Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích thực trạng xuất khẩu cao su ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối
với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa
chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của
mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu
tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương
trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh
vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cao su là một trong những mặt hàng nông sản được nhiều người tiêu dùng
biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt Nam,
đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Cây cao su phát triển mạnh đặc biệt là vùng phía Nam và sau đó phát triển
rộng ra vùng phía Bắc. Năm 2012, diện tích vườn cao su ở Việt Nam đạt 910.500
ha, tăng 108.900 ha (13,6%) , sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng 9,4% so với năm
2011. Với diện tích cao su chiếm 7% và sản lượng 7,6% trên thế giới, Việt Nam
là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ năm sau Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Ấn Độ năm 2012.
Với điều kiện thuận lợi đó, cao su đã trở thành một mặt hàng góp phần quan
trọng trong việc xuất khẩu nông sản, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2012 cả nước xuất khẩu
1,02 triệu tấn mủ cao su, thu về 2,85 tỷ USD, chiếm 2,5% kim ngạch xuất khẩu
cả nước.
Do vậy, việc “Phân tích thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Việt
Nam” sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan và có hệ thống về tình hình xuất khẩu
1




cao su ở nước ta, từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và các giải pháp
nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu cao su ra thi trường thế giới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Việt
Nam trong giai đoạn 2008-2012” nhằm hiểu rõ tình hình xuất khẩu cao su trong 5
năm và đề ra các giải pháp thiết thực góp phần phát triển ngành xuất khẩu cao su
ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu cao su.
• Xác định vai trò và ảnh hưởng của ngành xuất khẩu cao su.
• Đánh giá, nhận xét tác động của việc xuất khẩu cao su.
• Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Không gian nghiên cứu
Những vùng sản xuất cao su ở Việt Nam.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2008 đến năm 2012.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại
chúng: Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…
4.2. Phương pháp phân tích

2



• Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hính xuất
khẩu cao su ở Việt Nam.
• Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá và xác định
vai trò về xuất khẩu cao su ở Việt Nam.
• Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên để đưa ra giải pháp thúc đẩy việc
xuất khẩu cao su ra thị trường thế giới.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM CÂY CAO SU
Cao su là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là
thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn
là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể
được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong
các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành
xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với
mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các
vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm
nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ
được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây
già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt
độ tuổi 26-30 năm.
1.2. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc
tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
(Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.

4


1.3. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CAO SU
1.3.1. Vai trò
1.3.1.1. Xuất khẩu cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
cho người lao động.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, trên vùng đất Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên có ít cây công nghiệp nào mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su.
Cây cao su gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dân của
vùng này, ngoài hiệu quả kinh tế đạt được, , cây cao su còn góp phần giải quyết
việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông
dân tiểu điền (số liệu thống kê năm 2010). Những năm gần đây, do thị trường và
giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng nên thu nhập của người trồng cao su có
nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải
pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển
được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su
trong những năm gần đây.
1.3.1.2. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi

trường sinh thái
Việc phát triển cây cao su đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, bảo vệ
môi trường sinh thái. Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng đất, khí
hậu thích hợp cho cây cao su. Tính đến năm 2012, vừa tròn 115 năm cây cao su
được du nhập vào Việt Nam (1897) và 105 năm hình thành những đồn điền kinh
doanh. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha
(riêng các tỉnh phía Bắc có 5000 ha) với sản lượng 40.200 tấn. Năm 2008, cả
nước đã có 631.400 ha, đạt sản lượng 662.900 tấn và tiếp tục tăng cho đến năm
2012, diện tích cao su đã lên tới 910.500 ha cùng với sản lượng là 863.600 tấn.

