Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN giúp học sinh yếu kém lớp7a trường trung học cơ sở biên giới học tập có chất lượng bộ môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.73 KB, 33 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

-

Tên đề tài: “Giúp học sinh yếu- kém lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên
Giới học tập có chất lượng bộ môn Sinh học”

-

Họ và tên tác giả: Trần Thò Lài

-

Đơn vò công tác: Trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới

1/ Lí do chọn đề tài:

-

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của
học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém.

-

Nói về chất lượng dạy và học chúng ta không chỉ nghó đến việc cố gắng giảng
dạy và học tập để nâng cao chất lượng các môn học chính như Toán, Văn, Anh,
mà chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng học tập toàn diện của học sinh,
tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình trong tất cả các môn
học.

2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:


-

Đối tượng: học sinh lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới.

-

Phương pháp nghiên cứu:

+ Đọc tài liệu.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 1


+ Trao đổi, trò chuyện.
3/ Giải pháp đưa ra giải pháp mới:
- Giải pháp đưa ra vấn đề “Giúp học sinh yếu- kém lớp7A trường Trung Học Cơ Sở
Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn Sinh học” nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh yếu - kém, giúp đỡ các em học tập ngày càng tiến bộ hơn.
4/ Hiệu quả áp dụng:
-

Chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ hơn.

-

Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học
tập tốt hơn.


5/ Phạm vi áp dụng:
- Hiện đang thực hiện ở lớp 7 trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới, nếu qua thực tiễn
thực hiện có hiệu quả tôi sẽ phổ biến áp dụng trong toàn tổ - toàn trường trong các
khóa tiếp theo và phổ biến rộng rãi các trường trong Tỉnh.

Người thực hiện

Trần Thò Lài

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 2


GIẢI PHÁP KHOA HỌC:
“ Giúp học sinh yếu - kém lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới học tập có
chất lượng bộ môn Sinh học”

A- MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
- Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì vấn đề
“chất lượng giáo dục” cũng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dạy
và học như thế nào để tạo ra được thế hệ tương lai là những người phải thật sự
năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của xã hội,
biết tiếp cận và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống khi đất nước đang
trên đà phát triển như vũ bảo về khoa học, công nghệ thông tin.
- Nói về chất lượng dạy và học chúng ta không chỉ nghó đến việc cố gắng giảng
dạy và học tập để nâng cao chất lượng các môn học chính như Toán, Văn, Anh,
mà chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng học tập toàn diện của học sinh, tạo
điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình trong tất cả các môn học.

- Là giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học tôi luôn quan tâm và tìm mọi biện pháp
để giúp học sinh của mình học tập ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong số các

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 3


lớp tôi đã dạy, lớp 7A là lớp có nhiều học sinh theo tôi là yếu, kém nhất, khả năng
tiếp thu kiến thức mới cũng như tái hiện kiến thức cũ quá chậm, điều đó luôn thúc
đẩy tôi phải làm thế nào để tìm ra giải pháp mới giúp nâng dần chất lượng học tập
của học sinh, vì vậy tôi quyết đònh chọn và nghiên cứu giải pháp “ Giúp học sinh
yếu- kém lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn
Sinh học”
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Khi từ giã mái trường mến yêu thời cấp I để bước vào ngôi trường mới với tất cả
những điều mới lạ, tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo mới, bạn bè mới… làm cho các
em học sinh lớp 7 vô cùng bối rối, bỡ ngỡ, chưa biết điều chỉnh cách học như thế
nào để phù hợp với từng môn học, cũng như từng giáo viên trực tiếp dạy bộ môn
đó, nên việc tiếp thu bài mới cũng như học bài cũ của các em chưa được ổn đònh,
dẫn đến chất lượng học tập của các em còn yếu, kém nhiều. Vì vậy, tôi đã chọn
học sinh lớp 7 làm đối tượng nghiên cứu, cụ thể là học sinh lớp 7A trường Trung
Học Cơ Sở Biên Giới.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
- Từ đầu năm học 2008-2009 tôi đã được phân công giảng dạy bộ môn Sinh học
khối 7. Qua giảng dạy một thời gian tôi thấy lớp 7A là lớp có nhiều học sinh yếu,
kém nhất khối nên tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu giải pháp: “ Giúp học sinh

