Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu, xác định yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất đậu tương trên đất xám bạc màu bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 166 trang )

Đại học thái nguyên
Trờng đại học nông lâm
------------------------------

Dơng Văn Lợi

Nghiên cứu xác định yếu tố dinh dỡng
đa lợng Hạn chế năng suất đậu tơng
trên đất xám bạc màu Bắc Giang
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số
: 60 - 62 - 01

Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp

Ngời hớng dẫn khoa học:

1. TS Đỗ Thị Lan
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên, năm 2006


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi việc giúp đỡ cho việc hoàn thành
luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn
này đều được chỉ rõ.
Tác giả


Dơng Văn Lợi


Lời cảm ơn
Để hoàn thành công trình này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và kính trọng của mình đến các vị.
1. TS Đỗ Thị Lan - Phó trưởng Khoa Tài nguyên môi trường Trường
đại học Nông lâm Thái Nguyên, người thầy hướng dẫn thứ nhất cho bản
luận văn này.
2. PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông - Trưởng khoa tài nguyên môi trường
Trường đại học nông lâm Thái Nguyên, người thầy hướng dẫn thứ hai cho bản
luận văn này.
3. Ban chủ nhiệm khoa, tập thể các thày cô giáo khoa Tài nguyên môi
trường, khoa trồng trọt trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã khuyến
khích và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thiện bản luận văn này.
4. Khoa sau Đại học - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện cho chúng tôi hoàn thành luận văn.
5. Lãnh đạo và tập thể công nhân viên chức Trung tâm khuyến nông
khuyến lâm tỉnh Bắc Giang đã động viên và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn
thành luận văn.
6. Đảng uỷ, UBND và bà con nông dân xã Ngọc Sơn - Hiệp Hoà xã Tân
Dĩnh - Lạng Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn.
7. Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ động viên chúng tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành
công trình này.
Ngày 15 tháng 9 năm 2006
Tác giả

Dơng Văn Lợi



Danh mục các bảng
2.1

Hàm lượng dinh dưỡng trong cây đậu tương

2.2

Tính chất hoá học đất xám bạc màu trên phù xa cổ

2.3

Sự phân bố các dạng kali theo chiều sâu đất xám bạc màu Hà Bắc

2.4
2.5

Tính chất nông hoá của một số loại đất trồng cây lương thực, thực phẩm
ở nước ta
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất xám bạc màu Bắc Giang trong cơ
cấu 2 lúa, 1 màu.

2.6

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới năm 2001-2005.

2.7

Tình hình sản xuất đậu tương ở 4 nước đứng đầu thế giới năm 2005


2.8

Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây

2.9

Nghiên cứu hiệu lực của kali cho đậu tương trên đất bạc màu

2.10 Hiệu quả của việc bón phân cân đối NPK cho đậu tương trên đất bạc mầu
2.11

ảnh hưởng của các mức đạm và kali đến năng suất đậu tương trên đất
bạc mầu.

4.1
4.2

Đặc trưng một số yếu tố khí tượng 4 tháng trạm Hiệp Hoà và Bắc Giang
- tỉnh Bắc Giang
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của tỉnh Bắc Giang (20012005)

4.3

Diện tích, năng suất đậu tương ở 1 số huyện của Bắc Giang

4.4

Cơ cấu giống đậu tương của tỉnh Bắc Giang năm 2003-2005


4.5

Một số chỉ tiêu phân tích đất trên đất xám bạc mầu Bắc Giang

4.6

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng

4.7

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến số lượng và
khối lượng nốt sần


4.8

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến khả năng
tích luỹ chất khô của đậu tương.

4.9

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến hàm lượng
dinh dưỡng trong thân lá của đậu tương

4.10

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến các yếu tố
cấu thành năng suất


4.11

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến năng suất
đậu tương

4.12

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến hiệu quả
kinh tế

4.13 ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến một số chỉ tiêu sinh trưởng.
4.14

ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến các yếu tố cấu thành năng
suất

4.15 ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất đậu tương
4.16 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của một số tổ hợp phân bón
4.17

Nông dân tham gia lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá các tổ hợp phân
bón

4.18 Nông dân tham gia lựa chọn các tổ hợp phân bón


Danh mục các biểu đồ và đồ thị

Biểu đồ 4.1: ảnh hưởng của các yếu tố N, P, K đến năng suất thực thu
của đậu tương.

Biểu đồ 4.2: ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất thực thu của
đậu tương.


Danh mục chữ viết tắt
TT
1 Bắc Giang

Tên chữ

Chữ viết tắt
BG

2

Hiệp Hoà

HH

3

Kali tổng số

Kts

4

Kali hữu hiệu

Khh


5

Kali hữu hiệu trực tiếp

Khhtt

6

Khối lượng

7

Khuyến nông - khuyến lâm

8

Lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí
phân bón

KL
KNKL
VCR

9

Năng suất thực thu

NSTT


10

Năng suất lý thuyết

NSLT

11

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

12

Số lượng hữu hiệu

SLHH

13

Thời gian sinh trưởng

TGST

14

Tỷ lệ

15

Vi khuẩn nốt sần


NN&PTNT

TL
VKNS


Mục lục
Chơng 1. Mở đầu .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 4
1.3. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................ 4
Chơng 2. Tổng quan tài liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn và
tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu tơng .................................................5

