Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Tuyển chọn cây ưu tú và nghiên cứu ghép cải tạo trên giống hồng nhân hậu tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.32 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

TĂNG VĂN HUY

TUYỂN CHỌN CÂY ƯU TÚ VÀ NGHIÊN CỨU
GHÉP CẢI TẠO TRÊN GIỐNG HỒNG NHÂN HẬU
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

TĂNG VĂN HUY

TUYỂN CHỌN CÂY ƯU TÚ VÀ NGHIÊN CỨU
GHÉP CẢI TẠO TRÊN GIỐNG HỒNG NHÂN HẬU
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH :
MÃ SỐ

:


TRỒNG TRỌT
60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: 1: TS. VÕ QUỐC VIỆT

2: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN

Thái Nguyên năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: ’Tuyển chọn cây ưu tú và nghiên
cứu ghép cải tạo trên giống hồng Nhân Hậu tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang” là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ
Quốc Việt
- PGS.TS Đào Thanh Vân. Mọi số liệu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
HỌC VIÊN CAO HỌC

T¨ng V¨n Huy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa nông học, các thầy cô giáo đã tạo điều

kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Võ Quốc
Việt - PGS.TS Đào Thanh Vân người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, các phòng
ban chuyên môn huyện Lục Ngạn. UBND xã Tân Quang, Thanh Hải, Kiên
Thành huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. và các hộ có vườn để đặt thí nghiệm
đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số
liệu cho bản luận văn này.
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
HỌC VIÊN CAO HỌC

T¨ng V¨n Huy


MỤC LỤC
PHẦN I..............................................................................................................0
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI........................................... 4
1.2.1. Mục đích.......................................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................... 4
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 4
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN S ẢN XUẤT .................................................. 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 5
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra nghiên cứu ................................. 5

2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cây ăn quả ...................... 10
2.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cải tạo............................. 15
2.1.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông- sinh học của cây
hồng ......................................................................................................... 15
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒNG ĂN
QUẢ ............................................................................................................ 16
2.2. 1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................... 16
2.2.2. Nguồn gốc ..................................................................................... 16
2.2.3. Phân loại........................................................................................ 17
2.3. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ SẢN XUẤT HỒNG ĂN QUẢ ............. 18
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 18
2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................... 22
2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI ĐỀ TÀI...... 34


2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây hồng ..................... 34
2.4.2. Đặc điểm sinh thái học của cây hồng............................................ 39
2.4.3. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho hồng ................... 44
2.4.4. Một số đặc điểm của giống hồng nghiên cứu ............................... 46
PHẦN III ........................................................................................................ 47
VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 47
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 47
3.1.1. Nguồn thực liệu............................................................................. 47
3.1.2. Dụng cụ để tiến hành..................................................................... 47
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..................................... 47
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 47
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 48
3.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất hồng tại Lục Ngạn - tỉnh
Bắc Giang................................................................................................ 48
3.4.2. Nghiên cứu tuyển chọn cây hồng ưu tú ........................................ 48

3.4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ghép trên cây hồng Nhân
Hậu tại Lục Ngạn- Bắc giang.................................................................. 50
3.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI............................ 51
3.5.1. Thu thập số liệu điều tra hiện trạng sản xuất hồng tại huyện Lục
Ngạn- tỉnh Bắc Giang.............................................................................. 51
3.5.2. Theo dõi các chỉ tiêu cây hồng ưu tú tuyển chọn ......................... 51
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 52
PHẦN IV..........................................................................................................53
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................53


4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỤC
NGẠN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ ....... 53
4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 53
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................................................ 53
4.1.3. Điều kiện giao thông thị trường . .................................................. 54
4.1.4. Điều kiện thời tiết, khí hậu tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. ..... 54
4.1.5. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang....................... 56
4.1.6. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyên Lục Ngạn .................... 58
4.1.6. Điều tra tình tình hình sản xuất hồng tại huyên Lục Ngạn.......... 60
4.1.7 Tình hình sử dụng đất của huyện Lục Ngạn .................................. 62
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TUYỂN CHỌN CÂY ƯU TÚ TỪ CÁC
GIỐNG HỒNG Ở LỤC NGẠN - BẮC GIANG ........................................ 62
4.3. Kết quả điều tra tuyển chọn cây hồng ưu tú .................................... 63
4.4. Nguồn gốc, đất đai của các cây hồng được tuyển chọn................... 64
4.5. Đặc điểm hình thái của các cây hồng được tuyển chọn................... 65
4.6. Số quả và năng suất quả ở các cây hồng tuyển chọn ...................... 66
4.7. Đặc điểm về kích thước, mầu sắc và tỷ lệ ăn được của quả ............ 67
4.8. Quá trình ra hoa, đậu quả của giống nghiên cứu ............................. 68
4.9. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây tuyển chọn ...................... 70

4.10. Tình hình sâu, bệnh hại trên cây hồng Nhân Hậu trồng tại Lục
Ngạn-Bắc Giang...................................................................................... 72
4.11.Tổng hợp kết quả tuyển chọn cây hồng ưu tú................................. 73
4.12. Kết quả về các biện pháp ghép cải tạo đối với cây hồng............... 75
4.13. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ ghép sống.
................................................................................................................. 76


