Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Quan hệ thương mại canada mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ
TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ
TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn
2. PGS.TS. Đặng Xuân Kháng



HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc
rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Thị Thu


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài

1.2. Các công trình khoa học trong nước
1.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ
2.1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế
2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ
TIỂU KẾT
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
CANADA - MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2015
3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Canada - Mỹ
3.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu Canada - Mỹ
3.3. Tranh chấp, bất đồng thương mại và biện pháp giải quyết
TIỂU KẾT
Chương 4: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
CANADA - MỸ VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
4.1. Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ
4.2. Hàm ý đối với Việt Nam
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

i
ii
iii
iv
v
1

7
7
18
20
22
22
36
68
70
70
77
87
111
113
113
136
144
146
150
151
165


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AGP
ASEAN
CAD

CUSTA
DDA
MCOOL
EU
FTA
FTAA
G7
GMAP
HIIT
IPR
ICT
IIT
KXL
MERCOSUR
NAFTA
RCC
R&D
TMQT
TPP
USD
USTR
VIIT
WB
WTO

Hiệp định về mua sắm chính
phủ
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Đô la Canada

Hiệp định thương mại tự do
Canada - Mỹ
Doha Development Agenda
Chương trình nghị sự phát triển
Doha
Mandatory Country of Origin
Quy định bắt buộc dán nhãn
Labelling
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
European Union
Liên minh châu Âu
Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
Free Trade Area of the Americas
Khu vực mậu dịch tự do châu
Mỹ
Group of Seven
Nhóm 7 nước công nghiệp phát
triển
Global Markets Action Plan
Kế hoạch hành động thị trường
toàn cầu
Horizoltal Intra-Industry Trade
Thương mại nội ngành theo
chiều ngang
Intellectual Property Right
Quyền sở hữu trí tuệ
Information and communication
Công nghệ thông tin và truyền
technologies

thông
Intra-Industry Trade
Thương mại nội ngành
Keystone XL
Đường ống dẫn dầu Keystone
Southern Common Market/ Mercado Thị trường chung Nam Mỹ
Común del Sur
North American Free Trade
Hiệp định thương mại tự do
Agreement
Bắc Mỹ
Regulatory Cooperation Council
Hội đồng hợp tác quản lý
Research and Development
Nghiên cứu và Phát triển
Thương mại quốc tế
Trans-Pacific Strategic Economic
Hiệp định đối tác kinh tế chiến
Partnership Agreement
lược xuyên Thái Bình Dương
US dollar
Đô la Mỹ
United States Trade Representative
Cơ quan đại diện thương mại
Mỹ
Vertical Intra-Industry Trade
Thương mại nội ngành theo
chiều dọc
World Bank
Ngân hàng thế giới

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Agreement on Government
Procurement
Association of Southeast Asian
Nations
Canadian dollar
Canada-U.S. Free Trade Agreement


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Tóm tắt các yếu tố quyết định mô hình thương mại

31

Bảng 2.2:

Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong

34

quan hệ thương mại Canada - Mỹ (1988-1999)
Bảng 3.1:

Thương mại hàng hóa Canada - Mỹ (2000-2015)


71

Bảng 3.2:

10 đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canada

71

Bảng 3.3:

Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ

73

năm 2014
Bảng 3.4:

Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ

74

năm 2015
Bảng 3.5

10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Canada

74

Bảng 3.6:


Thương mại dịch vụ Canada - Mỹ (2000-2015)

76

Bảng 3.7:

Các ngành hàng Canada xuất khẩu nhiều nhất sang

79

Mỹ (2001-2015)
Bảng 3.8:

Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ Canada - Mỹ

80

Bảng 3.9:

Các ngành hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ

80

(2001-2015)
Bảng 3.10: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ Canada - Mỹ

82

Bảng 3.11: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong


82

quan hệ thương mại Canada - Mỹ (2001-2014)
Bảng 3.12: Các thể chế quản lý quan hệ thương mại nông sản
Canada - Mỹ

102


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1:

Ví dụ về thương mại nội ngành giữa hai nước có

30

chung biên giới
Hình 2.2:

Nhập khẩu của Mỹ từ Canada, Trung Quốc, và

49

Mexico, 2000-2009
Hình 3.1:


Tỷ trọng thương mại với Mỹ trong tổng thương

74

mại hàng hóa hàng năm của Canada (%)
Hình 3.2:

Đóng góp của tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong GDP

77

Canada
Hình 3.3:

Tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất

77

khẩu của Canada
Hình 3.4:

