Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Hệ thống quản lý khám và chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 32 trang )

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

MỤC LỤC

Trang

----------o0o----------I. PHẦN THUYẾT MINH DỰ ÁN
1. Giới thiệu dự án
Do đặc điểm về địa hình, huyện Trực Ninh chia làm 2 khu vực các nhau bởi con sông
Ninh Cơ (một nhánh của sông Hồng). Các xã nằm xa trung tâm huyện khiến cho việc khám
chữa bệnh của người dân gặp nhiều khó khăn. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân thì huyện đã cho xây dựng 1 bệnh viện đa khoa tại xã Trực Thắng. Bệnh viện là trung
tâm y tế cho 7 xã bên miền sông và nhân dân các xã lân cận khác. Ngày 25 tháng 6 năm 2005
bệnh viện chính thức đi vào hoạt động và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản cho
người dân. Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới, vượt lên trên khó khăn thử thách thì quy mô
bệnh viện đang ngày càng được mở rộng về phòng khám, điều trị, trang thiết bị phục vụ công
tác khám chữa bệnh, đồng thời trình độ của các y bác sĩ ngày càng được nâng cao. Trong
công cuộc đổi mới, cán bộ nhân viên trong bệnh viện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái
độ phục vụ của cán bộ, viên chức bệnh viện đối với nhân dân.
Công tác khám và chữa bệnh trong bệnh viện đang ngày được nâng cấp và đầu tư.
Cùng với xu hướng áp dụng CNTT thì bệnh viện lập dự án xây dựng hệ thống quản lý khám
và chữa bệnh. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ giảm tải công việc cho các y bác sĩ,
quá trình khám chữa bệnh của nhân dân được thực hiện nhanh chóng, chính xác, thông tin
luôn được cập nhật thông tin tức thì, đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin điện tử của bệnh viện.
1.1 Tên dự án
Hệ thống quản lý khám và chữa bệnh
1.2 Mục đích và mục tiêu của dự án
Mục đích dự án: Xây hệ thống thông tin điện tử cho công tác quản lý khám và chữa
bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.


Mục tiêu của dự án:
- Nâng cấp mạng thông tin trong bệnh viện.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

- Toàn bộ công tác khám, điều trị cho bệnh nhân được nhập liệu hoàn toàn trên
máy tính.
- Hệ thống lưu trữ thông tin tập trung có khả năng lưu trữ lớn và bảo đảm an
toàn.
- Khả năng tìm kiếm, cập nhật, báo cáo được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng.
thân thiện với người sử dụng.
- Đào tạo cán bộ, nhân viên, y bác sĩ trong bệnh viện có khả năng áp dụng
CNTT vào quản lý.
1.3 Phạm vi dự án
Vì điều kiện kinh phí, con người còn hạn chế nên hiện tại bệnh viện tập trung vào đầu
tư cơ sở hạ tầng cơ bản, đầu tư xây dựng cho công tác khám và chữa bệnh. Còn các công tác
quản lý khác như thiết bị vật tư, quản lý thanh toán, quản lý nhân viên sẽ bệnh viện được đầu
tư và nâng cấp sau.
1.4 Những người liên quan đến dự án
- Những người quản lý bệnh viện như giám đốc, các phó giảm đốc, trưởng các khoa,
ban ngành trong bệnh viện.
- Các nhân viên, y bác sĩ có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến công tác quản lý khám
và chữa bệnh.
- Bệnh nhân tới khám cũng như đang điều trị trong bệnh viện.
- Nhóm thực hiện dự án.

1.5 Thời gian thực hiện
- Khởi động dự án: Tháng 8 năm 2010
- Hoàn thành hồ sơ dự án: Tháng 9 năm 2010
- Thời gian ước tính thực hiện dự án: 2 tháng
- Thời gian nghiệm thu dự án muộn nhất: Tháng 12/2010
2. Quy mô đầu tư
Bao gồm các hạng mục đầu tư cho dự án.
2.1 Hạ tầng kỹ thuật
- Máy chủ lưu trữ thông tin tập chung được quản lý bởi nhân viên quản lý hệ thống có
toàn quyền quyết định truy xuất CSDL.
- Các máy trạm được phân ra các khu, phòng ban nằm xa trung tâm được kết nối với
nhau thông qua các Switch tổng các Switch con trong phòng.
- Máy in: Gồm các in Server và các máy in nhỏ đặt các phòng ban để tiện cho việc in
ấn.
2.2 Các phần mềm sử dụng
- Máy chủ được cài Window Server 2003: Vừa là máy chủ Web vừa là máy chủ
CSDL.
- Server sử dụng hệ thống CSDL của SQL Server.
2.3 Đào tạo nhân lực hệ thống
- Đối tượng đào tạo: Các nhân viên trong bệnh viện.
- Nội dung:
+ Xác định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của từng người.
+ Cách đăng nhập và thay đổi thông tin user.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh


+ Sử dụng chức năng của phần mềm cho từnh công việc cụ thể: Nhập, tìm
kiếm, sửa thông tin bệnh nhân,cấp phiếu khám, phiếu điều trị..Nhập kết luận
bệnh, kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, siêu âm...
3. Phân tích và định hướng lựa chọn công nghệ
3.1 Phân tích và lựa chọn công nghệ mạng
- Dựa trên cơ sở hạ tầng hiện tại: Nền tảng CSDL làm việc trên SQL Server.
- Công nghệ hiện tại đang áp dụng rộng rãi là nền tảng DotNET.
- Dựa vào tình hình thực tế chúng tôi đưa ra giải pháp sử dụng ngôn ngữ C#.
- Xây dựng giao diện thân thiện với các tính năng tiện dụng.
3.2 Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống sau khi được đầu tư
- Hệ thống sau khi đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng được toàn bộ yêu cầu công việc: Tránh
việc thao tác với CSDL bằng tay,sử dụng luôn CSDL hiện có,tránh trùng lặp dữ liệu.
4. Tổng mức đầu tư của dự án
- Chi phí xây dựng phần mềm : Thời gian hoàn thiện là 2 tháng tính từ khi khảo sát
thực tế = 900 USD
- Chi phí lắp đặt: Cài đặt,chạy thử phần mềm tại phòng ban 5 ngày = 25 USD
- Chi phí máy móc thiết bị: Không cần trang bị thêm thiết bị trong phòng.
- Chi phí mua sắm phần mềm tạo cơ sở dữ liệu: Phần mềm bản quyền Microsoft SQL
Server 2008 = 700 USD
- Chi phí mua phần mềm bản quyền: Winserver 2008 = 469 USD , Winxp sp III =
167 USD .
- Bộ Office sử dụng mà nguồn mở.
- Chi phí đào tạo: Quy mô phần mềm cần thời gian đào tạo 3 buổi = 15 USD
- Ngồn vốn đầu tư tổng cộng : 6000 USD
-Chú ý: Chi phí dự án có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.Bên thực hiện
có trách nhiệm kê khai chi tiết các khoản phát sinh và có sự thỏa thuận của hai bên.
5. Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý và khai thác dự án đầu tư
5.1 Tổ chức thực hiện dự án
- Nguồn nhân lực thực hiện dự án: 5 người

+ Phân tích thiết kế hệ thống: Đào Văn Quyền,Vũ Thị Hồng Trang,Đặng
Thanh Loan,Trương Việt Hùng,Phan Thị Thanh Hiền.
+ Thiết kế giao diện: Đào Văn Quyền
+ Lập trình (Viết Code): Vũ Thị Hồng Trang,Đào Văn Quyền,Đặng Thanh
Loan.
+ Bộ phận kiểm thử: Phan thị Thanh Hiền
+ Bên cài đặt triển khai: Trương Việt Hùng
+ Đào tạo người sử dụng: Vũ Thị Hồng Trang,Đặng Thanh Loan
+ Bảo trì hệ thống: Trương Việt Hùng,Đào Văn Quyền
5.2 Bảng công việc cho dự án
Công việc
Phân tích thiết kế hệ thống

Mã công việc
CV1
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Thiết kế giao diện
Lập trình
Bộ phận kiểm thử
Bên cài đặt và triển khai
Đào tạo người sử dụng
Bảo trì hệ thống

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

CV2

CV3
CV4
CV5
CV6
CV7

- Triển khai hệ thống thông tin: Công việc được đánh dấu cùng các giai đoạn.
- Các thành viên dựa vào bảng công việc để thực hiện.

Hệ
thống
thông
tin

Mô tả hệ thống
( CV1)

Thu thập yêu cầu
( CV1)

Sơ đồ thiết kế hệ thống
( CV1)

Thiết kế hệ thống
( CV1)

Hệ thống được thiết lập
( CV1)

Thiết lập hệ thống

( CV2)

Hệ thống được kiểm thử
( CV1)

Xây dựng kế hoạch kiểm thử
hệ thống
( CV4)
Kiểm thử hệ thống
( CV4)

Yêu cầu phần mềm
Phần
- Triển khai viết phần mềm:
mềm

Bàn giao hệ thống
( CV7)
Thu thập
yêu cầu
( CV1)

Sơ đồ thiết kế phần mềm
( CV2)

Thiết kế phần mềm
( CV2)

Chương trình (Mã nguồn)
( CV3)


Lập trình
( CV3)

Mã nguồn không còn lỗi
( CV3)

Xây dựng kế hoạch kiểm thử
phần mềm
( CV4)
Kiểm thử phầnTrang:
mềm 35
( CV4)


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

-

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng:

Tài liệu
hướng
dẫn sử
dụng

Yêu cầu của tài liệu


Thu thập yêu cầu
( CV1)

Sơ đồ cấu trúc tài liệu
( CV6)

Thiết kế tài liệu
( CV6)

Phần chữ của tài liệu
( CV6)

Viết tài liệu
( CV6)

Các màn hình minh họa trong
tài liệu
( CV2)

Chụp màn hình
( CV2)

Tài liệu đã đóng quyển
( CV6)

In và đóng tài liệu
( CV6)

- Triển khai đào tạo chuyên môn:


Khóa
huấn
luyện

Yêu cầu huấn luyện
( CV1)

Thu thập yêu cầu
( CV1)

Khung chương trình huấn
luyện
( CV6)

Thiết nội dung huấn luyện
( CV6)

Tài liệu huấn luyện
( CV6)

Viết tài liệu
( CV6)

In tài liệu
Trang: 35
( CV6)


Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

5.3 Phân tích các rủi ro và biện pháp phòng ngừa
Bảng phân tích rủi ro
Mô tả
Giả thiết
Xác suất
[1]
[2]
[3]
CSDL
Không kết nối đến
Server
Hệ điều hành

Không tương thích khi
cài hệ điều hành mới

----

----

----

Ảnh hưởng
[4]
Phần
mềm
không hoạt động


Phản ứng
[5]
Xây dựng 2
phương
thức
kết nối tới
CSDL
Không cài đặt Xây dựng phần
được phần mềm mềm trên công
nghệ mới nhất
------

- [1] Mô tả: Xác định vấn đề (rủi ro).
- [2] Giả thiết: Hoàn cảnh có thể làm xuất hiện rủi ro.
- [3] Xác suất: Ước lượng khả năng xuất hiện (phần trăm).
- [4] Đánh giá ảnh hưởng đối với dự án.
- [5] Cách giải quyết (đối sách).
-

Bảng nhật kí sự cố:

Nhật ký sự cố
Mô tả
[1]

Độ quan trọng
[2]

Người chịu trách nhiệm
[3]


Ngày giải quyết
[4]

