Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-------------------

ĐỖ VĂN CHIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME ĐẾN KHẢ NĂNG
TIÊU HÓA, SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC
ĂN CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Chăn nuôi
60.62.40
PGS.TS. Trần Tố

THÁI NGUYÊN - 2010


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo
điều kiện và đóng góp những ý kiến qúy báu để quá trình hoàn thiện luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng ủy - Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy, cô giáo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là Thầy giáo, PGS - TS. Trần
Tố trực tiếp hướng dẫn tôi.
Tôi xin cảm ơn Phòng thí nghiệm trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên (nay là Viện khoa học sự sống), Trại chăn nuôi lợn nái ngoại Tân
Thái, Trại chăn nuôi lợn Cương Hường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Để hoàn thiện luận văn này tôi còn nhận được sự động viên của gia đình
và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2010
Tác giả
Đỗ Văn Chiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2010
Tác giả
Đỗ Văn Chiến


5
Mục lục
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

1


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu của đề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2

3.1. Ý nghĩa khoa học

2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Cơ sở khoa học

3

1.1.1. Hoạt động tiêu hoá của lợn giai đoạn sau cai sữa


3

1.1.2. Sinh trưởng của lợn cai sữa

10

1.1.3. Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa

12

1.1.4. Tổng quan về enzyme

19

1.1.5. Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi

24

1.1.6. Vai trò của enzyme trong chăn nuôi

33

1.1.7. Những lợi ích của việc sử dụng enzyme

36

1.1.8. Cơ sở khoa học về di truyền trong chăn nuôi lợn hướng nạc

39


1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

42

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

42

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

44

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

46

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

46

2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:

46

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:

46


2.1.3 Thời gian nghiên cứu:

46


6
2.2. Nội dung nghiên cứu:

46

2.3 Phương pháp nghiên cứu

46

2.3.1 Phương pháp tiến hành

46

2.3.2. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và trong
phân lợn

55

2.3.3. Phương pháp sử lý số liệu

56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

57


3.1. Kết quả thí nghiệm 1

57

3.1.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá nitơ

57

3.1.2. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con thí
nghiệm.

58

3.2. Kết quả thí nghiệm 2

60

3.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

60

3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm

62

3.2.3. Lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày

65


3.2.4. Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng lợn (kg)

66

3.2.5. Tiêu tốn protein / 1 kg tăng khối lượng lợn (g)

67

3.2.6. Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

68

3.2.7. Tiêu tốn lysine/ 1 kg tăng khối lượng lợn (g)

69

3.2.7. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn (đ)

70

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

72

1. Kết luận

72

2.Tồn tại


72

3. Đề nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

Phụ lục

79


7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt

Diễn giải

CS

:

Cộng sự

DCP

:


Dicalcium phosphat

ĐC

:

Đối chứng

ĐVT

:

Đơn vị tính

g

:

Gram

Kcal

:

Kilô calo

Kg

:


Kilôgam

KL

:

Khối lượng

KPCS

:

Khẩu phần cơ sở KPTN

:

Khẩu phần thí nghiệm

MCP

:

Monocalcium phosphat

MJ

:

Megajun


Pr

:

Protein



:

Thức ăn

TB

:

Tinh bột

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TH

:

Tiêu hóa TN :


Thí nghiệm TTTA
:

Tiêu tốn thức ăn

STT

:

Số thứ tự

VCK

:

Vật chất khô


8
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thử mức tiêu hoá

47

Bảng 2.2. Thành phần thức ăn thí nghiệm 1


48

Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 2

51

Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 2

52

Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hoá nitơ toàn phần của lợn con sau cai sữa

57

Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con sau cai sữa

59

Bảng 3.3. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm (kg/con)

60

Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

62

Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)

64


Bảng 3.6. Lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày (gam)

65

Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm
(kg)
Bảng 3.8. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
(gam)
Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng (kcal)

66

Bảng 3.10. Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng (g)
Bảng 3.11. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đồng)

70

68
69

71


9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1. Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC

41


Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

61

Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

64


10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu những chế phẩm sinh
học như kháng sinh, hormone sinh trưởng để bổ sung vào khẩu phần thức ăn của
lợn, nhằm tạo cho lợn có khả năng tăng trưởng nhanh, sức đề kháng với bệnh tật
cao và giảm được chi phí trong chăn nuôi. Tuy nhiên sau đó nhiều nhà nghiên cứu
đã cho thấy rằng: việc sử dụng kháng sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng và mùi
vị của sản phẩm thịt lợn. Còn những sản phẩm thịt của lợn được nuôi bằng khẩu
phần có bổ sung hormone sinh trưởng đã để lại hậu quả không nhỏ cho con người
vật nuôi và môi trường sống. Tình hình đó thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu
ra những chế phẩm sinh học mới để bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho lợn, nhằm
kích thích sinh trưởng, tăng cường sức đề kháng đồng thời tạo ra được những sản
phẩm thịt lợn chất lượng cao.
Hiện nay trên thế giới những chế phẩm sinh học có hiệu quả cao đã được
ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi. Trong đó, công nghệ sản xuất enzyme đang có
vai trò đặc biệt quan trọng. Các enzyme thức ăn đang được nghiên cứu và ứng
dụng vào sản xuất chăn nuôi, nhằm tăng quá trình tiêu hoá, giảm chi phí thức ăn
và tăng khối lượng vật nuôi, đôi khi còn cải tạo một số chỉ tiêu sinh lí của cơ thể
động vật, tạo sự cân bằng sinh học hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá, làm giảm

tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hoá ở vật nuôi.
Ban đầu những thử nghiệm để sử dụng những enzyme trong những thức
ăn của lợn được dựa trên những sản phẩm được hình thành trong những ngành
công nghiệp sợi, giấy và thực phẩm. Hầu hết, những sản phẩm enzyme ban đầu
này đều không thích hợp đối với nền chất xơ và protein ở trong khẩu phần ăn của
lợn hoặc không thích hợp với môi trường trong đường ruột lợn. Những kết quả
của việc sử dụng những sản phẩm này thường không có hiệu quả hoặc không có
giá trị.


11
Ngày nay việc sử dụng thành công việc bổ sung enzyme trong khẩu phần
ăn của lợn, những sản phẩm đặc trưng đó phát triển song song với sự phát triển
của ngành chế biến thức ăn gia súc.
Trong khi những enzyme ở trong thức ăn có tiềm năng lớn làm tăng khả
năng chuyển hoá thức ăn và tốc độ tăng trọng của lợn, song chúng cũng không thể
đem lại kết quả tốt nếu công tác quản lý kém, sử dụng không đúng hướng dẫn ....
Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, việc nghiên cứu sử dụng bổ sung
enzyme vào khẩu phần thức ăn cho lợn giai đoạn sau cai sữa là rất quan trọng,
góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến
khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn sau cai sữa”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định khả năng tiêu hoá protein và tinh bột của lợn khi được nuôi
bằng khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hoá.
- Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tiêu hóa đến sinh
trưởng của lợn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn con
sau cai sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần khẳng định tác dụng của việc bổ sung enzymes thức ăn vào
khẩu phần thức ăn của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa, sẽ làm tăng khả năng tiêu
hóa thức ăn và kích thích tăng trưởng của lợn.
- Số liệu nghiên cứu dùng cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Áp dụng để xây dựng 1 công thức thức ăn cho lợn ngoại giai đoạn sau
cai sữa với giá thành rẻ, hiệu quả chăn nuôi cao.
- Khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng enzyme trong chăn nuôi.


12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Hoạt động tiêu hoá của lợn giai đoạn sau cai sữa
Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ là làm thế nào để
lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển nhanh,
đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức sống của
đàn con. Để đạt được mục đích trên, bên cạnh việc tạo cho lợn con điều kiện
chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ,
đặc biệt là đặc điểm của cơ quan tiêu hoá lợn con, để từ đó phối hợp được khẩu
phần thức ăn phù hợp.
1.1.1.1. Đặc điểm về cơ quan tiêu hoá của lợn
Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004 [10] cho biết lợn là loài gia súc ăn tạp,
khả năng chịu đựng kham khổ cao, lợn có dạ dày trung gian, có thể sử dụng tốt
nhiều loại thức ăn nên nguồn thức ăn của lợn rất phong phú, từ thức ăn thô xanh
đến các loại thức ăn hạt, từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đến các loại
thức ăn khoáng, vitamin.. Mặt khác hệ số trao đổi cơ bản của lợn thấp hơn các loài
gia súc khác, do đó tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng của lợn so với các loài gia súc

khác như: Bò, dê, cừu... thì thấp hơn, do vậy nuôi lợn rất kinh tế.
- Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng của lợn là 3 - 6 kg
- Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng của bò là 8 - 12 kg
- Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng của dê là 6 - 10 kg
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs, 1998 [14] cho biết dung tích của dạ dày
lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60
ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).


13
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hóa nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hóa của lợn để nâng
cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
1.1.1.2. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ là làm thế nào để
lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển nhanh,
đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức sống của
đàn con. Để đạt được mục đích trên, bên cạnh việc tao cho lợn con điều kiện
chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ,
đặc biệt là đặc điểm của cơ quan tiêu hoá lợn con để từ đó phối hợp được khẩu
phần thức ăn phù hợp.
*Tiêu hoá ở miệng:
Amylase của tuyến nước bọt lợn con có hàm lượng cao vào những ngày đầu
mới sinh và cao nhất vào ngày thứ 14 nếu tách mẹ sớm, pH = 7,6 – 8,1. Tuỳ vào
lượng thức ăn mà lượng nước bọt tiết ra nhiều hay ít. Thức ăn có phản ứng axit
yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng làm giảm hoặc ngừng tiết dịch.
Ngoài ra, lượng nước bọt còn thay đổi tuỳ theo số lần cho ăn, chất lượng
thức ăn. Nếu chỉ cho lợn ăn một loại thức ăn kéo dài thì sẽ làm tăng nhiệm vụ
của một tuyến, gây ức chế giảm tính thèm ăn của lợn. Ăn nhiều loại thức ăn khác
nhau thì cả hai tuyến hoạt động gây ức chế cho nên ăn nhiều chủng loại thức ăn,