Thương mại hàng hóa nội ngành Canada - Mỹ

84


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Canada và Mỹ là hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ, có nhiều điểm
tương đồng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Hai quốc gia có mối quan hệ song
phương rất đặc biệt, thể hiện từ việc có chung đường biên giới, chung các giá trị,
lợi ích, các quan hệ xã hội, cùng hàng loạt những ràng buộc về kinh tế, chế độ
chính trị cũng có điểm tương đồng đều là tư bản dân chủ. Kết quả của những
điểm chung này là một mối quan hệ tiêu biểu, khăng khít và lâu dài giữa một
nước vừa và một nước lớn, hai nền kinh tế có tính hội nhập cao và quan hệ
thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của hai nước. Mặc dù vẫn còn
tồn tại một số bất đồng và mâu thuẫn, mà không mối quan hệ quốc tế nào tránh
khỏi, nhưng quan hệ Canada - Mỹ vẫn rất vững chắc. Nhận định này được thể
hiện rõ nhất trong lĩnh vực quan hệ thương mại, Canada và Mỹ có mối quan hệ
thương mại song phương phát triển bậc nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hiện khoảng 700 tỷ USD mỗi năm.
Với sự gần gũi về địa lý, các cơ chế thương mại mở, các hiệp định thúc
đẩy thương mại như Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, Hiệp
định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và tính bổ sung trong ngành nghề
sản xuất, đã khiến Canada và Mỹ có lịch sử quan hệ thương mại lâu dài và
ngày càng được tăng cường. Xét về mặt lịch sử, Canada là thị trường xuất
khẩu nước ngoài hàng đầu của hàng hóa Mỹ từ năm 1946, trong khi Mỹ là
điểm đến số một cho xuất khẩu của Canada từ năm 1942. Từ đầu thế kỷ XXI
đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều nhìn chung không ngừng tăng
lên, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Mỹ là đối tác
thương mại có ảnh hưởng lớn đến Canada, đồng thời Canada cũng là đối tác
thương mại quan trọng với Mỹ. Đối với Canada, Mỹ là một thị trường xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng hàng đầu, theo Bộ Công nghiệp
Canada: “đối với nhiều ngành của Canada, thị trường Mỹ có vai trò tương
đối quan trọng hơn so với chính thị trường Canada” [89:tr.25]. Quan hệ



2

thương mại Canada - Mỹ ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với bản thân hai
nước, mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của kinh tế khu
vực và toàn cầu.
Một lý do quan trọng khiến việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại
Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI là cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng vì qua nghiên cứu này có thể rút ra hàm ý cho Việt Nam
trong việc thúc đẩy lợi ích, đồng thời tránh và giảm thiểu các tranh chấp bất
đồng trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung, với các nước láng giềng
và các nước lớn trên thế giới nói riêng.
Nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI giúp nhận diện rõ hơn những nhân tố chủ quan cũng như khách
quan tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, quan hệ thương mại
Canada - Mỹ nói riêng. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia vào hội
nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng
hoá các quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trong đó,
quan hệ với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế luôn là một trong những
hướng trọng tâm. Trong khi đó, Canada và Mỹ đều là các đối tác thương mại
và đầu tư quan trọng hàng đầu, đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
Trong thập kỷ qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Canada và
Mỹ đều có những bước tiến vượt bậc. Vì thế, nghiên cứu và dự báo quan hệ
thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa quan
trọng, giúp Việt Nam hoạch định chính sách quốc gia và có những định
hướng chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với cả hai nước này.
Trong giai đoạn hiện nay, cả Canada và Mỹ đều đang thực hiện chiến
lược hướng về châu Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng và vai trò
ngày càng tăng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nên đều
nằm trong quan tâm của hai nước này. Cả Canada và Mỹ đều là thành viên

tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), đây là một trong những cơ hội quan trọng bậc nhất cho


3

phép Việt Nam tham gia vào một hiệp định thương mại tự do đa phương
trong đó có cả Canada và Mỹ. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt
Nam có nhiều thuận lợi và lợi ích trong quan hệ thương mại với Canada và
Mỹ, có thể nâng cao sức mạnh kinh tế, cũng như vị thế quốc tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa hiểu được nhiều về thương mại Canada - Mỹ, do
vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết đối với việc hiểu biết và từ đó nâng
cao quan hệ kinh tế của Việt Nam với Canada và Mỹ, tham gia các cuộc đàm
phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương theo
hướng có lợi hơn.
Vì những lý do cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn trên mà tôi lựa chọn đề tài
“Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”
làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án nghiên cứu làm rõ quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai
đoạn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam
trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như đẩy mạnh
quan hệ với Canada và Mỹ.
Với mục đích như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
(1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thương
mại quốc tế và quan hệ thương mại song phương.
(2) Tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ
kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ từ 2001 đến 2015 (những nhân tố nội
tại của hai nước và các nhân tố khu vực, quốc tế), dự báo trong thời gian tới.
(3) Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ.

Thông qua thực trạng đó, chỉ ra các vấn đề tồn tại, trình bày và đánh giá các
giải pháp, cơ chế hai nước đã sử dụng để giải quyết các vấn đề thương mại.
(4) Phân tích vai trò của quan hệ thương mại này đối với sự phát triển
kinh tế của hai nước.
(5) Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong
thời gian tới. Từ việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đưa ra


4

một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với
Canada và Mỹ nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ thương mại giữa Canada
và Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian: Luận án được hoàn thành vào năm 2015, do đó
các số liệu trích dẫn cũng như các vấn đề được nêu trong luận án chủ yếu từ
năm 2015 trở về trước (2001 - 2015) và triển vọng tới 2020 - 2030. Luận án
chọn từ năm 2001 do thời điểm 2001 xảy ra sự kiện khủng bố 11/9 vào nước
Mỹ, sự kiện này có tác động lớn đến quan hệ thương mại giữa hai nước do
các thay đổi về chính sách quản lý biên giới. Nghiên cứu quan hệ thương mại
Canada - Mỹ trong giai đoạn 2001 - 2015 cũng được thực hiện trên cơ sở so
sánh đối chiếu với giai đoạn trước khi cần thiết, và là cơ sở để dự báo triển
vọng quan hệ thương mại giữa hai nước tới giai đoạn 2020 - 2030.
Về phạm vi không gian: quan hệ thương mại Canada - Mỹ.
Về phạm vi nội dung: Luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên
quan đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ (chủ yếu nhìn từ phía

Canada và tập trung vào thương mại hàng hóa), phân tích các vấn đề còn tồn
tại, hạn chế, và giải pháp, cơ chế để giải quyết tồn tại đó; vai trò của quan hệ
thương mại này đến phát triển kinh tế của hai nước; dự đoán xu hướng phát
triển và hàm ý đối với Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình
nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích
tài liệu, bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp và khái quát hóa, phương pháp
so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy nạp…