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI


Trang 4


yếu- kém lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn
Sinh học”
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu: Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu
một số sách báo xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh như:
Sách phát triển các phương pháp dạy và học tích cực trong bộ môn Sinh
học.
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sách thiết kế bài giảng
Báo giáo dục và thời đại
Báo thế giới trong ta
Báo tài hoa trẻ
Báo thế giới mới…
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện:
Để thu thập những kinh nghiệm nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập
tôi đã tiến hành trao đổi, trò chuyện với tất cả các em học sinh được liệt kê trong
danh sách yếu – kém. Bên cạnh đó, tôi cũng đã trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm
học tập với những em học sinh khá giỏi để hướng dẫn và truyền đạt lại cho các em

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 5


yếu kém hơn. Ngoài ra, tôi cũng đã tiến hành trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để
tìm nguyên nhân học sinh yếu kém và bàn biện pháp khắc phục.

- Phương pháp trực quan:
Do nhà ở đòa phương và có thuận lợi là ở gần trường nên tôi có thể thường xuyên
quan sát, theo dõi các em trong nhiều hoạt động như học tập, lao động, vui chơi…
cũng như thường xuyên theo dõi thái độ hoc tập của các em ở lớp, sau đó ghi lại
những điều cần thiết để trao đổi, nhắc nhở và giúp các em học tập tiến bộ hơn.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 6


B- NỘI DUNG

1/ Cơ sở lí luận:
- Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, văn
hoá thông tin, và sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội… để tiếp cận
được với sự phát triển ấy thì việc đào tạo con người là vô cùng quan trọng và cấp
bách hiện nay. Để đào tạo được những con người ấy không ai khác chính là giáo
viên, vậy chúng ta phải tìm ra phương pháp giáo dục như thế nào để chất lượng
giáo dục ngày càng nâng cao, tạo ra được ngày càng nhiều người có khả năng “
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lí tưởng dân tộc và có khát vọng, hoài bão xây dựng một đất nước Việt
Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Là giáo viên ai cũng luôn mong muốn mình dạy tốt, học sinh của mình là những
người học tốt. Kết quả giảng dạy và học tập ở trường là món quà tinh thần vô giá
đối với mỗi giáo viên và học sinh. Để chất lượng giảng dạy, học tập tốt, cả giáo
viên và học sinh phải ra sức phấn đấu tìm ra nhiều phương pháp để thi đua dạy tốt,

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI


Trang 7


học tốt. Đó chính là cơ sở để tôi nghiên cứu giải pháp: “Giúp học sinh yếu- kém
lớp 7A trường Trung Học Cơ Sở Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn Sinh
học”

2/ Cơ sở thực tiễn:
- Qua 2 tháng đầu năm học 2008-2009 giảng dạy khối 7 tôi nhận thấy lớp 7A (gồm
32 học sinh trong đó có 10 nữ ) có kết quả học tập rất yếu, khả năng tiếp thu kiến
thức của các em rất chậm, cụ thể qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm như sau:

Điểm

Số học sinh
2
Tỉ lệ
6.7%

0.5-3.4
5
16.7%

3.5-4.9
5
23.3%

Cộng 5-6.4
11
10

46.7% 33.3%

6.5-7.9
4
13.3%

8-10
2
6.7%

Cộng
21
53.3%

- Tỉ lệ học sinh dưới trung bình chiếm đến 46.7%
- Đứng trước tình hình đó, tôi thật sự rất lo lắng và tìm hiểu nguyên nhân sự yếu
kém của các em. Qua một thời gian tìm hiểu, so sánh, phân tích tôi đã thu thập
được rất nhiều thông tin từ phía học sinh, gia đình và giáo viên chủ nhiệm… Cuối
cùng tôi quyết đònh chọn giải pháp: “Giúp học sinh yếu- kém lớp 7A trường Trung
Học Cơ Sở Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn Sinh học”

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 8


3/ Nội dung vấn đề:
a/ Vấn đề đặt ra:
• Thuận lợi:
-


Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cùng sự động viên
góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp.

