Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu năng suất, thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo và ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến cỏ mulato II tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.78 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-------------------

ĐÀO THỊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC
PHẦN BÓN ĐẠM ĐẾN CỎ MULATO II TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Chăn nuôi thú y
60.62.01.05
TS. TRẦN TRANG NHUNG

THÁI NGUYÊN - 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được sử dụng trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả



Đào Thị Hồng Vân


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Khoa học nông nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sự kính trọng
sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại
học, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn: TS. Trần Trang Nhung đã tận tình quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn tới Bộ môn Đồng cỏ, Bộ môn Phân tích Viện
chăn nuôi; Viện Khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi Bá Vân - Sông Công
- Thái Nguyên; Tập thể cán bộ và trại viên - Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục
Lao động Xã hội huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn trân thành đến lãnh đạo, tập thể cán
bộ Phòng Kinh tế - UBND Thị xã Phúc Yên đã rất tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành quá trình nghiên cứu luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới
gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên khuyến khích, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành trước sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy Cô giáo, các Quý vị trong Hội đồng
chấm luận văn lời cảm ơn trân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2010
Tác giả

Đào Thị Hồng Vân


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 3
1.1.1. Đặc tính sinh học của cỏ hoà thảo........................................................... 3
1.1.1.1. Đặc tính sinh thái ................................................................................. 3
1.1.1.2. Đặc tính sinh vật................................................................................... 3
1.1.1.3. Đặc tính sinh lý .................................................................................... 5
1.1.1.4. Đặc tính sinh trưởng............................................................................. 6
1.1.1.5. Sức sống của cỏ hoà thảo ..................................................................... 7
1.1.1.6. Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo ............................................................. 7
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cỏ...................... 8
1.1.2.1. Ánh sáng............................................................................................... 8
1.1.2.2. Nhiệt độ ................................................................................................ 9
1.1.2.3. Ẩm độ................................................................................................. 10
1.1.2.4. Đất và phân bón ................................................................................. 11
1.1.2.5. Ảnh hưởng của mùa vụ và điều kiện hàng năm................................. 12
1.1.2.6. Kỹ thuật trồng trọt.............................................................................. 12

1.1.2.7. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch cỏ ............................................. 12
1.1.2.8. Phương pháp chế biến, bảo quản ....................................................... 13
1.2. Một số nghiên cứu về cỏ hoà thảo ........................................................... 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây cỏ trên thế giới ....................................... 13


iv

1.2.2. Các nghiên cứu về cây cỏ ở Việt Nam.................................................. 18
1.3. Đặc tính của các cỏ thí nghiệm ................................................................ 21
1.3.1. MulatoI ................................................................................. 21
1.3.2. Mulato II................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 24
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu................................................. 24
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24
2.4.2. Khí tượng thủy văn khu vực thí nghiệm ............................................... 27
2.4.3. Thành phần hoá học đất thí nghiệm...................................................... 27
2.4.4. Tỷ lệ sống của 2 giống cỏ thí nghiệm ................................................... 27
2.4.5. Chiều cao và tốc độ sinh trưởng, tái sinh của cỏ thí nghiệm ................ 27
2.4.6. Phương pháp xác định năng suất, sản lượng chất xanh của cỏ............ 28
2.4.7. Phương pháp tính năng suất VCK ........................................................ 29
2.4.8. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của cỏ thí nghiệm............ 29
2.4.9. Các mẫu cỏ chế biến ............................................................................. 31
2.4.9.1. Phương pháp phơi khô........................................................................31
2.4.9.2. Phương pháp ủ chua …………………………………………..........32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................... 35
3.1. Kết quả theo dõi về khí tượng, thủy văn và dinh dưỡng đất khu vực thí nghiệm.... 35
3.1.1. Khí tượng thủy văn khu vực thí nghiệm ............................................... 35
3.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm ................................................ 37
3.2. Kết quả nghiên cứu về khả năng thích nghi, năng suất, chất lượng và khả
năng chế biến của 2 giống cỏ Mulato I, Mulato II.......................................... 38


v

3.2.1. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng .......................................... 38
3.2.2. Tốc độ sinh trưởng và tái sinh của 2 giống cỏ thí nghiệm ..... 39
3.2.2.1. Sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của cỏ .......................................... 39
3.2.2.2. Chiều cao tái sinh và tốc độ tái sinh của cỏ thí nghiệm..................... 41
3.2.3. Năng suất và sản lượng chất xanh của các giống cỏ thí nghiệm .......... 44
3.2.4. Thành phần hoá học của 2 giống cỏ làm thí nghiệm............................. 49
3.2.5. Sản lượng VCK, năng lượng và protein (Tấn/ha; Mkcal/ha; kg/ha) của
cỏ thí nghiệm................................................................................................... 51
3.2.6. Sự thay đổi về thành phần dinh dưỡng sau khi chế biến, bảo quản...... 54
3.3. ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến cỏ có triển vọng nhất .......... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59
4.1. Kết luận .................................................................................................... 59
4.2. Đề nghị .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


