Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp quản lí đồ dùng học tập trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.46 KB, 26 trang )

1. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị
quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay
ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn phải chú ý đến xây dựng cơ sở vật chất –
Thiết bị dạy học (CSVC – TBDH) cho các nhà trường.
Tầm quan trọng của Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học (CSVC – TBDH)
ở cơ sở giáo dục nói chung, ở trường tiểu học nói riêng được khẳng định từ
Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc, đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ
và Bộ giáo dục&đào tạo như: Quyết định 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02
tháng 04 năm 2007 ban hành điều lệ trường phổ thông; công văn số
4381/QĐ-BGD&ĐT - CSVCTBDH, ngày 06/07/2011; Quyết định: số
32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 về quy chế công nhận trường tiểu học
(TH) đạt chuẩn quốc gia… đã khẳng định CSVC – TBDH là phương tiện lao
động của các nhà giáo và học sinh, là một quá trình thiết yếu để tiến hành
quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường, thiếu điều kiện này thì quá
trình đó diễn ra dở dang không thể hoàn thiện. Nghị quyết 40/2000/QH10,
ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X đã nêu “Đổi mới nội dung chương
trình, SGK, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng
cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học…”.
CSVC – TBDH là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp
dạy học mới, nó là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là


thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học bởi không thể
nói đến giáo dục toàn diện một khi không có CSVC – TBDH trường học.
Ở trường tiểu học Hoằng Ngọc CSVC – TBDH chưa thực sự đảm bảo
yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời kì CNH – HĐH. Bên cạnh đó,
nhà trường còn thiếu cán bộ chuyên trách, công tác quản lí CSVC – TBDH
của lãnh đạo nhà trường và kỹ năng sử dụng CSVC – TBDH của giáo viên và
học sinh còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải
đổi mới công tác quản lí CSVC – TBDH theo quan điểm hiệu quả.
Từ những lí do cơ bản đã nêu ở trên, bản thân em đã mạnh dạn chọn chủ
đề tiểu luận “Biện pháp quản lí Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Hoằng Ngọc – Hoằng Hóa –
Thanh Hóa”.
1


2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG CSVC – TBDH
2.1. Tình hình chung của nhà trường.
Quá trình thành lập và phát triển của trường Tiểu học Hoằng Ngọc;
Xã Hoằng Ngọc là một xã ven biển của huyện Hoằng Hóa với tổng diện
tích tự nhiên là 589,09 ha được chia thành 9 thôn dân cư sinh sống tập trung với
tổng dân số là 7250 người, 100% dân số là người dân tộc kinh và chủ yếu sinh
sống bằng nghề thuần nông. Trường Tiểu học Hoằng Ngọc được thành lập theo
quyết định số 02/QĐ – UBND - Ngày 25/ 9/ 1991 của chủ tịch UBND huyện
Hoằng Hóa do tách trường: PTCS cấp 1, 2 Hoằng Ngọc. Trường đóng trên địa
bàn 8 xã vùng biển của huyện Hoằng Hóa nhưng chủ yếu sản xuất nông
nghiệp là chính, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế,
các trang thiết bị dạy học còn thiếu và hư hỏng nhiều, nhiều trang thiết bị đã
cũ và lạc hậu, không đáp ứng được chương trình đổi mới sách giáo khoa và
đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác đội ngũ giáo viên phần lớn chưa có
kinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng CSVC – TBDH, đặc biệt là kỹ

năng sử dụng thiết bị dạy học. Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách có
nghiệp vụ về công tác quản lí thiết bị dạy học.
Trải qua quá trình phát triển, được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và
đào tạo Hoằng Hóa và sự đầu tư về cơ sở vật chất của chính quyền địa
phương, đến nay nhà trường đã đảm bảo tỉ lệ phòng học văn hóa: 1 phòng
học/ 1 lớp. Năm học 2014 – 2015, nhà trường có 14 lớp với 407 học sinh, đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 22 người. Trong đó: Cán bộ quản lí 03
người. Giáo viên 17 người (15 GV văn hóa, 02 GV bộ môn), nhân viên 2
người.
Mặc dù nhà trường còn những khó khăn nhưng tập thể hội đồng sư
phạm nhà trường và học sinh luôn đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt các
nhiệm vụ giáo dục, nhà trường có chất lượng giáo dục đứng vào tốp đầu của
vùng biển Hoằng Hóa. Nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến
cấp tỉnh. Năm học 2003 - 2004 nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng
Bằng khen. Năm học 2011- 2012 nhà trường được Chủ tịch nước Tặng Huân
chương Lao động hạng Ba.
Nhà trường đã tạo được lòng tin với nhân dân và chính quyền địa phương,
tạo được sự tin tưởng và quan tâm của Phòng giáo dục & đào tạo Hoằng Hóa,
của Sở giáo dục & đào tạo Thanh Hóa. Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học đang
từng bước được tu sửa, bổ sung và nâng cấp…
2.2. Thực trạng quản lí và sử dụng CSVC – TBDH ở trường Tiểu học
Hoằng Ngọc – Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
Trong những năm gần đây trường Tiểu học Hoằng Ngọc luôn nỗ lực, cố gắng
vận động và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của cấp trên để tăng
cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho nhà trường. Mặt khác, với sự năng động
của đội ngũ cán bộ quản lý, hội đồng sư phạm nhà trường, sự ủng hộ nhiệt thành của
hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã xây dựng được một CSVC và mua sắm trang
thiết bị với số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát triển nhà trường trong
2



thời kỳ CNH – HĐH thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa thực sự đáp ứng nhu
cầu của thực tế giảng dạy hiện nay.
Ban giám hiệu nhà trường tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá; xếp loại
phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học theo công văn số 5737 và trong
năm học 2014-2015 thực hiện theo thông tư 30; tăng cường giáo dục đạo đức,
giáo dục kỹ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo triển khai hiệu
quả mô hình trường tiểu học mới (VNEN); đổi mới đồng bộ phương pháp dạy,
phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình
mới ở những nơi có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
đề án ngoại ngữ quốc gia 2020; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; đầy mạnh xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2, tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục; Đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và quản lý.
Nhà trường được trang bị sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị phục vụ
dạy - học cho Giáo viên và học sinh khá đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường
đang gặp phải một số khó khăn về điều kiện CSVC – TBDH là :
- Việc quản lý sử dụng CSVC – TBDH chưa thật hiệu quả: GV chưa thường
xuyên sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học cho các tiết dạy ở phân môn. Việc bảo quản
TBDH chưa tốt do phòng chứa chưa đủ diện tích, tủ đựng sách báo còn ít nên việc
bày sách, báo, truyện chưa khoa học; các loại sách chưa phong phú về nội dung
và chưa đầy đủ, ít sách tham khảo và tài liệu tra cứu; các loại sách học sinh, báo
về chính trị còn ít.
- Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, thiết bị còn hạn chế; cán bộ thư
viện, thiết bị chưa được đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ công tác thư viện,

thiết bị, ảnh hưởng không ít đến quá trình hoạt động. Một số giáo viên năng lực
còn hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong vận dụng đổi mới phương pháp dạy
học.
- Thiết bị dạy học được cấp từ những năm 2004, do thời gian sử dụng quá
lâu một số thiết bị đã bị cũ và hỏng, thiếu tính chính xác, không còn sử dụng
được như: compa, cân 2 đĩa, mô hình kĩ thuật điện, mô hình trái đất quay quanh
mặt trời, tranh ảnh…
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tương đối đầy đủ, song một số đã
cũ, rách như: sách hướng dẫn giảng dạy, sách bồi dưỡng cho giáo viên…
- Kinh phí tự mua sắm tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học còn hạn chế.

