Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống xoài và áp dụng biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả cho giống xoài vân du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

TRẦN MINH HOÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG XOÀI VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TĂNG TỶ LỆ ĐẬU QUẢ CHO
GIỐNG XOÀI VÂN DU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

TRẦN MINH HOÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG XOÀI VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TĂNG TỶ LỆ ĐẬU QUẢ CHO
GIỐNG XOÀI VÂN DU

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Tất Khương

THÁI NGUYÊN, 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả:

Trần Minh Hoà

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Lê Tất Khương


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cám ơn thầy hướng dẫn –
PGS. TS. Lê Tất Khương đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo Khoa Sau đại học và các Thầy Cô giáo đã tạo

điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, gia đình và đồng nghiệp đã động viên
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thành quả hôm nay.
Xin trân trọng cám ơn !

Trần Minh Hoà


iii

MỤC LỤC
Trang

1
2
3
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.3.1
1.3.1.1
1.3.1.2
1.3.1.3
1.3.2
1.3.2.1

1.3.2.2
1.3.2.3
1.4
1.4.1
1.4.1.1

Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, đồ thị
Mở đầu
Đặt vấn đề
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Mục tiêu của đề tài.
Chương 1. Tổng quan sơ lược vấn đề nghiên cứu
Nguồn gốc và phân bố của cây xoài.
Nguồn gốc
Phân bố của cây xoài trên thế giới
Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và trong nước.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài ở nước ta.
Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới và
trong nước.
Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh
trưởng, phát triển của cây xoài.
Nghiên cứu về giống xoài
Nghiên cứu về kỹ thuật nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả.
Một số kết quả nghiên cứu cây xoài ở nước ta.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh
trưởng, phát triển của cây xoài.
Nghiên cứu về giống xoài.
Nghiên cứu về kỹ thuật nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả.
Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất xoài ở tỉnh Phú
Thọ.
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ.

i
ii
iii
vi
viii
1
1
3
3
4
4
4
6
7
7
10
16
16
16
18
24

28
28
29
36
37
37
37


iv

1.4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết ở tỉnh Phú Thọ.
1.4.1.3 Một số đặc trưng về đất ở vùng nghiên cứu.
1.4.2 Tình hình sản xuất xoài ở tỉnh Phú Thọ
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
2
cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.3.2.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống xoài
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả
2.3.2.2
cho giống xoài Vân Du
2.3.2.3 Phương pháp thu thập, đánh giá các điều kiện tự nhiên
2.3.2.4 Phương pháp minh hoạ
2.3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
3 Chương 3. Kết quả và Thảo luận

3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống xoài.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh trưởng của các
3.1.1
giống.
3.1.1.1 Đặc điểm hình thái cây
3.1.1.2 Đặc điểm hình thái lá
3.1.1.3 Đặc điểm hình thái của chùm hoa
3.1.1.4 Đặc điểm hình thái quả
3.1.1.5 Đặc điểm về sự phát lộc
3.1.2 Nghiên cứu đặc điểm ra hoa, đậu quả
3.1.2.1 Một số giai doạn nở hoa
3.1.2.2 Số lượng hoa/chùm và tỷ lệ hoa lưỡng tính
3.1.2.3 Tỷ lệ đậu quả ở các giống xoài
3.1.3 Năng suất, chất lượng quả và thời gian thu hoạch
3.1.3.1 Năng suất quả và tính ổn định năng suất
3.1.3.2 Các chỉ tiêu về kích thước, khối lượng quả
3.1.3.3 Nghiên cứu về chất lượng quả
3.1.4 Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại.

39
39
40
42
42
42
43
43
44
44
47

47
48
48
49
49
49
49
50
55
60
65
67
67
68
69
70
70
71
72
75


v

3.1.4.1
3.1.4.2
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3

3.2.4
3.2.5
3.2.6

1

2

Tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu
chính
Tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại bệnh
chính
Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ
đậu quả cho giống xoài Vân Du
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến thời gian
ra hoa của giống xoài Vân Du
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến số lượng
và tỷ lệ các loại hoa
Ảnh hưởng của một số bịên pháp kỹ thuật đến tỷ lệ đậu
quả của giống xoài Vân Du
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
và các chỉ tiêu công nghệ quả
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến chất lượng
quả
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến tình hình
sâu bệnh trên xoài Vân Du
Kết luận và Đề nghị
Kết luận
Về đặc điểm nông sinh học của các giống xoài tại Phú
Thọ

Về các biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả cho giống
xoài Vân Du
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Phần Phụ lục

75
77
80
80
81
82
83
84
84
86
86
86
87
87


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
1


Tên bảng
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng xoài trên thế giới 20012008.

Trang
8

2

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam (2001 - 2008)

11

3

Bảng 1.3. Diễn biến diện tích trồng xoài các vùng ở nước ta.

12

4

Bảng 1.4. Một số tỉnh trồng nhiều xoài ở nước ta.

14

5

Bảng 1.5. Chủng loại và vùng phân bố chính của các giống
xoài ở miền Bắc Việt Nam.