5


Với diện tích đất trồng tăng lên hàng năm, cây cao su còn được các chuyên
gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất
là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
1.3.2. Ảnh hưởng
1.3.2.1. Đối với người trồng cao su
Tác động của việc xuất khẩu cao su đến đời sống người dân bao gồm rất
nhiều mặt. Trước hết là thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
không thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu
những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất ra sức lao động, đồng thời
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân. Tham gia vào
hoạt động xuất khẩu cao su, không chỉ đơn thuần đem sản phẩm đến với bạn bè
thế giới, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiêu dùng của nhân loại mà còn
mang bản sắc dân tộc mình giới thiệu cho thế giới.
1.3.2.2. Đối với đất nước
Xuất khẩu cao su đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho các ngành khác
phát triển thuận lợi, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho

sản xuất phát triển ổn định. Đồng thời tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp
đầu vào cho sản xuất và tạo ra những tiền đề, kỹ thuật nhằm cải tạo, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu cao su còn giúp cho đất nước thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại và làm cho nền kinh tế quốc dân gắn chắt với sự phân công lao động quốc
tế.

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.1.1. Giới thiệu chung
Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất đạt 11,4 triệu tấn
tăng 3,97% so với năm 2011. Trong đó, Châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm
tỷ trọng khoảng 93% trong tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiếp theo là
Châu Phi khoảng 4%-5%, Châu Mỹ Latin khoảng 2,5%-3%.
Theo thống kê của Rubber Statistical Bulletin (IRSG), tiêu thụ cao su thiên
nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011. Châu Á
là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 69,7% tổng nhu
cầu trên thế giới, kế đến là Châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%).
Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Việt Nam (chiếm 82% trong tổng sản lượng sản xuất của
thế giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung
Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc
bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và
chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu. Bốn quốc
gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện nay là Thái Lan (2,8 triệu
tấn), Indonesia (2,45 triệu tấn), Malaysia (1,31 triệu tấn) và Việt Nam (1,02 triệu

tấn), chiếm khoảng 87% tổng sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.

7


Bắc Mỹ

Châu Á

Châu Mỹ Latin

Châu Phi
Châu Mỹ Latin

Châu Âu
Châu Á và Châu Đại Dương
Châu Phi

Hình 2.1. Tỷ trọng tiêu thụ cao su

Hình 2.2. Tỷ trọng sản xuất cao su

thiên nhiên phân theo khu vực.

thiên nhiên phân theo khu vực.

.

(Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013, Ngô Kinh Luân, T5/2013)


8


2.1.2. Ngành cao su Viêt Nam
2.1.2.1. Vị thế ngành cao su Việt Nam

Thái Lan
Thái Lan

Thái Lan
Indonesia
Malaysia
Việt Nam

Indonesia
Malaysia
Ấn Độ
Việt Nam

Còn lại

Còn lại
Hình 2.3. Top 5 sản lượng khai thác

Hình 2.4. Top 4 về sản lượng
xuất khẩu

(Nguồn: Agroinfo, FPTS)

Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai

thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6% tương đương 863.600 tấn và
đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới, chiếm thị phần khoảng
10,3% tương đương 1,02 triệu tấn. Tính riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam đã chiếm đến 87% tổng sản lượng xuất khẩu cao su thiên
nhiên của thế giới. Thêm vào đó, 4 quốc gia này cũng chiếm đến 73% tổng sản
lượng sản xuất cao su thiên nhiên toàn cầu, trong đó Thái Lan (3,55 triệu tấn),
Indonesia (3,00 triệu tấn), Malaysia (0,95 triệu tấn), Ấn Độ (0,904 triệu ha) và
Việt Nam (0,86 triệu tấn).

9


2.1.2.2. Diện tích
Diện tích cao su Việt Nam ngày càng tăng và trong 2 năm trở lại đây Việt
Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su, cụ thể năm 2012
diện tích cao su các nước như sau: Thái Lan (2,756 triệu ha), Indonesia (3,456
triệu ha), Trung Quốc (1,07 triệu ha), Malaysia (1,048 triệu ha), Việt Nam (0,91
triệu ha), Ấn Độ (0,737 triệu ha).