5

Dữ liệu cho các phân tích trên chủ yếu được lấy từ: các báo cáo và
thống kê của các bộ, ngành cả từ phía Canada và Mỹ. Ngoài ra, luận án sử
dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có
uy tín và có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa Canada và Mỹ như WTO,
WB, UNTAD, IMF…
(1) Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử
dụng trong tất cả các chương, mục, tiểu mục của luận án.
(2) Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 3, và
chương 4 của luận án. Thông qua thống kê phân tích kết quả của quan hệ
thương mại Canada - Mỹ sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về thành tựu, hạn chế
và tác động của quan hệ này đến hai nước.
(3) Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt toàn bộ luận án, giúp trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo
một trình tự, bố cục logic, chặt chẽ, các nội dung bám sát chủ đề nghiên cứu.
(4) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong một số
chương, mục, tiểu mục của luận án, giúp so sánh, đối chiếu nhiều khía cạnh,
giá trị trong cùng một vấn đề hoặc nhiều vấn đề trong một lĩnh vực, nhằm đưa

ra những đánh giá đúng đắn.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Với việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, luận án dự kiến
có một số đóng góp sau:
Luận án góp phần khái quát hóa, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và
thực tiễn tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ.
Luận án góp phần nâng cao hiểu biết về mối quan hệ thương mại lớn
hàng đầu thế giới, phân tích thực trạng, thành công, hạn chế của quan hệ này.
Luận án phân tích vai trò của quan hệ thương mại Canada - Mỹ đến phát
triển kinh tế của hai nước; phân tích xu hướng, chính sách phát triển quan hệ
thương mại trong thời gian tới.
Từ phân tích thành công, hạn chế, các cơ chế giải quyết quan hệ thương
mại Canada - Mỹ, luận án đưa ra hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát


6

triển và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đối với quan hệ thương mại của
Việt Nam với Canada và Mỹ và nước láng giềng Trung Quốc nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng
hình, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Canada - Mỹ
Chương 3: Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn
2001-2015
Chương 4: Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ và hàm ý đối với
Việt Nam



7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài
1.1.1. Nhóm công trình khoa học về những nhân tố tác động đến
quan hệ thương mại Canada - Mỹ
Các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 (sự
kiện 11/9) có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Vấn đề này
được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: “The Effects of
9/11 on Canadian - U.S. Trade” (Tác động của sự kiện 11/9 đến thương mại
Canada - Mỹ) của tác giả Steven Globerman and Paul Storer (Metropolitan
Policy Program, Brookings Institutions, July 2009); bài viết "Tighter Border
Security and Its Effect on Canadian Exports." (Thắt chặt an ninh biên giới và
tác động đến xuất khẩu của Canada) của tác giả Burt, Michael (2009) đăng tải
trên Canadian Public Policy, XXXV (2), pp. 149-169; Globerman, Steven and
Paul Storer (2009). "Border Security and Canadian Exports to the United
States: Evidence and Policy Implications" (An ninh biên giới và xuất khẩu
của Canada tới Mỹ: Bằng chứng và gợi ý chính sách - Canadian Public
Policy, XXXV (2), pp. 172-186)…Các tác giả phân tích những biện pháp tăng
cường an ninh biên giới sau sự kiện 11/9, chi phí và trở ngại gia tăng đã gây
cản trở lớn đối với quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ. Có nhiều bằng
chứng cho thấy chi phí xuất khẩu từ Canada đã tăng do kết quả của việc tăng
cường an ninh biên giới. Các tác giả trên đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá về
nguồn gốc của các kết quả khác nhau trong các nghiên cứu trước đây, đồng
thời đưa ra một số bằng chứng mới của các thâm hụt đáng kể trong xuất khẩu
của Canada sang Mỹ bắt đầu từ Quý III năm 2001.
Bài tạp chí “The Trade-Security Nexus: The New Reality in Canada U.S. Economic Integration” (Thương mại - an ninh: Thực tế mới trong hội
nhập kinh tế) của tác giả Maureen Appel Molot đăng tải trên American

Review of Canadian Studies, p27-62, No.1, Spring 2003. Tác giả bài viết bình
luận đến tác động của việc đóng cửa biên giới sau các cuộc tấn công khủng bố
vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhấn mạnh đến sự khác biệt trong


