LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thắm
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập
tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Phạm
Vân Đình, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thắm
ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nói riêng
là một bộ phận cấu thành của kinh tế nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp từ
khi hình thành và phát triển đã thực sự có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh
tế nông nghiệp nước nhà, đặc biệt đối với kinh tế hộ nông dân trong quá trình
sản xuất kinh doanh của họ.
Vĩnh Bảo là huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải Phòng.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Thành uỷ, UBND, huyện đã xây
dựng và triển khai các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho kinh tế hợp
tác xã (HTX) phát triển. Năm 2002 trên địa bàn có 43 HTX hoạt động trên các
lĩnh vực: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tín dụng vận tải, dịch vụ
thương mại. Đến nay số HTX đã tăng lên 50 HTX, trong đó có 29 HTXNN với
tổng số vốn 34.294 triệu đồng. Hợp tác xã nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo xác
định mỗi hộ gia đình là một xã viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng
các dịch vụ của HTX đối với xã viên. Hiện toàn huyện có 83.968 xã viên, bình
quân mỗi HTX có 2412,69 xã viên. Với quy mô toàn xã nên mỗi HTXNN của
huyện đều có trụ sở làm việc riêng tại UBND của xã đó, thuận lợi cho việc cung
ứng các dịch vụ cho các xã viên của HTX. Các HTXNN huyện Vĩnh Bảo có
chức năng chủ yếu là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các hộ xã viên với 2 loại
hình dịch vụ chính:
- Loại dịch vụ có nhiệm vụ sản xuất và đời sống của xã viên do Đại hội xã
viên xác định mức phí dịch vụ bao gồm tưới tiêu nước, cung cấp điện, bảo vệ
thực vật, bảo vệ đồng ruộng, tiêm phòng gia súc. Hợp tác xã thực hiện hạch toán
theo nguyên tắc lấy thu bù chi nhưng không kinh doanh. Đánh giá tính loại dịch
vụ do toàn thể xã viên bàn bạc và Đại hội xã viên quyết định. Số dư dùng trích
lập quỹ phúc lợi, một phần bổ sung vào vốn hoạt động của HTX.
iii
- Loại dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm thực hiện theo nguyên
tắc thị trường thỏa thuận giữa HTX với hộ các xã viên hưởng lợi. Hợp tác xã tổ
chức dịch vụ phục vụ cho những hộ có nhu cầu theo cơ chế kinh doanh thỏa
thuận, tuy nhiên vẫn chưa theo nguyên tắc kinh doanh mà theo nguyên tắc dịch
vụ nội bộ. Hợp tác xã hỗ trợ xã viên thông qua giá cả hoặc phương thức thanh
toán.
Các loại dịch vụ này được HTXNN huyện Vĩnh Bảo thực hiện theo 2 hình
thức: Mua đứt bán đoạn, ứng trước cho hộ xã viên cuối vụ cuối năm thanh toán
cộng với tỷ lệ lãi nhất định (thông thường bằng lãi suất ngân hàng). Hình thức
này được áp dụng phổ biến nhất với những hộ nghèo khó khăn, tạo điều kiện
cho hộ ổn định sản xuất.
Với 2 hình thức dịch vụ trên hoạt động của các HTXNN huyện Vĩnh Bảo
thu được nhiều kết quả. Mỗi năm hoạt động dịch vụ HTXNN thu được nhiều kết
quả, doanh thu của các hoạt động năm sau tăng hơn năm trước. Điều này không
chỉ thể hiện ở việc các dịch vụ của các HTX được mở rộng mà thể hiện các
HTXNN của huyện hoạt động ngày một khá hơn trước, đời sống của xã viên
trong HTX ngày được nâng cao. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ tăng cũng
kéo theo lên sự tăng lên của chi phí, mà sự tăng lên của chi phí lớn hơn sự tăng
lên của doanh thu. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ của các HTXNN đều có lãi dù
ít hay nhiều góp phần tạo động lực cho các HTXNN huyện Vĩnh Bảo có đủ ngân
sách để hoạt động dịch vụ cho những năm sau.
Dịch vụ thủy nông có 29 HTXNN của huyện đảm nhận, là dịch vụ quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, điều tiết nước bảo đảm cây trồng sinh trưởng
phát triển tốt, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, hàng năm các HTXNN
huyện đã đảm bảo tốt khâu dịch vụ này với lãi dư là 216 triệu đồng.
Dịch vụ vật tư nông nghiệp của huyện cũng hoạt động có kết quả giúp các
xã viên trong HTXNN của huyện có được giống cây trồng, vật nuôi tốt, thuốc
iv
bảo vệ thực vật có nguồn gốc rõ ràng, giá cả phải chăng: giống lúa ngắn ngày
thay thế cho giống dài ngày, sử dụng lâu, tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi của
hộ xã viên nâng cao hơn những năm trước, đặc biệt là khi các hộ xã viên chưa
sử dụng dịch vụ này. Mỗi năm hoạt động dịch vụ này tạo cho HTX 85 triệu
đồng bổ sung vào ngân quỹ hoạt động của các HTX.
