Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.22 KB, 17 trang )

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
TS. Vũ Sỹ Cường114

1. Dẫn nhập
Phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nội dung cốt lõi trong
phân cấp quản lý của nhà nước và đang trở thành chủ đề được quan tâm hiện nay trong
cải cách hoạt động của khu vực công ở đa số các nước trên thế giới. Luật ngân sách của
các nước đều có quy định cách thức phân chia nhiệm vụ, quyền hạn về ngân sách giữa các
cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước.
Nghiên cứu về vai trò của phân cấp tới sự phát triển của địa phương Stigler (1957)
nhận xét : “một Chính phủ hoạt động tốt nhất khi nó ở gần dân”. Trong một cuốn sách nổi
tiếng về phân cấp Oates (1972) cho rằng: “Hàng hóa công nên do cấp chính quyền đại
diện tốt nhất cho vùng/địa phương hưởng lợi cung cấp”. Phân cấp quản lý ngân sách
không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương đối để mỗi cấp chính
quyền chủ động thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến
khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của
mình để phát triển địa phương.
Trong Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về cải cách quản trị hành
chính công nêu rõ: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo rằng các khoản chi cho những
mục đích của chính quyền địa phương phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhân dân
địa phương, trao cho họ quyền hạn thoả đáng và phân bổ cho họ nguồn tài chính thích
hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể khơi dậy sự quan tâm và phát huy được sáng
kiến của người dân địa phương”115.
Xu hướng phân cấp quản lý trong đó có phân cấp quản lý ngân sách đã và đang
được thực hiện rộng khắp ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, quá trình thực hiện phân
cấp trong quản lý ngân sách đã được thực hiện từ nhiều năm trước đây và đã được luật hóa
lần đầu trong Luật Ngân sách nhà nước 1996 và được bổ sung hoàn thiện gần đây nhất
trong Luật Ngân sách 2002 (được áp dụng từ năm 2004). Việt Nam cũng đã ban hành nhiều
quy định dưới luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách về phân cấp quản lý ngân
114


115

Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính. Email:
To Serve and To Preserve: Improving Public Administration in a Competitive World (2000) – ADB
359


sách. Bài viết này có mục đích nhìn lại một cách khái quát tình hình thực hiện phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cải
cách trong giai đoạn sắp tới.
2. Tổng quan về tình hình phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam
Lịch sử phân cấp trong quản lý nhà nước của Việt Nam bắt nguồn từ thời phong
kiến tuy có mức độ phân cấp có sự khác nhau qua khác thời kỳ. Trong giai đoạn phát triển
từ 1954 đến 1986 về nguyên tắc thì hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam mang tính
tập trung cao độ để phù hợp với bối cảnh lịch sử. Song ngay trong giai đoạn này cũng đã
có sự tồn tại của phân cấp quản lý ngân sách phi chính thức ở mức độ hạn chế. Giai đoạn
từ sau Đổi mới kinh tế đến nay, chủ trương phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước nói riêng đã và đang được thực hiện mạnh mẽ. Phân cấp về quản lý
ngân sách nhà nước ở Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc: quyền quyết định của Trung
ương và quyền chủ động của các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngân
sách. Sau khi ban hành luật Ngân sách 1996 và nhất là luật Ngân sách 2002 các địa
phương ngày càng được quyền tự chủ cao hơn và được giao quyền quyết định trong một
số nhiệm vụ liên quan đến ngân sách.
Phân cấp quản lý ngân sách hiện nay gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi NSNN.
Các cấp ngân sách của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Búp bê Nga, ngân sách cấp
trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương.
2.1 Về phân cấp thu ngân sách giữa trung ương và địa phương.
Các khoản thu NSNN được chia thành các nhóm: (i) các khoản thu ngân sách TW
hưởng 100%; (ii) các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP; (iii) các

khoản thu được phân cấp cho NSDP 100%. Cụ thể :
(i) Các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% như : thuế giá trị gia tăng
hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập
khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và
thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật;
(ii) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương
và ngân sách địa phương như: thuế giá trị gia tăng116; thuế thu nhập doanh nghiệp117; thuế
116
117

