Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn nước cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 28 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
PHẦN 1: Nước cấp
Các công trình khử trùng:

KHỬ TRÙNG BẰNG CLO
Nguyên lý chung
Cl2+ H2O ------HClO + HCl
HClO------ H+
+ ClQuá trình tiêu diệt vi sinh:
Chất diệt trùng đi qua màng tế bào → phản ứng vớ imen → cản trở quá
-

trình trao đổi chất của nhân → tế bào bị tiêu diệt
Các yếu tố ảnh hưởng:
Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ tăng  hiệu quả khử trùng tăng
+ Hàm lượng tạp chất: Nồng độ tạp chất càng cao thì hiệu quả khử trùng càng
nhỏ
+ pH: Hiệu quả cao khi pH 6-7
+ Để đạt hiệu quả hoàn toàn, lượng Clo phải dư 0,2- 0,3 mg/l


-

Các hợp chất Clo thường dùng:
Ca(ClO)2:
+ Là sản phẩm của quá trình bão hòa Ca(OH)2 bằng hơi Clo
+ Hợp chất này không hút ẩm - bảo quản được lâu trong kho tối, khô ráo
CaOCl2:
+ Là sản phẩm của quá trình phản ứng:


CaO + Cl2 -------

CaOCl2

+ Chất này dễ hút ẩm và phân hủy -- bảo quản cẩn thận nơi kho tối, khô ráo
ClO2:
+ Khí màu xanh, dễ hòa tan, kém bền dưới ánh sáng
+ Thường được dùng để khử nước có chứa phenol hoặc chất hữu cơ cao
+ Ở pH = 7: khả năng khử trùng của ClO2 = Cl2
NaClO:
+ Được tạo ra từ điện phân muối ăn
+ Nhiệt độ cao, pH thấp : NaClO -- Cl2
2NaOH + Cl2-- 2 NaClO + H2O
KHỬ TRÙNG BẰNG OZON
-

-

Nguyên lí chung: Khử trùng bằng O3 được áp dụng tương đối rộng rãi
O3 --- O + O2
Oxi nguyên tử phá hủy men và nguyên sinh chất của tế bào
+ Ưu điểm: Hiệu quả cao, oxi hóa màu và mùi
+ Nhược điểm: Hiệu suất ozonato thấp, giá thành đầu tư cao.
Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Độ ổn định của điện áp
+ Độ ẩm không khí và các nguồn ẩm xung quanh
+ Độ xáo trộn với nước


KHỬ TRÙNG BẰNG TIA CỰC TÍM:

-

Nguyên lí chung
Tia cự tím tác dụng lên protit của tế bào VSV --phá vỡ cấu trúc và làm mất
khả năng trao đổi chất - chết
+ Ưu điểm: hiệu quả cao, không làm thay đổi mùi vị của nước
+ nhược điểm: Chi phí điện năng cao

-

Yếu tố ảnh hưởng:
+ Độ ổn định của điện áp
+ Độ dày lớp nước chảy qua đèn
+ Độ đục của nước


BỂ LẮNG
Mục đích, vị trí, nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng và cấu tạo các
bể:
-

Khái niệm: Lắng là quá trình tách hạt rắn ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực

lên hạt rắn có tỷ trọng lực lên hạt rắn có tỷ trọng nặng hơn tỷ trọng của nước.
- Nguyên lí lắng:
• Lắng tự do của một tập hợp hạt đồng nhất, ổn định ở trạng thái tĩnh
+ Lắng tự do của một tập hợp hạt đồng nhất là quá trình lắng các hạt không
thay đổi hình dạng, kích thước, không va chạm vào nhau
+ Vận tốc sẽ tăng dần đến khi lực rơi bằng với lực ma sát (tgian này rất nhỏ so
với tổng thời gian lắng).



Lắng tự do của một tập hợp không đồng nhất, ổn định.
+ Một tập hợp hạt không đồng nhất, có độ lớn thủy lực khác nhau, nhưng do
kích thức và hình dạng ổn định nên độ lớn thủy lực của hạt không đổi trong quá
trình lắng.