8

ưu tiên quốc gia: đối với Canada, vấn đề này vẫn là an ninh kinh tế (tiếp cận
không hạn chế đối với thị trường Mỹ cho các sản phẩm xuất nhập khẩu của
Canada); còn đối với Mỹ thì đây là vấn đề an ninh quốc gia.
Các tác giả Kristjansson, K.A., Michael Bomb và Anne Goodchild
(2010) trong bài nghiên cứu “Intra-Industry Trade Analysis of U.S.State Canadian Province Pairs: Implications for the cost of border delay”
(Transportation Research Record, No.2162, p73-80) có phân tích khối lượng
thương mại nội ngành (IIT) phân biệt theo chiều ngang bao gồm mức độ hội
nhập khu vực sâu sắc, mô hình thương mại khu vực ổn định, và hệ quả từ sự
chậm trễ biên giới. Trong bài báo này thương mại giữa tiểu bang Washington
và British Columbia (cửa ngõ Cascade) được so sánh với thương mại giữa
Michigan State và Ontario (cửa ngõ Great Lake). Các các giả sử dụng chỉ số
Grubel-Lloyd để đo mức độ thương mại nội ngành giữa 2 cặp tỉnh-bang này,
bài viết cho rằng chuỗi cung ứng qua biên giới ảnh hưởng nhiều nhất từ mức
chi phí cao hơn do tăng chậm trễ qua biên giới hình thành từ hàng hóa sản
xuất phân biệt theo chiều ngang có mức độ IIT cao và phụ thuộc nhiều vào
giao thông vận tải xe tải. Những loại hàng hóa này phổ biến hơn ở các cửa
ngõ Great Lakes và do vậy khu vực này có thể bị tác động kinh tế lớn hơn từ
sự chậm trễ lâu dài và khó lường hơn so với cửa ngõ Cascade[97: tr73-80].
Trong báo cáo: “Measuring the costs of the Canada - U.S. Border” (Đo
lường chi phí của biên giới Canada - Mỹ, Fraser Institute, Studies in CanadaUS Relations, Canada, August, 2012) hai tác giả Alexander Moens và
Nachum Gabler đánh giá sau hơn 10 năm đổi mới biên giới, chi phí qua lại
biên giới hai nước không giảm đáng kể, trong khi chi tiêu của chính phủ
Canada vào an ninh biên giới đã tăng rõ rệt. Sau khi cộng lại các giá trị ước

tính từ thương mại, du lịch và các chương trình của chính phủ cho thấy chi
phí biên giới hàng năm năm 2010 của Canada là 19,1 tỷ đôla Canada (CAD),
tương ứng với 1,5% GDP của nước này. Trong năm 2011, chính phủ Canada
và Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung: “Qua biên giới: một tầm nhìn chung
về vành đai an ninh và năng lực cạnh tranh kinh tế”, mặc dù tầm nhìn này
cung cấp tiêu chuẩn và mốc thời gian cụ thể để đo lường sự tiến bộ, thế
nhưng không làm giảm được chi tiêu chính phủ hoặc chi phí qua lại biên giới.


9

Có nhiều bằng chứng cho thấy chi phí và thời gian chờ đợi qua biên giới đã
tác động trực tiếp đến thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ song phương.
Vì thế, chính phủ Canada và Mỹ cần phải thực hiện cụ thể các bước tiếp theo
của cơ sở hạ tầng biên giới để giảm thời gian, chi phí qua lại biên giới cho
các doanh nghiệp cũng như khách du lịch hai nước.
Bài viết Re-Energizing Canada’s International Trade, Strategies for
Post-Recession Success (The Conference Board of Canada, CanCompete
Project, Report February 2010, Ottawa, Canada) đề cập đến tác động của suy
thoái kinh tế Mỹ đến thương mại quốc tế (TMQT) của Canada và quan hệ
kinh tế Canada - Mỹ: Suy thoái kinh tế Mỹ có tác động lớn đến TMQT của
Canada nói chung và quan hệ kinh tế với Mỹ nói riêng. Một nhiệm vụ khó
khăn đối với Canada không đơn giản là làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng
hoảng mà là làm thế nào Canada có thể tranh thủ cơ hội này để có vị thế kinh
tế lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo The shifting sands of the Canada - US economic relationship,
(Canada Policy Options, Canada, March 2011) của tác giả Jeremy Leonard
cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong trật tự kinh tế toàn cầu. Sự kiện này cho thấy thực tế là kinh
tế Mỹ đang bị đe dọa từ cả bên trong và bên ngoài. Đây cũng là một thông tin

kinh tế xấu cho kinh tế Canada, sự nổi lên của khu vực châu Á như một động
cơ kinh tế toàn cầu, cũng như sự thận trọng tài chính và tiền tệ trong nước đã
thay đổi cán cân quyền lực kinh tế lục địa phía Bắc. Sự nổi lên mạnh mẽ của
Trung Quốc như một cực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu có những tác
động nhất định đến vai trò của Canada trong nền kinh tế toàn cầu và mối
quan hệ kinh tế Canada - Mỹ. Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế thế giới
đơn cực sang lưỡng cực có ý nghĩa kiến tạo cho mối quan hệ kinh tế của
Canada với Mỹ. Chính sách quản lý kinh tế và tài chính tiền tệ đúng đắn của
Canada đã khiến kinh tế Canada rơi vào khủng hoảng muộn hơn và phục hồi
nhanh hơn Mỹ và các nước G7 khác.


10

1.1.2. Nhóm công trình khoa học về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh
tế Canada - Mỹ
Kinh tế Canada và Mỹ có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Canada ngày
càng phụ thuộc vào Mỹ hơn so với Mỹ phụ thuộc vào Canada. Điều này có
nghĩa Canada dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn, đồng thời cũng có những hậu quả
nghiêm trọng với bất cứ bất đồng nào có thể xảy ra. Về vấn đề này, tác giả bài
viết “Canada: Trade Regulations” (The Economist Intelligence Unit, NA
Incorporated, October 4, 2011), nhận định kinh tế Canada khá phụ thuộc vào
thương mại, đặc biệt là với nước Mỹ, vì thế những biến đổi kinh tế, những cú
sốc kinh tế Mỹ đều có ảnh hưởng mạnh đến Canada, như khủng hoảng tài
chính Mỹ năm 2008, đã tác động to lớn đến phát triển kinh tế tổng thể của
Canada.
Ý tưởng hội nhập sâu - có nghĩa là hài hòa hơn nữa về kinh tế, an ninh
và xã hội giữa Canada và Mỹ hiện đang dần trở thành chủ đề được đề cập rất
nhiều. Đây cũng chính là nội dung của bài viết “Trade, Deep Integration’ and
ICTs in Canada - U.S. Relations” của tác giả Craig Stewart, Concordia