4.14. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian bật mầm
................................................................................................................. 76
4.15. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng sinh
trưởng của cành ghép .............................................................................. 77
4.16. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ ghép
sống ......................................................................................................... 78
4.17. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến khả năng bật
mầm sau ghép.......................................................................................... 79
4.18. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến khả năng sinh
trưởng của cây sau ghép.......................................................................... 80
4.19. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ ghép sống....... 82
4.20. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến khả năng bật mầm.. 83
4.21. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đ ến khả năng sinh trưởng
của cành ghép .......................................................................................... 84
PHẦN V ..........................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................................86
5. Kết luận ................................................................................................... 86
5.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây hồng của huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 86
5.2. Kết quả nghiên cứu điều tra tuyển chọn cây hồng ưu tú ................. 86
5.3. Kết quả một số biện pháp kỹ thuật trong ghép cải tạo hồng Nhân
Hậu tại Lục Ngạn- Bắc Giang................................................................. 87

5.2. Đề nghị ............................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 88


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Diện tích, sản lượng hồng ở một số nước trên thế giới................. 20
Bảng 1.2: Sự phân bố và sử dụng của các loài hồng thuộc chi Diospyros..... 21
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng hồng ở Việt Nam đến năm 2000 ............... 22
Bảng 1.4: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nước năm 2004............... 23
Bảng 1.5: So sánh yêu cầu sinh thái của hồng với điều kiện, khí hậu thời tiết
của Lạng Sơn................................................................................................... 34
Bảng 1.6: Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản ........................... 39
Bảng 1.7: Lượng phân bón cho hồng ở các cấp tuổi ( kg/cây). ...................... 45
Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu trong thời gian nghiên cứu tại Lục Ngạn.......... 55
Bảng 4.2: Diễn biến diện tích và sản lượng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn ... 58
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất hồng tại huyện Lục Ngạn qua 5 năm............... 60
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất của huyện Lục Ngạn .................................. 62
Bảng 4.5: Số lượng cây hồng Nhân Hậu bình tuyển qua các năm ................ 63
Bảng 4.6: Nguồn gốc, vị trí đất đai của các cây hồng được tuyển chọn ....... 64
Bảng: 4.7. Đặc điểm hình thái tán cây hồng được tuyển chọn ....................... 65
Bảng 4.8: Số quả và năng suất quả ở các cây hồng tuyển chọn ..................... 67
Bảng 4.9. Đặc điểm về kích thước, mầu sắc và tỷ lệ ăn được của quả........... 68
Bảng 4.10: Thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu quả của các cây hồng tuyển chọn...... 69
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu về hoa và tỷ lệ đậu quả của giống hồng Nhân Hậu ..... 70
Bảng 4.12: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong quả hồng của các cây
tuyển chọn ....................................................................................................... 71


Bảng 4.13: Tình hình sâu bệnh hại chính trên cây hồng và biện pháp phòng

trừ .................................................................................................................... 72
Bảng 4.14. Tuổi cây, địa chỉ, nguồn gốc nhân giống của 3 cây hông ưu tú... 73
Bảng 4.15. Tổng hợp đặc điểm của 3 cây cam ưu tú nhất được tuyển chọn .. 74
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ ghép sống (%) ....... 76
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian bật .................. 77
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng sinh ................ 78
trưởng của cành ghép ...................................................................................... 78
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của đường kính cành ghép đến tỷ lệ ghép sống (%) . 79
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của đường kính cành ghép đến thời gian bật mầm ... 80
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của đường kính cành ghép đến khả năng sinh trưởng
của cành ghép .................................................................................................. 81
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ ghép sống (%)................. 82
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến thời gian bật mầm ghép .......... 83
Bảng 4.24: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến khả năng sinh ......................... 84
trưởng của cành ghép ...................................................................................... 84


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây hồng (Diospyros kaki Linn) là một trong những cây ăn quả truyền
thống được xếp trong nhóm cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam. Hồng là loại
cây ăn quả lâu năm, có nguồn gốc á nhiệt đới, chịu rét giỏi, có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế khá cao. Quả hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao:
đường tổng số chiếm từ 10 - 18% (có thể đến 25%), protein từ 0,4- 0,6%,
ngoài ra còn chứa các loại caroten, vitamin A, C, PP, B1, B2,... Quả hồng chín
có hương vị thơm ngon có thể ăn tươi hoặc chế biến [7], [17], [39], [45]. Có

nhiều cách chế biến quả hồng như sấy khô, làm mứt, làm bánh nướng, bánh
ngọt, vỏ quả có thể được nghiền thành bột và sử dụng làm viên ngọt [45].
Ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người, quả hồng và
các bộ phận của cây hồng còn là những vị thuốc quý. Quả chín được sử dụng
để ăn tươi, chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, chống say rượu, bớt căng
thẳng, khi qua chế biến được sử dụng để chữa bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, quả
hồng còn chứa hàm lượng iốt đáng kể có tác dụng phòng ngừa bệnh bướu cổ
[15], [16], [45], [57]. Hồng khô được sử dụng chữa bệnh viêm phế quản, bệnh
ho khan, trừ giun sán, chống chảy máu, chữa long đờm và phục hồi sức khoẻ.
Cuống và đài hoa dùng để chữa ho và nấc rất tốt. Dịch quả xanh dùng để chữa
bệnh cao huyết áp [56], [57]. Theo Kotami và các cộng sự (2000) [65] cho
biết: chất tanin và các hợp chất trong quả có nhiều tác dụng sinh lý như kháng
khuẩn, chống dị ứng, làm giảm chứng cao huyết áp.
Thân gỗ hồng cứng, bền với thớ gỗ đẹp, được sử dụng làm đồ nội thất
bền chắc, hiệu quả kinh tế cao [69].