-

Gia đình sống ở đòa phương, lại gần trường nên rất thuận lợi cho việc gặp gỡ,
trao đổi với học sinh, cũng như thuận lợi cho việc theo dõi tình hình học tập của
các em.

-

Được sự quan tâm giúp đỡ của đòa phương, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.

-

Đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời thầy, cô giáo.

-

Bản thân luôn cố gắng gần gũi, tìm hiểu và giúp đỡ, động viên các em học tập
tốt hơn.

• Khó khăn:
-

Một số học sinh nhà quá xa, bố mẹ đi làm xa, ít có ở nhà nên việc kết hợp giáo
dục với gia đình những học sinh này khó thực hiện.

-


Một số học sinh có tư tưởng bỏ học để phụ giúp gia đình nên không chú tâm
đến chuyện học hành.

-

Đa số học sinh con nhà nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nên cha mẹ ít quan tâm

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 9


đến việc học tập của con em mình.
b/ Phần chuẩn bò:
-Để chuẩn bò cho việc nghiên cứu đề tài này, trước hết tôi lọc ra một danh sách
gồm những học sinh yếu – kém.
- Thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh này qua bạn bè trong
lớp hoặc tới nhà khi có điều kiện.
- Nghiên cứu, tìm những phương pháp giảng dạy phù hợp và tiến hành thử nghiệm
trong mỗi tiết học. Cụ thể như sau: Cuối mỗi tiết học phải chuẩn bò một bài kiểm
tra nhỏ để kiểm tra sự tiếp thu kiến thức mới của học sinh như thế nào, so sánh với
kết quả của những em học trung bình trở lên.
- So sánh, đối chiếu kết quả giữa các tiết học để tìm ra phương pháp dạy học thích
hợp nhất ở lớp 7A.
- So sánh, đối chiếu kết quả với các lớp 6 còn lại, nếu thấy hiệu quả thì áp dụng
chung cho cả khối.
c/ Phần thực hiện:
- Để nghiên cứu giải pháp “Giúp học sinh yếu- kém lớp 7A trường Trung Học Cơ
Sở Biên Giới học tập có chất lượng bộ môn Sinh học” tôi đã tiến hành từng bước

như sau:
Bước 1: Lập danh sách học sinh yếu kém lớp 7A.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 10


Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân yếu – kém đối với từng đối tượng thông qua các
tiết dạy, qua thăm dò các học sinh khác trong lớp, hoặc thăm hỏi trực tiếp gia đình
(nếu có điều kiện). Cuối cùng, tôi đã rút ra được một số nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
+ 57.1% (5 học sinh) gia đình không quan tâm đến việc học hành của các em,
không xác đònh được mục đích cho con đi học đến khi nào và học để làm gì. Đa số
khi được hỏi đều cho biết cho con đi học để biết đọc, biết viết và biết tính toán là
đủ, sau đó nghỉ học để phụ giúp gia đình kiếm tiền.
+ 28.6% (4học sinh) bản thân các em mê chơi, chán học, không tự ý thức học bài ở
nhà và đến lớp không chú ý học bài mới, mặc dù gia đình và thầy cô có nhắc nhở.
+ 14.3% (2học sinh) bản thân học sinh có khả năng tiếp thu bài kém, do mất kiến
thức căn bản từ thời cấp I nên viết chưa thành câu, khi vào lớp học không hiểu bài,
không tiếp thu được kiến thức dẫn đến chất lượng học tập yếu, kém.
Bước 3: Phân loại học sinh yếu, kém thành từng nhóm có nguyên nhân giống
nhau, cụ thể:
+ Nhóm 1: Nhóm học sinh viết không thành câu.
+ Nhóm 2: Nhóm học sinh lười học, chán học.
+ Nhóm 3: Nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh không quan tâm đến
việc học của con mình.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI


Trang 11


Bước 4: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và gia đình để tìm
biện pháp giảng dạy phù hợp với tất cả các đối tượng trên:
+ Kết hợp với giáo viên bộ môn Ngữ văn để lưu ý rèn chữ, rèn câu cho đối tượng
học sinh nhóm 1.
+ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tạo động cơ, khuyến khích cho học sinh nhóm
2 tích cực học tập hơn.
+ Kết hợp với gia đình để động viên, nhắc nhở và giúp đỡ các học sinh nhóm 3 có
đủ thời gian học bài, làm bài ở nhà. Khuyên gia đình nên tạo điều kiện để các em
yên tâm học tập và ngày càng tiến bộ hơn.
Bước 5: Nghiên cứu và tìm ra phương pháp thích hợp nhất để tất cả các đối tượng
học sinh đều có thể hiểu và nhớ kiến thức dễ dàng. Để thuận lợi hơn tôi đã phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi lại cho các em như sau: Những học
sinh thuộc đối tượng nhóm 1 được ngồi bàn nhất phía đối diện với giáo viên (xen
kẽ 1-2 học sinh khá, giỏi), những học sinh thuộc nhóm 2 ngồi bàn nhất dãy bên
cạnh nhóm 1, những học sinh thuộc nhóm 3 ngồi các dãy bàn nhì, sau đó lần lượt
từ nhóm học sinh trung bình đến khá, giỏi.
- Giáo viên luôn nhắc nhở các em học bài ở nhà nghiêm túc, đến trường phải chú
ý xây dựng bài mới. Việc theo dõi kết quả học tập phân công cụ thể cho tổ trưởng,
lớp phó học tập và lớp trưởng. Sau một tháng tổng kết bộ môn một lần, nếu thấy

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 12


kết quả học tập của những học sinh yếu, kém có tiến bộ thì cứ tiếp tục thực hiện
cho đến cuối năm.

- Đối với học sinh thuộc dạng kém, viết không thành chữ, thành câu, tôi bố trí cho
một học sinh khá ngồi cạnh (có thể là lớp trưởng, lớp phó học tập…) để kiểm tra,
nhắc nhở và báo cáo tình hình ghi chép bài của các em này. Trong các tiết học
chính tôi thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ các em trong mọi họat động
từ thảo luận, ghi chép, trình bày ý kiến…để động viên, khuyến khích các em học
tập ngày càng tích cực hơn. Nếu khi các em chép bài không kòp hoặc không đúng
bài thì tôi sẽ bố trí một số tiết phụ đạo để hướng dẫn các em chép lại bài, hướng
dẫn các em cách học bài và ghi nhớ bài nhanh hơn bằng những câu hỏi đơn giản,
dễ nhớ.
Ví dụ: bài 19, tiết 22: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
- Ở bài này tôi đã hướng dẫn các em ghi nhớ kiến thức bài một cách nhanh chóng
như sau:
Phần hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá:
Tôi chuẩn bò một số loại lá lớn, nhỏ khác nhau như: Lá súng, lá rau ngót, lá rau
muống, lá tràm, lá xoài…
Cho học sinh quan sát tất cả các loại lá trên, chỉ rõ cho các em 3 phần: cuống lá,
phiến lá, gân lá. Yêu cầu học sinh quan sát kó phiến lá và hỏi:

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 13


+ Phiến lá có hình dạng, kích thước như thế nào?
+ Phiến lá có màu gì?
- Dù cho các em có kém đến đâu các em cũng thấy được phiến lá có nhiều hình
dạng, kích thước rất khác nhau (hình tròn, dài, bầu dục, mũi mác, hình tim…, kích
thước to, nhỏ, trung bình…) và đa số có màu xanh lục. Tôi nhấn mạnh đây là đặc
điểm của phiến lá và yêu cầu từng học sinh nhắc lại. Trong quá trình học sinh
nhắc đi nhắc lại cũng làm cho các em ghi nhớ được đặc điểm của phiến lá.

