Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 69 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM QUANG TRIỀU

“ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP
LAI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái nguyên, năm 2008


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM QUANG TRIỀU

“ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP
LAI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ”
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP

Thái Nguyên, năm 2008


3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi, các kết quả và số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và mới, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn

Phạm Quang Triều


4

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Luân Thị Đẹp đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, khoa Sau
Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và PTNT Vĩnh Phúc, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Trại giống cây trồng
Mai Nham, Trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn.

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 10 năm 2008
Học viên
Phạm Quang Triều


5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................9
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................9
2. Mục tiêu - yêu cầu của đề tài .......................................................................11
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 11
2.2. Yêu cầu..................................................................................................... 11
CHƯƠNG I ..................................................................................................... 12
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................12
1.1. Cơ sở khoa học..........................................................................................12
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới..................................13
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam ..................................17
1.5. Ngô nếp, nguồn gốc, phân loại và đặc tính ...........................................21
1.6. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam ......22
1.6.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới ................... 22
1.6.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam .................... 24
CHƯƠNG II.................................................................................................... 27
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............27
2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................27
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ......................................................27
2.3.1. Địa điểm : - Thí nghiệm khảo nghiệm giống được tiến hành tại Trại sản
xuất giống cây trồng Mai Nham thuộc Trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc . 27

2.3.2. Thời gian thực hiện :............................................................................. 28
2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm (Áp dụng Quy phạm khảo
nghiệm giống cây trồng TW số 10TCN 341-2006) .........................................28
2.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................29
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 29


6

Sơ đồ thí nghiệm ............................................................................................. 29
2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi(Theo quy phạm Khảo nghiệm
giống cây trồng Trung ương số 10TCN 341 - 2006) ...................................... 30
2.5.2.2. Xây dựng mô hình trình diễn các giống ngô có triển vọng.(theo
phương pháp khảo nghiệm sản xuất, quy phạm khảo nghiệm giống cây trồng
TW số 10TCN 341 - 2006). ..............................................................................34
- Địa điểm: Xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc..................34
- Thời gian: Vụ xuân 2008 gieo ngày 15/02. ...................................................34
- Đất trình diễn: Trên nền đất thịt nhẹ..............................................................34
- Bố trí thí nghiệm trình diễn: + Mỗi giống gieo 1 lần nhắc lại.......................34
2.6. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................34
2.7. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................35
CHƯƠNG III................................................................................................... 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................35
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm....................... 35
3.1.1.Nhiệt độ.................................................................................................. 37
3.1.2.Ẩm độ và lượng mưa............................................................................. 37
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ
xuân và vụ đông năm 2007 ..............................................................................38
3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái, sinh lý..........................................................40
3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất

thuận của các giống ngô vụ xuân và vụ đông 2007...............................42
3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, màu hạt, dạng hạt của các giống ngô
tham gia thí nghiệm .......................................................................................48
3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí
nghiệm vụ xuân và vụ đông 2007. ...................................................................49


7

3.7. Chỉ tiêu chất lượng của một số giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ đông
2007 ..................................................................................................................57
3.8. Kết quả mô hình trình diễn giống ngô NL-1, NL-2 vụ xuân 2008 ...........58
3.9.1. Hiệu quả kinh tế của trồng ngô nếp để lấy hạt .................................. 59
+ Hiệu quả kinh tế giữa giống NL-1 so với giống VN2 là: 2.916.000đ ......... 59
3.9.2. Hiệu quả kinh tế của trồng ngô nếp để lấy bắp tươi .......................... 60
+ Hiệu quả kinh tế giữa giống NL-1 so với giống VN2 là: 7.143.500,0 đ cao
hơn trồng ngô lấy hạt khô là 4.227.500, triệu đồng ........................................ 60
CHƯƠNG IV .................................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................61
4.1. Kết luận .....................................................................................................61
4.2. Đề nghị ......................................................................................................61


8

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CIMMYT: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (Centro
Internacional de Mejoramienio de Maizy Trigo).
CS:


Cộng sự

CSDT lá

Chỉ số diện tích lá

CV:

Hệ số biến động (Coefficients of variation)

Đ/C:

Đối chứng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

LSD0,05

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least
significant difference)