Dịch vụ làm đất của các HTXNN huyện Vĩnh Bảo do chưa chủ động được
máy làm đất nên kết quả hoạt động của dịch vụ này không cao như các dịch vụ
khác của HTXNN số lãi hàng năm là 34 triệu đồng, năm 2008 diện tích mà HTX
đảm nhận dịch vụ này có giảm đi so với năm 2007 là 10%, có nhũng vụ chất
lượng dịch vụ của dịch vụ này không đảm bảo đúng thời vụ gieo trồng của
người dân.
Dịch vụ KHKT ngày càng được các hộ xã viên tin tưởng và áp dụng vào
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó góp phần nâng cao năng suất cây trồng
vật nuôi của các hộ xã viên, tạo cho hộ xã viên có kỹ thuật hơn trong việc sản
xuất kinh doanh nông nghiệp. Hàng năm thu từ hoạt động dịch vụ KHKT của
HTXNN là 143 triệu đồng.
Không chỉ hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế mà hoạt động của các
HTXNN huyện Vĩnh Bảo còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Với số lãi từ các
hoạt động dịch vụ hàng năm các HTXNN dùng một phần bổ sung vàốn hoạt
động của HTX, một phần HTX dùng để trích vào quỹ phúc lợi, hỗ trợ gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, ngày thương binh liệt sỹ, các hoạt động ủng hộ nơi gặp
thiên tai.
Do phần lớn các HTXNN của huyện còn phục vụ ở quy mô nhỏ nên việc
cung cấp các dịch vụ cho xã viên còn gặp khó khăn về đầu vào. Mặc dù các dịch
vụ của HTXNN có tăng lên qua các năm nhưng chủ yếu là dịch vụ đầu vào, với
một số dịch vụ thiết yếu: dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng vật
tư… đối với dịch vụ đầu ra bao tiêu sản phẩm cho xã viên thì rất hạn chế hoặc
v
không có, trong 29 HTXNN của huyện mới chỉ có 1 HTX làm được việc này.
Không những thế HTXNN huyện Vĩnh Bảo còn gặp nhiều khó khăn lớn trong
quá trình hoạt động cung cấp các dịch vụ cho xã viên: Vốn thiếu không đủ để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho HTXNN, sử dụng nguồn vốn không đúng
mục đích, trình độ cán bộ quản lý HTXNN còn thấp, đa số ở trình độ phổ thông
hoặc trung cấp (chiếm 70 - 80%), trình độ đại học chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 15%)
chính vì vậy mà về chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý
HTXNN còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của HTXNN. Không
chỉ khó khăn về nội lực mà HTXNN huyện Vĩnh Bảo còn gặp khó khăn lớn tác
động từ bên ngoài, đó là HTXNN huyện phải đối mặt với các doanh nhiệp tư
nhân từ bên ngoài khi sản phẩm của xã viên trong HTX bị tư thương ép giá,
đồng thời sản phẩm của xã viên cũng bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm có
chất lượng mẫu mã đẹp của nông dân nước phát triển.
Đứng trước khó khăn thách thức mới huyện Vĩnh Bảo nói chung và các
HTXNN huyện cần có biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy và phát triển mạnh
hơn các dịch vụ của HTXNN:
Giải pháp về vốn: các HTXNN cần sớm quan tâm giải quyết nợ đọng. Các
HTXNN cần tạo mối quan hệ bạn hàng tốt với các tổ chức tín dụng nhằm giúp
HTX giải quyết được khó khăn thiếu vốn trước mắt cũng như lâu dài.
Giải pháp về trình độ cán bộ quản lý HTX: Các HTXNN huyện cần tạo
điều kiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN giúp cán bộ trong HTX
nâng cao trình độ năng lực chuyên môn.
Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX: các HTXNN thường xuyên
kiểm tra tu sửa máy móc cũng như các công trình hệ thống thuỷ lợi điện của
HTX , góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy móc.
