Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số hỗn hợp vi khuẩn probiotic đến tiêu hoá, sinh trưởng, phòng chống tiêu chảy ở lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 21- 56 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.66 KB, 76 trang )

1

  
Cộng sự : cs
Cystein : Cys
Colony Forming Unit (Đơn vị khuẩn lạc) : CFU
Dicanxi photphat : DCP
Đối chứng : ĐC
Đơn vị tính : ĐVT
Gam : g
Khẩu phần cơ sở : KPCS
Khối lượng : KL
Kilocalo : Kcal
Kilogam : kg
Landrace ×Yorkshine : LY
Lượng thức ăn tiêu thụ : FI
Methionine : Met
Năng lượng trao đổi/ME : NLTD/ME
Năng lượng tiêu hoá : DE
Pietrain × Duroc : PiDu
Protein : Pr
Số thứ tự : STT
Thí nghiệm : TN
Thức ăn : TA
Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN
Tiêu hoá : TH
Tiêu tốn : TT
Tiêu tốn thức ăn : TTTA
Tinh bột : TB
Unit international : UI
Vật chất khô : VCK


Việt Nam đồng : VN đ
Vitamin : VTM
1
1
2
!"!#
2
2
3
$
3
3
4
%&'
()&*+,-
Trong nhữmg năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước
ta tiến nhanh trên mọi lĩnh vực, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Một trong những nghành được Đảng và Nhà nước quan tâm, đó là nghành
chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi lợn chiếm một vị trí đáng kể, bởi lẽ nó cung
cấp nguồn thực phẩm chính cho con người hàng ngày. Thời gian nuôi giết thịt
nhanh, vốn quay vòng ngắn, do vậy nó được phát triển hầu khắp toàn quốc.
Tuy nhiên, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề
dịch bệnh. Hội chứng tiêu chảy thường gặp ở lợn, gây thiệt hại đáng kể về
kinh tế và làm giảm năng suất chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy không những
xảy ra ở lợn con theo mẹ mà còn khá phổ biến ở lợn con giai đoạn sau cai sữa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như: virus, vi khuẩn, độc tố, thức ăn,
thời tiết, vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây tiêu chảy
ở lợn, phần lớn các tác giả đều tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy
ở giai đoạn lợn con theo mẹ. Giai đoạn lợn con từ sau cai sữa, các tác giả tập

trung chủ yếu vào việc xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli gây bệnh
Coli dung huyết (bệnh phù đầu) và vai trò của vi khuẩn Salmonella trong
bệnh phó thương hàn ở lợn Từ đó cũng đưa ra nhiều biện pháp phòng trị
bệnh tiêu chảy cho lợn như (tiêm vacxin E.coli cho lợn nái chửa vào lúc 6
tuần và 2 tuần trước khi đẻ, tiêm Dextran- Fe cho lợn con vào 3- 7 ngày tuổi,
bổ sung kháng sinh vào thức ăn, tập cho lợn con ăn sớm vào 7- 10 ngày tuổi.
Hiện nay, đang tồn tại những quan điểm khác nhau về việc sử dụng
kháng sinh liều thấp như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi
nhưng giảm tối đa tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh đang là một
xu thế chung của thế giới. Theo báo cáo của uỷ ban sử dụng dược phẩm trong
4
4
5
thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (NRS- Mỹ), thiệt
hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể lên tới 2,5
tỷ USD mỗi năm (Donna U.Vogt. 1999) [47]. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm ra
các chất thay thế đang thực sự trở thành một nhu cầu cấp bách. Trong đó có
giải pháp sử dụng probiotic cho lợn con sau cai sữa được quan tâm nghiên
cứu nhiều do có những đặc điểm ưu việt: an toàn đối với vật nuôi, cải thiện
được các chức năng tiêu hoá, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng khả
năng miễn dịch ở gia súc, không để lại tồn dư kháng sinh và đảm bảo vệ sinh,
an toàn thực phẩm, (Jans, 2005) [56].
Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, việc nghiên cứu bổ sung một
số hỗn hợp vi khuẩn Probiotic cho lợn con giai đoạn sau cai sữa là rất quan
trọng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
hỗn hợp vi khuẩn Probiotic đến tiêu hoá, sinh trưởng, phòng chống tiêu
chảy ở lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 21- 56 ngày tuổi”.
.)/012034,-5
- Xác định được ảnh hưởng của một số hỗn hợp vi khuẩn probiotic đến khả
năng tiêu hoá vật chất khô, nitơ và tinh bột của lợn con giai đoạn sau cai sữa.

- Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp vi khuẩn probiotic vào
khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi lợn con giai
đoạn 21- 56 ngày tuổi.
- Xác định được vai trò của hỗn hợp vi khuẩn probiotic trong việc
phòng chống tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 21- 56 ngày tuổi)
6)7894:8;48<05=8948>0034,-5
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung một số hỗn hợp vi
khuẩn probiotic vào khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa đó là:
+ Phòng và trị hội chứng tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy do E.coli gây ra
thông qua việc làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại ở
đường tiêu hoá.
5
5
6
+ Kích thích tiêu hoá, tăng khả năng hấp thụ và chuyển hoá thức ăn.
+ Kích thích tăng trưởng và hiệu quả chăn nuôi lợn con giai đoạn sau
cai sữa
+ Là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao
khả năng ứng dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn.
* Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đưa ra được khuyến cáo về việc cần
thiết sử dụng probiotic bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau
cai sữa để thay thế kháng sinh, nhằm hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá của
lợn con, góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng, tạo điều kiện nâng cao
năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn.
6
6
7
8?@(

ABCD
(.()EFE:8;48<0
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi
phôi thai được hình thành đến khi thành thục về tính. Theo Dương Mạnh
Hùng (2007) [13] đã khái quát: sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất do
đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở đặc tính di
truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và
sự phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức cơ thể luôn hoàn thiện chức
năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Phát dục là một quá trình thay đổi về
chất lượng tức là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức
năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được
các chức năng của cơ thể sống.
Lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục
nhanh. Theo TS. Trần Văn Phùng và cs (2004) [26] cho biết: Tốc độ sinh
trưởng của lợn không đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày
đầu sau đó giảm. So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng
lợn con tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp
5- 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7- 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần
và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12- 14 lần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên
nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng
Hemoglobin trong máu lợn con thấp. Do lợn có tốc độ sinh trưởng phát triển
nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 21
ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9- 14g protein/1kg khối lượng cơ thể.
Trong khi đó lợn trưởng thành tích luỹ được 0,3- 0,4 kg protein. Hơn nữa để
7
7
8

tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn
thức ăn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra
1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ.
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy lợn là loài gia súc có khả năng
sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng để khai thác hết khả năng sản xuất thịt
của chúng thì người chăn nuôi phải nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu hoá của
lợn để tác động đúng lúc và thu được hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con
Cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể có sự phát triển các cơ quan
trong cơ thể, trong đó cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và hoàn
thiện dần về chức năng. Có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng vẫn
chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hoá của lợn đã hình
thành đầy đủ nhưng mang dung tích bé. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiêu
hoá phát triển và phát dục nhanh.
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá dạ dày lợn con
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh
về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Dung tích dạ dày lợn con
lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 8 lần,
lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt so với lợn lớn.
Theo Trương Lăng (2004) [17] lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn
chưa rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con.
Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau, độ acid của dịch
vị lợn con thấp nên hoạt hoá pepsin kém, khả năng diệt khuẩn kém. Hàm
lượng acid biến đổi theo lứa tuổi của lợn con, acid HCl tự do xuất hiện ở 25-
30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40- 50 ngày tuổi. Theo Hoàng Toàn
Thắng và cs (2006) [32] cho biết chức năng tiêu hoá của lợn con sơ sinh chưa
hoàn thiện. Trong giai đoạn theo mẹ, chức năng của bộ máy tiêu hoá lợn con
được hoàn thiện dần thể hiện sự thay đổi hoạt tính các enzyme trong dịch vị.
8

8
9
- Men pepsin: lợn con dưới 1 tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn
con chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày
lợn con không có HCl tự do, lượng acid tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết
với dịch nhầy, gây ra hiện tượng thiếu acid hay còn gọi là “Hypoclohydric”.
Sau 3 tuần tuổi, lượng HCl tự do trong dịch vị mới tăng dần. Đây là một đặc
điểm quan trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Khi có HCl tự do sẽ kích
hoạt để men pepsinogen chuyển thành dạng pepsin hoạt động và men này mới
có khả năng tiêu hoá đầy đủ. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính sát
trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây
bệnh về đường tiêu hoá ở lợn con đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng.
Có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm hơn
bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm vào
lúc 5- 7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể được tiết ra từ ngày tuổi thứ 14. Còn
trong dạ dày của loài ăn tạp, pepsin chỉ hoạt động tốt trong môi trường pH =
2,5- 3 với nồng độ HCl tự do từ 0,1- 0,5%.
-Men catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa có tác dụng giống men
pepsin, thuỷ phân protein và các mạch peptit thành amino acid, hoạt động
thích hợp trong khoảng pH= 4- 5. Vì thích hợp với pH cao nên catepsin hoạt
động mạnh ở động vật non bú sữa khi mà HCl tự do hình thành chưa nhiều. Ở
động vật trưởng thành catepsin hầu như không hoạt động, khi vật nuôi chết
catepsin hoạt động phân giải protein dạ dày.
- Men chymosin (hay rennin) có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau
giảm dần. Men này có tác dụng làm ngưng đặc sữa, hoạt động tốt ở pH= 4- 5.
Dưới tác dụng của chymosin và Ca
++
, protein trong sữa là caseinogen ở dạng
hoà tan chuyển thành caseinatcalci (dạng đông vón), có thể lưu lâu trong dạ
dày tạo điều kiện cho pepsin hoạt động, phần nhũ thanh (dịch trong còn lại)

