Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
1.Phân tích khái niệm, nguyên tắc QLMT. Liên hệ thực tế việc áp dụng các nguyên tắc ở
Việt Nam?
Khái niệm quản lí môi trường:
Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh hành vi của con
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi
trường có liên quan đến con người hướng tới sự PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên
- Tiếp cận hệ thống:Vì môi trường bao gồm nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau,
khi một yếu tố bị tác động thì các yếu tố còn lại cũng bị ảnh hưởng.
- Kĩ năng điều phối thông tin (là một kĩ năng của nhà quản lí): biết chọn lọc thông tin,
ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc trước.
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Nguyên tắc quản lí môi trường:
1. Hướng tới sự phát triển bền vững
Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. Nguyên tắc này cần được
thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách
nhà nước, ngành và địa phương.
2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong
việc quản lý môi trường.
Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy, sự ô nhiễm hay suy thoái thành
phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và
các vùng lãnh thổ khác. Vì vậy các quốc gia cần liên kết,.kết hợp với nhau bằng việc tham gia
các hiệp đinh,công ước quốc tế.
3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng
nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
Các biện pháp và công cụ liên quan môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, v.v… mỗi một loại biện pháp và công cụ
trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy cần kết hợp nhiều
biện pháp sao cho mang lại hiệu quả cao nhât.
4. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục


môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.
Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Mạt khác nếu bị ô
nhiễm thì chất ô nhiễm tràn vào môi trường,gây ảnh huwongr đến thành phần môi trường,sức
khoe cộng đồng.
5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền
Các cá nhân tổ chức phải nộp một khoản tiền khi gây tác động xấu đến môi trường.Nguyên
tắc PPP được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và
các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên
tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2….
*Liên hệ thực tế việc thực hiện các nguyên tắc đó ở VN
1/Nước ta cũng đưa ra các chiến lước về PTBV,theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị BCH
TW ĐCS VN có đặtr a mục tiêu cụ thể của công tác quản lí môi trường Việt nam là phát triển
theo nguyên tắc PTBV được Hội nghị rio-92 thông qua.
2/Việt Nam tham gia các công ước như:Công ước viên về bảo vệ tầng ozon ,nghị định thư
Kyoto.
3/ Để bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn.
trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hoá thì công cụ luật pháp và chính sách lại có các thế
mạnh riêng.
4/Theo CT 36 CT/TW của Bộ chính trị BCH TW ĐCSVN đã đưa ra các biện pháp cụ thể
trong việc khắc phục và phòng chống suy thoái,,ô nhiễm môi trường như
-Uư tiên ứng dụng công nghệ sạch ,công nghệ ít phế thải,tiêu hao ít nguyen liệu và NL.
Trang Em –ĐH2KM1


5/ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người gây ô nhiễm sẽ phải trả tiền xử lý ô nhiễm là một
trong những nguyên tắc chung về quản lý thoát nước và xử lý nước thải quy định tại Nghị
định số 80/2014/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành về thoát nước và xử lý nước
thải áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên phạm vi cả nước.
2.Trình bày hệ thống tổ chức quản lí nhà nước về môi trường ở Việt Nam? Phân tích
thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT ở Việt Nam.

* Hệ thống tổ chức quản lí nhà nước về môi trường ở Việt Nam:
Hệ thống cơ quan
Hệ thống cơ quan
có thẩm quyền chung
có thẩm quyền chuyên môn
Cấp TW:
Chính phủ
Bộ TNMT
Các bộ khác
Cấp tỉnh:
UBND tỉnh
Sở TNMT
Các sở khác
Cấp huyện: UBND huyện
Phòng TNMT
Các phòng khác
Cấp xã:
UBND xã
Ban TNMT (các cán bộ kiêm nghiệm)
cán bộ địa chính: - Nông nghiệp-xd MT (cấp xã)
- Xd đô thị MT (phường)
Bộ MT gồm:
-Tổng cục quản lí đất đai
-Tổng cục môi trường
-Tổng cục biển và hải đảo
-Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
-Cục quản lí tài nguyên nước.
-Thanh tra Bộ
Tổng cục môi trường gồm:
-Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường

-Cục kiểm soát ô nhiễm
-Cục môi trường miền Trung và Tây Nguyên
-Cục môi trường miền Nam
-Cục bảo tồn đa dạng sinh học
-Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường
* Phân tích thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT ở VN:
Thuận lợi:
-Công tác quản lí môi trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành ,đoàn thể.
-Công tác kiểm tra,quản lí xử lí vi phạm vi phạm PL BVMT đã góp phần giảm ô nhiễm môi
trường,hạn chế các hành động ảnh hưởng tới mt.
-Các văn bản quy định,văn bản hướng dẫn về bvmt ngày càng hoàn thiện,tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực thi pháp luật về QLMT.
-Các lực lượng như Cảnh Sát MT,Thanh tra MT hoạt động bước đầu có hiệu quả
-Ys thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường trong xá hội ngày càng được nâng caao
Khó khăn:
- Đội ngũ cán bộ quản lí thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Ý thức về bảo vệ môi trường của một số tổ chức cá nhân còn thấp.
- Nhiều tổ chức cá nhân khi vi phạm nhưng không nhạn trách nhiệm,tuy vậy nhà nước
vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả,để lại hậu quả nặng nề cho mt.
- Các hình thức xử lí vi phạm còn mang ính hình thức,chưa đủ sức răn đe,ngăn ngừa.
- Tham nhũng còn xảy ra ở một số các cấp các ngành
- Vấn đề môi trường ngày càng phức tạp
- Tình trạng vi phạm pháp luật về bvmt ngày càng phổ biến,nhiều hành vi có tính chất
tinh vi,mang dấu hiện tội phạm.
- Nguồn vốn đầu tư,trang thiết bị của bvmt xòn thấp,chưa đáp ứng được như cầu,hoặc
còn bị sử dụng sai mục đích.
- Hệ thống pháp luật ở nước ta chưa đồng bộ, rắc rối: giải quyết một vấn đề có quá
nhiều văn bản, sự phối hợp giũa các bộ chưa thống nhất.
Trang Em –ĐH2KM1



3.Phân tích nội dung quản lí nhà nước về MT.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại chương điều 139, chương
XIV – Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, Luật BVMT 2014, cụ thể như
sau:
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường:Các văn bản quy phạm pháp luật rất cần thiết trong việc bảo vệ môi trường,ý
thức được điều đó,nước ta đã đưa nhiều văn bản như Luật BVMT 1993,2005,2014,Tiêu
chuẩn quy chuẩn ,…
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ môi trường:Nhà nước ta đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách
chiến lược về bảo vệ môi trường như kết hợp các nguyên tắc phát triển bền vững vào các
chính sách và chương trình quốc gia; hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên môi trường
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường,
dự báo diễn biến môi trường:xây dựng các hệ thống quan tắc môi trường như thông tư
30/2011 về quan tắc môi trường nước ngầm.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trương: Định kỳ đánh giá về hiện trạng môi trường với cơ quan cấp
trên các chiến lược, chính sách và pháp luật môi trường vừa là định hướng, vừa là công
cụ, phương tiện giúp nhà nước QLMT có hiệ quả.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, quản
lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và phục hồi môi trường:Tổ chức thực hiện các
hoạt động bảo tồn ĐDSH như xây dựng các vườn quốc gia,các vùng đất ngập nước.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường:Do các bán ngành
thuộc Bộ tài nguyên mt hoặc các ban ngành có thẩm quyền cấp giáy phép xả thải,cam
kết bvmt,….

