Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu thành phần loài nấm ký sinh côn trùng tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường mường phăng huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.13 KB, 100 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- -------------

TÔ QUANG HUYÊN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG
TẠI KHU RỪNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI
TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN
BIÊN

Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS. Phạm Quang Thu

Thái Nguyên, năm 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông


tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Tô Quang Huyên


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo cao học Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học, khoá 18.
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này, tác
giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các
thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cán bộ nghiên cứu của
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các bạn đồng nghiệp và địa phương nơi tác
giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ
quý báu và hiệu quả đó.
Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Phạm Quang Thu - người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô
giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và
giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học.
Tác giả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý khu rừng di tích lịch sử và cảnh
quan môi trường Mường Phăng và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Điện Biên, UBND
huyện và các phòng, ban của huyện Điện Biên, UBND các xã thuộc huyện, TP.Điện
Biên Phủ, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng và một số hộ nông dân trên địa
bàn xã Mường Phăng đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin và số liệu giúp tác giả

hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Tô Quang Huyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, đối tượng, giới hạn nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài .......................... 29
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................ 3
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 3
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài nấm KSCT ................................... 3
1.1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của nấm ký sinh côn trùng ..................... 4
1.1.1.3. Nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm KSCT ............................................ 6
1.1.1.4. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả trên giá thể và nuôi cấy sinh khối hệ sợi 11
1.1.1.5. Thị trường và giá .......................................................................................... 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................... 13
1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài nấm KSCT.................................................. 13
1.1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm KSCT ..... 14
1.1.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả ................................................................ 16
1.1.3. Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thê Giới............... 16
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 18
1.2.1. Quá trình hình thành Khu rừng DTLS&CQMT Mường Phăng ...................... 18

1.2.2. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................ 19
1.2.2.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... 19
1.2.2.2. Địa hình và thổ nhưỡng ................................................................................ 19
1.2.2.3. Khí hậu và thủy văn...................................................................................... 22
1.2.2.4. Nguồn tài nguyên rừng và những kết quả hoạt động chủ yếu...................... 23
1.2.3. Đặc điểm xã hội............................................................................................... 24
1.2.3.1. Đặc điểm và phân bố dân cư ........................................................................ 24
1.2.3.2. Hiện trạng sản xuất ....................................................................................... 25
1.2.3.3. Cơ sở hạ tầng và y tế, văn hóa - giáo dục..................................................... 26
1.2.4. Nhận xét về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 28
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 29


iv

2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.1.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng ............................................................................................................ 29
2.1.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng ............................................................................................................ 30
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm phổ biến nhất trong vùng................... 30
2.1.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài nấm quý
................................................................................................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu ................................................ 31
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu chung ...................................................................... 31
2.2.3. Công tác chuẩn bị ............................................................................................ 31
2.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 32
2.2.4.1. Điều tra thu mẫu và giám định nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên....................................................... 32

2.2.4.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng ............................................................................................................ 33
2.2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm ................................................ 35
2.2.4.4. Đề xuất hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển một số loài nấm quý
................................................................................................................................... 37
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 38
3.1. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng, Điện Biên .......................................................................................... 38
3.1.1. Kết quả thu mẫu nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT Mường Phăng .... 38
3.1.2. Thành phần loài nấm KSCT của khu vực nghiên cứu..................................... 52
3.1.3. Mô tả đặc điểm hình thái các loài nấm tại Khu rừng DTLS&CQMT Mường
Phăng ......................................................................................................................... 53
3.1.3.1. Nấm Bạch cương Beauveria bassiana Vuill ................................................ 53
3.1.3.2. Nấm Cordyceps nutans Pat........................................................................... 54
3.1.3.3. Nấm Cordyceps sphecocephala Berk. & M.A. Curtis ................................. 56
3.1.3.4. Nấm Cordyceps elongatostromata Kobayasi & Shimizu ........................... 57
3.1.3.5. Nấm Cordyceps crinalis Ellis ex Lloyd ...................................................... 58


v

3.1.3.6. Nấm Cordyceps prolifica Kobayasi ............................................................ 58
3.1.3.7. Nấm Cordyceps pseudomilitaris Hywel-Jones & Sivichai ......................... 59
3.2. Đánh giá đa dạng sinh học các loài nấm KSCT tại Khu rừng DTLS&CQMT
Mường Phăng ............................................................................................................ 60
3.2.1. Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện ............................................... 60
3.2.2. Đa dạng về phân bố ......................................................................................... 62
3.2.2.1. Phân bố theo loại hình rừng.......................................................................... 62
3.2.2.2. Phân bố theo độ cao...................................................................................... 64
3.2.2.3. Phân bố theo độ tàn che................................................................................ 67

3.2.2.4. Phân bố theo thời gian trong năm................................................................. 69
3.2.3. Đa dạng về ký chủ ........................................................................................... 71
3.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị dược liệu ............................................... 73
3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài nấm Cordyceps nutans ........................ 74
3.3.1. Phân lập thuần khiết nấm ................................................................................ 74
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm Cordyceps nutans ............................................................................................. 75
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm Cordyceps nutans ............................................................................................. 76
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
Cordyceps nutans ...................................................................................................... 78
3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sinh trưởng của hệ sợi
Cordyceps nutans ..................................................................................................... 79
3.4. Đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm quý . 80
3.4.1. Nguyên tắc quản lý và bảo tồn ........................................................................ 81
3.4.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 82
3.4.2.1. Về công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng....................................... 82
3.4.2.2. Về khai thác và sử dụng ............................................................................... 85
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... 86
4.1. Kết luận............................................................................................................... 86
4.2. Tồn tại................................................................................................................. 86
4.3. Khuyến nghị ....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 88