P1000 hạt


Khối lượng 1000 hạt

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng

TPTD

Thụ phấn tự do

X.07

Xuân 2007

Đ.07

Đông 2007

X.08

Xuân 2008


9

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là 3 cây lương thực chính, cổ nhất, phổ biến
rộng, có năng suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài người. Cho đến giữa những năm 90
của thế kỷ 20, ngô còn xếp thứ 3 về diện tích và sản lượng. Năm 1995 sản lượng ngô toàn
thế giới đạt 517 triệu tấn, lúa mỳ 542,7 triệu tấn, lúa nước 547,2 triệu tấn, năm 2006 sản
lượng ngô toàn thế giới là 692 triệu tấn (Theo FAO -2006) [28]. Đến năm 2007 theo
USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, sản lượng đạt kỷ lục với
766,2 triệu tấn (Theo FAOSTAT, USDA 2008) [36]. Nguyên nhân chính dẫn đến việc
tăng nhanh năng suất và sản lượng ngô trên thế giới trong thời gian qua, trước hết là do
đời sống kinh tế toàn cầu có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó nhu cầu về sản phẩm ngô
cũng tăng theo. Nhưng quan trọng hơn là trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển khoa học công nghệ nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng, việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây lương thực đã mang lại những kết quả to
lớn, đảm bảo được an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Vai trò của ngô trước hết phải nói đến đó là nguồn lương thực nuôi sống gần 1/3
dân số thế giới. Tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau.
Ngô là lương thực chính của người dân khu vực Đông Nam Phi , Tây Phi, Nam Á. Ngô là
thành phần quan trọng nhất trong thức ăn chăn nuôi. Hầu như 70% chất tinh trong chăn
nuôi là tổng hợp từ ngô, 71% sản lượng ngô trên thế giới được dùng cho chăn nuôi. Ở các
nước phát triển phần lớn sản lượng ngô được sử dụng cho chăn nuôi: Như Mỹ 76%, Bồ
Đào Nha 91%, Italia 9%, Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%,...(Ngô Hữu
Tình, 2003) [17].


10

Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
tạo ra cồn, rượu, bia, tinh bột, bánh kẹo. Người ta đã sản xuất ra khoảng trên 670 loại sản
phẩm từ ngô bằng công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm
(Ngô Hữu Tình, 1997) [15].

Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con người ngày một nâng cao thì nhu
cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng bắp ngô bao tử làm rau
cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng để làm quà ăn tươi (luộc,
nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô,
snack ngô hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực
phẩm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái lan, Đài Loan... Ngoài
sản phẩm chính, thân cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho gia súc.
Với ngô nếp, nhờ tinh bột có thành phần chủ yếu là Amylopectin, có giá trị dinh
dưỡng cao, giàu Lizin và Triptophan, từ lâu nó đã là nguồn lương thực quý của đồng bào
dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt. Gần đây, vai trò của ngô nếp càng được nâng
lên nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống lai cho
năng suất khá cao mà vẫn giữ được chất lượng đặc biệt của nó.
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ Bắc bộ, có vị trí
địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc đã được Chính phủ xác định là một trong 8 tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh
phía Bắc. Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển Đô thị hoá, Công nghiệp hoá
của Vĩnh Phúc diễn ra quá nhanh, trong một thời gian ngắn diện tích đất trồng trọt của
Vĩnh Phúc đã bị giảm rất nhiều. Năm 1997 khi mới tách tỉnh, Vĩnh Phúc có tổng diện tích
đất tự nhiên là 137.224,14ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 66.780,85 ha,
đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp của Vĩnh Phúc còn 58.923,71ha (giảm 11,76 %).
Nếu theo tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa
diện tích đất nông nghiệp của Vĩnh Phúc sẽ ngày càng bị thu hẹp lại, người nông dân sẽ bị
mất dần ruộng, không có việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế chính trị
và trật tự an toàn xã hội ở vùng nông thôn. (Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 19982007) [19].


11

Chính vì vậy, việc xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý là nhiệm vụ rất cần thiết

trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đầu ra sản
phẩm, nâng hệ số sử dụng đất và cuối cùng là giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
Với ngô nếp là cây đã được nông dân Vĩnh Phúc chọn trồng ở nhiều địa phương để phục
vụ cho nhu cầu ăn tươi, chế biến thực phẩm... Tuy nhiên, năng suất ngô còn rất thấp do
nông dân vẫn sử dụng giống cũ, giống địa phương. Nên việc tìm ra một bộ giống mới cho
năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi được với điều kiện tự nhiên của tỉnh là rất cần
thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: « Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh
Phúc ».

2. Mục tiêu - yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác định được những đặc điểm nông sinh học chính của các nguồn vật liệu được
chọn.
- Xác định được giống ngô nếp lai mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp
với điều kiện tự nhiên của tỉnh

2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp lai có triển
vọng trong điều kiện vụ xuân và vụ đông 2007.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp
lai
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô nếp lai.
- Phân tích hàm lượng Prôtêin, Amylopectin
- Đánh giá chất lượng giống (độ dẻo, hương thơm và vị đậm).
- Xác định được một số giống ngô nếp lai có nhiều ưu điểm nổi trội hơn giống đối
chứng để giới thiệu cho sản xuất.