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thanh tra trách
nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ
môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.:Thường xuyên tổ chức thanh
tra để giám sát,nắm rõ các hoạt động có tác động tới mt.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, pháp luật về bảo vệ môi trường của cộng đồng:Nhà nước chú trọng đầu tư vào
giáo dục,xây dựng các trường đại học,gửi cán bộ đi học,nâng cao chuyên môn.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.:Có nhiều phát mình,nghiên cứu trong lĩnh vực bvmt
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các
hoạt động bảo vệ môi trường:Ngân sách cho việc bảo vệ môi trường được đánh giá và
thực hiện đúng theo quy định
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:Nhà nước ta tham gia nhiều hiệp
định,nghị định quốc tế như NĐT kyoto,Công ức Ramsar…
4. Khái niệm, phân loại công cụ quản lí môi trường.
Khái niệm:
Công cụ quản lí môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về pháp luật, chính sách,
kinh tế, kĩ thuật, và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế,
xã hội.
Phân loại:
*Theo bản chất

Trang Em –ĐH2KM1


-

Công cụ pháp lí: Điều chỉnh hành vi của con người bằng các chính sách pháp luật bắt
buộc mọi người tuân theo bao gồm luật quốc tế, các văn bản dưới luật, các kế hoạch
và chính sách VD:Luật đất đai,luật bvmt,…

- Công cụ kinh tế: bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế
thị trường.Công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng cho từng quốc gia ,tùy vào mức
độ phát triển nền KT của mỗi QG. Vd: thuế, phí, lệ phí mt, quỹ mt, nhãn sinh thái,
cota ô nhiễm.
- Công cụ kĩ thuật: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và
thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố các chất ô nhiễm trong môi
trường.Công cụ kĩ thuật quản lý cố tác động trực tiếp tới các hoạt động tạo ra ô nhiễm
và phân bố chất ô nhiễm MT hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và
vận hành hoạt động sản xuất. Vd: ĐTM, ĐMC, đánh giá hiện trạng môi trường, quan
trắc môi trường, quy hoạch
- Công cụ phụ trợ: Vd - truyền thông, mô hình hóa..
*Theo chức năng:
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp, chính sách, thông qua đó nhà nước có thể điều
chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra ô nhiễm.
- Công cụ hành động: là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế- xã hội,
như các quy định hành chính, quy định xử phạt.. và công cụ kinh tế.
- Công cụ phụ trợ: là công cụ hông có tác động điều chỉnh hoặc không có tác động trực
tiếp đến hoạt động.
+Công cụ kĩ thuật: Quan trắc môi trường, đánh giá môi trường..
+Giáo dục, truyền thông: GIS, mô hình hóa
5. Trình bày vai trò của các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường ở Việt Nam?
Trình bày khái niệm và các bước chính trong quy trình thanh tra bảo vệ môi trường
*Khái niệm:Là nhóm công cụ nhằm điều chình hành vi của con người theo hường có lợi cho
môi trường bằng các quy định buộc mọi người phải tuân theo,mang tính mệnh lệnh và kiểm
soát.
* Vai trò của các công cụ pháp lí trong quản lí môi trường:
-Điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động
môi trường khác
-Đề ra các nguyên tắc hay đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường mà mỗi cá nhân tổ chức

phải tuân theo.
-Quy định về sự thống nhất quản lí bảo vệ mt trong phạm vi cả nước
-Hạn chế các tác động xấu đến môi trường, bảo vệ môi trường.
-Là công cụ đảm bảo cho các biện pháp bảo vệ môi trường khác được thực hiện
-Là công cụ quy định về nghĩa vụ trách nhiêm của các cá nhân tổ chức trong bảo vệ môi
trường,quy định về chính sách,biện pháp nguồn lực bảo vệ môi trường.
-Đưa ra những định hướng mang tính chiến lược lâu dài cho hoạt động bvmt cũng như hoạt
động PTBV,từ đó lên kế hoạch cho những giai đoạn cụ thể khác nhau.
*Khái niệm và các bước chính trong quy trình thanh tra bảo vệ môi trường
 Khái niệm: Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định đúng,
sai việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước.
 Các bước chính trong quy trình thanh tra bảo vệ môi trường:
6. Phân biệt tiêu chuẩn MT, Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; Trình bày hệ thống quy
chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam và phân tích ý nghĩa của việc áp dụng quy chuẩn
kỹ thuật trong QLMT
*Phân biệt tiêu chuẩn, quy chuẩn
(Theo luật BVMT 2014:
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản
Trang Em –ĐH2KM1


lý được cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để
bảo vệ môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thả, các yêu cầu kỹ thuật và quản
lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ
môi trường.)
Tiêu chuẩn
Quy chuẩn