của sữa được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
9
9
10
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hoá ruột
Theo Trương Lăng, (2004) [17] thì dung tích ruột non ở lợn con sơ sinh
là 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít.
Ruột già ở lợn sơ sinh dung tích 40 - 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3
khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 - 12 lít.
Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tuỵ, tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ theo ống dẫn tuỵ
Wirsung đổ vào tá tràng (chức năng ngoại tiết). Dịch tuỵ có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự tiêu hoá: Dịch tuỵ có tác dụng phân giải từ 60- 80% protein,
gluxit và lipit của thức ăn. Trong dịch tuỵ có chứa các enzyme phân giải
protein, phân giải bột đường và enzyme phân giải mỡ. Hoạt tính của các
enzyme thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
* Nhóm enzyme phân giải protein
- Men trypsine: Là enzyme chính của dịch tuỵ được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hoá trở
thành dạng trypsin hoạt động sau đó là quá trình hoạt hoá trypsinogen.
Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết
đã có men trypsine, thai càng lớn hoạt tính của men trypsine càng cao. Khi
lợn con mới đẻ ra, hoạt tính của men trypsine dịch tuỵ rất cao để bù đắp lại
khả năng tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày.
Trypsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng tương tự như pepsin
nhưng hoạt lực mạnh và triệt để hơn. Ngoài ra trypsin còn phân giải protein
thành polipeptid và amino acid.
- Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
Chimotripsinogen sau đó được trypsin hoạt hoá chuyển thành Chimotripsin
hoạt động, pH tối ưu = 8, tác dụng tương tự trypsin.
- Alastase phân giải alastin (gân, bạc nhạc) thành peptid và amino acid.

10
10
11
- Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptid ở đầu có nhóm COO
-
tự do và tách amino acid ra khỏi phân tử peptid.
- Dipeptidase phân giải đipepti thành 2 amino acid.
- Protaminase phân giải protamin thành peptid và amino acid.
- Nuclease phân giải acid nucleic thành mono nucleotid.
* Nhóm men thuỷ phân glucid:
- Men Amylase và Mantase: Hai men này có trong nước bọt và trong
dịch tuỵ khi lợn con mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó
khả năng tiêu hoá tinh bột còn kém, chỉ tiêu hoá được 50% lượng tinh bột ăn
vào. Đối với tinh bột sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi,
enzyme amylase và mantase có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột
của lợn con tốt hơn. Amylase hoạt động tối ưu trong pH = 7,1 . Nó cắt liên kết
1 - 4α glucozit của cả tinh bột sống và chín cho ra maltose. Maltase phân giải
đường maltose thành glucose.
- Men Saccarase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, men saccarase hoạt
tính còn thấp, nếu cho lợn con ăn đường saccarase thì rất dễ bị ỉa chảy.
- Men lipase: Hoạt động tối ưu ở pH= 6,8. Lipase cắt các liên kết este
giữa glycerol và acid béo,do đó phân giải glycerid đã được nhũ hoá bằng dịch
ruột để tạo ra mono glycerid, acid béo và glycerol.
- Men lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Men này
có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ
2, sau đó hoạt tính của men này giảm dần.
Qua nghiên cứu về quá trình phân tiết của men amylase, maltase và
protease, chúng ta thấy sự phân tiết và hoạt động của các men này tăng dần
theo sự tăng lên của ngày tuổi, men lipase tăng dần đến khi cai sữa sau đó
giảm dần. Riêng men lactase tăng cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi sau đó

giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi. Đây chính là điểm cần lưu ý khi bổ
sung thức ăn cho lợn con.
11
11
12
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hoá và giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con cũng
như để phù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn thì trong sản xuất thức ăn cho
lợn con giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn
dễ tiêu hoá như: bột sữa, đường lactose thức ăn cần được rang chín và
nghiền nhỏ đồng thời bổ sung thêm một số acid vô cơ như acid lactic.
1.1.2.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con
Hệ vi sinh vật đường tiêu hoá của lợn con có vai trò nâng cao khả năng
sử dụng thức ăn, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát
triển mạnh của vi khuẩn sinh acid và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính
sinh học, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho
cơ thể (Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [4] ).
Ở dạ dày và ruột của động vật mới sinh chưa có vi khuẩn, sau vài giờ
thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày
một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó,
Chúng có thể bị biến đổi ít nhiều và căn bản vẫn sống cho đến khi con vật
chết. Thành phần và số lượng của hệ vi sinh vật thay đổi tuỳ theo loại thức ăn,
nếu thức ăn nhiều gluxit thì vi khuẩn tạo acid trong ruột rất phát triển.
Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “vi sinh vật tuỳ tiện” thay đổi tuỳ
theo loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi
ngay được với môi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh
viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: steptococcus, lactic, lactobacterium, acid
ophilum, trực khuẩn lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường
ruột. Trong đường ruột và dạ dày là môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận
tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì
trong đường ruột và trong dạ dày có những chất kìm hãm sự phát triển của vi

khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như dịch mật, dịch vị và tác động đối
kháng của các vi khuẩn khác nhau.
12
12
13
* Hệ vi sinh vật ở khoang miệng
Ở khoang miệng có sự cảm nhiễm vi sinh vật từ các nguồn trên. Trong
nước bọt và dịch bài tiết của niêm mạc có men kháng khuẩn lisozyme có tác
dụng tiêu diệt một số vi sinh vật.
* Hệ vi sinh vật ở dạ dày
Trong dạ dày có một lượng HCl rất lớn (0,2%). Acid trong dịch vị dạ dày
có tác dụng ức chế với nhiều loại vi sinh vật, do vậy phần lớn vi sinh vật từ
thức ăn, nước uống đưa vào đều bị tiêu diệt. Số lượng vi sinh vật ở dạ dày rất ít do
tác dụng diệt khuẩn của acid dạ dày gồm các vi khuẩn lên men (Saccharomyces
minor, vidiumlactic) trực khuẩn lactic (Lactobacillus beljerincke ). Ngoài ra còn
có trực khuẩn phó thương hàn đi qua dạ dày xuống ruột.
* Hệ vi sinh vật của ruột non
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài ruột nhưng lượng vi khuẩn lại rất ít.
Khi dịch vị dạ dày vào ruột non vẫn còn tác dụng sát khuẩn. Trong ruột non
chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào,
Aerobacter aerogenes. Ở gia súc non có thêm Steptococcus lactic, trực khuẩn
lactic Lactobacterium bulgaricum, từ hồi tràng số lượng vi khuẩn bắt đầu
tăng lên.
* Hệ vi sinh vật của ruột già
Số lượng vi sinh vật ở ruột già tăng hơn nhiều so với ruột non do tác
dụng khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ
ẩm, nhiệt độ lại thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
entrococcus. Gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên. Trong ruột già
của động vật ngoài hệ vi sinh vật hoại sinh còn có hệ vi sinh vật gây bệnh

nhưng chưa biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng. Vi khuẩn phó thương hàn,
vi khuẩn brucella, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) [24].
13
13
14
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4] trong hệ tiêu hoá của động vật, hệ
vi sinh vật luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hoá, khi đó phần lớn
các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt động
hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có
hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hoá, gây tiêu chảy (nhất là
lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và Salmonella
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: Vi khuẩn đường ruột đã sinh ra
các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như: Vi khuẩn
phó thương hàn, vi khuẩn thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật đường
ruột chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, cho nên chưa tạo
được sự cân bằng về hệ vi sinh vật đường tiêu hoá lợn con, tạo điều kiện cho
các vi khuẩn gây bệnh như E.coli phát triển mạnh nên lợn con bị rối loạn tiêu hoá.
YuYu (2005) [42], ở lợn con bú sữa, nhóm vi khuẩn Lactobacillus spp,
trong dạ dày và đường tiêu hoá phát triển mạnh. Vi khuẩn này sử dụng một số
đường lactose của sữa để sản sinh ra acid lactic làm giảm độ pH trong dạ dày,
sự tăng lượng acid này làm cho quá trình tiêu hoá tốt hơn và ngăn cản sự phát
triển của các vi khuẩn khác, một vài loại vi khuẩn trong đó bất lợi cho tiêu
hoá của lợn con.
1.1.2.4. Cấu tạo nhung mao ruột non và pH của đường tiêu hoá
* Cấu tạo nhung mao ruột non
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [32]: Niêm mạc ruột non được
bao phủ bằng lớp nhung dày đặc gọi là nhung mao, mỗi mm
2
có tới 20- 40
nhung mao. Mỗi một nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, dài 0,5-

1mm được bao phủ bằng lớp tế bào biểu mô trụ. Trong nhung mao có mạng
lưới mao mạch và mạch huyết. Mỗi nhung mao lại được bao phủ bằng các vi
nhung mao làm diện tích hấp thu của ruột non tăng lên hàng trăm lần. Trên
toàn bộ ruột non có nhiều tuyến ruột hình ống gọi là hõm Lieberkin tiết ra
14
14
15
dịch ruột chứa men. Riêng ở tá tràng có tuyến brunner là dạng trung gian của
tuyến ở vùng hạ vị và tuyến ruột, chất tiết là dịch nhầy.
Theo Phạm Thị Hiền Lương, Phan Đình Thắm (2008) [18]: Vỏ lông
nhung có 3 loại tế bào:
+ Tế bào biểu mô: hình trụ, nhân bầu dục, trên mỗi tế bào biểu mô có
4000 - 5000 vi nhung, trên vi nhung còn có lưới Glycocalic.
+ Tế bào panet: chức năng chưa rõ thúc đẩy hoạt động tiêu hoá, hấp thu
qua màng.
- Ruột lông nhung (lõi): là một hệ thống mạng lưới gồm có ống dưỡng
chấp, động và tĩnh mạch. Hoạt động của lông nhung giống như một cái bơm
mà sợi cơ là lực tạo ra sức ép, khi bề mặt lông nhung căng phồng (coi như ta
đẩy pittong vào), tất cả các chất dinh dưỡng được thấm qua lỗ nhỏ của vi
nhung mao. Khi bề mặt lông nhung co lại (khi kéo pittong ra) thì tất cả các chất
dinh dưỡng được dồn về ống dưỡng chấp, động mạch, tĩnh mạch. Khi các chất
dinh dưỡng vào trong mạng lưới tất cả các dịch hấp thu có tính chất là lipit qua
ống dưỡng chấp, còn thức ăn protit và đường theo hệ thống mạch quản.
Trong giai đoạn sinh trưởng, hệ thống nhung mao ruột non phát triển rất
mạnh. Tuy nhiên, lợn con sau cai sữa thường rất hay bị tổn thương nhung
mao ở thành ruột non do ảnh hưởng của thức ăn, khi đó sẽ làm giảm khả năng
sản xuất men tiêu hoá ở ruột non của lợn con, giảm khả năng tiêu hoá và hấp
thụ thức ăn. Thức ăn không được hấp thụ sẽ chuyển xuống ruột già, làm tăng
sự phát triển của vi sinh vật có hại và làm tăng khả năng bùng phát vi khuẩn
E.coli, làm lợn con bị ỉa chảy.