12


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng
định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú
đa dạng chúng ta đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai
thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu
của nước ta, làm đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát triển như
ngành chăn nuôi, công nghiệp chế biến...do vậy tăng năng suất, chất lượng cây trồng
là rất cần thiết. Tuy nhiên năng suất cây trồng còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại
cảnh, kỹ thuật sản xuất, trình độ dân trí, đặc biệt là việc sử dụng giống. Do vậy, để
có giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương trước thì khi đưa
vào sản xuất cần phải được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá
tính khác biệt, độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh
bất thuận.


13

Vài năm trở lại đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây
trồng, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo được rất nhiều giống ngô lai có triển
vọng làm cho diện tích ngô của cả nước tăng lên rất nhanh, năng suất và sản lượng
được cải thiện rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu
dùng. Do vậy một số nhà chọn giống đã bắt đầu chuyển sang hướng tạo giống nếp lai
và thu được một số kết quả đáng kể như các giống MX2, MX4 của Công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam, Bạch ngọc của Công ty Lương Nông...và rất nhiều các

giống mới khác có triển vọng đang cần được khảo nghiệm và trồng thử nghiệm ở các
vùng sinh thái khác nhau để đưa vào sản xuất đại trà.

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
Qua hơn 7000 năm phát triển từ cây hoang dại, trong điều kiện chọn lọc tự
nhiên và chọn lọc nhân tạo, năng suất ngô hạt bình quân trên thế giới cho đến đầu
thế kỷ 20 mới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, nhưng đến năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha
(FAOSTAT, 2004) [28]. Năm 2007 theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước,
với 157 triệu ha, năng suất 49,0 tạ/ha, sản lượng đạt 766,2 triệu tấn. Với lúa nước
năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lượng là 215,27
triệu tấn ; năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lượng 626,7
triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha,
sản lượng 219,22 triệu tấn và năm 2007 diện tích là 217,2 triệu ha, năng suất đạt
28,0 tạ/ha, sản lượng 603,6 triệu tấn [36]. Sở dĩ năng suất ngô tăng nhanh là do việc
phát hiện ra ưu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng mà ngô là đối tượng thành
công điển hình trong số các cây trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải thiện
biện pháp kỹ thuật canh tác (TS.Phan Xuân Hào, 2008) [3].


14

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, lúa nước thế giới 1961-2007
NGÔ

Năm

LÚA MÌ

LÚA NƯỚC


D.tích

N.suất

Sản lượng

D.tích

N.suất

Sản lượng

D.tích

N.suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1961

105,5

19,0

205,0

204,2

11,0

222,4

115,3

19,0

215,6

2004

145,7


50,0

727,4

217,2

29,0

633,3

150,2

40,0

607,3

2005

145,5

49,0

712,9

221,4

28,0

628,7


154,5

41,0

631,5

2006

144,4

48,0

695,2

216,1

28,0

605,9

153,0

41,0

634,6

2007/08 157,0

49,0


766,2

217,2

28,0

603,6

153,7

41,0

626,7

Nguồn: FAOSTAT(1961-2006), USDA(2007)[28], [36].

900
800
700
600

D.tích (triệu ha)

500

N.suất (tạ/ha)

400

Sản lượng (triệu tấn)


300
200
100
0

1961

2004

2005

2006

2007/08

Hình 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thê giới 1961 - 2005

Có thể nói việc chọn ra giống cây trồng mới như giống thụ phấn tự do cải tiến và
giống lai, đồng thời với việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đã dần


15

dần thay thế các giống cũ trong sản xuất từ nửa cuối thế kỷ trước đến nay, làm thay đổi căn
bản ngành sản xuất ngô trên thế giới. Ngô lai tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, song lúc đầu
nó chỉ phát huy hiệu quả ở Mỹ và các nước có nền công nghiệp phát triển. Còn đối với các
nước đang phát triển ngô lai không phát huy tác dụng cho đến những năm 80 của thế kỷ
trước.
Hiện nay, Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất thế giới và 100% diện

