Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo trồng tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

TỪ TRUNG KIÊN

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ
HOÀ THẢO TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
MÃ SỐ
: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. PHAN ĐÌNH THẮM

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2007


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả
Từ Trung Kiên


3

LỜI CẢM ƠN
Trong qúa trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa
học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và
địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin trân trọng bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa
Sau Đại học, phòng Đào tạo Khoa học và Hợp tác quốc tế và các thầy cô giáo
khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn: PGS. TS. Phan Đình Thắm và thầy giáo: GS.TS Từ Quang Hiển.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trung tâm thực hành thực
nghiệm trường Đại học Nông Lâm, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn
nuôi miền núi-Viện Chăn nuôi.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lỏng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng
chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm 2007
Tác giả

Từ Trung Kiên



4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Khí tượng khu vực thí nghiệm............................................................. 61
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm............................................... 62
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 15 ngày (%).................... 63
Bảng 3.4: Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của các cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt
đầu tiên (cm; cm/ngày)...................................................................... 64
Bảng 3.5: Chiều cao tái sinh của các cỏ thí nghiệm (cm).................................... 66
Bảng 3.6: Tốc độ tái sinh của các cỏ thí nghiệm (cm/ngày)................................ 68
Bảng 3.7: Năng suất của các cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt năm thứ nhất (tạ/ha/lứa)... 70
Bảng 3.8: Năng suất của các cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt năm thứ hai (tạ/ha/lứa) ..... 73
Bảng 3.9: Sản lượng chất xanh và vật chất khô của các cỏ thí nghiệm
(tấn/ha/năm)....................................................................................... 75
Bảng 3.10: Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm (%, Kcal/kg)................. 77
Bảng 3.11: Thành phần và hàm lượng axit amin của các cỏ thí nghiệm (g/kg
cỏ tươi)......................................................................................... 80
Bảng 3.12: Sản lượng vật chất khô, protein và năng lượng (tấn/ha/năm,
kg/ha/năm, MKcal/ha/năm).................................................................................. 83


5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Chiều cao của cỏ thí nghiệm ở lứa cắt đầu tiên............................... 65
Biểu đồ 3.2. Chiều cao của cỏ thí nghiệm ở lứa cắt tái sinh................................ 67
Biểu đồ 3.3. Tốc độ tái sinh của cỏ thí nghiệm (cm/ngày) .................................. 69
Đồ thị 3.1a. Sản lượng của các cỏ thí nghiệm năm thứ nhất (tạ/ha/năm)............ 72
Đồ thị 3.2a. Sản lượng của các cỏ thí nghiệm năm thứ hai (tạ/ha/năm)............. 74



6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 3

1.1. Cỏ hòa thảo và đặc điểm sinh học của chúng ................................................. 3
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hoà thảo ............................................................................. 3
1.1.2. Đặc tính sinh thái.......................................................................................... 3
1.1.3. Đặc tính sinh vật .......................................................................................... 4
1.1.4. Đặc tính sinh lý ............................................................................................ 5
1.1.5. Đặc tính sinh trưởng..................................................................................... 6
1.1.5.1. Đặc tính sinh trưởng chung....................................................................... 6
1.1.5.2. Động thái sinh trưởng của thân và lá ........................................................ 8
1.1.5.3. Đặc điểm sinh trưởng của rễ ................................................................... 12
1.1.6. Sức sống của cỏ hòa thảo ........................................................................... 13
1.2. Thành phần hóa học của thức ăn xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất, thành phần hóa học của chúng ............................................................ 14
1.2.1. Thành phần hóa học của thức ăn xanh ....................................................... 14
1.2.1.1. Đối với các cây cỏ tự nhiên .................................................................... 15
1.2.1.2. Đối với các cây cỏ trồng ........................................................................ 16
1.2.1.3. Đối với phụ phẩm ngành trồng trọt ........................................................ 17
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, thành phần hóa học của thức
ăn xanh ..............................................................................................18
1.2.2.1. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 18
1.2.2.2. Điều kiện đất ........................................................................................... 22
1.2.2.3. Ảnh hưởng của mùa vụ và điều kiện hàng năm...................................... 22