VCK

: Vật chất khô

DXKĐ : Dẫn xuất không đạm
Pr

: Protein

KTS

: Khoáng tổng số

NL

: Năng lượng

TĐTS : Tốc độ tái sinh
CTTN : Công thức thí nghiệm
ĐVT

: Đơn vị tính

TB

: Trung bình

NS

: Năng suất



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Khí tượng thủy văn khu vực thí nghiệm........................................ 35
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm.......................................... 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 15 ngày (%)............... 38
Bảng 3.4. Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của cỏ thí nghiệm ở lứa cắt 1 .... 39
Bảng 3.5. Chiều cao tái sinh và tốc độ tỏi sinh của 2 giống cỏ thí nghiệm ở 2 mùa
vụ khác nhau (cm)……………………………………………………………...42
Bảng 3.6. Năng suất, sản lượng chất xanh của cỏ thí nghiệm sau 2 năm
theo dõi………………………………………………………………………45
Bảng 3.7. Thành phần hoá học của 2 giống cỏ làm thí nghiệm (%)............... 50
Bảng 3.8. Sản lượng VCK, năng lượng và protein của cỏ (tấn/ha; MKcal/ha;
kg/ha)............................................................................................................... 52
Bảng 3.9. Thành phần hoá học của cỏ sau khi phơi khô, ủ chua (%)............. 54
Bảng 3.10. Năng suất của cỏ với các mức bón phân đạm khác nhau............. 56
Bảng 3. 11. Thành phần hoá học của cỏ ở các mức bón phân đạm khác nhau (%) ...58


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Chiều cao của cỏ thí nghiệm ở lứa cắt 1 (cm)............................ 40
Biểu đồ 3.2: Tốc độ sinh trưởng của các cỏ thí nghiệm (cm/ngày)................ 41
Biểu đồ 3.3: Chiều cao tái sinh của các cỏ thí nghiệm ở 2 mùa vụ khác nhau (cm)...43
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tái sinh của các cỏ thí nghiệm (cm/ngày) ...................... 44
Biểu đồ 3.5: Sản lượng chất xanh của các cỏ thí nghiệm (Tấn/ha/năm) ........ 49
Biểu đồ 3.6: Năng suất chất xanh, VCK của cỏ ở các mức phân đạm khác

nhau (Tấn/ha) .................................................................................................. 57
Đồ thị 1:Năng suất của các cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt năm thứ nhất
(tạ/ha/lứa) ........................................................................................................ 47
Đồ thị 2: Năng suất của các cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt năm thứ hai (tạ/ha/lứa)..47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự lớn mạnh chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã
có những bước nhảy vọt đáng kể, kinh tế phát triển mạnh cả về nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành chăn
nuôi diễn ra ở khắp các vùng miền trong cả nước. Hoà chung vào sự lớn mạnh
đó nhằm phát triển kinh tế miền núi, trung du Bắc Bộ trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đầu tư rất nhiều cho
phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc như: Chính sách
giao đất cho người dân đã tạo điều kiện cho việc phát triển những mô hình
chăn nuôi gia súc tập chung theo hướng sản xuất hàng hóa tại các địa phương,
nhờ đó đàn trâu bò không ngừng tăng lên về số lượng. Theo thống kê năm
2004 số lượng bò sữa tăng với tốc độ 31 - 40% so với năm 2000 (Đỗ Kim
Tuyên, 2004) [25]. Tuy nhiên chăn nuôi gia súc ăn cỏ còn gặp nhiều khó khăn
nhất là vấn đề cung cấp thức ăn thô xanh chưa đầy đủ, tình trạng thiếu thức ăn
trong vụ đông là thường xuyên đã làm giảm đáng kể năng suất chăn nuôi trâu
bò. Người chăn nuôi ở miền núi vẫn dựa vào đồng cỏ tự nhiên nên năng suất
chất lượng chăn nuôi không ổn định, ở những nơi gần khu đô thị thiếu cỏ
người dân đã chăn thả trâu bò trên bãi rác làm chất lượng thịt trâu bò không
đảm bảo, trâu bò dễ mắc bệnh, khó tăng đàn, nhu cầu thịt sữa không đáp ứng
cho người tiêu dùng. Vậy để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thức ăn thô xanh, tăng
năng suất, chất lượng đàn gia súc ăn cỏ là rất quan trọng. Đặc biệt đối với

chăn nuôi bò sữa, để bò cho sản lượng sữa cao, có sức khoẻ tốt, tạo thu nhập
lâu dài cho người chăn nuôi thì phải cần cho bò ăn ít nhất là 40% lượng VCK
dưới dạng thức ăn thô xanh chất lượng cao (theo Lê Thành Trung, tạp chí
thông tin khoa học - kỹ thuật chăn nuôi) [22], đây chính là thách thức lớn nhất
đối với người chăn nuôi bò sữa nói riêng và chăn nuôi trâu bò nói chung.