Không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành
360


thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài118; thuế tiêu
thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; thuế bảo vệ môi trường.
Tỷ lệ phân chia NSTW và địa phương được giữ cố định trong giai đoạn từ 3-5 năm
với mục tiêu giúp chính quyền địa phương có sự ổn định trong thực hiện nhiệm vụ ngân
sách của mình.
(iii) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: Thuế nhà, đất; Thuế tài
nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách địa phương cũng được nhận một khoản thu quan trọng là thu từ chuyển
giao ngân sách Trung ương cho địa phương gồm bổ sung cân đối ngân sách (với những địa
phương chưa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có mục tiêu.
Hình 1: Thu ngân sách Trung ương và địa phương

120,0
100,0

%

80,0
60,0

Tỷ lệ thu NSTW theo phân
cấp

40,0

Tỷ lệ thu NSĐP theo phân
cấp

20,0

Tỷ lệ bổ sung từ TW trong
NSDP

0,0
1997

1999

2001

2003


2005

2007

2009

Năm

(
Nguồn: Bộ Tài chính)
Có thể thấy rõ là tỷ lệ thu ngân sách địa phương trong tổng ngân sách nhà nước
tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nếu không tính thu NSNN từ dầu
thô thì thu ngân sách địa phương chiếm trung bình hơn 44 % tổng thu NSNN ở Việt Nam
118

Không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí
361


giai đoạn 2004-2008. Tỷ lệ bổ sung từ NSTW cho địa phương có xu hướng giảm mạnh,
chỉ còn 34,1 % cho giai đoạn 2005-2010. So sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ thu NSDP trong
GDP quốc gia của Việt Nam đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các
nước đang phát triển. Tỷ lệ chuyển giao ngân sách từ Trung ương cho địa phương của
Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của nhóm các nước đang chuyển đổi Đông Âu và
Liên xô cũ song thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (xem bảng 1).
Bảng 1: Thu ngân sách địa phương của các nước đang phát triển và đang chuyển đổi
(giai đoạn 1997-2003).
Nhóm các nước đang Nhóm các nước đang
chuyển đổi


phát triển

Trung

Cao

Thấp

Trung

Cao

Thấp

bình

nhất

nhất

bình

nhất

nhất

7,9

17,3


2,9

5,3

12,5

0,5

36

5,6

16,6

39,8

2,2

50,4

4,1

42,2

80,8

5

1. Nguồn thu NS của chính
quyền địa phương

% GDP

% tổng thu ngân sách khu vực
công
18,4
2. Chuyển giao ngân sách cho
địa phương
% nguồn thu NS chính quyền địa
phương
24
3. Tự chủ của địa phương
Tự chủ về nguồn thu

55,1

91

29,1

40,1

76,5

7,6

Tự chủ về chi tiêu

74

96,2


49,6

58

95

23,4

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

362


2.2. Về phân cấp chi ngân sách nhà nước
Hiện nay phân cấp chi NSNN giữa Trung ương và địa phương được thực hiện theo
nguyên tắc:
i) Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu,
chi ngân sách. Ngân sách Trung ương chi trả cho các chương trình, dự án quốc gia, liên
tỉnh, các dịch vụ công cộng có vai trò quan trọng với quốc gia như giáo dục đại học, các
bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia…
ii) Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp
tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính
quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách địa phương có trách nhiệm với dịch
vụ công theo phân cấp mà vùng hưởng lợi nằm trong biên giới của họ.
iii) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban
hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo
đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.

Có thể thấy rằng nếu xét tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN thì Việt Nam đang
thực hiện phân cấp khá mạnh (xem hình 2). Tỷ lệ chi tiêu của ngân sách địa phương trong
tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 37,9% giai đoạn 1996-2000 lên 47,2% năm 2008 và
chiếm hơn 50 % tổng chi NSNN năm 2009-2010.