đổi bữa lợn sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục và giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
* Tiêu hoá ở dạ dày:
Dạ dày lợn con là dạ dày trung gian, tuy phát triển rất nhanh về mặt cấu
tạo nhưng chức năng của nó chưa hoàn thiện.
Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng, cs (2008)[13] cho rằng lợn con trước
một tháng tuổi, dịch vị không có axit HCl tự do, lúc này axit tiết ra ít và nhanh


14
chóng liên kết với dịch nhầy. Vì thiếu HCl tự do nên các vi sinh vật dễ có điều
kiện phát triển gây bệnh đường tiêu hoá, điển hình là bệnh phân trắng lợn con.
Trong tháng tuổi đầu dạ dày hầu như không tiêu hóa protein thực vật, sữa rời
khỏi dạ dày 1-1,3 giờ, sau 5-6 giây sữa đông vón lại và được tiêu hóa hoàn toàn.
* Tiêu hóa ở ruột
Dung tích ruột non lợn con lúc sơ sinh là 0,1 lít nhưng sau 20 ngày tuổi thì
đã tăng lên 7 lần so với lúc sơ sinh, 60 ngày tuổi thì gấp 50 lần, tháng thứ 3 là 6
lít, còn khi 12 tháng đạt 20 lít.
Dung tích ruột già lợn con sơ sinh khoảng 0,04 - 0,05 lít, lúc 20 ngày tuổi
thì đã là 0,1 lít, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 khoảng 7 lít, tháng thứ 7
khoảng 11- 12 lít.
Thức ăn từ dạ dày xuống ruột non chịu tác động phối hợp của các enzyme
trong dịch tụy, dịch ruột và các chất xúc tác tiêu hóa trong dịch mật, dịch tụy,
dịch ruột để biến đổi về thành phần hóa học (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2008)
[13].
Lợn con 20 – 30 ngày tuổi dịch tụy phân tiết trong một ngày đêm là 150 –
300 ml và sự phân tiết này tăng dần theo lứa tuổi; 3 tháng tuổi là 3,5 lít, từ 7
tháng tuổi trở lên là 10 lít/ngày đêm. Sự biến đổi khả năng phân tiết của dịch vị
theo tuổi, khác với sự biến đổi của dịch vị.
Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsine trong dịch tụy thủy phân
protein thành axit amin. Ở thai lợn lúc 2 tháng, chất tiết đã có enzyme trypsin,

thai càng lớn, hoạt tính của enzyme trypsin càng cao và cao nhất sau khi đẻ. Lợn
con 20 ngày tuổi, dịch tụy có sức tiêu hóa cao nhất sau đó giảm theo tuổi.
Lactase có tác dụng tiêu hóa đường lactose sữa, enzyme này có hoạt tính mạnh
ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó hoạt tính
của enzyme giảm dần.


15
Các enzyme tiêu hóa trong dịch ruột gồm: aminopeptidase, dipeptidase,
prolinase, maltase, sacarase, lactase. Trong một ngày đêm, lợn con 1 tháng tuổi
tiết dịch từ 1,2 - 1,7 lít; 3 - 5 tháng có từ 6 - 9 lít dịch ruột.
Chức năng tiêu hoá của lợn con mới sơ sinh chưa có hoạt lực cao, trong
giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hoá của một số enzyme tiêu hoá được hoàn
thiện dần:
- Enzyme pepsin: Lợn con dưới một tháng tuổi, enzyme pepsin trong dạ
dày lợn con chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này trong dịch
vị dạ dày lợn không có HCl tự do, lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết
với dịch nhầy của dạ dày, gây ra hiện tượng thiếu axit hay còn gọi là
"Hypoclohydric". Đây là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn
con. Khi có HCl tự do sẽ kích hoạt enzyme pepsinogen và enzyme này mới có
khả năng tiêu hoá.Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính sát trùng, vi sinh
vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nẩy nở và phát triển gây ra các bệnh về
đường tiêu hoá ở lợn con.
Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm
hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm vào
lúc 5-7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể được tiết ra từ ngày tuổi thứ 14.
- Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong nước bọt và trong dịch tụy
lợn con từ lúc mới đẻ, nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng
tiêu hoá tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá được 50 % lượng tinh bột ăn
vào. Đối với tinh bột sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi, amylase và

maltase mới có hoạt tính mạnh, nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt
hơn.
- Saccarase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi saccarase hoạt tính còn thấp,
nếu cho lợn con ăn đường sucrose thì rất dễ bị ỉa chảy.