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng1-1: Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn xã Mường Phăng ..................... 21
Bảng 1-2: Các chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn xã Mường Phăng ...................................... 22
Bảng 1-3: Chi tiết dân số, dân tộc thuộc Khu rừng DTLS&CQMT Mường Phăng ................. 24
Bảng 1-4: Nghề nghiệp và số hộ nghèo Khu rừng DTLS&CQMT Mường Phăng................ 26
Bảng 3.1: Ký hiệu, đặc điểm các mẫu thu được tại Khu rừng DTLS&CQMT Mường
Phăng.............................................................................................................................. 38
Bảng 3-2: Thành phần loài nấm KSCT thu được tại Khu rừng DTLS&CQMT Mường
Phăng.............................................................................................................................. 53
Bảng 3-3: Đa dạng về thành phần loài và Tần suất xuất hiện của nấm KSCT....................... 61
Bảng 3-4: Phân bố theo loại hình rừng của các loài nấm KSCT ................................... 63
Bảng 3-5: Tổng hợp phân bố theo độ cao của các loài nấm KSCT .............................. 65
Bảng 3-6: Phân bố theo độ tàn che của các loài nấm KSCT ......................................... 68
Bảng 3-7: Số lượng nấm KSCT thu được theo thời gian............................................... 70
Bảng 3-8: Tỷ lệ thành phần Bộ côn trùng ký chủ của các loài nấm KSCT .................. 71
Bảng 3-9: Xác định loài nấm KSCT trên bộ côn trùng ký chủ...................................... 73
Bảng 3-10: Phân loại giá trị sử dụng của các loài nấm KSCT ...................................... 74
Bảng 3-11. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ................. 76
Bảng 3-12: Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của độ ẩm không khí..................... 77
Bảng 3-13: Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của pH môi trường............... 78
Bảng 3-14: Sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng khác nhau ................... 79


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1a: Mẫu nấm Beauveria bassiana......................................................................... 54
Hình 1b: Bào tử nấm Beauveria bassiana ..................................................................... 54
Hình 2a: Mẫu nấm Cordyceps nutans còn non .............. Error! Bookmark not defined.

Hình 2b: Mẫu nấm Cordyceps nutans trưởng thành...................................................... 55
Hình 3a: Mẫu nấm Cordyceps sphecocephala............................................................... 56
Hình 3b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps sphecocephala ............................................. 56
Hình 4a: Mẫu nấm Cordyceps elongatostromata ......................................................... 57
Hình 4b: Chi tiết thể quả nấm Cordyceps elongatostromata........................................ 57
Hình 5a: Mẫu nấm Cordyceps crinalis .......................................................................... 58
Hình 5b: Bào tử nấm Cordyceps crinalis....................................................................... 58
Hình 6a: Bào tử nấm Cordyceps prolifica ..................................................................... 59
Hình 6b: Mẫu nấm Cordyceps prolifica ........................................................................ 59
Hình 7a: Mẫu nấm Cordyceps pseudomilitaris ............................................................ 60
Hình 7b: Bào tử nấm Cordyceps pseudomilitaris......................................................... 60
Hình 08: Biểu đồ tần suất xuất hiện của các loài nấm KSCT........................................ 61
Hình 09: Biểu đồ nấm KSCT thu được theo loại hình rừng .......................................... 63
Hình 10: Biểu đồ phân bố nấm KSCT thu được theo độ cao ........................................ 66
Hình 11: Biểu đồ phân bố nấm KSCT theo độ tàn che.................................................. 68
Hình 12: Biểu đồ tỷ lệ % thành phần côn trùng ký chủ của các loài nấm KSCT.......... 72
Hình 13: Hệ sợi nấm Cordyceps nutans ........................................................................ 75
Hình 14: Thể quả nấm Cordyceps nutans hình thành trên giá thể nhân tạo .................. 85


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1


%

Phần trăm

2

0

C

Độ C

3

KSCT

Ký sinh côn trùng

4

G

Gam

5

DTLS&CQMT

Di tích lịch sử và cảnh quan môi trường


6

M

Mét

7

Mm

Milimet

8

µm/h

Micromet trên giờ

9

Ha

Héc ta

10

C. nutans

Cordyceps nutans


11

C.sphecocephala

Cordyceps sphecocephala

12

C.elongatostromata

Cordyceps elongatostromata

13

C.crinalis

Cordyceps crinalis

14

C.prolifica

Cordyceps prolifica

15

C.pseudomilitaris

Cordyceps pseudomilitaris


16

>

Lớn hơn

17

<

Nhỏ hơn

18

SL

Số lượng

19

MP 01 - 223

Ký hiệu số lượng nấm thu được


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Nấm ký sinh côn trùng (KSCT) là một nhóm đặc biệt trong giới nấm, nó góp
một phần không nhỏ giữ vai trò ổn định trong hệ sinh thái rừng và đem lại lợi ích
rất lớn cho con người. Nấm KSCT, đó là hiện tuợng nấm xâm nhiễm vào cơ thể côn
trùng hút hết chất dinh dưỡng làm cho chúng chết. Đây là loài nấm đã và đang được
nghiên cứu ứng dụng trong các ngành sản xuất Nông, Lâm nghiệp để sản xuất thuốc
trừ sâu sinh học. Nấm KSCT thuộc chi Cordyceps là các loài nấm quý, có giá trị
dược liệu cao có tác dụng chữa trị được rất nhiều các loại bệnh như: Tăng tuổi thọ,
kiệt sức, tăng sức mạnh trong vận động, điền kinh và thuốc chống ung thư,…Thành
phần hóa học của các loài nấm này chứa rất nhiều axit amin không thể thay thế
được nên chúng là một loại thuốc bổ rất có giá trị, hiện đã và đang được nuôi trồng
ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc…Tuy
nhiên, trên thực tế, giá trị của nhiều loại nấm nói chung và nấm KSCT nói riêng còn
chưa được biết đến. Để góp phần bảo tồn và nghiên cứu ứng dụng các loài nấm
KSCT trong y dược các loài nấm KSCT để chăm sóc sức khỏe con người.
Nấm KSCT, có nhóm nấm thuộc chi Cordyceps còn gọi là Đông trùng hạ
thảo với nghĩa là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành
của một số loài côn trùng. Vào mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của một số loài
nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất, bị nấm KSCT xâm nhiễm và sử dụng các chất
trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng chết. Giai đoạn này nhiệt độ
và ẩm độ không khí thấp, nấm ký sinh ở dạng hệ sợi, giai đoạn vô tính của nấm nên
được gọi là “trùng”. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, nấm chuyển giai
đoạn, hình thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân
sâu, nên được gọi là “thảo”. “Đông trùng hạ thảo” được miêu tả cho cả giai đoạn
phát triển hoàn thành vòng đời của nấm. Theo đông y Trung Quốc, nấm “đông
trùng hạ thảo” có tác dụng chữa nhiều bệnh như bệnh về phổi, về thận, đổ mồ hôi
trộm, đau lưng, yếu sinh lý... [2].