Tỷ lệ % tổng chi cân đối NSNN

Hình 2: Tỷ lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN
120.00
100.00
80.00
60.00
Tỷ lệ chi NSĐP

40.00

Tỷ lệ chi NSTW

20.00
0.00

Năm

(Nguồn: Bộ Tài Chính)
363


So sánh quốc tế cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN cao
hơn mức trung bình nhiều quốc gia, cao hơn ngay cả so với mức trung bình của nhóm các
nước công nghiệp phát triển (OECD)

Hình 3: So sánh tỷ lệ chi NSĐP của Việt Nam với một số nước

Tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1

Tỷ lệ chi tiêu NSDP trong tổng
NSNN
Trung bình OECD
Trung bình các nước ĐPT

0

(Nguồn, A. Shah, 2006 và Bộ Tài chính, 2008)
3. Đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách
Những nghiên cứu đánh giá về thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam
không nhiều gồm: Ngân hàng thế giới (1996, 2000, 2005); Martinez – Vazquez và Mc Lure
(1998, 2004); Rao. G và cộng sự (1998); Vũ Sỹ Cường (2008); Nguyễn P. Lân (2008),
Nguyễn T.Minh và cộng sự (2009), Vũ T.T Anh và cộng sự (2007), và một số bài viết khác
được trình bày trong các hội thảo chuyên ngành. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu này và
qua phân tích đánh giá tình hình phân cấp quản lý ngân sách hiện nay có thể rút ra một số
nhận xét sau:
3.1 Những kết quả đạt được của phân cấp quản lý ngân sách
Một là, phân cấp ngân sách đã tăng tính chủ động, tích cực của các địa phương. Việc
phân cấp theo hướng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương giúp các cấp chính quyền
địa phương phát huy cao độ tính tự chủ trong quản lý ngân sách của cấp mình, tích cực thực

hiện các biện pháp khai thác, huy động nguồn thu, chủ động cân đối để điều hành thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách địa phương.
Đặc biệt đối với chính quyền cấp xã, việc điều tiết các nguồn thu theo Luật cùng với ổn
định tỷ lệ phân chia và số bổ sung cân đối trong thời kỳ ổn định đã tạo nguồn thu ngân sách
364


phường - xã, giúp các phường - xã từng bước thật sự là một cấp ngân sách. Quy định về
phân cấp cũng góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính; chấm dứt tình
trạng các cấp huyện, xã quy định nhiều khoản thu trái với pháp luật.
Hai là, phân cấp quản lý ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
địa phương và xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu của Vũ S.C(2008) chứng minh rằng chính
sách phân cấp nguồn thu NSNN có tác dụng khuyến khích các tỉnh đẩy mạnh phát triển
kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên tác động của chính sách này tới kinh tế địa phương
là rất nhỏ so với các yếu tố khác. Nghiên cứu của Rao G. và cộng sự (1998), Ngân hàng
thế giới (1996, 2005) cho thấy phân cấp ngân sách có ảnh hưởng tích cực tới quá trình
xóa đói giảm nghèo.
Ba là, phân cấp quản lý ngân sách là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan
đến NSNN.
3.2 Những bất cập hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách
Thứ nhất, cơ cấu ngân sách mang tính thứ bậc cao và tính lồng ghép của ngân
sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên. Mô hình này tạo điều kiện quản lý tập trung của
cấp trên đối với các cấp dưới, nhưng nó cũng hạn chế tính độc lập của các cấp ngân sách
bên dưới, và quan trọng hơn cả là nó tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách và sự thiếu
phân định trách nhiệm rõ ràng. Cấp ngân sách bên dưới vừa phải phụ thuộc vào cấp ngân
sách bên trên, vừa không chịu trách nhiệm đến cùng với các hoạt động của mình trong hệ
thống ngân sách lồng ghép, trong khi đó cấp ngân sách bên trên cũng không thể quản lý
được chặt chẽ ngân sách bên dưới và cũng không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các
sai lầm của cấp dưới. Điều này dẫn đến sự không rõ ràng minh bạch trong quản lý ngân

sách, khi có những sai sót rất khó tìm ra người chịu trách nhiệm cụ thể.
Thứ hai, trên thực tế, chính quyền địa phương mới chỉ được tăng quyền về tổ chức
thực thi ngân sách, còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về Trung ương. Xét về bản chất,
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm sự phân chia 2 loại quyền: quyền quyết
định và quyền tổ chức thực thi. Trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ thực hiện phân cấp về
quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn quyền được đưa ra những quyết định ngân sách vẫn
thuộc về Trung ương. Chính quyền địa phương chỉ được quyền quyết định đối với một số
loại phí, lệ phí nhỏ mà Trung ương quy định khung hoặc mang tính địa phương đặc thù.
Nguyên tắc trên tạo điều kiện quản lý tập trung thống nhất cao, bảo đảm sự bình đẳng về
chính sách thuế giữa các địa phương, nhưng không khuyến khích được các địa phương
khai thác lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu tiềm năng
365