2
Cây hồng có nhiều ưu điểm so với các cây trồng khác như: dễ trồng,
chịu được khô hạn, ít sâu bệnh, sinh trưởng khỏe, lá to, tán rộng có thể trồng
để thu hoạch quả hoặc sử dụng như cây trồng tạo cảnh quan, trồng rừng, năng
suất ổn định, phẩm chất quả ngon, bởi vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn
so với các cây ăn quả khác. Với những ưu điểm trên có thể coi cây hồng là
một trong những cây trồng quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng
nông thôn, trung du, miền núi.
Cây hồng được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Oxtraylia, Newdilan, Mỹ, Braxin…
Ở Việt Nam, cây hồng được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc như: Bắc Giang, Hoà Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc
Kạn...và một số vùng cao nguyên miền Nam như Đà Lạt,... và đã mang lại hiệu quả

kinh tế cao [23].
Lục Ngạn với diện tích tự nhiên 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp
21.970,69 ha (chiếm 21,71% tổng diện tích đất tự nhiên); có tiểu vùng khí
hậu, đất đai thích hợp với nhiều loài cây ăn quả á nhiệt đới như: vải, hồng,
nhãn, xoài, đào, mơ mận, cam,…. Thấy rõ giá trị kinh tế của cây ăn quả, trong
những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện Lục Ngạn đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng. Đáng chú ý
nhất là Nghị quyết số 22/NQ-HU ngày 01/01/1998 của Huyện ủy về đa dạng
hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá. Hiện nay,
Lục Ngạn đang có tập đoàn cây ăn quả phong phú với tổng diện tích cây ăn
quả là 21.976 ha, tổng sản lượng là 63.000 tấn, giá trị thu nhập hàng trăm tỷ
đồng. Trong đó diện tích vải thiều là 19.192 ha, sản lượng 52 ngàn tấn; cây
hồng chiếm vị trí quan trọng thứ 2 chỉ sau cây vải với diện tích là 1.080 ha, sản lượng
6.120 tấn.


3
Lục Ngạn là huyện miền núi phía bắc của tỉnh Bắc Giang, có điều kiện về đất đai,
khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây hồng Nhân Hậu. Hiện nay toàn huyện có
1.080 ha hồng cho thu hoạch. Nhiều hộ dân có diện tích trồng hồng trên 0,3 ha; nhiều
hộ có thu nhập từ 100 đến 120 triêu đồng /năm. Tuy nhiên hiện nay quy mô các trang
trại hồng ở Lục Ngạn còn nhỏ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn
phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm mình là chính. Các giống hồng chất lượng cao chưa
được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, đa số hộ nông dân trồng
hồng trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
còn đơn lẻ, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, công tác bảo vệ
thực vật chưa được quan tâm nhiều.
Hiện tại, công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây
ưu tú giống tốt của địa phương để nhân giống. Việc quản lý giống chưa được chặt chẽ ,
nhiều hộ nông dân tự giâm cành nhân giống từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến

tình trạng hồng bị bệnh ngay từ khi mới nhân giống là vấn đề không thể tránh khỏi,
nông dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh
học về lai tạo, nhân giống hồng, họ cũng chưa đưa được các giống mới chất lượng cao
vào sản xuất, việc đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những
vấn đề cần thiết ở huyện Lục Ngạn nói riêng và trên cả nước nói chung. Dựa trên quy
chế hướng dẫn “ Bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây
đầu dòng, của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” ( Ban hành kèm theo quyết
định số 67/QĐ- BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn). Để nâng cao năng suất, chất lượng giống hồng Nhân Hậu cần thiết
phải tuyển chọn các cây hồng tốt làm vật liệu khởi đầu cho nhân giống đồng thời
áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới trong nhân giống nhằm cải tạo các cây
hồng xấu thì việc “Tuyển chọn cây ưu tú và nghiên cứu ghép cải tạo trên
giống hồng Nhân Hậu tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”.


4

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục đích
- Tuyển chọn những cây hồng ưu tú, có năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, làm vật liệu khởi đầu trong nhân
giống vô tính đối với cây hồng trong điều kiện sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống hồng ở
vườn sản xuất như: thời vụ ghép, tiêu chuẩn chọn cành ghép.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được các cây hồng nổi trội về năng suất, phẩm chất trong
những cây hồng Nhân Hậu đang được trồng phổ biến ở huyện Lục Ngạn - tỉnh
Bắc Giang.
- Đánh giá được khả năng tiếp hợp, khả năng sinh trưởng và phát triển

của phương pháp nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép hồng trên vườn
sản xuất.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được các biện pháp kỹ thuật ghép cải tạo
trên giống hồng Nhân Hậu tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. Đánh giá
được một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ghép cải tạo giống hồng.
- Đề tài đã đưa ra các căn cứ có cơ sở khoa học trong việc điều tra tuyển
chọn các cây hồng ưu tú.
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN S ẢN XUẤT

- Điều tra được các cây hồng ưu tú làm cơ sở cho việc nhân rộng các
giống hồng tốt trong sản xuất hồng ở huyện Lục Ngạn, và các địa phương trong tỉnh
Bắc Giang.
- Tìm được phương pháp ghép cải tạo vườn hồng thích hợp. Từ kết quả
này cho phép ghép thay thế các cây hồng có chất lượng kém trong sản xuất
trở thành các cây hồng có năng suất cao, chất lượng tốt.