Lắng một tập hợp không đồng nhất và không ổn định
Quá trình lắng, các hạt kết dính, hấp phụ kích thước lớn  tăng vận tốc
lắng

-

Ảnh hưởng của hệ số reynold đến 2 quá trình lắng:
Quá trình lắng tự do
Dòng chảy rối khi Re> 2000 tạo ra

Quá trình lắng keo tụ
Dòng chảy rối khi hệ số Re> 2000


các chuyển động xoáy nhỏ, đẩy hạt cặn tạo ra các chuyển động xoáy nhỏ, các
lên, xuống theo phương bất kỳ, làm
chuyển động xoáy này làm tăng số lần
kìm hãm quá trình lắng
va chạm và kết dính giữa các hạt cặn
với nhau, làm cho bông cặn lớn hơn và
có tốc độ lắng lớn hơn.



A. Bể lắng đứng

+ Bể lắng đứng nước chuyển đông theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên,
còn các hạt cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên
xuống


+ Bể lăng đứng thường có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn.
+ Ứng dụng cho trạm có cong suất nhỏ ( Q<= 3000 m3/ngdem)
-

Nguyên lí hoạt động:

- Trình bày nguyên tắc làm việc của bể lắng đứng: Đầu tiên nước chảy vào ống
trung tâm ở giữa bề, rồi đi xuống dưới qua bộ phận hãm làm triệt tiêu chuyển động
xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo chiều đứng từ
dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng
vòng bố trí xung quanh thành bể và được đưa sang bể lọc.
- Cấu tạo của bể lắng đứng:
+ Thường có mặt hình vuông hoặc hình tròn và được sử dụng cho những trạm
xử lí có công suất nhỏ (<3000m3/gdem).
+ Bố trí kết hợp với bể phản ứng xoáy hình trụ (ống trung tâm), bể có thể xây
bằng gạch hoặc bê tong côt thép
+ Ống trung tâm có thể là thép cuốn hàn điện hay bê tong cốt thép


B. Bể lắng ngang


Sơ đồ quỹ đạo

-

Cấu tạo:
+ Có dạng hình chữ nhật, có thể làm bằng gạch hoặc bê tông cốt thép.
+ Được sử dụng trong các trạm xử lí có công suất (lớn hơn 3000 m3/ngdem –
nước có dùng phèn)
+ Gồm 4 bộ phận chính: Bộ phận phân phối nước vào bể
Vùng lắng cặn
Hệ thống thu nước đã lắng


Hệ thống thu xả cặn

-

Người ta chia bể lắng ngang làm 2 loại:
+ Bể lắng ngang thu nước ở cuối: thường kết hợp với bể phản ứng có vách ngăn
hoặc bẻ phản ứng có lớp cặn lơ lửng
+ Bể lắng ngang thu nước đều trên bề mặt: Thường kết hợp với bể phản ứng có

-

lớp cặn lơ lửng.
Nguyên lí hoạt động:


C. Bể lắng li tâm:
- Mục đích, phạm vi :


+ Bể lắng li tâm có dạng hình tròn, đường kính 5m trở lên. Thường dùng để sơ

-

lắng nguồn nước có hàm lượng cao, C0>2000mg/l
+ Công suất lớn : Q> 30.000 m3/ngdem và có hoặc không dùng chất keo tụ.
Nguyên lí làm việc:

+ Nước cần xử lí theo ống trung tâm vào giữa ngăn phân phối, rồi được phân
phối vào vùng lắng, trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra


ngoài. Ở đây cặn được lắng xuống đáy, nước trong thì được thu vào máng vòng và
theo đường ống sang bể lọc
-

Cấu tạo:

D. Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng
- Nguyên tắc hoạt động:

Nước cần xử lí sau khi đã trộn đều với chất phản ứng ở bể trộn đi theo đường
dẫn nước vào, qua hệ thống phân phối với tốc độ thích hợp vào ngăn lắng, ở đây sẽ
hình thành lớp cặn lơ lửng ( vẽ hình 3.11 trang 92- Nguyến Ngọc Dung)
Khi đi qua lớp cặn ở trạng thái lơ lửng, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ
va chạm và kết dính với các hạt cặn lơ lửng và được giữ lại. kết quả nước được làm
trong.
1. Bể lọc chậm
a. Sơ đồ cấu tạo: (SGK trang 114)

b. Nguyên lý làm việc:

Nước từ máng phân phối đi vào bể qua lớp cát lọc với vận tốc rất nhỏ
(0,1-0,5m/h). Lớp cát lọc được đổ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống
thu nước đã lọc đưa sang bể chứa. Lớp cát lọc thường là cát thạch anh có
chiều dày, kích thước cỡ hạt tương ứng. Khi cho nước đi qua lớp vật liệu lọc
với vận tốc nhỏ ( 0,1-0,3m/h) thì trên bề mặt cát sẽ hình thành màng lọc.Nhờ
có màng lọc mà hiệu quả xử lý đạt được rất cao.
c. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả xử lý cao.


+ Có thể dùng xử lý nước không dùng phèn, không đòi hỏi sử dụng nhiều
máy móc, thiết bị phức tạp, quản lí và vận hành đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Diện tích lớn => tốn diện tích xây dựng.
+ Khó cơ khí hóa và tự động hóa quá trình rửa lọc => Không sử dụng
cho các nhà máy có công suất lớn.
+ Nước có độ đực cao phải xử lý sơ bộ trước.
d. Phạm vi ứng dụng:
Thường được áp dụng cho các nhà máy nước có công suất đến
1000m3/ngày với hàm lượng cặn 50mg/l và độ màu đến 500̊ khi phục hồi bể
phải lấy cát ra rửa.Khi phục hồi không phải lấy cát ra ( xới bằng cơ khí và
rửa bằng nước thì có thể sử dụng cho các nhà máy nước công suất đên
30000m3/ngày với hàm lượng cặn 700mg/l và độ màu 500̊.
2. Bể lọc nhanh
a. Sơ đồ cấu tạo: (SGK trang 119)
b. Nguyên lý làm việc:
+ Khi lọc: Nước được dẫn vào từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào

bể lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được
đưa về bể chưa nước sạch
+Khi rửa lọc: Nước rửa do bơm hoặc đài nước cung cấp, qua hệ thống
phân phối nước rửa lọc, qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn
tràn vào máng thu nước rửa, thu về máng tập trung, rồi được xả ra ngoài
theo mương thoát nước. Quá trình rửa được tiến hành đến khi nước rửa hết
đục thì ngừng.
Sau khi rửa, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi cho bể làm
việc. Do cát mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn nên chất lượng nước
lọc ngay sau khi rửa chưa đảm bảo, phải xả nước lọc đầu, không đưa ngay
vào bể chứa. Thời gian xả nước lọc đầu quy định là 10 phút.
c. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Sử dụng được với các nhà máy có công suất lớn
- Nhược điểm: Khó vệ sinh, thay mới vật liệu lọc.
d. Phạm vi ứng dụng:

Sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất keo tụ hay trong
dây chuyền khử sắt của nước ngầm
3. Bể lọc áp lực
a. Sơ đồ cấu tạo: (SGK trang 152 )
b. Nguyên lý làm việc


Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp
đỡ vào hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. Khi
rửa bể, nước từ đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát
lọc và vào phễu thu, chảy theo ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước
dưới sàn nhà. Ngoài ra, bể lọc áp lực còn được trang bị ống xả khí nối với
đỉnh bể, van xả khí đặt ở nóc bể để thoát khí đọng ở nóc bể. Bố trí các áp lực

