Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế hệ thống tiền tệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.95 KB, 19 trang )

Lớp: Cao học QTKD khóa 2-2014
Nhóm 8:
Đoàn Đình Điệp
Nguyễn Thị Phượng
Đặng Thị Hường

Môn: Kinh doanh quốc tế
Phần 4 Chương 11: Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế: những sắp xếp mang tính thể chế mà các quốc gia vận dụng
nhằm kiểm soát tỷ giá hối đoái. Ngoài ra chúng ta đã biết rằng cung và cầu của các loại tiền tệ bị
ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát và lãi suất của chính quốc gia đó. Khi thị trường ngoại hối xác định
giá trị tương đối của một loại tiền tệ, chúng ta nói rằng quốc gia đó đang theo đuổi một chế độ tỷ
giá thả nổi. Bốn loại tiền tệ giao dịch chính của thế giới – đồng USD của Mỹ, Euro của châu Âu,
Yên của Nhật, và Bảng Anh – đều được thả nổi.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái để đổi một loại tiền
tệ khác được điều chỉnh liên tục theo quy luật cung cầu.
Tỷ giá hối đoái neo: giá đồng tiền bị cố định tương đối với một đồng tiền khác.
Thả nổi không hoàn toàn: một hệ thống trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được thả nổi
hoàn toàn so với các loại tiền tệ khác nhưng chính phủ sẽ can thiệp bằng cách mua và bán tiền tệ
nếu họ tin rằng đồng nội tệ đã sai lệch quá xa so với giá trị thật của nó.
Một vài quốc gia khác lại đang hoạt động với một chế độ tỷ giá cố định, trong đó các giá
trị của các đồng tiền được cố định với các đồng tiền khác theo tỷ giá được thống nhất lẫn nhau.
Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS): một hệ thống sử dụng chế độ hối đoái cố định trước khi đồng
euro được sử dụng
Bản vị vàng.
Bản vị vàng có nguồn gốc từ việc sử dụng vàng như là phương tiện để trao đổi trung
gian, đơn vị tính toán và lưu giữ giá trị - một hành vi có từ thời cổ đại. Tuy nhiên, do khối lượng
thương mại quốc tế ngày càng tăng mạnh từ cuộc Cách mạng Công nghiệp đòi hỏi có một
phương tiện thuận lợi cho việc thanh toán trong thương mại quốc tế. Việc vận chuyển vàng và
bạc với số lượng lớn trên khắp thế giới để trao đổi thương mại quốc tế dường như là không thực
1




tế. Một giải pháp được thông qua đó là thanh toán bằng tiền giấy và chính phủ đồng ý chuyển
tiền giấy thành vàng theo tỷ lệ cố định.
Cơ chế của hệ thống bản vị vàng
Mệnh giá vàng: Neo giá trị của tiền vàng và đảm bảo khả năng chuyển đối chính là bản
chất của hệ thống bản vị vàng.
Bản vị vàng: Mệnh giá vàng là lượng tiền tệ cần thiết để mua một ounce vàng
Điểm mạnh của chế độ bản vị vàng: Lợi thế lớn nhất của chế độ bản vị vàng đó là một cơ
chế mạnh mẽ để đạt được cân bằng cán cân thương mại cho tất cả các quốc gia. Cân bằng cán
cân thương mại đạt được khi thu nhập của người dân quốc gia đó kiếm được từ hoạt động xuất
khẩu bằng với lượng tiền mà họ chi trả cho hàng nhập khẩu của các nước khác.
Giai đoạn giữa các cuộc chiến tranh, 1918 – 1939. Chế độ vàng hoạt động khá tốt từ
những năm 1870 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ I bắt đầu năm 1914, chế độ này bị bỏ rơi.
Mỹ trở lại chế độ bản vị vàng năm 1919, Vương quốc Anh vào năm 1925 và Pháp vào năm 1928.
Anh quay trở lại bản vị vàng bằng cách neo gía đồng Bảng với vàng. Điều này đẩy hàng
hóa Anh ra khỏi thị trường quốc tế đất nước rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Chính phủ đã
đình chỉ hoạt động chuyển đổi vào năm 1931
Mỹ cũng ngưng chuyển đổi vàng năm 1933 nhưng trở lại vào năm 1934sự phá giá của
đồng USD so với đồng tiền khác.
Kết quả cuối cùng là sự đổ vỡ của bất kỳ lòng tin nào còn lại đối với hệ thống bản vị
vàng. Với các nước chú ý phá giá đồng tiền của mình, người ta không còn có thể chắc chắn được
lượng tiền cụ thể để mua vàng là bao nhiêu. Thay vì nắm giữ tiền tệ của một nước khác, người ta
thường cố gắng chuyển đổi thành vàng ngay lập tức, vì sợ rằng quốc gia đó phá giá đồng tiền của
mình. Điều này đặt áp lực lên dữ trữ vàng của các quốc gia, buộc những quốc gia này phải ngừng
lại hoạt động chuyển đổi vàng. Cho đến khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ II vào năm 1939,
chế độ bản vị vàng đã chính thức bị kết thúc.
Hệ thống Bretton woods
Năm 1944 vào lúc đỉnh điểm của CTTG II, đại diện từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại
Bretton Woods, New Hampshine để thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Với sự sụp đổ của chế

độ bản vị vàng và cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, các chính khách đã quyết tâm xây
dựng một trật tự kinh tế lâu dài sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh. Chế độ
tỷ giá đạt được sự đồng thuận lớn.
Thỏa thuận Bretton Woods đã thành lập 2 tổ chức đa quốc gia là Qũy tiền tệ thế giới
(IMF) và Ngân hàng Thế giới. Nhiệm vụ của Qũy tiền tệ Quốc tế là duy trì trật tự trong hệ thống
2


tiền tệ quốc tế và của Ngân hàng Thế giới là thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung. Hiệp định
Bretton Woods cũng kêu gọi một hệ thống tỷ giá cố định dưới sự giám sát của IMF.
Năm 1944 vào lúc đỉnh điểm của CTTG II, đại diện từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại
Bretton Woods, New Hampshine để thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Với sự sụp đổ của chế
độ bản vị vàng và cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, các chính khách đã quyết tâm xây
dựng một trật tự kinh tế lâu dài sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh. Chế độ
tỷ giá đạt được sự đồng thuận lớn.
Vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế. Các điều khoản của Hiệp định IMF đã bị ảnh hưởng nặng
nề bởi sự sụp đổ tài chính trên toàn thế giới, phá giá cạnh tranh, chiến tranh thương mại, thất
nghiệp cao, lạm phát phi mã ở Đức và các nơi khác và sự tan rã kinh tế nói chung đã xảy ra giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới. Mục đích của thỏa thuận Bretton Woods, trong đó IMF là cơ quan
giám sát chính, là cố gắng tránh lặp lại một sự hỗn loạn thông qua sự kết hợp giữa kỷ luật và tính
linh hoạt.
Tính kỷ luật. Một chế độ tỷ giá cố định thiết lập kỷ luật theo 2 cách. Đầu tiên, nhu cầu
duy trì một tỷ giá cố định đặt ra một sự kìm hãm đối với phá giá cạnh tranh và mang lại sựổn
định cho môi trường TMTG. Thứ hai, một chế độ tỷ giá cố định áp đặt những quy tắc tiền tệ tại
các nước, qua đó giảm bớt lạm phát giá cả.
Sự linh hoạt. Mặc dù quy định về tiền tệ là một mục tiêu chính của thỏa thuận Bretton
Woods, người ta đã nhận ra rằng một chính sách cứng nhắc về tỷ giá cố định sẽ là không linh
hoạt. Chính sách này cũng sẽ đổ vỡ giống như chế độ bản vị vàng. Các nhà lãnh đạo của Hiệp
ước Bretton Woods muốn tránh một tỷ lệ thất nghiệp cao nên đã xây dựng một sự linh hoạt trong
phạm vi cho phép vào hệ thống. Hai đặc điểm chính về các điều khoản của thỏa thuận IMF đã

thúc đẩy sự linh hoạt: cơ sở cho vay của IMF và sự cân bằng tiền tệ linh hoạt.
Vai trò của ngân hàng thế giới. Tên chính thức của Ngân hàng thế giới là Ngân hàng Tái
thiết và Phát triển Quốc tế ( IBRD). Khi những người tham gia Bretton Woods thành lập Ngân
hàng thế giới, sự cần thiết tái tạo lại các nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá ở Châu Âu là quan
trọng nhất trong tâm trí họ. Nhiệm vụ ban đầu của NHTG là để giúp tài trợ cho việc xây dựng
nền kinh tế của châu Âu bằng cách cung cấp các khoản vay lãi suất thấp. Tuy nhiên khi kế hoạch
Marshall của Hoa Kỳ cho các quốc gia Châu Âu vay thì NGTG chuyển trọng tâm của mình tới
sự “phát triển” và bắt đầu cho các nước thuộc thế giới thứ ba vay tiền.
Ngân hàng Thế giới cho vay theo 2 Chương trình. Theo chương trình IBRD, NHTG cung
cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp: chính phủ các
quốc gia kém phát triển. Chương trình thứ hai được giám sát bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế
(IDA). Theo Chương trình được giám sát vởi Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA), 1 cánh tay của
NHTG được thành lập năm 1960, nguồn lực được tài trợ cho các khoản vay của IDA là các thành
viên giàu có như Mỹ, Nhật và Đức. Các khoản vay này chỉ dành cho những nước nghèo nhất.
3


Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định. Hệ thống tỷ giá cố định được hình thành từ
Bretton Woods đã hoạt động tốt cho đến cuối 1960, cho thấy những dấu hiệu căng thẳng, nó bị
sụp đổ vào năm 1973.
Hầu hết các nhà kinh tế thấy rằng nguồn gốc sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định xuất
phát là do gói chính sách kinh tế vĩ mô 1965-1968 của Mỹ.
Sự gia tăng lạm phát và sự xấu đi của vị thế ngoại thương của đã dẫn đến sự suy thoái
trên thị trường ngoại hối rằng đồng USD sẽ bị giảm giá.
Hệ thống Bretton Woods có 1 điểm yếu là hệ thống này không thể hoạt động nếu đồng
tiền chủ chốt, đồng USD bị tấn công bởi sự đầu cơ. Hệ thống Bretton Woods chỉ có thể hoạt
động khi tỷ lệ lạm phát của Mỹở mức thấp và Mỹ không bị thâm hụt cán cân thanh toán.
Các chế độ tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi sau sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định đã được chính thức hóa vào tháng
1 năm 1976 khi các thành viên IMF họp mặt tại Jamaica và đồng ý các quy tắc cho hệ thống tiền

tệ quốc tế được sử dụng tới ngày nay.
Hiệp ước JAMAICA Hội nghị Jamaica sửa đổi lại các điều khoản thỏa ước của IMF để tương
ứng với chế độ tỷ giá thả nổi mới. Các yếu tố chính của hiệp ước Jamaica bao gồm:





Tỷ giá thả nổi được chấp nhận công khai. Các thành viên của IMF được phép tham gia
vào thị trường ngoại hối để giảm thiểu biến động đầu cơ “không có đảm bảo”
Vàng không còn được coi là một tài sản dự trữ. IMF hoàn lại số vàng dự trữ của mình
cho các thành viên theo giá thị trường hiện tại, và đặt số tiền thu được trong một quỹ tín
thác để giúp các nước nghèo, Các quốc gia thành viên IMF được phép bán vàng dự trữ
của riêng mình theo giá thị trường.
Tổng hạn ngạch hàng năm của IMF- khoản tiền các nước thành viên đóng góp cho IMFđã tăng lên đến 41 tỷ US$. (Cho đến nay con số này đã tăng lên đến 383 tỷ US$ trong khi
số lượng thành viên của IMF đã được mở rộng lên tới 188 quốc gia. Vào năm 2010, các
thành viên IMF đã thông qua một chương trình sửa đổi hệ thống hạn ngạch của mình theo
đó mức hạn ngạch sẽ tăng gấp đôi lên tới 767 tỷ US$). Các nước kém phát triển và không
xuất khẩu dầu mỏ được tiếp cận nhiều hơn đối với nguồn quỹ của IMF.

Tỷ giá hối đoái kể từ năm 1973 Kể từ tháng 3 năm 1973, tỷ giá hối đoái đã trở nên dễ biến
động và khó dự đoán hơn so với giai đoạn năm 1945 và 1973. Sự biến động này một phần là do
một số cú sốc bất ngờ đối với hệ thống tiền tệ thế giới bao gồm:


Cuộc khủng hoảng đầu mỏ vào năm 1971, khi tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC) tăng giá dầu lên gấp bốn lần. Tác động không tốt của việc này đối với tỷ lệ lạm
phát và vị thế thương mại của Mỹ dẫn đến sự suy giảm hơn nửa giá trị của đồng US$.

4












Niềm tin vào đồng US$ tiếp tục sụt giảm sau khi lạm phát của Mỹ tăng mạnh trong năm
1977 và 1978.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1979, khi OPEC một lần nữa gia tăng giá dầu đáng kể lần này lên gấp đôi.
Sự tăng giá bất ngờ của đồng US$ trong giai đonạ 1980 và 1985, mặc dù bức tranh cán
cân thanh toán đang xấu đi.
Sự sụt giảm nhanh chóng của đồng US$ so với đồng yên Nhật Bản và mark Đức trong
giai đoạn 1985 và 1987, và só với đồng yên Nhật giữa năm 1993 và 1995.
Sự sụp đổ một phần của hệ thống tiền tệ Châu Âu vào năm 1992.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, khi các loại tiền tệ châu Á của một số quốc
gia, bao gồm Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, bị mất từ 50% và 80% giá trị
so với đồng US$ chỉ trong một vài tháng.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2010 và khủng hoảng nợ công tại
khối liên minh châu Âu trong 2010-2011.

Biểu đồ 11.1 tóm tắt sự biến động giá trị của đồng US$ so với chỉ số các loại tiền giao dịch
chính từ tháng một 1973 đến tháng tư 2012. (Chỉ số này, được giả sử bằng 100 vào tháng ba năm
1973, là bình quan gia quyền của các tỷ giá của đồng US$ só với các loại tiền tệ khác lưu hành
rộng rãi trên thế giới). Một hiện tượng thú vị trong Biểu đồ 11.1 là sự gia tăng rất nhanh giá trị
của đồng US$ trong giai đoạn 1980 và 1985 và sự sụt giảm ngay sau đó từ năm 1985 đến 1988.

Tương tự như vậy nhưng ở mức độ thấp hơn, sự gia tăng và sụt giảm giá trị của đồng US$ đã
diễn ra trong giai đoạn từ 1996 đến 2009.

5


Sự gia tăng giá trị của đồng US$ trong giai đoạn 1980-1985 xảy ra khi Hoa Kỳ phải đối mặt với
tình trạng thâm hụt thương mại, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu. Theo thông thường thì khi cung
US$ trong thị trường ngoại hối tăng lên do thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến việc giảm giá trị
của đồng US$. Nhưng theo biểu đồ 11.1 thì lại dẫn đến tăng giá trị đồng US$. Tại sao?
Rất nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thuận lợi đã lấn át những tác động bất lợi của thâm
hụt thương mại. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Hoa Kỳ đã thu hút những luồng vốn từ các nhà
đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm lợi nhuận cao. Lãi suất thực cao đã thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài tìm kiếm lợi nhuận trên các tài sản tài chính. Đồng thời, bất ổn chính trị tại các quốc gia
khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế tương đối chậm ở các nước đang phát triển tại Châu Âu, đã
đưa Hoa Kỳ trở thành một địa điểm tốt để đầu tư. Những dòng vốn gia tăng này làm tăng nhu
cầu đối với đồng US$ trên thị trường ngoại hối, đẩy giá trị của đồng US$ lên cao so với các đồng
tiền khác.
Sự sụt giảm giá trị của đồng US$ từ năm 1985 đến năm 1988 có nguyên do xuất phát từ
sự kết hợp giữa can thiệp của chính phủ và các tác nhân thị trường. Việc tăng giá của đồng US$
đã đẩy hàng hóa của Mỹ ra khỏi thị trường nước ngoài trong khi hàng hóa nhập khẩu lại trở nên
rẻ hơn tương đối. Điều này đã đóng góp nên một bức tranh thương mại ảm đạm. Năm 1985, Hoa
Kỳ đã phải đối mặt với thâm hụt thương mại cao kỷ lục trên 160 tỷ US$. Điều này dẫn đế nhu
cầu phải bảo hộ hàng hóa của Hoa Kỳ. vào tháng 9 năm 1985 các bộ trưởng tài chính và thống
đốc ngân hàng trung ương của nhóm năm quốc gia công nghiệp lớn (Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức
và Hoa Kỳ) đã gặp nhau tại khách sạn Plaza ở NewYork và đạt được những thỏa thuận được ghi
nhận trong Thỏa ước Plaza. Những quốc gia này đã tuyên bố rằng họ sẽ nâng giá các đồng tiền
chính so với đồng US$ và cam kết sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối, bán US$ để thúc đẩy
các mục tiêu này. Đồng đô-la đã bắt đầu bị suy yếu vào mùa hè năm 1985, và tuyên bố này đã
tiếp tục thúc đẩy sự suy giảm giá trị xảy ra nhanh hơn.