5

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra nghiên cứu
Cơ sở của việc tuyển chọn cây hồng ưu tú là do quá trình trồng trọt lâu
đời, trong sản xuất xuất hiện sự phân ly và biến dị dẫn đến trong quần thể có
các dạng cá thể với các đặc tính tốt xấu khác nhau. Vũ Công Hậu (1999) [16]
cho rằng: khi nhập các giống cây ăn quả, ban đầu người ta thường trồng bằng

hạt và khi trồng bằng hạt sẽ có nhiều biến dị, 10 cây không được một cây tốt,
hương vị của các giống tốt từ nơi xứ sở của nó cũng mất đi, do thoái hóa
giống, lẫn giữa giống cơ giới và giống sinh học. Vì vậy, việc tuyển chọn được
cây mẹ ưu tú, tiến hành nhân giống vô tính cho phép ổn định tính di truyền của
dòng, phát triển các tính trạng tốt [4].
Trong điều kiện tự nhiên ở thực vật thường xẩy ra hiện tượng đột biến,
đặc biệt là ở các loài cây ăn quả. Dưới tác động của các tác nhân vật lý, hóa
học như các loại tia mặt trời, đặc biệt là tia tử ngoại, nhiều hóa chất tồn tại
như các loại kháng sinh, các hợp chất thải công nghiệp có thể tác động gây
đột biến ở sinh vật. Có nhiều loại đột biến trong tự nhiên, loại đột biến ở giao
tử và hợp tử sẽ tác động làm thay đổi kiểu gen của bố mẹ tạo thành một cá thể
đột biến hoàn chỉnh. Một loại đột biến nữa hay gặp trong tự nhiên đó là biến
dị tế bào dinh dưỡng (tế bào xô ma). Loại đột biến này được mô tả như sau:
do một tác nhân nào đó một khối tế bào dinh dưỡng bị đột biến, khối tế bào
này có thể nằm ở vị trí bất kỳ trên cây, nhưng thường hay xuất hiện ở đỉnh
sinh trưởng, ở một mầm mắt trên cành hoặc thân cây. Mầm và cành non mọc
từ các điểm sinh trưởng bị đột biến sẽ sao chép kiểu gen đột biến. Dạng đột
biến này gọi đột biến điểm, vì đột biến thường chỉ xẩy ra trên một bộ phận


6
hoặc một phần rất nhỏ của cây. Quan sát kỹ những phần thân cành bị đột biến
có thể thấy những biến đổi về hình thái, thời gian ra hoa, dạng quả, thời gian
chín của quả vv... Nếu nhân giống vô tính (chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào...)
từ những phần đột biến sẽ được cây đột biến hoàn chỉnh. Bồi dưỡng những
cây đột biến này sẽ có thể phát triển thành một dạng cây trồng mới. Từ đột biến
trong tự nhiên có thể chọn lọc được nhiều giống mới, như những giống chín sớm,
chín muộn, giống có khả năng chống chịu...
Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam,
điều kiện khí hậu, sinh thái cũng như những đặc thù về điều kiện xã hội của

đồng bào các dân tộc với cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề nông - lâm nghiệp,
đã cho phép nghề trồng cây ăn quả phát triển trên diện rộng. Hơn nữa, Bắc
Giang là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nằm ở ven trung tâm khởi nguyên
cây trồng miền nam lục địa Trung Quốc. Nơi xuất xứ của nhiều giống cây
trồng đang phổ biến trên thế giới nói chung và của nhiều giống cây ăn quả nói
riêng. Các kết quả điều tra của các tác giả nước ngoài, trong nước và những
điều tra cụ thể của chúng tôi trong quá trình tiến hành đề tài đã nhận định Bắc
Giang- nơi có tập đoàn cây ăn quả phong phú trong đó hồng là cây ăn quả đặc
sản có khả năng thích ứng cao với điều kiện sinh thái ở vùng Bắc Giang cũng
như vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Đây chính là tiền đề cơ bản có thể mở
rộng phát triển hồng với quy mô lớn, tiến tới sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, Chính phủ, lãnh đạo các cấp và các tổ chức
nước ngoài đặc biệt quan tâm đến các chương trình phát triển kinh tế xã hội
nhằm xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Các chương trình
của Chính phủ như PAM, 327, các chương trình phát triển với sự trợ giúp của
các tổ chức nước ngoài, như: SIDA, UNDP, ODA và JICA.... đã thực sự góp
phần thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây


7
trồng, nâng cao đời sống nông thôn ở Bắc Giang. Các chương trình phát triển
phục hồi cam quýt, mở rộng diện tích vải, nhãn ở Bắc Giang đang thu được
những kết quả tốt, góp phần nâng cao thu nhập của người dân hiện tại và
trong một tương lai gần. Sự phát triển ồ ạt đôi khi mang tính tự phát của
người nông dân, sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật hoặc sự quản lý lỏng lẻo,
không kiểm soát về những yêu cầu kỹ thuật của giống nhập nội từ nhiều dự án
đã dẫn đến tình trạng giống không thuần chủng. Nhiều giống hồng mang về
trồng ở Bắc Giang đã không đáp ứng những yêu cầu của sản xuất về các đặc
điểm, tính trạng của giống cần phát triển. Những kết quả điều tra của chúng