tích được trồng bằng giống ngô lai. Năm 2004 năng suất ngô trung bình của Mỹ là 100,7
tạ/ha, trên diện tích là 29,8 triệu ha (FAOSTAT, 2004) [28], và là nước có năng suất xếp vào
hàng cao nhất trên thế giới. Thời gian gần đây, trong khi phần lớn các nước phát triển tăng
không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến. Kết quả đó có được là nhờ ứng
dụng công nghệ sinh học. Theo Ming- Tang Chang và cộng sự (Ming- Tang Chang et al,
2005) [33], ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng là được chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, còn lại 52% là bằng công nghệ sinh học (nhiều hơn năm 2004 là 5%), trong đó
có những bang có diện tích ngô lớn như Iowa, tỷ lệ này là 60%. Nước có năng suất ngô cao
nhất thế giới hiện nay là Israel với 160 tạ/ha, sau đó là Bỉ 122,0 tạ/ha, ChiLê 110,0 tạ/ha, Tây
Ban Nha 99 tạ/ha...(FAOSTAT, 2004) [28].
Trung Quốc là nước có diện tích ngô đứng thứ hai trên thế giới, hàng năm luôn đạt
xung quanh 25 triệu ha, trong đó tới 90% diện tích được trồng bằng giống lai. Năng suất
bình quân ngô của Trung Quốc đã tăng từ 30 tạ/ha (năm 1980) lên 51,5 tạ/ha (năm 2004)
(FAOSTAT, 2004) [28]. Ở một số nước đang phát triển như Achentina, Braxin,
Colombia, Mehico, Ấn Độ, Pakistan...trong thời kỳ 1966 – 1990 có xấp xỉ 852 giống ngô
được tạo ra, trong đó có 59% là giống ngô thụ phấn tự do, 27% là giống lai quy ước, 10%
là giống lai không quy ước, 4% là các loại giống khác (S.K. Vasal, et al., 1999) [39].
Cũng trong năm 2004 diện tích ngô của ấn Độ là 8 triệu ha, năng suất bình quân là 25,0
tạ/ha, sản lượng là 14 triệu tấn. Ở Thái Lan diện tích ngô 2004 là 1,13 triệu ha, năng suất
bình quân là 36,2 tạ/ha. Indonesia diện tích ngô lớn nhất ở khu vực, năm 2004 với diện
tích 3,35 triệu ha, cho năng suất bình quân 33,9 tạ/ha và sản lượng là 11,35 triệu tấn. Tuy
nhiên, diện tích trồng bằng giống lai của nước này còn thấp, khoảng 30 - 40%.
(FAOSTAT, 2004) [28].
Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có bước chuyển biến mới, đó
là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng thuần. Những năm gần đây, việc


16

nghiên cứu chọn ra những dòng đơn bội kép (Double haploid), bằng nuôi cấy invitro đã

giúp cho công việc chọn tạo dòng thuần một cách nhanh chóng, tiết kiệm được hơn nửa
thời gian so với việc tạo dòng bằng các phương pháp thông thường. Tạo dòng thuần bằng
phương pháp invitro có thể dựa vào kỹ thuật nuôi cấy một trong ba bộ phận sinh sản của
ngô là bao phấn, hạt phấn tách rời và noãn chưa thụ tinh. Gần đây, người ta đã nghiên cứu
thành công phương pháp mới tạo dòng thuần bằng dùng dòng kích tạo đơn bội. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về đơn bội ngô đã bắt đầu tại Viện Di Truyền Nông nghiệp Việt
Nam từ năm 1995. Viện đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy bao phấn ngô để tạo
dòng đồng hợp tử phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô. Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy
bao phấn là một trong những hướng nghiên cứu tạo dòng thuần có nhiều triển vọng,
phương pháp này cho kết quả khá ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên còn phụ thuộc vào
từng giống, Viện Di Truyền Nông nghiệp đã phát triển các phương pháp khác để tạo dòng
thuần, như phương pháp nuôi cấy noãn chưa thụ tinh và dùng dòng kích tạo đơn bội. (Lê
Huy Hàm và cs, 2005; Đỗ Năng Vịnh và cs, 2004) [2],[24].
Các ứng dụng công nghệ gen phát triển mạnh từ đầu những năm 90 tới nay và
đang ra tăng nhanh chóng. Năm 2006 diện tích trồng cây biến đổi gen là 102 triệu héc-ta;
năm 2007 tăng lên 114 triệu ha cây trồng biến đổi gen, trong đó ngô kháng sâu đục thân
và kháng thuốc trừ cỏ có 19,3 triệu ha (chiếm 24%) (Nguồn: TTXVN, 4/2008)[21]. Diện
tích ngô biến đổi gen lớn nhất ở Mỹ, chiếm đến 52% tổng diện tích ngô (Ming – Tang
Chang và cs, 2005) [33]. Ở Đông Nam Á, Philipin cũng đã sử dụng ngô chuyển gen từ mấy
năm gần đây. Theo Vũ Đức Quang và cs, hiện nay ở Việt Nam cũng đã trồng ngô, lúa và
bông biến đổi gen ở một số địa phương (Vũ Đức Quang và cs, 2005) [9].