của địa phương. Nói cách khác là quyền tự chủ trong quyết định các khoản thu ngân sách
của địa phương là hết sức hạn chế. Mặc dù hiện nay có quy định thưởng khi địa phương
có thu vượt dự toán song chủ yếu vẫn là cơ chế xin cho mà không có những quy định rõ
ràng, cụ thể.
Phân tích số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh và chi NSĐP bình quân đầu người
năm 2010 cho thấy mặc dù các tỉnh có thu NSNN cao thì chi NSĐP bình quân cũng cao
hơn song quan hệ giữa 2 biến số này là không rõ rệt vì chi NSĐP còn phụ thuộc nhiều yếu
tố khác. Điều này cho thấy chính sách phân cấp hiện chưa thực sự khuyến khích địa
phương nuôi dưỡng nguồn thu.
Hình 4: Quan hệ giữa thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP (2010)
Chi NSNN trên đ a bàn BQ

16000
14000
12000
10000


y = 1638,9ln(x) - 8144,2
R² = 0,2609

8000

Quan h thu chi NSNN

6000

Log. (Quan h thu chi
NSNN)

4000
2000
0
0

10000

20000

30000

Thu NSNN trên đ a bàn BQ

(Tính toán từ số liệu BTC)
Vì các sắc thuế đều do Trung ương quyết định cả về thuế suất, cơ sở tính thuế nên
không gian cho việc thực hiện sự tự chủ của địa phương là hết sức hạn chế. Do vậy, các
địa phương buộc phải tìm kiếm tăng nguồn thu qua việc tăng thu từ đất đai – một loại

nguồn thu được phân cấp hoàn toàn cho địa phương.

366


Hình 5 : Tỷ lệ thu NSNN từ đất đai so với tổng chi NSNN địa phương (2009)

Tỷ lệ thu đất đai/Chi NSDP
30,00

26,59

25,00
20,00
15,00
10,00
Tỷ lệ thu đất đai/Chi NSDP
5,00

1,77

B c Liêu

Cần Thơ

Ti n Giang

Bà R a-Vũng Tàu

Bình Dương


TP. H Chí Minh

Đ c nông

Khánh Hoà

Qu ng Nam

Hà Tĩnh

Lai Châu

Yên Bái

B c Giang

B cK n

Ninh Bình

Hà N i

Hưng Yên

0,00

(Nguồn: Vũ Sỹ Cường (2011)
Sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh
một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu dài hạn

ở địa phương . Nguồn thu đất đai lớn còn làm các địa phương có nguy cơ rơi vào tình
trạng “ căn bệnh Hà lan”. Hơn nữa đây là nguồn thu không ổn định phụ thuộc vào sự phát
triển của thị trường bất động sản
Thứ ba, tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính
quyền địa phương chưa tương xứng. Mặc dù tỷ trọng chi của ngân sách địa phương trong
tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần lớn lại được trang
trải từ nguồn bổ sung của ngân sách Trung ương. Số tỉnh tự cân đối được ngân sách từ nguồn
thu được giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2005 xuống còn 11 tỉnh năm 2010. Các tỉnh
còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung của ngân sách Trung ương. Vấn đề công bằng theo
chiều ngang hiện chưa được giải quyết tốt khi phân chia nguồn thu NSNN giữa các địa
phương.
Nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã tăng lên đáng kể nhưng nhiều xã nguồn thu
ngân sách theo phân cấp không đủ nên buộc phải huy động các khoản đóng góp của người
dân gây bức xúc cho xã hội. Ngược lại nhiều xã, phường ở các thành phố lớn lại có thừa
nguồn thu do quy định hưởng tối thiểu 70 % của 5 khoản thu (chủ yếu là thu từ nhà, đất).
Phân cấp chi ngân sách chưa gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ công cộng ở địa
phương mà chủ yếu vẫn được phân bổ dựa trên những định mức cũ, không còn phù hợp.