32

6

Bảng 1.6. Đặc trưng khí tượng của tỉnh Phú Thọ 2001 – 2008

39

7

Bảng 1.7. Kết quả phân tích đất tại Phú Hộ - Phú Thọ

40

8

Bảng 1.8. Tình hình sản xuất xoài ở Phú Thọ từ 2004 – 2008

40

9

Bảng 3.1. Một số đặc điểm thân, tán cây của các giống.

49

10

Bảng 3.2. Một số đặc điểm về hình thái lá của các giống.


50

11

Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của chùm hoa

55

12

Bảng 3.4. Một số đặc điểm hình thái quả.

60

13

Bảng 3.5. Tình hình ra lộc của các giống xoài

65

14

Bảng 3.6. Một số giai đoạn nở hoa ở các giống

67

15

Bảng 3.7. Số lượng hoa/chùm và tỷ lệ hoa lưỡng tính ở các
giống xoài.


68

16

Bảng 3.8. Số lượng quả đậu và tỷ lệ đậu quả của các giống

69

17

Bảng 3.9. Năng suất và thời gian thu hoạch quả.

71

18

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về kích thước, khối lượng quả.

71

19

Bảng 3.11. Một số đánh giá cảm quan về chất lượng quả.

72

20

Bảng 3.12. Hàm lượng một số chất chính trong quả.


74

21

Bảng 3. 13a. Thời gian và đặc điểm gây hại của các loại sâu.

76

22

Bảng 3.13b. Mức độ gây hại của các loại sâu chính.

76


vii

23

Bảng 3. 14a. Thời gian và đặc điểm gây hại của các loại bệnh

78

24

Bảng 3.14b. Mức độ gây hại của các loại bệnh chính

78


25

26

27

28

29

30

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý đến thời
gian ra hoa
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến tỷ lệ các
loại hoa
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến tỷ lệ đậu
quả
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến năng suất
quả.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến chỉ tiêu
công nghệ quả.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến chất
lượng quả.

80

81

82


83

83

84

31

Bảng 3.21. Mức độ gây hại của các loại sâu chính.

84

32

Bảng 3.22. Mức độ gây hại của các loại bệnh chính

85


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình, đồ thị

Trang

1


Hình 1.1. Bản đồ phân bố vùng trồng xoài trên thế giới

6

2

Đồ thị 1.1. Diện tích và sản lượng xoài ở Việt Nam (2001 - 2008

11

3

Đồ thị 1.2. Phân bố diện tích trồng xoài tại các vùng năm 2008

13

4

Hình 1.2 . Bản đồ tỉnh Phú Thọ.

38

5

Đồ thị 1.3. Tình hình sản xuất xoài ở Phú Thọ từ 2004 - 2008

41

6


Hình 3.1. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-01

52

7

Hình 3.2. Đặc điểm hình thái lá của giông XPH-04

52

8

Hình 3.3. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-05

53

9

Hình 3.4. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-06

53

10

Hình 3.5. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-07

54

11


Hình 3.6. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-08

54

12

Hình 3.7. Đặc điểm hình thái lá của giống XPH-10

55

13

Hình 3.8. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-01

57

14

Hình 3.9a, 3.9b.Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-04

57

15

Hình 3.10. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-05

58

16


Hình 3.11. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-06

58

17

Hình 3.12. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-07

59

18

Hình 3.13. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-08

59

19

Hình 3.14. Đặc điểm hình thái chùm hoa của giống XPH-10

60

20

Hình 3.15. Đặc điểm hình thái quả của giống XPH-01

61

21


Hình 3.16. Đặc điểm hình thá quả của giống XPH-04

62

22

Hình 3.17. Đặc điểm hình thái quả của giống XPH-05

62

23

Hình 3.18. Đặc điểm hình thái quả của giống XPH-06

63

24

Hình 3.19. Đặc điểm hình thái quả của giống XPH-07

63

25

Hình 3.20. Đặc điểm hình thái quả quả của giống XPH-08

64

26


Hình 3.21. Đặc điểm hình thái quả quả của giống XPH-10

64


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Cây xoài (Mangifera indica L.) là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh
tế cao, có sản lượng hàng năm lớn trên thế giới, theo FAO sản lượng xoài
năm 2008 toàn thế giới đạt 34.343.083 tấn, diện tích cho thu hoạch 4.690.120
ha [57]. Xoài là loại quả có hình dáng và màu sắc đẹp, có hương vị rất hấp
dẫn và hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt quả chín có chứa 17,2%
chất khô, 13,2% đường, 0,14% axít cùng nhiều loại khoáng chất như Ca, K, P,
S...và đặc biệt rất giầu các loại vitamin nhóm A, B, C.. (Vũ Công Hậu, 1999)
[11]. Quả xoài ngoài dùng ăn tươi khi chín hoặc ăn xanh còn có thể làm
nguyên liệu cho chế biến tạo ra nhiều sản phẩm như nước xoài, xoài cô đặc,
mứt xoài xoài đóng hộp ...
Cây xoài được trồng ở cả vùng nhịêt đới và á nhiệt đới, đây là cây ăn
quả có sức chịu hạn cao và không kén đất (Whiley A.W, 1984) [88] nên
những năm gân đây ở nước ta cây xoài được phát triển mạnh. Ngoài những
vùng trồng xoài truyền thống ở miền Nam, vùng xoài Yên Châu - Sơn La,
diện tích trồng xoài ngày càng được mở rộng ở miền Bắc, nhất là các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...
Ở Phú Thọ, đất đồi núi chiếm 3/4 trong tổng số 351.858 ha đất tự
nhiên. Tiềm năng đất đai cho phát triển cây ăn quả khá lớn, diện tích đất đồi
chưa sử dụng có thể phát triển cây ăn quả là 13.250 ha, điện tích đất vườn có
trên 22.000 ha trong đó loại vườn tạp có thể cải tạo để trồng cây ăn quả