17

Hình 1.2: Sự phát triển của cây trồng biến đổi gien trên thế giới. (Nguồn: www.isaaa.org)

Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), đã xây dựng, cải thiện và phát
triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và giống thí nghiệm, cung cấp
cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc tế. Các

nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho
chương trình tạo dòng và giống lai (Ngô Hữu Tình và cs, 1999) [16]. Năm 1985, chương
trình ngô lai của CIMMYT được tiến hành với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ
chọn tạo giống lai, tích luỹ và công bố KNKH và các nhóm ưu thế lai của các vật liệu nhiệt
đới và cận nhiệt đới mà CIMMYT đã có, đồng thời tiến hành tạo dòng thuần. Gần đây,
CIMMYT đẩy mạnh chương trình tạo giống ngô chất lượng Prôtêin cao và đã đạt được
những kết quả quan trọng

1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình và cs, 1999)
[16], đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước. Song, với nền canh tác
quảng canh và chủ yếu dùng giống ngô đá và ngô nếp địa phương, nên năng suất thấp.
Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200
nghìn ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ
thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980 trở lại đây, nhờ hợp tác với Trung tâm
Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào
trồng ở nước ta như các giống TPTD VM1, HSB1, TH2A, TSB1, TSB2, MSB49, Q2,


18

CV1,... góp phần nâng cao năng suất lên gần gấp 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy
nhiên ngành sản xuất ngô ở nước ta thực sự đã có bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm
1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống lai ra sản xuất, đồng thời cải
thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Các giống lai không
quy ước : LS3, LS5, LS6, LS7, LS8, ...Nhờ việc sản xuất giống dễ dàng, giá giống rẻ, con
lai có năng suất cao và thích ứng rộng, các giống lai không quy ước đã được người trồng ngô
chấp nhận và nhanh chóng mở rộng diện tích. Đây cũng là bước chuyển tiếp quan trọng từ
giống lai không quy ước sang giống lai quy ước. Nhờ chính sách đổi mới, sự quan tâm đầu tư
đúng mức của nhà nước và sự phát huy nội lực cao độ của người làm công tác chọn tạo giống

ngô, chương trình phát triển ngô lai ở Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng. Một
loạt giống lai có TGST khác nhau được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống và đã áp
dụng vào tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam : Các giống dài ngày như LVN10, HQ2000,
T6, LVN98..., các giống trung ngày như : LVN4, LVN12, LVN17, LVN22, VN8960,
MB069..., Các giống ngắn ngày : LVN9, LVN20, LVN24, LVN25, LVN99... ngoài ra các
giống của các Công ty giống cây trồng nước ngoài cũng được đưa vào trồng ở nước ta góp
phần quan trọng trong việc phát triển ngô lai trong thời gian qua.
Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trong tổng số 400.000 ha
trồng ngô, năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nước là 990.400 ha, năng suất đạt 34,9
tạ/ha và sản lượng là 3,454 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2005) [20], Tỉ lệ diện tích
trồng bằng giống lai là 84% (Phạm Đồng Quảng và cs, 2005 ; Trung tâm khuyến nông
quốc gia, 2005) [12], [23], năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1
triệu ha. Để đạt được thành quả đó trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và việc
chọn được nguồn nguyên liệu ban đầu phù hợp cho việc tạo dòng thuần là các giống
lai ưu tú của chương trình phát triển giống ngô lai ở Việt Nam (Ngô Hữu Tình, Phan
Xuân Hào, 2005) [18]. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn
trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ
bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha) ; năm 1990 bằng 42% (15,5/37
tạ/ha) ; năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha) ; năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm
2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng
1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2007 chúng ta đạt diện tích,


19

năng suất, sản lượng lớn nhất từ trước tới nay : Diện tích là 1.072.800 ha, năng suất
39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4.250.900 tấn. (TS. Phan Xuân Hào,
2008) [3].
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm1961 – 2007
Năm


1961

1975

1990

1994

2000

2005

2007

260,20

267,0

432,0

534,6

730,2

1052,6

1072,8

Sản lượng (1000 tấn) 292,20


280,60

671,0

1143,9

2005,9

3787,1

4250,9

10,5

15,5

21,4

25,1

36,0

39,6

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

11,2


Nguồn: Tổng cục thống kê (đến 2005), Bộ NN&PTNT (2007)[20].
4500
4000
3500
3000

Diện t ích (1000 ha)

2500

Sản lượng (1000 t ấn)

2000

Năng suất (t ạ/ha)

1500
1000
500
0 Hình 3 : Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam 1961 – 2005
1990
2000
2007
Hình1961
3: Diện1975
tích, năng
suất1994
sản lượng
ngô 2005

Việt Nam
từ 1961 - 2005

Hình 1.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông
Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vĩnh Phúc nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C, lượng mưa trung
bình 1733.9 mm (Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 1998-2008) [19]. Do đặc điểm vị trí
địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi
hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch -


20

dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là
có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho
việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và
đô thị, Vĩnh Phúc còn là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác giống cây trồng mới,
như: Các giống lúa lai Bồi tạp sơn thanh, Q.ưu1, HT1, N97…; ngô lai LVN4, LVN10,
MX2, VN2, P60, P11, HQ2000,…Với những thuận lợi trên dẫn đến năng suất, sản
lượng lương thực của Vĩnh Phúc được tăng lên rõ rệt. Năm 1998 diện tích trồng ngô là
19.802,5 ha, năng suất là 26,03 tạ/ha, sản lượng đạt 51.547,0 tấn ; năm 2005 là năm
năng suất và sản lượng đạt cao nhất ; đến năm 2007 diện tích ngô chỉ còn 15.241,8 ha,
năng suất đạt 33,86 tạ/ha, sản lượng đạt 51.609,1 tấn (Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,
1998-2008) [19]. Tình hình sản xuất ngô của Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 - 2007 được
trình bày ở bảng 1.3.