Các HTXNN cần tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức cơ quan Nhà nước,
các doanh nghiệp trạm trại: liên minh HTX thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát
vi
triển nông thôn, trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, trạm vật tư, công ty giống
cây trồng và các đại lý vật tư nông nghiệp. Đặc biệt các HTXNN huyện Vĩnh
Bảo cần tìm và tạo ra mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc tiêu
thụ sản phẩm bảo đảm cho sản phẩm của xã viên đạt yêu cầu về chất lượng và
giá cả.
vi
Môc lôc
Chữ viết tắt
Giải thích
BQ
Bình quân
BQT
Ban quản trị
BQT.HTX
Ban quản trị hợp tác xã
CC
Cơ cấu
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CP
Chi phí
DT
Doanh thu
HTX
Hợp tác xã
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
NXB
Nhà xuất bản
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TW
Trung ương
SL
Số lượng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
vi
ix
1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Kinh tế tập thể do công dân góp
vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức
trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để
củng cố và mở rộng các hợp tác xã (HTX) hoạt động có hiệu quả. Điều đó là
kết quả của một thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng
và Nhà nước ta về HTX” [9]. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo
đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà
nước.
Dưới sự điều chỉnh của hệ thống các Luật và văn bản dưới Luật trên,
quá trình phát triển HTX ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi
mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX
với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên cho cộng đồng và
tạo việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương trong cơ chế kinh tế
thị trường.
Bước vào cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất
là sau khi gia nhập WTO, hộ nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối
thủ sản xuất kinh doanh mạnh. Đó là các hàng hoá nông sản nhập khẩu và
cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của nông dân các nước phát triển hơn, có
tổ chức tốt về quy mô, về trình độ hợp tác. Trong khi 50% giá trị sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam dành cho xuất khẩu thì tình trạng đơn thương độc
mã hiện nay không cho phép các hộ tiểu nông cạnh tranh nổi trong sản xuất,
thương thuyết nổi trong mua bán, tranh thủ được về chính sách. Phải nói rằng,
hơn lúc nào hết, người nông dân cần có tổ chức thực sự của mình, được tổ
chức tốt từ trên xuống dưới do họ tổ chức vận động nên, giúp cho họ vốn, tiêu
thụ sản phẩm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến…Đó là hợp tác xã nông nghiệp
(HTXNN).
1
Vĩnh Bảo là huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải
Phòng nên việc quan tâm chú trọng đến nông nghiệp rất được cơ quan lãnh
đạo các cấp cùng nhân dân chú ý, đặc biệt là việc thực hiện chủ trương, chính
sách về phát triển đổi mới hợp tác xã nông nghiệp. Trong những năm qua
nhân dân cùng các cấp, ngành luôn cố gắng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp nhưng trong quá trình thực hiện đó việc
thực hiện hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp cũng gặp một số khó khăn:
thiếu vốn, cở sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ của cán bộ quản lý còn
thấp, ý thức tham gia của một số xã viên trong hợp tác xã kém ... Điều đó đã
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các HTXNN huyện Vĩnh
Bảo, Hải Phòng.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
kết quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phòng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
HTXNN và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động
của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
1.2.1 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của
hợp tác xã nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTXNN huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phòng.
- Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của các HTXNN huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
2
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các
HTXNN huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
1.2.3 Câu hỏi định hướng nghiên cứu
- Tình hình hoạt động của HTXNN huyện Vĩnh Bảo như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động của HTXNN huyện?
- Giải pháp để HTXNN huyện Vĩnh Bảo hoạt động có hiệu quả?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các HTXNN huyện Vĩnh Bảo,
Hải Phòng.
Chủ thể nghiên cứu: Các HTXNN huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, các xã
viên thuộc HTXNN của huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động của các hợp tác xã nông
nghiệp huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Về không gian: Đề tài được thực hiện ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Về thời gian
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong vòng 3 năm 2007 – 2009
+ Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2009.
3
2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về hợp tác xã
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
tại Điều 20 đã khẳng định: "Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp
tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và cùng có lợi" [9].
Luật Hợp tác xã năm 2003 xác định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu,
lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để
phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật" [11].
Tóm lại, HTX là một kiểu tổ chức sản xuất, kinh doanh do cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện góp vốn để giải
quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.
2.1.1.2 Bản chất của hợp tác xã
Giải thích về bản chất HTX, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Hạt nhân,
trung tâm của HTX là xã viên; xã viên hợp tác với nhau để có lợi ích thiết
thực và vẫn duy trì tính độc lập của mình; xã viên là chủ đích thực của HTX;
4
là mục tiêu mà HTX phải phục vụ; HTX là phương tiện để phục vụ xã viên,
phải đảm bảo đem lại lợi ích cho xã viên - thực là “HTX là nhà, xã viên là
chủ” [20]. Hợp tác xã là thể chế xã viên đơn lẻ thành số đông, từ đó tạo thành
sức mạnh mà nhu cầu và lợi ích chung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi dây
gắn kết xã viên; xã viên tham gia HTX càng đông lợi ích đem lại cho xã viên
càng lớn, tạo mục đích kép: từng xã viên khá hơn và cộng đồng đoàn kết hơn.