University, October 2006.
Trong bài viết “Steer or Drift? Taking Charge of Canada - US
Regulatory Convergence”, tác giả Michael Hart (C.D Howe Institute
Commentary, March 2006) phân tích: Các yếu tố địa lý, lịch sử, công nghệ,
cơ hội và chính sách đã tạo ra mối quan hệ sâu rộng và không thể thay đổi
được giữa Canada và Mỹ. Nền kinh tế Canada và Mỹ ngày càng kết nối, phụ
thuộc lẫn nhau do nhu cầu của cả người dân hai nước về các sản phẩm, dịch
vụ, vốn và ý tưởng của nhau, và điều đó đã trở thành động lực thúc đẩy hội
nhập hai bên cùng có lợi.
Tác giả D. H. Burney (2009) đã nhận định trong bài viết “Canada - US
Relations in the Obama Age” (Quan hệ Canada-Mỹ dưới thời ObamaCarleton

University

Alumni

Association,

National

Capital

Chapter

Leadership Luncheon Rideau Club) rằng lĩnh vực sản xuất chế biến và nông
nghiệp của hai nước có mức độ hội nhập cao, cụ thể trong nhiều lĩnh vực từ
thịt bò đến ô tô, sắt thép. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, hai nước
không chỉ giao dịch thương mại với mà cùng nhau hợp tác sản xuất. Khoảng



11

70% giao dịch thương mại qua biên giới là giao dịch trong nội bộ công ty. Hai
nền kinh tế đã trở nên quá gắn kết đến mức các chính sách “Mua hàng Mỹ”,
rồi đến “Mua hàng Canada” tự chuốc lấy thất bại…Vì thế, trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế này, hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn để tìm cách thoát
khỏi suy thoái kinh tế sâu rộng…
Tuy nhiên cũng còn có các khó khăn và hạn chế trong hội nhập kinh tế
NAFTA. Tất cả các tranh chấp giữa hai nước được giải quyết theo quy định
của NAFTA và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhưng hai tổ chức này
vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được, từ nguồn gốc xuất xứ đến cơ chế
phòng vệ thương mại và các hạn chế về thu mua chính phủ. Nhưng cả Canada
và Mỹ đều chưa dành các nguồn lực chính trị cần thiết để tiến hành các cuộc
thương lượng nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại như trên đã đề cập. Hội
nhập Canada - Mỹ cũng xảy ra tình trạng thiếu một cơ sở thể chế để quản lý
quan hệ phức tạp và đa dạng này.
Theo cuốn sách “Invisible and Inaudible in Washington: American
Policies toward Canada” của các tác giả Edelgard Mahant và Graeme
S.Mount (Michigan State University Press, U.S, February 29, 2000) và bài
viết “Advancing Canadian Interests in the United States: A Practical Guide
for Canadian Public Officials” của Heynen, Jeff và John Higginbotham
(Canada School of Public Service, Canada, 2004) thì tương đồng và hợp tác
chặt chẽ giữa hai nước thông qua FTA làm cho họ có sự phụ thuộc lẫn nhau
khá chặt chẽ, khiến cho việc phối hợp chính sách có thể không rõ ràng, có tác
giả cho rằng, “không có chính sách riêng nào của Mỹ đối với Canada, thay
vào đó là một số chính sách áp dụng vào những thời điểm khác nhau”.
1.1.3. Nhóm công trình khoa học về thực trạng quan hệ thương mại
Canada - Mỹ
Hiện trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ được thể hiện rất rõ trong
công trình “Canada and the United States: Trade, Invetsment, Integration and

The Future” (Canada và Mỹ: Thương mại, Đầu tư, Hội nhập và tương lai) của
tác giả Blayne Haggart, Economics Divisions, 2 April, 2001). Tác giả cũng đề
cập đến hoạt động và vai trò của FTA và NAFTA đối với quan hệ kinh tế
giữa hai nước.


12

Gần gũi về địa lý, cơ chế thương mại, và tính bổ sung trong sản xuất...
đã khiến Canada - Mỹ có mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới. Và sự mở
rộng hơn nữa quan hệ thương mại Canada - Mỹ sẽ chịu tác động mạnh bởi
triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Canada và Mỹ. Canada sẽ vẫn
là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ, ít nhất là đến thập kỷ tới.
Đây là nội dung chính trong nghiên cứu “Canada: A Macroeconomic Study of
the United States’ Most Important Trade Partner” (Canada: Một nghiên cứu
kinh tế vĩ mô về đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ) của các tác giả
Paul Sundell và Mathew Shane (United States Department of Agriculture,
September 2006). Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến tác động của quan hệ
thương mại đến kinh tế hai nước, so sánh hai nền kinh tế, khẳng định Canada
phụ thuộc vào kinh tế Mỹ nói chung, và quan hệ thương mại với Mỹ nói
riêng.
Tác giả Carl Ek và Ian F. Fergusson trong báo cáo “Canada - U.S.
Relations” (Congressional Research Service Report, USA, April 5, 2012) đã
khẳng định Canada và Mỹ duy trì mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới,
mối quan hệ này đã được tăng cường trong suốt hơn hai thập kỷ qua bằng
việc thông qua hai hiệp định thương mại đa phương. Mặc dù vẫn tồn tại nhiều
bất đồng, song trong những năm vừa qua, họ đã tham gia vào các cuộc thương
lượng đầy khó khăn về các vấn đề trong một số lĩnh vực thương mại.
Tuy nhiên, tác động của các bất đồng này cũng chỉ chiếm phần nhỏ
trong tổng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Hơn nữa, Mỹ và

