Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quá Trình Cải Cách Và Mở Cửa Của Trung Quốc Trong Hơn 20 Năm Qua Cũng Như Việc Liên Hệ Với Việt Nam Trong Quá Trình Đổi Mới Kinh Tế Ở Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.68 KB, 28 trang )

Lời nói đầu
Sự phát triển kinh tế của nớc CHND Trung Hoa trong một thập kỉ rỡi vừa qua kể từ bớc ngoặt lịch sử Hội nghị Trung Ương III khoá XI Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (tháng 12/1978), đã thu hút sự chú ý của thế giới
cũng nh của nớc ta. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về hiện tợng
chuyển mình đi lên của đất nớc khổng lồ vốn trì trệ này với tốc độ cao,
liên tục mà chỉ có các Con rồng nhỏ châu á mới sánh đợc.
Trong những năm xây dựng Trung Quốc hoà nhập vào dòng
chảy kinh tế của thế giới thì thời kì cải cách là nhân tố quyết định sự phát
triển kinh tế của đất nớc, khẳng định vị trí của Trung Quốc trên vũ đài
kinh tế thế giới. Thực hiện cải cách kinh tế, Trung Quốc đã từ bỏ nền kinh
tế kế hoạch tập trung cao độ, chuyển dần sang nền kinh tế thị trờng
XHCN mà đặc điểm của nó là năng động và hiệu quả.
Thành tựu của cuộc cải cách đã khai thông luồng chảy cho
những trào lu mới mà trớc đây cha bao giờ có đợc ở nớc này. Đó là việc
tìm lối thoát cho xã hội. Cách đây không lâu, một nhà lí luận phơng Tây
đã đặt câu hỏi những vấn đề gay gắt mà nhân loại phải đơng đầu không
thể giải quyết bằng con đờng TBCN đợc, nhng một xã hội không phải T
bản mà đứng vững và hấp dẫn là xã hội thế nào? Đối với nhân loại đang
đi tìm một lối thoát, đó là cuộc thử nghiệm gây xúc động và có ý nghĩa
nhất trong các cuộc thử nghiệm. Nếu coi cuộc cải cách ở Trung Quốc
những năm qua là một cuộc thử nghiệm thì trong chặng đờng đầu tiên
cuộc thử nghiệm đó đã thành công dù gặp nhiều khó khăn và vấp váp.
Đối với Việt Nam- nớc láng giềng gần gũi của Trung Quốc- công
cuộc cải cách kinh tế mà Trung Quốc đã tiến hành trong những năm qua
sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình cải cách kinh tế trong nớc, sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế non trẻ của Việt Nam dần hội nhập
với nền kinh tế thế giới.

1


A - Nớc CHND Trung Hoa trên chặng đờng


lịch sử nửa thế kỉ và hớng tới tơng lai

Đúng 3 giờ chiều ngày 01/10/1949, trên lễ đài quảng trờng
Thiên An Môn lịch sử, trớc cuộc mít tinh của 30 vạn quân dân thủ đô Bắc
Kinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọctuyên ngôn của chính phủ nhân
dân trung ơng nớc CHND Trung Hoatuyên bố với toàn thế giới sự ra đời
của nớc CHND Trung Hoa.
Từ đấy đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua.
Trong thời gian này, trên thế giới và ở Trung Quốc đã có bao sự đổi
thay. Nhng ý nghĩa trọng đại của sự kiện lịch sử đó vẫn không thể thay
đổi, nó mở đờng cho Trung Quốc tiến lên xây dựng CNXH, tiến hành hiện
đại hoá đất nớc, đóng góp phần xứng đáng của mình vào cuộc đấu tranh
chung của nhân loại vì những mục tiêu của thời đại: Hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Lịch sử 50 năm của nớc CHND Trung Hoa kể từ ngày thành lập
cho tới nay có thể chia làm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn đi lên 1949-1957 gồm thời kì khôi phục kinh tế, cải
cách dân chủ (1949-1952) và thời kì thực hiên kế hoạch phát triển kinh tế,
cải tạo XHCN (1953-1957).
+ Giai đọan khó khăn về kinh tế và chính trị (1958-1978) gồm
phong trào nhảy vọt (1958-1965) và phong trào cách mạng văn hoá
(1966-1978).
+ Giai đoạn cải cách mở cửa hiện đại hoá XHCN (1978 đến nay).
I. Thành tựu trong những năm đầu của CHND Trung Hoa-cải cách
dân chủ, cải tạo XHCN và phát triển kinh tế-xã hội (1949-1957)
Năm 1940 Mao Trạch Đông đã viết tác phẩm bàn về chủ nghĩa
dân chủ mới, trong đó ông chủ trơng sau khi cách mạng giành lại chính
quyền Trung Quốc sẽ xây dựng một xã hội dân chủ mới tơng đối lâu dài,
sau đó mới xây dựng xã hội XHCN. Theo ý tởng của Mao Trạch Đông, xã
hội dân chủ mới có nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần

kinh tế TBCN vẫn đợc khuyến khích phát triển ở mức độ nhất định và nền
chính trị dân chủ nhân dân, tức nền chuyên chính liên hiệp giữa bốn giai
cấp: vô sản, nông dân, tiểu t sản và t sản dân tộc, do giai cấp t sản lãnh
đạo. Ba năm khôi phục kinh tế cải cách dân chủ (chủ yếu là cải cách
ruộng đất với khẩu hiệungời cày có ruộng) là sự mở đầu cho việc xây
2


dựng xã hội dân chủ mới (mà cho tới đầu năm 1952 Chủ tịch Mao Trạch
Đông dự kiến sẽ kéo dài khoảng 15 năm). Nhng đến tháng 9/1952, Mao
Trạch Đông lại quyết định chuyển sang quá độ lên CNXH và chủ trơng
sẽ xây dựng thành công CNXH trongthời gian vài ba kế hoạch 5 năm, mở
đầu là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (từ năm 1953-1957).
Năm 1957 chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành trớc thời
hạn kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Về phát triển kinh tế: Tổng giá trị sản
phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18,4%,
năm 1957 đạt 78,4 tỉ nhân dân tệ (NDT), cùng năm đó tổng giá trị sản
phẩm nông nghiệp đạt 60,4 tỉ (NDT).
Về cải tạo XHCN, năm 1957 công nghiệp XHCN chiếm 67,5%,
công nghiệp TB nhà nớc chiếm 32,5%, công nghiệp TBCN coi nh bị triệt
tiêu. Trong nông nghiệp đến cuối năm 1956 đã có 96,3% số nông hộ trong
cả nớc vào các hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 87,8% nông hộ và các
hợp tác xã cao cấp). Chính trong thời gian này, thể chế kinh tế kế hoạch
tập trung cao độ đã hình thành.
Dới ánh sáng của những nhận thức ngày nay, không cần phân tích
nhiều chúng ta có thể kết luận: Cải tạo quan hệ sản xuất quá nhanh nh vậy
là nóng vội, không phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất
lúc bấy giờ. Thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sau đó cũng đã bộc
lộ những khiếm khuyết của nó. Nhng mặt khác, chúng ta cũng không thể
phủ nhận những thành quả tích cực của công cuộc cải tạo XHCN. Qua cải