7
1.2.2.4. Điều kiện phân bón. ................................................................................ 23
1.2.2.5. Kỹ thuật trồng trọt................................................................................... 23
1.2.2.6. Thời kỳ thu hoạch và kỹ thuật thu hoạch................................................ 23
1.3. Một số nghiên cứu về cỏ hoà thảo ................................................................ 25
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cỏ trên thế giới ........................................................ 25
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cỏ trong nước.......................................................... 33
1.4. Đặc điểm một số loại cỏ thuộc đề tài ........................................................... 41
1.4.1. Cỏ Paspalum atratum ................................................................................. 41
1.4.2. Cỏ Setaria splendida................................................................................... 42
1.4.3. Cỏ Brachiaria decumbens .......................................................................... 42
1.4.4. Cỏ Brachiaria brizantha.............................................................................. 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 45
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................... 45
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 45

2.2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 45
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 45
2.2.2.1. Thu thập số liệu khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên .......................... 45
2.2.2.2. Phân tích thành phân hoá học đất............................................................ 45
2.2.2.3. Thí nghiệm đối với cỏ ............................................................................. 46
2.2.2.4. Lấy mẫu và phân tích thức ăn ................................................................. 48
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................. 60

Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 61
3.1. KHÍ TƯỢNG Ở KHU VỰC THÍ NGHIỆM.......................................................... 61
3.2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ĐẤT THÍ NGHIỆM ......................................... 62
3.3. TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁC CỎ THÍ NGHIỆM ...................................................... 63

3.4. SINH TRƯỞNG VÀ TÁI SINH CỦA CỎ THÍ NGHIỆM ................................... 64

3.4.1. Sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của cỏ .................................................. 64


8
3.4.2. Tái sinh ....................................................................................................... 66
3.4.2.1. Chiều cao tái sinh của cỏ thí nghiệm ...................................................... 66
3.4.2.2. Tốc độ tái sinh của cỏ ............................................................................. 68
3.5. NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CHẤT XANH VÀ VẬT CHẤT KHÔ CỦA CÁC
CỎ THÍ NGHIỆM.................................................................................................. 70

3.5.1. Năng suất của cỏ ........................................................................................ 70
3.5.2. Sản lượng chất xanh và vật chất khô trung bình năm ................................ 75
3.6. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ AXIT AMIN CỦA CÁC CỎ THÍ NGHIỆM .... 76

3.6.1. Thành phần hóa học của cỏ........................................................................ 76
3.6.2. Hàm lượng axit amin trong cỏ ................................................................... 79
3.7. SẢN LƯỢNG VẬT CHẤT KHÔ, NĂNG LƯỢNG, PROTEIN CỦA CỎ THÍ
NGHIỆM ..................................................................................................................................82
KÊT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 86

1. Kết luận ............................................................................................................ 86
2. Đề nghị ............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 88


9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VCK

:

Vật chất khô

CTV

:

Cộng tác viên

DXKN

:

Dẫn xuất không chứa nitơ

Pr

:

Protein

NL

:

Năng lượng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đàn gia súc nhai lại, đặc biệt là đàn bò của các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc đang tăng trưởng nhanh, vấn đề khan hiếm thức ăn đang ngày
một bức bách. Cỏ tự nhiên có năng suất thấp và ngày một suy thoái do cỏ bị
chăn thả quá nặng, làm cho khả năng tăng đàn gia súc bị giới hạn. Tuy nhiên,
các chuyên gia về cỏ trên thế giới đã nhận thấy khả năng của một số giống cỏ
hòa thảo nhiệt đới có năng suất cao, chất lượng dinh dưỡng tốt, phù hợp với hệ
thống canh tác thuộc đất khó trồng trọt, có đặc điểm dinh dưỡng thấp và khô
hạn. Thực tế, không chỉ các đồng cỏ tự nhiên trên thế giới đang bị suy thoái
nghiêm trọng, về số lượng và chất lượng, mà còn giảm về diện tích đất giành
cho chăn thả do dân số toàn cầu đang tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa ngày càng
mạnh. Đây cũng sẽ là viễn cảnh của Việt Nam trong những năm tới. Dân số tăng
và điều kiện kinh tế tăng đã dẫn đến nhu cầu thức ăn (thịt và sữa) ngày càng
tăng lên. Tuy nhiên, diện tích đất ngày càng thu hẹp bắt buộc con người phải
nghĩ đến trồng những cây thức ăn gia súc có năng suất cao, chất lượng tốt để
làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Thực tế, trên thế giới, các
nước ở châu Mỹ La tinh đã nghiên cứu và phát triển các giống cỏ hòa thảo có
năng suất cao như B. decumbens, B. brizantha.... Việc giới thiệu các giống cỏ
này vào đồng cỏ ở các nước đã có tác động làm tăng sản lượng cỏ và làm tăng
sản phẩm gia súc ở khu vực. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc đưa cỏ hòa thảo có
năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của từng vùng
vào sản xuất còn khá mới mẻ với người dân. Đối với các nhà nghiên cứu thì
chưa có nhiều công trình công bố về khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển
cũng như chất lượng của cây thức ăn (đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc). Để đáp ứng nhu cầu, cần đa dạng hoá cơ cấu cây thức ăn, đồng thời,
chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống thích nghi có năng suất cao, phẩm