2

Nhưng thực tế hiện nay đồng cỏ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng về
số lượng và chất lượng do việc chăn thả bừa bãi, không có kỹ thuật. Mặt khác
do tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp
nhanh chóng, làm cho diện tích đất trồng cỏ khó phát triển. Vì vậy, việc
nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc một số giống cỏ thích nghi được với điều
kiện tự nhiên của khu vực Thái Nguyên, cho năng suất chất lượng cao, đáp
ứng đầy đủ nhu cầu thức ăn cho trâu bò trong vụ đông để phát triển mạnh đàn
bò thịt, bò sữa về cả chất lượng và số lượng nhằm phát triển kinh tế trong
vùng là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu năng suất, thành phần hoá học
của một số giống cỏ hoà thảo và ảnh hưởng của các mức phân bón đạm
đến cỏ Mulato II tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định khả năng thích nghi, năng suất chất xanh, vật chất khô,
protein thô của hai giống cỏ nhập nội. Xác định ảnh hưởng phương pháp chế
biến và bảo quản đối với cỏ thí nghiệm. Chọn ra giống cỏ thích nghi nhất có
năng suất chất lượng cao để đưa vào sản xuất đại trà.
- Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến giống cỏ có triển
vọng nhất góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc khi đưa vào sản
xuất đại trà.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, giải quyết một phần tình trạng thiếu cỏ trong chăn nuôi ở khu
vực miền núi, trung du phía Bắc hiện nay.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Đặc tính sinh học của cỏ hòa thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm phần lớn trong thảm cỏ 95 98% và trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chiếm 70 - 80% (Từ Quang
Hiển và các cộng sự, 2002) [6].
1.1.1.1. Đặc tính sinh thái
Theo các tác giả Từ Quang Hiển và các cộng sự, 2002 [6]. Cỏ hoà thảo
phân bố rộng rãi. Chúng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều vùng
đất khô hạn, đất ẩm thấp, đất ngập nước, đất giàu và nghèo dinh dưỡng.
Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm trung
bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng tốt như:
cỏ Decumbens, cỏ Xương cá, cỏ Lông đồi (Eulalia)...
Có những loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất ẩm thấp, độ ẩm
trung bình 60 - 80% như: Cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (Festucarubra)...
Có loài sống được cả những nơi đất ngập nước, đất lầy thụt như: cỏ lồng
vực (Echinochloa crusgalli), cỏ bấc (Juncus effusus), cỏ môi (Leersia hexandra).
Dựa vào những đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà ta có thể chọn và
trồng thích nghi với những điều kiện khí hậu và địa chất tương tự như vùng
gốc của chúng.
1.1.1.2. Đặc tính sinh vật

Cỏ hoà thảo là cây cỏ có một lá mầm (đơn tử diệp), thân tròn hoặc bầu dục,
lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá
dài, gân lá song song, thân cỏ thuộc loại thân rạ rỗng (trừ mấu đốt), cũng có loại


4

thân đặc như cỏ Voi, Goatemala, có khi hoá gỗ (tre, nứa). Rễ thuộc loại rễ chùm,
hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió.
Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng của nó, người
ta chia cỏ hoà thảo thành các loại:
- Loại thân rễ.
Loại này thân nằm dưới mặt đất, chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ
Tranh (Imperata cylindrica). Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ
che phủ thấp, thích hợp chăn thả nhẹ, không chăn thả với mật độ đông, thời
gian lâu vì cỏ không chịu được dẫm đạp và vùng đất dí chặt.
- Loại thân bụi.
Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa. Nhánh
có thể đẻ ra từ dưới mặt đất hoặc trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao
nhưng đòi hỏi đất tốt, tơi xốp thoáng khí cao. Do tốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi
hỏi phải trồng thưa. Đại diện là cỏ Paspalum atratum, cỏ Mộc Châu
(Paspalum urvillei), cỏ Tây Nghệ An (Panicum maximum)...
- Loại thân bò.
Cỏ này thân nhỏ, mềm, nằm ngả trên mặt đất giống như dây lang. Từ
các đốt có thể có khả năng (hoặc không) đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò và
nằm ngả trên mặt đất nên nó tạo thành một thảm cỏ dày đặc che phủ kín mặt
đất. Cỏ này có khả năng chịu giẫm đạp tốt nên dùng được trong chăn thả, hay
thu cắt làm cỏ khô. Nhưng do đặc tính bò nên khó thu cắt và năng suất thường
thấp hơn so với các cỏ khác. Đại diện là cỏ Pangola (Digitaria Decumbens),
cỏ Lông Para (Brachiaria multica)…

- Loại thân đứng.
Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới đất hoặc hom trồng. Mầm vươn
thẳng lên giống như cây mía, cây ngô. Thân cao, to, cho năng suất cao. Đại
diện là cỏ voi (Penisetum purpureum).


5

1.1.1.3. Đặc tính sinh lý
* Nhu cầu về nước:
Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn
họ đậu. Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi cỏ họ đậu
214 - 216 gram.
Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn.
Từ lúc nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%
Giai đoạn phát triển cành: 75%
Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
Đối với cỏ hòa thảo dùng để chăn thả yêu cầu về độ ẩm thấp hơn cỏ cắt
vì thảm cỏ thấp hơn, cành lá cũng phát triển kém hơn. Tuy nhiên, vẫn cần
đảm bảo tưới đủ nước và giữ độ ẩm đất từ 50 - 60%.
* Nhu cầu về dinh dưỡng
Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn và đạm, lân, kaly. Nhu cầu dinh
dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.
Giai đoạn I: Từ nảy mầm đến phân nhánh đòi hỏi cần nhiều N,P,K
Giai đoạn II: Phân nhánh đòi hỏi cần nhiều N,P
Giai đoạn III: Ra hoa, hình thành hạt cần nhiều P,K.
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn, đồng
thời cần chống rét cho cỏ bằng cách bón phân cho cỏ vào cuối thu, đầu đông.
* Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thuộc họ thân rễ, thân bụi, thân đứng chia nhánh dưới mặt

đất thì đòi hỏi đất phải tơi xốp thoáng khí.
Các loại cỏ thuộc thân bụi, chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể
chịu đựng được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.
* Tính chịu đựng sương giá và kháng xuân
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng
vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, còn loại chịu sương giá yếu kém
thì ngừng sinh trưởng hoặc bị chết vào mùa đông.