khoảng 17.000 ha [41]. Hơn nữa, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có nhiều
khu dân cư và công nghiệp tập trung, các điểm du lịch hấp dẫn và hệ thống
giao thông khá thuận tiện cho giao lưu, trao đổi sản phẩm, là thị trường tiêu
thụ khá ổn định và thường xuyên đối với các sản phẩm quả trong đó có xoài.
Thời gian gần đây, việc phát triển cây ăn quả đã được chính quyền và
nhân dân rất quan tâm. Tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển cây ăn quả tới năm


2

2010 với một số cây ăn quả chủ lực như bưởi, vải, hồng, dứa, xoài... Diện tích
cây ăn quả nói chung, cây xoài nói riêng ngày càng được mở rộng. Đến năm
2008 toàn tỉnh có khoảng 900 ha xoài, trong đó giống xoài Vân Du là chủ lực,
tại vùng xoài Vân Du huyện Đoan Hùng, nhiều gia đình đã có thu nhập khá từ
cây xoài. Tuy nhiên do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, vào giai đoạn xoài
ra hoa, đậu quả thường gặp mưa nhiều và nhiệt độ thấp dẫn tới đậu quả ít và
năng suất không ổn định. Mặt khác, do phát triển tự phát, chưa có nghiên cứu
về các biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả nên năng suất và giá trị của quả
xoài còn nhiều hạn chế.
Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả - Viện Khoa học
kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thu thập và lưu trữ một tập
đoàn phong phú các giống xoài nổi tiếng trong nước như của miền Nam, Sơn
La, Phú Thọ, các giống tuyển chọn của Viện nghiên cứu rau quả, giống nhập
nội từ Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan... Nhưng các giống này chưa được
đánh giá kỹ ở điều kiện sinh thái của tỉnh Phú Thọ.
Nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của các giống này là
hết sức cần thiết, từ đó có thể chọn ra giống có khả năng thích ứng cao, cho
năng suất, phẩm chất quả tốt và ổn định giới thiệu cho sản xuất. Đây là hướng
đi đúng đắn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cây xoài ở Phú
Thọ cũng như các tỉnh phụ cận.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm góp phần thực hiện chủ trương của
tỉnh; đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sản xuất; góp phần cải thiện, ổn định đời
sống nhân dân, bảo vệ môi trường và khai thác tốt hơn tiềm năng to lớn của
vùng trung du, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh
học của một số giống xoài và áp dụng biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả
cho giống xoài Vân Du”.


3

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Kết quả thực hiện đề tài sẽ bổ sung tư liệu về nguồn gen cây xoài ở miền
Bắc, bổ sung các cơ sở khoa học về giống và kỹ thuật cho những nghiên cứu
cây xoài sau này.
- Đề xuất cho sản xuất một số giống tốt cũng như biện pháp kỹ thuật giúp
tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất, góp phần vào sự phát triển cây xoài nói riêng,
cây ăn quả nói chung theo định hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Phú Thọ và
vùng trung miền núi phía Bắc.
3. Mục tiêu của đề tài.
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của một số giống xoài triển
vọng tại Phú Thọ.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả cho
giống xoài Vân Du tại Phú Thọ
Từ đó đề xuất những giống tốt và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho
sản xuất cây ăn quả ở tỉnh Phú Thọ và vùng phụ cận.

***


4


Chương 1. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây xoài.
1.1.1. Nguồn gốc:
Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc chi Mangifera, loài Mangifera
indica, họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Cây xoài là một trong những cây ăn quả được trồng từ lâu đời nhất
trên hành tinh của chúng ta. Theo De Candolle (1904), cây xoài được trồng
cách đây khoảng 4.000 năm (Majumder,1990) [68], theo Lim T.K (1985)
thậm chí xoài được trồng ở Ấn Độ cách đây gần 6.000 năm [67].
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây xoài, tuy nhiên trên
thế giới có 3 vùng lớn được xem như nguồn gốc của cây xoài là: Ấn Độ, Ấn
Độ - Myanma và Đông Nam Á.
Vùng Ấn Độ: Rất nhiều tác giả khẳng định nguồn gốc của cây xoài là
Ấn Độ. Theo Singh L.B (1959), ở Ấn Độ cây xoài đã được ghi lại trong nền
văn hoá lâu đời thông qua các tác phẩm văn hoá cổ như trong các câu chuyện
truyền thuyết, những bức tranh, bức trạm trổ... từ những năm 2.000 trước
công nguyên. Cũng theo tác giả, Malaysia là nước trồng xoài thứ hai trên thế
giới sau Ấn Độ, cây xoài được trồng ở đây là do các thuỷ thủ tàu buôn, các
nhà truyền giáo đạo Phật mang từ Ấn Độ đến vào thế kỷ thứ IV, V trước công
nguyên [80]. Theo De Candolle (1904) [68]; Popenoe (1920), Vavilov (1949),
cây xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được lan rộng tới các châu lục khác
qua nhiều con đường khác nhau (Singh L.B., 1959) [80].
Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy: Hầu hết các giống xoài ở Ấn
Độ là các giống đơn phôi (Trịnh Thường Mại, 1996) [17]. Theo Naik và
Gangolli (1951), có tới 315 giống xoài đơn phôi trong tổng số 325 giống xoài
được nghiên cứu ở miền Nam Ấn Độ (Trần Thế Tục, 1998) [37].