367


Hình 6 Quan hệ giữa chi NSĐP và cung cấp dịch vụ công : giáo dục mầm non

Năm 2003

Năm 2009
Hình 6 cho thấy quan hệ giữa tổng chi tiêu NSĐP và số lớp mẫu giáo bình quân đầu
người là ngược chiều. Phân tích quan hệ giữa chi tiêu NSĐP và dịch vụ y tế địa phương cho
kết quả tương tự. Các địa phương dường như tập trung chi tiêu của mình vào các nhiệm vụ
kinh tế hơn là việc cung cấp các dịch vụ công cơ bản. Xu hướng bất công bằng trong chi tiêu

cho giáo dục và y tế giữa các tỉnh cũng đã được nghiên cứu của Nguyễn T.Minh (2009) chỉ
ra. Sự áp dụng Luật NSNN 2002 dường như không giải quyết được vấn đề này mà còn làm
nó trầm trọng thêm.

368


Luật Ngân sách nhà nước qui định không được dùng ngân sách của cấp này để chi
nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ. Tuy nhiên
trong thực tế, hầu hết các địa phương còn phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan trung
ương ở địa phương (cơ quan tư pháp, công an, quân đội…) để thực hiện nhiệm vụ chung
trên địa bàn. Việc hỗ trợ không được qui định cụ thể dẫn đến giữa các địa phương hỗ trợ
cho đối tượng không thống nhất và gây áp lực về ngân sách của địa phương, nhất là đối
với những tỉnh còn phải nhận hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Mặt khác khó khăn trong
việc kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán trong công tác
quản lý sử dụng kinh phí này.
Thứ tư, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế tính tự chủ của
ngân sách cấp dưới. Cách làm này có ưu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động
cho cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Nhưng trên thực tế,
cách làm này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực lớn trong
tay mình và vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho giữa chính quyền cấp trên với
các cấp chính quyền bên dưới ở mỗi địa phương119. Điều đó làm tăng tình trạng phụ
thuộc của các cấp chính quyền bên dưới vào cấp trên. Cũng không có cơ sở nào bảo đảm
rằng sau 3 năm ổn định, sự phân chia các nguồn thu lại không thay đổi và tước đi các lợi
thế của chính quyền cấp dưới xuất hiện trong thời kỳ đó.
Sự không phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi
cấp sẽ tước đi quyền chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn và khuyến khích cấp
huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu của riêng mình.
Thứ năm, quy trình ngân sách với tính lồng ghép lớn và thời gian tương đối ngắn
làm cho việc lập dự toán ở các cấp dưới mang tính hình thức. Yêu cầu lập và quyết toán

ngân sách đòi hỏi cấp dưới phải trình lên cấp trên và cấp trên phải tổng hợp dự toán cũng
như quyết toán của cấp dưới. Với trên 10 ngàn xã, trên 600 huyện, 63 tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương, với một khoảng thời gian thực tế hết sức ngắn ngủi, yêu cầu đó trở nên
hoàn toàn mang tính hình thức. Trên thực tế, cấp tỉnh không thể ngồi chờ từng xã lập dự
toán của mình và nộp lên huyện, sau đó từng huyện vừa lập dự toán của mình vừa tổng
hợp dự toán của các xã trực thuộc để nộp lên tỉnh; mà trên thực tế cấp tỉnh thường chủ
động lập dự toán ngân sách của tỉnh mình trên cơ sở số kiểm tra được giao.

119

Xem thêm Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2005 của Ngân hàng thế giới.
369


Bảng 2: So sánh chênh lệch quyết toán và dự toán ngân sách địa phương (%)
Chỉ tiêu