Canada cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết các vấn đề về môi trường, bao gồm
cả quản lý chất lượng không khí và xử lý rác thải,... Bài viết cũng đề cập đến
quan hệ thương mại giữa hai nước trong khuôn khổ NAFTA.
Bài viết Canada - U.S. Relations: Shared Borders And Shared Values,
(Luncheon Address to the Winnipeg Chamber of Commerce, October 21,
2004, Ottawa, Canada) của tác giả Manitoba Winnipeg nhận định quan hệ
giữa hai nước quá lớn và đa dạng đến mức mà hầu hết tất cả các lĩnh vực hợp
tác đều phát triển mạnh mà không có liên quan gì đến chính quyền liên bang
của nước kia. Quan hệ giữa Canada và Mỹ được kết nối bởi các quan tâm


13

chung và lợi ích chung. Canada và Mỹ không cạnh tranh với nhau quá gay gắt
vì hai nước cùng hợp tác để Bắc Mỹ có tính cạnh tranh hơn trên thế giới.
Báo cáo “Lumbering on: the state of the Canada - U.S. Trade
relationship” của tác giả Érick Duchesne (2007 - American Review of
Canadian Studies, Volumn 7, Issue 1, 22 March): Đây là một báo cáo về thực
trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ, trong đó mô tả tranh chấp về gỗ xẻ
mềm; khảo sát tác động của các xung đột thương mại và chỉ ra rằng mặc dù
có các chỉ trích từ Canada, nhưng nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp lại khá
có lợi cho Canada; thảo luận sơ lược về thất bại của các cuộc đàm phán đa
phương liên quan đến thương mại nông sản; xem xét mối quan hệ thương mại
- an ninh và tác động đến quan hệ thương mại song phương.
Globerman, Steven and Paul Storer (2013) trong bài viết “Changes in
Canada - US. Trade in intermediate versus final goods: Identification and
Assessment” (Thay đổi trong thương mại hàng hóa Canada - Mỹ trong hàng
hóa trung gian tới hàng hóa cuối cùng: xác định và đánh giá - Western
Wahington University) xác định một số thay đổi quan trọng về hàng hóa
trung gian trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Nhìn chung từ năm 1990

đến khoảng 2001, tỷ phần hàng hóa trung gian trong tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng nhanh hơn so với nhập khẩu, điều này ngược lại từ 2001 đến 2011.
Theo tác giả, sở dĩ có sự sụt giảm theo ngành trong xuất khẩu hàng hóa trung
gian của Mỹ đến Canada là do tổng hợp các nguyên nhân từ sự thay đổi của
hoạt động lắp ráp đến nơi có mức lương thấp như Mexico trong trường hợp
của ngành công nghiệp ô tô và ở mức độ thấp hơn, đến Trung Quốc trong
trường hợp các thiết bị điện.
1.1.4. Về thách thức, bất đồng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương
mại Canada - Mỹ
Ngoài những thành tựu và thuận lợi mà quan hệ thương mại Canada Mỹ đạt được, mối quan hệ này đã và đang đứng trước một số bất đồng, thách
thức. Trong báo cáo “Skating on the thin ice: American-Canada relations in
2010 and 2011” (Fraser Institute, April 2010), tác giả Alexander Moens đã
đưa ra đánh giá chi tiết về cách quan hệ Canada - Mỹ vượt qua hai thách thức
như thế nào: thứ nhất, các cuộc tấn công khủng bố của Al Qaeda vào nước


14

Mỹ đã buộc người Mỹ phải thay đổi nhận thức về biên giới chung giữa
Canada và Mỹ; thứ hai, để phản ứng đối với thách thức kinh tế từ cuộc khủng
hoảng tài chính 2008, Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp có tính bảo hộ tác động
đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ (ví dụ như điều khoản “Mua hàng
Mỹ”). Nhìn chung, các tranh chấp, bất đồng thương mại giữa hai nước đã
được giải quyết nhưng chưa thực sự thỏa đáng và để lại một số ảnh hưởng xấu
tới nền kinh tế Canada. Tác giả cũng đưa ra giải pháp quan trọng để tăng
cường hội nhập kinh tế giữa hai nước, trước hết bắt đầu từ cấp độ an ninh.
Tác giả Robert J.Keyes trong bài viết “Issues in Canada - US Bilateral
Economic Integration” (Các vấn đề về hội nhập kinh tế song phương CanadaMỹ,

Canadian


Chamber

of

Commerce-

www.globalcentres.org/can-

us/economic_keyes.pdf) nhận định: quan hệ giữa Canada và Mỹ được cho là
một trong các mối quan hệ song phương phức tạp nhất trên thế giới. Khi xem
xét xu hướng và tương lai quan hệ kinh tế hai nước không thể tách rời thực tế
và xu hướng chính trị, các vấn đề có thể nổi lên là như chương trình nghị sự
về biên giới; Cải thiện cơ chế về biện pháp phòng vệ thương mại; thực tế về
hội nhập kinh tế có ý nghĩa lan sang cả các vấn đề chính trị khác vì tính chất
liên kết của nó... Bài viết cũng đưa ra các lựa chọn chính sách để Canada tiếp
cận thị trường Mỹ.
Hơn nữa, mặc dù thị trường Mỹ nằm trong ưu tiên hàng đầu về thương
mại của Canada, nhưng cũng tồn tại một số bất đồng, đòi hỏi các doanh
nghiệp Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh, và tìm ra nguồn
gốc nếu các bất đồng đó chưa được giải quyết. Nhận định này được tác giả
Cliff Sosnow đưa ra trong bài biết “Observations on Canada - U.S. Trade
Relations in 2005” (Trade and Customs, Canada, May 13, 2005).
Về giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, trong
bài viết “So sánh các đề xuất nhằm tăng cường quan hệ kinh tế Canada Mỹ”, tác giả Danielle Goldfarb (C.D. Howe Institute Backgrounder, October
2003) nhận định: Trong những năm qua, nhiều học giả, giới tư vấn chính
sách, các nhóm doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra
nhiều đề xuất nhằm đáp ứng mục tiêu lâu dài của người Canada, đó là, đảm
bảo quan hệ kinh tế tốt đẹp với Mỹ. Bài viết này nhằm mục đích tổng kết lại