5


Cho đến nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định nguồn
gốc của cây xoài là ở vùng Assam của Ấn Độ như De Candolle, Popenoe,
Vavilov ...
Vùng Ấn Độ - Myanma: Cũng được coi là quê hương của cây xoài vì
ở đây có rất nhiều giống xoài trồng và xoài dại. Theo De Candolle (1904),
Mukherjee (1951), sự phân bố địa lý của vùng này gắn liền với sự phong phú
về giống xoài trong các khu vườn cổ Bengal và Deccan (Majumder P.K. and
Sharma D.K., 1990) [68]. Theo các tác giả Ấn Độ, có nguồn gốc ở Đông Bắc
Ấn Độ, Bắc Myanma, ở vùng đồi núi chân dãy Hymalaya và từ đó lan đi khắp
thế giới (Vũ Công Hậu, 1999) [11].
Vùng Đông Nam Á: Gồm 11 nước là Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Philipin, Malaysia... được nhiều tác giả coi là vùng liên quan đến nguồn gốc
của cây xoài. Theo GS Vũ Công Hậu (1999), trong chi Mangifera có 41 loài,
các loài này xuất hiện rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó xoài
được trồng rộng rãi nhất. Vùng Đông Dương, Thái Lan, Malaysia... đều có
xoài đa phôi và có rất nhiều loài bán hoang dại. Việt Nam là một nước thuộc
bán đảo Đông Dương và có nhiều giống xoài nổi tiếng nên có thể là quê
hương của một số giống xoài đa phôi [11], [37].
Nhiều nhà khoa học đã chia xoài ra làm 2 nhóm: Nhóm xoài đơn phôi
ở Ấn Độ và nhóm xoài đa phôi ở các nước khác (Trịnh Thường Mại, 1996)
[17]. Theo Chapman K.R (1997), trên thế giới có tới hàng ngàn giống xoài, có
2 nhóm chính được công nhận là: Nhóm các giống đa phôi của vùng Đông Nam châu Á và nhóm các giống đơn phôi của vùng Nam Á [54].


6

1.1.2. Phân bố của cây xoài trên thế giới.
Vùng phân bố chính của cây xoài trên thế giới nằm trong phạm vi từ


Hình 1.1. Bản đồ phân bố vùng trồng xoài trên thế giới (Singh L.B, 1959) [80]

23 0 30 , Bắc đến 23 0 30 , Nam (Singh L.B, 1959) [80].


7

Trong 41 loài thuộc chi Mangifera hiện có 39 loài phân bố từ Ấn Độ
đến Papua New Ghinê, nhiều nhất ở Malaysia có 19 loài, Sumatra và Java có
17 loài, Borneo và Đông Dương có 10 loài, Thái Lan có 9 loài (Mukherjee,
1989) [73]. Ấn Độ là nước có nhiều giống nhất với trên 1.000 giống xoài
trồng có tên khác nhau, Indonesia có trên 50 giống, nhiều quốc gia khác cũng
có nhiều giống xoài tốt. Nhưng ở hầu hết các quốc gia thường chỉ có 5 - 6
giống chính cho sản xuất hàng hoá (Chapman K. R, 1997) [54].
Theo Bondad N. D (1989), hiện nay trên thế giới có tới 87 nước trồng
xoài [53]. Cây xoài được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Những vùng xoài lớn gồm: Ấn Độ, vùng Đông Nam châu Á, Đông Bắc của
Ôxtrâylia, Braxin, Đông Phi và trung Mỹ (Vũ Công Hậu, 1999) [11], (Trần
Thế Tục, 1998) [37].
Ở châu Á xoài đựơc trồng nhiều ở các nước Ấn Độ, Pakistan,
Bangladesh, Srilanca, Mianma, Malaixia, Thái Lan, Philipin, Indonexia, Việt
Nam, Lào, Campuchia, miền Nam Trung Quốc và Đài Loan (Herath H.M.W,
1989) [58].
Ở châu Phi, xoài được trồng nhiều ở Ghinê, Zimbabuê, Mali, Côngô,
Nigiêria, Ai Cập, Xu Đăng, Môdămbích, Madagasca, đảo Morits.
Ở châu Mỹ, xoài được trồng nhiều ở Florida (Mỹ), các nước vùng
Caribe và phía Bắc Achentina (Bondad N.D, 1989) [53].
1.2. Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và trong nước.
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới.
* Tình hình sản xuất xoài trên thế giới:

Xoài là một trong những cây ăn quả có sản lượng lớn hàng năm, xếp
sau chuối, nho, cam quýt, táo tây và dứa. Trên thế giới có 87 nước trồng xoài,
có 3 khu vực sản xuất xoài tập trung và cho sản lượng lớn là châu Á, châu Mỹ
và châu Phi, trong đó châu Á là vùng sản xuất xoài lớn nhất (Hà Văn, 1994)
[42], (Trần Thế Tục, 1996) [33].