Hình 2.5. Tổng diện tích rừng cao su và diện tích cao su cho mủ ở Việt Nam
giai đoạn 2008-2012 (Nguồn: số liệu tổng hợp)
Năm 2008 cả nước có 631.400 ha, đến năm 2012 tăng lên 910.500 ha, tăng
bình quân khoảng 6,8%/năm, vượt kế hoạch đề ra cho năm 2015 của Bộ
NNPTNT với diện tích hơn 800.000 ha. Trong đó, diện tích cao su cho mủ
chiếm khoảng 55,55% tương đương 505.800 ha. Các vùng trồng cao su chủ yếu
là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, miền Bắc cùng hai quốc
gia là Lào và Campuchia. Các vùng này chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,5%, 27,7%,
3,8%, 7,6% 6,2% và 5,8% trong tổng diện tích cao su của cả nước.

10



Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Bắc Trung Bộ
Tây Bắc
Duyên hải Nam Trung Bộ
Lào
Campuchia

Hình 2.6. Phân bổ rừng cao su tại Việt Nam (Quyết định 750/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính Phủ và GSO, MARD)

2.1.2.3. Sản lượng và năng suất
Kết thúc năm 2012, theo thống kê từ Hiệp hội các quốc gia trồng cao su thế
giới (ANRPC) và Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) thì Việt Nam xếp hạng thứ 5
trên thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên, với sản lượng đạt 863.600
tấn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản lượng đạt mức
cao nhất trên thế giới, cụ thể tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2012, về
sản lượng đạt mức 9,5%/năm.

Hình 2.7. Sản lượng và năng suất khai thác cao su tại Việt Nam
(Nguồn: Agroinfo)

Năm 2008, năng suất cao su của Việt Nam chỉ đạt 1,65 tấn/ha, đến năm
2009 được nâng lên 1,72 tấn/ha và mức năng suất này được giữ tương đối ổn
11


định trong vòng 4 năm (2009-2012), đây cũng là mức cao nhất trong giai đoạn 5

năm nói riêng (2008-2012) và giai đoạn 12 năm nói chung (2000-2012). Nhờ
vậy, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước có năng suất cao su cao nhất thế
giới, với mức năng suất ngang bằng với Thái Lan và chỉ kém so với Ấn Độ.
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2008-2012
2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 tăng
trưởng không đồng đều do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, lượng xuất khẩu
cũng tăng không nhiều, bình quân khoảng 10%/năm.
Bảng 1. KHỐI LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012

2008

2009

2010

2011

2012

Khối lượng
(nghìn tấn)

645,0

731,4

760,0


816,5

1.020,0

Kim ngạch
(tỷ USD)

1,57

1,23

2,3

3,2

2,85

(Nguồn: số liệu tổng hợp)

Khối lượng cao su xuất khẩu tăng lên hàng năm trong giai đoạn 2008-2012,
từ 645.000 tấn lên đến 1020.000 tấn, có sự tăng trưởng đều đặng về khối lượng
xuất khẩu cao su trong vòng 4 năm qua (tăng 375.000 tấn), tuy nhiên có sự tăng
trưởng đột biến từ 2011-2012 (tăng 204.000 tấn). Mặc dù vậy, kim ngạch xuất
khẩu tăng giảm không đồng đều. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu cao su đạt
645.000 tấn, với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng nhưng tăng 13,23% về
trị giá so với năm 2007. Năm 2009, trước những khó khăn chung của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp tục củng cố thị
trường hàng đầu là Trung Quốc, nơi có nhu cầu cao su vẫn tăng trưởng, và phát
triển các thị trường triển vọng. Nhờ vậy, Việt Nam đã tăng được lượng cao su

12


xuất khẩu và kim ngạch tuy giảm xuống chỉ còn 1,23 tỷ USD nhưng vẫn vượt
ngưỡng 1 tỷ USD. Bước sang năm 2010 và 2011, nền kinh tế thị trường dân
được phục hồi kéo theo sự tăng lên của khối lượng xuất khẩu cao su cả hai năm
nói chung và kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 nói riêng lên mức cao nhất từ
trước tới nay là 3,2 tỷ USD, tăng 39,1% so với năm 2010.