2
chất tốt, đặc biệt là những giống có khả năng chống chịu cao vào mùa đông,
thích nghi tốt với các điều kiện đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn. Cần phải
nghiên cứu các biện pháp thâm canh cao trên một diện tích đất trồng để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất và chất lượng thức ăn để có thể chuyển giao khoa học
công nghệ đến người dân.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: "Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hoá
học của một số giống cỏ hoà thảo trồng tại Thái Nguyên".
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được khả năng sinh trưởng, sản lượng chất xanh, vật chất khô
và một số thành phần dinh dưỡng của các giống cỏ từ đó chọn được các giống
cỏ tốt để đưa ra sản xuất đại trà.
- Góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ hòa thảo
trong chăn nuôi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cỏ hòa thảo và đặc điểm sinh học của chúng
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hoà thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó chiếm
95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển) [17].
1.1.2. Đặc tính sinh thái

Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng
rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng như các vùng đất đai
khác nhau.
Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng rất khô hạn, độ ẩm trung
bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát
dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ decumbens...
Một số loài lại sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm thấp, độ ẩm lớn từ
60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục
bình thường như: Cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (Festucarubra), cỏ đuôi mèo
(Pleuin pratense)...
Có loài sống được cả ở những nơi đất ngập nước, đất lầy thụt như: cỏ môi
(Leersia hexandra), cỏ bấc (Juncus effusus), cỏ lồng vực (Echinochloa crus galli).....
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà ta có
thể chọn và trồng thích nghi với những điều kiện có khí hậu và địa chất tương tự
như vùng gốc của chúng.


4
1.1.3. Đặc tính sinh vật
Cỏ hoà thảo là cây cỏ một lá mầm. Cũng giống như những cây một lá
mầm khác, thân của chúng có hình tròn hay bầu dục, lá mọc thành hai dãy, đa số
không có cuống nhưng có bẹ, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song song, thân
thuộc dạng thân rạ rỗng, có chia đốt. Cũng có một số loài thân đặc như cỏ Voi,
cỏ Goatemala. Rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là hoa lưỡng tính.
Căn cứ vào hình dáng thân và đặc điểm sinh trưởng của chúng, người ta
chia cỏ hòa thảo thành các loại sau:
Loại thân rễ
Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là thân luôn nằm dưới mặt đất
và chia nhánh ở dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh. Loài này yêu cầu đất tơi
xốp. Mật độ cỏ thưa, độ che phủ thấp, thích hợp chăn thả nhẹ, không chăn thả

gia súc quá đông và lâu vì cỏ này thường không chịu được giẫm đạp và vùng
đất dí chặt.
Loại thân bụi
Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa. Nhánh có
thể được sinh ra dưới mặt đất hoặc trên mặt đất. Cỏ này thường có năng suất cao
nhưng đòi hỏi đất phải tơi xốp và thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi
hỏi phải trồng thưa. Có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là các cỏ
như: cỏ Mộc Châu, Paspalum atratum, Ghinê TD58, Tây Nghệ An...
Loại thân bò
Cỏ này thân thường nhỏ và mềm nên thường nằm ngả trên mặt đất, từ các
đốt có khả năng (hoặc không) đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò và nằm ngả
trên mặt đất nên tạo thành thảm cỏ dày che phủ kín mặt đất. Cỏ này có khả năng
chịu giẫm đạp tốt nên dùng được trong chăn thả, hay thu cắt làm cỏ khô. Tuy
nhiên, do đặc tính bò nên khó thu cắt và năng suất thường thấp hơn so với các cỏ
khác. Đại diện của chúng là cỏ Pangôla (Digitaria decumbens), cỏ Lông para
(Brachiaria multica), cỏ Lông đồi Hoà Bình (Ischaenum indicum).