3


2.3 Cơ sở vật chất, thiết bị hiện có.
Bảng thống kê
CƠ SƠ VẬT CHẤT – THIẾT BỊ DẠY HỌC HIỆN CÓ
Năm học 2014 – 2015
TT

DANH MỤC

CẦN BỔ
SUNG

ĐƠN VỊ
M2

I. CƠ SỞ VẤT CHẤT
1 Tổng diện tích trường

2 Phòng học
3 Phòng học tin
4 Phòng Âm nhạc
5 Phòng học Mỹ thuật
6 Thư viện
7 Thiết bị
8 Phòng giám hiệu
9 Văn phòng
10 Phòng Truyền Thống
11 Phòng Đoàn – Đội
12 Phòng Y tế
13 Kho thiết bị
14 Nhà vệ sinh
15 Nhà để xe
16 Nhà bảo vệ
17 Phòng chờ
II. THIẾT BỊ.
1 Số loại sách dùng chung
2 Máy tính để bàn
3 Máy tính xách tay
4 TBDH tối thiểu

5
6
7
8
9
10

Sân chơi, bãi tập

Ti vi
Cát sét
Đầu video
Máy chiếu
Màn chiếu

1
15
01
01
0
01
01
2
1
0
1
1
0
3
01
1
0
4550 bản
17 bộ
3 cái
200 bộ
K1:40 bộ
K2:40 bộ
K3:46 bộ

K4:38 bộ
K5:36 bộ
01 sân
03
0
01
3 cái
01 cái

8060
720
48
48
42
42
28
22,5
12
12

1 phòng
1 phòng
1 phòng
Mở rộng
Mở rộng
Mở rộng
Mở rộng
1 phòng
1 phòng
Mở rộng

1 kho

GHI
CHÚ
m2/hs
19,8
1.75
0.117
0.102

45
136
16
1 phòng
1000 bản
13 bộ
01 cái
Bổ sung
hàng năm

2000

01 sân
01 cái
03 cái
02 cái
15 cái
15 cái
4



11
12

Máy Phô tô
Mạng Internet

13

Bộ phát Wifi
II.

1
2

3

CÁC THIẾT BỊ KHÁC
Thiết bị thể dục
Máy lọc nước
Quạt trần
Quạt treo tường
Quạt cây
Bàn ghế HS

02 cái
01
đường
truyền
01 bộ

300Mbps

01 cái
01 đường
truyền
cáp quang
01 bộ
600 Mbps

30 bộ
01 bộ
39 cái
7 cái
02 cái
210 bộ

Bổ sung
Bổ sung

Bổ sung
hàng năm
2.4. Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch mua sắm CSVC, TB:
Hàng năm ngay từ đầu năm học, nhà trường ra quyết định thành lập Ban
kiểm kê tài sản, thành phần gồm: Ban giám hiệu, chủ tịch Công đoàn, Thanh
tra nhân dân, Kế toán, cán bộ thư viện – thiết bị, một số giáo viên hiểu biết về
thiết bị dạy học.
Tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị
thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, HT nhà trường
cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị UBND xã
cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền của UBND xã.

Sau kiểm kê, căn cứ số lượng tài sản, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy
học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nhu cầu của năm học
mới, nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy
học và các phương tiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
trường.
Kết quả kiểm kê như sau:
Số lượng
Số lượng
Tình trạng CSVC
TT
Danh mục
được cấp
sau khi
– TBDH
và mua
kiểm kê
Sử dụng
Hỏng
được
1
Bảng từ
17 chiếc
17 chiếc
17 chiếc
0
2
Bàn ghế HS
210 bộ
210 bộ
200 bộ

10 bộ
3
Sách GK
2980
2980 quyển
2980
quyển
quyển
4
Sách GV
125 quyển
125 quyển
125
quyển
5
Sách tham khảo
745 quyển
745 quyển
720
quyển
6
Tạp chí – các loại 700 quyển
700 quyển
700
sách khác
quyển
5


7

8
9
10
11
12
13
14
15
16

Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy chiếu
Thiết bị dạy học tối
thiểu
Ti vi
Âm li
Loa
Đầu DVD
Máy photo
Bàn ghế văn phòng

17 bộ
04 chiếc
03 chiếc
435 bộ

17 bộ
04 chiếc
03 chiếc

435 bộ

15 bộ
04 chiếc
03 chiếc
390 bộ

02 chiếc
02 chiếc
07 chiếc
01 chiếc
02 chiếc
03 bộ

02 chiếc
02 chiếc
07 chiếc
01 chiếc
02 chiếc
03 bộ

02 chiếc
01 chiếc
02 chiếc
01 chiếc
01 chiếc
02 bộ

02 bộ
45 bộ

01 chiếc
05 chiếc
01 chiếc
01 bộ

2.5 Công tác sử dụng CSVC, TB:
Để mỗi giờ học đạt hiệu quả cao thì trong mỗi tiết dạy phải sử dụng thiết
bị, đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, muốn việc sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy
học có chất lượng thì mỗi giáo viên phải tích cực sử dụng đồ dùng – thiết bị
bị dạy học và phải trau dồi nâng cao kỹ năng sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy
học. Mặt khác, trường Tiểu học Hoằng Ngọc đã có những biện pháp cụ thể
như: lập kế hoạch, kiểm tra đột xuất, thanh tra chuyên môn, việc đánh giá giờ
dạy của giáo viên được dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí sử dụng
thiết bị và đồ dùng dạy học.
Tuy nhiên đội ngũ nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm của nhà
trường còn thiếu kinh nghiệm chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ
nên phần nào hạn chế trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học.
Nhiều thiết bị đã cũ và hư hỏng, số lượng thiết bị cấp phát còn thiếu,
chất lượng TBDH chưa đảm bảo. Giáo viên sử dụng TBDH vào công tác
giảng dạy chưa thường xuyên, chưa đúng quy định, còn hình thức. Một bộ
phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trong của ĐD – TBDH khi
lên lớp. Đa số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trong giảng dạy, đặc biệt là
ứng dụng công nghệ thông tin dẫn đến việc sử dụng CSVC – TBDH chưa có
hiệu quả cao, chưa thành thói quen.
2.6. Huy động nguồn lực để mua sắm, bổ sung CSVC – TBDH.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước để đảm bảo CSVC – TBDH phục vụ
cho công tác dạy và học, ngay từ cuối năm học cũ chuẩn bị sang năm học
mới, nhà trường đã lập tờ trình báo cáo với chính quyền địa phương hỗ trợ
kinh phí để tu sửa, nâng cấp hệ thống đường điện trong lớp học, sửa chữa lại
các bàn ghế đã bị hỏng, sửa lại mái 03 phòng học cấp 4, tu sửa làm lại các

cửa sổ lớp học, các công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh… Bên cạnh
đó nhà trường cũng vận động, tranh thủ sự ủng hộ tối đa của phụ huynh học
sinh để làm thêm nhà xe cho học sinh, cải tạo bồn hoa. Dự án trường học mới
Việt Nam (VNEN) đã cấp cho 01 máy photo, 01 máy tính để bàn, 01 máy in,
01 laptop, 01 máy chiếu, 01 tivi LCD và 01 máy quay CAMERA.
6


2.7. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng
cao chất lượng quản lí và sử dụng CSVC – TBDH.
a. Điểm mạnh:
Ban giám hiệu nhà
trường tích cực quản lí,
chỉ đạo, động viên,
khuyến khích cán bộ giáo viên khai thác, sử
dụng ĐD-TBDH hiện có
góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà
trường.
100% giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn, có
năng lực sư phạm tốt, có
kiến thức, kỹ năng và tinh
thần trách nhiệm với nghề.
Một số TBDH được
cấp theo dự án đổi mới
giáo dục nên có tính khoa
học, thẩm mỹ, tính đa
dạng, khá đồng bộ theo
tiêu chuẩn kĩ thuật.