Bảng này được cập nhật trong quá trình triển khai dự án
- Nhật ký này sẽ được ghi lại trong quá trình thực hiện dự án.
- [1] Mô tả thuật lại sự cố.
- [2] Tầm quan trọng của sự cố.
- [3] Tên người giải quyết sự cố.
- [4] Thời gian vấn đề đã được hay sẽ được giải quyết.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

5.4 Cơ chế quản lý, khai thác dự án sau khi hoàn thành:
- Sau khi dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có sự dám sát và kiểm tra định kỳ
sự ổn định cảu hệ thống. Khi phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng phần mềm sẽ được bên
thực hiện dự án trực tiếp chỉnh sửa.
- Nếu bên đề ra dựu án muốn thêm hoặc chỉnh sửa phần mềm khi đó sẽ trả phần chi
phí phát sinh.
II. PHẦN TÍCH VÀ ĐẶC TẢ YÊU CẦU
1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện
a, Giám đốc bệnh viện
Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý bệnh viện, mọi vấn đề của bệnh viện đều thông qua
giám đốc và giám đốc có quyền quyết định mọi thông tin xử lý trong bệnh viện.
b, Các đơn vị trực thuộc

* Sơ đồ tổng quát:

* Các phòng ban:
Phòng khám: Tiếp đón bệnh nhân, tư vấn khám, điều trị, phân loại và xử trí ban đầu
tất cả những trường hợp cấp cứu ngoại khoa lớn, nhỏ. Thực hiện khám sơ bộ cho bệnh nhân,
chỉ dẫn cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cũng như giới thiệu tới khám chuyên khoa. Kết
luận bệnh và kê đơn cho các bệnh nhân tới khám.
Phòng xét nghiệm: Đón tiếp bệnh nhân tới làm xét nghiệm, thực hiện lấy mẫu máu,
bệnh phẩm. Trả lại kết quả cho bệnh nhân bao gồm kết quả xét nghiệm, kết luận zxets
nghiệm nhanh chóng, chính xác. Các xét nghiệm hiện đang thực hiện tại phòng:
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

- Huyết học: Nhóm máu…
- Sinh hóa : Máu , nước tiểu…
- Miễn dịch
- Vi sinh
Phòng thanh toán: Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí
được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí. Sử dụng
các khoản thu phát sinh ở đơn vị.Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán
thu, chi tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức
của Nhà nước. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị. Kiểm tra
tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ,
chính sách tài chính cho Nhà nước.Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ
quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần
thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu. Phân tích và đánh

giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vốn, quĩ ở đơn vị.Tổ chức thu viện phí với phương
châm bảo đảm thu đúng, thu đủ, và kiểm soát sử dụng nguồn thu theo đúng chế độ chính
sách hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và đạt hiệu quả cao.
Phòng quản lý thuốc và vật dụng y tế: Theo dõi và quản lý toàn bộ máy móc trang
thiết bị và dụng cụ y tế của toàn bệnh viện ở mọi nguồn cung cấp. Lập dự toán, dự trù mua
sắm, khai thác các vật tư, dụng cụ y tế, phân phối, cấp phát cho các đơn vị theo yêu cầu sử
dụng. Lập dự toán trình lãnh đạo bệnh viện và sở y tế phê duyệt để mua sắm các thiết bị
chuyên sâu, đắt tiền.Tổ chức nhận hàng, giám sát lắp đặt, hướng dẫn sử dụng các trang thiết
bị đã mua sắm.Bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các loại thiết bị trong bệnh viện. Thu hồi và
làm các thủ tục điều chuyển, thanh lý thiết bị không còn sử dụng được, hư hỏng để trình lãnh
đạo bệnh viện và sở y tế cho ý kiến xử lý.
Phòng công đoàn: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị,
văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm tra, giám sát việc thi
hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và
các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiểu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp
lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật. Phối hợp
với Chính quyền tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ
quan, đơn vị; cử đại diện tham các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên,
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu
cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của nhân viên, tổ chức các
hoạt động xã hội, từ thiện trong nhân viên. Tổ chức vận động nhân viên trong cơ quan, đơn
vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia
quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác.Phát triển đoàn xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
Phòng phẫu thuật: Thực hiện các ca phẫu thuật ổ bụng như: Cắt túi mật, khâu lỗ
thũng dạ dày, cắt ruột thừa viêm, tắc ruột do các nguyên nhân khác nhau( do dính, do dây
chằng, do bả thức ăn)... Các phẫu thuật cho sản phụ như: Mổ lấy thai, Thai ngoài tử cung.
Phẫu thuật cho các bệnh về U bướu, tiêu hóa, mắt, tai mũi họng.

Phòng siêu âm: Thực hiện siêu âm 2 chiều, 3 chiều, 4 chiều siêu âm ổ bụng, siêu âm
khớp. Hình ảnh và kết luận siêu âm được trả cho bệnh nhân sau khi thực hiện.
Phòng chụp X-Quang: Thực hiện chụp xương khớp, cột sống, chụp dạ dày, tim, đại
tràng, tử cung...
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Bên cạnh đó còn phòng bảo vệ với chức năng: Bảo vệ khu chính trị nội bộ, bảo vệ tài
sản trật tự trị an, phòng chống cháy nổ, huấn luyện quân sự chuyên trách tự vệ.
* Các khoa:
Khoa ngoại: Có chức năng khám ngoại chẩn được các bác sĩ có nhiều năm kinh
nghiệm trực tiếp khám, kê toa và tư vấn tận tình về cách điều trị và phòng bệnh. Khám ngoại
tiêu hóa chuyên điều trị các bệnh về đường tiêu hóa – gan mật, chuẩn đoán các ca phẫu thuật
về đường ruột,dạ dày. Khám ngoại chấn thương: gãy xương đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng
tay, xương bả vai, cổ, các ca viêm, thoái hóa cột sống, dị tật cho chấn thương.
Khoa mắt: Tổ chức khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân tới khám các bệnh liên
quan đến mắt. Phối hợp với các khoa khác trong bệnh viện. Thường xuyên cử cán bộ nhân
viên trong khoa đi đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật siêu âm, chụp mạch võng mạc. Luôn cập
nhật các kĩ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nhãn khoa vào công tác chuẩn đoán và điều trị.
Tuyên truyền và giáo dục cho người bệnh và người nhà qua các buổi sinh hoạt chuyên đề tại
khoa, mở lớp cho một số câu lạc bộ người cao tuổi trên địa bàn để nâng cao nhận thức và
cách phòng chống những bệnh cấp cứu về mắt.
Khoa sản: Khám và điều trị tất cả các bệnh lý về phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa,
rong kinh, rong huyết, rối loạn hậu mãn kinh.Khám thai, theo dõi thai kỳ, khám tiền sản phát
hiện dị tật bẩm sinh. Khám và điều trị hiếm muộn.Khám quản lý thai cho các thai phụ từ khi
bắt đầu có thai cho đến lúc sinh nhằm phát hiện sớm, điều trị các bất thường trong thai kỳ.