2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................ 5
2.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................... 5
2.1.1.1. Vị trí, vai trò, giá trị kinh tế của cây đậu tương....................... 5
2.1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng đa lượng của đậu tương .......................... 7
2.1.1.3. Đất đai trồng đậu tương ......................................................... 12
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 17
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương .................................................................. 18
2.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới ..................................................... 18
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .................................... 21
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho đậu tương trên thế giới ............... 23
2.3.1. Những nghiên cứu về yêu cầu dinh dưỡng của đậu tương............ 23
2.3.2. Những nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của phân bón
đến sinh trưởng phát triển và năng suất đậu tương ...................... 24
2.3.3. Những nghiên cứu về phân vi sinh vật cho cây đậu tương. .......... 26
2.3.4. Những nghiên cứu về vôi cho cây đậu tương................................ 21
2.3.5. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến tính

chống chịu của đậu tương ............................................................ 28
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước về phân bón cho đậu tương ................ 29


2.4.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của NPK đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất đậu tương ................................................ 29
2.4.2. Những nghiên cứu về phân vi khuẩn nốt sần cho cây
đậu tương .................................................................................... 32
2.4.3. Những nghiên cứu về tổ hợp phân bón và bón phân hợp
lý cho đậu tương .................................................................. 33
Chơng 3. Đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu............. 39
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 39
3.2. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 39
3.2.1. Nội dung ........................................................................................ 39
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 39
3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 40
3.3.1. Điều tra tình hình sản xuất đậu tương của Bắc Giang .................. 40
3.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng ............................................................... 40
3.3.2.1. Thí nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn
chế năng suất đậu tương ....................................................... 40
3.3.2.2. Thử nghiệm một số tổ hợp phân bón cho đậu tương theo
hướng bón phân cân đối ....................................................... 41
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ............................. 42
3.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................ 42
3.3.3.2. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .......... 42
3.3.3. 3. Chỉ tiêu kinh tế...................................................................... 43
3.3.3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................... 43
3.3.3.5. Một số chỉ tiêu phân tích đất trước trồng, sau thu hoạch
và hàm lượng N,P,K trong thân lá .......................................... 43
3.3.3.6. Phương pháp nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn

công thức bón phân có hiệu quả đưa vào sản xuất ................. 44
3.3.3.7. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................... 44


Chơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................ 45
4.1. Vài nét về tình hình khí tượng thuỷ văn Bắc Giang ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu ............................................................................ 45
4.2. Đánh giá tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Bắc Giang ..................... 47
4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của tỉnh Bắc
Giang những năm gần đây ........................................................... 47
4.2.2. Cơ cấu giống đậu tương của tỉnh Bắc Giang trong những
năm gần đây .................................................................................... 48
4.2.3. Đất trồng đậu tương ở Bắc Giang ................................................. 49
4.3. Kết quả nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng
suất đậu tương trên đất xám bạc mầu Bắc giang .................................51
4.3.1. ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng............................................................ 51
4.3.2. ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng N P K đến số lượng
và khối lượng nốt sần .................................................................... 54
4.3.3. ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng N, P, K đến khả năng tích
luỹ chất khô của đậu tương ........................................................... 56
4.3.4. ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng N,P,K đến hàm lượng
dinh dưỡng trong thân lá ............................................................... 59
4.3.5. ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng N, P, K đến các yếu
tố cấu thành năng suất................................................................... 60
4.3.6. ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K đến
năng suất đậu tương ...................................................................... 63
4.3.7. Yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất đậu tương
hàng đầu ........................................................................................ 66
4.3.8. Hiệu quả kinh tế ............................................................................ 67



4.4. Kết quả thử nghiệm áp dụng một số tổ hợp phân bón theo
hướng bón phân cân đối, khắc phục yếu tố dinh dưỡng hạn chế
năng suất đậu tương ....................................................................... 68
4.4.1. ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng .................................................................................... 68
4.4.2. ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N P K đến các yếu tố cấu
thành năng suất ............................................................................. 71
4.4.3. ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK đến năng suất đậu
tương.............................................................................................. 74
4.4.4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của một số tổ hợp phân bón...... 76
4.4.5. Nông dân tham gia đánh giá, lựa chọn tổ hợp phân bón
đưa vào sản xuất........................................................................78
Chơng 5. Kết luận và đề nghị .................................................................. 81
5.1. Kết luận .................................................................................................... 81
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 82
Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu ....................................... 83
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................... 86

Phần phụ lục ................................................................................................. 93


1

Chơng 1
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max L MerrinllS) có nguồn gốc từ miền nam
Trung Quốc (là cây cổ nhất của nhân loại) được gieo trồng ở Việt Nam từ thời