Bảng 1.3: Sản xuất ngô của Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 – 2007
Năm

1998

1999

2001

2005

2007

Diện tích (1000 ha)

19,8025

20,8744

14,9427

16,4900

15,2418

Sản lượng (1000 tấn)

51,547

60,2983


48,3932

61,7483

51,6091

Năng suất (tạ/ha)

26,03

28,75

32,4

37,45

33,86

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (1998 - 2007)[19].

700.0
600.0
500.0
Diện tích (1000 ha)

400.0
300.0
200.0
100.0

-

1998

1999

2001

2005

2007

Sản lượng (1000 tấn)
Năng suất (tạ/ha)


21

Hình 1.4 : Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Vĩnh Phúc 1998-2007
1.5. Ngô nếp, nguồn gốc, phân loại và đặc tính
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh), là một trong những loài phụ
chính của loài Zea mays L. Hạt ngô nếp nhìn bề ngoài tương tự với ngô đá, nhưng bề
mặt bóng hơn. Lớp ngoài cùng của mặt cắt nội nhũ không có lớp sừng như ở ngô tẻ,
có tính chất quang học giống như lớp sáp. Do vậy, ngô nếp còn có tên gọi khác là ngô
sáp (Tomob, 1984) [40]. Ngô nếp là dạng ngô tẻ do biến đổi tinh bột mà thành. Tinh
bột của ngô nếp chứa gần như 100% amylopectin, trong khi ngô thường chỉ chứa 75%
amylopectin và 25% amyloza. Amylopectin là dạng của tinh bột có cấu trúc phân tử
gluco phân nhánh dựa trên liên kết α.1-4 và α.1-6, ngược lại amyloza có cấu trúc phân
tử gluco không phân nhánh trọng lượng phân tử của chúng từ 1 đến 3 triệu. Khi cho
tinh bột ngô nếp vào dung dịch KI thì nó chuyển thành màu cà phê đỏ, trong khi tinh

bột của ngô thường thì chuyển thành màu xanh tím. Đặc tính của ngô nếp được quy
định bởi đơn gen lặn đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác để tạo tinh bột dạng
nhỏ (Peter Thompson, 2005) [34]. Theo Fergason, 1994 ; Garwood và Creech, 1972 ;
Hallauer, 1994 [27], [29], [30], thì gen wx nằm ở locus 5S-56 có biểu hiện của gen
opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein.
Có giả thuyết cho rằng, ngô nếp có nguồn gốc ở Đông Nam Á mà Trung Quốc,
Miến Điện, Philippin là quê hương đầu tiên của nó. Nhưng sau đó người ta thấy rằng đó
là kết quả của một đột biến thông thường của các giống ngô răng ngựa biểu hiện gen Wx
và gắn liền với các điều kiện trồng trọt không bình thường đột biến thành gen lặn wx,
chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau của trái đất (Grebensc 1954, dẫn theo
Nguyễn Thị Lâm, 1997) [8].


22

Theo James L. Brewbaker (Brewbaker, 1998) [31], quá trình chọn lọc tự nhiên đã
tạo ra những đột biến như Sugaryl (với phytoglycogen cao) ở dãy núi Andes và ở đông
bắc nước Mỹ, đột biến 2 là waxyl (tinh bột của hạt có cấu tạo bởi amylopectin) ở châu Á
với các giống được chọn lọc có vỏ mềm. Những giống nếp lai và các giống nếp thường,
với đặc điểm dẻo, thơm ngon rất thông dụng ở châu Á như : Hàn Quốc, Philippin, Thái
Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác (US. Grains Council, 2001) [38].
1.6. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới
Theo Tomob, để chọn giống ngô nếp người ta dùng vật liệu ban đầu từ các giống
ngô nếp địa phương của Trung Quốc, ngô nếp Cracnoda hoặc nguồn ngô nếp đột biến tự
nhiên hay đột biến nhân tạo như là donor. Từ nguồn vật liệu chọn lọc ban đầu, thông qua
tự phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc tính nông học khác để tạo dòng
nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn ngô thường thì người ta cho lai ngô
nếp và ngô thường với nhau sau đó tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân tích hạt phấn
qua phản ứng với dung kịch KI. Bằng cách này người ta đã tạo ra khá nhiều dòng và