Thu NSNN trên địa bàn

Chi NSDP

Trung bình

262,2

232,9

Độ lệch chuẩn

126,1


46,3

Lớn nhất

890,3

369,9

Nhỏ nhất

100,1

147,0

(Tính toán từ số liệu BTC, 2010)
Tương tự, trong khâu quyết toán ngân sách, cấp tỉnh vẫn phải chủ động tính toán dựa
trên số liệu phân bổ ngân sách cụ thể của tỉnh mình và một số điều chỉnh trên thực tế mà
tỉnh có thể nắm được trong quá trình thực hiện. Kết quả tính toán ở bảng 2 cho thấy trung
bình số liệu quyết toán cao gấp 2,6 lần số dự toán trong đó có tỉnh chênh lệch lên đến 8,9
lần cho thấy nhận xét trên là rất có cơ sở.
Pháp luật hiện nay còn thiếu chế tài đảm bảo thực hiện đúng dự toán ngân sách
hàng năm làm giảm hiệu lực, thậm chí làm vô hiệu hóa các quyết định phân cấp ngân sách.
Thứ sáu, vấn đề vay nợ của địa phương và kỷ luật ngân sách. Hiện nay theo khoản
3 điều 8 Luật Ngân sách nhà nước thì các địa phương được huy động vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng của với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng
cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Tuy nhiên việc quy định tỷ lệ đồng
nhất 30 % cho tất cả các địa phương là chưa hoàn toàn hợp lý. Mặc dù gần đây có TT
81/2012/TT-BTC hướng dẫn về cách thức huy động qua phát hành trái phiếu cho chính
quyền địa phương song việc giám sát sử dụng nguồn lực này và trả nợ vẫn là vấn đề cần có

những quy định cụ thể hơn. Nếu không có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của
chính quyền địa phương trong vay và sử dụng nợ thì có thể xảy ra tình trạng “ ràng buộc
ngân sách lỏng” và các địa phương sẽ có thể “ vay nợ để trả nợ” rất nguy hiểm cho ngân
sách nhà nước.
Kỷ luật ngân sách cũng là vấn đề đáng quan tâm khi phân cấp quản lý ngân sách.
Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2007, năm 2008 của nhiều địa
phương đều cho thấy việc chấp hành quy định về thu, chi, quản lý NSNN phần lớn đều rất
kém: để xảy ra thất thu lớn và chi tiêu sai còn nhiều, tổ chức thu, chi bất hợp lý, không khoa
học… thậm chí có sự tùy tiện, sai phạm ở nhiều cấp. Tất cả những điều đó dẫn đến việc
nhiều địa phương không cân đối được nguồn thu – nguồn chi, ảnh hưởng không nhỏ đến
370


yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mặc dù kết quả kiểm toán NSNN năm
2009 về báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cho thấy một vài tiến bộ. Song việc chấp
hành kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách đang thực sự là vấn đề lớn, đáng lo ngại, cần
được xem xét, bàn thảo để tìm ra giải pháp hiệu quả để quản lý tốt ngân sách nhà nước.
4. Một số hướng cải cách phân cấp quản lý ngân sách
Từ phân tích thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách và các nguyên tắc về
phân cấp ngân sách có thể xem xét một số hướng cải cách sau:
Thứ nhất, thiết kế lại hệ thống ngân sách nhà nước
Theo kinh nghiệm quốc tế, trong hệ thống NSNN của phần lớn các nước trên thế
giới như Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan…, các cấp ngân sách không lồng ghép
với nhau, ngân sách từng cấp do Quốc hội và HĐND cấp đó quyết định. Với mô hình
không lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ
ràng hơn, đơn giản hóa được các thủ tục trong công tác lập, chấp hành và quyết toán
NSNN, mỗi cấp ngân sách có thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kĩ lưỡng ngân
sách cấp mình, tăng tính công khai, minh bạch của NSNN. Tuy nhiên, trong điều kiện
hiện nay thì Việt Nam chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp
ngân sách do việc phân cấp kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn

chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thí điểm không tổ chức HĐND
ở một số quận, huyện, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, theo đó sẽ không
có ngân sách ở một số quận, huyện, phường, và sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu,
nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Hơn nữa, không thể bỏ hẳn cơ chế
này vì làm vậy thì trái với Hiến pháp (quy định rằng Quốc hội quyết định NSNN)
Vì vậy, trong ngắn hạn sẽ vẫn giữ hệ thống NSNN như quy định hiện hành, chỉ sửa
đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, Quốc hội chỉ quyết định tổng
thu, chi, số bội chi, những định hướng cơ bản của ngân sách chứ không đi vào con số cụ
thể. Về chi NSNN, Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTƯ và chi
NSĐP; đối với NSĐP, không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển,
chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, và
không quyết định rằng trong chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên phải có mức chi cụ
thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… Việc sửa đổi này sẽ tạo
quyền chủ động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách, nhưng sẽ có
thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ…
không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Để tăng tính khả thi, hiệu quả của luật thì cần làm rõ xem
Quốc hội quyết định những vấn đề gì trong NSNN.
371