Khám thai cho các thai phụ là bệnh nhân đang điều trị tại các viện, khoa phòng trong bệnh
viện.Hoạt động tư vấn trước sinh cho các thai phụ những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần
thiết cho quá trình mang thai và sau sinh bằng cách tổ chức các lớp tư vấn trước sinh. Thực
hiện các đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó và phẫu thuật mổ lấy thai , đẻ không đau.
Khoa nhi: Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị, cấp cứu tất cả bệnh lý nhi khoa từ khi
mới sinh cho đến 15 tuổi, gồm:
- Bệnh lý hô hấp: viêm phổi hen suyễn, viêm tiểu phế quản, màng phổ.
- Bệnh lý tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.
- Bệnh lý tiêu hóa: tiêu chảy cấp và mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, trào
ngược dạ dày, thực quản.
- Bệnh lý gan mật: viêm gan.
- Bệnh lý hệ niệuhội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu.
- Bệnh nhiễm trùng: sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn.
- Bệnh lý thần kinh: động kinh, đái dầm, chóng mặt
Khoa hồi sức cấp cứu: Làm việc 24/24 giờ, luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân khi có
sự cố bệnh lý cần được xử trí khẩn cấp. Bệnh nhân có thể trực tiếp đến bệnh viện hoặc gọi xe
cấp cứu để được sơ cứu và nhanh chóng chuyển vào điều trị tại bệnh viện. Tiếp nhận khám
và điều trị các trường hợp cấp cứu từ nhẹ đến nặng bao gồm tất cả các chuyên khoa Nội Ngoại - Sản – Nhi - Răng Hàm Mặt - Tai mũi họng - Mắt. Bệnh nặng cấp 1 : xử trí cấp cứu
sau đó chuyển phòng hồi sức điều trị tiếp. Nếu bệnh thuộc các chuyên khoa như Lao - Lây
nhiễm - huyết học… được chuyển về các bệnh viện chuyên khoa với phương tiện của bệnh
viện. Bệnh nặng cấp 2 thì chuyển về phòng bệnh nặng thuộc từng chuyên khoa. Bệnh nặng
cấp 3 thì nhập điều trị nội trú. Bệnh không thuộc các nhóm trên thì kê đơn thuốc, hướng dẫn
điều trị tại nhà và hẹn tái khám.
Khoa Tai – mũi – họng: Khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng ở người lớn và
trẻ em như: Vẹo vách ngăn, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang. Phẫu thuật các
bệnh lý Tai Mũi Họng như: Cắt Amygdales, phẫu thuật viêm xoang.

Trang: 35



GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Khoa nội: Khoa Nội tổng quát có chức năng chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa
bao gồm: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, gan mật, thận - tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp …
Điều trị một số bệnh thông thường như:
- Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim…
- Hô hấp: hen phế quản, tràn dịch màng phổi, viêm phổi…
- Tiêu hoá: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng.
- Gan mật: viêm gan, xơ gan…
- Thận - tiết niệu: suy thận, bệnh cầu thận
- Cơ xương khớp và bệnh tự miễn: viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp, loãng
xương.
- Huyết học: Thiếu máu.
- Nội tiết: Đái tháo đuờng.
2. Thực trạng quản lý khám và chữa bệnh
Quy trình quản lý khám và chữa bệnh của bệnh viện chủ yếu thực hiện thủ công nên
mất nhiều thời gian và nhân lực cho công tác quản lý mà ở đây là công tác khám chữa bệnh
cho nhân dân.
Các giấy tờ liên quan đến quy trình được thực hiện dưới dạng viết tay theo các mầu có
sẵn nên mất nhiều thời gian, các báo cáo cũng dưới dạng văn bản lưu chuyển thủ công. Điều
này làm giảm tốc độ triển khai các quyết định cũng như các kế hoạch.
Dữ liệu quản lý không đồng bộ, mỗi bộ phận lại lưu trữ một thông tin, không có sự kết
nối. Dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm, giảm khả năng trao đổi thông tin tức thì giữa các
phòng ban.
Tuy hiện nay bệnh viện đã triển khai các máy tính tại các văn phòng nhưng các máy
tính này chủ yếu vẫn phục vụ cho công tác in văn bản, thanh toán viện phí cho bệnh nhân
theo các hóa đơn viết tay.
Nhìn tổng quan thì vấn đề quản lý khám và chữa bệnh của bệnh viện còn nhiều bất