16
- Enzyme trypsin: Là enzyme tiêu hoá protein của thức ăn, ở thai lợn lúc 2
tháng tuổi, trong chất tiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn, họat tính của
enzyme trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra, enzyme trypsin của dịch tuỵ là
rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.
- Enzyme catepsin: Là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con
ở 3 tuần tuổi đầu, enzyme catepsin có hoạt tính mạnh, sau đó hoạt tính giảm
dần.
- Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của enzyme này giảm dần.
- Lipase và chymosin: Hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu
và sau đó giảm dần.
Qua nghiên cứu về quá trình phân tiết của amylase, maltase và protease,
chúng ta thấy sự phân tiết và hoạt động của các enzyme này tăng dần theo sự tăng
lên của ngày tuổi, lipase tăng dần đến khi cai sữa sau đó giảm dần. Riêng enzyme
tăng cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi sau đó giảm dần theo sự tăng lên của ngày
tuổi. Đây chính là điểm cần lưu ý khi bổ sung thức ăn cho lợn con.
Thông thường, lợn con sau cai sữa thường rất hay bị tổn thương nhung
mao ở thành ruột non do ảnh hưởng của thức ăn, khi đó sẽ giảm khả năng sản
xuất enzyme tiêu hoá của lợn con, giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
Thức ăn không được hấp thụ sẽ chuyển xuống ruột non, làm tăng sự phát triển
của vi sinh vật có hại và tăng khả năng bùng phát vi khuẩn E.coli, làm cho lợn bị
ỉa chảy. Biểu hiện bên ngoài của hiện tượng này là lợn con gầy, sút cân, lông da

nhợt nhạt, sinh trưởng giảm. Do vậy, thức ăn bổ sung cho lợn con phải đáp ứng
được khả năng tiêu hoá của chúng.
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã
sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh như:


17
Vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật
đường ruột chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, cho nên chưa
tạo được sự cân bằng về hệ vi sinh vật tiêu hoá của lợn con, tạo điều kiện cho các
vi khuẩn gây bệnh như E. coli phát triển mạnh nên lợn con bị rối loạn tiêu hoá.
Theo YuYu (2005)[27], ở lợn con bú sữa, nhóm vi khuẩn Lactobacillus
spp. trong dạ dày và đường tiêu hóa phát triển mạnh. Vi khuẩn này sử dụng một
số đường lactose của sữa để sản sinh ra axit lactic làm giảm độ pH trong dạ dày,
sự tăng độ axit này sẽ làm cho quá trình tiêu hóa tốt hơn và ngăn cản sự phát
triển của các vi khuẩn khác, một vài loại vi khuẩn trong số đó bất lợi cho tiêu
hóa của lợn con.
Sau 1 tháng tuổi, quá trình tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng tiến hành
chủ yếu ở dạ dày, ruột non trong 1 ngày đêm phân giải 45% glucid, 50% protein,
20 - 25% đường. Ruột già chủ yếu tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật ở manh
tràng phân giải (Từ Quang Hiển, 2003) [4].
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hoá và làm giảm tiêu chảy ở lợn con cũng như
để phù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn, thì trong sản xuất thức ăn cho lợn con
giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hoá
như: Bột sữa, đường lactose,...thức ăn cần được rang chín và nghiền nhỏ đồng
thời bổ sung thêm một số axit vô cơ như: axit lactic,...
1.1.1.3. Lợn cai sữa
Sau khi bú sữa đầu, hệ thống tiêu hoá còn phát triển trong thời gian bú
sữa. Nếu cai sữa càng chậm thì hệ tiêu hoá càng phát triển. Sau khi cai sữa, ruột
phát triển tốt thì lợn con sẽ chuyển hoá dễ dàng chất dinh dưỡng từ cám.

* Cai sữa
Cai sữa lúc 3 - 4 tuần tuổi thì gặp khó khăn sau đây:
-Thứ nhất: Lợn con bị chuyển thức ăn từ sữa sang cám, lợn sẽ giảm lượng
cám ăn vào. Lợn con mất một số thời gian để duy trì đà tăng trưởng (5 ngày).


18
- Thứ hai: Khi tiến hành cai sữa, ruột sẽ thay đổi chức năng hoàn toàn vì
nguồn cung cấp dinh dưỡng bị thay đổi đột ngột. Vì vây, cần xác định trước thời
gian cai sữa và định hướng nuôi dưỡng cho đặc tính tiêu hoá của lợn được thích
nghi dần. Tuy nhiên vấn đề có thể xảy ra là lợn không chịu ăn cám và dẫn đến
thiếu hụt dinh dưỡng.
* Tác dụng của ruột, tuyến tụy và gan
Sau khi cai sữa, hệ thống tiêu hoá phát triển với tốc độ khác nhau. Sau khi
cai sữa khoảng 10 ngày, dạ dày sẽ dần dần phát triển, tuy nhiên trong vòng ba
ngày đầu, độ lớn ruột non bị giảm sút và sau 10 ngày cũng không thể hồi phục
lại như ban đầu.
Thế nhưng ngược lại, ruột già lại phát triển rất nhanh giúp lợn con có thể
sống độc lập sau cai sữa.
Các cơ quan liên quan tới bộ máy tiêu hoá cũng phát triển hoàn toàn khác
nhau. Ví dụ như gan sau khi cai sữa ở tuần thứ hai phát triển rất nhanh, góp phần
gia tăng hoạt động trao đổi chất.
Gần đến ngày lợn con được sinh ra thì các cơ quan liên tục phát triển, sau
khi được 13 ngày tuổi thì tuyến tụy phát triển ổn định. Tuy nhiên, sau khi cai sữa
vào bất kỳ ngày tuổi nào, sự tăng trưởng của tuyến tụy và sự sản xuất chất đạm
lại tiếp tục phát triển.
Nếu tuyến tụy phát triển quá độ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh
tổng hợp các enzyme, có thể làm giảm lượng tổng hợp chymotrysin va elastase
II, tăng lipase, trysin, amylase, elastase.
Việc tổng hợp các enzyme đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi ngày tuổi cai sữa,