tôi cho thấy, nguyên nhân chính đó là sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật nhân
giống và một phần do ảnh hưởng của một cơ chế quản lý lỏng lẻo. Từ thực tế
trên, việc điều tra, nghiên cứu các đặc tính sinh học, kinh tế và một số biện
pháp nhân giống vô tính các giống hồng ở Bắc Giang là rất cần thiết.
Rất nhiều loại giống cây trồng được nhân giống từ một bộ phận của cơ
quan sinh dưỡng, chúng phát triển thành cá thể mới rất đồng đều trong quần
thể và sao chép những đặc tính di truyền của cá thể mẹ [5], [60]. Ngày nay
phương pháp này phổ biến với tên gọi "nhân giống vô tính". Những giống
cây trồng, như: sắn, khoai tây, chuối, mía và hầu hết các loại cây ăn quả thân
gỗ, một số giống cây họ hòa thảo cũng được nhân giống theo con đường này
[60]. Nhiều phương pháp nhân giống vô tính hợp lý được ứng dụng rộng rãi
từ nhiều thế kỷ qua, như: chiết, ghép, giâm cành, giâm rễ, giâm chồi, giâm
lá... Tuỳ thuộc từng loài cây, điều kiện kỹ thuật mà các phương pháp nhân
giống được lựa chọn phù hợp với đặc tính sinh học của chúng.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới từ đầu thế kỷ XIX đã chứng
minh cụ thể tế bào của sinh vật mang đầy đủ các thông tin di truyền của cá thể
mẹ. Bởi vậy một tế bào, một nhóm tế bào hay một bộ phận sinh dưỡng của cơ
thể sinh vật trong những điều kiện nuôi cấy đặc biệt đều có thể phát triển


8
thành cá thể mới [71]. Ở thực vật, giả thuyết trên đây đã được chứng minh từ
nhiều phương pháp nhân giống vô tính ở hầu hết các giống cây trồng và trên
cá thể nhân giống vô tính.
Thực tiễn trồng cây ăn quả nói chung và trồng hồng nói riêng trên thế
giới và nước ta chỉ ra rằng, trong quá trình sản xuất và chọn lọc lâu đời đã cho
ra nhiều giống cây ăn quả có phẩm chất tốt, năng suất cao và có khả năng
chống chịu với các điều kiện sinh thái môi trường bất lợi. Trong quá trình lai
tạo, chọn lọc giống cây ăn quả, những biến dị tốt, những ưu thế lai của đời
con F1 được duy trì, phát triển ngoài sản xuất bằng các phương pháp nhân

giống vô tính. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của nhân giống
vô tính. Tất cả những ưu điểm này chỉ có thể duy trì bằng con đường nhân
giống vô tính [60]. Chỉ có nhân giống vô tính mới có thể duy trì được nguồn
gen sẵn có, tạo ra quần thể đồng đều, cành dinh dưỡng có tuổi phát dục thuần
thục nhanh cho quả, rút ngắn giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhanh chóng thu hồi
vốn để đảm bảo sản xuất có lãi. Nhân giống vô tính cùng với các biện pháp
đốn tỉa cành, tạo hình, tạo tán cây làm cho cây thấp, bộ tán thông thoáng dễ
chăm sóc, thu hoạch, cho phép trồng dày hợp lý nâng cao năng suất, đảm bảo
chất lượng quả đồng đều, là tiền đề thuận lợi để nâng cao chất lượng hàng hóa của
sản phẩm.
Các tác giả nước ngoài như: Georgb,E.F. (1993) [60], Soost.RB.,
(1997) [70], đã nghiên cứu nhiều phương pháp nhân giống vô tính với nhiều
loại cây ăn quả, cây cảnh, hoa, các loại rau như chiết, ghép, giâm cành, và
nhân giống bằng in vitro. Các tác giả cũng chỉ rõ rằng: tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể để áp dụng phương pháp nhân vô tính thích hợp. Đơn giản, dễ làm
và phổ biến hơn cả là việc nhân giống vô tính bằng phương pháp chiết, ghép.
Các kết quả nghiên cứu trong nước về nhân giống vô tính đối với cây
ăn quả của Vũ Công Hậu [15], [16], Hoàng Ngọc Thuận, Trần Thế Tục [32], ,


9
Nguyễn Văn Kế và các cộng sự [19] về sự phân li, thoái hóa của nhiều giống
hồng do nhân giống bằng gieo hạt, với những tiến bộ mới về kỹ thuật chọn
tạo giống cây trồng cho phép chúng ta suy nghĩ cần phải tiến hành thực
nghiệm những phương pháp nhân giống vô tính phù hợp với cây hồng, thay
thế cho phương pháp truyền thống. Bổ sung về mặt lý luận cũng như kỹ thuật
đối với những phương pháp nhân giống vô tính đã áp dụng ở hồng nhưng
chưa đem lại kết quả cao, các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên [15],
[16], [19], đã cũng chỉ rõ, cây ăn quả có thể chiết ghép theo nhiều phương
thức khác nhau, cây có thể nhân giống bằng phương pháp ghép mắt hoặc cành