Đồng US$ đã tiếp tục phá giá cho đến đầu năm 1987. Các chính phủ của nhóm năm quốc
gia lớn thậm chí đã bắt đầu lo lắng rằng đồng US$ có thể sụt giảm giá trị quá nhiều, do đó, các
bộ trưởng tài chính của nhóm năm quốc gia đã gặp nhau tại Paris vào tháng 2 năm 1987 và đạt
đến một thỏa thuận mới được gọi là Thỏa ước Louvre. Họ đồng ý rằng tỷ giá hối đoái sẽ được
điều chỉnh lại và cam kết hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá hối đoái ở mức hiện tại bawgf cách can
thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để mua và bán tiền tệ. Mặc dù đồng US$ tiếp tục suy
giảm trong một vài tháng sau THỏa ước Louvre nhưng tốc độ suy giảm này đã chậm lại và bắt
đầu kết thúc vào đầu năm 1988.
Ngoại trừ một số sự đầu cơ ngắn trong khoảng thời gian của cuộc Chiến tranh vùng Vịnh
vào năm 1991, đông US$ đã tương đối ổn định trong nửa đầu những năm 90. Tuy nhiên vào cuối
những năm 90, đồng US$ đã bắt đầu tăng giá só với những đồng tiền chính khác, bao gồm cả với
đồng euro khi bắt đầu lưu hành mặc dù Mỹ vẫn phảo đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách
nặng nề. Một lần nữa, dòng tiền đầu tư của các nhà đầu tư vào các tài sản tài chính của Mỹ, bao
gồm cổ phiếu và trái phiếu, đã đẩy giá trị của đồng đô-la lên cao trên thị trường ngoại hối. Dòng
6


tiền đầu tư vào thị trường Mỹ xuất phát từ niềm tin rằng các tài sản tài chính Mỹ sẽ đem lại
khoản lợi ích hấp dẫn.
Tuy nhiên cho đến năm 2002, trái phiếu và cổ phiếu Mỹ đã trở nên kém hấp dẫn đối với
những nhà đầu tư nước ngoài và dòng tiền đầu tư vào Mỹ đã bắt đầu chậm lại. Thay vì tái đầu tư
đồng đô-la thu được từ xuất khẩu vào các tài sản tài chính Mỹ, nhà đầu tư đã đổi đô-la sang các
loại tiền tệ khác, đặc biệt là euro, để đầu tư vào các tài sản không phải là đô-la. Một lý do của
hiện tượng này xuất phát từ tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục gia tăng và đạt
miwcs đỉnh điểm 791 tỷ US$ vào năm 2005 (cho đến năm 2009 con số này đã giảm xuống chỉ
còn 558 tỷ US$). Mặc dù thâm hụt thương mại đã liên tục ở mức cao trong nhiều năm nhưng con
số 791 tỷ US$ này là mức cao hơn cả khi so sánh với GDP (6,3% GDP vào năm 2005).
Mức thâm hụt đỉnh điểm đồng nghĩa rằng nhiều đồng US$ đang đi ra ngoài nước Mỹ vào
tay những người nước ngoài và những người này lại có ít khuynh hướng tái đầu tư những đồng
đô-la này trở lại nước Mỹ ở tỷ lệ yêu cầu để giữ đồng đô-la ổn định. Sự gia tăng của hiện tượng

này do một số nguyên nhân. Đầu tiên, hoạt động kinh tế của Mỹ đã chậm lại trong giai đoạn
2001-2002, và sự phục hồi chậm chạp khiến cho các tài sản tài chính Mỹ trở nên kém hấp dẫn
hơn. Thứ hai, thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ đã mở rộng nhanh chóng sau năm 2001, đạt
mức đỉnh vào 318 tỷ US$ vào 2005 trước khi giảm xuống 158 tỷ US$ vào năm 2007, sau đó lại
tăng mạnh lên 1,4 nghìn tỷ US$ vào năm 2009 do các kế hoạch kích thích và gói cứu trợ của Mỹ
vào thời điểm giữa cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này đã gây ra những lo ngại rằng thâm hụt
ngân sách cuối cùng sẽ được tài trợ bởi một chính sách tiền tệ nới lỏng mà có thể gây ra tình
trang lạm phát giá cao hơn. Khi mà lạm phát có thể làm giảm giá trị của đồng đô-la, các nhà đầu
tư nước ngoài đã quyết định phòng hộ rủi ro bằng cách giữ ít tài sản đô-la hơn trong danh mục
đầu tư của mình.Thứ ba, kể từ năm 2003, những nhà lãnh đạo chính phủ Mỹ đã bắt đầu làm giảm
giá trị của đồng đô-la bởi lẽ họ tin rằng đồng đô-la rẻ hơn đồng nghĩa với xuất khẩu sẽ tăng trong
khi nhập khẩu sẽ bị giảm thiểu, qua đó cải thiện cán cân thanh toán của Mỹ. Nhà đầu tư nước
ngoài coi việc này như một tín hiệu cho thấy rằng chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào thị
trường ngoại hối để đẩy giá trị của đồng US$, điều này làm gia tăng sự miễn cưỡng của họ để tái
đầu tư đồng đô-la có được nhờ hoạt động xuất khẩu trở lại vào các tài sản tài chính Mỹ. Kết quả
của những nhân tố này, là nhu cầu đối với đồng đô-la trở nên yếu đi và giá trị của đồng đô-la đã
sụt giảm trên thị trường ngoại hối, đạt mức giá trị chỉ số US$ là 69,069 vào tháng tám 2011, mức
chỉ số thấp nhất kể từ khi chỉ số này được thiết lập năm 1973. Một số nhà bình luận đã tin rằng
nó sẽ sụt giảm giá trị trở lại nếu những người nắm giữ đồng đô-la chính như các quốc gia sản
xuất dầu mỏ, quyết định đa dạng hóa dự trữ ngoài hối của mình.
Đáng thú vị là từ giữa năm 2008 cho đến đầu năm 2009, đồng đô-la đã tăng giá nhẹ so
với các đồng tiền chính khác bất chấp nền kinh tế Mỹ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài
chính nặng nề. lý do của hiện tượng này có thể được giải thích là do bất chấp những vấn đề của
nền kinh tế Mỹ, tình trạng này ở các quốc gia khác còn diễn ra nghiêm trọng hơn, và các nhà đầu
tư nước ngoài đã nhận thấy đồng đô-là là một tài sản an toàn nên đã tìm cách đầu tư tiền của
7


mình vào các tài sản Mỹ ít rủi ro, đặc biệt là các trái phiếu lãi suất thấp của chính phủ Mỹ. Điều
này lại trở nên xấu đi khi những nhà đầu tư lo lắng về mức độ nợ công của Mỹ.

Phần điểm lại này cho chúng ta thấy, gần đây,giá trị đồng US$ đã được xác định bởi các
tác nhân thị trường và sự can thiệp của chính phủ. Dưới một chế độ tỷ giá thả nổi, các tác nhân
thị trường đã tạo ra một tỷ giá hối đoái của đồng US$ không ổn định. Các chính phủ đã phản ứng
bằng cách can thiệp vào thị trường mua và bán US$ trong những nỗ lực hạn chế biến động của
thị trường và để điều chỉnh khi họ thấy đồng US$ được định giá quá cao (năm 1985o), hoặc có
thể bị đánh giá quá thấp (1987). Ngoài sự can thiệp trực tiếp của chính phủ, giá trị của đồng US$
còn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những tuyên bố từ phía các nhà lãnh đạo chính phủ. Đồng
US$ đáng lẽ đã không sụt giá nhiều như đã từng trải qua vào năm 2004 nếu các nhà lãnh đạo Mỹ
không tuyên bố công khai sẽ ngăn cản bất cứ hành động nào để dừng lịa sự sụt giá của đồng đôla. Một nghịch lý là tín hiệu này dù không có ý can thiệp lại có thể ảnh hưởng tới thị trường.
Mức độ thường xuyên của sự can thiệp chính phủ trên t hị trường ngoại hối giải thích lý do hệ
thống hiện tại thường được nhắc đến như một hệ thống thả nổi có quản lý hay thả nổi không
hoàn toàn.

Tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi

Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods đã không làm ngừng những cuộc tranh luận xuang quanh
chế độ tỷ giá cố định và thả nổi. Sự thất vọng đối với hệ thống tỷ giá thả nổi trong những năm
gần đây đã dẫn đến một cuộc tranh luận mới về chế độ tỷ giá cố định. Trong phần này, chúng ta
sẽ xem xét những luận điểm ủng hộ cho tỷ giá cố định và thả nổi. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về
trường hợp tỷ giá thả nổi trước khi giải thích lý do tại sao nhiều nhà bình luận đang thất vọng với
chế độ tỷ giá thả nổi và ao ước một hệ thống tỷ giá cố định.
Lập luận ủng hộ tỷ giá hối đoái thả nổi Những lập luận ủng hộ tỷ giá thả nổi xuất phát từ hai
yếu tố chính: sự tự chủ của chính sách tiền tệ và sự điều chỉnh cân bằng thương mại tự động.
Tự chủ của chính sách tiền tệ Người ta lập luận rằng dưới chế độ tỷ giá cố địn khả năng tăng
hay giảm lương cung cầu bị giới hạn bởi sự cần thiết phải duy trì cân bằng tỷ giá hối đoái. Sự mở
rộng tiền tệ có thể dẫn đến lạm phát do gây áp lực giảm giá đối với tỷ giá cố định (như dự đoán
của lý thuyết PPP). Tương tự như vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt đòi hỏi lãi suất cao (để làm
giảm nhu cầu về tiền). Lãi suất cao dẫn đến một dòng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước và
gây áp lực nâng giá lên tỷ giá cố định. Vì vậy, để duy trì sự cân bằng tỷ giá hối đoái theo chế độ
tỷ giá cố định, các nước bị hạn chế khả năng của mình để sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hay

thu hẹp nền kinh tế.

8


Những người ủng hộ chế độ tỷ giá thả nổi cho rằng việc loại bỏ trách nhiệm duy trì sự
cân bằng của tỷ giá hối đoái sẽ khôi phục lại quyền kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Nếu một
chính phủ đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp mà muốn tăng cung tiền để kích thích nhu
cầu trong nước, giảm thất nghiệp, thì chính phủ này còn có thể làm như vậy để duy trì tỷ giá hối
đoái. Do chính sách tiền tệ mở rộng có thể dẫn đến lạm phát, điều này sẽ dẫn đến sự mất giá của
đồng nội tệ. Nếu lý thuyết về ngang giá sức mua là chính xác thì sự mất giá tiền tệ trên thị trường
ngoại hối sẽ bù đắp lại những ảnh hưởng của lạm phát. Mặc dù dưới một chế độ tỷ giá thả nổi,
lạm phát trong nước sẽ tác động lên tỷ giá nhưng sẽ không có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh
quốc tế về chi phí của doanh nghiệp do sự sụt giảm trong giá trị của đồng nội tệ trên thị trường
ngoại hối. Tương tự như vậy, một chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ để thắt chặt nền
kinh tế mà không cần lo lắng về việc duy trì sự cân bằng.
Điều chỉnh cán cân thương mại Dưới hệ thống Bretton Woods, nếu một nước đối mặt với thâm
hụt thường xuyên trogn cán cân thương mại (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu) mà không thể sửa
chữa được bởi các chính sách trong nước, điều này sẽ đòi hỏi IMF phải đồng ý với việc phá giá
tiền tệ. Những người phản đối hệ thống này cho rằng cơ chế điều chỉnh hoạt động trơn tru hơn
rất nhiều dưới một hệ thống tỷ giá thả nổi. Họ lập luận rằng nếu một nước đang phải đối mặt
thâm hụt thương mại, sự mất cân đối giữ cung và cầu tiền tệ của nước đó trên thị trường ngoại
hối (cung vượt quá nhu cầu) sẽ dẫn đến sụt giảm tỷ giá hối đoái của nước này. Đổi lại, bằng cách
làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn và hàng nhập khẩu đắt hơn, sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái sẽ làm
giảm thâm hụt thương mại.
Lập luận ủng hộ tỷ giá hối đoái cố định Những lập luận ủng hộ cho chế độ tỷ giá cố định dựa
trên lý lẽ về tiết chế tiền tệ, đầu cơ, việc không chắc chắn và sự thiếu kết nối giữa cán cân thương
mại và tỷ giá hối đoái.
Tiết chế tiền tệ Chúng ta đã nghiên cứu về bản chất của tiết chế tiền tệ vốn có trong hệ hống tỷ
giá cố định khi chúng ta thảo luận về hệ thống Bretton Woods. Sự cần thiết duy trì tính cân bằng

của một hệ thống tỷ giá cố định sẽ đảm bảo rằng các chính phủ không mở rộng cung tiền ở mức
gây ra lạm phát. Trong khi những người ủng hộ tỷ giá thả nổi cho rằng mỗi nước nên được phép
lựa chọn mức độ lạm phát của riêng minh (lập luận tự chủ tiền tệ), những người ủng hộ của tỷ
giá cố định lập luận rằng các chính phủ thường xuyên gây ra những áp lực chính trị và mở rộng
cung tiền quá nhanh, gây ra lạm phát giá quá mức. Hệ thống tỷ giá cố định sẽ đảm bảo rằng điều
này sẽ không xảy ra.
Đầu cơ Những nhà chỉ trích hệ thống tỷ giá thả nổi cho rằng đầu cơ cũng là một nguyên nhân có
thể gây ra biến động tỷ giá hối đoái. Họ chỉ ra rằng sự tăng giảm đáng kể của giá trị đồng US$
trong nững năm 1980 không phải xuất phát từ tường quan lạm phát và thâm hụt thương mại của
Mỹ mà chính là do đầu cơ. Họ lập luận rằng khi những nhà kinh doanh ngoại hối nhận thấy một
đồng tiền đang mất giá, họ có xu hướng bán các loại tiền tệ mà họ cho là sẽ bị mất giá trong
tương lai bất chấp những triển vọng dài hạn của đồng tiền. Khi có càng nhiều người kinh doanh
tiền tệ tham giá vaao hoạt động đầu cơ này, những dự đoán về sự giảm giá đồng tiền sẽ thành
9


hiện thực. Hoạt động đầu cơ gây bất ổn như vậy có xu hướng hướng tới những biến động xung
quanh giá rị dài hạn của tỷ giá hối đoái. Điều này có thể làm tổn hại nền kinh tế của một quốc gia
bằng cách bóp mép giá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, những nguwoif ủng hộ của chế độ tỷ
giá cố định cho rằng một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định sẽ hạn chế được các tác động gây mất
ổn định của đầu cơ.
Sự không chắc chắn Đầu cơ còn dẫn đến việc không thể dự đoán được những biến động tiền tệ
trong tương lai (đặc trưng cho một chế độ tỷ giá thả nổi). Những thay đổi không thể dự đoán của
tỷ giá hối đoái trong tời kỳ hậu Bretton Woods đã khiến việc lập kế hoạch kinh doanh trở nên
khó khăn và còn gây ra những rủi ro đối với xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động đầu tư nước
ngoài. Tỷ giá hối đoái biến động khiến các doanh nghiệp quốc tế không biết làm thế nào để phản
ứng với những thay đổi này – và họ thường xuyên không có động thái phản ứng nào cả. Tại sai
lại phải thay đổi kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài sau khi đồng US$ giảm 6%
giá trị trong tháng này khi mà có thể tăng 6% vào tháng tới? Theo các nhà phê bình thì chính sự
không chắc chắn này làm suy giảm sự phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế. Thông qua

loại bỏ những sự không chắc chắn như vậy, những người chỉ trích cho rằng một tỷ giá cố định sẽ
thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại và đầu tư quốc tế. Những người ủng hộ hệ thống tỷ giá
thả nổi thì lại cho rằng thị trường kỳ hạn bảo đảm chống lại các rủi ro liên quan đến biến động tỷ
giá nên những tác động bất lợi của sự không chắc chắn đối với sự phát triển của thương mại và
đầu tư quốc tế đã bị nói quá lên.
Điều chỉnh cán cân thương mại Những người ủng hộ tỷ giá thả nổi cho rằng tỷ giá thả nổi sẽ
giúp điều chỉnh sự mất cân bằng thương mại. Các nhà phê bình lại nghi ngờ về mối liên hệ giữa
tỷ giá và cán cân thương mại. Họ cho rằng thâm hụt thương mại được xác định bởi sự cân bằng
giữa tiết kiệm và đầu tư ở một đất nước, không phải bởi những giá trị ngoại hối của tiền tệ. Sự
sụt giảm giá trị của một loại tiền tệ sẽ dẫn đến lạm phát (do giá nhập khẩu tăng lên). Lạm phát
này sẽ quét sạch bất kỳ lợi ích nào có được nhờ chi phí trở nên cạnh tranh hơn khi tiền tệ giảm
giá. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái giảm sẽ không đẩy mạnh xuất khâu và giảm nhập khẩu, như
những người ủng hộ tỷ giá thả nổi chỉ ra rằng giá trị của đồng đô la từ năm 1985 và 1988 đã
giảm 40% giá trị nhưng cũng không khắc phục được tình trạng thâm ụt thương mại của Mỹ. Đáp
lại những người ủng hộ của một chế độ tỷ giá thả nổi lập luận rằng trong giai đoạn năm 1985 và
1992, thâm hụt thương mai jcuar Mỹ đã giảm từ trên 160 tỷ US$ xuống khoảng 70 tỷ US$ và
cũng chỉ ra sự sụt giảm thâm hụt này là một phần nhờ vào đồng US$ xuống giá.