Thứ hai, trao cho địa phương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý
nguồn thu.
Quyền tự chủ về thu bao gồm quyền thay đổi thuế suất một số sắc thuế, hoặc ở
mức tự chủ cao hơn là địa phương có thể tự định ra sắc thuế của riêng mình. Trong điều
kiện cụ thể của Việt Nam, việc để địa phương tự định ra các sắc thuế của riêng mình là
không khả thi, bởi vì điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương và
khuyến khích việc di chuyển của hàng hoá và dịch vụ sang những địa phương có lợi về
thuế, do đó sẽ làm thay đổi phân bố sản xuất và tiêu dùng, mở rộng khoảng cách bất bình
đẳng giữa các địa phương. Trước mắt có thể thí điểm áp dụng cho phép chính quyền địa
phương được tự quyết định thuế suất đối với một số loại thuế trong khung thuế suất do

trung ương quyết định. Thông thường, nhiều nước trên thế giới lựa chọn thuế đánh vào
đất đai, tài sản (như thuế nhà đất, tiền cho thuê đất) làm loại thuế của địa phương. Để
khắc phục sự chênh lệch giữa các địa phương, Chính phủ có thể hạn chế quyền tự chủ này
bằng cách đặt ra mức trần cho các loại thuế nói trên.
Thứ ba, về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách
Luật NSNN nên sửa đổi là chỉ quy định về các khoản thu phải phân cấp cho xã, còn
việc quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu cho ngân sách xã do HĐND
cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương.
Đối với khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế
giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước, theo kinh nghiệm quốc tế, một số nước trên thế
giới như Đức, Áo… thực hiện phân chia nguồn thu thuế giá trị gia tăng cho các cấp ngân
sách, trong đó, phần phân chia cho các địa phương chủ yếu căn cứ vào tiêu chí dân số.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nên chăng quy định cụ thể tỷ lệ % phân chia tổng số thu
thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế VAT hàng sản xuất
trong nước trong cả nước giữa NSTƯ và ngân sách của các địa phương. Sau đó, thực hiện
phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phương hưởng cho từng địa phương theo các
tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập bình quân đầu người)… Thực hiện phương án này
là phân chia nguồn lực 2 khoản thuế gián thu trên đồng đều trên cả nước, hàng năm, các
địa phương cùng được hưởng số tăng thu, khắc phục tình trạng chênh lệch ngày càng lớn
giữa địa phương có doanh nghiệp lớn đóng trụ sở với các địa phương khác.
Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, có nghĩa là tăng thu của
NSĐP phải đi kèm với các cam kết về việc cải thiện chất lượng các dịch vụ công do địa
phương có trách nhiệm cung cấp.
Thứ tư, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu.
372


Cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra
các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương. Đương nhiên, việc đặt ra những ưu
tiên chi tiêu của địa phơng phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của quốc

gia. Đồng thời, cần cho phép địa phương được quyền quyết định các chế độ, định mức chi
tiêu của địa phương trên cơ sở nguyên tắc hoặc trong khung do Trung ương quy định.
Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên
nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công
có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp
mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải
trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền. Ngoài ra cũng cần tránh hiện
tượng chạy đua cục bộ địa phương trong cung cấp hàng hóa công dẫn đến tình trạng mà
các nhà kinh tế gọi là: “cùng chạy đua về bét”.
Thứ năm, đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách
Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có
và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ
ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với
kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân
sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Cần đổi mới một cách cơ bản
quy trình này theo tư duy và phương pháp hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm
nhìn trung hạn.
Thứ sáu, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp
địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa
Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong
muốn nếu được gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về
tài chính ở cấp địa phương. Cần có các cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch,
công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt
động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của
quản lý ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán
nhà nước. Tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân
sách không chỉ với cấp trên, mà trước hết là với trước Hội đồng nhân dân và người dân ở
địa phương đó.
Thứ bảy, cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa phương
để đối phó với những biến động

