xử tốt trong giao tiếp, trong hành động ở mọi lúc mọi nơi.
2.3 HĐGDNGLL tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm các
kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống
3



Vd: Khi dạy môn Khoa học của chương đầu tiên “ Con người và sức khỏe”,
ta cho các em thảo luận thoải mái những vấn đề xung quanh trong cuộc sống mà
nội dung bài học yêu cầu cần đạt; từ đó các em có cơ hội được thực hành, trải
nghiệm và biết tự bảo vệ bản thân mình.
2.4 HĐGDNGLL tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh được tham gia một cách
tích cực, trên cơ sở giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết
2.5 Các hình thức đa dạng của HĐGDNGLL giúp cho việc chuyển tải các
nội dung giáo dục tới học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn
2.6 HĐGDNGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
IV/. Kế hoạch thực hiện chuyên đề :
1/. Xây dựng kế hoạch :
Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho HĐGDNGLL là cần
thiết và quan trọng. Nội dung HĐGDNGLL ở lớp Năm được Vụ Giáo dục Tiểu học
biên soạn bao gồm 9 chủ đề lớn theo từng tháng, từ tháng 9 năm trước đến tháng 5
năm sau. Đây cũng là 9 chủ đề đồng tâm từ lớp Một đến lớp Năm. Đó là :
Chủ đề tháng 9 : Mái trường thân yêu của em
Chủ đề tháng 10: Vòng tay bè bạn
Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Chủ đề tháng 1 : Ngày Tết quê em
Chủ đề tháng 2 : Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Chủ đề tháng 3 : Yêu quý mẹ và cô
Chủ đề tháng 4 : Hòa bình và hữu nghị
Chủ đề tháng 5 : Bác Hồ kính yêu
Mỗi chủ đề sẽ gồm 3 – 4 hoạt động gợi ý để giáo viên tham khảo, lựa chọn
và vận dụng sáng tạo trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh lớp Năm.


4


Căn cứ vào hướng dẫn trên, Ban giám hiệu Trường TH Phường 1 đề ra kế hoạch số
109/KH – THP1, ngày 03 tháng 9 năm 2015. Cụ thể là :
Tháng

Chủ đề

9

Truyền thống
nhà trường

10

Chăm ngoan
– Học giỏi

11

Nhớ ơn thầy cô

12

Uống nước
nhớ nguồn

01+02


Mừng Đảng –
Mừng Xuân

Các hoạt động
1.Tổ chức tuyên truyền cổ động chào mừng
CM tháng 8 và Quốc khánh 2/9 và ngày hội “
Toàn dân đưa trẻ đến trường”
2.Thực hiện nội quy học sinh; phát động phong
trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”
3.Thực hiện tốt tháng ATGT
4.Giáo dục ý nghĩa ngày 2/9; 5/9
5. XD nề nếp thể dục giữa giờ; hoạt động Đội
Sao
1.Giáo dục học sinh biết ý nghĩa ngày 1/10;
15/10; 20/10
2.Chỉ đạo việc triển khai chương trình rèn
luyện Đội viên cho khối lớp 4 & 5
3.TPT tập huấn cho GVCN và BCH Liên Đội
4.Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nội quy HS
5.Tổ chức HKPĐ cấp trường. Cho HS&GV tìm
hiểu tên trường
6.Tổ chức ĐH Liên Đội
1.GVCN tổ chức sưu tầm tranh ảnh nói về thầy
cô. Tham gia dự thi báo ảnh
2.GVCN cùng TPT thực hiện tốt việc triển khai
bài hát múa của tháng và chuyên hiệu rèn luyện
Đội viên
3.Tuyên truyền về ngày 20/11
1.GVCN tập luyện cho HS viết VSCĐ ở lớp dự

thi cấp trường.
2.Tuyên truyền ý nghĩa lịch sử ngày 22/12
3.Tiếp tục giáo dục HS thực hiện tốt nề nếp,
nội quy của nhà trường
4.Tổ chức sinh hoạt kỹ niệm ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam
1.Tuyên truyền ý nghĩa lịch sử ngày 9/1; 3/2.
HS tìm hiểu tên Bí thư Đảng : Trường, Phường,
Thị xã.
2.GVCN cùng TPT tổ chức tập luyện tham gia
dự thi văn nghệ
5


3

Chào mừng Ngày
quốc tế Phụ nữ

4

Mừng ngày
chiến thắng 30/4

5

Kính yêu Bác Hồ

3.Duy trì tốt nề nếp học tập trước và sau Tết
4.Chỉ đạo thực hiện tốt nội quy học sinh