c. Thuận lợi:
Với những điểm mạnh
nêu trên là cơ sở để việc
quản lí và sử dụng có hiệu
quả CSVC - TBDH
Bên cạnh đó lại có sự
ủng hộ nhiệt tình của
chính quyền địa phương,
của Hội cha mẹ học sinh
và sự quan tâm chỉ đạo
của cấp trên nên hàng năm
nhà trường có nguồn kinh
phí để mua sắm TBDH, tu
sửa nâng cấp CSVC.

b. Điểm yếu:
- Nhiều giáo viên sử dụng ĐD – TBDH chưa
thực hiệu quả, còn mang tính hình thức. Một bộ
phận giáo viên ngại sử dụng, một phần do chưa
chú trọng đến việc sử dụng ĐD – TBDH.
Độ tuổi học sinh nhỏ, hiếu động, các kỹ năng
thao tác còn hạn chế nên việc bảo quản CSVC –
TBDH chưa thực sự tốt, gây trở ngại cho giáo
viên khi sử dụng TBDH trên lớp.
TBDH được cấp chưa đảm bảo về số lượng,
chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, chất liệu chưa
tốt, độ bền thấp.
Đồ dùng dạy học tự làm còn ít, giá trị sử
dụng không cao.


d. Khó khăn:
Những hạn chế của tập thể giáo viên về sử
dụng ĐD–TBDH và những hạn chế về CSVC–
TBDH là trở ngại lớn cho công tác đổi mới
PPDH, đổi mới công tác quản lý ở trường Tiểu
học Hoằng Ngọc.
Nhiều phòng học xuống cấp, thiếu các phòng
học bộ môn như phòng học Mỹ thuật, Tiếng
Anh, chưa có nhà đa năng. Phòng máy vi tính
chưa đúng quy cách, rất khó khăn trong giờ
thực hành và bảo quản thiết bị. Phòng thư viện
và phòng để thiết bị dạy học diện tích chật hẹp.
Bố trí các công trình chưa thật hợp lý.
Kinh tế địa phương còn khó khăn, nhân dân
chủ yếu làm nghề nông nên đời sống nhân dân
thấp, tỷ lệ hộ gia đình nghèo và cận nghèo cao.
Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của nhà
trường và ảnh hưởng đến công tác XHHGD.
Khuôn viên nhà trường chưa được quy hoạch
một cách gọn gàng, ranh giới chưa rõ nét nên
việc quy hoạch sân bãi GDTC còn khó khăn.
7


2.8. Một số kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong
đổi mới và nâng cao chất lượng và quản lí sử dụng CSVC – TBDH.
2.8.1. Một số kết quả đạt được.
- Công tác bảo quản:
ĐD – TBDH được sắp xếp gọn gàng, khoa học, dễ tìm, dễ lấy, phân loại
theo từng khối lớp, từng môn học, được vệ sinh thường xuyên. Các tiết học có

sử dụng ĐD – TBDH được lưu trong nhật kí sử dụng TB và theo dõi cụ thể
CSVC bảo đảm an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát, hư hỏng lớn.
- Công tác quản lí sử dụng:
Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập
huấn về sử dụng TBDH do cụm, Phòng giáo dục tổ chức. Đồng thời chọn
những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi tập huấn cho toàn trường. Ban
Giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa việc sử dụng TBDH vào nội dung
sinh hoạt CM của tổ, nhờ vậy đã có nhiều giáo viên sử dụng thành thạo
TBDH trong các giờ lên lớp.
Các giáo viên phải theo dõi thường xuyên và ghi đầy đủ các TBDH vào
lịch báo giảng trong từng tiết dạy.
Thực tế kiểm tra theo dõi cho thấy việc sử dụng TBDH của GV ở các
môn, các tiết học đều khớp với lịch báo giảng và sử dụng theo phân phối
chương trình của Bộ GD – ĐT. Điều đó thực sự đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường.
Các công trình đều được sử dụng đúng chức năng, không lãng phí,
không chồng chéo, những hư hỏng về CSVC đã được sữa chữa kịp thời.
- Công tác quản lí mua sắm, bổ sung, nâng cấp CSVC – TBDH:
Ngay từ đầu các năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học và nhu cầu về
CSVC – TBDH phục vụ nhiệm vụ năm học, ban lãnh đạo nhà trường phối
hợp với Thường thực hội cha mẹ học sinh tuyên truyền, vận động phụ huynh
học sinh tự nguyện đóng góp kinh phí nhằm góp phần sửa chữa, mua sắm, bổ
sung CSVC – TBDH phục vụ lợi ích trực tiếp cho người học, đã huy động
được 60.000.000 ( sáu mươi triệu đồng). Nguồn kinh phí huy động được sử
dụng đúng mục đích, có hiệu quả và thiết thực dưới sự giám sát chặt chẽ của
cơ quan quản lý tài chính nhà nước, ban đại diện cha mẹ học sinh.
*. Nguyên nhân đạt được:
Nâng cao nhận thức của cán bộ - giáo viên về sự cần thiết của ĐD –
TBDH trong mỗi giờ dạy. Vì vậy giáo viên đã tích cực sử dụng TBDH hơn và
chất lượng giáo dục tăng lên đáng kể. Giáo viên và học sinh cũng có ý thức

hơn nhiều trong việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TBDH.
Nhà trường và Hội phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các
ban ngành đoàn thể có sự phối hợp với nhau có hiệu quả.
Biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp
với thực tế nhiệm vụ của từng năm học.
2.8.2. Một số tồn tại:
8


Cơ sở vật chất, ĐD – TBDH còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ. Tuổi thọ
còn thấp và xuống cấp rất nhiều, đặc biệt là các lớp học. Diện tích sân chơi,
bãi tập chưa đảm bảo. Một số phòng học không đúng tiêu chuẩn.
Một bộ phận giáo viên có tâm lý ngại khó, ít va chạm, cập nhật về kiến
thức và kĩ năng chưa tốt nên việc tiếp cận những phương tiện kỹ thuật mới
hiện đại chưa đạt yêu cầu dẫn đến nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử dụng
TBDH, còn hiện tượng dạy chay, kết quả giờ dạy thấp.
Nhân viên phụ trách không được đào tạo chính thống về nhiệm vụ quản
lý thư viện thiết bị nên việc bảo quản chưa thực sự khoa học khi sắp xếp
TBDH làm trở ngại, mất thời gian của giáo viên khi mượn đồ dùng cho tiết
dạy.
Việc tranh thủ nguồn kinh phí nhà nước chưa kịp thời, công tác xã hội
hóa chưa thực sự tốt nên nguồn kinh phí hàng năm còn rất khiêm tốn.
*Nguyên nhân tồn tại:
Nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Chưa phát huy được tinh thần tham gia
công tác giáo dục của toàn xã hội. Kinh phí dành cho đầu tư xây dựng CSVC
– TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH hàng năm chưa
thường xuyên, giáo viên còn luân chuyển nhiều.
2.9. Một số vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lý và sử dụng
CSVC - TBDH:

Căn cứ những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quản lý, sử
dụng CSVC – TBDH ở trường Tiểu học Hoằng Ngọc, chúng tôi nhận thấy có
5 vấn đề cấp thiết cần giải quyết là:
Tăng cường CSVC, tu sửa, bổ sung phòng học. Xây thêm các phòng học
bộ môn, phòng học chức năng.
Quy hoạch tổng thể lại khuôn viên, khu hiệu bộ, sân chơi bãi tập, bồn
hoa, cây cảnh.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng
sử dụng cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Cần quản lý, khai thác
và bảo quản CSVC – TBDH một cách khoa học hơn.
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, hành chính – văn phòng phải thống nhất
trong mọi hoạt động và kế hoạch đề ra.
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên chuyên trách
thiết bị, thư viện.
Ban giám hiệu tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương
ra những nghị quyết, chương trình hành động về công tác giáo dục trên địa
bàn toàn xã. Đặc biệt là với cấp tiểu học (THCS và Mầm non vừa hoàn thiện
xong CSVC trường chuẩn quốc gia), kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời công
tác bảo quản, khai thác sử dụng CSVC – TBDH, uốn nắn động viên giáo viên
– nhân viên thực hiện nghiêm túc và tuyên dương những người làm tốt công
tác bảo quản, sử dụng CSVC – TBDH.
9