Giáoviên yêu cầu học sinh quan sát kó gân của 3 loại lá sau: lá mồng tơi, lá mía, lá
bèo tây. Sau đó yêu cầu học sinh phân biệt đâu là lá có gân hình mạng, hình song
song và hình cung?
- Học sinh quan sát kó kiểu gân lá và xác đònh, nếu học sinh không biết thế nào là
hình mạng, hình song song và hình cung thì giáo viên có thể giải thích: lá có gân
hình mạng là gân lá xếp chằng chòt như mạng lưới, gân lá song song là lá có gân lá
chạy dọc từ bẹ lá đến đầu phiến lá, những gân này chỉ nằm gần nhau, không
chồng chéo lẫn nhau, gân lá hình cung là lá có những gân xếp thành những vòng
cung.
-Khi nghe giáo viên giải thích chắc chắn là học sinh sẽ phân biệt đúng 3 loại gân
lá: gân lá hình mạng, gân lá hình song song và gân lá hình cung.
- Ở phần lá đơn và lá kép, tôi cho học sinh quan sát kó hai loại lá là lá cao su và lá

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 14


mồng tơi.
Hỏi: Theo em, lá nào là lá đơn, lá nào là lá kép?
Có thể học sinh sẽ trả lời với nhiều ý kiến khác nhau. Tôi sẽ cho học sinh kiểm
chứng lại bằng cách đọc phần thông tin sách giáo khoa (phần này trình bày rất cụ
thể những đặc điểm để phân biệt lá đơn và lá kép). Sau khi đọc thông tin học sinh
sẽ nhận ra bạn nào đoán đúng, bạn nào đoán sai và ghi nhớ khiến thức một cách
dễ dàng là: lá đơn thì chỉ có một cuống lá mang một phiến lá, còn lá kép thì có
một cuống lá chính, trên cuống chính mang nhiều cuống con, mỗi cuống con mang
một phiến lá. Vậy lá cao su là lá kép còn lá mồng tơi là lá đơn…
- Để kiểm chứng lại kết quả,sau bài học này tôi mời tất cả các em học sinh yếukém (14 em) quan sát một số lá cây ở khu vực gần trường, nhận biết kiểu gân lá,
loại lá kép hay lá đơn…Tôi nhận thấy hầu như 100% học sinh ghi nhớ kiến thức
một cách dễ dàng, các em nhận dạng đúng tất cả những lá tôi yêu cầu quan sát.

Và cứ như thế tôi tiếp tục thực hiện ở các bài tiếp theo.
- Ngoài ra, để học sinh yếu kém học tập có hiệu quả hơn, giáo viên phải biết tạo
động cơ học tập cho các em bằng cách: Trong các tiết học nên thường xuyên tổ
chức các trò chơi liên quan đến việc tìm hiểu kiến thức mới, tạo điều kiện cho các
em “vui để học”. Nếu làm được như thế tất cả học sinh sẽ rất hứng thú và tích cực
tham gia. Bên cạnh đó, học sinh cũng ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn, và

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 15


khắc sâu kiến thức hơn. Tôi đã áp dụng thành công phương pháp này trong nhiều
tiết dạy, ví dụ qua một số tiết như sau:
Ví dụ 1: Tiết 29, bài 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ
Khi dạy bài này ở lớp 6A2, tôi đã chuẩn bò như sau:
- Chọn “hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng” để tiến hành cho học
sinh chơi trò chơi.
- Chia lớp thành 7 nhóm (mỗi nhóm 4 - 5 học sinh), trong đó có ba nhóm học sinh
diện yếu, ba nhóm học sinh diện trung bình và một nhóm học sinh thuộc diện khá,
giỏi. Các nhóm được hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cụ thể từ khi mới tiến
hành nghiên cứu giải pháp này.
- Kẻ sẵn bảng liệt kê các loại lá biến dạng vào tờ giấy A 0 như sau:
STT

Tên vật mẫu

Đặc điểm hình thái

Chức năng của


của lá biến dạng

lá biến dạng

Tên lá biến dạng

1
2
3
4
5
6
7
- Chuẩn bò các mảnh bìa theo kích thước mỗi ô ngang của bảng, trong mỗi mảnh
bìa có ghi đặc điểm hình thái, chức năng và tên lá biến dạng (làm 2 bộ giống
nhau).