8

Theo thống kê của FAO, năm 2001 sản lượng xoài trên toàn thế giới
đạt 25.143.748 tấn. Đến năm 2008, sản lượng xoài trên toàn thế giới đã đạt
34.343.083 tấn trong đó Ấn Độ đạt 13.649.400 tấn (chiếm 39,7%), Trung
Quốc đạt 3.976.716 tấn (chiếm 11,7%), Mêhicô đạt 1.855.359 tấn (chiếm
5,4%), Việt Nam đạt 37.000 tấn (chiếm 1,08%) [57].
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng xoài trên thế giới (2001-2008).

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Diện tích thu hoạch (ha)

2001
2008
Ấn Độ
1.519.000,0 2.138.500,0
Trung Quốc
388.564,0
452.663,0
Indônêxia
144.208,0
185.196,0
Mêhicô
162.304,0
177.308,0
Thái Lan
270.000,0
285.000,0
Pakistan
96.995,0
166.223,0
Braxin
67.226,0
75.911,0
Philippin
136.917,0
186.770,0
Bangladesh
50.607,0
84.500,0
Nigeria
125.000,0

126.500,0
Việt Nam
47.100,0
52.000,0
Các nước còn lại
545.005,0
759.549,0
Toàn thế giới
3.552.926,0 4.690.120,0
Tên nước

Sản lượng (tấn)
2001
2008
10.056.800,0 13.649.400,0
3.272.875,0 3.976.716,0
923.294,0 2.013.123,0
1.577.450,0 1.855.359,0
1.700.000,0 1.800.000,0
989.790,0 1.753.686,0
782.308,0 1.272.180,0
881.700,0
884.011,0
188.000,0
802.750,0
730.000,0
734.000,0
179.300,0
370.000,0
3.862.231,0 5.231.858,0

25.143.748,0 34.343.083,0

FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2009 | 15 December 2009 [ 57].
Theo FAO, năm 2001 diện tích xoài cho thu hoạch trên toàn thế giới
là 3.552.926 ha, tổng sản lượng đạt 25.143.748 tấn. Trong đó, riêng Ấn Độ có
diện tích là 1.519.000 ha, sản lượng đạt 10.056.800 tấn; Trung Quốc có diện
tích 388.546 ha, sản lượng đạt 3.272.875 tấn; tiếp đến các nước có sản lượng
xoài lớn là Thái Lan, Mêhico …; Việt Nam có diện tích 47.100 ha, sản lượng
đạt 179.300 tấn.
Đến năm 2008, sản lượng xoài của thế giới đạt 34.343.083 tấn. Trong
đó sản lượng xoài của Ấn Độ chỉ tăng ít, đạt 13.649.400 tấn; còn Trung Quốc,


9

nước mà vùng trồng xoài chủ yếu là khí hậu á nhiệt đới có mùa đông lạnh lại
tăng rất mạnh, đạt 3.976.716 tấn xếp thứ 2 sau Ấn Độ; các nước có sản lượng
xoài lớn tiếp theo là Inđônêxia, Mêhico, Thái Lan …; Việt Nam có diện tích
52.000 ha, sản lượng đạt 370.000 tấn (FAO, 2009) [57]
Như vậy diện tích và sản lượng xoài trên thế giới ngày càng gia tăng
ngay cả ở những vùng có điều kiện khí hậu được coi là không thật thuận lợi
cho phát triển xoài như ở một số nước châu Á trong đó có Trung Quốc, Đài
Loan, miền Bắc Việt Nam... và đây chính là vùng có nhiều tiềm năng về đất
đai cho phát triển, mở rộng diện tích xoài.
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm xoài trên thế giới:
Mặc dù sản lượng xoài trên thế giới hàng năm khá lớn so với nhiều
loại quả khác nhưng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, hơn nữa do
công tác bảo quản và vận chuyển sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn nên
lượng xoài tươi trao đổi trên thị trường thế giới không nhiều, chỉ vào khoảng
250.000 tấn. Vùng xuất khẩu nhiều xoài nhất là Nam Trung Mỹ, trong đó