6

Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ qua mùa
đông. Nó thể hiện khả năng cỏ chịu được sự chênh lệch nhiệt độ không khí và
nhiệt độ đất, sự chênh lệch này làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng
trong thân cây cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất điều hòa nên cỏ có
tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tuy nhiên, tính kháng xuân của cỏ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt hơn cỏ nhập nội,
cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ sinh trưởng phát
triển chậm kháng xuân tốt. Loại cỏ mà mùa xuân phục hồi nhanh thì kháng
xuân kém hơn loại phục hồi chậm. Cỏ có hàm lượng vật chất khô cao thì
kháng xuân tốt và ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị chết trong vụ thu
đông thì kháng xuân mạnh và ngược lại.
1.1.1.4. Đặc tính sinh trưởng
Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tía sinh trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ sinh
trưởng chậm, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng năng suất thấp. Giai đoạn sau
khi thu cắt, lá cây mất đi, cây không có khả năng chắn ánh sáng mặt trời trong
khi đó cây cần nhiều năng lượng để phát triển. Do đó, để bù đắp lại sự thiếu
hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ. Nên giai đoạn này cây bị ngập úng
sẽ rất dễ chết do không có lá để thoát hơi nước, mặt khác rễ cỏ yếu nên hay bị

tổn thương dẫn đến thối rễ và cây cỏ chết.
+ Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc sau khi cắt 15 - 20 ngày, lúc này
cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh. Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và
năng lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc. Cỏ có chất lượng cao
và số lượng lớn.
+ Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh
trưởng chậm hoặc ngừng hẳn. Giai đoạn này lá sử dụng nhiều năng lượng để
hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra nhờ quang hợp. Cỏ ở phần thân chiếm đa số


7

và nhiều xơ. Hàm lượng dinh dưỡng cao, số lượng nhiều, tuy nhiên khả năng
tiêu hóa của gia súc đối với lá và thân cây giai đoạn này thấp dần.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời
gian thu cắt hợp lý. Thường chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giai đoạn 2 hoặc
đầu giai đoạn 3 và thời gian nghỉ hợp lý để duy trì cây cỏ lâu dài.
1.1.1.5. Sức sống của cỏ hoà thảo
Sức sống của cỏ hoà thảo không giống nhau, có loài sống một năm
nhưng cũng có loài sống lâu năm (2, 3, 4 đến 10 năm) thường chia làm 4
loại sau:
Loại sống một năm thường gọi là cỏ hàng năm: Chúng chỉ sống
trong vòng 1 năm rồi tàn lụi và chết điển hình là cỏ Lồng vực, cỏ Ngô
(Zeamays), cỏ Sudăng.
Loại có sức sống ngắn (2 - 3 năm) như cỏ Dầy (Hemarthria
compressa), cỏ Mật (Melinis minutiflora)...
Loại cỏ có sức sống 4 - 5 năm gọi là cỏ có sức sống vừa như:
Pangola, cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Brizantha, cỏ Paspalum...
Loại sống 6 - 10 năm gọi là cỏ có sức sống lâu như: cỏ Tước Mạch
không râu.

Căn cứ vào sức sống của từng loại cỏ hoà thảo mà người ta dự tính
thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất.
1.1.1.6. Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo
Cỏ hoà thảo có giá trị kinh tế lớn vì nó phân bố rộng chiếm tỷ lệ cao,
cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến và dự trữ ít rơi rụng lá, ít
bị thối, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao.
Sản lượng hoà thảo tự nhiên vào khoảng 10 - 20 tấn/ha/năm. Cỏ hoà
thảo trồng, thâm canh ở mức độ trung bình, có sản lượng vào khoảng 30 - 40
tấn/ha/năm (đối với cỏ thân bò), 50 - 60 tấn/ha/năm (đối với cỏ thân đứng).


8

Nếu đầu tư thâm canh cao và đầy đủ nước tưới trong mùa khô thì sản lượng
có thể tăng 150 - 200%.
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cỏ
1.1.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố rất cần thiết tới điều kiện sinh trưởng của cây, vì nó
rất cần thiết cho sự quang hợp của cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho
cây quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới
phát triển thân, cành, lá, rễ và ra hoa kết quả một cách bình thường. Ánh sáng
ảnh hưởng tới sinh trưởng bởi hai hình thức khác nhau là cường độ sáng và
quang chu kỳ.
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng của cỏ. Căn cứ vào phản ứng của cỏ đối với các yếu tố này người ta
chia ra loại cỏ ưa thời gian chiếu sáng dài, loại cỏ ưa thời gian chiếu sáng
trung bình và loại cỏ ưa thời gian chiếu sáng ngắn. Đối với cường độ chiếu
sáng người ta cũng chia cỏ thành các loại như vậy. Ở điều kiện chiếu sáng với
cường độ từ 500 - 1000 lux thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường
độ sáng. Đối với cỏ chịu cường độ chiếu sáng yếu, khi cường độ chiếu sáng

tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng nhưng cường độ chiếu sáng tăng quá
giới hạn thì cường độ quang hợp lại giảm. Với cỏ chịu cường độ chiếu sáng
trung bình thì khi cường độ chiếu sáng mạnh thì cường độ quang hợp sau khi
tăng lại giảm bất ngờ và đạt bão hòa. Còn với cỏ ưa cường độ chiếu sáng dài
thì khi tăng tới 1000 lux vẫn thấy cường độ quang hợp tiếp tục tăng (theo
Moir và Cooper, 1964) [44].
Quang chu kỳ: Các tác giả cho thấy ít có sự thay đổi khi thay đổi quang
chu kỳ từ 8 đến 16 giờ, hệ số diện tích riêng của lá, tỷ lệ thân lá/rễ không bị
ảnh hưởng rõ rệt. Quang chu kỳ chỉ ảnh hưởng tới tốc độ ra lá. Chiều dài và
đôi khi cả chiều rộng lá đều tăng nếu kéo dài quang chu kỳ bằng cường độ
ánh sáng yếu. Trong những ngày hè thì dài lá và thân sinh trưởng thẳng hơn,


9

giảm hình thành mầm nách. Trong những ngày ngắn và mát của cuối mùa hè,
đầu thu thì sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành nhiều.
1.1.2.2. NhiÖt ®é
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì
sinh trưởng cũng tăng và ngược lại. Nhưng nhiệt độ cao quá dẫn đến cây cỏ
bốc hơi nước mạnh dẫn đến cháy cây, còn lạnh quá các mạch dinh dưỡng co
lại, các men hoạt động kém làm cây sinh trưởng chậm lại và có thể dẫn đến
chết cây. Cỏ hoà thảo thích ứng với biên độ nhiệt độ lớn, tuy nhiên nhiệt độ
thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 18 - 300C. Khi nhiệt độ tới giới hạn nhất
định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Hoàng Minh
Tấn và cộng sự, 2000) [19]. Theo Bogdan 1977 [34] nhiệt độ thấp nhất để cỏ
nhiệt đới nảy mầm là 15 - 200C và tối ưu là 25 - 350C. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ
ôn đới quang hợp là 15 - 200C và cỏ nhiệt đới là 30 - 400C. Sự hình thành diệp
lục bắt đầu khi T0 > 10 - 150C. Cây cỏ nhiệt đới thường bị phá hủy chất diệp
lục khi môi trường giảm thấp dưới 100 C, cây sẽ lụi dần và chết. Một số cỏ

thích ứng tốt với nhiệt độ thấp và sương giá, nhưng lại thích ứng kém ở nhiệt
độ cao, một số cỏ thì ngược lại.
Sự chệnh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sự
sinh trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao và có ánh sáng thích hợp thuận lợi
cho sự quang hợp, tích lũy năng lượng, tích lũy các chất dinh dưỡng, ban đêm
nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh
hơn (đối với cây cỏ ôn đới). Trái lại đối với cây cỏ hòa thảo nhiệt đới nó có
đặc trưng riêng, nhiệt độ ban đêm giảm xuống thì sinh trưởng của cây giảm
xuống. Do đó tùy theo nhiệt độ mà ta chọn các loại cỏ chịu hoặc kém chịu
nóng sao cho phù hợp và cần phải khảo nghiệm cỏ khi đưa chúng về trồng ở
nơi có nhiệt độ khác so với quê hương chúng.


10

Theo Phan Nguyên Hồng, 1971[7]: Nhiệt độ đất có tác dụng đối với
nhiệt độ bên trong thực vật lớn hơn nhiệt độ đất thông qua nước hấp thu từ đất
mà chuyển vào cây dễ dàng.
1.1.2.3. Ẩm độ
Ẩm độ là một trong những nhân tố quan trọng cần thiết tới sự sinh
trưởng của cây. Ẩm độ đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bộ rễ cỏ
và khả năng hút chất dinh dưỡng của nó. Đối với các tế bào đầu rễ thì phải
đảm bảo đủ nước mới sinh trưởng được do chúng không có bộ phận bảo vệ
như các phần bên trên mặt đất. Mùa xuân cây sinh trưởng mạnh do độ ẩm
không khí và độ ẩm đất cao nên cây không bị mất nước, chất nguyên sinh
được bão hòa nước nên cây phát triển thuận lợi. Mùa đông, ẩm độ đất và
không khí đều thấp cây bị mất nước, chất nguyên sinh không được bão hòa
nước nên cây sinh trưởng chậm lại.
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến cây cỏ trồng và ẩm độ
không khí giảm thì cường độ thoát hơi nước của cây tăng và ngược lại. Ẩm độ