cập, chưa có sự đồng bộ, thông tin thiếu tập trung và cơ chế lưu trữ, bảo mật thông tin không
tốt. Đặt ra một hướng giải quyết các yếu điểm trên là xây dựng phần mềm quản lý. Vấn đề
này được làm rõ trong mục giải pháp ngay sau đây.
3. Phân tích yêu cầu
Bệnh nhân khám chữa bệnh đến phòng đón tiếp làm thủ tục đăng kí khám. Bệnh nhân
khai báo thông tin hành chính, thông tin về bảo hiểm, yêu cầu tới khám. Nhân viên bệnh viện
nhập hồ sơ bệnh nhân vào hệ thống. Với bệnh nhân đã có hồ sơ từ lần khám hoặc điều trị
trước đây thì không cần khai báo mà chỉ cập nhật những thông tin thay đổi như địa chỉ, người
nhà, thẻ bảo hiểm y tế. Nhân viên xuất phiếu khám, sổ khám chữa bệnh cho người bệnh.
Tại phòng khám sơ bộ thì các bác sĩ có thể tra cứu thông tin bệnh nhân, danh mục
bệnh nhân làm thủ tục khám.Tại đây các bác sĩ thực hiện nhập kết luận bệnh vào phiếu khám
cho bệnh nhân và lưu lại thông tin phiếu khám. Bác sĩ có thể kê luôn đơn thuốc cho bệnh
nhân, thông tin đơn thuốc của bệnh nhân cũng được lưu lại trong hệ thống phục vụ cho công
tác khám chữa bệnh sau này. Tùy theo bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chuyển bệnh
nhân đi khám chuyên khoa hay làm các xét nghiệm.
Ở phòng khám chuyên khoa các bác sĩ cũng thực hiện khám và yêu cầu bệnh nhân đi
làm các xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ tổng hợp thông tin toàn bộ quá trình khám và đưa ra kết
luận bệnh cho bệnh nhân lưu vào hệ thống và in phiếu khám cho bệnh nhân. Mọi thao tác
được thực hiện trên máy tính.
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Tại các phòng xét nghiệm, siêu âm, chụp X-Quang thì các bác sĩ sau quá trình, lấy
mẫu, siêu âm, chụp X-Quang thì công việc in phiếu và nhập thông tin kết luận bệnh cũng
được thực hiện trên máy. Tuy nhiên hiện tại hệ thống chưa đáp ứng được sự kết hợp với các
máy siêu âm, chụp X-Quang, máy xét nghiệm để lấy kết quả trực tiếp mà phải qua khâu

trung gian để xử lý hình ảnh.
Trường hợp bệnh nhân phải nhập viện thì nhân viên làm thủ tục cấp phiếu vào viện
cho bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân nhận 1 phiếu phân giường, phiếu này có thế được cấp lại khi
bệnh nhân chuyển viện. Lúc này hồ sơ bệnh nhân được chuyển sang các khoa điều trị trong
bệnh viện. Mỗi bệnh nhân kèm theo hồ sơ, bệnh án, phiếu theo dõi điều trị, phiếu xuất
thuốc...Trong quá trình điều trị các bác sĩ lập các báo cáo về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân
gửi lên ban lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện. Toàn bộ thông tin quá trình điều trị bệnh nhân
được cập nhật liên tục cho tới khi bệnh nhân xuất viện.
Bộ phận thanh toán sẽ thống kê toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong
thời gian điều trị. Cấp phiếu thanh toán cho bệnh nhân. Lập và nộp báo cáo hoạt động thu chi
hàng tháng của bệnh viện cho ban lãnh đạo.
4. Đặc tả yêu cầu
4.1 Quản lý hồ sơ bệnh nhân
Mỗi bệnh nhân tới khám cần khai báo các thông tin hành chính: Họ tên, ngày sinh,
quê quán, nghề nghiệp, dân tộc,tên người nhà, số điện thoại, thẻ BHYT (nếu có). Thông tin
bệnh nhân có thể được cập nhật, sửa đổi. Chức năng tìm kiếm thông tin bệnh nhận được tìm
kiếm một cách dễ dàng nhanh chóng, chính xác.
4.2 Quản lý khám bệnh
Nhân viên cấp phiếu khám cho từng bệnh nhân. Tại các phòng khám bác sĩ nhập kết
quả khám bệnh,xét nghiệm, chiếu chụp hoặc kết quả sau phẫu thuật,tác vụ in và lưu phiếu:
* Phiếu khám bệnh.
* Phiếu xét nghiệm.
* Phiếu chụp X-Quang.
* Phiếu siêu âm.
* Phiếu phẫu thuật.
4.3 Quản lý điều trị
Các bác sĩ cập nhật thông tin về bệnh nhận trong quá trình điều trị như : diễn biến
bệnh lý, phương pháp điều trị, cập nhật các thông tin vào phiếu theo dõi, lưu thông tin vào sổ
bệnh án. Kê đơn và cập nhật nhật lại đơn thuốc. Thực hiện chuyển bệnh nhân sang các khoa
khác. Quản lý bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện hoặc chuyển viện.

4.4 Quản lý thuốc
Lưu lượng nhập và xuất thuốc trong bệnh viện hàng ngày là rất lớn.Bộ phận quản lý
thuốc cập nhật thông tin về các loại thuốc để cho quá trình kê đơn và điều trị cho bệnh nhân
diễn ra thuận lợi. Các bác sĩ luôn nắm được loại thuốc hiện có, số lượng trong kho tránh
được trường hợp thiếu hay nhập thừa.
4.5 Quản lý phòng, giường bệnh của các khoa
Mỗi giường đều được đánh số khác nhau, các phòng được đánh số khác nhau. Mỗi
khoa quản lý một số lượng phòng, giường bệnh. Mỗi bệnh nhân điều trị được cấp phiếu phân
giường. Thông tin về phòng và giường bệnh luôn được cập nhật.
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