15

các đề xuất chính của nhiều tác giả, bao gồm cả quan điểm của những người
phản đối hội nhập sâu rộng hơn. Tác giả nhận định: vì các đề xuất hiện nay
vẫn còn chưa cụ thể, nên nội dung của bài viết là phân tích rõ ràng hơn về sự
cần thiết và tính khả thi của nhiều nhân tố quan trọng trong quan hệ Canada Mỹ.
Báo cáo“Strengthening our ties: four steps toward a more successful
Canada -U.S.Partnership” (Tăng cường quan hệ: Bốn bước để đạt được một
mối quan hệ đối tác Canada - Mỹ thành công hơn - The Canadian Chamber of
Commerce 2010) phân tích tầm quan trọng của quan hệ thương mại Canada Mỹ, đặc biệt đối với Canada, những khó khăn mà hai nước đang gặp phải
trong giai đoạn hiện nay. Báo cáo này đánh giá rằng Canada nên chú trọng
đến bốn vấn đề chủ chốt: thương mại, hợp tác quản lý, an ninh năng lượng và
môi trường, và vấn đề an ninh biên giới, vì tiến bộ trong các lĩnh vực này có
tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn tới.
Trong Báo cáo về Kế hoạch và Ưu tiên 2013-2014 của Canada (Report
for Plans and Priorities 2013-2014 - The Honourable Ed Fast, Canada, 2013)
thì củng cố mối quan hệ Canada - Mỹ và mở rộng sự tham gia của Canada ở
Tây bán cầu là một ưu tiên quan trọng của Canada. Mối quan hệ hợp tác
Canada-Mỹ là một ví dụ về tầm quan trọng của biên giới mở cửa đối với gia
tăng thương mại. Hai nước chia sẻ dòng hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn
song phương lớn nhất giữa bất kỳ hai quốc gia nào trên thế giới.
1.1.5. Về tác động của quan hệ thương mại đến kinh tế Canada và Mỹ
Quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho cả
hai nước cả về sản lượng, việc làm, đổi mới công nghệ…Tác giả Laura
M.Baughman and Joseph Francois trong bài viết “U.S.-Canada Trade and
U.S.State-Level production and Employment” (Department of Foreign Affairs
and International Trade, Ottawa, 2010) đã tổng quan quan hệ thương mại giữa
hai nước từ 2000 đến 2008, thống kê, đánh giá tác động đến sản lượng và tạo
việc làm, tác động với các thay đổi về kim ngạch và chi phí thương mại của

Mỹ. Tất cả các tác động trên khẳng định hai nền kinh tế có tính hội nhập cao
và mối quan hệ thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của hai
nước.


16

Theo báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô của Canada với tiêu đề
“Canada’s Growing Economic Relations with the United States: Maximizing
our opportunities” (Industry Canada, Government of Canada Publications,
Ottawa, Canada, 1999), Canada có nhiều lợi ích trong mối quan hệ kinh tế với
Mỹ do đây là thị trường lớn nhất, giàu nhất, năng động nhất và công nghệ tiên
tiến nhất.
Trong báo cáo “Assessing the effects of NAFTA on Canada/US
agricultural trade” của các tác giả Hugh Deng (Carleton University) và
Jonathan Nzuma (University of Guelph) (99th seminar of the European
Association of Agricultural Economist, The Future of Rural Europe in the
Global Agri-Food System, Copenhagen, Denmark, August, 2005) đề cập tác
động của NAFTA đến quan hệ thương mại nông sản Canada - Mỹ. Có nhiều
quan điểm trái chiều về vấn đề này, một số thì cho rằng hiệp định này có ích
cho tất cả các nước thành viên, trong khi đó một số nhà phân tích cho rằng
hiệp định này ít có tác động đến quan hệ thương mại nông sản Canada - Mỹ,
họ nhận định các hiệp định này đã làm tăng sức ép buộc Canada phải thích
ứng với chính sách thương mại của Mỹ. Các phân tích khác lại cho là hiệp
định có ảnh hưởng tích cực do chúng mở ra các thị trường tự do cạnh tranh, từ
đó làm gia tăng kim ngạch trao đổi giữa các nước. Nghiên cứu này khẳng
định việc xóa bỏ thuế quan đã có tác động tích cực đến quan hệ thương mại
nông sản giữa hai nước, đặc biệt là với Canada.
1.1.6. Nhóm công trình về triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ vẫn tiếp tục phát triển

trong bối cảnh gia tăng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và việc quản lý
quan hệ giữa hai nước cũng cần để ý đến cả hai cấp độ này: Ở cấp độ khu
vực, hội nhập kinh tế có thể sẽ tiếp tục bằng việc kết nạp thêm các thành viên
khác vào NAFTA, và khả năng thành lập Khu vực mậu dịch tự cho châu Mỹ
(FTAA). Các nước NAFTA, đặc biệt là Mỹ sẽ chi phối khu vực tự do thương
mại đó; ở cấp độ quốc tế, WTO sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ kinh
tế Canada - Mỹ. Đây là nội dung chính của các bài viết “United States Canada Trade and Economic Relationship: Prospects and Challenges” của
tác giả Ian F. Fergusson (Congress Research Service Report for Congress,