đất cũng là nhân tố quan trọng cho cây phát triển vì nhờ có nước mà cây có
thể hút chất dinh dưỡng. Nếu đất thiếu nước thì cây không thể hoạt động
mạnh sinh trưởng tốt được, còn thừa nước thì cây cỏ sẽ bị úng thối do thiếu
oxy vì vậy đảm bảo độ ẩm cho không khí và đất bằng cách tưới nước vào mùa
khô, tránh ngập úng vào mùa mưa để cho cây phát triển bình thường là điều
rất cần thiết trong năm của cây cỏ hòa thảo.
1.1.2.4. §Êt vµ ph©n bãn
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ
trồng, trong đó các chất dinh dưỡng là các yếu tố cơ bản tác động đến sinh
trưởng của cỏ. Đất mầu mỡ, giàu mùn, N, P, K cỏ sinh trưởng tốt, năng suất
cao, còn nghèo dinh dưỡng thì ngược lại. Độ pH của đất cũng ảnh hưởng lớn
tới cỏ, đa số cỏ hoà thảo ưa đất trung tính và chua nhẹ, ở đất chua hoặc kiềm


11

cỏ sinh trưởng kém cho năng suất thấp và pH thấp làm quá trình phân giải các
chất dinh dưỡng trong đất bị gián đoạn do vi sinh vật bị ức chế gây ảnh hưởng
tới sinh lý bộ rễ thực vật. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng tới sự hấp thu các muối
vô cơ của thực vật như: Bo, Clo, Coban, Đồng, Iốt, sắt, Mangan... Nếu đất có
hàm lượng dinh dưỡng tốt thì cung cấp đầy đủ các chất khoáng cho cây trồng
qua đó gián tiếp cung cấp các chất khoáng cho gia súc.
Phân bón và vôi là hình thức cung cấp mùn, N, P, K, Ca cho đất và nâng
cao độ pH đất, làm cho đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng trở lại, từ đó tăng khả
năng sinh trưởng và nâng cao năng suất của cỏ.
Đất có tỷ lệ mùn, cát, sét, sỏi đá khác nhau thì sẽ tạo ra đất có kết cấu
khác nhau. Đất nhiều mùn mà tỷ lệ cát, sét, sỏi đá thấp thì đất tơi xốp và vi
sinh vật phát triển mạnh thuận lợi cho cây phát triển còn đất có hàm lượng sét
quá nhiều thì đất dí chặt, không tơi xốp nên rễ cây kém phát triển dẫn đến cây
phát triển kém. Nếu tỷ lệ sét ít mà cát cao thì đất không giữ được nước nên

bất lợi cho cây phát triển.
Theo Từ Trung Kiên [10]. Khi sử dụng phân bón P.K và N.P.K làm tăng
năng suất lên tương ứng là 30 và 70%. Phân bón P.K rải 1 lần trong năm có
tác dụng trong cả năm làm tăng năng suất so với không bón phân. Ngược lại
sự mất Nitơ chỉ xảy ra ngay sau khi bón phân một thời gian ngắn. Chính vì
vậy, người ta sử dụng đạm một cách hợp lý bằng cách bón rải ra sau các lứa
cắt, chu kỳ chăn thả để làm cân bằng năng suất cỏ trong năm để khắc phục
tình trạng năng suất kém do điều kiện thời tiết gây nên.
1.1.2.5. Ảnh hưởng của mùa vụ và điều kiện hàng năm
Ảnh hưởng của mùa vụ là ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố như ánh sáng,
nhiệt độ, ẩm độ. Mùa vụ khác nhau lên ẩm độ đất và không khí khác nhau.
Mùa mưa thời gian chiếu sáng dài, cường độ chiếu sáng lớn, nhiệt độ, ẩm độ
đất và không khí cao cây sinh trưởng nhanh, sản lượng cỏ trong mùa mưa có


12

thể đạt 75% tổng sản lượng cả năm. Mùa khô ngược lại thời gian chiếu sáng
ngắn, cường độ chiếu sáng yếu, nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí thấp làm
cho cỏ sinh trưởng kém.
Điều kiện hàng năm: Các năm có khí hậu thời tiết khác nhau cây cỏ sẽ
sinh trưởng và phát triển khác nhau. Nếu mùa mưa đến muộn thì cây tái sinh
muộn, sinh trưởng chậm và ngược lại. Nếu khí hậu khô hanh và ít mưa thì có
thể dẫn tới giảm sản lượng 2 - 3 lần, nhưng nếu điều kiện thuận lợi thì có thể
tăng 2 - 4 lần.
1.1.2.6. Kỹ thuật trồng trọt
Ngoài các điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với cây trồng thì yêu cầu
phải trồng cây cỏ đúng thời vụ, đúng mật độ và kỹ thuật trồng là yếu tố cần
thiết đảm bảo cho cây cỏ sinh trưởng và phát triển một cách bình thường, tỷ lệ
sống cao, năng suất chất xanh cao.