tạo XHCN đối với công thơng nghiệp TBCN, khu vực kinh tế nhà nớc còn
quá yếu kém đã có điều kiện để phát triển một bớc tạo cơ sở vật chất đầu
tiên cho quá trình cải cách CNXH sau này. Phong trào tập thể hoá nông
nghiệp quá nóng vội, tổ chức quản lí hợp tác xã cha tốt, nhng tập thể hoá
ruộng đất là một thành quả cần khẳng định. Thể chế kinh tế kế hoạch tập
trung cao độ có nhiều khiếm khuyết, duy trì quá lâu sẽ làm xơ cứng hoạt
động kinh tế. Nhng trong bối cảnh Trung Quốc những năm 1950, thể chế
kinh tế kế hoạch tập trung cao độ có vai trò lịch sử của nó. Trong điều
kiện kinh tế còn quá yếu kém nó tạo điều kiện cho nhà nớc có thẻ phân bố
nguồn lực, tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Tóm lại, mặc dầu còn trong giai đoạn dò đá qua sông, mò mẫm
trên con đờng xây dựng xã hội mới, nhng nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng và nhà nớc, nhờ sự nhiệt tình lao động của hàng trăm triệu lao động
vừa đợc giải phóng khỏi chê độ cũ, tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc

3


đẵ phát triển theo hớng đi lên, công cuộc xây dựng XHCN đă thu đợc
những thành quả bớc đầu quan trọng.
II. Những năm khó khăn của CHND Trung Hoa, phong trào
nhảy vọt và cách mạng văn hoá (1958-1977)
Tháng 9-1956, Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp đại hội VIII, nhận
định cải tạo XHCN về cơ bản đã hoàn thành, từ nay mâu thuẫn chủ yếu ở
Trung Quốc là mâu thuẫn giữa CNXH tiên tiến với sức sản xuất xã hội
còn lạc hậu. Do vậy nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn
mới là tập trung nỗ lực phát triển sức sản xuất xã hội, thực hiện công
nghiệp hoá đất nớc, từng bớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất
và văn hoá của nhân dân. Về đờng lối xây dựng kinh tế, đại hội VIII vừa
chống bảo thủ, vừa chống nóng vội mạo hiểm, chủ trơng phát triển kinh tế

một cách cân đối vững chắc.
Nhng đến tháng 5/1958 Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại tiến hành
kì họp lần thứ II của đại hội VIII, phủ nhận nghị quyết của kì họp thứ
I.Chủ tịch Mao Trạch Đông cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trớc mắt của
Trung Quốclà mâu thuẫu giữa giai cấp vô sản và giai cấp t sản, giữa con
đờng XHCN và con đờng TBCN.Căn cứ vào ý kiến của Chủ tịch Mao, đại
hội đã đề ra đờng lối chung dốc hết sức lực, vơn lên hàng đầu, xây dựng
XHCN nhiều, nhanh, tốt, rẻ và phát triển đại nhảy vọt sau đó lại xuất
hiện phát triển công xã nhân dân ở nông thôn.
Những năm đại nhảy vọt với các phát triển toàn dân làm gang
thép, sản lợng nông nghiệp mỗi năm tăng gấp đôi v.v...đã làm tổn hại
rất lớn nền kinh tế và ảnh hởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân
dân.Sản xuất công nghiềp mất cân đối nghiêm trọng.Từ năm 1957 đến
năm 1960 sản lợng lơng thực giảm 26,4% (từ 195 triệu tấn giảm xuống
143,5 triệu tấn) trong khi dân số tăng 15,5 triệu ngời. Hàng tiêu dùng
công nghiệp cực kì khan hiếm. Nạn đói diễn ra hết sức nghiêm trọng từ
thành phố đến nông thôn. Đến tháng 9/1960 chính phủ Trung Quốc đã
chủ trơng chuyển sang điều chỉnh, củng cố, bổ sung, nâng cao, hạn chế
những sai lầm và tổn thất do phong trào nhảy vọt tạo ra. Đến năm 1965,
theo thống kê của chính phủ, tổng giá trị sản phẩm công nghiệp tăng
59,9% so với 1957, riêng sản lợng lơng thực chỉ mới xấp xỉ mức năm
1957.
Bớc vào năm 1966, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc đại cách
mạng văn hoá vô sản, đã gây ra những biến động vô cùng to lớn trong