giống nếp lai mới, chúng được trồng cách ly với các loại ngô khác (Tomob, 1984) [40].
Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được trồng ở miền
trung Illinois và Indian, phía bắc của Iowa, phía nam của Minnesota và Nebraska (US.
Grains Council, 2001) [37].Diện tích ngô nếp hàng năm của Mỹ khoảng 290.000 ha. Hầu
hết diện tích này được trồng là nếp vàng, nhưng gần đây có một số diện tích nhỏ được
trồng bằng nếp trắng. Theo Alexander and Creech, mặc dầu đã trải qua một thời gian khá
dài nhưng vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong việc tạo các dòng ngô nếp thương mại (Sprague,
G.F. et al, 1988) [35]. Ở bang Ohio việc chọn lọc giống lai của những dạng ngô đặc biệt
rất phức tạp vì thiếu những dạng ngô làm đối chứng. Cả 2 dạng giống lai có hàm lượng
lizin cao và ngô nếp đã được đưa ra những năm qua nhưng không có số liệu về amyloza
cao và dầu cao. Tiềm năng năng suất hạt của những giống lai đặc biệt này nhìn chung là
thấp hơn so với ngô tẻ. Những giống nếp lai mới đã được báo cáo là có khả năng cạnh
tranh hơn với giống răng ngựa về năng suất. Theo Thompson, năng suất của ngô có hàm
lượng amyloza cao biến động tuỳ thuộc vào đất trồng, nhưng trung bình cũng đạt từ 65 –
75% so với ngô tẻ thường (Peter Thompson, 2005) [34]. Ngô nếp có thể cho năng suất
thấp hơn ở điều kiện thời tiết bất thuận. Theo thông báo của trường Đại học Illinois, gần


23

đây đã có một số giống nếp lai điển hình cho năng suất cao hơn những giống ngô lai
thông thường (College of AgricuIture of Illinois, 2003) [26].
Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh – T9/2005, Trung
Quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ví dụ :
Giống nếp lai đơn màu trắng JYF 101, cho năng suất trung bình 150 tạ bắp tươi/ha ; giống
nếp lai đơn màu tím Jingkenou 218, năng suất khoảng 120 tạ bắp tươi/ha ; giống ngô nếp
trắng Jingkenou 2000 năng suất trung bình trên 130 tạ bắp tươi/ha ; giống ngô nếp lai đơn
tím trắng Jingtianzihuanuo và giống ngô nếp trắng lai đơn Yahejin 2006, cho năng suất
tới 200 tạ bắp tươi/ha...(Beijing Maize Reseach Center, 2005) [25].
Theo Kyung – Joo Park (Kyung – Joo Park, 2001) [32], ở Hàn Quốc có một số

tỉnh người ta trồng ngô nếp bán bắp tươi thu được 7925 USD/ha, sau đó trồng bắp cải,
tổng thu nhập trên 16.228 USD/ha. Nếu thu hoạch vào cuối tháng 6, bán được 0,39
USD/bắp, còn vào giữa tháng 7 đến 0,47 USD/bắp, còn những bắp chất lượng thấp người
ta bán cho khách du lịch một túi 3 bắp với 1,18 USD. Cũng theo tài liệu trên, vào năm
1996, 1kg giống TPTD Chalok No.1 được bán với giá 6,23 USD, trong khi đó giống ngô
nếp lai Daehakchal do đại học Choongram cung cấp có giá 45,01 USD/Kg. Cũng theo
Kyung – Joo Park tại tỉnh Chonbuk có hợp tác xã đã xây dựng một kho lạnh bảo quản
được 1,5 triệu bắp ngô tươi 1 năm.
Ngô nếp được sử dụng làm lương thực và thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi
nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, bởi tinh bột của nó
có cấu trúc đặc biệt, dễ hấp thụ hơn so với tinh bột của ngô tẻ. Có khá nhiều báo cáo về
những kết quả đạt được trong chăn nuôi cho cả động vật thường và động vật nhai lại
(Fergason, 1994) [27]. Một số thử nghiệm ở Mỹ đã chỉ ra rằng, bò đực non lớn nhanh hơn
khi được nuôi bằng ngô nếp (US.Grains Council) [37]. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến hiệu quả trên là do trong ngô nếp có hàm lượng các axitamin không thay thế như
lyzin và triptophan cao (Grawood, 1972 ; Jemes L. Brewbaker, 1998) [29], [31].
Ngô nếp được dùng vào các mục đích khác nhau : ăn tươi, đóng hộp, chế biến tinh
bột v.v...Nhìn chung, có 2 cách sử dụng chính : Làm thực phẩm và chế biến tinh bột. Ở
Mỹ và các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô nếp được dùng để chế biến tinh bột.
Người ta chế biến tinh bột ngô nếp bằng cách xay ướt để dùng trong công nghiệp chế biến
thực phẩm, keo dán, chất hồ dính, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, lên men sản xuất