Để thực hiện đúng nguyên tắc HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân…; UBND là cơ quan chấp
373


hành của HĐND và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
điều hành ngân sách linh hoạt vì lợi ích chung… cần quy định cụ thể UBND được quyền
điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp không làm mất cân đối dự toán HĐND đã
quyết định. Trường hợp biến động, làm thay đổi dự toán HĐND đã quyết định nên giao cho
UBND cấp trên trực tiếp thống nhất với Thường trực HĐND cùng cấp trước khi quyết định
và báo cáo với HĐND tại kỳ họp gần nhất. Như vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất trong hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phương, đồng thời HĐND có cơ sở
để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định.
Kết luận
Kinh nghiệm các nước cũng như các phân tích lý thuyết đã chỉ ra rằng phân cấp
ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Phân
cấp ngân sách đem lại nhiều lợi ích trong quản lý ngân sách, song nó cũng chứa đựng các
rủi ro tiềm tàng. Có lẽ điều làm nhiều người lo ngại là tăng cường phân cấp trong khi
năng lực quản lý của chính quyền địa phương còn yếu sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại.
Song cũng không thể chờ cho chính quyền địa phương có đủ năng lực quản lý ngân sách
thì mới phân cấp, bởi vì chính quyền địa phương sẽ khó có đủ năng lực khi mà họ không
được thử nghiệm để phát triển năng lực đó. Vì vậy, cách làm hợp lý nhất là mở rộng phân
cấp cho địa phương trên cơ sở thử nghiệm, thí điểm từng bước và có lựa chọn; đồng thời
tăng cường các biện pháp bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương đi đôi với thực thi
các biện pháp giám sát và xử phạt nghiêm khắc. Việc phân cấp quản lý NSNN phải hướng
đến xây dựng một hệ thống phân cấp đầy đủ, rõ ràng giữa các cấp ngân sách, đảm bảo
tính thống nhất quản lý của NSNN, vừa tạo tính chủ động cho ngân sách địa phương.
Phân cấp phải đi đôi với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương và nâng cao
tính công khai minh bạch ngân sách liên quan đến lập và quyết toán ngân sách hằng năm
của các cấp ngân sách và đơn vị thụ hưởng.


Tài liệu tham khảo chính
ADB (2000) To Serve and To Preserve: Improving Public Administration in a
Competitive World
Lê thị thu Thủy (2010) “ Một số vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước” Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 34-10
Ngân hàng thế giới. 1996. "Vietnam Fiscal Decentralization and Delivery of Rural
Services," In, 220 p. Washington D.C.
374


Ngân hàng thế giới . 2001. "The Vietnam Public Expenditure Review 2000," In. Hanoi.
Ngân hàng thế giới và -CHXH CN Việt Nam. 2005. Vietnam Management Public
Expenditure for Poverty Reduction and Growth Public Expenditure Review and
Integrated Fiduciary Assessment Hanoi: Edition Politique Nationale.
Nguyễn Phi Lân, Phạm Hồng Chương (2008) Phân cấp quản lý tài khóa và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam – Tạp chí Kinh tế Phát triển số 12/2008.
Nguyễn Thị Minh- Nguyễn Quang Dong (2008) "Phân tích tính công bằng và hiệu quả
của chi ngân sách theo tỉnh". Tạp Chí Tài chính 12/2009.
Oates, Wallace. 1972. Fiscal Federalism. NewYork: Harcourt Brace Jovanovich.
Rao, Govinda.M; Richard Bird and Jennnie I Livack. 1998. "Fiscal Decentralization
and Poverty Alleviation in Transitional Economy : The Case of Vietnam." Asian
Economic Journal, 12(No4), pp. 353-78.
Shah, Anwar ed. Local Governance in Developing Countries. Washington D.C: The
World Bank, 2006.
Stigler, George, 1957, The tenable range of functions of local government, trong Joint
Economic Committee, US Congress (ed.), Federal Expenditure Policy for Economic Growth
and Stability (US Government Printing Office, Washington D.C)
Vũ Sỹ Cường (2008) “La politique fiscale et le dévelopement du Vietnam au cours de la
transition” – Luận án Tiến sỹ ĐHTH Paris Pantheon Sorbonne.

Vũ Thành Tự Anh, Lê V. Thái, Võ T. Thắng (2007) Provincial Extralegal Investment
Incentives in the Context of Decentralisation in Viet Nam: Mutually Beneficial or a Race
to the Bottom? UNDP Policy Dialogue Paper

375



×