5
Loại thân đứng
Đây là những loại cỏ mọc mầm từ phần gốc ở dưới đất hoặc hom trồng,
mầm vươn thẳng, thân cao, to nên cho năng suất cao. Đại diện như cỏ Voi...
1.1.4. Đặc tính sinh lý
Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao, hệ số toả hơi nước lớn hơn cỏ họ đậu. Hệ
số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500.
Độ ẩm yêu cầu theo giai đoạn:
Từ nẩy mầm đến chia nhánh:
Giai đoạn phát triển nhánh:

25 -30%

75%

Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
Đối với cỏ hoà thảo dùng để chăn thả thì yêu cầu về độ ẩm thấp hơn cỏ
cắt vì thảm cỏ thấp hơn và cành lá phát triển kém hơn. Tuy nhiên, vẫn cần đảm
bảo tưới đủ nước và đòi hỏi phải giữ độ ẩm đất từ 50 – 60%.
Nhu cầu về dinh dưỡng
Để có được năng suất cao, cỏ hoà thảo đỏi hỏi đất tốt, giàu mùn và đạm
(N), lân (P), kali (K). Nhu cầu về N, P, K phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng
của cỏ.
Giai đoạn I:

từ nẩy mầm đến phân nhánh đòi hỏi cần nhiều N, P, K

Giai đoạn II:

phân nhánh đòi hỏi cần nhiều N, P

Giai đoạn III:

ra hoa, hình thành hạt cần nhiều P, K.

Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn, đồng
thời cần chống rét cho cỏ bằng cách bón phân cho cỏ vào cuối thu – đầu đông.
Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thuộc họ thân đứng, thân bụi, thân rễ chia nhánh dưới mặt đất
thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí.
Các loại cỏ thuộc họ thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể
chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.



6
Tính chịu đựng sương giá và kháng xuân
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng
vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, còn loại chịu sương giá yếu kém thì
ngừng sinh trưởng hoăc bị chết vào mùa đông.
Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ qua mùa đông.
Nó thể hiện khả năng của cỏ chịu đựng được sự chênh lệch giữa nhiệt độ không
khí và nhiệt độ đất, sự chênh lệch này làm cho quá trình vận chuyển chất dinh
dưỡng trong thân cây cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất điều hòa nên
cỏ có tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tuy nhiên, tính kháng xuân của cỏ còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt hơn cỏ nhập nội,
cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ sinh trưởng phát triển
chậm kháng xuân tốt. Loại cỏ mà mùa xuân phục hồi nhanh thì kháng xuân kém
hơn loại phục hồi chậm; Cỏ có hàm lượng vật chất khô cao thì kháng xuân tốt và
ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị chết trong vụ thu đông thì kháng xuân
mạnh và ngược lại.
1.1.5. Đặc tính sinh trưởng
1.1.5.1. Đặc tính sinh trưởng chung
Theo David W. Pratt 1993 [57] thì tính hiệu quả của cỏ là làm biến đổi
năng lượng mặt trời thành lá xanh, để động vật có khả năng thu nhận chúng, tuy
nhiên sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào những chu kỳ phát triển của
cây. Các giống cỏ nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh trải
qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng và đường mô tả sinh
trưởng của nó có cấu tạo theo đường cong chữ S như sau:
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu
cắt hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất đi, cây không có khả năng chắn
ánh sáng mặt trời trong khi đó cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển. Vì
vậy, để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ. Rễ trở nên nhỏ



7
đi và yếu hơn vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá. Chính vì vậy khi cây
bị ngập úng vào giai đoạn này sẽ rất dễ bị chết do không có lá để thoát hơi nước,
còn rễ thì yếu nên dễ bị tổn thương dẫn đến thối rễ và cây chết.
Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, nhưng lá vô cùng ngon
và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng số lượng ít.
Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): Sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu
cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày tới 35-40 ngày. Lúc này tốc độ tái sinh
của cây đạt tới ¼ hay tới 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng
được hấp thu đủ qua quá trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt
đầu bổ sung cho rễ. Đây là thời gian phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn
này, lá chứa đủ protein và năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia
súc. Cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao và số lượng lớn.
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Sau khi gieo trồng hoặc
sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày. Cây tiếp tục phát triển
mau, lá ngày càng trở nên nhạt dần, lá thấp chết đi và bị phân huỷ. Lá sử dụng
nhiều năng lượng để hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra từ quang hợp. Ở giai
đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ. Hàm lượng dinh dưỡng cao,
ngon, số lượng nhiều, tuy nhiên khả năng tiêu hoá của gia súc đối với lá và thân
cây giai đoạn này thấp dần.
Vì vậy, cần chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giai đoạn II và thời gian nghỉ
hợp lý để duy trì cây cỏ lâu dài.
Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp để cỏ quay lại giai đoạn I,
giai đoạn này tái sinh rất chậm và sẽ làm giảm tổng sản lượng cỏ. Không để cây
chuyển sang giai đoạn III, vì trong giai đoạn III, lá cây nhạt dần và bắt đầu già
yếu làm giảm hiệu suất quang hợp. Thu hoạch năng lượng từ đồng cỏ sẽ cao
nhất nếu thu cắt cây ở cuối giai đoạn II hoặc đầu giai đoạn III.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để
chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý.