3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC – TBDH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HOẰNG NGỌC
3.1.Các mục tiêu cần đạt của nhà trường về CSVC – TBDH trong năm
học 2015 – 2016.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý CSVC - TBDH ở
trường tiểu học Hoằng Ngọc là : Tổ chức xây dựng hệ thống CSVC - TBDH và

tu bổ thường xuyên, Tổ chức sử dụng CSVS - TBDH trong quá trình dạy học,
Duy trì và bảo quản tốt CSVC - TBDH.
Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học tiếp thu được từ lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý giáo dục tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những kiến thức
về lập kế hoạch, kiến thức quản lý tài sản nhà trường. Xét thực tế về công tác
quản lý CSVC - TBDH của trường tiểu học Hoằng Ngọc. Em xin trình bày các
hoạt động chính của kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch năm về công tác quản lý
CSVC - TBDH ở Tiểu học Hoằng Ngọc như sau :
- Xây mới 1 dãy phòng học 2 tầng 4 phòng thay cho 3 phòng cấp 4 đã
xuống cấp nối vào dãy phòng học 2 tầng 12 phòng. Tu sửa, trát lại và quét vôi
ve toàn bộ hệ thống lớp học. Lợp mái tôn chống nóng cho dãy phòng học 2
tầng 12 phòng. Tôn thêm 15cm và đổ bê tông toàn bộ hệ thống sân chơi cho
học sinh. Mua thêm 1 máy tính xách tay. Tu sửa, mua thêm ĐD – TBDH.
Chuyển văn phòng và phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sang dãy nhà mới
có diện tích rộng hơn.
3.2.Các hoạt động dự kiến trong 2 tuần tới (2 tuần cuối tháng 6 năm 2015).
3.2.1.Các hoạt động chính;
- Tu sửa, quét vôi ve. Bảo dưỡng, bổ sung các đồ dùng, TBDH sau quá
trình kiểm kê tài sản cuối năm học 2014 – 2015.
- Dự kiến công tác bảo quản, quản lý sử dụng CSVC – TBDH năm học
2015 – 2016.
3.2.2.Kết quả đạt được của các hoạt động trên:
Hoàn thành việc tu sửa, quét vôi ve.
Có kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý sử dụng CSVC – TBDH học kì
I năm học 2015 – 2016.
3.2.3. Nguồn lực để thực hiện:
- Các kế hoạch công tác cuối năm học 2014 – 2015 của trường Tiểu học
Hoằng Ngọc, trong đó có kế hoạch quản lý CSVC – TBDH.
- Các sổ sách, biểu mẫu kiểm kê theo quy định.
- Lực lượng cán bộ (Phó hiệu trưởng, thanh tra nhân dân), nhân viên (tổ

hành chính, bảo vệ…) một số giáo viên của nhà trường.
- Tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

10


3.2.4. Kế hoạch chi tiết: ( Tuần 3 và tuần 4 tháng 06 năm 2015).
T
T

1

2

Hoạt động

Kết quả cần đạt

Thời gian

Người phụ trách

Kinh phí

- Hoàn thành việc tu
- UBND xã, PHT - Kinh phí NSX
sửa, quét vôi ve.
- Phó hiệu trưởng - Hỗ trợ kinh phí
- Kiểm kê được toàn bộ
+ CTCĐ + các lực cho hoạt động của

các điều kiện; tình trạng
lượng cán bộ GV, Ban kiểm kê tài
Tu sửa, quét vôi
cơ sở vật chất, TBDH
Tuần 3:
CNV, nhân viên sản theo quy chế
ve. Kiểm kê tài
hiện có, đã sử dụng
Từ 15/6 - phụ trách, quản lý chi tiêu nội bộ.
sản: CSVC;
trong năm học trước;
20/6/2015 TBDH, tham gia - Dự kiến kinh phí
TBDH
- Phản ánh đầy đủ
kiểm kê tài sản.
mua sắm, tu bổ
thông tin; chính xác
CSVC cho năm
theo từng loại thiết bị,
học 2015-2016.
CSVC
- Các TBDH được bố
- Tổ trưởng tổ - Trích nguồn kinh
- Bố trí, sắp xếp
trí, sắp xếp gọn gàng,
chuyên môn, cán phí hoạt động
CSVC, TBDH
dễ báo quản, dễ lấy,
bộ, nhân viên phụ thường xuyên của
vào phòng thiết bị

Tuần 4:
kiểm tra.
trách TBDH
đơn vị và kinh phí
- Kế hoạch cho
Từ 21/6 –
- Xây dựng TKB cho
- PHT, nhân viên cấp, điều chỉnh bổ
GV mượn CSVC 27/6/2015
mượn TBDH, nhật ký
phụ trách TBDH
sung từ cấp trên.
TBDH trong năm
theo dõi sử dụng
học mới.
thường xuyên.

Điều kiện/ rủi ro
- Cần bố trí đủ lực
lượng cần thiết và
thời gian cụ thể để
công tác tu sửa, quét
vôi ve và kiểm kê
CSVC được thực
hiện đúng kế hoạch.
- Điều kiện thời tiết.

- Nguồn kinh phí
hạn hẹp, không
được cấp kịp thời

dẫn đến khó mua
sắm bổ sung.
- Hệ thống tủ, giá
không đáp ứng được
nhu cầu xề sắp xếp.

11


3.2.5. Dự kiến những khó khăn, hướng khắc phục:
- Thời gian này đang nghỉ hè nên việc bố trí lực lượng và thời gian gặp
trở ngại.
- Điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến tiến độ công
việc.
- Để khắc phục những trở ngại đó, người phụ trách công việc cần động
viên các lực lượng phối hợp tham gia xác định tinh thần, trách nhiệm, vai trò
của họ với nhà trường, tham mưu với Hiệu trưởng bồi dưỡng xứng đáng.
3.3 Các hoạt động trong 3 tháng tới (Từ tháng 7 đến hết tháng 9 năm 2015).
Căn cứ vào nhiệm vụ công tác những tháng 7,8,9 của kế hoạch năm học
2015 – 2016 và các điều kiện nêu trên, bản thân tôi dự kiến tập chung chỉ đạo,
thực hiện có hiệu quả một số công tác quản lý CSVC – TBDH như sau:
3.3.1. Các hoạt động chính:
- Căn cứ kết quả kiểm kê CSVC – TBDH cuối tháng 6, lập kế hoạch tu
sửa, nâng cấp, thay thế, bổ sung… CSVC – TBDH trong 3 tháng 7,8,9 trình
hiệu trưởng duyệt.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trình hiệu trưởng, theo dõi, giám sát báo
cáo kết quả với hiệu trưởng trong 3 tháng chuẩn bị cho năm học mới.
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo quản, sử dụng và quán triệt mục
tiêu, yêu cầu sử dụng CSVC – TBDH cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Làm tờ trình về việc xây dựng CSVC, mua sắm bổ sung một số TBDH

và dự toán về CSVC, TBDH cho năm học mới trình Hiệu trưởng và chính
quyền địa phương.
3.3.2. Kết quả đạt được của các hoạt động trên:
- Công tác bảo quản, bảo vệ: Đảm bảo an toàn, không để xẩy ra hư hỏng,
mất mát do chủ quan.
- Đối với công tác thực hiện kế hoạch: Bố trí lực lượng phù hợp, hoàn
thành đúng thời gian, đạt chất lượng.
- Đối với công tác tu sửa, nâng cấp, thay thế, bổ sung… CSVC – TBDH;
Lập kế hoạch trình hiệu trưởng phê duyệt.
- Đối với công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo quản, sử dụng và
quán triệt mục tiêu, yêu cầu sử dụng CSVC – TBDH cần thực hiện ngay trong
tháng 7 năm 2015, trong các buổi họp hội đồng sư phạm và hội đồng trường.
3.3.3. Nguồn lực để thực hiện.
- Chương trình công tác của sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT, nhiệm vụ
năm học mới và các văn bản có liên quan.
- Các kế hoạch công tác năm học 2015 – 2016 của trường Tiểu học
Hoằng Ngọc, trong đó có kế hoạch Quản lý CSVC – TBDH.
- Dựa vào kết quả kiểm kê tài sản cuối năm học 2014 – 2015 và cuối
tháng 6, phân tích tình hình, thực trạng về CSVC – TBDH, xác định nội dung,
nhiệm vụ cấp thiết giải quyết trong tháng 7,8,9.
- Lực lượng cán bộ ( Phó hiệu trưởng, thanh tra nhân dân, nhân viên thư
viện, thiết bị, (tổ hành chính, bảo vệ…), một số giáo viên nhà trường.
- Tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ, kinh phí cấp.
12