Các chế độ tỷ giá thả nổi trên thực tế
Các chính phủ trên khắp thế giới theo đuổi rất nhiều chính sách tỷ giá hối đoái khác nhau.
Những chính sách này thay đổi từ “thả nổi” hoàn toàn theo đó tỷ giá hối đoái được xác định bởi
các tác nhân thị trường cho tới tỷ giá neo mà có một đặc điểm giống với hệ thống tỷ giá cố định
của Bretton Woods trước những năm 1973. Khoảng 21% thành viên của IMF cho phép đồng tiền
10


của họ được thả nổi hoàn toàn, 23% khác chỉ can thiệp trong một số trường hợp đặc biệt (thả nổi
có quản lý). 5% khác hiện giờ đang sử dụng chung tiền tệ (con số này gồm các quốc gia liên
minh châu Âu sử dụng đồng euro). Đây đặc biệt là các quốc gia nhỏ, chủ yếu ở vùng Châu Phi
và Caribe, mặc dù không có đồng tiền chung nhưng những quốc gia này sử dụng đồng ngoại tệ

như một đồng tiền chung mà điển hình là đồng US$ và euro. Các quốc gia còn lại sử dụng một
hệ thống linh hoạt hơn, gồm có chế độ tỷ giá neo cố định (43%) trong đó những quốc gia này
neo đồng tiền của mình với một loại ngoại tệ khác như US$ hay euro, hay với nhiều loại đồng
tiền khác nhau một lúc. Các quốc gia khác đã sử dụng một hệ thống trong đó tỷ lệ giá hối đoái
được phép thay đổi so với các loại tiền tệ khác trong một giới hạn nhất định (hệ thống neo có thể
điều chỉnh). Trong phần này, chùng ta sẽ xem xét kỹ hơn đến các cơ chế và ý nghĩa của chế độ tỷ
giá hối đoái dựa trên neo tiền tệ hay neo trong vùng mục tiêu.
TỶ GIÁ NEO Dưới một chế độ tỷ giá neo (Pegged Exchanged Rate Regime), một quốc gia sẽ
neo giá trị của đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ mạnh khác để mà, ví dụ như khi đồng US$ tăng
giá trị, đồng nội tệ cũng đồng thời tăng giá. Tỷ giá hối đoái neo khá phổ biến tại rất nhiều của
các quốc gia nhỏ trên thế giới. ưu diểm lớn nhất của chế độ này là áp đặt những rang buộc tiền tệ
đối với một quốc gia và góp phần giảm bớt lạm phát.Ví dụ, belize đã neo đồng đô-la belize của
mình đối với đồng US$ ở mức tỷ giá 1US$=1,97 BZD, và chính phủ Belize phải đảm bảo tỷ lệ
lạm phát trong nước là ngang bằng với mức lạm phát tại Hoa Kỳ. Nếu tỷ lệ làm phát của Belize
cao hơn tỷ lệ lạm phát của Mỹ thì sẽ có áp lực phải phá giá đồng đô-la belize (nghĩa là, làm thay
đổi tỷ giá neo). Để duy trì tỷ giá, chính phủ Belize sẽ phải kiềm chế lạm phát. Tất nhiên, để áp
đặt tiết chế tiền tệ đối với một quốc gia theo đuổi chế độ tỷ giá neo, quốc gia đó sẽ phải theo đuổi
chính sách tiền tệ cứng rắn.
Bằng chứng đã cho thấy rằng việc áp dụng một chế độ tỷ giá neo sẽ làm giảm nhẹ những
áp lực lạm phát đối với một quốc gia. Một nghiên cứu gần đây của IMF đã kết luận rằng các
quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái neo thường có tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm là 8%, so với
14% đối với các quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá trung gian (Intermedia regime) và 16% đối với tỷ
giá thả nổi. tuy nhiên, nhiều uoqocs gia chỉ sử dụng tỷ giá neo trên danh nghĩa và sẵn sàng phá
giá đồng nội tệ của mình trên thực tế hơn là theo đuổi một chính sách tiền tệ thắt chặt. Có thể sẽ
rất khó khăn đối với một nước nhỏ để duy trì tỷ giá neo so với đồng tiền khác nếu dòng vốn đang
chảy ra khỏi quốc gia đó và những người giao dịch ngoại hối dự đoán giá trị của đồng nội tệ sẽ
sụt giảm. Trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra vào năm 1997 khi các dòng vốn đảo chiều kết
hợp cùng với đầu cơ tiền tệ đã buộc một số nước châu Á, bao gồm Thái Lan và Malaysia, phải từ
bỏ việc neo giá đồng nội tệ của mình với đồng US$ và để thả nổi hoàn toàn đồng nội tệ của
mình. Malaysia và Thái Lan đáng lẽ đã không phải đối mặt với tình trạng này nếu những quốc

gia này xử lý một loạt các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế của mình trong những năm 1990,
bao gồm các khoản nợ quá mức của khu vực tư nhân và mở rộng thâm hụt thương mịa của tài
khoản vãng lai.
HỘI ĐỒNG TIỀN TỆ - CURRENCY BOARDS Những kinh nghiệm của Hồng Kông trong
cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 đã tạo ra một chiều hướng mới cho cuộc tranh luận về
11


việc làm sao để quản lý một hệ thống tỷ giá hối đoái neo. Vào cuối năm 1997 khi các đồng tiền
châu Á khác đã bị sụp đổ, đồng đô-la Hồng Kong vẫn duy trì giá trị của đồng tiền của minh só
với đồng đô la Mỹ ở mức 1US$=7,8HKD bất chấp một số cuộc tấn công từ các vụ đầu cơ. Hội
đồng tiền tệ của Hồng Kông đã nhận được những lời khen ngợi cho sự thành công này. Một đất
nước có Hội đồng tiền tệ sẽ cam kết chuyển đổi đồng nội tệ theo yêu cầu sang các loại tiền tệ
khác tại một tỷ giá cố định. Để làm cho những cam kết trở nên đáng tin cậy, Hội đồng tiền tệ
phải nắm giữ dự trữ ngoại hối tại mức tỷ giá cố định bằng với ít nhất là 100% lượng tiền nội tệ
đã phát hành. Hệ thống được sử dụng tại Hồng Kông đồng nghĩa với việc đồng đô- la Hồng
Kông phải được hỗ trợ hoàn toàn bởi đồng US$ ở mức tỷ giá hối đoái quy định. Đây không thực
sự là một chế độ tỷ giá cố định, bởi vì đồng US$, và mở rộng ra là cả đồng đô la Hồng Kông
được thả nổi so với các đồng tiền khác nhưng lại có một số đặc trưng của một chế độ tỷ giá cố
định.
Với hệ thống này, Hội đồng tiền tệ chỉ có thể phát hành tiền nội địa khi lượng tiền này
được đảm bảo bằng dự trữ ngoại hối. Điều này hạn chế khả năng in tiền của các chính phủ, và do
đó, tạo ra áp lực lạm phát. Dưới một hệ thống tiền tệ chặt chẽ, lãi suất sẽ tự động điều chỉnh. Nếu
nhà đầu tư muốn đổi nội tệ thành, ví dụ, US$ thì nguồn cung nội tệ sẽ giảm đi. Điều này sẽ làm
cho lãi suất tăng lên và trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong trường hợp của Hồng
Kông, lãi suất tiền gửi ba tháng đã tăng đến mức 20% vào cuối năm 1997 khi các nhà đầu tư
chuyển đô-la Hồng Kông sang đồng US$. Tuy nhiên, lãi suất sau đó giảm xuống.
Kể từ khi thành lập vào năm 1983, Hội đồng tiền tệ Hồng Kông đã vượt qua nhiều khó
khăn. Chính thành công này dường như thuyết phục một số quốc gia đang phát triển cân nhắc
cho việc áp dụng môt hệ thống tương tự. Argentina đã giới thiệu một Hội đồng tiền tệ vào năm

1991 (nhưng nó đã bị từ bỏ vào năm 2002), và Bulgaria, Estonia và Lithunania cũng đã thiết lập
những ủy ban tương tự trong những năm gần đây (bảy thành viên của IMF cũng đã có ủy ban
tiền tệ). Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích này, các nhà phê bình đã chỉ rằng Hội đồng tiền tệ
cũng có rất nhiều mặt hạn chế. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn so với tỷ lệ lạm phát tại
nước mà quốc gia đó neo đồng nội tệ thì các đồng nội tệ của các nước có Hội đồng tiền tệ sẽ trở
nên không có tính cạnh tranh và bị định giá quá cao (điều này đã xảy ra đối với Argentina).
Ngoài ra, dưới một hệ thống Hội đồng tiền tệ, chính phủ sẽ mất đi khả năng thiết lập lãi suất. Lãi
suất tại Hồng Kông, ví dụ được thiết lập theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Thêm vào đó, sự sụp đổ
kinh tế của Argentina vào năm 2001 và những quyết định sau đó về việc từ bỏ Hội đồng tiền tệ
của quốc gia này đã làm xấu đi hình ảnh của cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái này.