8
Giai đoạn I và đầu giai đoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón
thúc phân cho cỏ.
Cuối giai đoạn II đầu giai đoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn
thả. Nếu không thu hoạch ngay cỏ sẽ già, giá trị dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến
khả năng tái sinh lần sau và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả trên năm. Còn
nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, đồng thời nếu thu hoạch quá nhiều lứa trên
năm thì dự trữ đường bột ở gốc để phát triển cành lá sẽ bị kiệt, đồng cỏ chóng bị
tàn lụi.
Thời gian thu cắt ở một số giống cỏ như sau:
Cỏ thân bò vào khoảng 45 – 50 ngày sau khi trồng hoặc 35 – 45 ngày sau
khi thu cắt; Cỏ thân bụi vào khoảng 60 ngày sau khi trồng hoặc 45 – 50 ngày sau
khi cắt hoặc chăn thả lứa trước; cỏ thân đứng thì sau khi trồng hoặc sau khi cắt
vào khoảng trên dưới 60 ngày.
Tuy nhiên, động thái sinh trưởng của thân lá và rễ không hoàn toàn giống
nhau và được trình bầy rõ trong mục 1.1.5.2 và 1.1.5.3.
1.1.5.2. Động thái sinh trưởng của thân và lá
Theo dõi sinh trưởng của thực vật, người ta thấy rằng: sau khi nẩy mầm
khối lượng VCK sẽ giảm dần do chất dự trữ ở hạt được sử dụng trong quá trình
nẩy mầm. Sinh trưởng lúc này chậm. Cho tới khi những lá xanh đầu tiên xuất
hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng bắt đầu tăng dần đến
mức đáng kể. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và
ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm đi
a ) Nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
+ Sức nẩy mầm của giống
Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào sức nẩy mầm của hạt, hạt có sức
nầy mầm cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này. Sức nẩy mầm của
giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt, mà còn vào sự chuẩn bị giống,

điều kiện đất đai và khí hậu. Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy. Người


9
ta thấy rằng: những đoạn hom đầu có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất và khi tăng số đốt
của hom sẽ tăng tỷ lệ nẩy mầm, tuy nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nẩy mầm
giảm xuống đột ngột.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của
cây, nhiệt độ tăng (nằm trong nhiệt độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và cũng
tương tự nhiệt độ giảm thì sinh trưởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn
nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân
Vũ và cộng sự, 1976) [51]. Theo Bogdan 1977 [53] nhiệt độ thấp nhất để cỏ
nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 200 C và tối ưu là 25 - 350 C. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ
ôn đới quang hợp là 15 - 200 C và cỏ nhiệt đới là 30 - 400C. Sự hình thành diệp
lục bắt đầu khi T0 > 10 - 150C .
Cỏ hòa thảo nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cao
hơn so với cỏ ôn đới. Những cỏ như Suđăng, Paspalum dilatatum ... sinh trưởng
rất chậm hoặc không sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10 - 150C và ở nhiệt độ
30 - 350C thì tốc độ sinh trưởng cao nhất. Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt
nhất trong nhiệt độ ban ngày hẹp từ 7,20C đến 350C. Nhiệt độ thích hợp cho đẻ
nhánh con của cỏ nhiệt đới thường nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh
trưởng (Cooper và Tainton, 1968) [10]. Ở nhiệt độ thấp dưới 100C cây cỏ nhiệt
đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do diệp lục bị phá hủy.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh
trưởng của cỏ. Đối với cây hòa thảo nhiệt đới phản ứng với sự thay đổi này
mang tính chất đặc trưng, khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống sinh trưởng của cây
cũng giảm.
Nhiệt độ đất có tác dụng đối với nhiệt độ bên trong thực vật lớn hơn nhiệt

độ không khí, do vỏ và cây dẫn nhiệt kém, còn nhiệt độ đất thông qua nước hấp
thu từ đất mà chuyển vào cây dễ dàng (Phan Nguyên Hồng, 1971) [18].