3.3.4. Kế hoạch chi tiết (Tháng 7 đến hết tháng 9 năm 2015).
T
Hoạt động
Kết quả cần đạt

Thời gian
T
- Kiểm kê lại toàn bộ TBDH -Sau khi kiểm kê, nắm
dạy học trong các phòng học bắt được số TBDH hiện
bộ môn.
có và đang sử dụng, bị
- Kiểm tra sửa chữa thiết bị hư hỏng tại các phòng
điện, các phòng học, sửa học bộ môn.
chữa hư hỏng khác (nếu có). - Cán bộ TV - TBDH
- Đăng ký mua tài liệu, sách, thực hiện tốt.
giới thiệu sách mới.
-Cán bộ và GV thực
-Kê xếp, vệ sinh phòng học hiện duy trì tốt việc
Tháng 7
1 bộ môn.
mượn, sử dụng đồ dùng
năm 2015
-Tổ chức tốt chuyên đề về sử dạy học ở PHBM.
dụng phòng học bộ môn.
-Phòng học bộ môn
- Triển khai kế hoach cho được kê xếp gọn gàng
GV mượn TBDH đầu năm ngăn nắp, vệ sinh sạch
học.
sẽ. Giáo viên nắm chắc
được nội quy của
ngành, về công tác
phòng học bộ môn.
2

-Bồi dưỡng nghiệp vụ sử

dụng TBDH do phòng GD tổ
chức.
-Kê xếp, vệ sinh phòng học
bộ môn.

- 100% GV tham gia.
- Phòng học bộ môn
được kê xếp gọn gàng
ngăn nắp, vệ sinh sạch
sẽ.

Người phụ
trách
- Phó HTr
(P.trách)
-Các thành
viên
Ban
kiểm kê tài
sản.

Kinh phí

Hiệu
trưởng
thực hiện hỗ
trợ nguồn kinh
phí từ kinh phí
duy trì hoạt
động thường

xuyên trên cơ
sở kế hoạch do
-Nhân viên PHT trình theo
thiết bị thực nhu cầu thực
hiện
tế.
- Phó HT
chỉ đạo +
các
tổ
chuyên
môn.
- Phòng GD
&ĐT triển
khai.
- Phó HT,
cán bộ thiết

Nguồn kinh phí
thường xuyên
giành cho công
tác bồi dưỡng
chuyên môn,

Điều kiện/ rủi ro
-Lực lượng kiểm kê
không có đủ năng
lực để đánh giá
được mức độ hư
hỏng của các TBDH

thuộc linh kiện điện
tử, CNTT.
- Nhân viên phụ
trách TBDH không
được đào tạo chuyên
môn về TBDH mà
là người phụ trách
kiêm nhiệm.
-Những điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch
khi cần thiết.
-Phương tiện tập
huấn còn gặp nhiều
khó khăn.
-Kinh phí hạn chế,
những điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch
khi cần thiết.
13


3

- Tu sửa, nâng cấp CSVC –
TBDH theo kế hoạch đã
được trình duyệt.
- Kiểm tra giám sát việc sử
dụng và bảo quản CSVC –
TBDH phục vụ dạy học.
- Sắp xếp các đồ dùng tự

làm.
- Phân công trực ban, giữ
gìn, bảo quản tài sản nhà
trường.
- Lập kế hoạch tu sửa,
thanh lí (Nếu cần).
- Lập dự toán mua sắm
TBDH cho năm học mới và
kế hoạch tu sửa, bổ sung
CSVC cho năm học mới
trình Hiệu trưởng.
-Theo dõi, kiểm tra tiến trình
sử dụng TBDH của GV.
- Duy trì tốt HĐ dạy và học
ở các phòng học bộ môn.
-Phát động phong trào thi
đua chào mừng ngày 20/10.
-Giới thiệu các loại sách, báo
về ngày Phụ nữ Việt Nam.

-Giáo viên, học sinh
mượn thiết bị đồ dùng
dạy học cho tất cả các
môn học của học kỳ II.
-Giáo viên, học sinh sử
Tháng 8
dụng thiết bị đồ dùng
năm 2015
dạy học tốt ở các phòng
học bộ môn


- Kế hoạch và dự toán
phải chi tiết và bám sát
thực tế.
- Cán bộ TV -TB cập
nhật các thông tin.
-Cán bộ và GV thực
hiện, duy trì tốt việc
mượn và sử dụng đồ
dùng dạy học ở phòng
học bộ môn.
- GV sử dụng thiết bị
đồ dùng dạy học thành
thạo tất cả các môn.

Tháng
9/2015

bị, quản lý
phòng học
bộ môn.
-Cán bộ phụ
tách TBDH
theo dõi qua
sổ đăng ký
sử
dụng
TBDH của
giáo viên và
TCM.

- Phó HT
- Cán bộ
phụ
trách
công
tác
TBDH.
-Tổ chuyên
môn,
đội
ngũ cốt cán
đi tập huấn
về
triển
khai.
-Cán bộ thư
viện và Ban
nữ công.

bảo trì TBDH

-Tài liệu bồi dưỡng
còn gặp nhiều hạn
chế.
-Cần tránh tình
trạng đăng ký sử
dụng nhưng thực tế
lại không thực hiện.

Nguồn kinh phí

hoạt
động
thường xuyên
của đơn vị
được
giao
trong năm học.

-Kế hoạch được
triển khai tới toàn
thể đội ngũ.
- Nguồn tài liệu
được cấp phát hàng
năm.
- Những điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch
khi cần thiết.

14


3.3.5. Dự kiến những khó khăn, hướng khắc phục;
- Tài chính hạn hẹp, phụ thuộc từ kế hoạch công tác của cấp trên.
- Thời gian cuối hè có thể nắng kéo dài và mưa lớn kèm theo dông bão,
sấm sét dễ gây chập cháy điện dẫn đến hỏa hoạn.
*. Hướng khắc phục những trở ngại, khó khăn:
- BGH, người phụ trách luôn cập nhật, nắm bắt thông tin để điều chỉnh
kịp thời. Có biện pháp bảo quản TBDH đặc biệt là thiết bị ngoài trời trong
những ngày mưa bão.
- Tập huấn đội ngũ về công tác phòng cháy, chữa cháy bảo vệ tài sản