Hình 2.8. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su ở Việt Nam giai đoạn
2008-2012 (Nguồn: số liệu tổng hợp).
Năm 2012, theo Tổng cục thống kê, sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên
của Việt Nam đạt 1,02 triệu tấn, trị giá 2,85 tỷ USD; tăng 25% về lượng và giảm
11,7% về giá trị so với năm 2011. Xuất siêu cao su thiên nhiên năm 2012 đạt
721 nghìn tấn và đạt 2,05 tỷ USD tăng 57,8% về lượng và giảm 13,6% giá trị so
với năm 2011. Nguyên nhân là do năm qua sản lượng nhập khẩu cao su thiên
nhiên giảm hơn 16,6%. Phần tăng sản lượng không đủ bù đắp phần giảm kim
ngạch bởi giá cao su giảm mạnh trong năm qua.
2.2.2. Chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam
Theo số liệu thông kê, chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu nhiều nhất
của Việt Nam cả về lượng lẫn giá trị là dòng SVR 3L và SVR 10. Trong năm
2011, riêng hai dòng sản phẩm này tương ứng chiếm 43,35% và 18,06% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam. Trong năm 2010, tỷ
lệ này là 44,52% và 17,35%.
13


Đây là 2 dòng sản phẩm được sử dụng nhiều trong sản xuất săm lốp. Trong
đó SVR 3L được xuất khẩu nhiều nhất qua Trung Quốc (29,9%), Đài loan
(2,4%), Ấn Độ (2,2%). SVR 10 được xuất nhiều sang Trung Quốc (11,1%),

Malaysia (2,5%), Đài Loan (0,9%), Hàn Quốc (0,7%). Trong cơ cấu thị trường
xuất khẩu, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam vì vậy việc hai dòng sản phẩm trên chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam cũng là một điều dễ
nhận ra. Bên cạnh đó, dòng sản phẩm cao su chất lượng cao, có độ nhớt ổn định
SVR CV60 và CV50 chủ yếu xuất qua Đức (2%) và cao su Latex phần lớn xuất
qua Mỹ (0,8%) và Hàn Quốc (0,6%).

H
ình 2.9. Danh sách 10 chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam 2010-2011 (Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam – VRA)
Theo thống kê Hải quan, những chủng loại cao su thiên nhiên được xuất
khẩu nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2012 là SVR 3L (45,4%), SVR 10
(23,3%), RSS 3 (6,7%), SVR CV60 (5,7%), SVR 20 (2,8%), CSRL (2,6%),
SVR, CV50 (1,5%), SVR5 (1,5%) và latex (2,9%). Cao su hỗn hợp được xuất
khẩu khoảng 26 ngàn tấn (7,6%).
2.2.3. Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam
Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam
là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn
14


Quốc…và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia…Và xuất khẩu
cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhanh từ năm 2002 sau khi Hoa
Kỳ và Việt Nam chính thức kí kết hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
Trong năm 2012, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là ba thị trường nhập
khẩu cao su chính từ Việt Nam; trong đó xuất khẩu cao su sang Trung Quốc
chiếm vị trí dẫn đầu, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên
của Việt Nam trong năm 2012, sản lượng cao su thiên nhiên xuất qua thị trường
này đạt 408.000 tấn (trị giá 1,17 tỷ USD) tuy vẫn chiếm vị trí dẫn đầu nhưng

giảm 19% về lượng và 39% về trị giá so với năm 2011. Lý do cho sự giảm về
khối lượng xuất khẩu cao su này là để giảm sự phụ thuộc quá nhiều của Việt
Nam vào thị trường Trung Quốc nhằm hạn chế những rủi ro về biến động giá và
đơn hàng xuất khẩu. Đây là hướng đi có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao
su trong nước, giúp cho hoạt động kinh doanh cao su thiên nhiên và các sản
phẩm từ cao su của Việt Nam thêm ổn định và phát triển tốt hơn. Ngược lại với
thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sang Malaysia tăng 246,28% về lượng và
145,89% về trị giá, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 166,32% về lượng và 93,83% về
trị giá.