Mêhicô đứng đầu với 100.000 tấn xoài tươi xuất khẩu hàng năm (Trần Thế
Tục, 1996) [33]. Một số quốc gia khác có lượng xoài xuất khẩu hàng năm từ
vài trăm đến vài nghìn tấn như Braxin. Thái Lan , Philipin.... Theo FAO/UN,
năm 1998 tổng lượng xoài xuất khẩu trên thế giới đạt 509.800 tấn, trong đó
Mêhicô là 209.400 tấn, chiếm 41%; tiếp theo là Philipin với 52.000 tấn, chiếm
10,3%; Pakistan 40.200 tấn, chiếm 7,8%; Braxin 39.200 tấn, chiếm 7,6%. Ấn
Độ tuy là nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới nhưng lượng xoài xuất khẩu
hàng năm của nước này chỉ đạt vài chục ngàn tấn, chiếm khoảng trên 5%
lượng xoài xuất khẩu của thế giới [56].
Đến năm 2007, tổng sản lượng xoài xuất khẩu trên thế giới đạt
1.136.103 tấn. Các nước có lượng xoài xuất khẩu nhiều nhất là: Ấn Độ
240.858 tấn, Mêhicô 236.004 tấn, Braxin 116.171 tấn; Việt Nam có lượng
xoài xuất khẩu rất ít, chỉ đạt 145 tấn (FAO, 2009) [57].


10

Thị trường tiêu thụ xoài trên thế giới rất lớn, Mỹ là nước đứng đầu về
nhập khẩu xoài, hàng năm nước này nhập khẩu khoảng 76.000 tấn, từ năm
1988 - 1992 lượng xoài được nhập vào Mỹ tăng trung bình 30%/năm. Các
nước EU đứng thứ hai về nhập khẩu xoài, năm 1992 các nước này nhập khẩu
46.000 tấn, riêng 3 nước Pháp, Anh và Đức đã chiếm tới 75% lượng xoài
nhập vào khu vực này (Phan Đình Ngân, 1995) [18], (Trần Thế Tục, 1996)
[33].
Năm 2007, lượng xoài nhập khẩu trên thế giới đạt 901.218 tấn, các
khu vực nhập khẩu nhiều nhất là: Mỹ nhập 295.231 tấn, các nước EU nhập
335.504 tấn (FAO, 2009) [57]. Vì nhu cầu sử dụng xoài tươi trên thế giới rất
lớn và ngày càng tăng đã làm cho giá xoài trên thị trường tăng theo, năm 1998
- 1999 giá xoài tươi trên thị trường thế giới vào khoảng 178 Đôla Mỹ/tấn, đến
năm 1999 - 2000 đã tăng lên 243 Đôla Mỹ/tấn và đến năm 2007 tăng lên tới

878,78 Đôla Mỹ/tấn [85]. Chính vì vậy, việc phát triển xoài với mục đích làm
hàng hoá xuất khẩu đang được các quốc gia trồng xoài rất quan tâm.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài ở nước ta.
Chưa xác định được chính xác cây xoài đã trồng ở Việt Nam từ bao
giờ, nhân dân ở nhiều nơi trong cả nước đã có tập quán trồng và sử dụng sản
phẩm xoài từ lâu đời, nhiều vùng xoài nổi tiếng đã được hình thành. Theo GS.
Vũ Công Hậu, ở Việt Nam thuộc chi Mangifera có hai dạng:
- Xoài dại (M. foetida hoặc M. dupierana) gọi là Muỗm, Quéo, Mắc chai...
thường gặp ở đình chùa, lối đi, trong rừng... quả nhỏ, chất lượng thấp.
- Xoài trồng (M.indica) là cây dị hoa thụ phấn, chất lượng quả tốt, chủng
loại phong phú, hầu hết có hạt đa phôi [11].
Đến nay, việc trồng xoài làm hàng hoá đã được chú trọng hơn và đã
mang lại hiệu quả đáng kể cho người dân ở các vùng xoài. Ngoài các giống
truyền thống, việc nhập nội và nghiên cứu giống mới cũng được Nhà nước,
nhân dân quan tâm nhiều hơn nên chủng loại giống ngày càng đa dạng, phong
phú với rất nhiều giống tốt khác nhau. Diện tích và sản lượng xoài của Việt
Nam ngày càng tăng nhanh vì trồng xoài là thu được lợi nhuận kinh tế cao.


11

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam (2001 - 2008)
Chỉ tiêu
Năm
2001

Diện tích trồng
(ha)
49.743


Diện tích cho sản
phẩm (ha)
31.613

Sản lượng
(tấn)
180.671

2002

58.994

34.576

230.781

2003

68.000

41.300

305.700

2004

77.500

53.500


337.700

2005

80.100

51.600

367.800

2006

82.000

54.000

380.900

2007

85.200

60.800

471.100

2008

85.500


64.300

509.200

Nguồn: Thống kê Nông-Lâm-Thuỷ sản (2001 - 2008).
[44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51]
600.000
500.000

DiÖn tÝch
trång (ha)

400.000

DiÖn tÝch cho
s¶n phÈm (ha)

300.000

S¶n l−îng
(tÊn)

200.000
100.000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

N¨m

Đồ thị 1.1. Diện tích và sản lượng xoài ở Việt Nam (2001 - 2008)

Qua số liệu trên ta thấy rằng: Từ năm 2001 đến nay, diện tích và sản
lượng xoài ở nước ta luôn gia tăng, diện tích trồng tăng nhanh trong những
năm gần đây, từ 49.743 ha năm 2001 tăng lên 85.500 ha vào năm 2008; sản
lượng xoài đặc biệt tăng mạnh từ 2001 - 2003 (từ 180.671 tấn năm 2001 lên


