Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.19 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHO ĐỀ TÀI : : ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA ĐOẠN MƯƠNG SAU KHOA THÚ Y
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC NGOẠI NGHIỆP
-Thu thập số liệu thứ cấp
-Điều tra thực địa : điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội, đối tượng chịu tác động là đoạn mương sau khoa Thú Y, nước
trong mương dùng để tưới cho các loại cây ăn quả ở hai bên mương của người dân
Nước thải ở phòng thí nghiệm, khu thực hành chứa nhiều các loại hóa chất độc hại,
kim loại nặng . Nước thải sinh hoạt của các thầy cô giáo và học sinh có chứa nhiều
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Nhiều nguồn thải đổ thẳng vào mương Lào mà
chưa qua sử lý do đó đặc tính nước thải ở mương Lào chủ yếu là nước thải từ các
phòng thí nghiệm
CHƯƠNG II : CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP
2.1/ Đối tượng quan trắc môi trường nước
- Đối tượng nghiên cứu: Đoạn mương sau khoa Thú y có chiều dài 200m.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu:23/08/2012 đến 29/11/2012.
+ Địa điểm: khu vực sau khoa Thú y.
2.2/ Mục tiêu quan trắc và yêu cầu nghiên cứu
a/ Mục tiêu quan trắc
Đánh giá chất lượng nước mương Lào đổ vào khoa Thú y
Nghiên cứu khả năng tự làm sạch nguồn nước của khu vực nước mương sau khoa
Thú Y
b/ Yêu cầu nghiên cứu
Đánh giá qua cảm quan để nhận định chất lượng nước tại khu vực đang quan trắc.
Lấy mẫu và phân tích mẫu từ đó xác định tình trạng nước mương sau khoa Thú Y
Diễn biến, xu hướng biến đổi về khả năng tự làm sạch nguồn nước.
2.3/ Áp lực môi trường xung quanh đến mương sau khoa Thú Y
Mương Lào là nới tiếp nhận nước thải của các khu thực hành, phòng thí nghiệm,
nhà vệ sinh của Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Mương sau khoa Thú y là


đoạn nối tiếp từ mương Lào đổ ra sông Cầu Bây, do đó đoạn mương này đóng vai
trò chính là nơi tiếp nhận nước thải từ mương Lào.
Qua khảo sát thực tế và tiến hành đo đạc vận tốc nước, lưu lượng nước thải từ
mương Lào vào mương sau khoa Thú Y, cho thấy mương sau khoa Thú Y tiếp nhận
nước thải từ mương Lào với tải lượng trung bình là :0,03(m
3
/s)
Trên đoạn mương nghiên cứu có hai cống thải trong đó một cống thải từ Khoa
Thú Y đổ ra, một cống thải tiếp nhận nước từ giảng đường Nguyễn Đăng và nhà
Hành Chính. Qua quá trình khảo sát điều tra về hai cống thải này thì lượng nước do
hai cống thải này đổ ra không đáng kể.
Mương tiếp nhận nước mưa chảy tràn hai bên bờ mương khi có mưa lớn, tuy
nhiên đó cũng không đáng kể.
2.4/ Các thông số cần quan trắc
Mục tiêu quan trắc: “đánh giá khả năng tự làm sạch của đoạn mương sau khoa Thú
Y”, các điều kiện về trang thiết bị phòng thí nghiệm còn hạn chế, thời gian thực
hiện ngắn ( 2,5 tháng) và theo QCVN 08: 2008/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt), lựa chọn các thông số cần quan trắc
Bảng 1: các thông số quan trắc
ST Thông Mục tiêu đánh giá
T số
1 pH Đánh giá sự keo tụ, đánh giá ảnh hưởng nguy hại đến thủy sinh
vật khi pH thay đổi
2 DO Đánh giá mức độ ô nhiễm, đánh giá khả năng tự làm sạch của
mương
3 NH
4
+
Đánh giá hàm lượng Nitơ tổng số, là thông số đại diện cho NO
3

-
,
NO
2
-
4 PO
4
3-
Phốtpho là chất dinh dưỡng cho các thủy sinh vật,đánh giá hàm
lượng phốtpho tổng số để đưa ra giải pháp xử lý nước thải bằng
biện pháp sinh học
5 BOD để xác định mức độ ô nhiễm hữu cơ, để kiểm soát ô nhiễm, khả năng
tự làm sạch của thuỷ vực
6 COD Đánh giá các chất hữu cơ ô nhiễm bằng các chất ôxy hóa mạnh,
COD càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng và ngược lại.
Tỉ lệ BOD/COD > 0,5 chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ dễ phân
huỷ cao, quá trình tự làm sạch xảy ra rất mạnh. Tỉ lệ BOD/COD < 0,5
chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp, quá trình tự làm
sạch xảy ra yếu.
2.5/ Thiết kế mạng lưới các điểm quan trắc
2.5.1 Lựa chọn vị trí lẫy mẫu trên mương
Bảng 2. Vị trí và mục tiêu lấy mẫu của từng vị trí
Mẫu Vị trí Mục tiêu
M1 Đầu vị trí nghiên
cứu tại cống thải từ
Đánh giá các thông số đầu vào,
đánh giá mức độ ô nhiễm trên mương
mương Lào sang
mương sau khoa Thú y
M2 Cách M1 100m Đánh giá khả năng tự làm sạch

đoạn mương sau 100m
M3 Cuối điểm nghiên cứu
Cách M2 100m
Đánh giá khả năng tự làm sạch
của mương tại cuối điểm nghiên cứu
cách vị trí ban đầu 200m
2.5.2/ Kế hoạch thời gian và tần suất quan trắc
Thời gian quan trắc : 2,5 tháng ( 10 tuần), lấy mẫu 3 lần vào các ngày (06/09/2012,
20/09/2012, 27/09/2012)
Tần suất lấy mâu: mỗi tuần 1 lần vào buổi chiều ngày thứ 5 vào lúc từ ( 14h –
16h)
2.5.3/ Phương pháp lấy mẫu
Mẫu lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994-1995( hướng dẫn lấy mẫu ở các hồ, ao
tự nhiên và nhân tạo).
+ Lấy mẫu hệ thống theo thời gian

×