Hùng Vương, nhưng cho đến nay diện tích, năng suất và sản lượng của ta còn
thấp (năm 2003 diện tích là 166.000 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng
224.000 tấn) chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
ở Việt Nam cây đậu tương được gieo trồng ở tất cả các vùng sinh thái:
miền núi phía bắc, trung du, đồng bằng sông Hồng, đông Nam bộ Trong đó
trung du miền núi phía Bắc chiếm gần 1/2 diện tích của cả nước và một trong
những tỉnh trọng điểm sản xuất đậu tương của khu vực là Bắc Giang.
Tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên 382.250ha, đất nông nghiệp
là 110.260ha, trong diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 2/3 là đất bạc mầu.
Vùng đất bạc mầu Bắc Giang nằm giữa trung tâm dải đất bạc mầu lớn nhất
miền bắc xuất phát từ Tam Đảo qua Bắc Giang sang Đông Triều, Quảng Ninh.
Với đặc điểm là độ phì thấp và một số yếu tố hạn chế như nghèo các chất
dinh dưỡng, khoáng (cả tổng số và dễ tiêu), hàm lượng chất hữu cơ ở tầng
canh tác thấp xung quanh 1%... (Hồ Quang Đức,2000)[16], nên việc phát triển
cây họ đậu trong đó có cây đậu tương và lạc là chủ yếu, vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao, vừa có tác dụng cải tạo đất là rất cần thiết. Xác định rõ vị trí của
nó nên diện tích đậu tương đã đạt trung bình 5,5 6,5 nghìn ha/năm, được
xếp vào nhóm cây công nghiệp chủ lực của Bắc Giang.
Năm 2003 tỉnh Bắc Giang có 5.400 ha đậu tương sản lượng đạt 7.500 tấn,
còn thấp so với tiềm năng của tỉnh. Đậu tương được gieo trồng chủ yếu trên
đất xám bạc màu, khoảng 4000 ha chiếm 74% diện tích. Tuy đất đai nhìn
chung là phù hợp, nhưng năng suất không đồng đều, việc phát huy tiềm năng


2
năng suất rất khó khăn.Tìm hiểu nguyên nhân đất và phân bón đã đặt ra một
dấu hỏi là phải chăng đã xuất hiện yếu tố hạn chế nào đó.
Thực tế sản xuất đậu tương có các nhân tố hạn chế năng suất như: Kinh tế
xã hội, quản lý, sinh học, phi sinh học, tuỳ thuộc địa phương cụ thể, vị trí các
nhân tố khác nhau. Song nhân tố sinh học vẫn giữ vai trò quan trọng và liên

quan trực tiếp đến hạn chế năng suất cây trồng. Trong yếu tố sinh học các nhà
chuyên môn và nông dân đã quan tâm đến:
- Lựa chọn giống thích hợp chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, phù
hợp với điều kiện sinh thái đất đai.
- Công tác dự tính dự báo, phòng trừ sâu bệnh.
- Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân bằng mô hình
khuyến nông.
Nhu cầu phân bón của đậu tương không cao, nhưng để tận dụng hết
tiềm năng và năng suất của giống thì phân bón đóng vai trò vô cùng quan
trọng, trong đó phân đa lượng N, P, K là 3 nguyên tố thiết yếu giúp cho cây
sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Mặt khác phải có tỷ
lệ dinh dưỡng cân đối, sự thiếu hụt một trong hai yếu tố hoặc quá dư thừa sẽ
dẫn đến cây trồng sinh trưởng kém, năng suất không cao.
Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, thiếu
đạm cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém ảnh hưởng đến năng suất. Cây đủ đạm
làm cho rễ và cây phát triển mạnh. Cây đậu tương có khả năng cố định đạm từ
khí quyển nhờ vi khuẩn sống cộng sinh trong nốt sần sống ở rễ, khi cây đủ
đạm sẽ cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần hoạt động làm năng suất
tăng lên. Nhưng bón với lượng quá cao cây sinh trưởng quá mạnh dẫn đến lốp
đổ, số quả/ cây ít dẫn đến năng suất thấp.
Lân là nguyên tố không thể thiếu, nó là thành phần cơ bản đối với việc
chuyển giao năng lượng trong tế bào sống nhờ liên kết cao năng của ATP, chỉ
huy cơ chế tổng hợp các chất. Lân giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc


3
hình thành và di chuyển hydratcacbon, axit béo, gryxerine và các sản phẩm
trung gian cơ bản. Lân là thành phần của nucleoprotein thành phần cơ bản của
nhân tế bào và phôtphatit trong hạt giống đậu tương. Thiếu lân cây sinh
trưởng, phát triển kém, sinh khối thấp. Lân cần cho sự hình thành của tế bào