2


Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài nấm KSCT được công bố
vào năm 1996 và 2001, có 03 loài nấm thuộc chi Cordyceps, đó là Cordyceps sinensis,
Cordyceps militaris và Cordyceps sabrolifera (Trịnh Tam Kiệt, 2001) và 03 loài mới
được phát hiện cho khu hệ nấm Việt Nam đó là Cordyceps nutans, Cordyceps gunnii
(Phạm Quang Thu, 2009) và Cordyceps takaomontana (Phạm Quang Thu và Nguyễn
Mạnh Hà, 2010) [3, 4, 8]. Về thành phần hóa học và giá trị dược liệu chưa được nghiên
cứu nhiều, từ các nguồn tài liệu khác nhau, các nhà khoa học đã khẳng định nấm KSCT
(Đông trùng hạ thảo) là một dược liệu quý và hiếm. Nhiều bài thuốc có giá trị liên quan
đến, đã được lưu truyền để chữa các bệnh nan y và tăng cường sức khỏe. Từ những
thông tin nêu trên, việc nghiên cứu hệ thống về nấm KSCT ở Việt Nam là rất cần thiết,
vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, Điện Biên
được đánh giá là một trong những khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường
có giá trị đa dạng sinh học cao của miền Bắc nước ta[6]. Ngoài hệ động vật và các
loài cây gỗ lớn phong phú ở đây còn có nguồn dược liệu quí như Ba kích, nấm Linh
chi…..Về loài nấm KSCT tại Khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường
Mường Phăng, các nhà nghiên cứu về thành phần nấm KSCT có ghi nhận về
phân bố trên địa bàn nhưng chưa có những nghiên cứu cụ thể về thành phần loài,
đặc điểm sinh học cũng như giá trị dược liệu và giá trị kinh tế mà nguồn dược
liệu này đem lại cho đồng bào sinh sống quanh vùng.
Với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng
danh mục nguồn gen các loài nấm KSCT, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện
pháp bảo tồn phát triển, sử dựng bền vững nguồn dược liệu quí trong nước. Và mở
ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc
thiểu số sống ven khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng.
Được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hướng
dẫn của PGS. TS. Phạm Quang Thu – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài nấm ký sinh côn trùng
tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên”.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài nấm KSCT
Nấm KSCT là các loài nấm ký sinh trên sâu non hoặc nhộng hoặc sâu trưởng
thành của một số loài côn trùng. Vào mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của một
số loài nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất bị nấm KSCT xâm nhiễm và sử dụng các
chất trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng chết. Giai đoạn này nhiệt
độ và ẩm độ không khí thấp, nấm ký sinh ở dạng hệ sợi. Đến mùa hè, nhiệt độ và
ẩm độ không khí cao đã hình thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn
dính liền vào thân sâu. Người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc. Vì
mùa đông nấm ký sinh trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm.
Chi nấm Cordyceps đã được thu mẫu và định loại trên 400 loài khác nhau và
theo hệ thống phân loại truyền thống các loài này được xếp vào họ Clavicipitaceae.
Dựa trên đặc điểm hình thái cũng như đặc điểm về cấu trúc phân tử, các loài nấm
trên được xếp trong 162 đơn vị phân loại, bao gồm các chi chủ yếu là: Cordyceps,
Elaphocordyceps, Metacordyceps và Ophiocordyceps thuộc 2 họ Cordycipitaceae
và Ophiocordycipitaceae (Gi-Ho Sung et al. 2007) [ 13].
Mao X.L. (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái, công dụng và ảnh minh họa
cho 13 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Trung Quốc, đó là các loài:
Cordyceps barnesii Thwaites, Cordyceps capiata (Holmsk.: Fr.) Link., Cordyceps
crassispora Zang, Yang et Li, Cordyceps gunii (Berk.) Berk., Cordyceps hawkesii
Gray, Cordyceps kyushuensis Kobayasi, Cordyceps martialis Gray, Cordyceps
militaris (L.:Fr.) Link., Cordyceps nutans Pat., Cordyceps ophioglossoides

(Ehrenb.) Link., Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., Cordyceps sobolifera (Hill.)
Berk. Et Br., Cordyceps tubeculata (Leb.) Maire [ 22].


4

Sung Jae Mo (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái và hình ảnh của 25 loài nấm
thuộc chi Cordyceps phân bố ở Hàn Quốc, bao gồm các loài sau: Cordyceps
adaesanensis, C. agriota Kawamura, C. bifisispora, C. crassispora, C.
discoideocapiata, C. formicarum, C. gemiculata, C. gracilis, C. heteropoda, C.
ishikariensis, C. kyushuensis, C. martialis, C. militaris, C. nutans, C.
ochraceostromata, C. ophioglossoides, C. oxycephala, C. pentatoni, C. pruinosa, C.
rosea, C. scarabaeicola, C. sinensis, C. sphecocephala, C. tricentri, C.
yongmoonensis [18].
Tại Nhật Bản, Tsuguo Hongo và Masana Izawa (1994) đã mô tả và giới thiệu
bằng hình ảnh 33 loài nấm Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps, đó là các loài:
Cordyceps agriota, C. longissima, C. yakushimensis, C. sobolifera, C. heteropoda,
C. tricentri, C. coccidiicola, C. nutans, C. pruinosa, C. crinalis, C. militaris, C.
takaomontana, C. neovolkiana, C. nakazawai, C. purpureostromata, C. ferruginosa,
C. nigripoda, C. roseostromata, C. annullata, C. clavata, C. atrovirens, C.
gracilioides, C. michiganensis., C. subssesilis, C. stylophora, C. macularis, C.
discoideocapitata,