Quản lý khủng hoảng của IMF
Ban đầu nhiều nhà quan sát tin rằng sự sụp đổ của hệ thống Bretton woods vào năm 1973
sẽ làm giảm vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Nhiệm vụ ban đầu
của IMF là tạo ra nguồn ngân quỹ mà từ đó các thành viên có thể vay ngắn hạn để điều chỉnh cán
12


cân thanh toán và duy trì tỷ giá hối đoái của mình. Một số người tin rằng nhu cầu đối với các
khoản vay ngắn hạn sẽ được giảm đáng kể dưới một chế độ tỷ giá thả nổi. Thâm hụt thương mại
có thể sẽ dẫn đến suy giảm tỷ giá hối đoái của một quốc gia, qua đó giúp giảm nhập khẩu và đẩy
mạnh xuất khẩu. Sẽ không có khoản tiền cho vay tạm thời nào của IMF là cần thiết. Cùng quan
điểm này, sau năm 1973, hầu hết các nước công nghiệp có xu hướng để cho thị trường ngoại hối
xác định tỷ giá hối đoái theo cung và cầu. kể từ đầu những năm 1970, sự phát triển vũ bão của
thị trường vốn toàn cầu đã cho phép các nước phát triển như Anh và Mỹ bù đắp cho thâm hụt của
mình bằng cách vay tiền từ tư nhân, thay vì dựa vào nguồn quỹ từ IMF.
Bất chấp những sự phát triển này, hoạt động của IMF đã mở rộng trong 30 năm qua. Đến
năm 2012, IMF đã có 188 thành viên, trong đó 52 quốc gia đã thực hiện những chương trình của
IMF. Vào năm 1997, IMF đac thực hiện các gói cứu trợ lớn nhất tính tới thời điểm đó, cam kết
hơn 110 tỷ US$ các khoản vay ngắn hạn đến ba quốc gia đang gặp khó khăn tại châu Á – Hàn

Quốc, Indonesia và Thái Lan. Những gói cứu trợ tiếp theo đã được dành cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,
Argentina và Brazil. Các khoản cho vay của IMF đã tăng trở lại vào cuối năm 2008 khi cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra. Từ năm 2008 đến 2010. IMF đã giải ngân hơn 100 tỉ
US$ cho các nền kinh tế gặp khó khăn như Latvia, Hy Lạp, và Ireland. Vào tháng tư 2009, để đối
phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lên cao, các thành viên chính của IMF đã đồng ý tăng
gấp ba nguồn vốn từ 250 tỷ US$ lên 750 tỷ US$. Việc này đang mang lại cho IMF một đòn bẩy
tài chính để có thể đối phí mạnh mẽ với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hoạt độn của IMF đã tiếp tục được mở rộng bởi những cuộc khủng hoảng tài chính tiếp
tục đẩy nhiều nền kinh tế trong thời kỳ hậu Bretton Woods, đặc biệt là giữa các quốc gia phát
triển trên thế giới. IMF đã nhiều lần cho các quốc gia vay tiền để trải qua cuộc khủng hoảng tài
chính và bù lại yêu cầu các chính phủ phải ban hành một số chính sách kinh tế vĩ mô nhất định.
Những người phê bình cho rằng những chính sách này không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích
như IMF đã hy vọng và trong một số trường hipwj có thể làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Sau những khoản cho vay gần đây của IMF đối với một số nền kinh tế châu Á, một cuộc tranh
luận mới về vai trò thích hợp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã được đưa ra. Trong phần này. Chúng ta
sẽ thảo luận về một số những thách thức chính mà IMF đã phải đối phó ba thế kỷ qua và xem xét
về các cuộc tranh luận xung quanh vai trò của IMF.
CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH SAU THỜI KỲ BRETTON WOODS Rất
nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong hơn 30 năm qua, rất nhiều trong số đó đòi hỏi
phải có sự tham giá của IMF. Khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi một sự đầu cơ tiền tệ dẫn đến mất
giá đáng kể giá trị của đồng tiền hoặc để bảo vệ tỷ giá hối đoái hiện hành. Điều này đã xảy ra ở
Brazil năm 2002 và IMF đã can thiệp để giúp ổn định giá trị đồng tiền của Brazil trên các thị
trường ngoại hối bằng cách cho quốc gia này vay các khoản ngoại tệ. Khủng hoảng ngân hàng
liên quan đến việc mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng dẫn đến sụp đỏ của các ngân hàng khi cá
nhân và các công ty rút tiền gửi của mình. Khủng hoảng nợ nước ngoài là tình huống trong đó
một quốc gia không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài, cho dù đó là nợ khu vực tư nhân
hay của chính phủ. Điều này đã diễn ra ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha năm 2010.
13



Những cuộc khủng hoảng này thường có chung nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô: tỷ lệ lạm
phát giá ở mức tương đối cao, gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, mở rộng quá mức của các
khoản vay trong nước, thâm hụt ngân sách cao, và lạm phát giá tài sản (chẳng hạn như gia tăng
mạnh của giá cổ phiếu và bất động sản). Đôi khi, các cuộc khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và nợ
có thể có xảy ra cùng một lúc như trong cuộc khủng hoảng chấu Á năm 1997, khủng hoảng
Argentina 2000-2002 và cuộc khủng hoảng Ireland 2010.
Để đánh giá tần suất của các cuộc khủng hoảng tài chính, IMF đã xem xét số liệu kinh tế
vĩ mô của 53 quốc gia từ 1075 đến 1997 (22 trong số này các nước phát triển và 31 nước đang
phát triển). IMF đã thấy có 158 cuộc khủng hoảng tài chính trong đó có 55 cuộc khủng hoảng mà
đồng nội tệ của một quốc gia đã giảm hơn 25% giá trị. Ngoài ra còn cso 54 khủng hoảng ngân
hàng. Dữ liệu của IMF cho thấy rằng khả năng các quốc gia đang phát triển gặp phải các cuộc
khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng là gấp đôi so với các quốc gia phát triển. Điều này không phải
là đáng ngạc nhiên vì hầu hết các hoạt động cho vay của IMF kể từ giữa những năm 1970 là
nhắm tới với các nước đang phát triển.
Phần Tiêu điểm quốc gia tiếp theo cho chúng ta thấy cặn kẽ sự bùng bổ của cuộc khủng
hoảng tiền tệ xảy ả ở Mexico năm 1995. Xem xét những gì đã xảy ra ở Hàn Quốc trong cuộc
khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng cho ta thấy một ví dụ khác về khủng hoảng tài chính.
Những khoản nợ tư nhân quá mức ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc đã châm ngòi
cho cuộc khủng hoảng châu Á 1997. Tất cả những nước này đã trải qua bùng nổ kinh tế. Hầu hết
các khoản vay này là dùng vào các khoản đầu tư mang tính đầu cơ tài sản và năng lực sản xuất.
Kết quả là tạo ra năng lực sản xuất dư thừa.
Năm 1997, một số đồng tiền Châu Á bắt đầu sụt giảm nhanh chóng khi các nhà đầu tư
quốc tế nhận ra rằng có một bong bong đầu cơ tại khu vực này. Họ rút vốn của mình khỏi các
đồng tiền của khu vực, đổi sang US$ và những đồng tiền này bắt đầu rơi tự do. Sụt giảm giá tiền
tệ bắt đầu ở Thái Lan và sau đó nhanh chóng lan sang các quốc gia trong khu vực. làm ổn định
lại những đồng tiền nay đòi hỏi một sự giúp đỡ rộng rãi từ IMF. Trong trường hợp của Hàn
Quốc, các doanh nghiệp địa phương đã chất lên những gánh nợ khổng lồ do họ đã đầu tư ồ ạt vào
năng lực sản xuất công nghiệp. Đến năm 1997, họ nhận thấy đã có quá nhiều năng lực sản xuất
nhưng lại không tạo ra được mức thu nhập cần thiết để thanh toán các khoản nợ. các ngân hàng
và doanh nghiệp Hàn Quốc đã phạm sai lầm khi vay nợ bằng đồng US$, hầu hết là các khoản

vay ngắn hạn tới hạn trong vòng một năm. Do đó, khi đồng won bắt đầu giảm giá vào mùa thu
1997 như những gì đã xảy ra ở nới khác trong khu vực châu Á, các doanh nghiệp Hàn quốc nhận
thấy những khoản nợ của mình bị thổi phồng lên. Một vài tập đoàn lớn đã phải nộp đơn phá sản.
Sự việc này châm ngòi cho cuộc suy thoái trên giá trị đồng tiền và thị trường cổ phiếu mà rất khó
chặn lại. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã cố gắng giữ tỷ giá US$/wom ở mức trên
1$=1.000W và nhận ra rằng nỗ lực này dẫn đến cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Vào
ngày 17 tháng mười một, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc phải từ bỏ việc bảo vệ đồng won, để
đồng tiền này rơi nhanh chóng xuống mức 1$=1.500W.
14