mỡ, các chất dinh dưỡng lượng chất đạm từ thức ăn. Đặc biệt là lượng chất đạm
từ cám gây ảnh hưởng tới enzyme tiêu hoá của tuyến tụy.
* Tác dụng ruột non
Sau cai sữa, hình thái của ruột bị ảnh hưởng rất nhiều.Tỷ lệ độ sâu của khe
nhung mao và độ cao của nhung mao (V:C) sau khi cai sữa 24 tiếng trở nên rõ


19
ràng và 3 - 5 ngày càng trở nên khác biệt. Sự gia tăng của khe nhung mao và độ
sâu của nó không thể quan sát rõ cho đến khi cai sữa được 5 ngày. Sau thời gian
này, tỷ lệ V:C ổn định ở mức 1,5 - 2,0. Sau thời gian này, tỷ lệ V:C giảm xuống
do độ cao nhung mao giảm.
Độ sâu khe nhung mao sau cai sữa 6 ngày hầu như không thay đổi.Sau
thời gian này nó gia tăng rất nhanh, gấp 2 lần so với ngày đầu tiên (P<0.01). Qúa
trình phát triển độ sâu của khe nhung mao liên tục phát triển sau cai sữa, không
bị ảnh hưởng bởi ngày tuổi cai sữa (14, 21, 28, và 35).
Độ cao từ đáy khe nhung mao tới đỉnh nhung mao không bị biến đổi theo
lứa tuổi, nhưng sau cai sữa 5 ngày đoạn đường đường bị rút ngắn (P<0.1).
Độ cao từ đáy khe nhung mao tới đỉnh nhung mao sau khi cai sữa sẽ được
định hình, chủ yếu thông qua sự khéo dài của khe nhung mao. Lợn con cai sữa
lúc 21 ngày tuổi, chuyển sang ăn cám tập ăn không bị ảnh hưởng bởi độ cao của
nhung mao, độ sâu khe nhung mao, số lượng tế bào ruột.
1.1.2. Sinh trưởng của lợn cai sữa
Lợn con sau khi cai sữa có lớn nhanh hay không phụ thuộc vào tiềm năng
tăng trọng có được phát huy. Tiềm năng này phụ thuộc vào các điều kiện khi lợn
con cai sữa như trọng lượng, dinh dưỡng, tỷ lệ tăng trưởng, sinh lý học, môi
trường nuôi, lượng cám ăn vào.
Khi cai sữa ngày tuổi khác nhau thì trọng lượng có thể chênh lệch 2 đến 3
lần.
Các quốc gia trên thế giới cho lợn con cai sữa vào khoảng 3 - 4 tuần tuổi

khi trọng lượng của chúng hơn 6kg. Đặc biệt các quốc gia Nam Mỹ thường cai
sữa cho lợn trước 3 tuần tuổi.
Nếu cai sữa sớm thì có thể giảm các bệnh truyền nhiễm từ lợn mẹ, tuy
nhiên, lợn con cai sữa sớm, trọng lượng sẽ nhẹ nên cần phải có chế độ quản lý,
dinh dưỡng, môi trường thật tốt.