1.Tuyên truyền ý nghĩa lịch sử 8/3 ; 26/3
2.Cho HS biết Bí thư Đoàn trường ; Phường ;
Thị xã
3.GVCN phối hợp với TPT thực hiện lịch công
tác Đội của tháng.
4.Phối hợp với TPT tổ chức tốt buổi sinh hoạt
kỹ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn 26/3
5.GVCN cùng TPT thực hiện tốt công tác kiểm
tra Đội, Sao và tập huấn công tác Đội, Sao.
1.Tuyên truyền ý nghĩa lịch sử ngày 30/4
2.Tổ chức các hoạt động học tập vui chơi và
tìm hiểu truyền thống cách mạng.
3.GVCN phối hợp TPT tập huấn múa hát Đội,
Sao theo kế hoạch của tháng.
4.Có kế hoạch kiểm tra HSSS công tác Đội,Sao
1.Tuyên truyền ngày 1/5; 7/5; 15/5; 19/5
2.Trao đổi nội dung về 5 điều Bác Hồ dạy
3.Sưu tầm về tranh, ảnh, mẫu chuyện, bài hát
nói về Bác Hồ
4. Tổng kết năm học

*Một số điểm cần chú ý:
- Những hoạt động cụ thể được trình bày ở bảng trên không mang tính bắt
buộc mà là những hoạt động gợi ý. Chúng ta cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của lớp mà lựa chọn và tổ chức các hoạt động một cách phù hợp, sáng tạo.
- Ngoài các hoạt động trên, chúng ta còn có thể tổ chức cho học sinh chơi các
trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, tham gia các
câu lạc bộ theo sở thích của các em
2/.Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh lớp Năm

2.1 Thiết kế hoạt động
Một HĐGDNGLL thường được thiết kế bao gồm các mục sau :
Tên hoạt động…………………………
6


a/.Mục tiêu hoạt động ( Xác định rõ HS cần đạt được gì sau hoạt động )
b/.Thời lượng ( Dự kiến thời lượng cần thiết để thực hiện hoạt động )
c/.Quy mô hoạt động ( Xác định rõ hoạt động được tổ chức theo nhóm, theo tổ, lớp,
khối lớp, trường hay cụm trường )
d/.Tài liệu và phương tiện ( Xác định rõ những tài liệu phương tiện cần thiết để
thực hiện hoạt động )
đ/.Các bước tiến hành
e/.Tư liệu tham khảo ( Tùy nội dung hoạt động, tư liệu có thể bao gồm các bài hát,
bài thơ, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu đố, trò chơi, tranh, ảnh, tình huống, kịch
bản tiểu phẩm/băng hình, truyện, thông tin, sự kiện thực tế, trường hợp điển hình…
2.2 Tổ chức hoạt động
Thường bao gồm các bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị
Ở bước này, giáo viên cần phổ biến để học sinh nắm được mục đích, nội
dung, yêu cầu của hoạt động và hướng dẫn các em chuẩn bị các tư liệu, phương tiện
và vốn kiến thức cần thiết để thực hiện hoạt động ( Vd như : Chuẩn bị tập các tiết
mục để tham gia lien hoan văn nghệ, ôn kiến thức để tham gia hội vui học tập,
chuẩn bị trang bị để tham gia ngày hội hóa trang…). Tuy nhiên tùy theo tính chất
hoạt động, thời gian dành cho học sinh chuẩn bị dài hay ngắn. Thậm chí có những
hoạt động đơn giản có thể không cần chuẩn bị trước
Bước 2 : Tiến hành hoạt động
Tùy theo quy mô và tính chất hoạt động, địa điểm tổ chức có thể là lớp học,
hội trường, sân trường, phòng truyền thống của trường hoặc ở một địa điểm ngoài
nhà trường. Bước này bao gồm một số bước nhỏ sau :

1/. Tuyên bố lí do, giới thiệu tên hoạt động, mục đích ý nghĩa của hoạt động
2/. Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động
3/. Học sinh thực hiện hoạt động
Bước 3 : Tổng kết đánh giá hoạt động
7


Gv cần phải tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá hoạt động, bình chọn
các nhóm, cá nhân có ý thức và có kết quả hoạt động tốt. việc đánh giá hoạt động
phải công khai, công bằng, chính xác. Nên có phần thưởng, dù nhỏ để động viên
khích lệ học sinh.
Khi kết thúc hoạt động, giáo viên nên tổng kết lại về ý nghĩa giáo dục của
hoạt động và dặn dò, giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo
V/. Kết luận sư phạm
1/. Kết luận :
a/.Về phía giáo viên
Chúng ta cần có nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của viện tổ
chức các HĐGDNGLL cho học sinh lớp Năm, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
tham gia các HĐGDNGLL
b/. Về phía học sinh
- Giúp học sinh dạn dĩ hơn trong giao tiếp, biết cách cư xử tốt với bạn bè,
yêu thương và giúp đở nhau trong học tập và sinh hoạt ở trường, ở lớp. Các em
luôn quý trọng thầy cô, biết yêu trường yêu lớp, gắn bó bạn bè; biết hiếu thảo với
ông bà cha mẹ theo từng chủ đề sinh hoạt.
- Được đến trường là một niềm vui của các em, các em luôn mong muốn
đến lớp dù bất cứ hoàn cảnh nào. Thể hiện rõ nét nhất là các em không vắng mặt
một buổi học nào ở lớp.
2/. Bài học kinh nghiệm
- Tổng phụ trách, phụ trách Đội, giáo viên và những người có trách nhiệm
tổ chức HĐGDNGLL phải nhiệt tình và có năng lực thiết kế hoạt động, năng lực tổ

chức cho học sinh tham gia hoạt động và năng lực đánh giá hoạt động, phải chuẩn
bị thật tốt cho cả thầy và trò ở tất cả các bước.
- Cần huy động và khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống đã
có của học sinh. Tạo cơ hội học sinh được chủ động suy nghĩ, bày tỏ ý tưởng, bảo
vệ các ý tưởng và thực hành các hoạt động ý tưởng của các em với sự cố vấn giúp
8