mới tạo chồi, phân cành và ra lá mới. Đủ lân trọng lượng, số lượng nốt sần
tăng, tăng số quả, số hạt chắc, đồng thời trọng lượng hạt tăng.
Kali tham gia vào quá trình tổng hợp, đẩy mạnh quang hợp và vận
chuyển các chất dinh dưỡng, kali có tác dụng xúc tiến quá trình hút lân và
đạm. Thiếu kali cây có biểu hiện bản lá hẹp, trên lá có các vòng dọc theo mép
lá, hạt méo mó, nhăn, cây có ít nốt sần.
Hiện nay do sự lạm dụng phân bón mà dẫn đến mất cân bằng dinh
dưỡng, giảm độ phì của đất, hiệu lực phân bón thấp, hiệu quả sử dụng phân
bón chưa cao. Đặc biệt việc sử dụng phân đạm quá nhiều, diễn ra trong thời
gian dài làm cho cây trồng sinh trưởng kém, không cân đối. Tình trạng đầu tư
không cân đối đã hạn chế đáng kể năng suất đậu tương. Vì vậy nghiên cứu
yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế và giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố
dinh dưỡng khoáng và biện pháp khắc phục là vấn đề có tính chiến lược trong
thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả đầu tư,
góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Tại Bắc Giang các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về
giống đậu tương có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Vấn đề
phân bón mới chỉ thực hiện nghiên cứu về hiệu lực, ảnh hưởng của tổ hợp N,
P, K trên lúa, việc nghiên cứu về yếu tố dinh dưỡng đa lượng trên đậu tương
còn quá ít, đặc biệt là các nghiên cứu về xác định yếu tố hạn chế năng suất
đậu tương hầu như chưa có. Với lý do đó chúng tôi đã tiến hành đề tài:
Nghiên cứu, xác định yếu tố dinh dỡng đa lợng hạn chế năng suất đậu
tơng trên đất xám bạc màu Bắc Giang.


4
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất đậu
tương hiện nay trên đất bạc màu Bắc Giang, làm cơ sở cho việc định hướng sử
dụng phân bón hợp lý, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất đậu

tương, góp phần sử dụng hiệu quả đất xám bạc mầu ở tỉnh Bắc Giang.
- Thử nghiệm một số tổ hợp phân bón cân đối cho đậu tương có sự tham
gia đánh giá, lựa chọn của người dân để đưa tổ hợp phân bón vào sản xuất.
1.3. Những đóng góp mới của đề tài
- Về khoa học: kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận về nhu cầu
dinh dưỡng của đậu tương và nghiên cứu yếu tố hạn chế năng suất.
- Về thực tiễn: kết quả của đề tài xác định được yếu tố dinh dưỡng đa
lượng hạn chế năng suất đậu tương trên đất bạc mầu. Hơn thế nữa còn xác
định được liều lượng bón cân đối cho đậu tương, tăng năng suất, tăng hiệu quả
kinh tế cho người trồng đậu tương, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân,
chống thoái hóa, cải tạo đất bạc mầu Bắc Giang nói riêng và cải tạo độ phì đất
có tính chất tương tự nói chung.


5

Chơng 2
Tổng quan tài liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn
và tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu tơng
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Vị trí, vai trò, giá trị kinh tế của cây đậu tơng
Cây đậu tương được trồng từ lâu đời (khoảng 5000 năm) và được trồng
ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đậu tương là một cây công
nghiệp ngắn ngày với giá trị dinh dưỡng cao gồm nhiều chất không thể thiếu
được đối với cơ thể con người như: Protein, chứa hàm lượng cao nhất trong
các cây chứa đạm. Hạt đậu tương có từ 36 40% Protein, 16 24% Gluxit,
đặc biệt đậu tương có các các axit amin cần thiết cho con người như Xystin,
Lizin, Triptophan, Izoleuxin, Leuxin, Methionin, Phenilalanin, Valin.Với
hàm lượng các axitamin như vậy đậu tương hoàn toàn có thể thay thế được

đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày, ngoài ra đậu tương còn có các vitamim
A, B, C, D. và khoáng chất khác.Theo Anonym(2004)[2] cho biết dầu đậu
tương có lợi cho sức khoẻ.. Các nhà nghiên cứu của phòng nghiên cứu cố định
đạm và đậu tương ở ARS (Mỹ) đã phân tích được một chất mầm (Germplasm)
mới, dùng các phương pháp tạo giống truyền thống, dầu lấy từ hạt đậu tương
được tạo giống từ dòng chất mầm này có thể cạnh tranh với vị trí được ưa
chuộng của dầu ô lưu, nhờ đó hàm lượng các chất béo đơn không no
(monounsaturated fats) có lợi cho sức khoẻ của tim mạch cao nhất. Ngoài
cung cấp cho con người đậu tương còn làm thức ăn cho gia súc, xuất khẩu,
nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến. Từ thân, lá, hạt đậu tương đến sản
phẩm phụ của ngành chế biến (đậu phụ, ép dầu ) đều là nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng. Năm 1989 ở Việt Nam có 21.000 tấn thức ăn gia súc được chế


6
biến từ đậu tương, trong đó có 7.200 tấn khô dầu, đây cũng là yếu tố thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển.
Trong toàn bộ lượng bột thô trên thế giới, bột thô đậu tương chiếm 60
65% và cạnh tranh với bột hạt bông, bột cá, bột hướng dương và cải dầu. Bột
đậu tương là thành phần đạm quan trọng trong khẩu phần thức ăn gia súc.
Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng và hàng hoá cây đậu tương còn có
giá trị là cây trồng cải tạo đất, làm tăng độ phì cho đất nhờ có nhiều vi khuẩn
Rhizobium japonicum sống cộng sinh ở rễ. Sau mỗi vụ thu hoạch cây đậu
tương để lại cho đất lượng thân, rễ, lá 40 50 tạ/ ha/ vụ, tương đương với 40 50
kg đạm / ha (Lê Độ Hoàng và CS, 1997)[18] . ở miền núi trồng đậu tương trên
đất dốc không những mang lại lợi ích kinh tế cho ngươi dân mà còn có tác
dụng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, góp phần tích cực vào việc phát
triển một nền nông nghiệp đa canh bền vững trên đất dốc (Trần Danh Thìn,
2000)[35].
Theo Nguyễn Thị Dần (1996)[10] khi nghiên cứu vai trò của cây họ đậu