-Do một tổ chức ban hành
-Tự nguyện áp dụng
-Quy định về đặc tính kĩ thuật và
yêu cầu quản lí

-Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
-Bắt buộc áp dụng
-Quy định về mức giới hạn về đặc tính kĩ thuật và yêu
cầu quản lí

*Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam:
Quy định tại điều 113, chương X, luật BVMT 2014)
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường bao gồm :
(1) Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất;
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển
d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;
đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật MT đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ;
e) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật MT đối với về tiếng ồn, độ rung.
(2) Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải bao gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại;
* Ý nghĩa của việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật trong QLMT:
-Là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh,kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động
kinh doanh,sinh hoạt gây ra.
-Là công cụ phục vụ quản lí nhà nước,đảm bảo lợi ích của môi trường và cộng đồng.
-Là công cụ góp phần bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm ngày càng tốt hơn.

7. Trình bày khái niệm và mục đích của công cụ kinh tế trong QLMT, liệt kê các công
cụ kinh tế đang áp dụng ở Việt Nam và phân tích khó khăn khi áp dụng công cụ kinh tế
ở Việt Nam
* Khái niệm công cụ kinh tế trong QLMT: là nhóm công cụ nhằm điều chỉnh hành vi của các
cá nhân và tổ chức theo hướng có lợi cho môi trường thông qua việc tác động đến nguồn lực
tài chính của họ.
* Mục đích của công cụ kinh tế:
- Điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho môi trường, từ đó làm giảm tác động đến MT
- Huy động nguồn vốn từ cá nhân, tổ chức cho công tác BVMT
* Các công cụ kinh tế đang áp dụng ở VN:
+Thuế,lệ phí mt
- Thuế tài nguyên
- Thuế môi trường (chỉ có thuế gián thu)
- Phí môi trường
- Lệ phí môi trường
+Công cụ tạo ra thị trường:
-Cota ô nhiễm
-CDM
+Đinh chế tài chính và tín dụng môi trường
-kí quỹ hoàn trả
Trang Em –ĐH2KM1


-quỹ môi trường
+Cộng cụ khác:Nhãn sinh thái
* Khó khăn khi áp dụng công cụ kinh tế ở VN:
-Chưa có nghiên cứu đầy đủ về các công cụ kinh tế trước khi ban hành,kinh nghiệm thức tế
còn ít nên quá trình triển khai công cụ gặp nhiều khó khăn
-Các mức phí đưa vào còn thấp nên chưa tạo được động lực để người dân giảm phát thải
xuống mức tối thiểu.

-Các quy định luật pháp và công tác quản lí còn thiếu tính chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp
lợi dụng sơ hở để thải ra môi trường mà không bị phạt.
-Đội ngũ cán bộ điều tra giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều,yếu kém dẫn đến không
thể theo dõi thường xuyên việc xả thải,các công cụ kĩ thuật lại cũ và lạc hậu ,không thể đánh
giá hêt mức độ ô nhiễm.
-Ys thức của người dân còn thấp,hiện trạng xả bừa bãi chất thải nguy hai->không thể xác định
đối tượng,không thể tiến hành xử phạt
-Quyền sở hữu tài nguyên không được phân định rõ ràng ->không có ý thức trong việc sử
dụng tài nguyên và chi trả cho dịch vụ làm sạch mt.
-Qũy môi trường còn hạn hẹp không đáp ứng đc nhu cầu so với thực tế.
Thiếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo,các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chủ yếu là doanh
nghiệp nhà nước hđ bao cấp,thiếu tính tự chủ trong hđ kinh doanh.
8. Khái niệm, phân loại, mục đích của thuế môi trường; Việt Nam có loại thuế môi
trường nào? Trình bày ý nghĩa của loại thuế đó trong bảo vệ môi trường
*Khái niệm: Là khoản thu của ngân sách nhà nước từ các cá nhân, tổ chức có hoạt động gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường theo quy định.
*Phân loại:
- Thuế trực thu: là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một
VD: thuế
ô nhiễm
- Thuế gián thu: là thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. VD:
thuế sản phẩm
* Mục đích:
- Điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho môi trường, từ đó làm giảm tác động đến
môi trường
- Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với bvmt
- Nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội về ý thức bảo vệ môi trường,từ đó
góp phần thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm mt.
- Tăng nguồn thu cho ngan sách
- Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất,tạo ra những sản phẩm