1.1.2.7. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch cỏ
Khoảng cách này chính là thời gian từ cắt cỏ lần trước đến cắt cỏ lần sau
đối với cỏ trồng và thời gian từ chăn thả lần trước đến chăn thả lần sau đối với
bãi cỏ chăn.
Khoảng cách này ngắn thì cỏ chưa tích luỹ đủ chất dinh dưỡng theo chu
trình làm cho cỏ nhanh tàn lụi, giảm thời gian sử dụng, năng suất cỏ thấp, tỷ
lệ nước trong cỏ cao, giá trị dinh dưỡng của cỏ thấp. Nhưng nếu để khoảng
cách này quá dài tuy thu được năng suất cao nhưng cỏ già, cứng, tỷ lệ xơ cao
làm cho giá trị dinh dưỡng thấp và cũng ảnh hưởng đến tái sinh lứa sau.
1.1.2.8. Phương pháp chế biến, bảo quản
Phương pháp chế biến bảo quản khác nhau ảnh hưởng nhất định đến
chất lượng cỏ. Cỏ phơi khô hàm lượng nước cũng như các chất dinh dưỡng
sẽ bị tiêu hao nhiều hơn so với cỏ tươi, cỏ ủ chua hàm lượng dinh dưỡng
cũng mất nhưng ít hơn. Tuy nhiên để dự trữ cỏ trong khi lượng cỏ thu


13

hoạch nhiều thì vẫn phải sử dụng các phương pháp chế biến và bảo quản
tuỳ theo từng loại cỏ.
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CỎ HÒA THẢO

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây cỏ trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển,
việc trồng cây cỏ rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhằm đáp ứng
nhu cầu thức ăn thô xanh cho động vật nhai lại, đồng thời còn là nguồn dự
trữ thức ăn cho động vật nhai lại trong mùa khô thiếu cỏ.
Cỏ voi là cây cỏ hòa thảo lâu đời có nguồn gốc ở Nam Phi nhập vào
Mỹ năm1913, Australia năm 1914, CuBa năm 1917, Brazin năm 1920...
hiện nay nó đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới...(Nguyễn Thiện, 2004)

[20]. Sự phát triển của ngành chăn nuôi kéo theo sự quan tâm chú ý hơn
đến việc phát triển cây thức ăn cho gia súc, nhờ đó mà diện tích đồng cỏ
tăng đáng kể.
Theo Điền Văn Hưng, 1974 [8], ở Pháp vào năm 1842 chỉ có 4 triệu
ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì đến năm 1974 đã thay đổi là có 12
triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc.
Ở Liên Xô cũ đã tăng diện tích trồng từ 2,1 triệu ha (1913) lên 7,3
triệu ha (1933) và đến năm 1961 diện tích đã lên tới 51,9 triệu ha.
Diện tích cỏ không những được tăng lên mà việc nghiên cứu chọn lọc
các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng.
Ngoài cỏ nguyên chủng người ta còn lai tạo ra những giống có năng suất
và giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể:
Theo John W. Miles 2004 [39] giống Brachiaria là giống được sử
dụng làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây trồng
thương phẩm tồn tại được lựa chọn trực tiếp từ loài cỏ có nguồn gốc châu
Phi, chúng được chấp nhận ở thể lưỡng bội hữu tính như cỏ B.ruziziensis;


14

sự tồn tại của cỏ Brachiaria (B.brizantha, B. Decumbens và B.
humidicola) ở thể đa bội có kiểu sinh sản vô tính. Những cỏ này được
phát triển từ đầu thập niên 1970 nhưng do sự lai tạo chưa đầy đủ nên đến
giữa thập niên 1980, thể tứ bội kiểu sinh học hữu tính của B.ruziziensis
mới được phát triển tiếp ở Bỉ. Sau đó thí nghiệm đầu tiên về dòng lai đã
được kiểm tra ở Colombia vào năm 1989, nhưng không được phát triển
tiếp. Sau này Công ty sản xuất giống cỏ của Mexico đã nhân giống cơ bản
và thương mại hóa cỏ trồng Brachiaria lai đầu tiên bằng sinh sản vô tính
dưới cái tên “Mulato”. Thuộc tính đầu tiên chúng có sản lượng cao và
chất lượng tốt. Cỏ lai thứ hai, được gọi là "Mulaoto II” tại thời điểm trước

khi đưa ra chính thức. Mulato II có khả năng kháng rệp và thích nghi tốt
với điều kiện khô hạn. Tuy nhiên, đến năm 2005 người ta phát hiện thấy
hiệu quả của Mulato II là rất giới hạn vì vậy người ta tiếp tục lai tạo, chọn
lựa tìm kiếm sản phấm cây lai mới với mục đích làm tăng khả năng đề
kháng với rệp, tăng sản lượng chất lượng cỏ và sản lượng hạt.
Theo H. Palazas [38] cỏ lai Brachiaria cv. Mulato (CIAT 36061) tại
Easter Plains, Colombia cho sản lượng cao, chất lượng dinh dưỡng tốt,
sức đề kháng tốt và có thể sử dụng phân bón với liều lượng cao ở hệ
thống đồng cỏ cắt. Từ năm 2002 chương trình đồng cỏ nhiệt đới của CIAT
và công ty giống cỏ thương phẩm Mexican, Papalotla với sự cộng tác của
một vài nhà sản xuất ở khu vực, đã đánh giá tiềm năng của cỏ lai trong vụ
mùa. Kết hợp cỏ lai mới với ngô để phục hồi lại đồng cỏ Brachiaria đã
suy thoái. Hạt cỏ thương phẩm trộn lẫn với 250kg/ha phân hỗn hợp của
hãng Calfos (4% P, 37% Ca) được gieo với khoảng cách luống 50 cm với
mật độ 4,3 kg cỏ/ha. Sau 45 ngày, nảy mầm của hạt là 80% với mật độ
trung bình là 6 cây/m2 . Sản lượng VCK thu được sau 95 ngày trồng là 5,3
tấn/ha, trong khi những loại khác chỉ đạt 3,6 tấn/ha, tỷ lệ protein thô là