trong việc ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất xám bạc mầu Hà Bắc,
trên chân đất 2 lúa một mầu trong cơ cấu có đậu tương Đông, tận dụng phụ
phẩm các loại cây trồng bón trở lại cho đất sau 7 vụ đã có tác dụng cải thiện
một số tính chất của đất như:
- Hàm lượng chất hữu cơ và dung tích hấp thu ở tầng canh tác có chiều
hướng tăng so với công thức không được bón và so với vụ bắt đầu thí nghiệm
- Một số tính chất vật lý nước của đất biến đổi khá rõ ràng: ở tầng canh
tác độ ẩm đất của đậu tương Đông trung bình tăng 1,5 2,5 %, độ xốp tăng
2,5 5% so với công thức không được bón phụ phẩm và bón phân khoáng đơn
độc. Sức chứa ẩm đồng ruộng của đất có chiều hướng tăng ở các công thức
được bón phụ phẩm liên tục (khoảng 2,0 3,0%)
Tất cả những biến đổi này đã góp phần cải thiện và ổn định độ phì
nhiêu của đất.


7
Do có khả năng cố định đạm cải tạo đất và thời gian sinh trưởng tương
đối ngắn nên cây đậu tương có thể trồng luân canh, xen canh tăng vụ, nâng
cao hệ số sử dụng đất và góp phần tăng năng suất cây trồng vụ sau, phù hợp
với cơ cấu cây trồng của nhiều vùng. Nó có ý nghĩa rất lớn trong cơ chế
chuyển đổi co cấu đa dạng hoá cây trồng của Đảng và Nhà nước.
Theo Tôn Nữ Tuấn Nam, (1993)[27] khi nghiên cứu tác dụng của phân
hữu cơ và các loại phân xanh đậu đỗ trồng xen trong vườn cà phê ở giai đoạn
KTCB cho thấy khi trồng mới có thể dùng một lượng phân tương đối thấp 5
kg/hố kết hợp trồng xen canh cây phân xanh đậu đỗ.Việc trồng xen canh cây
phân xanh đậu đỗ rồi dùng chúng làm nguyên liệu tủ thay tủ gốc bằng rơm rạ
là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng vườn cây trong thời kỳ KTCB.
Xuất phát từ giá trị kinh tế, dinh dưỡng cũng như nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước, chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã xác định rõ mở rộng diện tích cây ngắn ngày

để giảm thiểu nhập khẩu, trong đó phát triển diện tích cây có dầu, cây đậu
tương (Vũ Năng Dũng, Nguyễn Võ Linh 2005) [13].
2.1.1.2. Nhu cầu dinh dỡng đa lợng của đậu tơng
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung
cấp cho cây, do vậy đậu tương cần nhiều đạm để tạo một lượng protein cao,
nhưng người ta thường bón ít phân đạm cho đậu tương mà sử dụng khả năng
cố định đạm của vi sinh vật nốt sần ở rễ đậu tương để đáp ứng nhu cầu đạm
của đậu tương.
Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, (1999) [30] thì cây đậu tương có thể
cố định một lượng đạm từ khí trời đủ để sản xuất 30 40 kg/ha nên việc bón
thêm đạm chỉ khi thấy nốt sần không phát triển đầy đủ, biểu hiện ở lá hơi
vàng và xanh xám, nói chung chỉ khuyến cáo bón P và K; N chỉ bón bổ sung
trong trường hợp đất quá nghèo.


8
Theo Nguyễn Văn Bộ, E.Mutert, Nguyễn Trọng Thi (1999)[3] tuy
đậu tương cần đạm nhiều song lại có khả năng đồng hoá đạm từ không khí
thông qua vi khuẩn nốt sần (40 50 kg/ ha) nên nhu cầu cần bón đạm
thường không cao.
Giai đoạn đầu khi cây còn bé nhu cầu dinh dưỡng dựa chủ yếu vào
nguồn đạm có sẵn trong đất và lượng đạm bón vào khi gieo. Khoảng 3 tuần lễ
sau khi mọc, khi các nốt sần ở rễ đã được hình thành và các vi sinh vật bắt đầu
hoạt động thu hút từ đạm khí trời thì cây có thêm nguồn đạm này.
Khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Theo Harper, (1974) thấy rằng việc cố định N 2 và sử dụng NO- 3 có vai trò
quan trọng để thu được năng suất tối đa, tuy nhiên ông thấy NO3 - dư thừa lại
có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả
cho thấy bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều đạm hoặc bón không đúng
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sẽ ức chế sự hình thành, phát triển

của vi khuẩn nốt sần. Theo Porter va CS (1981), trên đất giàu dinh dưỡng, đáp
ứng đủ nhu cầu NO- 3 cho cây đậu tương thì bón đạm không có tác dụng tăng
năng suất. Tuy nhiên trên đất nghèo chất hữu cơ, kém thoát nước và đất chua,
thì bón phân đạm với lượng 50 110 kg/ ha có tác dụng tăng năng suất đáng
kể (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [11].
Lân có vai trò tham gia vào cấu tạo cơ thể, đặc biệt là cấu trúc bắt buộc
của các chất hữu cơ quan trọng trong nguyên sinh chất như: photpholipit,
photphoprotein,nucleotit. Lân tham gia hoạt hoá các đường đơn, axitamin,
vitamin, các cophecmen. Lân còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, trao
đổi năng lượng. Nhờ lân mà quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, quá
trình tổng hợp năng lượng diễn ra trong cây được thuận lợi tạo thành các hợp
chất cao năng (ATP, XTP). Sử dụng lân bón cho đậu tương sẽ có tác dụng về
nhiều mặt:


9
Lân thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút, giúp
rễ ăn sâu, rộng, vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh, hình thành nhiều nốt sần
cho cây.
Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, tạo điều kiện cho cây phát
dục được thuận lợi. Dưới tác dụng của yếu tố lân, sự vận chuyển các chất về
cơ quan sinh dục được nhanh hơn, cây ra hoa tập trung, quả chín sớm, hạt
sáng đẹp, tăng chất lượng hạt.
Lân có trong thành phần của Photphatit có tính đệm nên cây đậu
tương có khả năng chống chịu với ngoại cảnh bất thuận (hạn, rét, sương giá,
sâu bệnh).
Theo Ngô Thế Dân và CS (1999)[11] bón lân cho đậu tương làm cho
đậu tương giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và năng suất tăng
lên rõ rệt. Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của nốt sần. Tuỳ theo nhu cầu
dinh dưỡng của giống đậu tương cao hay thấp và thành phần lân có sẵn trong

đất để xác định mức bón hợp lý, lượng phân lân thường được bón là 250 300
kg Supelân / ha, bón lót cùng phân hữu cơ.
Thiếu lân sẽ làm cho quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể bị rối loạn,
thân cây đậu tương nhỏ, lá hẹp, đầu lá nhọn và cong lên có màu xanh tối, mặt
lá có những chấm nâu. Thiếu lân nghiêm trọng thân có màu đỏ, rễ có màu
nâu, hoa quả thưa thớt.
Theo Phạm Văn Thiều (1996) [ 34] đậu tương yêu cầu lân cao hơn đạm,
giai đoạn từ sau khi mọc đến khi ra hoa nếu thiếu lân sẽ sinh trưởng kém, nhất
là giai đoạn đầu, việc vận chuyển các chất ở trong cây cũng sẽ xảy ra chậm
hơn, do vậy thường bón lót lân trước khi gieo hạt.
Cây đậu tương lấy lân từ đất thông qua bộ rễ, do vậy tìm hiểu sự hiện
diện của dinh dưỡng lân trong cây và trong đất là hết sức quan trọng.
Trong cây lân được phân bố không đều giữa các bộ phận. ở bộ phận non
đang phát triển cần nhiều lân hơn bộ phận già, trong cơ quan sinh sản tỷ lệ lân
cao hơn trong cơ quan sinh dưỡng, ở hạt lân nhiều hơn ở lá.


10
Cây đậu tương cần nhiều lân trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển, nhưng cây hút nhiều lân nhất ở thời kỳ cây non giữ cho hệ rễ phát triển
mạnh, nốt sần hình thành nhiều. Thời kỳ cuối lân chuyển từ thân, lá, rễ, củ,
quả vào hạt giúp cho quá trình tích luỹ vật chất được thuận lợi.
Trong đất lân ở hai dạng chủ yếu: dạng hữu cơ và dạng vô cơ. ở dạng
hữu cơ lân có mặt trong axit nucleic, photphotit các chất này có mặt ở phân
hữu cơ. Cho đến nay theo các dẫn liệu thì thực vật không hấp thu các dạng lân
hữu cơ trực tiếp vào quá trình trao đổi chất mà cần phân giải để chuyển sang
dạng vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng ion photphat hoá trị I, II của các
muối như: Ca(H2PO4)2 , Mg(H2PO4)2, NH4H2PO4 , các muối này có trong đất
rất ít, nó chỉ sinh ra khi vi sinh vật hoạt động mạnh để phân giải các hợp chất

hữu cơ. Tuy nhiên với cây đậu tương khả năng sử dụng lân cao hơn hẳn các
cây trồng khác, nó có khả năng sử dụng dạng lân khó tan PO3- 4, do hệ rễ của
cây đậu tương có khả năng tiết ra axit hữu cơ hoà tan được PO3- 4 Chính vì vậy
bón lân cho cây đậu tương hiệu lực cao hơn các cây trồng khác
Về kali nếu so với đạm và lân thì nhu cầu kali của đậu tương là lớn hơn cả.
Theo Phạm Văn Thiều(1996) [ 34] nhu cầu của kali tăng dần theo thời
gian sinh trưởng của cây và đạt đỉnh cao vào giai đoạn trước khi cây ra hoa,
sau đó bị giảm dần cho đến khi hình thành hạt và ngừng ở thời kỳ 21 ngày
trước khi chín.
Theo Ngô Thế Dân và CS(1999)[11] ở đất nghèo kali, đất cát đậu tương
phản ứng rõ rệt với phân kali. Đối với vùng trồng đậu tương thuộc đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm đất ở đây tương đối
giàu kali nên hiệu quả bón phân kali cho đậu tương ở vùng này thấp, lượng
thích hợp là 40 kg K2O chia làm 2 lần bón, 50% bón lót cùng phân hữu cơ và
đạm, bón thúc 50% cùng đạm khi 4 5 lá (khoảng 15 20 ngày sau mọc).