C.

sphecocephala,

C.

japonensis,


C.

japonica,

C.

ophioglossoides, C. capita, C. intermedia, f. michinoluensis [ 28].
Như vậy, thành phần loài nấm KSCT khá phong phú ở trên các vùng sinh
thái khác nhau và có nhiều loài có phạm vi phân bố rộng, có nhiều loài có đặc điểm
phân bố đặc hữu cho từng vùng.
Năm 1983, Riley phát hiện một loài nấm ký sinh trên côn trùng thuộc Ngài đêm
ở Bắc Mỹ. Ở châu Á cũng tìm ra nấm ký sinh trên côn trùng thuộc họ Ngài đêm.
1.1.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của nấm ký sinh côn trùng
Trong các loài nấm KSCT, loài nấm Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris
và một số loài khác được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả về phân loại, thành
phần hóa học và giá trị dược liệu. Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối
(biomass) của nấm Cordyceps militaris có 17 a xít amin khác nhau, D-mannitol,
lipit và nhiều nguyên tố khoáng (Se, Zn, Cu...). Quan trọng hơn là trong sinh khối


5

có nhiều chất có hoạt tính sinh học, mà các nhà khoa học phát hiện được nhờ các
tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Theo số liệu của Viện sinh thái
ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, thành phần hóa học của thể
quả nấm Cordyceps militaris như sau:
+ Protein chiếm 40,69%;
+ Các loại vitamin: vitamin A (34,7 mg/gam), vitamin B1 (13,0 mg/gam),
vitamin B6 (62,2 mg/gam), vitamin B12 (70,3 mg/gam), vitamin B3 (42,9 mg/gam);

+ Các nguyên tố khoáng: Se (0,44 ppm), Zn (130,0 ppm), Cu (29,15 ppm);
+ Hợp chất hóa học và nhóm hợp chất quan trọng: cordycepin (1,52%),
cordycepic axit (11,8%), polychaccarit (30%).
Hợp chất cordycepin là một hợp chất quan trọng, quyết định phẩm chất, chất
lượng của nấm KSCT (Mina Masuda et al., 2005) [21]. Cordycepin (3’deoxyadenosine) là một dạng nucleotide có hoạt tính sinh học phổ rộng, thường
được chuyển đổi thành 5’-mono, di và triphosphate, hợp chất này ức chế sự hoạt
động của quá trình sinh tổng hợp mới của các tế bào ung thư. Những nghiên cứu
của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ tập trung chủ yếu vào tuyển chọn và nâng cao
hàm lượng cordycepin trong thể quả hoặc trong dịch nuôi cấy hệ sợi. Khi nuôi cấy
hệ sợi trên môi trường lỏng, nấm đã sản sinh ra cordycepin, hàm lượng đạt 26,8
mg/lít. Nếu cung cấp đủ lượng oxy cho quá trình nuôi cấy, hàm lượng này được
tăng lên nhiều từ 114,8 đến 167,5 mg/lít (Xian-Bing Mao và Jian-Jiang Zhong,
2004). Tuy nhiên sản lượng cordycepin thu được từ thể quả nấm phụ thuộc vào khối
lượng theo thể tích dung môi chiết xuất, thời gian chiết xuất và nồng độ của cồn làm
dung môi [31]. Sản lượng đạt cực đại khi sử dụng cồn có nồng độ 20,21%, thời gian
chiết xuất là 101,88 phút, khối lượng dung môi là 33,13 ml/gam thể quả nấm (JiangFeng Song et al., 2007) [16].
Như vậy qua phần phân tích ở trên, hợp chất cordycepin là một hợp chất
quan trọng, quyết định phẩm chất, chất lượng của nấm KSCT.


6

1.1.1.3. Nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm KSCT
Từ xa xưa người Phương Đông đã biết sử dụng nhiều loại nấm để làm thuốc
bổ tăng cường thể lực, phòng chống bệnh tật như: Nấm KSCT, Phục Linh, Vân Chi,
Linh Chi, Nấm Hương Nhật, Nấm mùa đông.
Hơn 1500 năm trước trên dãy Hymalaya, những người chăn thả gia súc nhận
thấy khi gia súc của họ nhai một loại cỏ thì chúng trở nên rất khoẻ mạnh. Thậm chí
những con già yếu cũng trở nên rất sung sức. Họ phát hiện ra loại cỏ đó chính là
một loại nấm mọc từ mình con sâu (đó là loại nấm thuộc chi Cordyceps). Có lẽ do

loại nấm này chứa một số thành phần bí ẩn nào đó. Các thầy thuốc Trung Quốc sử
dụng chúng và trị được một số bệnh hiêm nghèo. Từ đó dược tính kì diệu của loài
nấm được khám phá và truyền tụng. Hơn 1000 năm sau, các loài nấm được sử dụng
như một phương thuốc màu nhiệm chỉ dành riêng cho các vị vua chúa [19].
Đến năm 1993, huấn luyện viên của một đội tuyển nữ Trung Quốc cũng
khẳng định năng lực của các vận động viên tăng lên là nhờ sự luyện tập cao độ và
sử dụng một số loại thuốc bổ có nguồn gốc từ nấm Cordyceps. Y sử Trung Quốc đã
nhấn mạnh tác dụng cải thiện chức năng phổi và thận của loại nấm này. Ngày nay,
Cordyceps đã có mặt ở hầu hết các nước Phương Tây.
“Nấm KSCT” tên gọi của loại nấm này có ý nghĩa, mùa đông nấm kí sinh
côn trùng, mùa hè là cây cỏ (thực ra là nấm), loại nấm này có nhiều ở vùng Tây
Nam Trung Hoa
Ở Mỹ, Nấm KSCT được sử dụng làm thuốc tăng lực hồi phục sức khỏe cho
các vận động viên thể dục thể thao.
Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm
thấy 60 loài. Tuy nhiên, người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất về hai loài:
Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris( L. ex Fr.) Link. Loài thứ
hai được gọi là Nhộng trùng thảo [23].
Tại một viện nghiên cứu công nghệ sinh học Trung Quốc việc phân lập thành
công nấm Cordyceps sinensis trong nấm ký sinh côn trùng và chứng minh được mọi
dược liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có trong phần Đông trùng [23].