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 16


- Tiến hành hoạt động: hoạt động theo nhóm
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vật mẫu, đối chiếu với hình vẽ, lần lượt trả lời
các câu hỏi sau:
+ Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì? Vì sao xương rồng có thể sống được ở
nơi khô hạn, thiếu nước?
+ Lá chét của đậu Hà Lan và lá ngọn ở cây mây có gì khác với lá bình thường?
Biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?

+ Quan sát củ dong ta hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng? Chúng có chức
năng gì đối với chồi của thân?
+ Phần phình to của củ hành là do bộ phận nào của lá biến đổi thành và có chức
năng gì?
Học sinh quan sát vật mẫu, đối chiếu với hình vẽ, lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin để tìm hiểu đặc điểm của lá bèo
đất và lá nắp ấm.
Học sinh nghiên cứu và lónh hội thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu trả lời câu hỏi giáo viên có thể theo dõi, giúp đỡ, động
viên các nhóm yếu, để các em tích cực hoạt động hơn.
Giáo viên không nhận xét các câu trả lời của học sinh mà sửa bài bằng cách cho
học sinh chơi trò chơi “thi điền bảng liệt kê”.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 17


Giáo viên treo bảng liệt kê lên bảng, gọi 7 nhóm tham gia bốc thăm, xác đònh tên
mẫu vật nhóm cần điền.
Cho các nhóm hội ý trong 2 phút, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bàn giáo
viên tìm các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng… của lá biến dạng
để gắn vào ô trong bảng cho phù hợp. (Gắn đúng nội dung mỗi ô đạt 2 điểm, nhóm
xong trước nhất được cộng 4 điểm, nhì cộng 3.5điểm, ba cộng 3điểm, tư cộng
2.5điểm, năm cộng 2điểm, sáu cộng 1.5điểm, nhóm xong cuối cùng được cộng
1điểm).
Sau khi các nhóm hoàn thành, giáo viên nhận xét, cho điểm, yêu cầu học sinh rút
ra kết luận về một số loại lá biến dạng.
Qua hoạt động trên tất cả học sinh sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi, càng thích học
hơn, lại khắc sâu kiến thức hơn. Vì vậy trong giảng dạy chúng ta phải cố gắng tạo

mọi điều kiện để kích thích các em học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Ví dụ 2: tiết 41, bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT
Sau khi dạy xong bài này, giáo viên có thể củng cố kiến thức bằng cách cho các
nhóm chơi trò chơi.
Giáo viên phải chuẩn bò một số đồ dùng cho trò chơi như sau: một số quả và hạt
thật như: quả ổi, quả lồng mức, quả cao su, quả đậu bắp, hạt hoa sữa…, một số
tranh ảnh về quả và hạt…(10 loại quả và hạt khác nhau), 7 phiếu học tập có nội

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 18


dung:

Quả và hạt phát tán

Quả và hạt phát tán

Quả và hạt

Quả và hạt phát tán

nhờ gió

nhờ ĐV

tự phát tán

nhờ con người


Giáo viên cũng chia lớp làm 7 nhóm như cũ, cho các nhóm quan sát mẫu và tranh
vẽ, tiến hành thảo luận trong 5 phút, hoàn thành phiếu học tập. Mỗi loại quả và
hạt đúng đạt 1 điểm.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành phiếu học tập giáo viên có thể theo dõi,
giúp đỡ, động viên các nhóm yếu, để các em tích cực hoạt động hơn.
- Như vậy, trong mỗi tiết học tôi luôn tìm mọi biện pháp để tổ chức một trò chơi
cho tất cả học sinh đều có thể tham gia. Trò chơi trong học tập vừa có tác dụng
động viên, khuyến chích các em học tập, vừa tạo không khí vui tươi thoải mái
trong tiết học, bên cạnh đó trò chơi trong học tập cũng có tác dụng giúp học sinh
yêu thích môn học hơn, yêu trường, mến lớp hơn. Vì thế vừa có thể hạn chế việc
chán học, bỏ học vì sợ học bài, vừa có thể duy trì só số lớp ổn đònh hơn, vừa giúp
học sinh phát huy hết khả năng của mình trong học tập, dẫn đến kết quả học tập
của các em ngày càng cao hơn.
- Qua một học kì nghiên cứu, thực hiện giải pháp trên tôi thấy kết quả học tập của