4.6 Quản lý thanh toán
Thanh toán các chi phí cho bệnh nhân tới khám, bệnh nhân điều trị khỏi bệnh, bệnh
nhân chuyển viện. Các khoản thanh toán bao gồm chi phí khám, xét nghiệm, chiếu chụp, siêu
âm, viện phí, chi phí thuốc, chi phí các khoản dịch vụ...
III. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Mô tả bài toán nghiệp vụ
Bệnh nhân đến bệnh viện qua phòng tiếp nhận làm thủ tục, sau đó bệnh nhân khai
báo đầy đủ thông tin hành chính cho nhân viên tiếp nhận và nhận phiếu khám bệnh, bệnh
nhân được phân vào các phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa. Nếu là trường hợp cấp cứu
thì bệnh nhân được chuyển ngay vào khu điều trị cấp cứu.
Tại các phòng khám đa khoa các bác sĩ khám sơ bộ cho bệnh nhân nếu yêu cầu người
bệnh đi làm các xét nghiệm, chụp X-Quang hay siêu âm thì bệnh nhân nhận phiếu xét
nghiệm, phiếu siêu âm, phiếu siêu âm sau đó thanh toán các khoản theo phiếu trước khi
thực hiện. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể gửi người bệnh đi khám chuyên khoa tuỳ

thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì bệnh nhân được cho về điều trị tại nhà
theo đơn thuốc. Tại các phòng khám chuyên khoa, công việc thực hiện như ở phòng khám
đa khoa, ngoại trừ việc bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh nhập viện, lúc này bệnh nhân
nhận phiếu vào viện, làm thủ tục nhập viện, nhận phiếu phân giường theo phòng ở khoa mà
bác sĩ đã chỉ định. Trong quá trình nằm viện, người bệnh được các bác sĩ theo dõi và điều trị
bệnh liên tục, người bệnh có thể phải làm thêm các xét nghiệm, chiếu chụp, hay phẫu thuật.
Các thông tin về bệnh lý, phương pháp điều trị của bệnh nhân đều được ghi lại trong phiếu
theo dõi điều trị. Trường hợp bệnh lý của bệnh nhân có dấu hiệu bất thường hay cơ sở vật
chất của bệnh viện chưa đáp ứng được khả năng chữa trị thì bệnh nhân được bác sĩ điều trị
viết giấy chuyển viện để giới thiệu bệnh nhân lên tuyến cao hơn. Hồ sơ chi tiết về bệnh lý,
phương pháp điều trị, thống kê thuốc đã dùng được liệt kê chi tiết trong sổ bệnh án. Bệnh
nhân khỏi bệnh trước khi nhận giấy ra viện cần thanh toán tất cả các khoản ghi trong phiếu
thống kê thuốc và các vật dụng y tế, phiếu dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh. Tất cả
được liệt kê trong phiếu thanh toán. Việc này được thực hiện tại phòng thu ngân.
Theo định kì 15 ngày và 1 tháng,các nhân viên trong bệnh viện nộp báo các thông kê
theo danh mục yêu cầu lên lãnh đạo để chốt sổ báo cáo hoặc xin ý kiến chỉ đạo. Báo cáo
thống kê có thể là danh sách các bệnh nhân đến khám,danh sách bệnh nhân đang điều trị,
danh sách bệnh nhân cùng điều trị một loại bệnh, thống kê thuốc và các vật dụng y tế trong
bệnh viện. Những thông tin được yêu cầu được thể hiện qua văn bản. Nếu có thể thì thể hiện
thông qua biểu đồ trực quan để bộ phận quản lý nhanh chóng nắm bắt được tình hình từ đó
đề ra phương án chỉ đạo đúng đắn, kịp thời.
2. Mô hình dữ liệu logic
2.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống

Trang: 35


Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh


2.2 Sơ đồ phân rã chức năng
Mô hình phân rã chức năng được xây dựng cùng với quá trình khảo sát hệ thống từ
trên xuống giúp cho ta hiểu và nắm được tổ chức cũng như định hướng cho các công việc
tiếp theo. Sơ đồ cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần
nghiên cứu của tổ chức và cho thấy vị trí mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh được sự
trùng lặp, phát hiện được những chức nằng còn thiếu.
Quá trình xây dựng sơ đồ phân rã chức năng đợc thực hiện bằng cách nhóm các chức
năng chi tiết trong phần xác định các chức năng của hệ thống. Các chức năng được nhóm
nhiều lần thành các mức cao hơn trong hệ thống.
a, Bảng chức năng

Chức năng chi tiết

Nhóm lần 1

Nhập hồ sơ bệnh nhân
Tra cứu hồ sơ bệnh nhân

Quản lý

Cập nhật hồ sơ bệnh nhân

hồ sơ bệnh nhân

Cấp phiếu khám bệnh
Khám sơ bộ
Khám chuyên khoa
Làm xét nghiệm


Quản lý

Nhóm lần 2

Quản

khám
chữa
bệnh

khám bệnh

Kết luận khám
Phân giường

Quản lý

Theo dõi điều trị

điều trị

Phẫu thuật
Kết luận điều trị
Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh


Báo cáo về bệnh nhân
Báo cáo về bệnh lý

Báo cáo

Báo cáo về thuốc

b, Sơ đồ phân rã chức năng

2.3 Ma trận thực thể chức năng
Sau khi phân tích hệ thống, chúng ta cần chỉ ra được những dữ liệu nào là thực sự cần
thiết cho các chức năng trong phạm vi của hệ thống và những chức năng nào là có tác động
lên các dữ liệu.
Các thực thể là các hồ sơ và các tài liệu thu được trong quá trình khảo sát. Mỗi dòng
tương ứng với một chức năng, các chức năng này thường là các chức năng ở mức tương đối
chi tiết, nhưng không phải ở mức lá. Vì nếu sử dụng các mức lá thì số lượng chức năng quá
nhiều và khó nhận thấy được những tác động của chức năng đến các thực thể. Tức là khó xác
định được các ô trong bảng cần phải đánh dấu.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Mỗi ô giao giữa một chức năng và một thực thể ta đánh dấu các chữ R, U, C có ý
nghĩa sau:
• R: nếu chức năng dòng đọc (Read) dữ liệu trong thực thể cột.
• C: nếu chức năng dòng tạo (Creat) mới dữ liệu trong thực thể cột.