Bác nhấn mạnh, HTX phải mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên,
người không tham gia HTX không được hưởng lợi, có như vậy mới tạo sự
hấp dẫn của HTX đối với nhân dân. Mặt khác, Bác đề cao tính bình đẳng của
xã viên HTX, khi đã là xã viên HTX: HTX chỉ có hội viên mới được hưởng
lợi, chỉ có hội viên mới có quyền, nhưng những việc kỹ thuật như tính toán,
xem hàng hóa, cầm máy…thì có phép mướn người ngoài. HTX phải tôn trọng
nguyên tắc tự giác, tự nguyện và tính hiệu quả; tránh việc cạnh tranh không
cần thiết giữa các HTX trên cùng địa bàn và chú trọng sự liên kết giữa các
HTX. Là nhà tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã rất chú ý
cách thức tổ chức HTX, đặc biệt là sự hợp tác - liên kết của các HTX. Bác chỉ
rõ: “Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng mỗi HTX. Cũng không phải
mỗi làng phải lập cả mấy HTX. Cũng không phải có HTX này thì không lập
được HTX kia. Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập được HTX nào, và có
khi hai HTX - mua và bán - lập chung cũng được. Nếu nhiều nơi đã lập thành
hợp tác như nhau, thì các HTX ấy nên liên lạc với nhau, thế lực càng mạnh
hơn. Hoặc khi hai HTX tính chất khác nhau, thì cũng nên liên kết, như một
HTX mua và một HTX bán” [20].
2.1.1.3 Nguyên tắc hoạt động cơ bản của hợp tác xã
Luật Hợp tác xã năm 1996 nêu thành 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của HTX, cụ thể: "Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã; Quản lý dân
chủ và bình đẳng; Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Chia lãi bảo đảm kết
5
hợp lợi ích xã viên và sự phát triển của hợp tác xã; Hợp tác và phát triển cộng
đồng" [10].
Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định 4 nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của HTX là: "Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng" [11].
2.1.1.4 Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế phát triển kinh tế hộ gia
đình, lợi ích hộ không mâu thuẫn với lợi ích HTX, việc hình thành HTX phải
theo nguyên tắc thị trường, vận hành theo quan hệ và qui luật kinh tế. Tuyệt
đối không nên quan niệm HTX là tổ chức XH; cứu trợ XH đối với nông dân
và tập thể hoá nông dân.
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện
lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các
nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất
hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.
Đặc trưng của HTX nông nghiệp - nông thôn trong điều kiện mới đó là
liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ (kinh tế hộ, kinh tế trang trại)
đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của HTX kiểu mới.
- Dịch vụ là lĩnh vực rộng: “là hoạt động cung ứng lao động, khoa học
kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh đời sống
vật chất tinh thần, các hoạt động của ngân hàng, tín dụng”
- Dịch vụ nông nghiệp là điều kiện, yếu tố cần thiết, cần có cho quá trình
sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nông nghiệp mà người sản
xuất không có sẵn, không làm được hoặc làm nhưng không có hiệu quả.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp là hoạt động nhằm cung cấp trao đổi
tiếp nhận và sử dụng dịch vụ giữa người sản xuất nông nghiệp và người cung
cấp dịch vụ theo một phương thức nhất định nào đó.
6
2.1.2 Các hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay, hầu hết các HTXNN đều làm dịch vụ cho xã viên, giúp xã
viên giải quyết được khó khăn trong các khâu sản xuất kinh doanh của mình.
Trong những năm qua, dịch vụ nông nghiệp đã có những hỗ trợ thiết thực cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp có bước
phát triển đã tạo thêm việc làm mới cho người lao động, góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống cho người dân.
Hiện nay, HTXNN có một số hoạt động dịch vụ chủ yếu sau:
- Dịch vụ khuyến nông: hoạt động này được tổ chức tại cơ sở của người
dân hoặc được hướng dẫn tại trụ sở của xã, trạm khuyến nông huyện nhằm
giúp cho những nông dân có nhu cầu trong một lĩnh vực nào đó. Cán bộ
khuyến nông xây dựng các mô hình khảo nghiệm, mô hình cấy giống lúa trình
diễn, tổ chức các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho xã viên nhằm giúp xã
viên biết cách ứng dụng các thành tựu đó được nhanh, chính xác, hiệu quả.
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp: HTX đẩy mạnh dịch vụ các loại vật tư
nông nghiệp, cạnh tranh với thị trường bảo đảm chất lượng và tư vấn kỹ thuật
cho xã viên giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phục vụ kịp thời và bảo
hành chất lượng cho xã viên.
- Dịch vụ làm đất: Để thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của tất cả
các xã viên trong HTX được đồng đều, kịp thời vụ, HTXNN đảm nhận khâu
dịch vụ làm đất, trong đó việc làm đất chủ yếu được thực hiện bằng máy. Giá
làm đất sẽ được trên giá thị trường chủ yếu là giá dầu quyết định.