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 19


các em ngày càng tốt hơn, cụ thể qua kết quả trung bình môn học kì I của lớp 6A 2
như sau:
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ


0
0


0.5-3.4
5
16.7%

3.5-4.9
2
6.7%

Cộng 5-6.4
7
14
23.3% 46.7%

6.5-7.9
6
20%

8-10
3
10%

Cộng
23
76.7%

- Kết quả học sinh dưới trung bình chỉ còn 23.3%, so với đầu năm là 46.7%. Qua
kết quả trên, tôi thấy có phần khả quan nên đã tiến hành áp dụng cho tất cả các
lớp 6 của trường ở học kì II. Đặc biệt, tôi quan tâm hơn đối với lớp 6A 3 vì đây là
lớp cũng có khá nhiều học sinh yếu-kém. Cứ sau mỗi bài dạy, ở mỗi lớp tôi đều

cho một bài kiểm tra nhỏ có nội dung giống nhau, sau khi chấm điểm chỉ so sánh
kết quả của những em học sinh yếu- kém ở từng lớp. Nếu lớp nào có bài điểm
thấp (dưới 5) nhiều nhất, thì tôi phải kiểm tra lại phương pháp dạy ở lớp đó, tìm
hiểu nguyên nhân và điều chỉnh phương pháp giảng dạy kòp thời.
- Ví dụ: sau khi dạy bài 32, tiết 39: CÁC LOẠI QUẢ, tôi đã cho các em làm bài
kiểm tra nhỏ(phần củng cố và luyện tập) như sau:
Chuẩn bò sẵn một bảng phụ có nội dung:
“Chọn câu trả lời đúng nhất trong các trường hợp sau:
1/ Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành 2 nhóm chính là:
a/ Nhóm quả hạch và nhóm quả khô

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 20


b/ Nhóm quả mọng và nhóm quả hạch
c/ Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả khô không nẻ
d/ Nhóm quả khô và nhóm quả thòt.
2/ Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả thòt?
a/ Quả đậu đen, quả chuối, quả bí
b/ Quả mơ, quả chanh, quả táo
c/ Quả ổi, quả cải, quả cà chua
d/ Quả chò, quả cam, quả mận.”
Kết quả 4 lớp như sau:
Lớp TSHS yếu kém Không đúng câu nào Đúng 1 câu Đúng 2 câu
6A1
8
1
3

4
6A2
14
2
7
5
6A3
9
2
4
3
6A4
7
1
1
5
- Qua đó, tôi thấy vẫn còn tình trạng học sinh không hiểu bài, không làm được bài
tập. Tôi tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân từng em và rút ra được các nguyên
nhân sau:
+ Là học sinh dân tộc, các em nghe không kòp nên nắm kiến thức không vững
(Chàm A Giốp lớp 6A1, Thò Mách Ry Giah lớp 6A3).
+ Là những học sinh có trí tuệ chậm phát triển, trí nhớ kém, khả năng tiếp thu bài
kém (Nguyễn Văn Trọng, Ninh Văn Phúc lớp 6A2; Trần Văn Phương lớp 6A3; Tạ

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 21


Văn Lượng lớp 6A4).