Với nên kinh tế bên bờ vực của sự sụp đổ, vào ngày 21 tháng 11, chính phủ Hàn Quốc đã
cầu cứu 20 tỷ Ú$ khoản vay từ IMF. Khi các cuộc đàm phán diễn ra, người ta nhận thấy Hàn
Quốc sẽ cần nhiều hơn 20 tỷ Ú$ rất nhiều. Trong nhiều vấn đề khác, nợ nước ngoài ngắn hạn của
đất nước này đã tăng gấp đôi so với khoản nợ dự tính trước đây ở mức gần 100 tỷ US$, trong khi
dự trữ ngoại hối đã giảm xuống chỉ còn gần 6 tỷ US$. Vào ngày 03 tháng 12, IMF và chính phủ
Hàn Quốc đã đạt được một thỏa thuận cho vay 55 tỷ US$. Thỏa thuận này kêu gọi Hàn Quốc mở
cửa nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của họ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc cũng
cam kết sẽ kiềm chế các Chaebok bằng cách giảm mức tài trợ ngân hàng và yêu cầu những tập
đoàn này công bố báo cáo tài chính hipwj nhất và trải qua kiểm toán độc lập hàng năm. Về
phương diện tự do hóa thương mại, IMF cho biết Hàn Quốc sẽ tuân thủ các cam kết của nước
này với Tổ chức Thương mại Thế giới là loại bỏ các trợ cấp liên quan đến thương mại, giấy phép
hạn chế nhập khẩu và sẽ sắp xếp các thủ tục cấp giấy chứng nhận nhập khẩu của mình, tất cả đều
góp phần mở cửa kinh tế Hàn Quốc cho cạnh tranh nước ngoài có thể phát triển.
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CỦA IMF Đến năm 2012, IMF đã cam kết
cho khoảng 52 quốc gia gặp khó khăn trong khủng hoảng kinh tế và tài chính vay nợ. Tất cả
những gói cho vay của IMF đều đi kèm điều kiên. Nhìn chung, IMF nhấn mạnh tới sự kết hợp
chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm cắt giảm chi tiêu công, lãi suất cao và chính
sách thắt chặt tiền tệ. Điều này thường thúc đẩy bãi bỏ quy định trong các lĩnh vực mà trước đây
bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài, tư nhân hóa các tài sản nhà nước

và báo cáo tài chính tốt hơn từ khu vực ngân hàng. Những chính sách này được thiết lập nhằm
làm hạ nhiệt các nền kinh tế phát triển quá nóng bằng cách kiềm chế lạm phát và giảm chi tiêu
chính phủ và nợ. gần đây, những chính sách điều kiện này đã nhận được nhiều lời chỉ trích mạnh
mẽ từ những người quan sát và IMF đã bắt đầu thay đổi phương pháp tiếp cận của minh.
Những chính sách không phù hợp Một trong những lời chỉ trích đó là những điều kiện
chính sách của IMF thể hiện cách tiếp cận một chính sách phù hợp với tất cả và điều này là
không phù hợp với nhiều quốc gia. Trong cuộc khủng hoảng châu Á 1997, các nhà phê bình cho
rằng các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt áp đặt bởi IMF thực sự không phù hợp với những
quốc gia gặp khó khăn không phải từ tình trạng chi tiêu quá mức của chính phủ và lạm phát, mà
là từ tình trạng khủng hoảng nợ của khu vực tư nhân với khuynh hướng giảm phát.
Tại Hàn Quốc chính phủ đã có thặng dư ngân sách trong nhiều năm (bằng 4% GDP của
Hàn Quốc trong giai đoạn 1994-1996) và lạm phát ở mức thấp khoảng 5%. Hàn Quốc đứng thứ
hai trong lĩnh vực tài chính trong các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD). Mặc dù vậy, những nhà phê bình văn cho rằng, IMF đã yêu cầu Hàn Quốc phải duy trì
một chính sách như đối với các nước bị lạm phát cao. IMF đã yêu cầu Hàn Quốc phải duy trì một
tỷ lệ lmaj phát là 5%. Tuy nhiên, do sự sụp đổ giá trị của đồng won và sự gia tăng giá cả đối với
hàng nhập khẩu, chẳng hạn như dầu, áp lực lạm phát chắc chắn sẽ tăng ở Hàn Quốc. Vì vậy, để
đạt một tỷ lệ lạm phát 5%, Hàn Quốc đang bị buộc phải áp dụng một chính sách
Đánh giá chính sách trợ giúp của IMF
15


Đến năm 2012 IMF đã cam kết cho khoảng 50 quốc gia gặp khó khăn trong khủng hoảng
kinh tế và tài chính vay nợ. Tất cả các gói vay của IMF đều kèm theo cáo điều kiện. Nhìn chung
IMF nhấn mạnh tới tới sự kết hợp chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm cắt giảm
chi tiêu công, lãi suất cao và chính sách thắt chặt tiền tệ. điều này thường thúc đẩy bãi bỏ quy
định trong các lĩnh vực mà trước đây bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, tư
nhân hóa các tài sản nhà nước và báo cáo tài chính tốt hơn từ lĩnh vực ngân hàng. Các chính sách
này được thiết kế nhằm hạ nhiệt các nền kinh tế phát triển quá nóng bằng cách kiềm chế lạm
phát, giảm chi tiêu chính phủ và nợ. Gần đây các chính sách này nhận được nhiều lời phàn nàn từ

những người quan sát và IMF đã bắt đầu thay đổi phương pháp tiếp cận của mình.
Những chính sách không phù hợp
Một trong những lời chỉ trích IMF là do chính sách của IMF không phù hợp với nhiều
quóc gia. Trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 các nhà kinh tế cho rằng các chính sách
kinh tế vi mô áp đặt bởi IMF không phù hợp với các nước gặp khó khăn không phải từ từ tính
trạng chi tiêu quá mức của chính phủ và lạm phát mà từ tình trạng khủng hoảng nợ của tư nhân
với khuynh hướng giảm phát.
Rủi ro đạo đức
Lời chỉ trích thứ 2 tới IMF cho rằng các nỗ lực cứu trợ đang làm trầm trọng them 1 vấn
đề là rủi ro đạo đức.Rủi ro đạo đức phát sinh khi mọi người hành xử thiếu thận trọng vì họ biết
họ sẽ được cứu trợ nếu sẽ gặp khó khăn.
Thiếu trách nhiệm giải trình
Những lời chỉ trích cuối cùng là IMF là 1 tổ chức thiếu cơ chế cho việc giải trình. IMF đã
vạch ra các chính sách kinh tế vĩ mô ở nhiều quốc gia, theo các chuyên gia kinh tế thì ổ chức này
thiếu năng lực chuyên môn cần thiết để hoàn thành công việc tốt đẹp .
Bằng chứng là IMF liên tục ca ngợi Thái Lan và Nhật bản vài tháng trước khi 2 nước
bước vào khủng hoảng. Sau đó IMF thực hiện môt chương trình khắc nghiệt khác với Hàn Quốc
mà không có sự am hiểu sâu sác với quốc gia này
Giải pháp cho vấn đề này là IMF phải cái cách, sử dụng hiệu quả hơn các chuyên gia từ
bên ngoài và hoat động được mở rộng nhiều hơn cho sự giám sát từ bên ngoài.
Nhận xét:
Hiện chưa có kết luận trong các tranh cãi về các chính sách của IMF
Có các trường hợp mà người ta cho thấy sự phản tác dụng trong các chính sách của IMF,
hay chỉ có các thành công nhất định. Ví dụ như việc IMF can dự vào các chính sách của Thổ Nhĩ
Kỳ. Tuy nhiên IMF cũng chỉ ra được môt số thành tự đáng chú ý : ngăn chặn cuộc khủng hoảng
tại châu Á vào những năm 2008, 2009, ngăn chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu bằng
16


cách cứu trợ Iceland, Ireland, Lavita, Hy Lạp, xử lý khéo léo cuộc khủng hoảng đồng Peso của

Mexico, cũng như thành công trong việc thúc đẩy triết lý thị trường tự do.
Cuối cùng, một điều đáng chú ý là trong những năm gần đây IMF đã bắt đầu thay đổi các
chính sách của mình.
Tiêu điểm Quản trị
1. Quản lý tiền tệ