4


đời sống kinh tế,chính trị, xã hội ở Trung Quốc. Trong nông nghiệp,
Trung Quốc tập trung đầu t phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công

nghiệp quân sự. ở Trung Quốc thời kì này chi phí quân sự rất cao, thờng
chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng số ngân
sách nhà nớc.
Trong nông nghiệp, các công xã nhân dân lại quay trở về với chính
sách tăng cờng xã hội hoá t liệu sản xuất, sức lao động. Kinh tế phụ của
gia đìng nông dân bị xoá bỏ. Hoạt động tài chính nhà nớc đẩy nhanh tích
luỹ từ nông nghiệp do vậy đời sống kinh tế ngời lao động gặp nhiều khó
khăn. Trên thực tế qua ba năm đỉnh cao của thời đại cách mạng văn hoá
vô sản sản lợng các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều giảm sút và
không tăng.
Bảng 1: Sản lợng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Chủng loại sản phẩm
1966
1967
1968
Phân bón (triệu tấn)
9.6
8.1
9.5
Than (triệu tấn)
248.0
190.0
205.0
Thép (triệu tấn)
13.0
10.0
14.0
Xi măng (triệu tấn)
17.0
14.0

14.0
Lơng thực (triệu tấn)
212.0
218.0
212.0
Vải (tỉ mét)
6.7
5.5
6.0
Nhìn vào tiềm lực công nghiệp của Trung Quốc trong một số ngành
so với một số nớc trên thế giới là thấp kém. Nếu sản lợng tính bình quân
theo đầu ngời về điện: Trung Quốc kém Mĩ 67 lần, kém Liên Xô 28 lần,
kém Anh 32 lần. Về thép kém Liên Xô 20 lần, kém Mĩ 19 lần, kém Nhật
32 lần...
Với nông nghiệp, sản xuất ngày càng trì trệ, vì vậy thu nhập của
ngời lao động thấp, đồng thời sản xuất hàng hoá ngũ cốc giảm xuống 15%
so với trớc đó (1953-1957) là 28%.
Do sản xuất công-nông nghiệp ở tình trạng nói trên nên ngoại thơng cũng bị giảm xút. Tới năm 1971 kim ngạch ngoại thơng mới đạt bằng
năm 1959 là 4,4 tỉ (USD).
Nh vậy, trong thời kì cách mạng văn hoá , do chính sách kinh tế
đặt ra ở Trung Quốc là cha đúng hoàn cảnh, nh : chế độ phân phối sản
phẩm theo nhu cầu trong điều kiện sản xuất xã hội còn thấp kém, chính
sách quân sự hoá nền kinh tế Hậu quả là chính trị - xã hội rối loạn, lòng
dân li tán và sản xuất bị đình đốn.
Năm 1976, Mao Trạch Đông từ trần, Đặng Tiểu Bình lên thay, tiếp
tục lãnh đạo Đảng và Trung Quốc. Trung Quốc chủ trơng thực hiện bốn
5


