Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đánh giá về chính sách tỷ giá của việt nam năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.12 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

Đề án môn

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Tên đề án:

ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
NĂM 2011

GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Bất

1


ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

Đề án môn

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Tên đề án:

ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
NĂM 2011

GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Bất

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NHTƯ

:

Ngân hàng trung ương

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NSNN

:

Ngân sách nhà nước


4


LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới đang tiến gần hơn đến một nền kinh tế mở
với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia vào một thị
trường toàn cầu chung rộng lớn. Trong tình hình như vậy,
sự hiểu biết về thương mại giữa các quốc gia với nhau là
vô cùng quan trọng. Một trong những vấn đề mà mọi
quốc gia đều quan tâm đó là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối
đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan mật
thiết đến nhiều phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò quan
trọng trong kinh tế đối ngoại của mỗi nước. Là một vấn
đề rộng lớn và có tầm quan trọng đặc biệt, tỷ giá đã được
loài người tiếp cận theo nhiều phương hướng và ở nhiều
thời điểm khác nhau trong lịch sử, với mong muốn vận
hành nó một cách thích hợp, biến tỷ giá trở thành một
công cụ hiệu quả trong quản lý kinh tế quốc dân.
Tỷ giá hối đoái tồn tại trong mọi hoạt động giao dịch
quốc tế và có những tác động cụ thể đến chính sách kinh
tế của mỗi nước. Nắm bắt được xu hướng biến động của
5


tỷ giá không những giúp tránh khỏi những thiệt hại đáng
tiếc mà còn có thể đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và hội nhập
mạnh mẽ với quốc tế. Hiểu biết một cách đúng đắn, kịp

thời những biến động của tỷ giá sẽ giúp gia tăng giá trị
xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, tăng cường vị thế
kinh tế của Việt Nam trên khu vực và thế giới. Đó đều là
những mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các quốc gia
nói chung và chính phủ Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài của mình
là: “Đánh giá về chính sách tỷ giá của Việt Nam năm
2011”

6


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái quát về tỷ giá hối đoái

1.1. Khái niệm

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là giá
chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này thành những
đơn vị tiền tệ nước khác. Cũng có thể hiểu, tỷ giá hối đoái
là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước; hay nói
dễ hiểu hơn, tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này
tính bằng một đồng tiền khác.
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông
qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn
một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia.
1.2. Phân loại

Trên thị trường ngoại hối có thể phân tỷ giá hối đoái

thành một số loại như sau:
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Tỷ giá giao
nhận ngay và Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn.
7


- Căn cứ vào phương diện thanh toán: Tỷ giá tiền mặt và
Tỷ giá chuyển khoản.
- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ: Tỷ giá mở cửa và
Tỷ giá đóng cửa.
- Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá: Tỷ giá chính thức, Tỷ
giá cố định và Tỷ giá thả nổi (thả nổi tự do và thả nổi có
sự quản lý của nhà nước).
- Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát: Tỷ giá
danh nghĩa và Tỷ giá thực tế.
- Một số loại tỷ giá khác:
+

Tỷ giá chợ đen;

+

Tỷ giá trung bình;

+

Tỷ giá hối đoái song phương;

+


Tỷ giá chéo;

+

Tỷ giá hối đoái hiệu lực.

2. Vai trò của tỷ giá hối đoái

- So sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau: tỷ giá hối
đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông
8


qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và
trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản
phẩm trong nước với các nước khác; hình thành nên tỉ lệ
trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận
tiện cho các giao dịch quốc tế.
- Kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu: khi tỷ giá cao
(với đồng nội tệ), tức là giá trị của đồng nội tệ giảm thì
hàng hoá của nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn,
còn hàng hoá của nước ngoài tại nước đó sẽ trở nên đắt
hơn. Ngược lại khi tỷ giá thấp (với đồng nội tệ), tức là giá
trị của nội tệ tăng lên thì hàng hoá của nước đó tại nước
ngoài sẽ đắt hơn, còn hàng hoá của nước ngoài tại nước
đó sẽ rẻ hơn. Như vậy, sự thay đổi về tỷ giá làm giá trị
đồng tiền của một nước giảm đi sẽ làm cho những nhà sản
xuất trong nước đó thuận lợi hơn trong việc bán hàng của
họ ở nước ngoài do đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, kích
thích xuất khẩu và gây khó khăn cho những nhà sản xuất

nước ngoài khi bán hàng tại nước đó và chính vì vậy sẽ
hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá thay đổi làm tăng
9


giá đồng tiền của một nước sẽ hạn chế xuất khẩu và kích
thích xuất khẩu.
- Tỷ giá là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại,
giành giật thị trường, tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên
liệu của nước khác với giá rẻ: đó là biện pháp phá giá
đồng tiền.
- Tác động đến hoạt động đầu tư: khi tỷ giá hối đoái tăng
lên sẽ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư
trong nước , vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển vốn bằng
đồng nội tệ ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ tăng giá.
Các khoản vốn đầu tư này nếu được tái đầu tư hoặc để
mua hàng hóa trong nước thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn,
và ngược lại.
- Công cụ điều tiết vĩ mô: do tỷ giá có tác động mạnh mẽ
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh
tranh giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế nên
chính phủ các nước đã lợi dụng tác động này của tỷ giá để
điều tiết nền kinh tế hay nói cách khác tỷ giá được sử
10


dụng với vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà
nước.
3. Chính sách tỷ giá và các chế độ điều hành tỷ giá