Hệ thống tiền tệ hiện nay là một hệ thống hỗn hợp trong đó có sự kết hợp can thiệp của chính
phủ và hoạt động đầu cơ có thể điều khiển thị trường ngoại hối. Các công ty tham gia vào thị
trường ngoại hối phải nhận thức được điều này và điều chỉnh hoạt động giao dịch ngoại hối của
mình sao cho phù hợp.
Dưới tác động của hệ thống hiện nay, đầu cơ mua và bán các loại ngoại tệ có thể tạo ra những
thay đổi bất ổn trong tỷ giá hối đoái. Những bât ổn của tỷ giá hối đoái làm tăng rủi ro với hối
đoái và đây là tin không tốt cho kinh doanh..Tuy nhiên thị trường ngoại hối đã phát triển 1 số
công cụ chẳng hạn như hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi có thể giúp phòng vệ trước rủi ro hối đoái.
2. Chiến lược kinh doanh

Những bất ổn của tỷ giá hối đoái hiện nay đặt ra một vấn đề hóc búa cho các doanh nghiệp
quốc tế. Những biến động của tỷ giá hối đoái là rất khó dự đoán, nhưng những biến động này lại
có thể tác động đén vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đối mặt với các tình huống bất ổn
về giá trị tương lai của tiền tệ, các công ty có thể sử dụng các thị trường kỳ hạn như Airbus đã
làm. Tuy nhiên thị trường kỳ hạn chưa được coi là yếu tố dự báo hoàn hảo cho tủy giá trong
tương lai.Việc bảo hộ hiệu quả cho những thay đổi tỷ giá hối đoái có thể xảy ra song rất khó.Thị
trường kỳ hạn có xu hướng đưa ra bảo hiểm cho tỷ giá hối đoái kỳ hạn theo tháng thay theo năm.
Vì vậy các Doanh nghiệp nên theo đuổi các chiến lược làm tăng tính linh hoạt mang tính chiến
lược của công ty khi đối diện với biến động của tỷ giá hối đoái , để làm giảm rủi ro kinh tế của
doanh nghiệp.
Duy trì tính linh hoạt của chiến lược có thể phân tán sản xuất tới các địa điểm khác nhau trên thế
giới như là một biện pháp để chống lại những biến động tiền tệ.
Một cách khác để xây dựng sự linh hoạt chiến lược và giảm bớt rủi ro kinh tế là thuê
ngoài hoạt động sản xuất. Điều này cho phép một công ty thay đổi nhà cung cấp từ nước

này sang nước khác để đối phó với những thay đổi về tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên chiến
lược này chỉ áp dụng cho ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp (VD dệt may) theo đó
mỗi nhà sản xuất có rất ít kỹ năng riêng biệt để đóng góp vào giá trị của sản phảm. Chiến
luwocj này sẽ không thích hợp nếu áp dụng với các nghành có giá trị gia tăng cao, trong
đó các công nghệ kỹ năng của DN tạo ra giá trị đáng kể cho sản phẩm ( VD Ngành công
nghiệp thiết bị năng ) và chi phí vận chuyện la tương đối cao. Đối với ngành công nghiệp
17


có giá trị gia tăng cao thay đổi nhà cung cấp sẽ dẫn đến giảm giá trị phần tăng them của
sản phẩm, trong khi khoản giảm này có thể bù đắp bằng chi phí thấp hơn do phát sinh từ
giao động tỷ giá.
Vai trò của IMF và WB trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay cũng có tác động với
chiến lược kinh doanh. Càng ngày , IMF càng hoạt động giống như cảnh sát về kinh tế vĩ
mô của nền kinh tế thế giới, nhấn mạnh rằng các nước đang tìm kiếm các khoản vay lớn
phải áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô được ủy quyền bởi IMF. Các chính sách này
thường bao gồm các chính sách tiền tệ, chống lạm phát, và cắt giảm chi tiêu của chính
phủ. Trong ngắn hạn các chính sách như vậy thường dẫn đến sự giảm mạnh về nhu cấu.
Doanh ngiệp quốc tế hoạt động tại nước này cần phải nhận thức được điều đó và có kế
hruoạch phù hợp. Về lâu dài các chính sách được áp dụng bới IMF có thể thúc đẩy về
tăng trưởng kinh tế và mở rộng nguồn cầu, tạo cơ hội cho các DN quốc tế.
3. Quan hệ Doanh nghiệp - Chính phủ
Đóng vai trò như nhân tố chính trong môi trường thương mại và đầu tư quốc tế các doanh
nghiêp có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ đối với hệ thống tiền tệ quốc tế.
Các doanh nghiệp quốc tế quan tâm tới việc thúc đẩy một hệ thống tiền tệ quốc tế làm
giảm thiểu những biến động tỷ giá hối đoái, đặc biệt là những biến động này không liên
quan đến những nguyên tắc cơ bản của kinh tế về dài hạn.
Những điểm chính của chương
1. Bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó tiền tệ được neo với giá vàng và đảm bảo


2.

3.
4.

5.

6.

khả năng chuyển đổi từ tiền sang vàng. Người ta cho rằng bản vị vàng có một cơ chế
tự động mà giúp cân bằng cán cân thanh toán đồng thời cho tất cả các nước. Bản vị
vàng bị phá vỡ trong những năm 1930 khi các nước tham gia vào phá giá cạnh tranh.
Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods được thành lập vào năm 1944. Đồng USD là
đòng tiền trung tâm của hệ thống này, giá trị của tất cả các đồng tiền khác được neo
với giá trị của nó. Sự phá giá tỷ giá hối đoái đáng kể chỉ được diễn ra với sự cho phép
của IMF. Vai trò của IMF để duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ quốc tế để tránh một
sự lặp lại của phá giá cạnh tranh như dã diễn ra trong những năm 1930 và để kiếm
soát bằng cách áp đặt tiết chế tiền tệ quốc gia.
Hệ thống tỷ giá cố định đã sụp đổ vào năm 1973 chủ yếu do áp lực đầu cơ đồng USD,
sau khi lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại của mỹ đang gia tăng.
Kể từ năm 1973 thế giới đã hoạt động với chế độ tỷ giá thả nổi và tỷ giá hối đoái đã
trở nên biến động và khó dự đoán hơn. Những bất ổn của tỷ giá hối đoái đã góp phần
mở lại cuộc tranh luận về giá trị của các hệ thống tỷ giá cố định và thả nối.
Lập luận ủng hộ cho chế độ tỷ giá thả nổi cho rằng hện thống này mang lại cho các
quốc gia quyền tự chủ về chính sách tiền tệ của họ và tỷ giá thả nối giúp cho việc điều
chỉnh cán cân thương mại dễ dàng hơn.
Lập luận ủng hộ chế độ tỷ giá cố định cho rằng : cần thiết phải duy trì tỷ giá cố định
áp đặt những tiết chế tiền tệ với một quốc gia, cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi dễ bị tổn
thương bới những áp lực đầu cơ. Sự không chắc chắn của tỷ giá thả nổi làm giảm sự
18



7.

8.

9.

10.
11.

phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế, và thay vì điều chỉnh sự mất cân bằng
thương mại, phá giá một đồng tiền trên thị trường ngoại hối có xu hướng gây ra lạm
phát giá cả.
Trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay, một số nước đã áp dụng tỷ giá thả nổi, một số
quốc gia lại neo đồng tiền tệ của mình với đồng tiền khác , như đồng USD., và một số
quốc gia khác lại neo đồng tiền của họ với một tập hợp các đồng tiền khác, cho phép
đồng tiền của mình dao động trong một biên độ cho phép.
Trong thời kỳ hậu Bretton Woods, IMF đã tiếp tục đóng một vai trò quan trong trong
việc giúp các quốc ga thoát khỏi khủng hoảng tài chính bằng cách cho chính phủ
đang gặp khó khăn vay vốn và yêu cầu họ phải thông qua một số chính sách kinh tế vi
mô.
Đang có một cuộc tranh luận quan trọng xoay quanh sự phù hợp của các chính sách
kinh tế vi mô mang tính điều kiện của IMF. Các nhà phê bình cho rằng IMF thường
áp đặt các điều kiện chính sách không phù hợp với các quốc gia đang phát triển,
những người nhận các khoản cho vay của IMF.
Xác định tỷ giá theo hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý hiện đã nâng cao tầm quan
trọng của quản lý tiền tệ trong kinh doanh quốc tế.
Sự biến động của tỷ giá hối đoái dưới hệ thống thả nổi có quản lý hiện nay tạo ra cả
cơ hội và thách thức. Một cách để đối phó với những biến động này cho các công ty

là xây dựng sự linh hoạt mang tính chiến lược bằng cách phân tán sản xuất đến các
địa điểm khác nhau trên tàn thế giới (trong TH sản xuất với giá trị tăng thêm thấp) và
các phương cách khác.

19



×