10
+ Ẩm độ
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh
trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ sinh
trưởng chậm lại. Đối với các tế bào đầu rễ vì không có mô che chở như các tế
bào trên mặt đất nên phải đủ ẩm thì rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân nước
trong đất nhiều, độ ẩm không khí cao, cây ít mất nước và chất nguyên sinh được
bão hòa nên sinh trưởng mạnh, còn mùa đông thì ngược lại. Trong mùa đông có
nhiều yếu tố thay đổi làm ảnh hưởng tới sinh trưởng nhưng thực tế trong mùa
đông nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng, trong
đó, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng ẩm độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho
nên tưới nước cho cỏ trong mùa đông là cần thiết để tăng năng suất cây trồng.
Ẩm độ không khí cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng
của cỏ, vì ẩm độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nếu thừa
nước thì cây bị ngập úng không lấy được oxy. Vì vậy, tưới và tiêu nước cũng rất
cần thiết trong quá trình phát triển đồng cỏ.
+ Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp,
thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành,
lá, ra hoa kết quả bình thường.
+ Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ trồng,
trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng là N, P, K; và kể
cả những nguyên tố đa vi lượng khác.
Độ pH trong đất: quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các
nguyên tố. Cỏ hòa thảo ưa đất trung tính còn cỏ bộ đậu ưa đất kiềm vì chúng cần

nhiều canxi hơn, chính vì vậy đồng cỏ nhiệt đới thường ít cây họ đậu.


11
b) Nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá
Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng
tái sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
cho quá trình tái sinh. Vì vậy khả năng tái sinh phụ thuộc vào các nhân tố như:
tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch, độ cao cắt vì nó ảnh hưởng tới lượng dinh dưỡng
dự trữ để tái sinh.
+ Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi cỏ thiết lập và có thể
đưa vào sử dụng lần đầu tiên. Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các
bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm,...) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh
dưỡng sau này để có thể tái sinh. Vì chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự
trữ dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Người ta đã lợi
dụng quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ là nhiều nhất để thu
hoạch vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc đồng thời không gây hại cho
cây trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh của cây trồng là tối ưu.
+ Tuổi thu hoạch
Kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là
tuổi thu hoạch. Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch. Voisin
1963 [76] khẳng định : một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại
của lứa cắt trước dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể
không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp
thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50% thì chỉ tăng
năng suất 20%, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng.
+ Chiều cao cỏ còn lại sau khi cắt
Chỉ tiêu này là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng sản
lượng và chất lượng của các giống cỏ.



12
Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ vì còn phần để lại, khi cắt cỏ
quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau đó, làm mất đi phần thân gần gốc
là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá, không tạo ra
các chất hữu cơ khác được. Tùy từng loại cỏ khác nhau mà chiều cao khi cắt để
lại là khác nhau.
Đối với thân đứng cắt cách mặt đất 4 – 5 cm
Đối với thân bụi cắt cách mặt đất 3 – 5 cm
Đối với thân bò cắt cách mặt đất 7 – 10 cm.
1.1.5.3. Đặc điểm sinh trưởng của rễ
Động thái sinh trưởng của rễ
Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận
trên mặt đất. Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân đạt tới mức cao
nhất trước khi bộ phận trên mặt đất đạt được và ngừng khi cây ra hoa. Khi sinh
trưởng của cây cao thì sự ra rễ ngừng và một vài rễ bắt đầu chết. Sinh trưởng
của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và tuổi của rễ...
Nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ
+ Nhiệt độ:
Whyte và cộng sự 1964 [77] cho rằng rễ cần nhiệt độ thấp hơn so với thân
và lá để sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, ở nhiệt độ cao rễ sinh trưởng chậm
hơn so với thân và lá.
Ở nhiệt độ thấp, sinh trưởng của rễ tương đối tăng hơn thân lá, nhiệt độ
cao thì sinh trưởng của thân lá tương đối tăng hơn rễ.
+ Ẩm độ
Độ sâu của rễ phụ thuộc vào mực nước ngầm, nước ngầm cao thì độ sâu
của rễ giảm và phát triển ngang. Nếu mực nước ngầm thấp thì phát triển cả về
độ sâu lẫn bề ngang của rễ. Điều này là cơ sở để chọn lọc cỏ chịu hạn hay chịu
úng ngập.