Hình 2.10. Tỷ trọng xuất khẩu theo sản lượng năm 2012
(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Do giá xuất khẩu giảm nên đa số xuất khẩu cao su sang các thị trường còn
lại đều tăng về lượng nhưng giảm về trị giá so với năm 2011, nếu trong năm
15


2011 thị trường Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su
thiên nhiên của Việt Nam thì sang năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 40-41% cả về
lượng lẫn giá trị. Như xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 20,96% về lượng, giảm
13,68% về trị giá; xuất khẩu sang Đài Loan tăng 13,29% về lượng, giảm 18,68%
về trị giá, xuất khẩu sang Đức tăng 15,01% về lượng, giảm 22,16% về trị giá.
Tuy nhiên, ở thị trường Mỹ , xuất khẩu cao su luôn có xu hướng tăng nhưng năm
2012 lại giảm cả về lượng và giá trị so với năm trước.
Xét về sản lượng, Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nhập
khẩu cao su thiên nhiên của các nước trong khu vực và thế giới, cụ thể là: Ấn Độ
(chiếm 11-15%), Trung Quốc (chiếm 38-40%), Hàn Quốc (chiếm 4-5%),
Malaysia (chiếm 18-19%) và Mỹ (chiếm 2%)


Hình 2.11. Tỷ trọng xuất khẩu theo giá trị năm 2012
(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Bảng 2. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CAO SU NĂM 2011
(Đơn vị: Lượng: tấn; Giá trị = nghìn USD)
Năm 2011

Năm 2010
Thị trường

Trung Quốc

Lượng

Giá trị

Lượng

252.432

674.171

274.834 1.166.133
16

Giá trị

Năm 2011 so 2010
(%)
Lượng

108,87

Giá trị
172,97


Malaysia

27.059

71.039

32.903

142.187

121,60

200,15

Đài Loan

18.610

55.679

19.587

91.926


105,25

165,10

Hàn Quốc

21.409

56.554

19.755

82.919

92,27

146,62

Ấn Độ

12.561

37.724

6.352

29.690

50,57


78,70

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo số liệu của Hải Quan Việt Nam, khối lượng cao su xuất khẩu tháng 9
ước đạt 80 ngàn tấn, trị giá đạt 2,3 tỷ USD; tăng 3,3% về lượng và 61,1% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2010. Xuất khẩu cao su tăng trưởng về kim ngạch ở
hầu hết các thị trường dù lượng xuất khẩu sang một số thị trường giảm. Giá cao
su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm tăng 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt 4.323 USD/tấn.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu trong xuất khẩu cao su thiên
nhiên của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu cao su Việt Nam
sang Trung Quốc đạt 274.834 tấn, chiếm 61% thị phần, trị giá khoảng 1,17 tỷ
USD, với chủng loại xuất khẩu nhiều nhất là SVR 3L, SVR 10 và cao su hỗn
hợp. Đứng thứ hai là Malaysia, đạt khoảng 32.903 tấn, chiếm 7,3% thị phần,
trong đó chủng loại nhiều nhất là SVR 10, hỗn hợp và SVR 3L. Tiếp đến là thị
trường Đài Loan chiếm khoảng 4,7% thị phần, Hàn Quốc 4,4%, Đức 3,7%.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam lượng cao su xuất khẩu năm 2011 tăng
khoảng 4% và nhờ bổ sung nguồn cao su tạm nhập tái xuất Việt Nam có thể xuất
khẩu gần 800.000 tấn, trị giá xuất khẩu năm nay ước đạt trên 3 tỷ USD cao hơn
mức 2,3 tỷ USD của năm 2010.
Diễn biến giá cả: Giá cao su xuất khẩu cao so với năm trước, giá cao su
xuất khẩu trung bình 8 tháng đầu năm 2011 đạt 4.315 USD/tấn, tăng 58% so với
cùng kỳ năm 2010. Tháng 8 giá cao su xuất khẩu bình quân giảm 1,5% so với
tháng 7 đạt 4.190 USD/tấn. Dự báo giá cao su có thể giảm nhẹ do nền kinh tế
phục hồi chậm và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.
Bảng 3. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CAO SU NĂM 2012
(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)
Năm 2012