17

September 14, 2011, USA) và “New Challenges and Opportunities for
Canada - U.S. Relations: Preparing for 2009”, của tác giả Christopher Sands
(Remarks prepared for the Canada - U.S. Fullbright Killam Fellowship
Conference, Ottawa, Ontario, September 15, 2006).
Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ cũng được thể hiện trong
bài viết “Canada and the United States: Trade, Invetsment, Integration and
The Future” (Canada và Mỹ: Thương mại, Đầu tư, Hội nhập và tương lai) của
tác giả Blayne Haggart, Parliamentary Research Branch, Economics Division,
2 April 2001, Ottawa, Canada). Tác giả đề cập: vì tầm quan trọng của Mỹ đối
với Canada, cho nên Canada cần chú trọng nhiều đến mối quan hệ này, tuy
nhiên việc quản lý quan hệ này ngày càng trở nên phức tạp hơn do nhiều
nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau.
Theo các tác giả Wendy Dobson và Diana Kuzmanovic trong bài viết
“Differentiating Canada: The Future of the Canada - U.S. Relationship”
(Phân biệt Canada: Tương lai của mối quan hệ Canada - Mỹ, University of
Calgary, The School of Public Policy, SPP Report Papers, Vol 3, Issue 7,
November 2010), tương lai của quan hệ Canada - Mỹ nên được xem xét trong
bối cảnh dài hạn của địa kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng. Các tác giả

đề xuất một chiến lược của Canada cho mối quan hệ kinh tế lâu dài với Mỹ,
chiến lược này gồm hai phần: thứ nhất, Canada tăng cường các lợi thế của
mình từ tài nguyên thiên nhiên và thành quả từ các chính sách và quy định
đúng đắn trong hai thập kỷ qua (đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và năng
lượng), và đa dạng hóa các thị trường để giảm sự phụ thuộc vào các nhà đầu
tư, sản xuất và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tránh bị tổn thương từ các
chính sách của Mỹ; thứ hai là làm sâu sắc thêm NAFTA bằng cách tham gia
tích cực vào Hiệp ước đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
Trong báo cáo về triển vọng quan hệ thương mại, bài viết “Le Canada
et les Estats-Unis planifient I’avenir de leurs relations commercuales”
(Canada và Mỹ đang vạch ra tương lai của quan hệ thương mại song phương,
2014, có đề
cập Hội đồng hợp tác quản lý Canada - Mỹ đã đưa ra Kế hoạch tương lai
nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. Kế hoạch này tập trung


18

vào việc loại bỏ các chi phí không cần thiết và trùng lặp, giảm gánh nặng
hành chính, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng khả năng dự đoán của các
chuỗi cung ứng tích hợp. Kế hoạch này cũng có mục đích hợp tác quản lý cho
một loạt các vấn đề nhằm ngăn ngừa mâu thuẫn trong tương lai.
Thông qua Hội đồng hợp tác quản lý Canada - Mỹ, chính phủ Canada
và Mỹ đã cố gắng để đơn giản hóa và hài hòa hóa các quy định. Việc hài hòa
các phương pháp quản lý đã làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu
dùng Canada, tăng cơ hội thương mại và đầu tư, và cuối cùng, tạo ra nhiều
công ăn việc làm ở cả hai bên biên giới.
1.2. Các công trình khoa học trong nước
Ở Việt Nam, nhiều cơ quan, trường học có công trình, bài viết nghiên
cứu về Mỹ và Canada, hoặc kinh tế Mỹ và kinh tế Canada, nhưng nghiên cứu

về quan hệ Canada - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói
riêng còn rất khiêm tốn. Trong đó, về quan hệ Canada - Mỹ nói chung có thể
kể đến là cuốn sách “Quan hệ Canada - Mỹ: Những bài học kinh nghiệm”
(Học viện Quan hệ quốc tế, 2006) của Vụ châu Mỹ, Bộ ngoại giao. Cuốn sách
này khẳng định giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị
và văn hóa, nhưng tương quan so sánh lực lượng giữa hai nước rất chênh lệch,
Mỹ luôn mạnh hơn Canada nhiều lần. Những đặc điểm địa lý, lịch sử, chính
trị, kinh tế và văn hóa này có tác động sâu sắc đến quan hệ giữa Canada và
Mỹ. Các tác giả cũng đề cập rất cụ thể các bài học kinh nghiệm của Canada
trong ứng xử quan hệ với Mỹ, đó là: tìm đối trọng với Mỹ để giữa vững độc
lập, chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc gia; xây dựng khuôn khổ quan hệ
hòa bình, hợp tác, ổn định với Mỹ và tạo ra lợi ích đan xen giữa hai nước; vừa
hợp tác vừa đấu tranh hòa bình với Mỹ. Cuốn sách này có thể tham khảo để
hiểu rõ hơn về quan hệ Canada - Mỹ, trong đó có quan hệ thương mại.
Trong bài viết “Quan hệ năng lượng Canada - Mỹ” của Nguyễn Khánh
Vân đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7 năm 2008, tác giả nhận
định thương mại năng lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi
buôn bán giữa hai quốc gia. Kim ngạch buôn bán năng lượng với Mỹ chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của Canada, và ngược lại, Canada cũng là
đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động trao đổi năng lượng. Tác giả cũng


×