7

Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi nấm KSCT là vị thuốc có
tác dụng “tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “bách hư bách tổn”. Mặt khác các nghiên
cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định nấm ký sinh côn trùng hầu
như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật [19] .
Nấm ký sinh côn trùng thường gặp ở những vùng rừng ẩm ướt như Tứ

Xuyên, Thanh Hải, Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc), Tứ Xuyên là nơi sản xuất
nhiều hơn cả. Nấm KSCT chủ yếu tìm thấy ở vùng núi cao hơn 4000m ở cao
nguyên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Cordyceps được nuôi trồng
trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.
Tên “Nấm KSCT” được ghi chép là vị thuốc lần đầu trong cuốn Bản thảo
cương mục đời Minh cuả Lý Thời Trần. Dược tính theo Đông Y là vị ngọt, tính ấm,
hơi độc. Nó nhập vào kinh Phế và kinh Thận. Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên
khí, trừ ho, hoá đàm. Do đó, nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp, trị khó thở do
hư nhược, ho do lao tổn, ho ra máu, đổ mô hôi trộm về đêm, trị đau thắt lưng và đầu
gối, bổ hư trong thời gian bình phục một cơn bệnh [22].
Hiện nay tại Hàn Quốc có và đang trồng thành công loại đông trùng hạ thảo
(nhân tạo) màu nó vàng ánh (khác với loại thiên nhiên có màu sôcôla).
Nhộng Trùng Thảo được Xí nghiệp dược phẩm tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc)
phân lập được từ năm 1986, năm 1990 đã được nuôi cấy thành công trong nồi lên
men. Năm 1994 đã được đưa vào sản xuất lớn trên nhộng tằm, sau đó lại thành công
trong việc nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo như gạo, tiểu mạch, ngô…[23]
Tháng 11/1990 và tháng 4/1991. Trạm Vệ sinh phòng dịch Thẩm Dương
(Trung Quốc) đã công bố kết quả kiểm định về giá trị an toàn thực phẩm của Nhộng
Trùng Thảo và xác nhận không có độc tính, có thể coi là thực phẩm an toàn.
Đã có rất nhiều nghiên cứu sâu sắc về dược lý của Nhộng Trùng Thảo đã
được công bố. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng Nhộng Trùng Thảo
được sử dụng có hiệu quả để chữa trị nhiều bệnh, như rối loạn chức năng của gan
(Nan J.X et al. 2001), ung thư (Yoo H.S at el. 2004), sự lão hoá, các chứng viêm tấy


8

(Won S.Y and Park E.H. 2005). Đặc biệt nó được đánh giá có tác dụng tốt đối với
thận và phổi theo y học cổ truyền Trung Quốc [20].
Một trong những giá trị của Nhộng Trùng Thảo là kìm hãm sự phát triển của

tế bào ung thư. Dịch chiết bằng nước ấm đối với nấm này đã có thể kìm hãm sự
phát triển của dong tế bào ung thư máu ở người bằng cách gây ra hiện tượng tự chết
(apoptsis) của các tế bào này thong qua sự hoạt hoá enzyme caspase-3 (Lee H. et
al., 2006, Park C et al., 20005). Dịch chiết từ Nhộng trùng thảo đã thể hiện là có
tiềm năng to lớn trong việc chữa trị ung thư máu (leukemia). Các nhà khoa học
cũng sử dụng dịch chiết từ Nhộng trung thảo để thử nghiệm trên các dòng tế bào
bình thường và các tế bào ung thư. Kết quả cho thấy hai dòng tế bào K562 (tế bào
ung thư máu-leukemia) và Du 145 (tế bào ung thư tuyến tiền liệt-prostate
carcinoma) bị ức chế mạnh bởi dịch chiết butanol từ Nhộng trùng thảo (Kim et al.
2006). Yoo H. S. và cộng sự đã chứng minh rằng Nhộng trùng thảo có tác dụng
chống lại sự tạo thành các mạch máu mới (angiogenesis) bằng cách giảm sự biểu
hiện của bFGF, một trong những nhân tố kích thích quá trình này. Do có vai trò kìm
hãm trong quá trình angiogenesis mà Nhộng trùng thảo có thể ngăn chặn quá trình
di căn và sự phát triển của ung thư [23].
Ngoài ra nhộng trùng thảo còn có tác dụng kìm hãm sự ôxy hoá của lipid,
lipioprotein và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Chất chống oxy hoá trong Nhộng
trùng thảo có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa một số bệnh gây ra bởi bởi
một loạt phản ứng oxy hoá dẫn việc phá hoại AND, protein và các phân tử lớn khác.
Những hiện tượng trên dẫn đến sự thoái hoá hoặc làm tăng mức độ của một số bệnh
như: Lão hoá, hen và ung thư (Klauning J.E và Kamendulis L.M., 2004; Balaban
R.S. et al., 2005). Một số chất chống oxy hoá đã được tổng hợp nhân tạo như
butylated hydroxyanisole (BHA) (Thompson D. and Moldeus P. 1988) hoặc như
butylated hydroxytoluene (BHT) (Witschi H.P. 1986; Thomspon D. and Moldeus P.
1988). Do đó việc sử dụng Nhộng trùng thảo trong việc chống oxy hoá, đề kháng lại
bệnh tật là vô cùng có giá trị trong y học. Dịch chiết từ Nhộng trùng thảo làm kích
thích sự trưởng thành về mặt hình thái và chức năng của tế bào dạng cây (dendritic