20
1.1.2.1. Tiềm năng sinh trưởng của lợn con cai sữa
Lợn con cai sữa 21 ngày tuổi khi không có triệu chứng bệnh lâm sàng và
bị stress, ta có thể ấn định mục tiêu tăng trưởng tuần 1, 2, 3 theo các mức độ 100,
200 và 400g/ngày.
Thế nhưng, mức độ tăng trưởng trên còn thấp hơn mức tiềm năng lợn có
thể phát triển. Theo thí nghiệm tại Edinburgh, Anh, lợn con khỏe mạnh cai sữa 3
tuần trọng lượng 5 kg cho ăn không hạn chế tăng trưởng đạt 500g/ngày gấp 2 lần
so với thông thường.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng như vậy cũng chưa phát huy hết tiềm năng
của lợn con. Nếu lợn con cai sữa vào đúng thời điểm tốt nhất và cho ăn cám lỏng
làm từ sữa thì lợn con có thể tăng trọng trên 500g/ngày.
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa khối lượng cai sữa và sinh trưởng sau cai sữa
Các nhà chăn nuôi biết rằng nếu trọng lượng sơ sinh lớn thì trọng lượng
cái sữa sẽ lớn, lợn có trọng lượng cai sữa lớn sẽ lớn nhanh hơn lợn có trọng
lượng cai sữa nhỏ. Chính vì vậy, nếu trọng lượng cai sữa chênh lệch thì khi lợn
lớn lên trọng lượng chênh lệch sẽ cao.
Trọng lượng sơ sinh sẽ tỷ lệ thuận với trọng lượng cai sữa, trọng lượng
lợn một tuần tuổi ảnh hưởng cao đến trọng lượng cai sữa, trọng lượng cai sữa sẽ
ảnh hưởng tới năng suất sau cai sữa.
Tầm quan trọng của trọng lượng cai sữa là rất quan trọng thông qua việc
nghiên cứu hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, trong thời gian bú sữa mẹ nếu lợn được áp dụng các biện pháp

thúc đẩy tăng trưởng thì trọng lượng cai sữa sẽ nặng hơn.
- Thứ hai, sau khi cai sữa trọng lượng lợn con lớn hơn sẽ phát huy được
khả năng tăng trưởng nhiếu hơn.


21
1.1.3. Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
1.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn lai thương phẩm giai đoạn sau cai sữa
Nhu cầu về dinh dưỡng đối với lợn con rất lớn, nó đóng vai trò quan trọng
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, đặc biệt là lợn con. Nhu cầu các
chất dinh dưỡng tăng theo độ lớn của lợn.
* Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu về năng lượng đối với lợn thường được biểu thị bằng năng lượng
trao đổi (ME, kcal/kg). Lợn con cần năng lượng trước tiên đáp ứng nhu cầu duy
trì của cơ thể, sau đó là cần năng lượng cho sinh trưởng. Ở giai đoạn bú sữa, mức
năng lượng cần bổ sung cho lợn con dựa vào lượng sữa của lợn mẹ cung cấp
được cho lợn con. Ở hai tuần tuổi đầu lợn con hầu như đã được cung cấp đầy đủ
năng lượng từ sữa mẹ. Từ tuần tuổi thứ ba cần bổ sung thêm thức ăn mới đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của lợn con, do lượng sữa của lợn mẹ ở 21
ngày tuổi giảm dần. Giai đoạn lợn sau cai sữa, hàm lượng năng lượng trong thức
ăn cho lợn con khá cao. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, mật độ năng lượng trong 1
kg thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn sau cai sữa cần 3200 kcal/kg
* Nhu cầu về protein và axit amin
Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy
protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao.
Trong hai tuần tuổi đầu, lợn con hầu như đã nhận đầy đủ lượng protein
cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cơ thể từ sữa mẹ. Tới tuần tuổi thứ 3 cần
bổ sung thêm protein để không ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con.
Trong thức ăn gia súc người ta đã tìm được thành phần cấu tạo cơ bản của
protein là axit amin. Do vậy, nhu cầu về protein cũng chính là nhu cầu về axit

amin. Axit amin được chia làm 2 loại: Loại không thay thế được là loại axit amin
rất cần thiết cho cơ thể động vật, cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
chúng, nó không tự tổng hợp được mà phải lấy từ bên ngoài qua thức ăn. Có 9


22
axit amin mà cơ thể lợn không thể tự tổng hợp được là: Lysine, Tryptophan,
valine, leucine, isoleucine, threonine, methionine, phenylalanine, histidine.
Trong khẩu phần ăn của lợn thường thiếu một số loại axit amin nên cần phải bổ
sung thêm, trong thực tế người ta thường bổ sung các axit amin công nghiệp
(Trần Tố và cs, 2008) [22].
Vì vậy, việc quan tâm đến lượng protein trong thức ăn là rất quan trọng,
đặc biệt, trong trường hợp chỉ sử dụng các loại thức ăn tự nhiên, mà không có bổ
sung thêm các loại axit amin công nghiệp. Việc sử dụng các loại axit amin công
nghiệp, không những góp phần làm giảm lượng protein trong thức ăn, tiết kiệm
thức ăn protein, mà còn giảm sự bài tiết nitơ qua phân, từ đó có tác động làm
giảm ô nhiễm môi trường.
Nếu muốn đạt được hiệu suất sử dụng protein cao, trong khẩu phần ăn
phải có đủ các axit amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối. Nếu tỷ lệ này càng đạt tới
nhu cầu của lợn, thì việc hiệu suất sử dụng protein càng cao. Còn nếu số lượng
một số loại axit amin thiết yếu thấp hơn nhu cầu của lợn, thì việc sử dụng của
toàn bộ lượng protein trong khẩu phần ăn sẽ bị ảnh hưởng.
Lợn có một vài triệu chứng lâm sàng đặc trưng khi thiếu axit amin. Dấu
hiệu rõ ràng nhất là lượng thức ăn ăn vào giảm, thể hiện thức ăn thừa nhiều, lợn
chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp.
Lợn con cũng có thể chịu được lượng protein ăn vào cao, mà ít có biểu
hiện bệnh tật đáng kể, ngoại trừ đôi khi có thể bị ỉa chảy nhẹ. Tuy nhiên, khi cho
lợn ăn lượng protein cao (vượt quá 25% đối với nhu cầu của lợn) là lãng phí gây
ô nhiễm môi trường và kết quả là giảm tăng trọng và giảm hiệu quả sử dụng thức
ăn.