• U: nếu chức năng dòng thực hiện việc cập nhật (sửa, xoá, thêm) dữ liệu trong
thực thể cột.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Các thực thể
A. Sổ khám chữa bệnh
B. Phiếu khám bệnh
C. Bệnh án
D. Phiếu chụp X-Quang
E. Phiếu xét nghiệm
F. Đơn thuốc
G. Phiếu phẫu thuật
H. Phiếu vào viện
I. Giấy ra viện
J. Giấy chuyển viện
K. Phiếu thống kê thuốc và vật dụng y tế
L. Phiếu dịch vụ
M. Sổ báo cáo
N. Phiếu xuất thuốc
O. Phiếu theo dõi điều trị
P. Hồ sơ bệnh nhân
Q. Phiếu siêu âm

Chức năng nghiệp vụ

1. Quản lý hồ sơ bệnh nhân
2. Quản lý khám bệnh
3. Quản lý điều trị
4. Báo cáo

A
C
U
U

B C D E F G H I J K L M
C
U
U U C
R U R R U U C C C C C
R R R R R R R R R R R C

N O P
U
U
R
U U R
R R R

Q
U
R
R

Các kí hiệu trước chức năng và thực thể được sử dụng trong việc mô tả sơ đồ luồng dữ liệu trong phần sau một cách tương đương.


Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0

3. Thiết kế dữ liệu vật lý
Thiết kế cơ sở dữ liệu mức vật lý là bước cuối cùng trong qui trình thiết kế dữ liệu. Quá trình thiết kế
cơ sở dữ liệu vật lý là phép ánh xạ cấu trúc dữ liệu logic (quan niệm) được xây dựng ở bước trước
vào mô hình bên trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó.

3.1 Lựa chọn hệ quản trị CSDL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) là một phần mềm nằm trung gian giữa
chương trình ứng dựng và hệ điều hành. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng các khả năng của hệ điều
hành vào việc tổ chức dữ liệu. Trong hệ thống sẽ xây dựng mẫu trong các pha sau được thiết kế trên
hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005. Dữ liệu được xây dựng sẽ được tích hợp và
truy vấn từ môi trường lập trình trực quan Microsoft Visual C# 2005.

3.2 Thiết kế file dữ liệu
Mỗi file dữ liệu là một phần nhỏ của bộ nhớ thứ cấp trên đĩa cứng dùng để sao lưu các bản
ghi vật lí một cách độc lập.
Các loại file dữ liệu cần xây dựng:
1. File dữ liệu (data file): là file chứa những dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ được thể
hiện trong mô hình dữ liệu logic. Những file này chứa những dữ liệu có thể thay đổi.
2. File khung nhìn (look up table file): là danh sách các dữ liệu được tham chiếu lấy từ
một số bảng trong file dữ liệu. Các file này cho phép lấy dữ liệu nhanh và thường cố

định.
3. File giao dịch (transacsion file): là file dữ liệu phục vụ các hoạt động trao đổi giữa hệ
thống và những người cần lấy thông tin.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

4. File làm việc (work file): là file dữ liệu tạm thời để lưu trữ kết quả trung gian trong
quá trình hoạt động của hệ thống. File dữ liệu loại này sẽ tự động được xoá đi sau khi
hoàn thành công việc.
5. File bảo vệ (protection file) là file được thiết kế để lưu trữ các dữ liệu có nguy cơ bị
sai trong quá trình làm việc. Các file này rất cần thiết cho các khâu cập nhật dữ liệu
trong hệ thống.

3.3 Phân tích khối lượng và mật độ sử dụng dữ liệu
Quản lý khám và chữa bệnh là một bài toán có khối lượng dữ liệu cần lưu trữ tương đối lớn.
Khối lượng dữ liệu cần quản lý sẽ ngày càng lớn khi sử dụng hệ thống trong thời gian dài. Bởi nhu
cầu khám và chữa bệnh của người dân ngày càng tăng. Bên cạnh đó hệ thống khi nâng cấp nên để
lưu trữ toàn bộ dữ liệu bệnh viện thì khối lượng sẽ rất lớn.
Mật độ sử dụng và khai thác tương đối lớn tuỳ theo từng mức người dùng khác nhau sẽ yêu
cầu những lượng thông tin khác nhau đối với hệ thống.
Hệ thống trong tương lai có nhu cầu mở rộng phạm vi cũng như đối tượng người dùng tương tác
đồng nghĩa với mật độ sử dụng tăng theo.

4. Xây dựng các module trong hệ thống
4.1 Module tìm kiếm

Module này được xây dựng cho toàn bộ nhân viên trong bệnh viện có nhu cầu tìm
kiếm các thông tin liên quan đến nhân viên, bệnh nhân, bệnh lý và thuốc
Những chức năng chính:
- Tìm kiếm thông tin về nhân viên.
- Tìm kiếm thông tin về bệnh nhân.
- Tìm kiếm thông tin về bệnh lý.
- Tìm kiếm thông tin về thuốc.
4.2 Module cập nhật
Module cập nhật với chức năng chính là thay đổi, thêm hoặc xóa các thông tin trong
hệ thống. Đáp ứng yêu cầu thay đổi thông tin nhân viên, thêm hồ sơ nhân viên. Hàng năm
bệnh viện có sự thay đổi về cơ sở vật chất như xây mới các phòng khám, chuyển giao các
giường bệnh cần thiết phải có sự thay đổi thông tin trong hệ thống. Bên cạnh đó mỗi năm
bệnh viên liên kết chữa trị với nhiều bệnh viện khác ở tuyến trên cũng như tuyến dưới, thông
tin về bệnh viện lúc này cũng được cập nhật.
Những chức năng chính:
- Nhập mới hồ sơ nhân viên.
- Cập nhật thông tin về hồ sơ nhân viên.
- Thêm mới chuyên ngành điều trị.
- Cập nhật thông tin về chuyên ngành điều trị.
- Thêm mới khoa điều trị trong bệnh viện.
- Cập nhật thông tin về khoa.
- Thêm mới giường bệnh.
- Cập nhật thông tin về giường bệnh.
- Thêm mới phòng khám.
- Cập nhật thông tin về phòmg khám.
- Thêm mới tên bệnh viện.
- Cập nhật thông tin về bệnh viện.
4.3 Module quản lý xuất viện
Trang: 35



GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Bệnh nhân sau quá trình điều trị tại bệnh viện nếu khỏi bệnh được trưởng khoa điều trị
viết giấy ra viện. Trường hợp bệnh lý không thuyên giảm thì bác sĩ điều trị có thể viếu phiếu
chuyển viện cho bệnh nhân nên tuyến cao hơn. Module xây dựng để các bác sĩ cập nhật
thông tin về bệnh nhân nhanh chóng khi cấp hai loại giấy tờ này cho bệnh nhân.
Chức năng chính:
- Cấp giấy ra viện.
- Cấp giấy chuyển viện.
4.4. Module thống kê
Sau 15 ngày hoặc 1 tháng thì các nhân viên trong bệnh viện cần lập báo cáo lên cấp
trên về tình hình khám chữa bệnh của bệnh nhân,bệnh nhân điều trị trong bệnh viện,bệnh
nhân ra viện, chuyển viện kèm theo các báo cáo về bệnh lý…
Những chức năng chính:
- Thống kê danh sách bệnh nhân tới khám theo bệnh lý, theo ngày khám của
một khoa hay nhiều khoa…
- Thống kê danh sách bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện, bệnh lý, tình
trạng bệnh, ngày nhập viện điều trị…
- Thống kê bệnh nhân xuất viện hoặc chuyển viện, theo bệnh lý, ngày vào điều
trị, kèm theo tình trạng bệnh lý…
4.5 Module quản lý khám bệnh
Mỗi ngày có nhiều bệnh nhân tới khám tại bệnh viện. Module được thiết kế để nhân
viên tiếp nhận nhập hồ sơ bệnh nhân và phát phiếu khám cho từng bệnh nhân. Tại các phòng
khám bác sĩ sử dụng module này để điền các thông tin thu được trong quá trình khám cho
bệnh nhân. Các bác sĩ tại phòng xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp, phẫu thuật cũng cập nhật
thông tin về bệnh lý của bệnh nhân.
Những chức năng chính: Nhập kết quả khám bệnh,xét nghiệm, chiếu chụp hoặc kết

quả sau phẫu thuật bởi bác sĩ trực tiếp khám hoặc điều trị, tác vụ in và lưu phiếu.
- Phiếu khám bệnh.
- Phiếu xét nghiệm.
- Phiếu chụp X-Quang.
- Phiếu siêu âm.
- Phiếu phẫu thuật.
4.6 Module quản lý điều trị
Module xây dựng nhằm giúp các bác sĩ cập nhật thông tin về bệnh nhận trong quá
trình điều trị như : diễn biến bệnh lý, phương pháp điều trị…
Những chức năng chính:
- Cấp phiếu phân giường cho bệnh nhân vào điều trị.
- Xem thông tin bênh nhân trong quá trình điều trị.
- Cập nhật thông tin bệnh nhân vào sổ theo dõi điều trị, in phiếu theo dõi.
- Cập nhật thông tin bệnh án.
- Chuyển bệnh nhân sang khoa điều trị khác.

4.7 Module quản lý thanh toán

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

Module dành cho bộ phận thanh toán. Các bệnh nhân tới khám sau khi nhận phiếu
khám, phiếu xét nghiệm, phiếu siêu âm, chiếu chụp sẽ thanh toán chi phí trước khi thực hiện.
Những chức năng chính:
- Thanh toán cho bệnh nhân đến khám.
- Thanh toán cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

4.8 Module quản lý đơn thuốc
Cung cấp cho các bác sĩ chức năng kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Tìm kiếm cũng như
cập nhật các đơn thuốc đã kê cho bệnh nhân.
Chức năng chính:
- Hiển thị thông tin đơn thuốc đã kê cho bệnh nhân.
- Hiển thị thông tin đơn thuốc của từng bác sĩ.
4.9 Module quản lý thuốc
Module xây dựng đáp ứng nhu cập tìm kiếm,cập nhật,thống kê thuốc trong bệnh viện.
Đồng thời giúp bộ phận quản lý thuốc cập nhật các loại thuốc sử dụng trong bệnh viện.
Những chức năng chính:
- Thêm nhà sản xuất thuốc vào CSDL
- Sửa thông tin về nhà sản xuất
- Thêm các thuốc điều trị.
- Sửa đổi,cập nhật thông tin về thuốc.
Lập báo cáo thống kê thuốc: Thuốc còn trong kho hoặc đã hết, thuốc của từng nhà sản xuất…
5. Thiết kế giao diện
Giao diện chương trình được thiết kế trên ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual C#
2005 cùng các điều khiển động và thư viện chuẩn kết hợp với việc truy xuất dữ liệu từ hệ
quản trị Microsoft SQL Server 2005.
5.1 Giao diện đăng nhập chương trình

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

5.2 Form tìm kiếm


5.3 Form cập nhật

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

5.4 Form thống kê

5.5 Form khám bệnh
a, Giao diện tạo và cập nhật phiếu khám

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

b, Giao diện tạo và cập nhật phiếu xét nghiệm

c, Giao diện tạo và cập nhật phiếu siêu âm , X-Quang

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh


Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

d, Giao diện tạo và cập nhật phiếu phẫu thuật.

5.6 Form quản lý điều trị
a, Giao diện tạo phiếu phân giường và cập nhật giường bệnh.

Trang: 35


GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thúy Quỳnh

Hệ thống quản lý khám & chữa bệnh

b, Giao diện tạo và cập nhật phiếu theo dõi điều trị.

c, Giao diện cập nhật bệnh án

Trang: 35


×