15

12% và VCK tiêu hóa là 65,1%. Ở các trang trại khác cùng khu vực, cỏ
Mulato phối hợp với ngô, năng suất tương đương với ngô.
Theo CIAT (1978) [36], giống cỏ Decumbens có thể đạt năng suất chất
khô trên 4000kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm nhưng bón đủ lân,
nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp.
Theo Karina Batista & Francisco Antonio Monteiro [41] thì sự phát
triển tốt của hệ rễ là cần thiết cho cây phát triển để đem lại sản lượng cỏ
cao. Các tác giả đã đánh giá đặc điểm của rễ cở Brachiaria brizantha cv.
Marandu trong quá trình phản ứng lại với sự phối hợp của tỷ lệ nitơ và

lưu huỳnh trong dung dịch dinh dưỡng. Các tác giả cho biết sự tập trung
nitơ rễ và tỷ lệ nitơ, lưu huỳnh phụ thuộc vào tác động qua lại giữa tỷ lệ
nitơ và tỷ lệ lưu huỳnh. Tỷ lệ nitơ đuợc xác định theo độ dài, bề mặt, khối
lượng khô, tỷ lệ khối lượng khô và sự tập trung lưu huỳnh ở rễ cỏ. Khối
lượng rễ khô, độ dài, bề mặt và tổng hàm lượng nitơ và lưu huỳnh ở trong
cỏ là tuơng quan có ý nghĩa.
Các tác giả T.Kanno và M.C.M Macedo [43] đã tiến hành gieo hạt
của các cỏ Branchiaria decumbens, B. brizantha, B.dictyoneura, B.
humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và Paspalum atratum
vào đầu mùa mưa ở khu vực đất lầy, các tác giả cho thấy không có loài
nào có thể sống sót tại mùa mưa ở khu vực đất lầy. Còn khi gieo ở gữa
mùa mưa, thì chỉ có một lượng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào cuối
mùa mưa tuy nhiên sau đó chúng cũng chết. Những cây cỏ này chỉ phù
hợp nhất ở khu vực đất lầy là bắt đầu mùa khô, khi đất trở nên cứng.
A.C.Rincón [33] đã nghiên cứu để phục hồi sản phảm đồng cỏ
Branchiaria decumbens suy thoái trên vùng đất Oxisol ở Easterrn Plains,
Colombia. Nghiên cứu bao gồm T1= làm đất + Phân cơ bản + Bộ đậu


16

tham gia; T2 = Làm đất + Phân cơ bản + Phân nitơ và bộ đậu cộng với
150kg/ha đá Phốt phát (12kg P và 45 Ca). Cây bộ đậu được đưa vào là
Pueraria phaseoloides cv. Kudzu, với tỷ lệ 2kg hạt/ha và Arachis Pintoi
cv. Manis Forajero Perenne, với tỷ lệ là 5kg/ha. Sau 2 tháng trồng T1 và
T2 cũng nhận được phân bón bằng cách rải 30 kg K2 O, 17 kg MgO và kg
S/ha. Thêm vào T2 nhận được lượng phân bón là 46 kg N/ha. Tiến hành
thí nghiệm trong 1 năm cho thấy: Giá trị của đồng cỏ tương tự như T1 và T2,
đạt tới 0,75 tấn VCK/ha trong suốt mùa khô và 1,55 tấn/ha trong suốt mùa
mưa. Ở cỏ đối chứng, với điều kiện chăm sóc và quản lý truyền thống, sản

lượng VCK là thấp hơn 40% so với các công thức nghiên cứu nêu trên. Ở các
công thức nghiên cứu, chất lượng dinh dưỡng của đồng cỏ được cải thiện về
hàm lượng protein, Ca, Mg và K nhưng không cải thiện về P.
C. R Townsend và cộng sự [37] đã nghiên cứu ảnh hưởng của bón vôi và
phân (N,P,K) đến sự phục hồi của đồng cỏ Brachiaria brizantha cv. Marandu
suy thoái. Dưới những điều kiện nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra đề nghị về
lượng vôi được bón để làm tăng hàm lượng bazơ tới 40% và tỷ lệ phân bón
NPK là 100, 50 và 60 kg/ha ở mức bón nhỏ nhất thường xuyên của 2 năm.
Theo J. Quinquim Magiero và cộng sự [40] đã tiến hành nghiên cứu ở
Planosol vùng Baixada Fluminense trên cánh đồng thí nghiệm của trường đại
học Rural Federal ở Rio de Janeiro. Ảnh hưởng của phân bón N và K tới vật
chất khô và đánh giá sản phẩm vật chất dư của đồng cỏ B. humidicola. Sự ảnh
hưởng của 4 mức N, K được nghiên cứu như sau: N (dùng urê) là 100, 200,
400 kg/ha, và K là 55,6; 111 và 222,2kg/ha. Lô ĐC không dùng N, K. Phân
được bón 3 hay 6 lần ở khoảng cách 28 hay 56 ngày trong suốt mùa mưa, sau
mỗi lứa cắt. Thu cắt cứ sau 28 ngày, trong thời gian từ tháng 10/2003 đến
tháng 3/2004, sản phẩm vật chất khô tăng lên theo mức phân bón, nhưng sản


×