kế trên ống nước vào và ra khỏi bể để kiểm tra tổn thất áp lực qua bể.
c. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Có thể chế tạo trong xưởng
- Nhược điểm: ????
d. Phạm vi áp dụng:
Được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất phản ứng
khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l, độ màu đến 80o với công
suất trạm xử lý đến 3000m3/ngày,hay dùng trong dây chuyền khử sắt khi
dùng ezéctơ thu khí với công suất nhỏ hơn 500m3/ngày và dùng máy nén
khí cho công suất bất kỳ.
4. Giàn mưa
a. Sơ đồ cấu tạo: (SGK trang 169)
b. Nguyên lý làm việc:
Nước từ trạm bơm đi vào hệ thống phân phối nước theo đường ống. Tại
hệ thống phối nước được phân phối ra các ống nhánh từ máng chính hình
chữ V. Nước từ ống nhánh được phun đều xuống bề mặt sàn tung với cường
độ phun mưa từ 10 – 15 m3/m2.h. Sau đấy nước từ sàn tung đi xuống sàn đổ
lớp vật liệu tiếp xúc. Thường thì giần mưa bao gồm 3 – 4 sàn tung, số sàn đổ
lớp vật liệu tiếp xúc tương ứng với số sàn tung. Nước sau khi đi qua tất cả
các sàn tung và sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc thì sẽ đến hệ thống thu nước. Từ
đó đi sang bể lắng.
c. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Dễ vận hành
+ Việc duy tu, bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ giàn mưa cũng không gặp
nhiều

khó


+ Áp dụng cho trạm xử lý công suất bất kỳ.
- Nhược điểm:
+ Tạo tiếng ồn khi hoạt động
+ Công trình chiếm diện tích lớn
d. Phạm vi áp dụng:
Sử dụng để khử sắt, mangan trong nước ngầm.

khăn.


PHẦN 2: NƯỚC THẢI
Các công trình xử lí sinh học
1.
a.

-

CÔNG TRÍNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc
Mục đích
Loại bỏ các chất độc hại trong nước thải và sử dụng nước thải làm phân bón do

trong nước thảichứamộthàmlượngN,P,Kkháđángkể.
Xử lý nước thải theo điều kiện tự nhiên
 Vị trí
 Nguyên tắc hoạt động
Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc dựa trên khả năng giữ
các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong
các lỗ hỏng và mao quản của lớp đất mặt, các VSV hiếu khí hoạt động phân hủy các
chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống, lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa các



chất hữu cơ càng giảm xuống dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình
khử nitrat. Đã xác định được quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt
sâu tới 1.5m. Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những
nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1.5m so với mặt đất.
 Phạm vi sử dụng
Dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ không
chứa chất độc và vi sinh vật gây bệnh.
 Cấu tạo

Sơđồcánhđồngtưới
1.Mươngchínhvàmàngphânphối;2.Máng,rãnhphânphốitrong
cácô;3.Mươngtiêunước;4.Ốngtiêunước;5.Đườngđi

Bãi lọc ngầm


b. Cánh đồng tưới nông nghiệp
 Mục đích

Sử dụng nước thải làm phân bón
 Vị trí
 Nguyên lý hoạt động
Khi thu hoạch, gieo hạt hoặc về mùa mưa người ta lại giữ trữ nước thải trong
các đầm hồ (hồ nuôi cá, hồ sinh học, hồ điều hòa,…) hoặc xả ra cánh đồng cỏ, cánh
đồng trồng cây ưa nước hay hay vào vùng dự trữ.
Chọn loại cánh đồng nào là tùy thuộc vào đặc điểm thoát nước của vùng và
loại cây trồng hiện có
Trước khi đưa vào cánh đồng , nước thải phải được xử lý sơ bộ qua song chắn

rác, bể lắng cát hoặc bể lắng. Tiêu chuẩn tưới lấy thấp hơn cánh đồng công cộng và
có ý kiến chuyên gia nông nghiệp.
 Phạm vi sử dụng
Dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ không
chứa chất độc và vi sinh vật gây bệnh.
 Cấu tạo
c. Hồ sinh học
 Mục đích

DùngđểlắngvàphânhuỷcặnlắngbằngPPsinhhọctựnhiêndựatrênsựphân

giảicủaVSV
 Vị trí: trước bể khử trùng
 Nguyên lý hoạt động
Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như
oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2,
photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh
vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt
độ không được thấp hơn 60C. Theo quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh vật ra
các loại:hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy nghi.
 Phạm vi sử dụng
Dùn để xử lý nước thải công nghiệp nhiễm bẩn có nồng độ chất hữu cơ và hàm
lượng cặn cao.