đỡ của các lực lượng giáo dục. Các em cần được tạo điều kiện cùng thầy, cô giáo
và bạn bè tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ xây dựng kế
hoạch hoạt động, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động.
- Sự nghiệp trồng người là một sự nghiệp cao cả mà không phải ai cũng
làm được. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có cái tâm yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên
chủ nhiệm phải là linh hồn của lớp.Vì thế, người giáo viên mang trên vai một trách
nhiệm rất lớn, làm một công việc không đơn giản chút nào. Muốn hoàn thành được
nhiệm vụ này, người giáo viên phải luôn học hỏi, nâng cao tay nghề, luôn có sự đầu
tư, sáng tạo trong suốt quá trình giảng dạy lâu dài
- Trong chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và những nội dung
chưa thật hợp lí. Mong quý thầy cô chân thành góp ý để chuyên đề được hoàn hảo
hơn.
XIN CẢM ƠN !

9


GIÁO ÁN MINH HỌA
Người thực hiện : Lâm Thị Mộng Tiền
Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 A
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHÀO MỪNG LẦN THỨ 41 NGÀY GIẢI PHÓNG

HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
( 30/04/1975 – 30/04/2016 )
I/- YÊU CẦU :
-Tạo dịp giao lưu học hỏi tìm hiểu 41 năm đất nước thống nhất và độc lập.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng ngày 30/4.
- Biết trách nhiệm của bản thân để xứng đáng với những người đã hy sinh cho Tổ
quốc.
II/-CHUẨN BỊ :
-Gv: Tư liệu gồm 10 câu hỏi, máy tính, máy chiếu, quà thưởng…
-Hs: Xem lại tư liệu 30/4/197 và bảng con.
III/-CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
1. Khởi động :

Hoạt động học sinh
Hát vui

2. Hỏi lại tên chủ đề tháng trước

“Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ”

Qua chủ đề đó, các em đã làm được điều gì
tốt ?

-Phát biểu –Hát
-Láng nghe

-Bây giờ cô mời 2 bạn lên hát bài nói về chủ
đề của tháng trước.
-Gv nhận xét

3. Tiến hành các hoạt động
a/.Giới thiệu chủ đề buổi sinh hoạt:
-Trong tháng 4/2016 ở tuần sau có ngày kỉ
niệm nào đáng nhớ nhất ?
10

+30/04 ( đúng 1 tuần nữa )


Gv: Ngày 30/04/1975 quân ta giải phóng Sài +Chú ý nghe
Gòn kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đất nước được hoàn toàn độc lập và thống
nhất, giang sơn thu về một mối.
-Để kỉ niệm ngày chiến thắng lịch sử này, cô
trò chúng ta sẽ có một chương trình “Hội thi
đố vui để học” nhằm để biết thêm về Ngày
30/4/1975, sự đổi thay của quê hương sau 41
năm qua và cũng để nhằm ôn lại một số kiến
thức cơ bản mà các em đã học trong SGK
b/ Sinh hoạt tập thể:
- Hát bài hát nói về Bác.
- Hát ,đọc thơ nói về chú bộ đội.
- Hát, đọc thơ nói về quê hương.
- GV nhận xét.
C /.Phổ biến cách chơi:
-Cả lớp chia làm 3 đội; mỗi đội sẽ cử đại diện
kiểm tra kết quả của đội kia. Mỗi câu có 3 đáp
án và duy nhất chỉ có 1 đáp án đúng, mỗi em Các đội tham gia chơi
ghi kết quả vào bảng con. Đội nào sai ít nhất +Chú ý theo dõi
sẽ là đội chiến thắng. Các em sẵn sàng chưa ?


Đáp án :C1: B C2:A

c/.GV phát phiếu chấm điểm cho BGK

C4:B

C5:C

d/. Tiến hành chương trình hội thi :

C9:C

C10 :C

Mở lần lượt từng slide, nội dung câu hỏi từ
slide thứ 1 đến slide 10
4/. Tổng kết hội thi
-Gv gợi ý lớp nhận xét
-Gv nhận xét, phát thưởng
11

C3:C

C6:C C7 :C C8:C


- Xem ảnh quê hương Sóc Trăng ,ảnh Ngã
Năm.
- GD

5/Dặn dò:
-Dặn dò chuẩn bị kì sau chủ đề tháng 5.

12


13



×