* Điều kiện pH dạ dày và ruột non
Nhờ sự phân tiết HCl của tế bào vách tuyến tuỵ mà pH của môi trường
dạ dày lợn con giảm dần và đạt tới độ ổn định vào khoảng 2,5 - 3,0. Ở 21 - 35
ngày sau khi đẻ, lúc này men pepsin có hoạt lực đầy đủ để tiêu hoá protein
thức ăn.
15
15
16
Ở lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày, nếu được tập ăn sớm thì sau
2 tuần tuổi trở đi lượng HCl tự do tăng dần, đã tạo môi trường pH phù hợp để
tiêu hoá protein trong thức ăn bổ sung. Do vậy pH dạ dày lợn con phải cần
thời gian nhất định từ khi đẻ ra để đạt mức phù hợp với tiêu hoá protein. Trị
số pH ruột non nằm trong khoảng pH = 7 - 8 do các muối kiềm trong dịch tuỵ,
dịch mật, dịch ruột non tạo ra. Ở tá tràng, pH môi trường được quy định bởi
pH của dịch tuỵ (7,8 - 8,4) và dịch ruột (pH = 8,0 - 7,4) để tạo môi trường tá
tràng có pH nằm trong khoảng 7,5 - 8,0. Trị số pH của tá tràng dễ thay đổi khi
tiếp nhận thức ăn từ dạ dày xuống theo từng đợt. Với khối lượng thức ăn được
trộn acid dịch vị (pH acid) thì các muối kiềm trong dịch tuỵ và muối mật của
dịch ruột sẽ trung hoà acid trong thức ăn vì thế nguyên tắc pH chất chứa trong
tá tràng phải giảm đi.
Còn ở không tràng pH có độ kiềm cao (pH = 8,2 - 8,7). Trị số pH kiềm
tính của đoạn ruột là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại hoạt động.
Vì thế đứng trên quan điểm dinh dưỡng người ta tìm cách đưa vào đường ruột
những chất hay các vi khuẩn lên men acid như Lactobacillus để làm giảm bớt
đi trị số pH nếu có độ kiềm cao ở đường ruột non nhằm kìm hãm hoạt động
của vi khuẩn có hại.
1.1.3. Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
1.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
Nhu cầu về dinh dưỡng đối với lợn con rất lớn, nó đóng vai trò quan
trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, đặc biệt đối với lợn con.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng theo độ lớn của lợn.
* Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu về năng lượng đối với lợn thường được biểu thị bằng năng
lượng trao đổi (ME, kcalo/kg). Lợn con cần năng lượng trước tiên đáp ứng
nhu cầu của cơ thể, sau đó là cần năng lượng cho sinh trưởng. Ở giai đoạn bú
16
16
17
sữa, mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con dựa vào lượng sữa của lợn mẹ
cung cấp được cho lợn con. Ở hai tuần tuổi đầu lợn con hầu như đã được cung
cấp đầy đủ năng lượng từ mẹ. Từ tuần thứ ba cần bổ sung thêm thức ăn đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của lợn con, do lượng sữa của lợn mẹ ở 21 ngày
tuổi giảm dần. Giai đoạn lợn sau cai sữa, hàm lượng năng lượng trong thức ăn
cho lợn con khá cao. Theo Tiêu chuẩn VN - TCVN 1547 - 1994, mức năng
lượng trao đổi trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
cần 3200 kcal/kg.
* Nhu cầu protein và acid amin cho lợn con
Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [2]: Protein là nhóm chất hữu
cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng
quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trưởng
của lợn là qúa trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong
cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng protein không
giống nhau. Protein có nhiều nhất ở trong cơ từ 30 - 35% so với tổng lượng
protein của cơ thể.
Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích luỹ
protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Nếu trong
khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả
năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16 - 18%.
Acid amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang
Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [9] vai trò của các acid amin trong cơ thể rất đa

dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính
là nhu cầu về acid amin. Cơ thể của con vật chỉ có thể tổng hợp acid amin
trong thức ăn, nhưng acid amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hoá cho năng
lượng. Do vậy, nếu cung cấp acid amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu
quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn.
17
17
18
Một số thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết,
với yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các acid amin
thì protein thô cần 11 - 12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối acid amin thì
cần 20- 22% protein thô. Yêu cầu về protein thô và protein tiêu hoá trong thức
ăn hỗn hợp cho lợn con (tính theo % khô trong không khí, Tiêu chuẩn Nhật
Bản, 1993) khuyến cáo, đối với lợn con 1 - 5 kg là 24 và 22%; đối với lợn 5 -
10 kg là 22 và 20%; đối với lợn 10 - 30 kg yêu cầu 18 và 16% (Trích dẫn
theo Trần Văn Phùng và cs, 2004) [26].
Cũng trích theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [26], nhu cầu dinh dưỡng
hàng ngày cho lợn (tiêu chuẩn Nhật Bản, 1993) nhu cầu protein thô và protein
tiêu hoá là 53 và 47 g/ngày (đối với lợn 1 - 5kg); 84 và 76 g/ngày (đối với lợn
5 - 10 kg); 190 và 166 g/ngày (đối với lợn 10 - 30 kg).
Trong các loại thức ăn khác nhau hàm lượng protein khác nhau. Một số
lợi thức ăn giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua,
trứng Một số protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó.
* Nhu cầu khoáng chất
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [10] gia súc non cần cung cấp đầy đủ
khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra
trong cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối
lượng cơ thể tăng. Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối
lượng xương tăng.
Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn gia súc non tốt hơn gia súc

trưởng thành. Quá trình trao đổi chất khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và
photpho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Gia súc non có khả năng tích luỹ
canxi, photpho cao. Tuổi càng tăng khả năng tích luỹ càng giảm. Nhìn chung
gia súc non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu
canxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp
18
18
19
thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh các hiện tượng còi xương. Ở gia
súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc
non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5 - 2/1).
* Nhu cầu về các vitamin
Vitamin là nhóm chất dinh dưỡng đóng vai trò xúc tác trao đổi chất.
Trong các loại vitamin, lợn con rất cần vitamin A và D. Vitamin A và D cần
thiết cho sinh trưởng lợn con, giúp phát triển bình thường và nhiều chức năng
sinh lý quan trọng khác. Thiếu vitamin A và D có thể gây thiếu máu làm cho
lợn còi cọc.
Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [9] cho biết: tiêu chuẩn
của Tây Đức (DLG) cho kết luận tốt hơn cả gồm vitamin A= 2000 UI/kg thức
ăn, vitamin D= 2500 UI, vitamin E= 10 - 15 mg.
* Nhu cầu nước
Nước không phải là nguồn cung cấp năng lượng hay vật liệu xây dựng
cơ thể nhưng lại rất cần thiết cho sự sống. Nước trong cơ thể động vật vừa là
dung môi, vừa là phương tiện vận chuyển.
Lợn con từ 5 ngày tuổi hàng ngày cần cung cấp lượng nước khoảng 10%
so với khối lượng cơ thể. Cách duy nhất để cung cấp nước tốt nhất cho lợn
con là tiếp xúc tự do với nguồn nước và uống tự do.
1.1.3.2. Các nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất thức ăn cho lợn
con giai đoạn sau cai sữa
Nguồn dinh dưỡng cho lợn con trong 21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ, số

lượng và chất lượng sữa của lợn nái có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
lợn con. Sau 21 ngày sữa lợn mẹ bắt đầu giảm cả về số lượng và chất lượng, do
đó không đáp ứng được nhu cầu phát triển của lợn con. Các chất dinh dưỡng
mà lợn con nhận được từ thức ăn ngày càng tăng mới đảm bảo cho sự phát
triển bình thường. Do vậy để bổ sung năng lượng cho lợn con cần chọn những
loại thức ăn có chất lượng cao, dễ tiêu hoá và có hàm lượng xơ thấp.
19
19
20
* Ngô
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2002) [19] trong số các hạt cốc dùng
làm thức ăn gia súc, trừ cao lương, ngô có hàm lượng năng lượng cao nhất
nhưng hàm lượng protein lại thấp. Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu
hoá cao. Ngô thường được dùng làm thức ăn chuẩn về năng lượng để so sánh
với các loại hạt cốc khác. Ngô chứa khoảng 720 - 800g tinh bột/kg vật chất
khô và hàm lượng xơ thấp, giá trị năng lượng cao từ 3100 - 3200 kcal/kg.
Hàm lượng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80 - 120 g/kg phụ thuộc
vào giống. Tỷ lệ chất béo trong ngô tương đối cao (4 - 6%), chủ yếu tập trung
trong mầm ngô. Gia súc, gia cầm tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong hạt
ngô (tỷ lệ tiêu hoá xấp xỉ 90%). Tuy vậy lượng protein ngô vẫn còn thấp hơn
so với nhu cầu của gia súc. Trong protein của ngô thiếu tới 30 - 40% lysine,
15 - 30% tryptophan, 80% leusine so với nhu cầu của lợn (Vũ Duy Giảng và
cs, 2009) [6].
* Gạo tấm
Gạo có hàm lượng xơ 40 - 80 g/kg và protein là 70 - 87 g/kg. Hàm lượng
lysine, arginine, tryptophan trong protein của gạo cao hơn ở ngô. Nhưng hàm
lượng các nguyên tố khoáng đa, vi lượng ở gạo lại thấp hơn so với nhu cầu
của gia súc, gia cầm.
* Khô dầu đỗ tương
Khô dầu đỗ tương là nguồn thức ăn giàu protein lý tưởng cho gà con, lợn