như kiểu ghép cửa sổ, kiểu chữ t xuôi, ngược, kiểu ghép vát, ghép cành ở giai
đoạn cây con (ghép nêm hay ghép nối ngọn), ghép vạt vỏ, ghép áp cành.
Nguyễn Văn Kế và cộng sự [19]. Các công trình nghiên cứu về hồng trên thế
giới và nước ta còn rất ít. Do những đặc thù riêng, cây hồng chỉ được chú
trọng phát triển ở Đông Nam châu á như miền nam Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan.... ở nước ta, tuy hồng được trồng lâu đời nhưng các kết quả nghiên
cứu về hồng còn rất hạn chế. Có thể nói phương pháp nhân giống vô tính ở
hồng tuy không còn mới mẻ với một bộ phận người trồng hồng, nhưng việc
nghiên cứu bổ sung thêm lý luận và thực tiễn trên của các phương pháp nhân
giống vô tính hồng là điều rất cần thiết. Hơn nữa, hiện nay trong thực tế sản
xuất, đại bộ phận nhân dân vẫn nhân giống hồng bằng nhiều cách khác nhau
nhất là ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Từ yêu cầu thực tại của thị trường hồng, vải cho thấy giống là khâu đầu
tiên quan trọng cho sản xuất hàng hóa. Khi đã có giống tốt cho sản xuất thì
giống đó phải được phổ biến trong sản xuất với độ đồng đều về hình thái, đặc
tính sinh lý, sinh hóa để có chất lượng và năng suất cao, ổn định phù hợp với
nhu cầu của người sử dụng và xuất khẩu. Đồng thời sự đồng đều của quần thể
cho phép áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa. Tuyển chọn


10
cây mẹ ưu tú với cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng là điều tra, phát
hiện và xác định những cá thể ưu tú có những đặc điểm tốt về năng suất và phẩm
chất trong quần thể các giống địa phương. Công tác tuyển chọn cây mẹ ưu tú đã
mang lại kết quả rất khả quan trong nghiên cứu cây ăn quả ở nước ta những năm
gần đây như xoài, vải, cam, quýt, bưởi, chôm chôm, măng cụt... Cây ưu tú là
nguồn cây mẹ tốt nhất để nhân giống vô tính phục vụ sản xuất đại trà. Xuất phát
từ những luận cứ trên, việc điều tra, nghiên cứu đặc tính nông - sinh học để chọn
những dòng, giống tốt ở địa phương, đồng thời tiến hành nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống vô tính hợp lý để phổ biến những dòng, giống hồng ưu tú cho sản

xuất cây ăn quả ở Bắc Giang là một điều hết sức quan trọng.
2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cây ăn quả
Ghép là một hình thức nhân giống vô tính trong đó người ta cắt một bộ
phận từ các cơ quan sinh dưỡng của cây như mầm cành, chồi ngủ ở nách lá,
đoạn cành, đỉnh sinh trưởng, để ghép lên một thân cây khác, có thể cùng loài,
cùng giống, hoặc khác loài, để tạo thành một cá thể mới hoàn chỉnh, sống độc
lập với cơ thể mẹ, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, có tính chống chịu tốt với các điều kiện sinh thái môi
trường bất lợi cũng như đối với sâu và bệnh hại.
Kỹ thuật ghép ra đời bắt nguồn từ hiện tượng liền lại của các cây sống
tự nhiên gần nhau do va chạm và ép sát với nhau trong một thời gian dài. Về
sau này, kỹ thuật ghép được phát triển mạnh trong công tác nhân giống vô
tính các loài cây trồng, trước hết là các cây thân gỗ. Kỹ thuật ghép được dựa
trên cơ sở nghiên cứu giải phẫu thực vật và phép phân loại thực vật; sự nghiên
cứu về cấu trúc tượng tầng và các quá trình hoạt động của tượng tầng, dưới
ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái môi trường. Kỹ thuật ghép càng phát
triển mạnh mẽ và đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác giống cây
trồng nông nghiệp. Sự phát triển của khoa học, hóa học trong nông nghiệp,


11
công nghệ chất dẻo, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật và di truyền học
thực vật đã ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của kỹ thuật ghép cây.
Hiện nay có thể ghép trong ống nghiệm (vi ghép) để tạo cây sạch bệnh [60].
Các lý thuyết về ghép cây đều khẳng định: để ghép thành công cây
trồng phải có quan hệ họ hàng gần gũi, và trong khi ghép, bắt buộc các lớp
tượng tầng của gốc ghép và cành ghép phải tiếp xúc với nhau. Để tạo điều
kiện cho quá trình mắt ghép và cành ghép liền lại thì các lớp tế bào tượng
tầng phải phát triển xen kẽ vào nhau. Và như vậy, sự hoạt động của các lớp tế
bào tượng tầng phải đồng pha. Ngoài kỹ thuật ghép, điều kiện sinh thái môi

trường, sức sinh trưởng và hình thái của cây cũng là những yếu tố quyết định
đến khả năng ghép sống.
Giữa gốc ghép và cành ghép có sức hợp sinh học do có quan hệ ảnh
huởng qua lại với nhau và do đó cũng có hiện tượng bất hợp giữa gốc ghép và
cành ghép. Sức hợp sinh học có thể xảy ra không chỉ trong cùng loài, hay trong
cùng một giống (variety) mà cũng có thể đạt được khi ghép các cây khác nhau
cả về bộ và họ thực vật. Phân loại thực vật dựa trên cấu trúc của các cơ quan
sinh sản trong khi ghép cây lại chỉ sử dụng các cơ quan sinh dưỡng. Vậy sức
hợp sinh học chỉ xảy ra trong trường hợp các cơ quan sinh dưỡng của gốc ghép
và cành ghép giống nhau về cấu trúc và hình thái. Điều quan trọng hơn là phải
đồng nhất về thành phần sinh hóa của nhựa luyện. Các loài cây thân gỗ nói
chung và các loài cây ăn quả thân gỗ nói riêng đều tuân theo quy luật sinh
trưởng, đó là: nhờ có mô phân sinh, các tế bào ở đỉnh sinh trưởng sinh sôi rất
nhanh giúp cho cây tăng trưởng về chiều cao, những mô phân sinh bên giúp
cho cây tăng lên về chiều ngang nghĩa là tăng về đường kính.
Giải phẫu theo lát cắt ngang của cây thân gỗ, ta thấy gồm 3 phần chính:
phần trong cùng là các bó mạch tế bào gỗ (libe), làm nhiệm vụ giữ cho cây
vững chắc, thẳng đứng theo tính hướng dương của thực vật, đồng thời đảm


