3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số
2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục
tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và
du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng
thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước
cho sự phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát
triển.
Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36
- 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD,
đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35%
đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực
tiếp du lịch.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và
47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD,
đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt
chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du
lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như:
Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến
quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực
triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách
và liên quan đến du lịch.
Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các
lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Chiến lược
marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu
tư phát triển gắn liền với triển khai thuj75c hiện các chương trình, đề án phát triển du
lịch.
Theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” của thủ tướng chính phủ Hà Nội, ngày 22 tháng 01
năm 2013
•
Trong điều 1, phần 3: Các định hướng phát triển chủ yếu, về tổ chức không
gian du lịch, đã nhấn mạnh việc phát triển hệ thống tuyến du lịch gồm:
+ Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân
bay quan trọng khác.
+ Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường
Hồ Chí Minh.
+ Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng - Hoàng Sa;
Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.
+ Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.
+ Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.
Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.
•
Trong điều 2: Tổ chức thực hiện quy hoạch, chính phủ đã nêu rõ nhiệm vu của
bộ giao thông vận tải đó là:
“Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới
phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đặc biệt là hàng không, đường
biển, an toàn giao thông, công tác quy hoạch xây dựng gắn với phát triển du lịch.”
3.1.2. Chiến lược phát triển giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050
Ngày 22 tháng 02 năm 2012, thủ tướng chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong phần định hướng các ngành, lĩnh vực Hoàn thành về cơ bản hệ thống kết cấu hạ
tầng theo hướng đồng bộ và hiện đã nêu rõ chiến lược phát triển giao thông phục vụ
tải hành khách công cộng như sau:
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với
yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kế và xây dựng các công trình với kiến trúc
tiêu biểu.
- Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các
vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường
xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các
đô thị vệ tinh; hiện đại hóa các tuyến đường trục giao thông chính của thành phố.
- Xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gồm các
tuyến đường sắt trên cao và đường sắt quốc gia); xây dựng, hiện đại hóa hệ thống
quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đỗ xe…); tiếp tục
xây dựng thêm các cầu và đường ngầm qua sông Hồng với kiến trúc hiện đại, đặc
trưng cho Hà Nội; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.
- Xây dựng hệ thống các công trình ngầm: giao thông, bãi đỗ xe, kho tàng, cơ
sở thương mại - dịch vụ, tunel kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp chuyển tải điện, thông
tin… Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành để di dãn các cơ sở công
nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học và bệnh viện ra khỏi khu vực nội
thành.
- Xây dựng tuyến phố hai bên đường đồng bộ với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tuyến
đường, bảo đảm đường phố văn minh, có kiến trúc, cảnh quan hiện
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2020
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao
thông vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 vào ngày 09/07/2008 đã đưa ra chính
sách phát triển giao thông phục vụ vận tải hành khách như sau:
+ Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhiệm vụ chiến lược. Theo đó, cần tiếp
tục mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới xe buýt hiện có, phát triển
các phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao;
+ Gắn liền phát triển đô thị với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành
khách công cộng, đảm bảo phát triển đô thị một cách đồng bộ và bền vững; + Xây
dựng các chính sách đồng bộ, hợp lý nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương tiện
giao thông cá nhân, đặc biệt có chính sách phù hợp nhằm hạn chế và tiến đến giảm bớt
số lượng xe máy tham gia giao thông;
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
và vận tải hành khách công cộng thông qua những biện pháp như cải tiến cơ chế,
chính sách quản lý và cấp vốn, ưu đãi về thuế, trợ giá, …;
+ Tăng cường năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và các cơ
quan chức năng trong công tác quản lý đô thị, quản lý và thực hiện quy hoạch; + Thực
hiện các chiến dịch vận động nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng và
phát triển giao thông vận tải Thủ đô;
+ Tích cực tìm kiếm mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển giao thông vận
tải. Ưu tiên huy động các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) hoặc nguồn từ các
tổ chức tài chính - kinh tế trong và và ngoài nước cho cho các dự án lớn hoặc công
trình trọng điểm.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050
Ngày 22 tháng 02 năm 2012, thủ tướng chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong phần định hướng các ngành, lĩnh vực Hoàn thành về cơ bản hệ thống kết cấu hạ
tầng theo hướng đồng bộ và hiện đã nêu rõ chiến lược phát triển giao thông phục vụ
tải hành khách công cộng như sau:
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với
yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kế và xây dựng các công trình với kiến trúc
tiêu biểu.
- Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các
vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường
xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các
đô thị vệ tinh; hiện đại hóa các tuyến đường trục giao thông chính của thành phố.
- Xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gồm các
tuyến đường sắt trên cao và đường sắt quốc gia); xây dựng, hiện đại hóa hệ thống
quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đỗ xe…); tiếp tục
xây dựng thêm các cầu và đường ngầm qua sông Hồng với kiến trúc hiện đại, đặc
trưng cho Hà Nội; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.
- Xây dựng hệ thống các công trình ngầm: giao thông, bãi đỗ xe, kho tàng, cơ
sở thương mại - dịch vụ, tunel kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp chuyển tải điện, thông
tin… Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành để di dãn các cơ sở công
nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học và bệnh viện ra khỏi khu vực nội
thành.
- Xây dựng tuyến phố hai bên đường đồng bộ với xây dựng hạ tầng kỹ thuật,
tuyến đường, bảo đảm đường phố văn minh, có kiến trúc, cảnh quan hiện đại.