13
+ Ánh sáng
Nếu chiếu sáng đầy đủ thì bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại.
Ngày ngắn và việc dự trữ dinh dưỡng trong rễ có tỷ lệ thuận với nhau. Tăng
cường độ chiếu sáng dẫn đến tăng phát triển rễ và dẫn đến tăng sinh trưởng thân
và lá.
+ Dinh dưỡng trong đất
Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng tới kiểu và độ sâu của rễ.
Với lượng đạm ít sẽ tạo ra bộ rễ phát triển và với lượng hydratcacbon cao ở rễ
và ngược lại nếu đạm nhiều thì tăng phát triển bộ phận trên mặt đất và giảm
lượng hydratcacbon trong rễ. Đạm thấp làm rễ nhiều và chia nhiều nhánh còn
đạm cao thì rễ mập và ngắn.
1.1.6. Sức sống của cỏ hòa thảo
Sức sống của cỏ cũng như một số hòa thảo khác có thời gian sống là khác
nhau. Căn cứ vào độ dài ngắn của thời gian sống của chúng mà người ta chia ra
thành loại sống ngắn ngày hay lâu năm. Cụ thể người ta chia làm 4 loại sau:
Loại sống một năm: chúng chỉ sống trong vòng một năm hoặc ngắn hơn
rồi tàn lụi và chết, thường gọi là cỏ hàng năm như: cỏ lồng vực, cỏ ngô (Zea
mays), cỏ Suđăng (Sorghum sudanense)...
Loại cỏ có sức sống ngắn (2- 3 năm) như cỏ dầy (Hemarthria compressa),
cỏ mật (Melinis minutiflora)...
Loại cỏ có sức sống 4 – 5 năm gọi là cỏ có sức sống vừa như: Pangôla, cỏ
Voi, cỏ Ghinê, Paspalum, Brizantha....
Loại sống 6 - 10 năm gọi là cỏ có sức sống lâu như: cỏ tước mạch
không râu.
Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà người ta dự tính thời gian trồng
lại để đảm bảo năng suất và chất lượng của các loại cỏ.



14
1.2. Thành phần hóa học của thức ăn xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất, thành phần hóa học của chúng
1.2.1. Thành phần hóa học của thức ăn xanh
Như chúng ta đã biết thức ăn xanh là cụm từ chỉ tất cả các loại thực vật
gồm các cây hoà thảo, cây bộ đậu, cây thân gỗ và các cây khác mà có thể sử
dụng được để làm thức ăn cho gia súc (chủ yếu là sử dụng cho loài nhai lại và
ngựa). Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và
các cây thức ăn trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc. Đối với thức
ăn xanh trồng với mục đích làm thức ăn gia súc thì được chia làm hai loại chủ
yếu là cây hoà thảo và cây bộ đâu. Chúng có đặc điểm là được chọn lọc và lai
tạo... nên thường có năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi với một số
vùng nhất định.
Đây là loại thức ăn rất quan trọng đối với gia súc gia cầm, đặc biệt đối với
loài nhai lại. Nó chiếm từ 20-40 khẩu phần cho lợn, 70-100% khẩu phần của gia
súc nhai lại và ngựa, 5-10 % khẩu phần của gia cầm. Chính vì vậy thức ăn xanh
là loại thức ăn vô cùng cần thiết trong chăn nuôi và chúng có những đặc điểm
riêng về thành phần hóa học.
Trong thực tế chăn nuôi, để thấy được tính ưu việt của mỗi loại thức ăn
hay để phối hợp một cách hợp lý trong khẩu phần thì điều đầu tiên người ta quan
tâm trong mỗi loại thức ăn là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, như: hàm
lượng vật chất khô, protein, lipit, xơ, khoáng.... Tuy nhiên, thành phần hóa học
của mỗi loại thức ăn là khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của giống
và môi trường tác động.
Đặc điểm của thức ăn xanh:
Là loại thức ăn chứa nhiều nước (70-90%); do đặc điểm là mới thu cắt
hay chăn thả trực tiếp ngoài cánh đồng nên thức ăn tươi giữ được tỷ lệ nước cao,