tốt hơn cho môi trường.Kích thích chủ thể sản xuất lựa chọn những công nghệ sản
xuất ít gây ô nhiễm để giảm thuế môi trường và tăng sức cạnh tranh hàng hoa streen
thị trg.
VD: Những người xả thải gây ô nhiễm MT phải nộp thuế, do đó buộc họ phải có biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhằm bù đắp các chí phí xã hội nói chung (chí
phí y tế, chí phí mất ngày công lao động, chí phí phục hồi môi trường, chí phí phục
hồi tài nguyên, chí phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm)
- Là công cụ quản lí môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường
*Ở Việt Nam chưa có thuế trực thu mà chỉ có thuế gián thu là thuế BVMT (thuế đánh vào
sản phẩm).
a.Thuế bảo vệ môi trường:Là một trong những công cụ mang lại hiệu quả cao trong QL và
BVMT,thuế dc xây dựng trên nguyên tắc nguwoif nào sử dụng sản phẩm ô nhiễm thì phải nộp
thuế.Đây là một loại thuế gián thu,thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu
đến môi trường
.Ys nghĩa:Kích thích về điều chỉnh sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường ,thúc đẩy các
nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch ,đáp ứng nhu câu của con nguowif.
Trang Em –ĐH2KM1


b.Thuế tiêu thụ đặc biệt:Với mục đích không khuyến khích việc sản xuất các sản phẩm có
ảnh hưởng đến môi trường ,nên thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suát cao với với các mặt hàng
như thuốc lá,ô tô.
-Ys nghĩa:góp phần hướng dẫn người tiêu dùng,đồng thời nâng cao trách nhiệm của người
tiêu dùng đối với môi trường ,góp phần bảo vệ môi trường.
c.Thuế thu nhập doanh nghiệp:Liên quan trực tiếp tới lợi ích của DN
-Ý nghĩa:
+Thông qua các ưu đãi về thuế doanh nghiệp sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp
tham gia vào việc bảo vệ môi truwonga bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật hiện đại
nhằm giảm thiểu ô nhiễm thải vào môi tường