- Dịch vụ thuỷ lợi nội đồng: Thuỷ lợi nội đồng là một khâu rất quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giúp cây trồng sinh trưởng
phát triển thuận lợi, vì vậy các HTXNN đảm nhận các khâu trong dịch vụ
này: đào mới, xây dựng, sửa chữa mương máng, cống đập, đưa đón nước
phục vụ đổ ải, điều tiết nước phục vụ cây trồng.
7
- Dịch vụ điện sinh hoạt: Nhằm bảo đảm cho nông dân không bị các
doanh nghiệp tư nhân về điện ép giá và bảo đảm cho tất cả xã viên trong HTX
đều có điện sử dụng các HTXNN đảm nhận dịch vụ cung cấp điện sinh hoạt
cho xã viên trong HTX cũng như cho mọi người dân trong xã.
- Dịch vụ bao tiêu sản phẩm: Sản phẩm của nông dân làm ra do còn
hạn chế về chất lượng cũng như mẫu mã nên việc tiêu thụ rất khó, đặc biệt là sản
phẩm của nông dân hay bị các tư thương ép giá nông dân rất khó trong việc tìm
đầu ra. Hợp tác xã nông nghiệp đứng ra đảm nhận khâu dịch vụ: chế biến, bao
tiêu sản phẩm giúp các xã viên nhằm đảm bảo sản phẩm của nông dân làm ra
không những tốt về chất lượng mà còn thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, góp
phần giúp xã viên trong HTXNN phấn khởi tin tưởng vào HTX.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Hoạt động dịch vụ của HTXNN ra đời và phát triển gắn với quá trình
phát triển của đời sống nông dân, phục vụ nhu cầu của nông dân. Hoạt động
dịch vụ của HTX phát triển nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Hoạt động dịch
vụ của HTX chủ yếu là những hoạt động mà hộ xã viên không thể làm hoặc
làm nhưng không có hiệu quả. Đó là những hộ xã viên nhỏ lẻ, tài chính yếu
không đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động dịch vụ của HTX cũng như các hoạt động kinh tế khác đều
chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, cạnh tranh về vốn, về thị
phần, về nguồn hàng… Vì vậy để hoạt động dịch vụ của HTX có hiệu quả
phải nắm bắt rõ quy luật của thị trường, tiếp cận được với thị trường, nhạy
bén với sự thay đổi của thị trường.
Hoạt động dịch vụ của HTX còn chịu tác động sâu sắc của mô hình
kinh tế. Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp việc tổ chức các
hoạt động dịch vụ của HTX được thể hiện bằng các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà
nước (áp đặt, mệnh lệnh) do đó các hoạt động dịch vụ của HTX không phát
triển mà nó trở nên kém hiệu quả. Do bao cấp nên không có động lực kinh
8
doanh, công tác quản lý phân tán, chồng chéo, mất đi tính năng động, sáng tạo
dẫn đến nền sản xuất bị sa sút nghiêm trọng. Ngày nay trong cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, việc tổ chức hoạt động dịch vụ của các HTX, đã
xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh, các hình thức hoạt động
dịch vụ trong các HTX đa dạng, phong phú. Tùy từng nơi, từng địa phương
mà các HTX có hình thức hoạt động dịch vụ khác nhau.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
- Chính sách, chủ trương phát triển hợp tác xã của Đảng và nhà nước
Nông nghiệp nước ta qua các giai đoạn phát triển có được thành tựu
như hôm nay phần lớn là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua
các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn. Cũng chính
vì thế mà hoạt động của HTXNN có tốt hay không phần lớn là do chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển HTXNN. Qua nhiều
năm phát triển Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm
phát huy vai trò của hợp tác xã đặc biệt là chính sách chuyển đổi từ HTX kiểu
cũ (HTX thời quan liêu bao cấp) sang HTX kiểu mới với công việc chủ yếu là
cung cấp các dịch vụ nông nghiệp cho nông dân. Chính những chủ trương,
chính sách đó đã làm cho hoạt động của hợp tác xã ngày càng có hiệu quả và
thiết thực, từ đó nâng cao vai trò hợp tác xã.
- Nguồn lực
+ Vốn: Vốn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của HTXNN.
Một khi thiếu vốn thì mọi hoạt động của hợp tác xã hầu như ngưng lại. Điều
này dẫn đến việc hợp tác xã làm ăn không hiệu quả và dẫn đến việc giải thể,
quan trọng hơn là làm mất lòng tin của người dân vào HTXNN.