TBDH trong thư viện.
- Đàm phán, thương lượng để giải quyết tài chính, thường xuyên liên hệ
công tác với cấp trên, tìm kiếm các nguồn tài trợ, giúp đỡ.
3.4. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng một năm (Từ tháng 7 năm
2015 đến hết tháng 6 năm 2016) sau tập huấn.
Căn cứ vào CSVC, TBDH của năm học 2014 – 2015, căn cứ vào dự
đoán về nhu cầu của năm học mới 2015 – 2016, với trách nhiệm là Phó hiệu
trưởng phụ trách CSVC của nhà trường, trong thời gian này, em xin được
trình bày một số công tác dự kiến thực hiện, thông qua việc tiếp tục thực hiện
kế hoạch năm học 2014 – 2015 và dự thảo: xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực
hiện theo một bản kế hoạch 7 tháng đầu năm học 2015 – 2016 về công tác
quản lý CSVC – TBDH (trong đó thể hiện các HĐ, MT cần đạt …) như sau:
3.4.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CSVC – TBDH NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
Căn cứ điều lệ trường Tiểu học, căn cứ nghị định số 40/2008/CT –
BGDĐT, căn cứ QĐ của SGD&ĐT, Phòng GD&ĐT…V/v hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016. Căn cứ tình hình, yêu cầu về CSVC –
TBDH hiện tại và chiến lược phát triển của trường Tiểu học Hoằng Ngọc,
tình hình KT – XH địa phương. Trường Tiểu học Hoằng Ngọc lập kế hoạch
quản lí CSVC – TBDH nhà trường năm học 2015 – 2016.
3.4.1.1. Mục tiêu: (Kết quả cần đạt)
3.4.1.1.1 Mục tiêu chung:
- Xây 1 dãy phòng học 2 tầng 4 phòng. Tu sửa mái, quét vôi, thay bản lề
cửa sổ 6 phòng học của dãy phòng học 2 tầng.
- Bảo quản, bảo vệ, kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm đủ các thiết bị,
đồ dùng thiết bị dạy học, đáp ứng mọi hoạt động trong công tác dạy học.
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện
có cũng như bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời phục vụ công tác giảng dạy,

tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường.
3.4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng xong 4 phòng học mới trong tháng 01 – 2016, nghiệm thu và
đưa vào sử dụng ngay trong tháng 02 – 2016 (nguồn vốn Ngân sách xã).
15


- Lập kế hoạch tu sửa, nâng cấp, thay thế, bổ sung… CSVC – TBDH
trong 3 tháng hè trình duyệt hiệu trưởng.
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo vệ CSVC – TBDH.
- Chỉ đạo thực hiện, giám sát, đánh giá tiến trình và kết quả thực hiện kế
hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt, có hướng điều chỉnh khi cần.
- Thực hiện lập dự toán tài chính về việc xây dựng CSVC, mua sắm
TBDH.
- Xây dựng kế hoạch quản lý CSVC – TBDH cho năm học mới 2015 –
2016.
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo quản và quán triệt mục tiêu, yêu cầu
sử dụng CSVC – TBDH cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh đến thư
viện đọc sách.
- Huy động cách nguồn kinh phí từ ngân sách, các tổ chức trong và ngoài
nước, và từ nhân dân địa phương để từng bước xây dựng nhà trường khang
trang sạch đẹp và cơ bản đầy đủ CSVC – TBDH.
- Đầu tư, bổ sung thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu Projector,
máy tính, mạng internet cáp quang, mạng wireless đủ mạnh phủ sóng toàn
trường phục vụ công tác giảng dạy.
- Sử dụng phần mềm tin học để quản lý hoạt động của nhà trường nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý.
3.4.1.2. Biện pháp:
- Dựa trên kế hoạch từ đầu năm về công tác thư viện – thiết bị và căn cứ
tình hình CSVC – TBDH của năm học trước và các tháng của đầu kì I năm

học mới, với tư cách là Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, tôi tiến hành lập kế
hoạch chi tiết về quản lý, bảo vệ, bảo quản, sử dụng CSVC – TBDH trong 2
tháng hè và đầu năm học trình lên hiệu trưởng phê duyệt.
- Đầu năm 2015 – 2016 phó hiệu trưởng phụ trách CSVC căn cứ vào tình
hình thực tế của nhà trường lập kế hoạch hoạt động thư viện – thiết bị của
trường trong năm học, sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt.
- Tham mưu với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và vận
động hội phụ huynh học sinh để huy động tối đa nguồn kinh phí tăng cường
CSVC – TBDH.
- Tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đề xuất
với HT những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
- Giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình
thức như: Trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, hoạt động tập thể ngoài giờ lên
lớp, các phong trào, các buổi sinh hoạt Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng…
- Nhân viên quản lý TB – TV, Tổ chuyên môn phải có sổ theo dõi thiết
bị, sổ mượn. Định kì hàng tháng kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học trong
giảng dạy.
- Tổ chức thi thuyết minh tác dụng của đồ dùng dạy học do bộ GD&ĐT
cấp, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học cấp trường nhằm nâng cao nhận thức
của giáo viên về đồ dùng – thiết bị dạy học, khuyến khích học sinh tích cực
sử dụng có hiệu quả TBDH.
16


3.4.1.3. Kế hoạch (Hoạt động) chi tiết về quản lý CSVC – TBDH được thực hiện trong vòng một năm sau tập huấn:
Thời
Người phụ
Điều kiện/ rủi
T
Hoạt động

Kết quả cần đạt
Kinh phí
gian
trách
ro
- Tu sửa lắp bổ sung bản lề - Đảm bảo chắc chắn hệ
-Phó HTr, GV Kinh phí đảm
Tài chính hạn
cho 6 bộ cửa sổ của dãy
thống cửa và dể đóng mở
-Nhân sự liên
bảo hoạt động hẹp, phụ thuộc
phòng học 2 tầng 12
-Bố trí đầy đủ sách, tài liệu
quan
thường xuyên công tác tập
Tháng
1 phòng.
phục vụ cho hoạt động bồi
do nhà nước
huấn sử dụng
7/2016
-Bố trí CSVC phục vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
cấp.
TBDH từ cấp
dưỡng hè.
vụ trong hè.
trên.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ.
-Lao động, kiểm tra, bố trí, -Tổ chức học sinh, CB -GV

-Các bên liên
Kinh phí đảm
Lực lượng giáo
sắp xếp CSVC, TB phục vụ - CNV tham gia lao động tu
quan.
bảo hoạt động viên phải đứng
năm học mới.
bổ, sắp xếp các điều kiện
-Phó HTr, TTr thường xuyên lớp cả ngày nên
- Dự thảo, làm tờ trình về CSVC, TBDH chuẩn bị cho
CM, GVCN, tổ do nhà nước
hạn chế về lực
việc nâng cấp xây dựng năm học mới.
HC và HS.
cấp.
lượng tham gia.
CSVC, mua sắm bổ sung - Cần có sự ưu tiên ủng hộ
- BGH, Hội
- Tài chính hạn
một số TBDH và dự toán từ phía chính quyền địa Tháng CMHS.
hẹp, địa phương
2
về CSVC, TBDH cho năm phương.
8/2016
còn phải tập
học mới trình Hiệu trưởng
trung cho nhiều
và chính quyền địa phương
công trình khác
làm cơ sở huy động vốn, tu

xây dựng Nông
sửa, bổ sung CSVC-TBDH.
thôn mới.
- Theo dõi tình hình cảnh
quan môi trường.