hiên đại hoá: Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật và quốc

phòng. Mục tiêu bốn hiện đại hoá thể hiện những tham vọng rất lớn.
Trong giai đoạn đầu (1976-1985) sản lợng phải tiến tới đạt đợc: thép 60
triệu tấn, lơng thực 400 triệu tấn/năm...Để thực hiện những chủ trơng trên
Trung Quốc cố gắng tăng nhanh tích luỹ, đẩy mạnh nhập khẩu trang thiết
bị và vay vốn của nớc ngoài. Tỉ lệ tích luỹ trong thu nhập quốc dân tăng
tới 36,5%. Trung Quốc tăng cờng đầu t cho xây dựng cơ bản, năm 1978 là
45 tỉ NDT (bằng 1,5 lần năm 1977). Nguồn vốn đầu t của Trung Quốc chủ
yếu tập trung cho khu vực sản xuất vỡi những ngành công nghiệp hiện
đại. Do vậy, khu vực phi sản xuất bị xem nhẹ. Từ đó, những vấn đề ăn ở,
văn hoá, y tế, giáo dục trong tình trạng thấp kém không đợc chú ý.
Những diễn biến kinh tế ở Trung Quốc những năm 1976-1978 đã
phản ánh sự nôn nóng, đây là quá trình tiếp nối chủ trơng đại nhảy vọt
của thời gian trớc. Do vậy, nó dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với nền
kinh tế xét trên phơng diện cơ cấu và hiệu quả. Với nông nghiệp, năm
1957 chiếm tỉ trọng 43% thì năm 1978 hạ xuống 27% (trong tổng sản lợng giá trị công-nông nghiệp). Cũng trong thời gian ấy, tỉ trọng công
nghiệp từ 56% tăng lên 72% trong tổng giá trị sản lợng công-nông nghiệp.
Với tình trạng nông nghiệp nh vậy, nên trong thời gian 1976-1978 hàng
năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lợng lơng thực và thực phẩm thờng
chiếm 20% trong tổng giá trị hàng hoả nhập khẩu. Công nghiệp nhẹ cũng
trong tình trạng tơng tự khiến cho hàng hoá tiêu dùng khan hiếm, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, qua đó, ta có thể thấy đợc Trung Quốc tiến hành cải cách
mở cửa trong bối cảnh lịch sử đặc thù không giống với bất cứ nớc nào trên
thế giới, biểu hiện chủ yếu nh sau:
Thứ nhất, cải cách mở cửa đợc thực hiện trong bối cảnh sự nghiệp
XHCN đã trải qua những bớc quanh co gian khổ, nhất là đã trải qua bài
học đau xót của cách mạng văn hoá, nền kinh tế đứng bên bờ sụp đổ.
Thứ hai, cải cách mở dửa đợc tiến hành trên cơ sở sức sản xuất tơng
đối thấp.
Thứ ba, cải cách mở cửa đợc tiến hành dới thể chế kinh tế kế hoạch

tập trung cao độ.
Thứ t, cải cách mở cửa hầu nh đợc tiến hành trên cơ sở của chế độ
công hữu đơn nhất.

6


Thứ năm,cải cách mở cửa tiến hành trong tình trạng đóng cửa, nửa
đóng cửa và hoàn cảnh quốc tế đặc biệt.
Những điều kiện cũng nh khó khăn trên đa Trung Quốc vào
những thách thức mới trên con đờng hoà nhập vào hệ thống kinh tế thế
giới và buộc Trung Quốc phải có những biện pháp, chủ trơng cải cách
kinh tế nếu không muốn bị tụt hậu, không muốn đa nhân dân vào cảnh
lầm than. Từ đó Trung Quốc đã bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế từ
năm 1978 đến nay.

B - CảI cách kinh tế - một bớc tiến vợt bậc
Hội nghị trung ơng III khoá XI Đảng cộng sản Trung Quốc đợc coi
là một cuộc giải phóng t tởng mở đờng cho công cuộc cải cách thể chế
hiện đại hoá đất nớc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá ở
Trung Quốc.
Nhiệm vụ quan trong hàng đầu của cuộc cải cách là cải cách thể
chế kinh tế. Sóng gió của tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc hơn
20 năm qua đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 12-1978 đến tháng 9-1984) là giai
đoạn khởi đầu của cải cách.Trọng điểm của cải cách là ở nông thôn, đồng
thời tiến hành mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp
quốc hữu ở thành phố đã xây dung đặc khu kinh tế.
+ Giai đoạn thứ hai (từ tháng 10-1984 đến tháng 12-1991)là giai
đoạn triển khai cải cách. Trọng điểm của cải cách ở thành phố, xí nghiệp

quốc hữu là khâu trung tâm của cả cuộc cải cách, cảicách giá cả là then
chốt. Cải cách từ lĩnh vực kinh tế mở rộng sang các lĩnh vực xã hội nh
khoa học kĩ thuật, giáo dục.
+ Giai đoạn thứ ba (từ đầu năm 1992 đến nay) là giai đoạn bớc đầu
xây dung thể chế kinh tế thị trờng XHCN.Trọng điểm của cải cách là sáng
lập chế độ, chủ yếu mở rộng và phát triển thêm thị trờng , xây dung chế
độ xí nghiệp hiện đại, xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô mới. Nếu nói
nhiệm vụ chủ yếu của hai giai đoạn đầu là xóa bỏ chế độ cũ, dỡ bỏ ngôi
nhà cũ thì nhiệm vụ của giai đoạn thứ ba là sáng lập thể chế mới, xây
dựng ngôi nhà mới. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phân tích theo cơ cấu sau.
I.Cải cách nông nghiệp là nhiệm vụ cần thiết.