- Đối với những học sinh này giáo viên nên kiên trì, uốn nắn, động viên, khích lệ,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để các em có thể tham gia học tập tốt. Ngoài ra, giáo
viên nên tạo động cơ học tập cho học sinh bằng cách luôn khen ngợi, động viên
học sinh khi các em có cố gắng. Như vậy các em sẽ cảm thấy hứng thú khi đến
trường, không sợ học mà tích cực học tập hơn.
- Và tôi sẽ cố gắng phấn đấu để giúp các em học tập tốt hơn nữa ở học kì II. Dự
kiến phấn đấu kết quả ở học kì II của lớp 6A2 như sau:
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ


0
0

0.5-3.4
0
0

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

3.5-4.9
4
13.3%

Cộng 5-6.4
4
14
13.3% 46.7%


6.5-7.9
7
23.3%

8-10
5
16.7%

Trang 22

Cộng
26
86.7%


C- KẾT LUẬN:
* Việc giúp học sinh yếu kém học tập có chất lượng ở mỗi bộ môn là việc làm hết sức
cần thiết, vì khi được giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ và luôn tạo động cơ học tập các
em sẽ xác đònh được mục đích học tập của mình và sẽ cố gắng học tốt hơn, dẫn đến
chất lượng học tập của các em sẽ được nâng cao hơn, sẽ tạo tiền đề rất lớn cho các
năm học tiếp theo.
- Là giáo viên chúng ta phải thật sự yêu thương các em, phải ôn hoà, dòu dàng, lấy
thuyết phục, yêu thương là chính. Tuyệt đối không trách phạt hay la mắng học sinh.
Giáo viên phải giải quyết hài hoà hai mặt “học tập – vui chơi”, vừa tạo sự vui thích
cho các em, vừa khuyến khích, động viên, khen thưởng kòp thời để các em học tập
ngày càng tốt hơn.
- Trong lớp học nào cũng có đối tượng học sinh yếu kém, nhưng nếu các em được
quan tâm giúp đỡ học tập như thế các em sẽ cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn
đối với việc học tập, từ đó học tập tích cực hơn. Vì vậy, chất lượng học tập của các
em ngày càng nâng cao hơn, hiện tượng “ngồi sai lớp” sẽ dần dần được khắc phục và

mất hẳn trong môi trường giáo dục. Vậy, là giáo viên chúng ta phải luôn cố gắng tìm
mọi biện pháp để giúp học sinh của mình học tập ngày càng tốt, tạo ra ngày càng
nhiều những người năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, biết phấn đấu xây
dựng nước ta ngày càng giàu đẹp hơn.

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 23


* Bài học kinh nghiệm:
- Bản thân luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong nội dung cũng như phương pháp giảng
dạy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đặt biệt là những học sinh yếu kém.
- Trong giảng dạy phải biết kết hợp nhiều mặt giữa giáo viên bộ môn với giáo viên
chủ nhiệm, với giáo viên bộ môn khác, với gia đình học sinh và với đòa phương.
- Trong giảng dạy, không nên cứng nhắc, bắt buộc học sinh phải học thuộc bài một
cách gượng ép, mà phải giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, vui vẻ.
Có như vậy các em sẽ cảm thấy thích đến trường hơn, không còn cảm giác sợ học,
chán học…
- Phải có tinh thần học hỏi, mạnh dạn đăng kí dự giờ, hội giảng để nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Phải tích cực dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp và học sinh về vấn đề học tập có chất
lượng.
- Đặt biệt, phải hết sức yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần nhiệt huyết với nghề nghiệp,
sẵn sàng gần gũi, giúp đỡ học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
* Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
- Thông qua họp tổ chuyên môn, triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm.
- Hiện đang thực hiện ở lớp7A và các lớp 7 khác ở trường Trung Học Cơ Sở Biên
Giới, nếu qua thực tiễn thực hiện có hiệu quả tôi sẽ phổ biến áp dụng trong toàn tổ -


Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 24


toàn trường trong các khóa tiếp theo và phổ biến rộng rãi các trường trong Tỉnh.

Biên Giới, ngày 12 tháng 03 năm 2009
Người thực hiện

Trần Thò Lài

Giáo viên : TRẦN THỊ LÀI

Trang 25


×