17


3

4

-Kiểm tra chất lượng bàn
ghế, TB phòng học, bàn
giao cho lớp quản lý theo
nội quy.
-Tổng vệ sinh khu vực,
khuôn viên trường học,
phòng học, khu vực xung
quanh trường.
-Kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt
lại các hệ thống điện, đèn,
quạt… phòng làm việc,
phòng TB
-Tổ chức cho GV mượn
TBDH, thiết bị bộ môn, tập
huấn nghiệp vụ sử dụng
TBDH cho GV.
-Tham mưu huy động vốn,

nhất là từ phụ huynh.
- Giám sát công trình xây
dựng 4 phòng học.
-Kiểm tra TBDH các môn
học, nếu đề xuất mua bổ
sung.
-Tạo cơ sở dữ liệu quản lý
thiết bị, thư viện bằng phần
mềm VEMIS.
-Theo dõi việc bảo quản,

-Phản ánh được đúng tình
trạng bàn ghế, các điều kiện
CSVC khác của lớp học.
-Các lớp học được vệ sinh
sạch sẽ thường xuyên, hệ
thống điện chiếu sáng đảm
bảo quy định về ánh sách
đối với học sinh theo độ
tuổi.
-Giáo viên thường xuyên sử
dụng TBDH trong các giờ
học.
-Tham mưu với chính
quyền địa phương hội; hội
CMHS tăng cường thêm
nguồn kinh phí xã hội hóa.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ
tình hình thi công công trình
để kịp thời phản ánh với

nhà thầu.
- Kiểm tra được tình trạng
các TBDH để kịp thời sửa
chữa, bổ sung.
- Nhập các thông tin quản lý
CSVC vào phần mềm theo

Tháng
9/2015

Tháng
10/201
5

-Phó HTr,
GVCN
-Đoàn TN,
GVCN, HS.
-Phó HTr, nhân
viên HC, hợp
đồng.
-Phó HTr, TTr
CM.nhân viên
chuyên trách.
-BGH.

Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên
do nhà nước

cấp.
-Nguồn kinh
phí xã hội hóa
giáo dục do
phụ huynh học
sinh huy động
từ nhân dân.

-Tài chính hạn
hẹp. Phụ thuộc
công tác tập
huấn sử dụng
TBDH từ cấp
trên.
-Không có nhân
viên phụ trách;
có chuyên môn
về ngành điện.
-Công tác tập
huấn phụ thuộc
nhiều vào cơ
quan chủ quản…

- BGH, kế toán
hợp đồng
Kinh phí đảm
bảo hoạt động
-Phó
HT, thường xuyên
GVCN, nhân của đơn vị do

viên phụ trách. nhà nước cấp.

-Điều kiện kinh
phí rất hạn hẹp.
-Nguồn vốn huy
động xã hội hóa
ít
Nhân viên phụ
trách TBDH là
nhân viên kiêm
nhiệm nên nội
18


giao nhận thiết bị giảng
dạy, thường xuyên kiểm tra
công tác thư viện, thiết bị
về sổ sách, về bảo quản
thiết bị ( thực hiện đúng
quy định nhà trường).

5

6

- Giám sát công trình xây
dựng 4 phòng học.
- Chuẩn bị CSVC-TBDH
phục vụ thao giảng chào
mừng ngày Nhà giáo Việt

Nam 20/11.
- Quản lý sổ sách, tình trạng
CSVC nhà trường.
- Thường xuyên tổng vệ
sinh trường lớp.
- Giám sát công trình xây
dựng 4 phòng học.
- Chuyển văn phòng về
khu vực dãy nhà hướng
Tây 2 tầng 4 phòng.
-Giáo dục học sinh ý thức
giữ gìn nhà trường thông
qua các giờ sinh hoạt chủ

dõi thường xuyên; phản ánh
đún hiện trạng TBDH;
- Thường xuyên kiểm tra về
hồ sơ, sổ sách theo dõi
TBDH để kịp thời điều
chỉnh nền nếp hoạt động và
sử dụng TBDH trong nhà
trường… theo quy định.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ
-Phó HT, đoàn -Kinh phí NSX
tình hình thi công công trình
TN, nhân viên -Kinh phí đảm
để kịp thời phản ánh với
hành chính.
bảo hoạt động
nhà thầu.

-Nhân viên phụ thường xuyên
-Chuẩn bị các đồ dùng dạy
trách.
do nhà nước
Tháng
học phục vụ tốt nhất cho
-GVCN-HS
cấp.
11/2015
hoạt động thao giảng chào
các lớp
mừng 20/11.
Các khu vực trong trường
được vệ sinh sạch sẽ, gọn
gàng…
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ Tháng -UBND xã,
Kinh phí NSX
tình hình thi công công trình 12/2015 BGH
Kinh phí đảm
để kịp thời phản ánh với
-Phó HT, Đoàn bảo hoạt động
nhà thầu.
TN, công đoàn, thường xuyên
- Chuẩn bị tốt, Kiểm tra
GVCN, HS.
do nhà nước
chặt chẽ các khâu kĩ thuật,
-Phó HT,
cấp.
bố trí phòng HT, PHT và

TTCM, tổ hành
phòng hội đồng.
chính, GVCN

dung
chuyên
môn còn nhiều
hạn chế.

-Điều kiện kinh
phí rất hạn hẹp.
-Nguồn vốn huy
động xã hội hóa
ít do nhân dân
chủ yếu làm
thuần nông…
19


nhiệm, sinh hoạt đoàn, sinh
hoạt đầu tuần.
-Chuẩn bị CSVC phục vụ
kiểm tra định kỳ cuối học
kỳ I.

7

8

- Kiểm tra, nghiệm thu

công trình xây dựng 4
phòng học.
- Tôn sân trường thêm
15cm.
- Lợp mái tôn chống nóng
cho dãy phòng học 2 tầng
12 phòng.
-Lập kế hoạch phân công
kiểm kê tài sản giữa năm
học 2013 - 2014.
-Kiểm kê tài sản tăng, giảm
trong năm 2013; Báo cáo
lên cơ quan chủ quản.
-Sửa chữa hư hỏng CSVC
(nếu có)
- Nhận bàn giao 4 phòng
học mới xây dựng và đưa
vào sử dụng.
-Theo dõi việc sử dụng đồ

-Học sinh được tuyên
truyền; giáo dục về truyền
thống nhà trường trong các
giờ sinh hoạt tập thể.
-Chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện tài liệu, ấn phẩm…
phục vụ thi.
-Nghiệm thu công trình
chính xác cụ thể.
- Cả sân chính và phụ đều

phải bằng nhau tránh phân
thành 2 cấp.
- Lợp tôn vừa chống nóng
vừa chống dột do mái trước
đây xây dựng bằng Panel.
-Xây dựng kế hoạch cụ thể;
kiểm kê được các nguồn tài
sản CSVC của nhà trường
sau học kỳ I.
-Phản ánh được tình trạng
thiếu, hỏng của các TBDH
để có kế hoạch tu bổ, sửa
chữa…
-Kiểm tra được việc thực
hiện nền nếp sử dụng
TBDH của GV.
-Vệ sinh sạch sẽ các khu

Tháng
01/201
6

Tháng
02/201
6

-BGH, BTT
nhân dân, kế
toán trường.
- BGH, TT hội

phụ huynh.
-Phó HT, bộ
phận kiểm kê.
-Phó HT nhà
trường

-Kinh phí NSX
-Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên
do nhà nước
cấp;
- Kinh phí xã
hội hóa, Hội
Phụ huynh HS.

-Điều kiện kinh
phí rất hạn hẹp.
-Nguồn vốn huy
động xã hội hóa
ít do nhân dân
chủ yếu làm
thuần nông…

-BGH, UBND
xã, thành phần
liên quan.
-Phó HT, BCH

Kinh phí NSX

Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên

-HS các lớp còn
nhỏ nên việc
tham gia vệ sinh
chung còn gặp
20


dùng, thiết bị giảng dạy của
giáo viên.
-Vệ sinh khuôn viên,
trường lớp, kiểm tra lại
CSVC trước khi nghỉ tết
nguyên đán.
-Phân công trực ban, giữ
gìn, bảo quản tài sản nhà
trường trong thời gian nghỉ
Tết.
-Thường xuyên kiểm tra,
sửa chữa CSVC hư hỏng,
đảm bảo tốt cho công tác
9
dạy - học.
-Giáo dục KN sống về
phòng, tránh hỏa hoạn.
- Theo dõi tình hình cảnh
quan môi trường.

- Kiểm tra thư viện (việc
sắp xếp, bố tí, trang trí, vệ
10
sinh, sổ sách, bảo quản,
phân loại, tinh thần thái độ
làm việc…)

vực trong trường trước khi
nghỉ tết, phân công CB GV - NV trực đảm bảo an
toàn CSVC.