12
bảo vận chuyển nước, muối khoáng, dòng nhựa luyện lên lá và những phần vỏ
non có diệp lục phục vụ cho quang hợp. Phần ngoài cùng là lớp vỏ ngoài, đảm
nhận vận chuyển dòng nhựa luyện được tạo nên qua quá trình quang hợp ở lá
cây đi xuống thân và rễ. Phần giữa gỗ và vỏ ngoài là tượng tầng mô phân
sinh, còn gọi là lớp vỏ trong hay vỏ lụa. Phần vỏ này dính sát vào gỗ bao gồm
những tế bào vách mỏng, chứa dung dịch có khả năng phân chia và hồi phục
phần mô bị tổn thương rất nhanh. Lớp vỏ này tạo nên phần gỗ phía trong và
lớp vỏ ngoài. Lớp vỏ giữa chính là nền tảng của việc ghép thành công [71].
Ghép là những thao tác tiến hành để tiếp xúc phần tượng tầng của gốc ghép,

cành ghép hoặc mắt ghép với nhau. Trước tiên, những tế bào mô phân sinh bị
tổn thương giữa 2 mặt tiếp xúc hình thành lớp ngăn cách màu nâu. Sau đó,
các tế bào vách mỏng dưới lớp ngăn cách đó phân chia rất nhanh để hình
thành mô liên hợp giữa cành, mắt ghép và gốc ghép. Khi mô phân sinh được
hình thành thì lớp màng nâu (kết quả của quá trình ôxi hóa dòng nhựa luyện
và một số tế bào chết tạo nên) dần dần bị mất đi. Các tế bào mới được sản
sinh của cành ghép, gốc ghép liên hệ với nhau bằng những ống qua vách tế
bào hoặc bằng quá trình thẩm thấu bị động hoặc thụ động. Chất nguyên sinh
dần dần đồng hóa với nhau, từ đó chất dinh dưỡng của gốc ghép được chuyển
ngược lên cành ghép, ngược lại chất dinh dưỡng từ cành ghép chuyển về gốc.
Những tế bào mới sinh của cành ghép chịu ảnh hưởng của những tế bào bên
cạnh của gốc ghép mà phân hóa thành mô tương tự. Những tế bào mới của
cành ghép tương ứng với mạch dẫn của gốc ghép thì phân hóa thành mô tế
bào mạch dẫn... Cứ như vậy, các loại mô tế bào của cành ghép và gốc ghép có
mối tương quan tương ứng hình thành thể cộng sinh mới [37].
Cành ghép và gốc ghép có kết hợp với nhau chặt chẽ hay không là do sức
tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúng quyết định. Cành và gốc ghép
hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết


13
hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa gốc ghép và cành
ghép càng dễ dàng. Vì thế trong khi ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép
áp chặt vào gốc ghép trong một thời gian nhất định, sớm làm cho cành ghép
và gốc ghép trở thành một tổ hợp đồng nhất dựa trên khả năng cộng sinh của
hai cá thể khác nhau. Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt là nhờ gốc ghép
cung cấp nước, muối khoáng và các dinh dưỡng vi lượng khác cho các quá
trình trao đổi chất trong cây. Phần cành ghép được duy trì trên mặt đất tạo nên
khung tán và bộ lá đóng vai trò chủ yếu trong quá trình quang hợp, tạo nên
dòng nhựa luyện nuôi cây. Lợi dụng đặc tính cộng sinh này để tạo nên một

cây ghép khỏe thì việc chọn lựa tổ hợp gốc - cành hoặc mắt ghép là hết sức
quan trọng [18], [43], [62]. Theo Vũ Công Hậu [15] mãng cầu xiêm không
trồng được ở nơi đất úng hoặc đất khô hạn nhưng khi ghép lên cây "bình bát"
thì có thể chịu được úng vì "bình bát" là loài cây chịu úng, ghép lên cây Nê
(Annona Reticulats Linn.) thì có thể trồng trên đất cạn. Những kết quả gần
đây khi ghép cam, quýt lên gốc chanh 3 lá (trifoliate lemon) có thể nâng cao
sức chống rét của cây, chịu bệnh greening và tristera.
Những nguyên tắc để ghép cành thành công đã được tổng kết nhiều
trong các công trình nghiên cứu đã công bố. Tóm lại, yếu tố quan trọng nhất
cho việc ghép thành công là gốc ghép và cành hoặc mắt ghép phải gần nhau
về mặt di truyền, nghĩa là có cấu trúc, tổ chức mô tế bào và thành phần dòng
nhựa luyện tương đối giống nhau. Hai tổ chức mô tế bào có cấu trúc tương
đối giống nhau sẽ giúp cho sự tiếp hợp tốt hơn, chặt chẽ hơn, việc ghép khó
hơn so với những cây trồng khác bởi vì cây nhiều nhựa mủ (dòng nhựa
luyện), trong thành phần có chứa các hợp chất nhân quinol. Các hợp chất này
ức chế khả năng tiếp hợp của gốc và cành ghép. Hơn nữa, nhựa mủ khi gặp
không khí rất nhanh bị oxy hóa tạo thành các hợp chất màu nâu hoặc bay hơi
nước trở thành dạng keo khô dính. Các chất này phá hủy hoặc bịt kín các tế