9


cell), một trong những tế bào quan trọng nhất trong việc trình diện kháng nguyên
(Kim G.Y et al. 2006) [20]
Nhộng trùng thảo không chỉ là dược liệu quý giá mà còn được sử dụng trong
việc pha chế rược và trà. Hơn nữa thức ăn có thêm Nhộng trùng thảo còn làm tăng
mức độ ngon miệng vàcó tác dụng làm tăng sức khoẻ cho con người.
Do các giá trị nói trên, việc nuôi cấy nhân tạo Nhộng trùng thảo đã được mở
rộng tại Trung Quốc và nhiều nước khác. Có thể dùng phương pháp lên men chìm
((submerged fermentation) trong các nồi lên men (fermentor) hay lên men chìm trên
môi trường đặc (solid fermentation: cơm hay nhộng tằm) trong các chai thuỷ tinh
miệng rộng hay trong các bao màng mỏng (PP). Sau khi thu hoạch thể quả hay sinh
khối ta đem sấy khô và làm thực phẩm trực tiếp hay phối hợp với các Công ty dược
phẩm để chế biến thành các viên nén hay viên con nhộng.
Nấm KSCT (được người Trung Quốc phát hiện cách đây 1.500 năm), loài
nấm này có thể chiết suất ra một số loại thuốc bổ, giúp những người trong độ tuổi
40-70 lấy lại sự cân đối cơ thể sau một thời gian dài ít vận động, đồng thời nâng cao
sức luyện tập, khả năng chịu đựng và làm giảm mệt.
Các chuyên gia Mỹ cho biết các nhà khoa học ở trung tâm Pharmanex,
Caliornia đã phát triển một thuốc CordyMax có chứa chiết suất của nấm Cordyceps.
Nhóm tiến hành trên 131 người tình nguyện trong thời gian là 12 tuần. Trong thời
gian này, các chuyên gia đánh giá khả năng luyện tập, sức chịu đựng và những thay
đổi trong chuyển hoá của những người tình nguyện vào các giai đoạn trước, trong
và sau khi thử nghiệm.
Lịch sử y học Trung Quốc cũng có ghi nhận tác dụng cải thiện chức năng
phổi và thận của loại nấm này nhưng đây là lần đầu tiên các chuyên gia chứng minh
được hiệu quả của nấm Cordyceps.
Lần đầu tiên, y học phương Tây đã công nhận tính năng bổ dưỡng của một
loại nấm có tên là Cordyceps, được người Trung Quốc phát hiện trước đây 1.500
năm. Chiết suất từ thảo mộc này có thể giúp người trung niên lấy lại sự cân đối sau
nhiều năm phải ngồi nhiều do công việc [19].



10

Theo chủ tịch hiệp hội Y dược cổ truyền Trung Quốc, tiến sĩ JidongWu,
công trình của nhà khoa học Pharmanex rất có giá trị vì từ trước đến nay chưa có
thử nghiệm khoa học nào chứng minh hiệu quả của nấm Cordyceps. Qua nhiều năm
nghiên cứu, Công ty VitaPro, Inc ở Caliornia (Mỹ) đã sản xuất ra sản phẩm Vitalex+
từ một số thảo dược hiếm trong thiên nhiên. Vitalex+ được bào chế dưới sự phối
hợp giữa Đông và Tây dược gồm rất nhiều các thành phần ví dụ như: Cordyceps
sinensis: (45mg). Phát biểu tai một hội thảo của Hiệp hội sinh lý học Mỹ, các nhà
Khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu dược học ở California đã khẳng định nấm
Cordyceps có thể nâng cao sức khoẻ luyện tập, khả năng chịu đựng và làm giảm
mệt mỏi những người trong độ tuổi 40-70. Nhóm đã triển khai một loại thực phẩm
chức năng có chức chiết xuất của nấm Cordyceps và đã thử nghiệm trên 131 người
tình nguyện trong thời gian là 12 tuần. Qua đánh giá khả năng tập luyện, sức chịu
đựng và những thay đổi trong chuyển hoá của số người này vào các giai đoạn trước,
trong và sau khi thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy lượng tiêu thụ Oxy ở nhóm
dùng Cordyceps tăng lên 5,5%. Huyết áp tâm trương ở nhóm dùng Cordyceps cũng
giảm 3,2%. Đồng thời khoảng thời gian đi bộ quãng đường 1,6 km của nhóm dùng
Cordyceps cũng giảm 29 giây, trong khi nhóm kia tăng nhẹ. Tất cả đều chứng tỏ có
sự gia tăng thể lực ở những người đã sử dụng nấm Cordyceps. Y văn Trung Quốc
đã nhấn mạnh tác dụng cải thiện chức năng phổi và thận của loại nấm này. Ngoài ra,
nấm Cordyceps đã được chứng minh là loại thảo dược làm gia tăng hệ miễn dịch
trong ngừa và trị ung thư, tăng tinh trùng, có tác dụng bổ thận, phổi, tăng sản xuất
máu huyết. Trong nấm Cordyceps chứa 8% chất béo, 25% protein, 29%
carbohydrate, 4% chất khoáng vi lượng; uracil, uridin, adenine, adenosine acid
cordicepic có tính kháng sinh (Furuya, 1983) và 3 protein chống ung thư O-N, SNC và CO-1 (Yingetal, 1987). Theo Pereira trong New York Journal of Medicine cho
rằng nấm Cordyceps có những tính chất tương tự Nhân Sâm, dùng để phục hồi cơ
thể sau khi bị kiệt quệ hoặc do bệnh kéo dài [19].
Nhờ sự phối hợp của các thành phần trên và cùng với công nghệ bào chế tân

tiến nên Vitalex+ có tác dụng bổ sung chế độ dinh dưỡng, bồi bổ gan thận, thậm chí