 Cấu tạo

Hồsinhvậtlàcácaohồcónguồngốctựnhiênhoặcnhântạo,còngọilàhồoxyhóa,
hồổnđịnhnướcthải,…Tronghồsinhvậtdiễnraquátrìnhoxyhóasinhhóacácchấthữucơ
nhờcácloàivikhuẩn,tảovàcácloạithủysinhvậtkhác.
 Phân loại

- Hồ kỵ khí
Lắng và phân hủy cặn lắng trên cơ sở hoạt động của vsv kỵ khí. Thường để xử
lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt


Đặc điểm cấu tạo:có 2 ngăn để dự phòng cho việc xả bùn, cửa xả nước vào hồ
-

đặt chìm, cửa tháo nước ra thiết kế theo kiểu thu nước
Hồ hiếu khí
+ Hồ làm thoáng tự nhiên: oxy cung cấp cho quá trình do sự khuếch tán không
khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của các tv
+ Hồ làm thoáng nhân tạo: nguồn cung cấp oxy từ thiết bị như bơm khí và máy

-

2.
a)



khuấy khí.
Hồ hiếu kỵ khí
Trong hồ xảy ra song song quá trình oxi hóa hiếu khí chất nhiễm bẩn hữu cơ và
qua trình phân hủy metan cặn lắng.
Đặc điểm cấu tạo:tỷ lệ chiều dài/chiều rộng là 1:1 hoặc 1:2
CÔNGTRÌNHXỬLÝSINHHỌCNHÂNTẠO
Bểlọcsinhhọc(BểBiophin)
Bểlọcsinhhọc nhỏ giọt
Mục đích: dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải đảm bảo BOD trong nước


thải ra khỏi bể lắng đợt 2 dưới 15mg/l
 Vị trí :sử dụng sau khi nước thải đã xử lý qua bể lắng đợt 1
 Nguyên lý hoạt động
Nước thải đưa vào xử lý được phân thành các máng nhỏ chảy qua lớp vật liệu
đệm sinh học, dưới tác dụng của các vsv phân hủy hiếu khí trên lớp màng vật liệu







các chất hữu cơ có trong nước thải được loại bỏ.
Phạm vi áp dụng: dùng để xử lý nước thải với lưu lượng 20-1000m3/ngđ
Cấu tạo( hình 6.13 tr186-Trần Đức Hạ)
Bể lọc sinh học cao tải
Mục đích
Nguyên lý hoạt động:
Phạm vi áp dụng
Xử lý sinh học hiếu khí nước thải với tải trọng thủy lực từ 10-30m3 nước
thải/bề mặt bể.ngày. Nồng độ nhiễm bẩn của nước không vượt quá 150-200mg/l
BOD. Lưu lượng

 Cấu tạo( hình 6.14 tr188-Trần Đức Hạ)
b) BểAerotank
 Mục đích

Là công trình bê tông cốt thép hình chữ nhật hoặc hình tròn. Nước thải chảy
qua suốt chiều dài bể và được sục khí, khuấy đảo nhằm tăng cường lượng oxy hòa

tan và tăng cường quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước.
 Vị trí : Đặt sau bể lắng đợt 1
 Nguyên lý hoạt động
Sau khi rời bể lắng đợt 1 có chứa chất hữu cơ hòa tan và chất lơ lửng đi vào bể
hiếu khí aerotank, nước thải đi vào bất kỳ một trong mười đường ống thông khí.
Khi nằm trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú,


sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính Các đường
ống thông khí cung cấp một nơi xử lý sinh học nước thải diễn ra là nơi cư trú để
phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác.