+Thể hiện rõ nét hơn mực tiêu điều tiết của Nhà nước vì thuế đánh vào thu nhập chịu thuế
trong thời kí tính thuế của các tổ chức.
d.Thuế tài nguyên:
-Đánh vào các tổ chức ca nhân có hoạt động khai thác tài nguyên:khai thác khoáng sản,kim
lợi,dầu mỏ,…
Ys nghĩa:Hạn chế thất thoát tài nguyên trong khai thác,sử dụng,tạo ngân scahs nhà nước,điều
hòa quyền lợi của các cá nhân tổ chức trong vấn đề sử dụng tài nguyên
9. Khái niệm Cota ô nhiễm, lợi ích và hạn chế của Cota ô nhiễm
* Khái niệm: "Côta ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng
mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải
các chất gây ô nhiễm vào môi trường
* Lợi ích:
- Kiểm soát được tổng lượng chất ô nhiễm
- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp với doanh nghiệp
mình để tối thiêu hóa chi phí xử lí ô nhiễm ( mua bán cota ô nhiễm)
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xử lí chất thải với chi phí thấp
*Hạn chế:
-Để xác định chính xác giá trị cota ô nhiễm của một vùng hay một khu vực và cấp cota cho
vùng và khu vực đó cần có nghiên cứu về khả năng tự làm sạch của khu vực đó,điều này đòi
hỏi chi phí cao và kinh nghiệm chuyên môn cao.
-Hoạt động phát triển kinh tế và chất lượng môi trường luôn thay đổi,dẫn đến giá trị cota cũng
thay đổi duwois sức ép của môi trường.Vì vậy cần nhiều công sức để điều chỉnh cota=>khó
khăn trong mua bán cota và hiệu quả thức tế thấp.
-Hoạt động mua bán cota chỉ diễn ra hiệu quả trong nền kinh tế mở,hoạt động theo cơ chế thị
trường với yêu cầu năng lực quản lí môi trường cao,hệ thống quản lí môi trường chặt chẽ,nếu
không việc mua bán chỉ là hình thức hoặc kém hiệu lực.
10. Khái niệm, mục đích của Cơ chế phát triển sạch (CDM); Vì sao Việt Nam lại thực
hiện dự án CDM; Lấy một số ví dụ về dự án CDM trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, giao thông, năng lượng
* Khái niệm: Cơ chế phát triển sạch(CDM) là cơ chế tài chính-kỹ thuật nhằm giảm lượng

phát thải khí nhà kính (CO2, CH4, N2O, HFC, PFC và SF6) dựa trên cơ sở nghị định thư
Kyoto.
* Mục đích:
- Giảm khí nhà kính
- Giúp các nước đang phát triển được hỗ trợ tài chính- kĩ thuật để hướng tới PTBV
- Giúp các nước đang phát triển thực hiện được cam kết giảm lượng phát thải khí nhà
kính đã kí kết trong nghị định thư Kyoto.
*Việt Nam thực hiện dự án CDM do:
- Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và cho rằng sự nóng lên toàn cầu
là mối đe doạ mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất.
- Có sự đầu tư về tài chính, kĩ thuật tiên tiến để xử lí ô nhiễm, BVMT
Trang Em –ĐH2KM1


- Góp phần bảo vệ môi trường
- -Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tạo việc làm,cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn.
* Một số ví dụ :
- Nông nghiệp: Dự án xây dựng hầm Biogas,..
- Công nghiệp: Dự án xử lý khí nhà kính (N2O, HFC,..)
- Năng lượng; Dự án sử dụng năng lượng sạch, thu hồi khí đồng hành ở mỏ Rạng Đông
- Lâm nghiệp: Trồng rừng tại A Lưới-Thừ Thiên Huế , tái trồng rừng..
- Giao thông: Dự án phát triển giao thông công cộng
11. Liệt kê các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam. Phân tích ý nghĩa của
công cụ LCA trong quản lý môi trường? Lựa chọn một sản phẩm cụ thể và phân tích tác
động đến môi trường trong vòng đời của sản phẩm đó
* Các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam:
 Quan trắc môi trường
 Đánh giá môi trường: - Đánh giá hiện trạng MT
- Đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Đánh giá MT chiến lược.
*Đánh giá hiện trạng môi trường:Là bước đầu tiên trong các nghiên cứu về môi trường.Nội
dung chính gồm:
-Hiện trạng chất lượng thành phần môi trường(không khí,đất ,nước,….)
-hiện trạng tài nguyên(trữ lượng,chất lượng ,…)
-Nguyên nhân gâu ra suy thoái,ô nhiễm môi trường,tình trạng quản lí,khả năng giảm thiểu ô
nhiễm.
-Các xu hướng biến động môi trường trong tương lai gần.
=>Đưa ra cái nhìn tổng thể về các vấn đề mt và hướng dẫn việc quản lí mt.

*Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích,
dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó. (Theo Khoản 23, Điều 3, Luật BVMT 2014)
*Đánh giá mt chiến lược: Đánh giá môi trường chiến lược ĐMC là việc phân tích, dự báo
các tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải
pháp giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường, làm nền tảng và được tích hợp
trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững. (Theo Khoản 22, Điều 3, Luật BVMT VN 2014)
*So sánh ĐTM và ĐMC
DMC
DTM
Đối tượng
Trang Em –ĐH2KM1


Được áp dụng cho: Chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển

Được áp dụng với một dự án cụ
thể

Mục tiêu
-Phân tích, dự báo tác động MT của CQK
-Phân tích, dự báo các tác động MT của dự án
- Đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất
cụ thể
lợi đến MT, tích hợp trong các CQK
-Đưa ra biện pháp BVMT khi triển khai
dự án
Quy trình thực hiên
ĐMC được thực hiện song song với quá trình ĐTM được thực hiện sau khi có phương án
hoạch định các CQK
đầu tư đã đề xuất
Dữ liệu
Định tính nhiều hơn
Định lượng nhiều hơn
Sản phẩm chủ yếu
Đưa ra các đề xuất có tính định hướng
Là một báo cáo ĐTM chi tiếđưa ra: Biện
phát triển, điều chỉnh hoạch định CQK và pháp giảm thiểu ô nhiễm, CN giảm thiểu
lồng gép các mục tiêu MT vào quá trình
nguồn thải; quản lý và quan trắc môi
CQK.
trường trong quá trình chuẩn bị xây dựng,
thi công, vận hành
Mức độ ảnh hưởng
Vùng rộng lớn và toàn xã hội
Vùng cục bộ, các bên liên quan
 Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
 Kiểm toán chất thải
*Ý nghĩa của công cụ LCA trong quản lí môi trường:

Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Analysis - LCA) là quá trình phân tích tác động
môi trường của sản phẩm (sử dụng nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm đất, nước, không
khí) trong suốt một chu trình sống của sản phẩm đó (từ chiếc nôi đến nấm mồ).
-Công cụ đắc lực cho việc ra quyết định về các sản phẩm và công nghệ thay thế được sử dụng
cho sản xuất sạch hơn.
-Cung cấp thong tin về vòng đời sản phẩm->đánh giá tác động tới môi trường
-Giamr bớt các tác động tới môi trường của sản phẩm thong qua giảm năng lượng và nhiên
liệu trong quá trình sản xuất,lưu thông
13. Khái niệm, ý nghĩa và các hình thức truyền thông môi trường
* Khái niệm truyền thông môi trường: Truyền thông môi trường là một quá trình tương tácxã
hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môitrường then
chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào cácvấn đề có liên
quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.
* Ý nghĩa:
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận thức, thái độ,
hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ
môi trường; và không chỉ tự mình tham gia, mà còn lôi quấn những người khác cùng tham
gia, để tạo ra kết quả có tính đại chúng.
*Các hình thức truyền thông môi trường:
(1)Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ : Sử dụng cho các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và
có phản hồi,thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương, giải thích các
vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm đối tượng và đặc biệt hữu hiệu
trong trường hợp đánh giá hiệu quả một chiến dịch truyền thông môi trường. Giao tiếp, trao
đổi giữa các cá nhân uy tín trong cộng đồng giúp ích rất nhiều cho việc phân tích các hành
động môi trường
(2) Họp cộng đồng - Hội thảo

Trang Em –ĐH2KM1



Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ quan…) thuận lợi
cho việc bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng.
(3) Thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, pháp thanh) có khả năng tiếp cận
một phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến, tuyên truyền các nội
dung của chiến dịch truyền thông môi trường.
(4) Triển lãm
Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các cuộc triển lãm lớn cho đến các vật
trưng bầy nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người.
(5) Câu lạc bộ môi trường
Hình thức câu lạc bộ môi trường trường rất phù hợp với các đối tượng thanh thiếu niên và các
cụ về hưu.
* Các sự kiện đặc biệt
Ngày trồng cây, Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, Ngày môi trường Thế giới,
Ngày làm cho thế giới sạch hơn, …
* Tổ chức các cuộc thi môi trường.
Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi ảnh… tùy đối tượng dự thi là
người lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp.

Trang Em –ĐH2KM1



×