11

làm chậm quá trình lão hoá, hỗ trợ cho hoạt động tuyến tiền liệt và tiết niệu giúp
người đàn ông cải thiện năng lực và sinh lực nhanh chóng, hiệu quả.
Ở Trung Quốc đã phát hiện Nấm KSCT có 58 loài, ký sinh trên sâu non,
nhộng các loài sâu khác [6].
1.1.1.4. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả trên giá thể và nuôi cấy sinh khối hệ sợi
Nuôi trồng thể quả nấm KSCT Cordyceps militaris và các loài Paecilomyces
spp. (giai đoạn vô tính của các loài nấm thuộc chi Cordyceps), được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ...Tại Trung
Quốc có các trang trại lớn chuyên nuôi trồng loài nấm này ở các tỉnh: Thượng Hải,
Quảng Châu, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô.... Chỉ tính một trang trại nuôi trồng
loài nấm này tại Kaiping, Quảng Châu, sản lượng một năm thu được 100.000 kg sản
phẩm. Sản phẩm nấm KSCT từ nuôi trồng nhân tạo đã có mặt ở nhiều nước trên thế
giới, kể cả các nước phương Tây và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp
và người nuôi trồng nấm (Li Cui et al., 2008) [20]. Tại Thái Lan, Patcharaporn
Wongsa và đồng tác giả (2005), đã nghiên cứu phân lập và sự sinh trưởng của hệ
sợi và hình thành bào tử chồi của nấm Cordyceps unilateralis ký sinh kiến. Môi
trường PDA (Potato Dextrose Agar), PYEG (Peptone Yeast Extract Glucose), CSA
(Carrot extract Sucrose Agar) và môi trường MEA (Malt Extract Agar) được dùng
để phân lập và nuôi cấy hệ sợi [25].
Jae Sung Kim và đồng tác giả (2006), tại Hàn Quốc, đã sử dụng nhộng tằm
để nuôi trồng thể quả nấm Cordyceps militaris [15]. Nhộng tằm được đựng trong
trong các lọ nuôi cấy, khử trùng ở 1210C trong thời gian 90 phút, để nguội, cấy
giống nấm, 20 ngày sợi nấm ăn kín toàn bộ giá thể, trong điều kiện nhiệt độ 20250C, cường độ ánh sáng 500-700 lux đã hình thành mầm thể quả. Nuôi cấy thu
sinh khối hệ sợi cũng được các tác giả tiến hành trên môi trường dinh dưỡng lỏng
với thành phần như sau: 40 g/lít đường glucose, 10 g/lít cao nấm men, 0.5 g/lít

KH2PO4, 0.5 g/lít K2HPO4:3H2O, và 0.5 g/lít MgSO4.7H2O.


12

Hai loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.)
Link. được tập trung nghiên cứu nuôi trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi
nhiều nhất (Russell R., Paterson M., 2008) [26]. Duck-Hyun Cho và đồng tác giả
(2000), tại Hàn Quốc, đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng của hệ sợi của 3
chủng ký hiệu là CHO-7208; CHO-7845; CHO-7846 của loài Cordyceps militaris
trên môi trường dinh dưỡng và quá trình hình thành thể quả nấm Cordyceps
militaris với giá thể là sâu non loài Allomyrina dichotoma Linnaeus. Kết quả cho
thấy sự sinh trưởng của hệ sợi của các chủng khác nhau là khác nhau trong nuôi cấy
thuần khiết. Chỉ có 2 chủng CHO-7208 và CHO-7846 hình thành thể quả khi sử
dụng sâu non Allomyrina dichotoma Linnaeus làm giá thể. Chiều dài của thể quả đạt
51-56 mm sau 27 ngày nuôi cấy [12].
Tại thành phố Hayward, bang California, Mỹ, Công ty công nghệ sinh học
BIOKEN đã nuôi trồng quy mô công nghiệp loài nấm Cordyceps militaris. Sản
phẩm được tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế.
Hiện nay việc sử dụng trở nên rộng rãi hơn khi người Trung Hoa bắt đầu
nuôi cấy trên nền gạo để cung cấp sản phẩm với nhiều dạng sử dụng: bột khô, thuốc
nước hoặc ly trích trong rượu và lên men sợi nấm.
1.1.1.5. Thị trường và giá
Wang Youwei (2007), công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Baoli, Laoning,
Trung Quốc phân tích về thị trường thực phẩm chức năng và nấm Cordyceps militaris
cho rằng: Tình hình kinh tế xã hội và mức sống của người dân trên toàn thế giới đã
được cải thiện nên thị trường thực phẩm chữa bệnh có tiềm năng rất lớn [29]. Giá trị
sản xuất các mặt hàng thực phẩm chữa bệnh đạt 70 tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc năm
2004. Nhật bản đạt mỗi năm 3,6 tỷ USD trong những năm 1990. Mỹ đạt mỗi năm 3,5
tỷ USD trong những năm 1990. Các sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc từ

Cordyceps militaris chiếm thị phần lớn. Một số ví dụ về giá sản phẩm được sản xuất từ
nguồn nguyên liệu Cordyceps militaris như sau: sản phẩm viên nang Ultraceps được


13

sản xuất từ Cordyceps của công ty Zeolite với giá 41,95 USD/lọ, 90 viên/lọ, 650
mg/viên. Cordygen5 với giá 19,95 USD/lọ 90 viên.
Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh, Trung Quốc, giá cho 5g
nấm ký sinh côn trùng lên tới gần 500 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam,
năm 2005).
Gần đây, một Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc Sở nghiên cứu kỹ thuật
Sinh vật Trùng Khánh (Trung Quốc) đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại
tinh chế được nấm KSCT từ thiên nhiên mà vẫn giữ nguyên được những tính năng
của nó tạo ra viên nang Trùng thảo tinh. Trong đó, mỗi viên nang chứa 100% Đông
trùng hạ thảo tinh chất. Viên nang có tác dụng rất tốt, đặc biệt trong dưỡng tinh cho
nam giới, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp cải
thiện tuần hoàn máu, bổ thận, hỗ trợ trong điều trị một số bệnh về tim mạch, về
đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hiện nay, sản phẩm Viên nang Trùng thảo tinh đã
có mặt ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu Nhiệt đới và là một trong những Quốc gia có nguồn tài
nguyên Sinh học được xếp vào loại đa dạng và phong phú nhất thế giới. Tuy nhiên,
các nghiên cứu về đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài nấm ký sinh côn
trùng chỉ mới đang ở giai đoạn “khởi động”. Vì thế chương trình hợp tác nghiên
cứu với Trung tâm Quốc gia về kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học của Thái
Lan nhằm mục đích thiết lập cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài nấm
KSCT ở Việt Nam đồng thời huấn luyện phương pháp phân lập, phân loại và nuôi
cấy các loại nấm này (đây là một kỹ thuật tương đối khó so với việc phân lập một
số thể quả và vi nấm khác) nhằm xây dựng bộ sưu tập giống để sử dụng cho các

mục đích nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sau này.
1.1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài nấm KSCT
Những năm gần đây, trước sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các loài
nấm KSCT như Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae... đã được nghiên cứu