Trong khẩu phần thức ăn gồm chủ yếu là ngô và đậu tương, thường có
chứa một lượng axit amin nhất định, vượt quá nhu cầu cần thiết (như arginine,
leucine, phenylalanine + tyrosine) để đạt được sự sinh trưởng tối ưu, nhưng


23
lượng vượt này ít ảnh hưởng đến kết quả nuôi dưỡng của lợn. Ngược lại nếu
chúng ta bổ sung quá nhiều axit amin tinh thể như arginine, leucine, methionine
có thể làm giảm lượng thức ăn ăn vào và giảm tốc độ sinh trưởng.
Lợn ăn quá nhiều một lượng axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu
chứng xấu, như tính độc, tính đối kháng hay tính mất cân bằng tùy theo bản chất
của ảnh hưởng. Sự đối kháng thường xảy ra giữa các axit amin có quan hệ về
mặt cấu trúc. Ví dụ như: đối kháng lysine – arginine ở gia cầm, khi lượng lysine
trong khẩu phần vượt quá nhu cầu sẽ làm tăng nhu cầu về arginine.
Sự mất cân bằng axit amin cũng có thể xảy ra khi khẩu phần được bổ sung
thêm một hay nhiều axit amin không phải là axit amin tới hạn. Trong các trường
hợp đó, lượng thức ăn ăn vào đều giảm. Nếu chúng ta giảm lượng axit amin vượt
quá khỏi khẩu phần thì lợn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Hiện nay, xu hướng sử dụng khẩu phần ăn giảm mức protein tổng số có
bổ sung thêm các axit amin tổng hợp đang được nghiên cứu nhiều trên thế giới.
Để áp dụng vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu biết rõ một số nguyên tắc cơ bản
khi sử dụng các axit amin tổng hợp cho lợn như sau: Thứ nhất, việc sử dụng axit
amin tổng hợp sẽ không có hiệu quả trừ khi trong thức ăn thiếu loại axit amin đó,
nghĩa là chúng ta không nên bổ sung thêm lysine vào khẩu phần mà đã có đủ
lượng lysine cho nhu cầu của lợn. Tuy nhiên khi khẩu phần có hàm lượng
protein thấp và thiếu lysine thì việc bổ sung thêm lysine sẽ làm tăng thêm năng
suất chăn nuôi.
Thứ hai, việc bổ sung axit amin thiết yếu thứ hai trong trường hợp axit
amin thiết yếu thứ nhất vẫn bị thiếu cũng không có hiệu quả, thậm chí còn gây
hậu quả xấu. Ví dụ, việc bổ sung methionine vào khẩu phần mà vẫn thiếu lysine

sẽ không có hiệu quả ngay cả khi thiếu methionine. Nếu trong khẩu phần mà
lysine bị thiếu hụt hơn methionine thì trước hết chúng ta phải bổ sung lysine, rồi
mới bổ sung methionine. Vì lý do đó, một điều quan trọng là chúng ta phải hiểu


24
được thứ tự của các axit amin sẽ trở thành axit amin thiết yếu khi chúng ta giảm
lượng protein trong khẩu phần. Đối với lợn của axit amin thiết yếu thứ nhất, nhì
và ba trong khẩu phần ngô - đậu tương là lysine, threonine và tryptophan.
Một nguyên tắc chung đối với khẩu phần ngô - khô đậu tương là, nếu
chúng ta giảm đi 45,4kg khô đậu tương trong 1 tấn thức ăn và thay thế bằng 1,75
kg lysine HCl và 43,65 kg ngô thì không ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn
(cùng đạt 735 g/con/ngày, thí nghiệm của (Cromwell, 1995)[33],. Lượng lysine
HCl bổ sung trong thí nghiệm này tương đương 0,15% lysine trong khẩu phần.
Và lượng khô dầu đậu tương giảm đi trong 1 tấn thức ăn (45,4 kg) tương đương
với giảm 2% protein tổng số trong khẩu phần.
Tuy nhiên, khi tiếp tục giảm lượng protein trong khẩu phần có bổ sung đủ
lysine, chúng ta thấy sinh trưởng của lợn vẫn bị giảm. Đó là do các axit amin
khác đã bị thiếu khi giảm hơn 45,4 kg khô đậu tương trong 1 tấn thức ăn. Chúng
ta có thể khắc phục hiện tượng này bằng việc bổ sung thêm threonine,
tryptophan và methionine tổng hợp cùng lysine.
Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng khẩu phần có mức protein thấp, nhưng
được bổ sung thêm axit amin tổng hợp cho lợn, là tác động tích cực đến môi
trường. Việc đào thải nitơ từ các trang trại chăn nuôi đã và đang là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với sức khỏe con người bởi ô nhiễm amoniac, ô nhiễm
nitrate/nitrite trong đất và nước. Người chăn nuôi hiện nay ngày càng phải đối
mặt với các nguyên tắc bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Việc giảm mức protein
trong thức ăn kết hợp bổ sung thêm các axit amin tổng hợp đang là cách tốt nhất
để giải quyết vấn đề ô nhiễm nitơ với chăn nuôi lợn. Các nghiên cứu mới đây
của trường Đại học Kentucky đã chứng minh được rằng, việc đào thải nitơ đã