+ Lao động và trình độ quản lý hợp tác xã: Yếu tố con người là nhân tố
quyết định quá trình hoạt động của HTX nói chung và HTXNN nói riêng, đặc
biệt là trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã. Nếu cán bộ quản lý hợp tác xã có năng
lực, có trình độ chuyên môn cao, điều hành công việc tốt thì hợp tác xã đó hoạt
9
động có hiệu quả. Ngược lại, cán bộ quản lý hợp tác xã không có năng lực, trình
độ yếu, chuyên môn thấp thì HTX đó hoạt động không có hiệu quả.
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là nơi diễn ra các hoạt động của hợp tác
xã: trao đổi công việc của cán bộ quản lý, cửa hàng cung cấp các vật tư nông
nghiệp… Vì vậy cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của
HTXNN. Nếu cơ sở hạ tầng tốt thuận lợi cho quá trình làm việc của cán bộ
hợp tác xã và người lao động từ đó nâng cao năng suất làm việc. Ngược lại,
cơ sở hạ tầng không tốt, điều kiện làm việc không thuận lợi sẽ làm giảm hiệu
quả làm việc xuống gấp nhiều lần.
- Ý thức của xã viên: Kết quả, hiệu quả hoạt động của HTXNN còn bị
ảnh hưởng rất lớn bởi ý thức của xã viên trong hợp tác xã. Vì HTX tồn tại được
là do sự góp vốn, góp sức của mỗi xã viên trong HTX. Nếu các xã viên trong
HTX đều có ý thức trong việc nâng cao kết quả hoạt động của HTX thì mục tiêu
của hợp tác xã sẽ đạt được. Ngược lại, mỗi xã viên đều trông chờ, ỷ lại thì hoạt
động của hợp tác xã không có kết quả mà dẫn đến giải thể hợp tác xã.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực tiễn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới
* Quá trình hình thành và phát triển HTXNN của Nhật Bản
Hợp tác xã ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 với mục đích
phục vụ nhu cầu về hoạt động tín dụng của những người nông dân. Đến năm
1900, luật hợp tác xã Nhật Bản đầu tiên ra đời quy định về tổ chức của 5 loại
hình HTX là HTX tín dụng, Marketing, mua không bán, sản xuất và tiêu thụ.
Đối với HTX nông nghiệp, Luật HTXNN đầu tiên thông qua vào năm 1947.
Nội dung hoạt động của HTXNN gồm: Cung cấp các chương trình đào tạo để
tăng cường việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, hợp tác nhằm nâng
cao mức sống và mở rộng các hoạt động văn hoá; phát triển và mở rộng diện
tích đất nông nghiệp, chú trọng công tác thuỷ lợi và hướng dẫn thành lập
trang trại, vận động các thành viên liên kết đất đai làm trang trại; nghiên cứu
1
thị trường, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp; cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và các hang hoá thiết yếu phục vụ nông
dân; thành lập và quản lý quỹ phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp các
dịch vụ bảo hiểm; sản xuất phân bón; chế biến các sản phẩm nông nghiệp;
cung cấp phúc lợi công cộng, thành lập bệnh viện phục vụ cho nông dân.
Tóm lại, qua nhiều năm phát triển, các HTXNN ở Nhật Bản ra đời,
được tổ chức và hoạt động gắn liền với các hoạt động, đời sống của người
nông dân với mục đích cải thiện đời sống, sản xuất của người nông dân.
Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng thể chế vận hành các HTXNN và ban hành,
thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô
nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào
nền kinh tế thế giới.
* Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc
Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1.239 HTX nông nghiệp (bao
gồm các HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia
súc) và hơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút
100% nông dân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người). Tất cả các HTX này
đều là thành viên của Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một
hệ thống thống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế
hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế
biến và tiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo
hiểm. Hệ thống HTX nông nghiệp hiện có 4.600 các chợ và cửa hàng bán
nông sản trên cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với tổng doanh số
đạt 37 ngàn tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịch phục vụ các
hoạt động ngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm 67% dân
số Hàn Quốc. Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nông nghiệp
được xây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địa
phương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn.
1
* Hợp tác xã nông nghiệp của Mỹ
Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên
(chiếm đại bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước
Mỹ) tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở
thành một trong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Ngoài ra, các HTX nông nghiệp có một hệ thống tín dụng nông nghiệp rất
lớn, bao gồm 101 HTX tín dụng nông nghiệp với tổng tài sản khoảng 125 tỷ
USD và tổng dư nợ là 96 tỷ USD.
2.2.2 Thực tiễn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
* Phong trào HTX trước 1960
Nhằm tạo ra động lực mới trong nông dân để phát triển nông nghiệp,
Đảng và Nhà nước ta ra nhiều chính sách, chủ trương thong qua các hình thức
đổi công hợp tác. Trong giai đoạn này, Nghị quyết lần thứ 8 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 8 năm 1955 đã đề ra chủ trương xây
dựng thí điểm một số HTXNN.