15
giữ được mùi vị tự nhiên của thức ăn nên chúng ngon miệng, gia súc thích ăn và
dễ tiêu hóa. Trong mỗi loại thức ăn khác nhau thì thành phần dinh dưỡng của
chúng là khác nhau, cụ thể như sau:
1.2.1.1. Đối với các cây cỏ tự nhiên
Theo tài liệu của Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 [50], đối với cây cỏ ngoài
tự nhiên thì hàm lượng dinh dưỡng rất khác nhau như:
Đối với các cây như rong, bèo,... rau ở dưới nước thì hàm lượng vật chất
khô thường thấp, chiếm từ 6-11% vật chất khô. Ví dụ: bèo ong có 10,90% vật
chất khô; 0,90 protein thô; 0,20% lipit thô; 1,60% xơ thô; 6,40% dẫn xuất không
đạm; 1,80% khoáng tổng số.
Đối với các cây mọc trên cạn thì hàm lượng dinh dưỡng cũng rất khác
nhau, như rau tầu bay có 9,00% vật chất khô; 2,50 protein thô; 0,20% lipit thô;
1,60% xơ thô; 3,80% dẫn xuất không đạm; 0,90% khoáng tổng số.
Cỏ bạc hà (cỏ vừng) có 11,90% vật chất khô, 1,80% protein thô; 0,50%
lipit thô; 2,70% xơ thô; 5,10% dẫn xuất không đạm; 1,80% khoáng tổng số.
Cỏ thài lài 10,10% vật chất khô; 1,70 protein thô; 0,90% lipit thô; 10,0%
xơ thô; 13,70% dẫn xuất không đạm; 1,60% khoáng tổng số. Trong khi đó một
số cỏ khác có mức trung bình về vật chất khô thường từ 18-24% hàm lượng
VCK như: Cỏ Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88% vật chất khô; 2,54 protein
thô; 0,51% lipit thô; 8,67% xơ thô; 10,13% dẫn xuất không đạm; 2,03%
khoáng tổng số.
Theo Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976 [1] cỏ Mộc Châu khi được trồng, tùy
theo tuổi, thời vụ và thu cắt vào thời điểm hợp lý thì tỷ lệ nước là 82%; 0,95%
protein tiêu hóa; 0,68% lipit tiêu hóa và 3,40% xơ tiêu hóa.
Một số cỏ có hàm lượng vật chất khô cao (trên 30%) như: cỏ sâu róm có
30,20% vật chất khô và tỷ lệ các chất khác là 2,30% protein thô; 1,60% lipit thô;
9,70% xơ thô; 14,70% dẫn xuất không đạm; 1,90% khoáng tổng số.



16
Đối với cây bộ đậu ngoài tự nhiên thì hàm lượng vật chất khô ở mức từ
15- 25% như: Cây keo dậu rừng (cành-lá) có: 25,30% vật chất khô; 7,20%
protein thô; 0,90% lipit thô; 4,30% xơ thô; 11,50% dẫn xuất không đạm; 1,40%
khoáng tổng số.
Lá cây mít có 43,00% vật chất khô; 7,40% protein thô; 1,90% lipit thô;
9,10% xơ thô; 19,90% dẫn xuất không đạm; 4,70% khoáng tổng số.
1.2.1.2. Đối với các cây cỏ trồng
Trong cỏ hòa thảo trồng thì tỷ lệ vật chất khô và các thành phần dinh
dưỡng khác trong cỏ cũng dao động rất lớn. Theo tài liệu của Viện chăn nuôi
quốc gia [50] thì chúng có thể biến động về vật chất khô từ 11 đến trên dưới
35% và phụ thuộc vào giống, loài và tuổi thu cắt.
Có những cỏ có thành phần vật chất khô thấp như cỏ Ghigantea có hàm
lượng vật chất khô là 13,68% và các thành phần dinh dưỡng khác như protein
thô là 2,08%; 0,60% lipit thô; 1,72% xơ thô; 6,07% dẫn xuất không đạm; 3,21%
khoáng tổng số.
Cỏ Voi non có tỷ lệ vật chất khô là 11,80% và các thành phần dinh dưỡng
khác như sau: protein thô là 2,20%; 0,40% lipit thô; 3,20% xơ thô; 4,30% dẫn
xuất không đạm; 1,70% khoáng tổng số.
Theo Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976 [1], cỏ Voi tuổi càng nhỏ thì hàm lượng
protein càng cao, tuổi càng lớn thì lượng chất xơ càng cao (tỷ lệ nghịch với hàm
lượng protein và nước) cụ thể là 2 tuần tuổi tỷ lệ nước là 89,56%; 2,67% xơ;
protein cỏ khô là 18,42%, cỏ 4 tuần tuổi có 87,40% là nước; 3,72% xơ và
11,49% protit trong cỏ khô.
Một số cỏ có tỷ lệ vật chất khô cao như:
Cỏ Ghinê Đông Nam Bộ: có 25,60% vật chất khô, 1,80% protein thô;
0,60% lipit thô; 9,70% xơ thô; 11,90% dẫn xuất không đạm; 1,60% khoáng
tổng số.



×