Năm 2011


Thị trường
Lượng
Tổng

Trị giá

Lượng

Trị giá

1.023.231 2.859.876 816.577 3.234.706
17

Năm 2012 so
2011 (%)
Lượng

Trị giá

25,31

-11,59


Trung Quốc

492.749 1.326.472 501.571 1.937.566

-1,76


-31,54

Malaysia

200.400

564.143

57.872

229.428

246,28

145,89

Ấn Độ

71.676

211.568

26.913

109.149

166,32

93,83


Hàn Quốc

39.997

112.433

33.065

130.250

20,96

-13,68

Đài Loan

38.939

123.493

34.370

151.858

13,29

-18,68

(Nguồn: )


Dự báo vào năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn
nhất của Việt Nam do nguồn cao su Việt Nam phù hợp với công nghệ sản xuất
săm lốp của Trung Quốc và chính sách thúc đẩy xuất khẩu mậu biên của hai
nước nhằm phát triển kinh tế vùng biên giới nhưng lại tiếp tục giảm 20,3% về
khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so với cùng kỳ T4/2012. Nguyên nhân là do
thương lái liên tục ép giá người trồng cao su từ khi bước vào vụ thu hoạch chính
(từ đầu tháng 4).
2.2.4. Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu giai đoạn 2008-2012
2.2.4.1. Tình hình biến động giá cao su trên thế giới
Năm 2008 giá cao su thế giới liên tục giảm nguyên nhân là do nền kinh tế
các nước suy thoái, làm giảm nhu cầu tiêu dùng ôtô từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ
cao su nên tiêu thụ giảm. Sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã khiến cho nhu cầu cao su tăng mạnh vào cuối năm 2009 đầu năm
2010, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng do yếu tố mùa vụ. Năm 2011 giá
cao su thế giới đạt kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây nhưng qua năm 2012 lại
giảm mạnh. Theo tin từ Bloomberg, Kể từ đầu quý 2/2012 giá cao su thế giới đã
giảm 22%, đánh dấu quý giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008 và vượt xa mức giảm 16% của giá hàng hóa cơ bản nói chung. So với
thời điểm đầu năm 2012, giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo
(TOCOM) tính đến chiều ngày 19/06 giảm 4,5%, còn 251,5 Yên/kg, thấp hơn
53% so với mức giá kỷ lục 535,7 Yên/kg vào tháng 2/2011. Tình trạng giá cao su
giảm mạnh đã gây khó khăn cho các nhà trồng cao su từ Thái Lan, Nhật Bản,
Malaysia tới Indonesia….
Giá cao su kỳ hạn tại thị trường Tokyo ngày giao dịch đầu tuần từ 1922/12/2011 tiếp tục đà giảm do lo ngại khả năng một loạt các nước khu vực đồng
18


tiền chung Châu Âu có thể bị hạ xếp hạng tín dụng làm dấy lên lo ngại tăng
trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị chậm lại vào năm tới. Tại sàn giao dịch Thượng Hải

giá cao su tất cả các kỳ hạn cũng đồng loạt giảm sau khi có một phiên tăng nhẹ
vào cuối tuần trước, xuất phát từ dự báo sản xuất của Thái Lan trong năm 2012
có thể đạt con số 3,15 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá cao su
thế giới chịu tác động lớn bởi những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như:
khủng hoảng kinh tế thế giới, giá dầu, giá vàng, v.v…