11
Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, (1999) [30] cho rằng về mặt dinh
dưỡng đậu tương có nhu cầu không cao lắm. Khi nghiên cứu lượng dinh
dưỡng lấy đi từ 1 tấn hạt đậu tương đã đưa ra bảng sau:
Bảng 2.1. Hàm lợng dinh dỡng trong cây đậu tơng
Bộ
phận

N

P2O5

K2 O


MgO CaO

S

Fe

Mn

Kg/ tấn hạt
Hạt
Toàn
cây

65- 100 11- 14 20- 23
77-81

14

33- 39

Zn

Ca

Bo

Mo

g/ tấn hạt

5

4

2

110

33

43

16

16

6

18

14

5

366

90

61


25

39

7

(Nguồn: Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999)
Theo Nguyễn Văn Bộ và CS (1999 ) [3 ] về mặt nhu cầu dinh dưỡng 1
tấn đậu tương cùng với thân lá lấy đi 81 kg N, 17 kg P2O5, 36kgK2O, 25kg
CaO, 18 kgMgO, 3 kg S từ đất, tuy đậu tương cần nhiều đạm song đậu tương
có khả năng đồng hoá đạm từ không khí thông qua vi khuẩn nốt sần (40
50kgN/ ha). Ngoài các yếu tố đa lượng và trung lượng cây đậu tương còn hút
khá nhiều các nguyên tố vi lượng khác như: Zn, Cu, Mo.
Khi nghiên cứu phản ứng của đậu tương với phân bón Ngô Thế Dân và
CS (1999)[11] đã trích dẫn kết quả nghiên cứu của một số tác giả và cho thấy:
* Với đạm
Đậu tương là cây ít phản ứng với đạm, có khả năng cố định đạm lớn từ
khí quyển, ngoài ra nó còn có khả năng sử dụng đạm từ đất và phân bón.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo có ảnh hưởng xấu
tới quá trình cố định nitơ. Breard và Hoover (1971) cho thấy nốt sần trên cây
đậu tỷ lệ nghịch với tỷ lệ phân đạm ở lúc gieo, nếu phân đạm bón 56 kg/ ha thì
số nốt sần / cây bị giảm, nhưng nếu bón 112 kg/ ha ở giai đoạn cây ra hoa thì
số nốt sần không bị ảnh hưởng.


12
Deiberth và CS, (1979) công bố đậu tương không phản ứng với đạm.
Tuy nhiên Ham và CS,(1975) cho thấy phân đạm làm tăng năng suất, khối
lượng hạt, tỷ lệ đạm trong hạt và hàm lượng prôtêin. Họ kết luận rằng sự tăng
năng suất và tỷ lệ đạm chứng tỏ cố định N2 không đủ để cung cấp cho cây.

* Với lân
Với kỹ thuật dùng nguyên tố đồng vị phóng xạ người ta thấy rằng tỷ lệ
P trong cây do phân bón tỷ lệ nghịch với mức P trong đất và tỷ lệ thuận với tỷ
lệ phân bón ( Welch và CS, 1974). Tuy nhiên tổng số P cây hấp thụ được ở
đất giàu P cao hơn, cũng như P, K rất cần cho sự phát triển của nốt sần.
Demooy và Pesek, (1966) từ kết quả thí nghiệm trong chậu, họ tuyên bố rằng
sự hình thành nốt sần tối đa khi bón K ở lượng 600-800mg/kg đất.
Jones và CS (1977) cho thấy năng suất đậu tương tăng khi bón K và P
riêng biệt, nhưng cao nhất khi bón kết hợp K,P.
Đỗ ánh (1965), cho thấy đối với đậu tương tỷ lệ Ca: P: K tối thích là
2:1:1,5, đậu tương có thể hấp thu P của các Phôtphát khó tan AlPO4, FePO4.
2.1.1.3. Đất đai trồng đậu tơng
Đậu tương trồng được ở hầu hết các loại đất cát nhưng có năng suất cao
ở đất phù xa và đất thịt nhẹ. Theo Trần Thị Trường (2005) [41], cây đậu tương
không yêu cầu đất khắt khe có thể trồng trên đất phù sa, đất bãi, đất thịt, đất
nương rẫy, đất đồi núi, đất mới khai phá có thể trồng hoa màu Tuy nhiên
đất tơi xốp pH từ 5,2 6,5 và tưới tiêu thuận lợi là thích hợp nhất cho sinh
trưởng phát triển.
Theo Nicor và CS(1996)[59], thấy rằng trồng đậu tương trên đất sét pha
cát có nhiễm khuẩn Rhizobium và bón 30kg P2O5 + 30kg K2O/ ha làm tăng
chiều cao cây, năng suất hạt. Bón 30 kgN+ 30 P2O5 + 30kg K2O/ ha và không
nhiễm khuẩn cũng có tác dụng làm tăng chiều cao cây, số lượng quả trên cây
và năng suất chất khô nhưng lại không phát triển nốt sần, mức độ tăng năng
suất không bằng công thức có bón P, K và nhiễm khuẩn Rhizobium.