12

305.700 tấn năm 2003) và từ 2006 - 2008 (từ 380.900 tấn năm 2006 lên
509.200 tấn năm 2008).
Theo GS Vũ Công Hậu (1999), xoài được trồng ở nhiều nơi trong
nước nhưng vùng trồng có hiệu quả kinh tế không nhiều [11]. Vùng trồng
xoài những năm trước đây được xem là có hiệu quả kinh tế là từ vĩ tuyến 14
trở vào, từ Bình Định đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. [34].
Tất cả các tác giả viết về cây xoài ở Việt Nam đều thống nhất rằng:
Xoài được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Thực tế cho thấy năm 2001, cả
nước có 42 tỉnh trồng xoài thì đến năm 2008 cả nước đã có 56 tỉnh trồng cây
này với diện tích 85.500 ha, sản lượng đạt 509.200 tấn. Trong đó có tới
73.400 ha xoài được trồng ở các tỉnh phía Nam với sản lượng đạt 471.400 tấn
(Chiếm 85,85% về diện tích trồng và 92,58% về sản lượng quả). Ở miền Bắc,
diện tích trồng xoài của các tỉnh đều rất nhỏ và không tập trung, tỉnh có diện
tích trồng lớn nhất là Sơn La với 4.100 ha và sản lượng đạt 7.800 tấn [51].
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích trồng xoài các vùng ở nước ta.
(ĐVT: ha)
Năm
Vùng trồng xoài
2004
2005
2006
2007

2008
Cả nước
77.500 80.100 82.000 85.200 85.500
Miền Bắc
10.700 11.200 11.300 11.900 12.100
Đồng bằng Sông Hồng
900
900
1.000
1.200
1.300
Đông Bắc Bộ
3.900
4.300
4.100
4.400
4.500
Tây Bắc Bộ
4.600
4.800
4.800
4.800
4.900
Bắc Trung Bộ
1.300
1.200
1.400
1.500
1.400
Miền Nam

66.800 68.900 70.700 73.300 73.400
Duyên hải Nam Trung Bộ
7.900
8.000
8.500
8.500
8.500
Tây Nguyên
1.100
1.300
1.500
1.900
2.100
Đông Nam Bộ
23.200 21.100 20.300 21.700 21.100
Đồng Bằng Sông Cửu Long 34.600 38.500 40.400 41.200 41.800
Nguồn: Thống kê Nông-Lâm-Thuỷ sản (2004 - 2008).
[47], [48], [49], [50], [51]
Theo TS. Trần Đình Ty (2004), thực hiện chương trình phát triển rau,
quả và hoa cây cảnh giai đoạn 1999 - 2010 ở Việt Nam diện tích cũng như sản
lượng tăng nhanh, chủng loại phong phú.


13

Theo tác giả, giữa phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn mất
cân đối và chưa ổn định. Nguyên nhân chính là do: Việc quy hoạch, lập kế
hoạch phát triển chưa hợp lý, chưa có vùng trọng điểm, chưa xác định rõ
chủng loại chủ lực; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn
manh mún, thiếu ổn định; ở Việt Nam tiêu thụ quả tươi là chính song công

nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa được đầu tư thoả đáng, chưa đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất; chưa xây dựng được thương hiệu, xuất xứ
hàng hoá và quảng bá [40].

Đồ thị 1.2. Phân bố diện tích trồng xoài tại các vùng năm 2008
Bảng 1.4. Một số tỉnh trồng xoài chủ yếu ở nước ta.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Diện tích
Diện tích cho
Sản lượng
trồng (ha)
sản phẩm (ha)
(tấn)
Đồng Nai
7.900
5.800
47.800
Đồng Tháp
7.300

5.700
51.600
Tiền Giang
6.800
5.800
85.500
Khánh Hoà
6.500
5.300
42.500
Hậu Giang
5.000
4.200
19.700
Vĩnh Long
4.600
3.700
47.500
Sơn La
4.100
3.000
7.800
An Giang
3.800
1.800
9.900
Kiên Giang
3.800
1.300
15.000

TP. Hồ Chí Minh
3.600
3.000
26.200
Cả nước
85.500
64.300
509.200
Nguồn: Thống kê Nông-Lâm-Thuỷ sản năm 2008. [51].
Tên tỉnh