24

cồn và chuyển thành đường Fructo, chế sirô v.v... Tinh bột ngô nếp còn được sử dụng như
một dạng sữa ngô làm đồ gia vị cho món salad. Phạm vi sử dụng tinh bột ngô nếp ngày
một phát triển, nhờ những tính chất đặc biệt của nó (James L. Brewbaker, 1998) [31].
1.6.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những năm 1960

cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là đá rắn và nếp (Ngô
Hữu Tình, 1997) [15]. Ngô nếp được phân bố ở khắp các vùng, miền trong cả nước,
với nhiều dạng mày hạt khác nhau : Trắng, vàng, tím, nâu, đỏ...Hiện nay ở Viện
nghiên cứu Ngô, đã thu thập và lưu giữ 148 mẫu ngô nếp địa phương, trong đó có :
111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím, nâu đỏ. Theo điều tra
của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương trong 2 năm 2003 và
2004 thì diện tích ngô nếp ở nước ta chiếm gần 10% diện tích trồng ngô (Phạm Đồng
Quảng và cs, 2005) [11]. Diện tích trồng ngô nếp không ngừng tăng nhanh trong thời
gian qua, đặc biệt là ở vùng đồng bằng ven đô thị. Nguyên nhân chính trước hết do
các giống ngô nếp đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu nông nghiệp
hiện nay, nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu của xã hội ngày một tăng đối với sản
phẩm này.
Ở các vùng núi cao và vùng sâu, ngô nếp được người dân sử dụng làm lương
thực chính, dưới dạng xôi ngô hoặc dùng tươi dưới dạng nướng, luộc, còn ở hầu hết
các địa phương khác trong nước thì ngô nếp được xem như là loại thực phẩm ăn quà
và chế biến đơn giản.
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân
đang được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng trở nên đa dạng hơn. Các
loại ngô thực phẩm được sử dụng ngày một nhiều, không những được dùng làm lương
thực, làm quà ăn tươi (nướng, luộc), mà còn được chế biến thành các món ăn được
nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô, ngô rau bao tử, chế biến
tinh bột...
Cũng như tình trạng chung trên thế giới, các nghiên cứu về ngô ở Việt Nam tập
trung chủ yếu vào ngô tẻ. Còn với ngô nếp thì đến nay chỉ có một số công trình được
công bố.


25

Các tác giả Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy (Nguyễn Thị Lâm và Trần

Hồng Uy, 1997) [8], đã tiến hành phân loài phụ cho 72 giống ngô nếp địa phương.
Trong số 72 mẫu giống mà các tác giả nghiên cứu thuộc về 3 biến chủng : nếp trắng
48 mẫu, nếp vàng 8 mẫu, nếp tím 16 mẫu. Kết quả cho thấy, biến chủng nếp tím có
thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả.
Tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu [14] đã chọn tạo thành công giống
ngô nếp trắng tổng hợp, được công nhận giống quốc gia năm 1989. Từ vốn gen gồm
một tổng hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) được bổ sung thêm 12 nguồn gen
của các giống nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp bắp trên hàng cải tiến.
Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu mới vào nguồn nền nhằm làm tăng độ thích ứng
nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nếp Tổng hợp là giống nếp ngắn ngày,
có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Hè Thu 95 - 100 ngày, Đông 105
- 115 ngày, năng suất trung bình 25 - 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng
khá phổ biến ở miền Bắc.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc
chu kỳ từ tổ hợp lai giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut - 22 và Glut - 41 nhập nội từ
Philippin để tạo ra giống nếp trắng S-2 . Đây là giống nếp ngắn ngày, vụ Xuân 90 - 95
ngày, vụ Hè Thu 80 - 90 ngày, vụ Đông 95 - 100 ngày, năng suất trung bình 20 - 25
tạ/ha, được công nhận năm 1989 (Ngô Hữu Tình, 2003) [17] .
Từ các giống ngô nếp trắng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn
gốc khác nhau : Nếp Tây Ninh, Nếp Quảng Nam – Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn, Phú Thọ
và nếp S-2 từ Philippin, Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống ngô
nếp trắng VN2 và được công nhận giống quốc gia năm 1997. Đây là giống nếp trắng
ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100 - 105 ngày, vụ Hè 80 - 85 ngày.
Năng suất bình quân 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 40tạ/ha. Ngô nếp VN2 cũng là
giống có chất lượng dinh dưỡng cao. Qua phân tích 43 giống ngô, trong đó có 24
giống ngô nếp tại Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy, VN2 có hàm lượng protein
rất cao, trên 10%, đặc biệt là hàm lượng lyzin đến 4,86%, chỉ đứng sau 2 giống
opaque là sữa Dĩ An và sữa Phát Ngân (Phan xuân Hào và cs, 1997) [4]. VN2 là một



×