13
Nông dân Bắc Giang trồng đậu tương chủ yếu trên đất bạc màu được hình
thành trên mẫu chất phù sa cổ. Nhìn theo phương diện cả nước thì theo Nguyễn
Văn Toàn(2005 )[39] , đất bạc màu trên phù sa cổ có 111,4 ngàn ha, chiếm 0,3

diện tích tự nhiên. Trong đó Trung du miền núi bắc bộ có 49,9 ngàn ha.
Bảng 2.2. Tính chất hoá học đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Hữu
Chỉ tiêu pH KCl

Thấp
nhất
Cao
nhất

(%)



Dễ tiêu mg/

Cation trao đổi/

100gđ

lđl/100gđ

(% )

N

P2O5

K2 O


P2O5

K2 O

Ca2+

Mg2+

CEC

4,0

0,75

0,03

0,04

0,15

2,0

3,5

0,5

0,12

4,0


4,6

1,12

0,06

0,05

0,58

5,6

6,7

0,72

0,15

7,8

(Nguồn: Viện qui hoạch thiết kế nông nghiệp 2003-2004)
Theo Hồ Quang Đức và CáC (2005) [15], thì loại đất này là đất xám
bạc màu phát triển trên phù sa cổ, đều là sản phẩm của quá trình phong hoá
mạnh và triệt để (không gặp các mảnh Fenpat và các mảnh đá khác ) trên các
trầm tích trong môi trường song từ rất lâu đời ( hầu hết các mảnh vụn có độ
chọn lọc và mài mòn kém, chứng tỏ được hình thành tại chỗ hoặc rất gần với
nguồn phá huỷ). Chúng có một số đặc điểm chính như sau:
- Các phẫu diện nghiên cứu đều chứng tỏ là sản phẩm phong hoá mạnh
và tương đối triệt để trên nền phù xa cổ, bằng chứng là trong các phẫu diện
đều có hàm lượng tương đối lớn các mảnh vụn sắc cạnh, có tập cuội kết và các

di tích của dòng chảy cũ như sự định hướng của các trầm tích thực vật, sự xếp
lớp của các trầm tích.
Về thành phần khoáng vật chủ yếu là các dạng bột thạch anh, chiếm từ
50%(tầng cuối) đến 80% (tầng mặt), các khoáng vật khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đặc biệt có sự gia tăng rõ rệt theo chiều sâu của khoáng vật sét mà chủ yếu là


14
Kaolinit ( thường từ 15% ở tầng mặt và lên đến 40% ở tầng dưới của phẫu
diện). Các kết hạch Laterit, hạnh nhân opan và canchedoan và một phần rất
nhỏ là hữu cơ.
- Kiến trúc thường có dạng cát lẫn bột ở tầng mặt và đến bột lẫn cát và
sét ở các tầng dưới. Riêng ở phẫu diện G20(Việt Lập-Tân Yên), ở tầng thứ hai
xuất hiện kiểu kiến trúc cát là do hàm lượng cát bột thạch anh tăng cao, chứng
tỏ đã có sự rửa trôi mạnh hơn tầng trên, ở tầng mặt có thể do tập quán canh tác
đã hạn chế sự rửa trôi này. Một điều đáng lưu ý chúng rất tròn cạnh, chứng tỏ
chúng được đem từ nơi khác đến (hình thành sản phẩm trầm tích cổ trong môi
trường sống).
- Cấu tạo chủ yếu là dạng khối, khối ít lỗ hổng. Hầu hết khi xuống sâu
lỗ hổng có phát triển nhưng phần lớn đã bị lấp đầy bởi các khoáng vật thứ sinh
hay các kết hạch sắt và mangan.
- Hệ thống lỗ hổng phát triển ở mức độ lấp đầy bởi các ôxit, hyđrôxit
sắt, các khoáng vật sét được tăng dần khi xuống sâu, từ tầng mặt là các lỗ
hổng không bị lấp đầy, xuống tầng thứ hai thường bị lấp đầy ở một vài lỗ và
hầu hết bị lấp đầy bởi các vật liệu mịn là phức hợp của các khoáng vật sét - Fe
- Mn ở các tầng cuối.
Đối với đất xám bạc mầu trên phù sa cổ có thành phần chủ yếu là cát
bột thạch anh, khoáng thứ sinh ít do vậy hầu hết các loại đất này thường có
thành phần cơ giới nhẹ và thường chua. Đất nghèo các khoáng vật sét, tuy
nhiên càng xuống sâu hàm lượng sét càng tăng cao.

Theo Nguyễn Văn Chiến (1999 ) [4], đất xám bạc màu là loại đất nghèo
Kts( xếp thứ 11/14). Trong đó Bắc Giang có Kts thấp nhất (0,2% K2O), Tam
Dương - Vĩnh Yên 0,3% K2O, Sóc Sơn Hà Nội cao hơn cả 0,87% K2O Điều
kiện địa hình có ảnh hưởng khá mạnh đến Kts trong đất, địa hình càng cao thì
K càng thấp, càng xuống sâu Kts càng tăng.


×