3.1. Chính sách tỷ giá

Để quản lý và điều hành tỷ giá NHTƯ thường sử
dụng các chính sách chủ yếu sau:
- Chính sách chiết khấu: khi NHTƯ nâng cao lãi suất chiết
khấu làm lãi suất trên thị trường tăng, làm các nguồn vốn
ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào nước mình để
thu lợi tức cao làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung
ngoại hối do đó làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại.
- Chính sách hối đoái: khi tỷ giá lên cao NHTƯ bán ngoại
hối ra thị trường kéo tỷ giá tụt xuống và ngược lại. Tuy
nhiên NHTƯ phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn, nếu cán cân
thanh toán thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ ngoại hối
thực hiện phương pháp này.
- Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá
hối đoái hay là việc nhà nước hạ thấp sức mua đồng tiền
nước mình so với ngoại tệ làm đẩy mạnh xuất khẩu hạn
11


chế nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại làm tỷ giá bớt
căng thẳng.
- Nâng giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức nâng giá
đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá
giảm xuống.
3.2. Các công cụ của chính sách tỷ giá
3.2.1.Nhóm công cụ trực tiếp

NHTƯ thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm
duy trì một tỷ giá cố định hay gây ảnh hưởng làm cho tỷ

giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã
đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung
ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp
lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền
kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động can thiệp này của NHTƯ
thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ
lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu
thông.
Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ được thực hiện
thông qua việc NHTƯ tham gia mua bán ngoại tệ trên thị
12


trường ngoại tệ. Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị
trường của NHTƯ làm giảm cung ngoại tệ do đó làm tăng
tỷ giá hối đoái và ngược lại. Do đó đây là công cụ có tác
động mạnh lên tỷ giá hối đoái.
Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là việc NHTƯ mua
bán có chứng từ có giá. Tuy nhiên nó chỉ tác động gián
tiếp đến tỷ giá mà lại có tác động trực tiếp đến các biến số
kinh tế vĩ mô khác (lãi suất, giá cả). Nó được dùng phối
hợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ để khử đi sự
tăng, giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây
ra.
Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng biện pháp can
thiệp hành chính như biện pháp kết hối, quy định hạn chế
đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích
sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ,
quy định hạn chế thời gian mua ngoại tệ, nhằm giảm cầu
ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định.


13


3.2.2.Nhóm công cụ gián tiếp

Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất. Lãi
suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn
hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người
sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển
đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi suất cao hơn
do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng
tỷ giá sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.
Muốn giảm tỷ giá hối đoái thì Chính phủ có thể quy
định mức thuế quan cao, quy định hạn ngạch và thực hiện
trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Và
ngược lại sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.
Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng một số biện pháp
khác như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ
với NHTƯ, quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối
với tiền gửi bằng ngoại tệ. Mục đích là phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá
khi cung cầu mất cân đối.

14


3.3. Các chế độ điều hành tỷ giá

- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ mà trong đó tỷ

giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu
trên thị trường mà không có bất cứ sự can thiệp nào của
NHTƯ. Trong chế độ thả nổi hoàn toàn, sự biến động của
tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay
đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách
là một thành viên bình thường, nghĩa là chính phủ chỉ có
thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho
mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích
can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.Điều hiển nhiên
là, chế độ thả nổi hoàn toàn không có bất cứ sự can thiệp
nào của chính phủ chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Trên thực
tế, nói là áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi độc lập, nhưng
chính phủ không thờ ơ trước sự biến động bất thường của
tỷ giá, nên đã ít nhiều có can thiệp để giảm bớt sự biến
động của tỷ giá. Tuy nhiên can thiệp của chính phủ là tùy

15


ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải
đạt được.
- Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ tỷ giá trong đó NHTƯ
công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố
định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp đã
được ấn định trước. Như vậy trong chế độ tỷ giá cố định,
NHTƯ buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị
trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm và duy trì
biến động của nó trong một biên độ dao động hẹp đã định
trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối

đòi hỏi NHTƯ phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất
định
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: khác với chế độ tỷ giá
thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại
khi NHTƯ tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường
ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng
nhất định, nhưng NHTƯ không cam kết duy trì một tỷ giá
cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá
trung tâm. Chẳng hạn NHTƯ không công bố và không
16


cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam
kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong
một giới hạn tỷ lệ % nhất định so với ngày hôm trước.
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như tỷ giá hỗn
hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của
tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau.
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim
ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh
tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ.
Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải
bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước
xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ
tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu
hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để

thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường.
Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng.
17


Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong
việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng
sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh
yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu
một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn
cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá.
Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng
nội tệ giảm giá.
Đầu tư ra nước ngoài có ảnh hưởng tới tỷ giá hối
đoái. Cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước
ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành
lập các doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ
phiếu, trái phiếu...). Những nhà đầu tư này muốn thực
hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ
mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra
nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước
nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào
trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái
giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng
18


vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư
ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong
nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối

đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp
ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật
tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức
là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút
được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi
trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào
sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị
trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng
trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính
phủ. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh
hưởng rất lớn tới tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất thực tế trong
nước tăng làm cho nhu cầu về nội tệ để đầu tư tăng do đó
làm tăng sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ,
làm tăng tỷ giá của đồng nội tệ và ngược lại. Lãi xuất tiền
gửi bằng ngoại tệ tăng làm cho lượng ngoại tệ vào nhiều
19


làm dịu nhu cầu về ngoại tệ làm cho tỷ giá đồng nội tệ
tăng lên…
Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi một
nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá
hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn
trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ
nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Như vậy
lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo
hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá
hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát
làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ
các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng

đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia
đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào
tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào
có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất
giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, tốc độ lạm phát có
ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái. Sự chênh lệch về tốc
20


độ lạm phát của một nước so với một số nước khác sẽ làm
cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với đồng tiền
nước ngoài bị biến động. Một nước có mức lạm phát cao
hơn các nước khác thì sức mua của đồng tiền nước đó sẽ
thấp hơn các nước khác. Khi đó thì tỷ giá hối đoái của
đồng tiền sẽ thấp hơn so với đồng tiền các nước khác và
ngược lại.
Tình hình về quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị
trường hối đoái. Tại một thời điểm nào đó, nếu cung về
ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ sẽ bị
sụt mạnh, tỷ giá tiền trong nước sẽ được nâng lên và
ngược lại, tình trạng này giống như quan hệ về cung cầu
về hàng hoá trên thị trường. Sự tác động của các giao dịch
trên thị trường hối đoái và các hoạt động đầu cơ ngoại tệ
(chủ yếu trên thị trường tư nhân) làm cho tỷ giá biến
động.
Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế cũng
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tăng, giảm GDP
thực tế cũng sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về ngoại tệ, từ
21



đó, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng
ngoại tệ tăng lên hay giảm đi. Theo quy luật cung cầu, cư
dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều
hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ
giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài
sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm
sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái
tăng.
Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất
tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người
dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh
doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị
trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung
cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi
phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng
vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ
hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong
tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ
tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì
22


tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; mặt khác, giá ngoại tệ
rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của
chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại,
mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ
giảm nhanh chóng.

5. Tác động của tỷ giá lên các yếu tố khác

Trong giai đoạn hiện nay với sự hội nhập sâu rộng
của nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới tỷ giá có tác động
quan trọng tới sức khỏe của nền kinh tế.
- Đối với cán cân thanh toán quốc tế: Khi tỷ giá hối đoái
tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ làm tăng giá trong nước của
hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất
khẩu của quốc gia đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của
hàng hóa trong nước. Kết quả là xuất khẩu tăng, nhập
khẩu giảm, làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Đối với lạm phát và thất nghiệp: Khi các yếu tố khác
không đổi, tỷ giá hối đoái tăng làm tăng giá các mặt hàng
nhập khẩu tính bằng nội tệ. Các hộ gia đình, nhà sản xuất
23


sử dụng đầu vào nhập khẩu phải tiêu dùng hàng nhập
khẩu với mức giá tăng. Dẫn tới mức giá chung trong nền
kinh tế trở nên cao hơn. Và theo biểu đồ đường Philip thì
làm phát tăng kéo theo thất nghiệp sẽ giảm.
- Đối với đầu tư nước ngoài: Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản
xuất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra
đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Do đó sự thay đổi tỷ
giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị phần vốn
mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn kinh
doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả các
khoản đầu tư nước ngoài. Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh
hưởng nhất định đến hành vi của các nhà đầu tư nước
ngoài trong việc có đầu tư vào nước sở tại hay không.

- Đối với các khoản nợ nước ngoài: Các khoản vay nợ nước
ngoài thường được tính bằng đồng tiền của nước đó hoặc
những ngoại tệ mạnh nên việc thay đổi tỷ giá hối đoái
cũng sẽ ảnh hưởng đến gánh nặng nợ nước ngoài của
quốc gia đó.
24


II. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM NĂM 2011
1. Thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam

1.1. Bối cảnh

Tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá luôn là một vấn
đề được Chính phủ và NHNN đặc biệt quan tâm do những
biến động lớn của nó đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sự
ổn định của kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy, trong khi tỷ
giá thường có xu hướng khá ổn định vào dịp đầu năm do
nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, thì nó biến động
lớn bất thường bắt đầu từ tháng 8 và đặc biệt vào các
tháng cuối năm khi nhu cầu thanh toán nhập khẩu, tất toán
các khoản vay ngoại tệ đến hạn, và sự tăng lên của giá
vàng thế giới. Tuy nhiên diễn biến tỷ giá năm 2011 dường
như không theo quy luật đó khi tỷ giá biến động mạnh
vào dịp đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh tỷ
giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 11/02/2011. Trong
khi đó, tỷ giá quý IV/2011 lại không có dấu hiệu quá căng
thẳng ki mà chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức

25



×