 Phạm vi áp dụng

Thường được áp dụng để xử lí nước thải có tỉ lệ BOD/COD > 0.5 chẳng hạn như
nước thải sinh họat, nước thải của các nghành chế biến thủy hải sản, mía đường,
thực phẩm, giấy…
 Cấu tạo
 Aerotank truyền thống
• BOD < 400 mg/l, hiệu suất xử lý BOD đạt 80 -> 95%

Hình 2.5.1: Bể Aerotank truyền thống
• Nước thải sau bể lắng sơ cấp được khuấy trộn đều với bùn hoạt tính tuần
hoàn ở ngay đầu bể Aerotank. Đối với nước thải sinh hoạt có mức độ nhiễm bẩn
trung bình, lưu lượng tuần hoàn thường từ 20% - 30% lưu lượng nước thải đi vào

 Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc


BOD > 500 mg/l, Chất rắn lơ lửng pH= 6,5 – 9, t 0= 6- 320C


Nước thải

Bể sơ cấp

Bể cuối

Xả ra nguồn tiếp

Bùn hoạt tính
Xả bùn tươi

Hình 2.5.2.1: Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc ngang
Xả bùn hoạt tính thừa


Hình 2.5.2.2: Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc dọc
• Nước từ bể lắng sơ cấp đi vào bể Aerotank ở một số điểm dọc theo 50 – 65% chiều
dài tính từ đầu bể còn bùn tuần hoàn thì đi vào đầu bể. Nạp theo bậc có tác dụng
làm cân bằng tải trọng BOD theo thể tích bể và giảm độ thiếu hụt oxy ở đầu bể và
lượng oxy cần thiết được trải đều theo dọc bể làm cho hiệu suất sử dụng oxy tăng
lên, hiệu quả xử lý đạt cao hơn.
 Bể aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định

Hình 2.5.3: Sơ đồ bể aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn
định
Nước làm từ bể lắng sơ cấp được trộn đều với bùn hoạt tính đã được tái sinh
(bùn đã được xử lý đến ổn định trong ngăn tái sinh) đi vào ngăn tiếp xúc của bể, ở
ngăn tiếp xúc bùn hấp phụ và hấp thụ phần lớn các chất keo lơ lửng và chất bẩn
hòa tan có trong nước thải với thời gian rất ngắn khoảng 0.5 – 1h rồi chảy sang bể

lắng cuối. Bùn lắng ở đáy bể lắng cuối được bơm tuần hoàn lại bể tái sinh. Ở bể tái


sinh, bùn được làm thoáng trong thời gian từ 3 – 6h để oxy hóa hết các chất hữu cơ
đã hấp thụ, bùn sau khi tái sinh trở thành ổn định. Bùn dư được xả ra ngoài trước
ngăn tái sinh. Ưu điểm của sơ đồ này là aerotank có dung tích nhỏ, chịu được sự
dao động của lưu lượng và chất lượng thải.
 Bể aerotank thông khí kéo dài

Nước thải Bể aerotank thông khí kéo dài 20 – 30h lưu nước trongBểbểlắng

Lưới chắn rác

Xả ra nguồn tiếp nhận

Tuần hoàn bùn hoạt tính

Hình 2.5.4: Sơ đồ bể aerotank thông khí kéo dài
kì xả
bùn thời
hoạt tính
Bể aerotank thông khí kéo dài được thiết kế với tảiĐịnh
trọng
thấp,
gianthừa
thông

khí lớn từ 20 – 30h để hệ vi sinh trong bể làm việc ở giai đoạn hô hấp nội bào. Bể
chỉ áp dụng cho các nhà máy xử lý nước thải có công suất nhỏ hơn 3500 m 3/ngày.
Trong sơ đồ xử lý không xây bể lắng đợt I, nước chỉ cần qua lưới chắn đi thẳng vào

bể. Toàn bộ cặn lắng ở bể lắng đợt II được tuần hoàn lại bể aerotank, bùn dư định
kỳ xả ra ngoài, bùn dư là bùn đã ổn định không cần công đoạn xử lý ổn định bùn mà
xả thẳng vào sân phơi bùn hoạt vào thiết bị làm khô bùn.

Hình 2.5.5: Sơ đồ bể aerotank thông khí cao có khuấy đảo hoàn chỉnh
 Bể SBR

Khi cho nước thải vào bể nước thải được trộn với bùn hoạt tính lưu lại từ chu

kỳ trước. Sau đấy hỗn hợp nước thải và bùn được sục khí ở bước 2 thời gain sục
khí đúng thời gian yêu cầu. Bước 3 là thời gian lắng bùn trong trong điều kiện tĩnh.