14
bào phần ngoài của cành hoặc mắt ghép vừa được cắt lộ ra, ngăn cản quá trình
tiếp hợp. Bởi vậy, đối với cây nhiều nhựa mủ, thao tác ghép phải tiến hành rất
nhanh, phải chọn thời điểm ghép sao cho hàm lượng nhựa trong cây lúc này ít
nhất [18], [43], [66].
Với những cây ngủ đông, việc ghép đôi khi tốn nhiều thời gian hơn.
Các cây nghỉ đông vào những thời điểm nhất định thì hàm lượng các chất
ức chế sinh trưởng tăng cao, các chất này ít nhiều ảnh hưởng đến quá
trình tiếp hợp, đặc biệt là thời gian nẩy mầm của mắt ghép. Thời vụ ghép
rất quan trọng, nếu ghép vào trước hoặc đầu thời kỳ ngủ nghỉ sẽ kéo dài

thời gian nẩy mầm của cành hoặc mắt ghép, tỷ lệ sống thấp, tăng chi phí chăm
sóc không cần thiết [18], [71].
Quan hệ qua lại giữa gốc ghép và cành ghép là sâu sắc và toàn diện trên
mọi quá trình sinh lý của cây nhưng không thay đổi tính di truyền của nhau.
Điều này có nghĩa là: gốc ghép và cành ghép độc lập về mặt di truyền. Cành
ghép sao chép đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ cần nhân giống. Sự tác
động qua lại giữa gốc và cành ghép sẽ làm cho cành ghép chịu ít nhiều ảnh
hưởng của gốc ghép như tuổi thọ, quá trình phân hóa, hoa sớm hay muộn,
sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chịu hạn, chịu úng, năng suất và phẩm chất...
Tuy nhiên sự tác động này không di truyền lại cho thế hệ sau. Gốc ghép càng
khỏe, càng thích ứng với điều kiện sinh thái địa phương và tiếp hợp tốt với
cành hoặc mắt ghép sẽ cho cá thể ghép có tuổi thọ và sản lượng cao. Đôi khi
ta gặp trường hợp sau khi ghép, cây ghép thay đổi nhiều về hình thái bên
ngoài như lá, hình dạng và chất lượng quả, nhất là ở vùng lạnh, với kiểu ghép
mắt. Hiện tượng này là do quá trình đột biến tự nhiên của mắt ghép dưới tác
động của các yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác động tương hỗ giữa
gốc và cành hoặc mắt ghép tạo nên [62].


15
2.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cải tạo
Theo lý luận về thuyết phát dục giai đoạn thì các vị trí của cành trên cây
có trình độ phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc phía trên ngọn của cây
thường có trình độ phát dục già, chóng ra hoa kết quả, khả năng sinh trưởng
dinh dưỡng yếu.
Sau một thời gian nhất định những phần có tuổi phát dục già sẽ ra hoa kết
quả kém, cho nên trong sản xuất cây ăn quả trước đây khi thấy cây già cỗi, hiệu
quả kinh tế kém người ta thường đốn thấp xuống để các mầm phía dưới phát
triển, vì những mầm này được phát dục trên những cành có độ phát dục non, nên
có sức sống khoẻ, sinh trưởng mạnh. Trong quá trình thực hiện như vậy người ta

thấy tồn tại các nhược điểm như cây phải mất 1 đến 2 vụ quả và căn bản giống
vẫn dự nguyên của cây gốc. Do vậy, người ta dựa trên cơ sở khoa học của việc
ghép cây ăn quả đã nghiên cứu và cải tiến thành kỹ thuật ghép cải tạo một số
giống cây ăn quả không đúng giống, cho hiệu quả kinh tế thấp. Ưu điểm chính của
phương pháp này là sử dụng ngày cây giống đó làm gốc ghép nên không mất công
chặt bỏ và cây sau ghép cải tạo sẽ cho giống mới sớm cho quả. Tuỳ theo tuổi và
độ lớn của cây giống định ghép cải tạo mà ghép trực tiếp để thay tán hoặc cưa đốn
rồi ghép trên chồi mới bật. Cho đến nay một số mô hình ghép chuyển đổi giống
nhãn, giống vải chính vụ ghép trên gốc vải chua ở các tỉnh Hoà Bình, Hưng Yên,
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh và chuyển đổi giống xoài ở các vùng
trồng xoài Yên Minh, Yên Châu…Biện pháp ghép cải tạo cây ăn quả hiện nay
mới đi vào nghiên cứu chưa hoàn thiện [6], [31].
2.1.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông- sinh học của cây hồng
Cây hồng là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều
kiện ngoại cảnh và các ảnh hưởng đó sẽ được phản ánh ra trên bản thân của
cây bằng những biểu hiện của sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất
và phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một đời của cây


×