Kiểm tra, xác định được các
loại đồ dùng dạy học bị hư
hỏng để tu bổ; sửa chữa
thường xuyên.
-Tập huấn về kỹ năng
PCCC cho CB - GV - HS
Đảm bảo được điều kiện
môi trường sáng, xanh,
sạch, đẹp.
Sách, tài liệu được sắp xếp
khoa học, gọn gàng, dễ
mượn, dễ trả; phục vụ HS,
GV đọc sách theo đúng kế
hoạch hoạt động…
11 -Kiểm tra tình hình quản lý -Kiểm tra, phản ánh đúng
CSVC các lớp, có biện hiện trạng CSVC các lớp
pháp giải quyết những vi học, phòng TB để chấn

công đoàn,

do nhà nước nhiều khó khăn
Đoàn TN,
cấp.
trong hướng dẫn
GVCN, HS
chỉ đạo.
-BGH thành
phần liên quan.

Tháng
3/2016

Tháng
4/2016

Tháng
5/2016

-Phó HT, hợp
đồng
- BGH, GVCN

Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên
do nhà nước
cấp.

Tài chính hạn
hẹp, phụ thuộc

công tác tập
huấn từ cấp trên.

-Phó HT
-Phó HT, nhân
viên thư viện

Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên
do nhà nước
cấp.

Hệ thống giá
sách cũ, thiếu so
với nhu cầu.
Nguồn kinh phí
hạn hẹp không
đủ để mua sắm


-Phó HT, Đoàn Kinh phí đảm Việc chấn chỉnh
TN, GVCN,
bảo hoạt động nền nếp mượn
TTHS.
thường xuyên trả phải thường
21


phạm.

-Kiểm kê, CSVC -TBDH
(quan sát, trao đổi với cán
bộ phụ trách thiết bị).
-GVCN trả TBDH tại
phòng thiết bị.
- Lập, trình duyệt kế hoạch
tu sửa, nâng cấp CSVC TBDH.
-Triển khai KH: Kiểm tra
12 sửa chữa thiết bị điện các
phòng học.
- Triển khai kế hoạch bảo
quản, bảo vệ CSVC TBDH.

chỉnh công tác quản lý
CSVC của các lớp và của
nhân viên TBDH.
-Đánh giá được nền nếp
mượn, trả TBDH của GV nhân viên.
- Trình kế hoạch hoạt động
chi tiết, cụ thể để hiệu
trưởng phê duyêt.
- Triển khai kế hoạch tới
toàn thể HĐSP, cán bộ công
nhân viên.

Tháng
6/2016

-Phó HT, tổ
trưởng CN,

nhân viên thiết
bị.
-Nhân viên thiết
bị
-Phó HT
(Ptrách) +Bảo
vệ, nhân viên.
-Phó HTr
- BGH, bộ phận
sửa chữa, cung
cấp TBDH qua
hợp đồng, thanh
tra nhân dân.

do nhà nước xuyên.
cấp.
Cán bộ phụ trách
TBDH là nhân
viên
kiêm
nghiệm.
Kinh phí đảm
bảo hoạt động
thường xuyên
do nhà nước
cấp.

-Nguồn tài chính
hạn hẹp.
-Phòng bảo quản

để TBDH có
diện tích hẹp, hệ
thống tủ giá
không đầy đủ
dẫn đến khó sắp
xếp.

22


3.4.1.4. Kinh phí thực hiện kế hoạch trên;
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì CSVC – TBDH hàng
năm.
- Huy động hỗ trợ từ phụ huynh, vốn đầu tư của ngân sách xã, huyện
dành cho giáo dục hàng năm.
- Tổng khoảng 3.000.000.000 đồng.
3.4.1.5. Khó khăn, trở ngại, hướng khắc phục:
- Nguồn tài chính có thể không đạt 3.000.000.000 đồng do những
nguyên nhân khách quan.
- Một số tại họa có thể xẩy ra không lường trước.
Để khắc phục những trở ngại đó, BGH luôn cập nhật, nắm bắt thông tin,
liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, với các tổ
chức, doanh nghiệp để tranh thủ sự ủng hộ tài chính, đảm bảo kế hoạch được
thực hiện thành công.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của sự
nghiệp giáo dục là CSVC – TBDH. Vì vậy việc xây dựng, quản lý và sử dụng
CSVC – TBDH có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của hiệu trưởng mà là
trách nhiệm của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

- Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý CSVC – TBDH,
xác định công tác đó là nghệ thuật, khoa học và cả một quá trình có sự kế
thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng.
4.2 Đề xuất và kiến nghị:
- Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể tại địa phương quan
tâm hơn nữa đến công tác giáo dục và tăng cường đầu tư cho giáo dục hơn
nữa để CSVC của nhà trường khang trang hơn, đầy đủ hơn.
- Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ ngành ra các văn bản hướng dẫn chi
tiết để xây dựng và bổ sung CSVC-TBDH cho các cơ sở giáo dục. Sở
GD&ĐT tham mưu với UBND cấp tỉnh tăng cường CSVC để hoàn thiện tiêu
chí xây dựng trường chuẩn quốc gia, phòng GD&ĐT cần quan tâm, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên trách TBDH cũng như bồi dưỡng GV
đứng lớp, tham mưu với UBND các cấp bố trí đúng và đủ nhân viên chuyên
trách về TBDH cho các trường.
- Học viện quản lý giáo dục ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lý
CSVC – TBDH và các biểu mẫu quản lý, lưu trữ hồ sơ.
- Trên đây là kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý nhà trường và kết quả tiếp
thu những kiến thức sau một khóa học về quản lý giáo dục. Mặc dù em đã hết
sức cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế và
thiếu sót. Mặt khác kinh nghiệm làm quản lý của em còn ít nên bài viết này
23


chắc chắn có nhiều hạn chế. Kính mong các thầy cô thông cảm. Em xin hứa
sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi để hoàn thiện hơn.
- Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo
học viện Quản lý Giáo dục và Trung tâm giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh
Hóa đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện trong quá trình học
tập, nghiên cứu...
- Xin chân thành cảm ơn cán bộ quản lý và giáo viên trường Tiểu học

Hoằng Ngọc – Hoằng Hóa – Thanh Hóa đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Người viết tiểu luận

Lê Quang Sơn

Ý kiến nhận xét của Hiệu trưởng trường tiểu học Hoằng Ngọc:
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..………………………………………………………………

24


PHỤ LỤC
( Một số biểu mẫu làm công cụ quản lý CSVC – TBDH)
SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ THEO MÔN VÀ KHỐI LỚP (Mẫu A)
STT

Vị Trí
Giá/ tủ
Số

Tên TBDH


Dạy Tiết

1
2
PHIẾU MƯỢN TBDH
(Mẫu B)
Tên người mượn:…………………………………………..………………
Môn:………………………………………..……….Lớp………………….
Bài:…………………………………………………………………………
Ngày mượn:…………………………Tiết……………………………….
Ngày trả:………………………………………………………………….
STT
1
2

Tên TBDH

Số lượng

Kí mượn

Kí trả

………………..……..

……………………

SỔ NHẬT KÍ SỬ DỤNG TBDH
Thứ

ngày

Họ và tên
GV

Ghi chú

Lớp
(môn)

Tên TB

Dạy
tiết

(Mẫu C)

Thực

Ngày

trạng khi
mượn trả
trả
trả

PHIẾU TỔNG HỢP SỬ DỤNG VÀ HAO MÒN TB (Mẫu D)
Kỳ…………….……… Năm học: ………………..……
T
T


Môn
học

Số
lượt

% so
với

TB hao mòn
Số
Tên
Tên
lượng thiết
GV
bị

Lý do

Đồ
dùng

25


×