Sau đó nước trong nằm trên lớp bùn được xả ra khỏi bể. Bước cuối cùng là xả
lượng bùn dư được hình thành.
Bể SBR là hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, khả năng khử được N, P cao và kết
cấu đơn giản, hoạt động dễ dàng.
 Mương oxi hóa
Là dạng cải tiến của aroten khuấy trộn hoàn chỉnh, làm thoáng kéo dài với bùn
hoạt tính lơ lửng chuyển động tuần hoàn trong mương.
Cấu tạo:hình chữ nhật hoạc hình chữ nhật kết hợp với hình tròn
Mương oxi hóa hoạt động theo nguyên lý thổi khí bùn hoạt tính kéo dài
Nước thải có độ nhiễm bẩn cao BOD20 = 1000-5000mg/L có thể đưa vào xử lý
bằng mương oxy hóa.
c) Xửlýnướcthảibằngvisinhkỵkhí(bểUASB)
 Mục đích
- Xử lý được chất hữu cơ có hàm lượng cao
- Loại bỏ chất hữu cơ với lượng lớn, hiệu quả. Xử lý BOD trong khoảng 600 ÷ 15000
mg/l đạt từ 80-95%;
 Vị trí : sau bể điều hòa và trước bể Arotank

 Nguyên lý hoạt động
Nước thải sau khi điều chỉnh pH theo ống dẫn vào hệ thống phân phối đảm bảo
phân phối đều nước trên diện tích đáy bể. Nước thải đi từ dưới lên với vận tốc
V=0,6-0,9m/h. Hỗn hợp bơm yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hòa tan trong
nước thải phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí sinh ra bám vào hạt
bùn cặn nổi lên trên làm xáo trộn và gây dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ
lửng. Khi hạt cặn nổi lên va phải tấm chắn(7) hạt cặn bị vỡ khí thoát lên trên, cặn
rơi xuống dưới. Hỗn hợp bùn nước đã tách hết khí qua cửa(8) vào ngăn lắng. Nước
thải trong ngắn lắng tách bùn lắng xuống qua cửa tuần(6) hoàn lại vùng phản ứng
yếm khí. Nước trong dâng lên và thu vào máng(10) sang ống(12) dẫn sang bể làm
sạch hiếu khí. Khí biogassđược dàn ống(11) thu về bình chứa(13)rồi theo ống dẫn
khí đốt(14) ra ngoài
 Phạm vi áp dụng
UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành
phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức min là 100mg/l,
nếu SS>3000mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB.Ứng dụng cho hầu hết tất cả
các loại nước thải có nồng độ COD từ mức trung bình đến cao: thủy sản fillet, chả cá

1.
2.
3.
4.

Surimi, thực phẩm đóng hộp, dệt nhuộm, sản xuất bánh tráng, sản xuất tinh bột,…
Cấu tạo( hình 12-1 tr 194 các công trình xử lý nước thải-Trịnh Xuân Lai)
Bể điều hòa lưu lượng và trạm bơm nước thải
Bộ phận đo và điều chỉnh pH
Định lượng chất dinh dưỡngN,P nếu cần
Ống dẫn và dàn ống phân phối đều nước thải trong bể



5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Thể tích vùng phản ứng yêm khí
Cửa tuần hoàn lại cặn lắng
Tấm chắn khí
Cửa dẫn hỗn hợp bùn nước sau khi đã tách khí vào ngăn lắng
Thể tích vùng lắng bùn
Máng thu nước
Ống dẫn hỗn hợp khí metan
Ống dẫn nước sang bể xử lý hiếu khí
Thùng chứa khí
Ồng dẫn khí đốt
Ồng xả bùn dư thừa



Mục đích, vị trí, nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng và cấu tạo các bể:
Các công trình xử lý cơ học: SCR, các loại bể lắng


1. Song chắn rác

- Mục đích
Dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilong, vỏ cây và các tạp chất
lớn có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lí
nước thải hoạt động ổn định.
- Vị trí
Đặt tại máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và trước các công trình
XLNT.
- Nguyên tắc hoạt động
Các song chắn đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ
rác lại. Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến
900.
- Phạm vi sử dụng
Sử dụng cho các loại hệ thống nước thải