Trong 3 năm (1955 - 1957) thực hiện chủ trương vừa phát triển tổ đổi
công vừa xây dựng thí điểm HTX đã có rất nhiều hộ tiến hành đổi công, với
hình thức hợp tác giản đơn có hiệu quả. Số HTX còn ít do mới làm thí điểm.
Tiếp theo đó ngày 17 tháng 12 năm 1959 điều lệ mẫu HTXNN bậc thấp
được thủ tướng chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 449/TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận nông dân
vào HTX bậc thấp qui mô nhỏ tạo ra sự chuyển biến lớn, bước đầu phát huy
một số mặt: thuỷ lợi, chống thiên tai,mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, trong 3 năm 1958 - 1960 HTXNN ở miền Bắc với hình thức
chủ yếu là bậc thấp phát triển nhanh nhưng không vững chắc. Có tình trạng
đó là do không thực sự tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.
1
Xây dựng HTX không xuất phát từ lợi ích của xã viên mà chạy theo phong
trào, chạy theo chỉ tiêu kế hoạch nên đã làm lướt, làm ẩu, gò ép. Mặt khác
trình độ cán bộ HTX yếu kém, không được đào tạo bồi dưỡng nên quản lý
kém hiệu quả.
* Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1986
Từ 1966 - 1975: trong thời kỳ này lần đầu tiên Điều lệ của HTX sản xuất
nông nghiệp được ban hành, do chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Điều lệ HTX ra đời đã
có tác dụng hưóng dẫn các HTX trong một số lĩnh vực như tổ chức quản lý phân
phối. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn tiến bộ chậm và có những mặt trì trệ,
tổ chức sản xuất và quan hệ quản lý nông nghiệp rất phân tán. Đứng trước tình
hình đó Ban Bí thư đã có chỉ thị 208 CP/TƯ ngày 16/9/1974 về việc tổ chức lại
sản xuất nông nghiệp và cải tiến một bước quản lý Nhà nước từ cơ sở theo
hướng tiến lên sản xuất lớn XHCN đối với HTXNN. Sau nhiều năm thực hiện
Chỉ thị 208 CP/TƯ bộc lộ nhiều khuyết tật, kinh tế sa sút, nhiều mục tiêu KTXH
đặt ra không đạt, sản lượng lương thực chăn nuôi giảm.
Năm 1976 - 1980, ở miền Bắc tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản
xuất, cải tiến một bước quản lý tiến lên sản xuất lớn XHCN, đánh dấu bằng
Nghị quyết 61/CP ngày 5/4/1976 của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định mở
rộng cuộc vận động ở các tỉnh trung du, miền núi và những xã đồng bằng ven
biển có diện tích đất rừng nhằm gắn chặt nông nghiệp với lâm nghiệp; tăng
cường chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất, thu hồi hết
những ruộng đất bị lấn chiếm trái phép để trên cơ sở đó tổ chức lại sản xuất
và cải tiến quản lý sử dụng tốt các tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, việc phân phối
trong hợp tác xã vẫn dựa trên công điểm và lại các ngành nghề khác dù hoạt
động không hiệu quả vẫn tính ra công để được trả sản phẩm từ sản xuất nông
nghiệp; việc bao cấp trang trả công tràn lan (rong công phóng điểm) và lại
thực hiện theo cách “trừ lùi” tức là sau khi trừ hết chi phí và để các quỹ rồi
1
mới đem chia cho số ngày công lao động nên đôi khi có hiện tượng cộng giá
trị “âm”.
Ở miền Nam, khi được giải phóng hoàn toàn, Đảng chủ trương đưa
cách mạng miền Nam sang một giai đoạn mới là hoàn thành cách mạng dân
chủ nhân dân nhằm giải quyết công bằng về ruộng đất giữa các hộ và các địa
phương. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 15 ngày 4/8/1977
về việc làm thí điểm cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở miền Nam. Sau đó
ở miền Nam đã thực hiện việc đưa hầu hết các hộ nông dân vào HTX và các
tập đoàn sản xuất (là HTX nhưng trình độ quản lý thấp hơn HTX) và cũng
thực hiện cung cách quản lý như ở miền Bắc. Việc đưa đồng loạt nông dân
vào tập đoàn sản xuất là không phù hợp với quy luật khách quan, cộng với
cách quản lý yếu kém nên đến năm 1980 đã tan rã nhiều tập đoàn sản xuất.