giảm từ 15 – 20% khi giảm đi 2% protein tổng số của khẩu phần có bổ sung
thêm lysine, và lượng nitơ giảm đi 30 – 35% khi giảm 4% protein tổng số và bổ
sung thêm 4 axit amin. Hàm lượng amoniac và các khí thải khác từ phân cũng


25
giảm đáng kể, khi sử dụng khẩu phần có mức protein thấp được bổ sung thêm
các axit amin tổng hợp.
Ngoài ra, chúng ta cần phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng
khẩu phần có mức protein thấp được bổ sung thêm axit amin. Đối với khẩu phần
có mức protein thấp vừa phải được bổ sung lysine, không gây trở ngại lớn do giá
của lysine không cao. Nhưng khi chúng ta giảm mức protein trong khẩu phần
nhiều hơn và phải sử dụng cả lysine, methionine, threonine và tryptophan, thì giá
của khẩu phần sẽ tăng lên do giá của methionine, threonine và đặc biệt
tryptophan còn khá cao. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy hiệu quả của việc sử
dụng khẩu phần này trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua giảm
lượng nitơ, amoniac và một số khí thải khác.
* Nhu cầu về khoáng chất:
Theo Từ Quang Hiển và cs (2003)[4] gia súc non cần được cung cấp đầy đủ
khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ
thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể
tăng. Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng xương tăng.
Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia
súc trưởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và
photpho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ
canxi , photpho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung, gia súc
non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu canxi
giảm, nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử
dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương. ở gia súc non
cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc non tỷ lệ

Ca/P thích hợp là 1,5-2/1).
* Nhu cầu về vitamin (VTM):
Vitamin là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được ở cơ thể sinh vật, nó
cần cho mọi quá trình sinh trưởng, phát triển của mọi sinh vật với những lượng


26
rất nhỏ thường tính bằng microgram hoặc gamma, hoặc bằng đơn vị hoạt động
(UI). Với những lượng vô cùng nhỏ bé, vitamin giúp cho sinh vật phát triển bình
thường, sinh sản đều đặn, có khả năng chống đỡ bệnh tật cao. Vitamin tham gia
vào hầu hết quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể. Nó là chất xúc tác
sinh học xúc tiến việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng (Trần Tố và cs,
2008) [22].
Cơ thể lợn thường xuyên nhận được nguồn vitamin từ thức ăn, đối với
những loại lợn khác nhau sẽ có nhu cầu về vitamin khác nhau. Khi cơ thể thiếu
một trong các vitamin cần thiết sẽ dần tới mất thăng bằng về sinh lý và sẽ mắc
bệnh, chẳng hạn nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng
giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp. Nếu thiếu vitamin D dẫn đến
chức năng của cơ không được bình thường, ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca, P.
Thiếu vitamin E làm biến đổi sinh lý ở đường sinh dục, thoái hóa loạn dưỡng cơ,
suy thoái khung xương, cơ tim, tắc nghẽn mạch, thiếu máu, hoại tử gan.
1.1.3.2. Các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất thức ăn cho lợn
con giai đoạn sau cai sữa
*Ngô:
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)[5] trong số các hạt cốc dùng làm
thức ăn gia súc, trừ cao lương, ngô có hàm lượng năng lượng cao nhất. Tuy giàu
năng lượng, nhưng hàm lượng protein lại thấp hơn các loại hạt cốc khác. Ngô
giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá cao. Ngô thường được dùng làm thức ăn
chuẩn về năng lượng để so sánh với các loại hạt cốc khác. Ngô chứa khoảng 720
- 800 g tinh bột/kg vật chất khô và hàm lượng xơ thấp, giá trị năng lượng cao từ

3100 - 3200 kcal/kg. Hàm lượng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80-120
g/kg phụ thuộc vào giống. Tỷ lệ chất béo trong ngô tương đối cao (4 - 6%), chủ
yếu tập trung trong mầm ngô. Gia súc, gia cầm tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng
trong hạt ngô (tỷ lệ tiêu hóa xấp xỉ 90%). Tuy vậy lượng protein ngô vẫn còn


×