- Cấu tạo
Gồm các thanh đan sắp xếp kế tiếp nhau với khe hở từ 16 – 50 mm, các thanh có
thể bằng thép, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là hình chữ nhật, hình
tròn hoặc elip.
2. Bể lắng cát

- Mục đích
Loại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thuỷ tinh, mảnh kim loại, tro tàn,
than vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cân nặng ở
các công đoạn xử lí sau,
- Vị trí
Bể lắng cát đặt sau song chắn rác và đặt trước bể điều hoà lưu lượng và chất
lượng, đặt trước bể lắng đợt 1.

- Nguyên tắc hoạt động
Dưới tác động của lực trọng trường, các phân tử rắn (cát, xỉ) có tỉ trọng lớn
hơn tỉ trọng của nước sẽ được lắng xuống đáy bể trong quá trình chuyển động
- Phạm vi sử dụng
Thường sử dụng cho các trạm xử lí nước thải công suất trên 100 m 3/ ngày.
- Cấu tạo
Bao gồm các loại sau: bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát thổi khí.
Bể lắng cát ngang là đoạn mở rộng của máng dẫn nước thải, có hố tập trung
cát phía đầu.
3. Bể lắng li tâm

- Mục đích


Dùng để xử lí sơ bộ nước thải trước khi xử lí sinh học hoặc như một công trình
xử lí độc lập nếu chỉ yêu cầu tách các loại cặn lắng khỏi nước thải trước khi xả ra
nguồn nước mặt
- Vị trí
Trước công trình xử lí sinh học (tách cặn sơ cấp).
- Nguyên tắc hoạt động
Nước thải được dẫn vào bể và phân phối đều theo miệng ống phân phối đặt ở
trung tâm. Bùn cặn được tập trung về hố thu nằm giữa bể bằng hệ thống gạt cặn.
Bùn cặn có thể được xả ra khỏi bể bằng thiết bị xả thuỷ tĩnh hoặc bằng bơm hút
bùn.
- Phạm vi sử dụng
Dùng cho các trạm xử lí công suất lớn (Q>= 20000 m 3/ngày)
- Cấu tạo
Bể lắng li tâm có hình tròn trên mặt bằng với đường kính không nhỏ hơn 18m.
Gồm các bộ phận sau:
+Ống dẫn nước thải vào trong bể

+ Vách ngăn
+ Hệ thống phân phối nước trung tâm
+ Máng thu nước
+ ống xả cặn
+ ống dẫn chất nổi
+ ống thu nước trong
+ Thiết bị gạt cặn


+ Sàn công tác
+ Động cơ
+ Vách hướng dòng
+ Hố thu cặn
4. Bể lắng lớp mỏng

- Mục đích
Dùng để xử lí sơ bộ nước thải trước khi xử lí sinh học hoặc như một công trình
xử lí độc lập nếu chỉ yêu cầu tách các loại cặn lắng khỏi nước thải trước khi xả ra
nguồn nước mặt.
- Vị trí
Trước công trình xử lí sinh học (tách cặn sơ cấp).
- Nguyên tắc hoạt động
Nước thải theo ống dẫn vào bể lắng nhờ có khối lớp mỏng, chế độ chuyển động
từ dóng chảy rối sang dòng chảy tầng, khả năng tách cặn tăng lên. Cặn liên tục
được trượt về hố tập trung hoặc nổi lên trên mặt tuỳ thuộc cách bố trí khối lớp
mỏng
- Phạm vi sử dụng
- Cấu tạo
Bể lắng lớp mỏng có khối tấm hoặc ống tạo thành lớp mỏng. Khối lớp mỏng
thường nghiêng một góc 35 – 600. Khối lớp mỏng có thể cấu tạo bằng các tấm thép

inox hoặc nhựa PVC. Gồm các bộ phận sau:
+ Ống dẫn nước thải vào
+ Tấm phân phối
+ Khối lớp mỏng


×