Trước tình hình đó sau khi khảo sát thực tiễn, lắng nghe ý kiến cơ sở,
tâm tư nguyện vọng nông dân, Ban bí thư ra thông báo 22, tiếp đến ngày
13/1/1981 ra chỉ thị 100 khẳng định chủ trương áp dụng và mở rộng hình thức
“khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Chỉ thị đã nêu rõ
mục đích là: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, lôi cuốn được
người lao động hăng hái sản xuất, sử dụng tốt đất đai tư liệu sản xuất, củng cố
quan hệ sản xuất XHCN, nâng cao đời sống xã viên. Chỉ thị 100 ra đời đã đáp
ứng nguyện vọng của nông dân, được các địa phương, các ngành và nông dân
phấn khởi đón nhận, nhanh chóng thực hiện ở hầu khắp các cơ sở. Trong một
thời gian ngắn đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp, ngăn
chặn sa sút, tạo đà đi lên, gợi mở một hướng mới về đổi mới cơ chế quản lý
trong nông nghiệp.
Tiếp theo Chỉ thị 100, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội V, Ban Bí thư đã
tổng kết thực tiễn trên các vùng, đã ban hành một hệ thống Chỉ thị, Nghị
quyết để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
1
Tuy nhiên Chỉ thị 100 còn nhiều hạn chế, nguyên tắc nêu ra còn cứng
nhắc, cơ chế quản lý HTX về cơ bản còn là bao cấp, phân phối theo công
điểm. Hợp tác xã còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lý tập trung bao
cấp của Nhà nước, thu nhập từ kinh tế tập thể thấp, mức khoán không ổn
định, tệ quan liêu, mệnh lệnh và tình trạng tham ô lãng phí trong HTX tiếp tục
tăng, động lực vừa mới tạo ra đã dần bị triệt tiêu, người lao động thiếu yên
tâm phấn khởi sản xuất.
* Từ 1986 đến 1996
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị ra Nghị
quyết “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Nghị quyết 10).
Với nội dung chủ yếu là: “Tổ chức lại sản xuất trong các HTX; đặt rõ vai trò
kinh tế hộ xã viên; khoán gọn đến hộ và nhóm hộ. Hợp tác xã là đơn vị tự
chủ, tự quản, điều chỉnh và đổi mới một bước các quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý giữa HTX với hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xoá bỏ chế độ
phân phối theo công điểm, bảo đảm người lao động trực tiếp được hưởng trên
dưới 40% sản lượng khoán, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông
thôn, nông nghịêp, từng bước xây dựng nông thôn mới”.
Những quan điểm tư tưởng và chủ trương đề ra ở Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị và các Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương khoá VI được các
ngành, các cấp và đông đảo nông dân cả nước hưởng ứng thực hiện năng
động sáng tạo. Sản xuất nông nghiệp sau Đại hội VI lại có bước tiến mới:Sản
xuất lương thực tăng, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá có quy mô
tương đối lớn, kim ngạch xuất khẩu nhu cầu lương thực của xã hội được bảo
đảm hơn. Năng lực sản xuất được tăng cường. Quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh của hộ nông dân được xác lập. Kinh tế có bước phát triển, đời sống của
nông dân của một số vùng được cải thiện thêm một bước.
1
Đánh giá chung: Tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới đã xác lập
vai trò làm chủ của kinh tế hộ, đã tạo ra động lực to lớn thúc đẩy kinh tế phát
triển nhưng đồng thời là sự hoạt động của các HTX ngày càng trở nên lúng
túng; số HTX yếu kém ngày càng tăng lên, các HTX ở loại trung bình càng
vươn ra hoạt động thì càng bị mất vốn do kinh doanh thua lỗ, nợ đọng trong
xã viên ngày càng tăng, một số khâu xã viên cần HTX làm thì HTX không
làm được. Vậy HTX cần làm những việc gì và các nguyên tắc quản lý, cách
thức hoạt động như thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hộ,
khuyến khích triệt tiêu sở hữu tư nhân? Để tạo cơ sở pháp lý cho các HTX
hoạt động, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, luật HTX đã được chủ tịch nước
ban hành.
* Từ khi có luật HTX 1996 đến nay
Sau khi luật HTX được ban hành thì một loạt các chính sách của Đảng,
Nhà nước về HTX cũng được ban hành đồng thời như: Chỉ thị 68 của Bí thư
trung ương Đảng; Nghị định 43 quy định điều lệ mẫu HTXNN; Nghị định 16
của Chính phủ về chuyển đổi HTX cũ theo Luật, Nghị định 15 về các chính
sách ưu tiên đối với HTX; Nghị định 02 về chức năng quản lý Nhà nước đối
với HTX và các nghị định ban hành điều lệ mẫu của các HTX ngành khác.
Có thể nói đây là lần đầu tiên chúng ta có được bộ luật HTX hoàn
chỉnh và đầy đủ nhằm phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ
sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN.
Khi luật HTX và các chính sách của nhà nước được ban hành, ở 61
tỉnh, thành trong cả nước đều thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý của
HTX cũ sang hoạt động theo luật, đồng thời cũng thành lập được nhiều HTX
mới và cũng giải thể một số HTX không còn tác dụng. Nếu trước đây các địa
1