14

Từ số liệu thống kê trên cho ta thấy: Các tỉnh có diện tích trồng xoài
nhiều nhất ở nước ta là Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang, Khánh Hòa, hậu
Giang …. Các tỉnh có sản lượng xoài lớn nhất là Tiền Giang, Đồng Tháp,
Đồng Nai, Vĩnh Long, Khánh Hòa ….
Theo TS Lê Hưng Quốc (2003), các tỉnh miền Đông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long có 41.000 ha trồng xoài, sản lượng khoảng 350.000 tấn;
chiếm 7% về diện tích và 8,7% về sản lượng trái cây của cả nước. Các tỉnh có
diện tích, sản lượng lớn là Bình Phước, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ...
Tuy diện tích lớn nhưng vẫn là những giống cũ (địa phương), chất lượng
không cao, nhiều giống xoài ngon như xoài cát Hoà Lộc, xoài cát Chu và các
giống nhập nội mới được tuyển chọn đang được đưa vào sản xuất.
Xoài được tiêu thụ chủ yếu là quả tươi, phần chế biến nước quả còn
rất khiêm tốn. Mặc dù thị trường tiêu thụ trong nước còn lớn nhưng do hạn
chế về bao bì, vận chuyển, đóng gói nên dễ xảy ra thừa thiếu cụ bộ ở nơi này,
nơi khác. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc nhưng xuất khẩu tiểu
ngạch không ổn định. Các nhà kinh doanh Việt Nam hầu hết là tư nhân không

nắm được nhu cầu, giá cả bên nước bạn nên bên mua chủ động trong việc
định giá, định phương thức thanh toán. Hơn nữa, phần lớn xoài tiêu thụ trên
thị trường đều đựng trong sọt tre, thùng gỗ, thùng các tông trong điều kiện tự
nhiên bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ cao, vận chuyển đi xa chỉ bảo quản
được 7 - 19 ngày, tỷ lệ dập nát có khi lên tới 25 - 30% đã làm giảm hiệu quả
của sản xuất xoài [4].
Theo TTXVN (2004), riêng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) có hơn
14.000 ha cây ăn trái. Trong đó xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu chiếm 3.700
ha, các giống xoài khác chiếm 1.781 ha. Huyện đã có kế hoạch mở rộng diện
tích trồng, xây dựng các khu chuyên canh cây ăn trái đặc sản như xoài cát
Hoà Lộc, xoài cát Chu [24].
Theo tác giả Nguyễn Văn Dũng (2004), xoài là loại quả được thị
trường dễ chấp nhận, cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà
vườn. Sau khi giống xoài “Cao sản tứ quý” được nông dân ở Chợ Lách - Bến
Tre phát hiện ra với nhiều đặc tính quý đã được nhân dân trong vùng phát


15

triển mạnh và mang lại lợi nhuận đáng kể cho người trồng. Giá xoài cao sản
từ 8.000 - 20.000đ/kg. Riêng Công ty Vĩnh Trà ở Tây Ninh đã trồng trên 30ha
cung ứng cho 5 hệ thống siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh với hơn 10 tấn
trái sau hơn 1 năm. Tác giả cho biết: Nếu năm 2003, người dân nơi đây cung
cấp khoảng 100.000 cây giống thì năm 2004 sẽ tiêu thụ khoảng 250.000 cây
[8].
Nhìn chung: Do có điều kiện khí hậu phù hợp với cây xoài nên ở
miền Nam nước ta xoài được trồng rất phổ biến và tập trung thành những
vùng hàng hoá với nhiều giống tốt, mỗi địa phương lại có những giống truyền
thống của mình nên chủng loại giống rất phong phú (Chúng tôi sẽ giới thiệu
rõ hơn ở mục 1.3.2 - Một số kết quả nghiên cứu cây xoài ở nước ta).

Trồng xoài ở miền Bắc hiệu quả kinh tế chưa cao có nhiều nguyên
nhân, trong đó nguyên nhân rất cơ bản là yếu tố thời tiết bất lợi cho thụ phấn,
thụ tinh của xoài (Trần Thế Tục, Đào Thế Lư, 1994) [31]. Diện tích trồng
xoài của các tỉnh ở miền Bắc thường nhỏ, không tập trung và đạt năng suất,
sản lượng thấp. Đến năm 2008, các tỉnh trồng nhiều xoài nhất ở miền Bắc
gồm: Sơn La 4.100 ha, Phú Thọ 900 ha, Hà Giang 900 ha, Quảng Trị 800 ha,
Lạng Sơn 700 ha, Vĩnh Phúc 600 ha,. Sản lượng xoài đạt cao nhất là ở các
tỉnh: Sơn La 7.800 tấn, Phú Thọ 6.300 tấn, Hòa Bình 2.600 tấn, Bắc Giang
2.100 tấn, Nghệ An 2.100 tấn.
Năng suất xoài ở miền Bắc đạt trung bình 41,43 tạ/ha trong khi năng
suất trung bình của miền Nam đạt 85,4 tạ/ha và cả nước đạt 79,19 tạ/ha. Năng
suất xoài ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc đạt thấp, chỉ có một số ít tỉnh đạt
năng suất tương đương mức năng suất trung bình của miền Nam và cả nước:
Hải Dương đạt 150 tạ/ha, Hải Phòng đạt 110 tạ/ha, Nghệ An đạt 105 tạ/ha,
Hòa Bình đạt 86,67 tạ/ha, Hà Nội đạt 85 tạ/ha, Phú Thọ đạt 78,75 tạ/ha, Điện
Biên 70 tạ/ha [51].
Để phát triển xoài ở miền Bắc đạt hiệu quả cao hơn, cần có quy hoạch
vùng trồng hợp lý và nghiên cứu nhiều hơn về giống, về kỹ thuật nhất là kỹ
thuật tăng khả năng đậu quả cho xoài.


×