14

về những vấn đề khác nhau như điều tra thành phần loài, loài sâu bị ký sinh, phân
lập và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và đặc biệt là nhân sinh khối, tạo chế phẩm
để phòng trừ một số loài sâu hại đối với cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp. Phân
lập và sử dụng nấm Beauveria để phòng trừ mọt hại nông sản (Lê Doãn Diên et al,
1994) [1]. Nghiên cứu sản xuất với quy mô công nghiệp và thử nghiệm trên diện
rộng chế phẩm nấm KSCT Beauveria và Metarhizium được thể hiện nhiều trong các
công trình nghiên cứu của (Phạm Thị Thùy et al., 1994) [9].
Nghiên cứu về thành phần loài: Trịnh Tam Kiệt (1996), Trịnh Tam Kiệt và
đồng tác giả (2001) đã nêu danh mục các loài nấm KSCT có ở Việt Nam thuộc họ
Clavicipitaceae có 3 loài thuộc chi Cordyceps đó là Cordyceps martialis Speg.,
Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. và loài Cordyceps sobolifera (Hill) Berk & Br. Các
tác giả đã ghi nhận nấm KSCT có phân bố ở các tỉnh của Việt Nam như: Lai Châu,
Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh [3, 4]. Năm
2009, Phạm Quang Thu đã phát hiện thêm hai loài nấm ký sinh côn trùng mới cho
khu hệ nấm ở Việt Nam có phân bố ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc, đó là loài nấm:
Cordyceps nutans và Cordyceps gunnii [8]. Năm 2010, Phạm Quang Thu và
Nguyễn Mạnh Hà phát hiện thêm loài nấm KSCT Cordyceps takaomontana, đưa
tổng số loài nấm ký sinh côn trùng được phát hiện ở Việt Nam lên 6 loài.
1.1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm KSCT
Đỗ Tất Lợi (1977) cho rằng nấm KSCT (Đông trùng hạ thảo) là một vị thuốc

bổ, dùng để chữa trị thần kinh suy nhược, chữa ho, ho lao, bổ tinh khí, chữa đau
lưng, bổ thận. Liều dùng 6-12 gam với hình thức ngâm rượu [5].
Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp và Nguyễn Thế Hải (2005) đã tổng
quan các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và tài liệu ở các nước
phương Tây về giá trị dược liệu của loài nấm KSCT Cordyceps militaris và


15

Cordyceps sinensis. Các loài nấm này có thể dùng để chữa trị 25 loại bệnh khác
nhau nên các tác giả đã gọi nấm KSCT là thần dược [2].
Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp và Nguyễn Thế Hải (2005) đã tổng
quan các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, Hàn Quốc và tài liệu ở các nước
phương Tây về giá trị dược liệu của loài nấm KSCT Cordyceps militaris và
Cordyceps sinensis. Các loài nấm này có thể dùng để chữa trị cho 25 loại bệnh khác
nhau nên các tác giả đã gọi nấm KSCT là thần dược bao gồm các tác dụng: [14]
1- Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc
tính của Cephalosporin A;
2- Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thưng do thiếu máu;
3- Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế
bào tiểu quản ở thận;
4- Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp;
5- Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim6- Giữ ổn định nhịp đập của tim;
6- Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu;
8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu;
9- Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch;
10- Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở
các nhánh khí quản;
11- Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm;
12- Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể;

13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già;
14- Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể;
15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể;
16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể;
17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể;
18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh;
19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu;
20- Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch;


16

21- Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone);
22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng ;
23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao;
24- Kháng viêm và tiêu viêm;
25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương.
Nguyễn Khánh Toàn (2008) đưa ra một số bài thuốc có nấm KSCT như sau [10]:
* Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: Nấm KSCT và nhân sâm lượng bằng nhau,
ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Công dụng: bổ thận, tráng
dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương.
* Canh đông trùng hùng áp: Nấm KSCT 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng,
gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ nấm KSCT vào trong bụng,
hầm nhừ, cho gia vị, ăn thịt, uống nước, mỗi tuần một lần. Công dụng: bổ hư, trợ
dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.
1.1.2.3. Nghiên cứu về nuôi trồng thể quả
Trần Văn Mão (2002) đã nêu sơ bộ về môi trường nhân giống, kỹ thuật nuôi
trồng thể quả và nuôi cấy sinh khối hệ sợi nấm Cordyceps sinensis [7]. Tuy nhiên,
những thông tin này đều tập hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo của Trung Quốc.
Trong 02 năm qua (2008-2009) tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Phạm

Quang Thu tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thể quả nấm KSCT trong phòng thí
nghiệm. Thí nghiệm với nhiều loại giá thể khác nhau để tìm ra được công thức hiệu
quả nhất để có thể nhân rộng việc nuôi cấy nhân tạo loài nấm này tại Việt Nam.
1.1.3. Nhận xét đánh giá từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thê Giới
Từ phần tổng quan tài liệu những nghiên cứu về nấm KSCT ở ngoài nước và
trong nước cho thấy: Nấm KSCT là một loài nấm có giá trị dược liệu quý, chữa trị
được nhiều loài bệnh nan y như ung thư, kháng khuẩn, chống oxy hóa và các bệnh
về yếu sinh lý….. Cùng với các thảo dược khác, việc nghiên cứu về giá trị dược liệu
và sử dụng nấm ký sinh côn trùng trong lâm sàng đã mở ra một hướng đi mới trong


×