Hình 2.12. Giá cao su thế giới tại một số nước (USD/100kg)
(Nguồn: Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên – ANRPC)
2.2.4.2. Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam
Cùng chung với xu thế của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của
Việt Nam cũng tăng giảm không đồng đều. Thực tế, giá cao su Việt Nam xuất
khẩu trong xu thế tăng trong hơn 5 năm qua, tuy có nhiều biến động, từ mức
2.483 USD/tấn năm 2008. Đến năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, giá cao su giảm còn 1.677 USD/tấn. Nhờ chính sách kích cầu của
nhiều nước để thúc đẩy kinh tế phục hồi, giá cao su tăng nhanh vào năm 2010 đạt
2.865 USD/tấn. Cụ thể là trong những tháng đầu tiên của năm 2010, tại cửa khẩu
cảng Sài Gòn, cao su SVR20 đã lên tới mức 2.850 USD/tấn (FOB), còn tại Móng
Cái cao su SVR3L đạt 2.900 USD/tấn, tăng hơn gấp đôi so với 1.100-1.200
USD/tấn cách đây 1 năm, và cao nhất kể từ quý III/2008. Đỉnh điểm nhất của giá
cao su trong vòng 5 năm qua là vào năm 2011 với mức giá là 3960USD/tấn. Tuy
nhiên trong năm 2011 giá cao su cũng có nhiều biến động.
19


Hình 2.13. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2012
(USD/tấn)
4500
4000
3500
3000

2500
2000
1500
1000
500
0

3960
2865

2483

2794

1677

2008

2009

2010

2011

2012

(Nguồn: số liệu tổng hợp)

Năm 2012, cao su được tiêu thụ tăng về lượng nhưng tốc độ chậm do nền
kinh tế châu Âu còn suy yếu vì khủng hoảng nợ công, kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật,

Trung Quốc tăng trưởng thấp. Trong khi đó, sản lượng lại tăng nhanh đã tạo áp
lực làm giảm giá. Giá cao su xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt bình quân
2.838 USD/tấn, đã giảm 28% so với giá bình quân cùng kỳ năm 2011, giảm 7%
so giá bình quân cùng kỳ năm 2010 nhưng cao hơn 69% so với giá cùng kỳ năm
2009 và cao hơn 16,5% so với giá cùng kỳ năm 2008. Đến cuối năm 2012, giá
cao su tiếp tục giảm chỉ còn 2794USD/tấn.

20


CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC XUẤT KHẨU CAO SU
Ở VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
3.1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC
3.1.1. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư
trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến
Hiện nay nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng
trọt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thiết kế cơ bản, tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. Thực
tế, năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ
thiết bị lạc hậu, thiếu các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng
loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với
các nước khác. Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới
trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến. Bên cạnh đó, Nhà nước
cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất
lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.
3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su
cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị

trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:
• Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt,
hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về

21


cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt
hàng ở từng khu vực thị trường.
• Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể
về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.



Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất
cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ
đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông
tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, … tới
người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài,
ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

• Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới
khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các
nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu
tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị
trường xuất khẩu thông qua chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc
gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại
ở các dự án nhỏ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài. Để đạt được hiệu quả
kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông

tin thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nắm bắt được những cơ hội thị trường. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một
mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và Bộ quản lý
chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả
trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký
kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp
những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.
3.1.3. Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến
sản phẩm cao su
22


Trên thực tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu tư nước
ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài.
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách rõ ràng nhất quán với ngành cao su và các
ngành liên quan và cần những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với ngành công
nghiệp cao su, chiến lược phát triển sản xuất để thay đổi cơ cấu sản phẩm và
chính sách công nghiệp nhằm phát triển các mặt hàng mới hướng về xuất khẩu
với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần hoàn thiện chính
sách không chỉ trong phạm vi ngành cao su mà còn cả chính sách liên quan đến
ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu cầu săm
lốp ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào ngành sản xuất
săm lốp ô tô ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các
nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được
như hoá chất, thiết bị… để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm
công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu
mà còn có cơ hội và khả năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản
phẩm mới. Tuy nhiên, điều này lại vượt quá khỏi tầm giải quyết của các cơ sở
sản xuất do đó Nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư để phát triển các vùng

nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu tư cho khâu
chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình
cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành cao su và có chính sách vay vốn ưu
đãi đối với người sản xuất, các nhà đầu tư để phát triển sản xuất, chế biến cao su.
3.1.4. Nâng cao hiệu quả của hiệp hội cao su
Hiệp hội cao su bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004 bao gồm nhiều hội
viên là các doanh nghiệp, tổ chức (nhà nước, cổ phần, liên doanh, tư nhân, vốn
nước ngoài) sản xuất và sơ chế nguyên liệu, sàn phẩm, đồ gỗ, kinh doanh xuất
nhập khẩu, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ liên quan đến ngành cao su.
Hiệp hội cao su Việt Nam là một tổ chức tự nguyện có mục đích là phối hợp hoạt
động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, thúc đẩy ngành cao
su Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải
thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam. Do vậy, để nâng cao hơn
23


nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội
cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
• Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn trong việc rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo
dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực
hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt
hàng cao su xuất khẩu.
• Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong chương trình xúc
tiến trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cao
su Việt Nam.
• Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các
thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên
thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp.
• Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của

các doanh nghiệp sản xuất và chế biến.
3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP
3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu
Lộ trình thúc đẩy xuất khẩu cao su bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt,
thu mua, chế biến, xuất khẩu…Để sản xuất tốt thì phải có những cây trồng tốt,
đất đai phù hợp với cây cao su. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh
công tác thu gom khi đến mùa thu hoạch để không xảy ra hiện tượng tranh mua,
tranh bán giữa các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối
cùng để nâng cao giá trị gia tăng, việc chế biến bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao
su.
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Để mặt hàng cao su có thể thâm nhập được vào nhiều thị trường một cách
hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị
trường. Chính hoạt động này mới có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu của doanh
nghiệp vào những thị trường đã thâm nhập được có thể tồn tại lâu dài.
24


Nghiên cứu thị trường là một trong những khâu cực kì quan trọng. Để
nghiên cứu thị trường một cách chính xác thì công việc quan trọng nhất là thu
thập thông tin. Để thu nhập thông tin xác đáng và có chất lượng cao, doanh
nghiệp ngoài việc thu thập thông tin sơ cấp còn có thể tiếp cận với nguồn thông
tin thứ cấp.Mỗi loại thị trường đều có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối
vớicao su nguyên liệu và cao su thành phẩm, chính vì vậy để mở rộng xuất khẩu
cao su đến các thị trường khác nhau thì cũng cần phải có các giải pháp khác
nhau.
Đối với thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường xuất khẩu
chính của cao su Việt Nam, trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ
xuất khẩu cao su nguyên liệu sang Trung Quốc vì để tránh tập trung và lệ thuộc
quá nhiều vào một thị trường. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần phải có

một quá trình chuẩn bị nhiều mặt cả về công tác xúc tiến thị trường và đầu tư
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam
cần phải tập trung vào những khách hàng trực tiếp là các nhà sản xuất săm lốp ô
tô của Trung Quốc để chuyển mạnh buôn bán cao su với Trung Quốc từ con
đường tiểu ngạch sang chính ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, các
doanh nghiệp tận dụng được một số thuận lợi như giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm
một số chi phí về bao bì, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh…
Ngành cao su Việt Nam cần mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản
phẩm bằng việc mở thêm các văn phòng đại diện hoặc khuyến khích, tạo điều
kiện để các doanh nghiệp trong ngành lập cơ sở phân phối tại các tỉnh, thành phố
lớn để phát triển bán hàng, đa dạng hóa hình thức kinh doanh.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương
mại và tham gia tích cực, có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại trọng
điểm của Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp cao su xuất khẩu giữ vai trò nòng
cốt trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su nguyên liệu, đăng ký bảo
hộ thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài việc củng cố thị phẩn ở những thị trường truyền thống như
Singapore, Nhật Bản, Đài Loan,… vì các thị trường này trong tương lai vẫn là
những thị trường lớn, bạn hàng quan trọng và nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu
25


×