con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Vì khô đỗ tương vừa đảm bảo protein,
acid amin, và đảm bảo năng lượng. Khô đậu tương giàu lysine nên khi phối
hợp thức ăn hạt hoà thảo (nghèo lysine) sẽ tạo cân bằng lysine trong khẩu
phần cho lợn. Tỷ lệ khô đỗ tương thích hợp trong khẩu phần lợn con sau cai
sữa là 20 - 25% (Từ Quang Hiển và cs, 2001) [10].
* Bột cá
Bột cá là thức ăn động vật có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất, được
chế biến từ cá tươi hoặc sản phẩm phụ trong công nghiệp chế biến cá hộp.
20
20
21
Trong protein bột cá có đầy đủ acid amin không thay thế: Lysine 7,5%,
methionine 3%, izoleucine 4,8% Protein trong bột cá sản xuất ở Việt Nam
biến động từ 35 - 60%, khoáng tổng số biến động từ 19,6 - 34,5% trong đó
muối: 0,5 - 10%; canxi: 5,5 - 8,7%; phốt pho: 3,5 - 48%, các chất hữu cơ
trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hoá với tỷ lệ cao: 85 - 90% (Vũ Duy
Giảng và cs, 2009) [6].
* Bột sữa khử bơ
Bột sữa khử bơ được chế biến từ sữa đã khử bơ dùng để nuôi bò sữa và
sản xuất thức ăn cho lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa. Bột sữa khử bơ có
hàm lượng protein: 32%, có đầy đủ acid amin không thay thế phù hợp với nhu
cầu của gia súc non, vì vậy nó có thành phần thiết yếu trong thức ăn lợn con
(Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002) [19].
* Acid amin tổng hợp
Hiện nay trên thị trường có 4 loại acid amin được sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp chế biến thức ăn. Đứng đầu là L- lysine HCl. Đây là acid amin
được sử dụng rộng rãi nhất trong thức ăn cho lợn. Ba loại acid amin là
DL- methionine, L- threonine và L- tryptophan được sử dụng ít hơn đặc biệt
là tryptophan, chủ yếu dùng để sản xuất thức ăn cho lợn con.
1.1.4. Tổng quan về Probiotic

1.1.4.1. Khái niệm về Probiotic
Thuật ngữ probiotic được nhắc tới đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để
miêu tả những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật.
Probiotic được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (Prolife). Fuller (1989)
[51] định nghĩa Probiotic như một loại thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác
động có lợi đến động vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột. Năm 1989, US FDA (Food and Drug Administriation) đã yêu cầu
những nhà sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM
21
21
22
(Direct Fed Microbials) hơn là dùng probiotic. FDA định nghĩa DFM như một
nguồn vi sinh vật sống tìm thấy trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm
mốc, nấm men (trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998) [15].
1.1.4.2. Cơ chế tác dụng của probiotic
Trong ống tiêu hóa có hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn có
lợi đường ruột thường được duy trì ở một tỷ lệ cân bằng so với vi khuẩn có
hại, tỷ lệ này vào khoảng 85/15 (85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có
hại). Nếu tỷ lệ cân bằng này nghiêng về phía vi khuẩn có hại thì xuất hiện rối
loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, dẫn đến suy giảm
sức kháng bệnh của toàn cơ thể. Sự suy giảm vi khuẩn có ích thường xẩy ra
khi sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc do ô nhiễm.
Bổ sung probiotic là gieo lại vi khuẩn có ích bị tổn hại do các yếu tố trên.
Theo tài liệu của Han Poong industry Co., Ltd., (2002) [14], Fuller
(1992) [52], Fuller (1989) [51], Lã Văn Kính (1998) [15], cơ chế tác dụng của
probiotic như sau:
- Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh
tranh và hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh bao gồm: Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột,
cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi

sinh vật. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế bám dính trên nhung
mao của vi sinh vật gây bệnh như: E.coli, sallmonella, tryphimurium (Barnes
và cs, 1997) [44]. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ
ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotics được coi là
giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.
- Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn: Kích thích tính thèm ăn, làm tăng tích
lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Nahason và cs, 1992 - 1996; trích dẫn bởi
Lã Văn Kính, 1998) [15].
22
22
G8.)()40;H40II2F40J;K8I2F
23
- Làm giảm urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những
amin độc, giảm nồng độ NH
3
trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có
lợi đối với môi trường.
- Tổng hợp vitamin nhóm B như: B
1
, B
2
, B
6
, B
12
.
- Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. ’nh hưởng có lợi của
probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác dụng trung
hòa độc tố tiêu chảy của vi khuẩn E.coli.
- Kích thích hệ thống miễn dịch: Yếu tố được xác định có vai trò kích

thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn
(peptidoglycan). Sự phân hủy peptidoglycan tạo ra chất muramin peptid có
tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào. Khả năng bám vào niêm mạc
ruột của probiotic tạo lên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống
lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn
dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ của ruột.
1.1.4.3. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm
* Lactobacillus acidophilus
Đặc điểm: Là vi khuẩn lactic thuộc
họ Lactobacteriacea, trực khuẩn gram
dương, kích thước thay đổi từ 2,5 - 10µ×
4,5 - 21µ, không sinh nha bào, không di
động, kị khí, thích hợp ở nhiệt độ 30 -
40
0
C, chịu được môi trường pH thấp,
(<5), lên men đường glucose, lactose và
maltose sinh acid nhưng không sinh hơi.
Tác dụng: Bám chặt vào màng nhầy ruột, ức chế sự bám dính của vi
sinh vật gây bệnh; sản xuất các acid hữu cơ (acid lactic, acid acetic, acid
benzoic), làm giảm pH đường ruột, tạo môi trường không thuận lợi cho sự
23
23
24
phát triển của vi sinh vật có hại; sản xuất một số kháng sinh có tác dụng tiêu
diệt vi khuẩn gây bệnh như lactacin B; sinh H
2
O
2
có tác dụng tiêu diệt vi sinh

vật có hại; sản xuất các enzym tiêu hoá (amylase, cellulase, lipase, protease)
nên có tác dụng kích thích tiêu hoá, và các vitamin như B1, B2, B6, B12; khử
độc tố trong đường ruột.
Theo Gorbach (1996), tiêu chuẩn của vi khuẩn Lactobacillus lí tưởng
dùng trong probiotic phải đạt các yêu cầu: Chịu đựng được tính acid và mật,
có khả năng bám dính vào niêm mạc ruột, sống tốt trong môi trường ruột, sản
xuất được các chất kháng khuẩn để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
* Bacillus subtilis
Hình 2.2. Bacillus subtilis
Đặc điểm: Trực khuẩn gram dương, có bào tử, hiếu khí, di động được
không có giáp mô, thích hợp ở nhiệt độ 35
0
C, lên men đường glucose và
saccharose.
Tác dụng: Sản sinh enzyme tiêu hoá: amylase, cellulase, pectinase,
protease, lipase, tripsin, mannase, sản sinh các acid hữu cơ: acid lactic, acid
acetic làm giảm pH đường ruột, tổng hợp vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí
bám với vi khuẩn gây bệnh.
* Saccharomyces cerevisiae
24
24
G8.)6)L40084M;NO0PF0PMPF4P
G8.)Q)40;H40II2F04FP
25
Loài Sacchoramyces cerevisae
hiện đang được sử dụng như một công
cụ đắc lực để mang các DNA tái tổ hợp
phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm
thế hệ mới của kỹ thuật di truyền
(Nguyễn Lân Dũng, 1998) [3].

Đặc điểm: Nấm men đơn bào hiếu
khí, hình tròn hoặc hình bầu dục, nhân
rất nhỏ, tế bào phân chia theo cách nẩy
chồi, thích hợp môi trường có pH từ 2-9,
có khả năng lên men một số loại đường và sinh acid.
Tác dụng: Tạo sinh khối chứa acid amin và vitamin nhóm B. Vách tế
bào chứa mannan và glucan có tác dụng hoạt hoá đại thực bào, do đó giúp tăng
cường miễn dịch. Hấp phụ độc tố và thải ra ngoài. Chuyển hoá glucose thành
acid pyruvic, là cơ chất giúp các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Sản
xuất các enzym tiêu hoá: amylase, cellulase, lipase, protease. Sản xuất các acid
lactic, acid acetic, acid pyruvic, acid propionic, đưa pH ruột xuống 4-5.
* Lactobacillus casei
Đặc điểm: là một vi khuẩn kị khí
tạm thời của loài Lactobacillus được tìm
thấy ở ruột non và miệng của người. vì
sản sinh acid lactic lên nó trợ giúp cho
sự phát triển của các vi khuẩn mong
muốn. Lactobacillus casei chịu được
biên độ hilus, sản sinh ra các enzyme
amylase.
Tác dụng: tăng cường tiêu hoá, giảm sự không dung nạp sữa và chứng
táo bón. Lactobacillus casei thường được sử dụng trong chế biến sữa. Các sản
phẩm bao gồm: kem pho mát, kem chua
* Beta glucana
25
25

×