7


Cuộc cải cách lần này thực chất là giao ruộng đất cho nông dân để
họ thực sự làm chủ đồng ruộng của mình(chế độ khoán). Chỉ trong 5 đến
6 tháng 5,7 triệu đội sản xuất nông nghiệp đã chuyển thành 180 triệu đơn
vị sản xuất gia đình. Trong thời gian này, toàn bộ ruộng đất, gia súc, nông
cụ và các tài sản công hữu khác đã đợc chia cho các gia đình nông dân.
Cuộc cải cách đã cải thiện đáng kể đời sống nông thôn, đồng thời cũng đã
làm nảy sinh nhiều vấn để cần giải quyết.
Sau cải cách, toàn bộ số ruộng trên cả nớc(khoảng 100 triệu ha) đã
đợc chia thành 1500 triệu mảnh nhỏ, diện tích trung bình mỗi mảnh
khoảng một mẫu(0,067ha). Kết quả của cuộc cải cách là đáng mừng do
Trung Quốc đã tìm ra cơ chế, chính sách quản lí nông nghiệp mới phù hợp
với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đi vào cải cách thực hiện
khoán trách nhiệm đến từng hộ nông dân đi đôi với cải cách chính sách
giá cả và cơ chế lu thông nông sản, thúc đẩy nông nghiệp tăng trởng và
phát triển. Đi đôi với khoán hộ tạo đIều kiện cho nông nghiệp phát triển

Trung Quốc đã chủ trơng xây dựng các xí nghiệp hơng trấn để phát triển
công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hớng công
nghiệp hiện đại hoá. ở đây xin đề cập đến một trong những điểm sáng
đặc sắc của nền kinh tế thị trờng XHCN Trung Quốc là các xí nghiệp hơng trấn(hình thức doanh nghiệp thôn xã).
Thời kì đầu cải cách, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt đợc những
thành tựu to lớn, làm rung động cả nớc, nhng từ năm 1985 sản xuất nông
nghiệp bị chững lại. Nông thôn xuất hiên nhiều vấn đề cấp bách làm tổn
hại đến lợi ích của nông dân, tác hại đến tính tích cực của sản xuất. Nhng
không phảI tất cả các ngành kinh tế ở nông thôn Trung Quốc đều gặp khó
khăn. Các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn ngợc lại đang rất phát đạt,
đợc đánh giá cao. Ngay từ cuối những năm 50, ở Trung Quốc đã xuất hiện
những xí nghiệp xã đội: là nhng đơn vị sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp do các công xã và đại đội sản xuất ở nông thôn lập ra. Năm 1978
có 1,5 triệu xí nghiệp xã đội với 28 trệu lao động. Cuộc cải cách ở nông
thôn đã tạo ra những tiền đề quan trong cho sự phát triển các xí nghiệp xã
đội nhỏ sản xuất tăng trởng nhanh, đồng thời số lợng lớn lc lợng lao động
của nông thôn cũng tăng nhanh đòi hỏi các ngành phi nông nghiệp thu
nhận. Do vậy đến năm 1983, số ngời làm việc trong các xí nghiệp này
tăng lên 32,347 triệu ngời. Năm 1984, xí nghiệp xã đội đổi tên thành xí
nghiệp hơng chấn bao gồm các xí nghiệp tập thể của xã thôn, xí nghiệp

8


hội kinh doanh 5 ngành lớn là công nghiệp, công nghiệp chế biến nông
sản, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ và thơng nghiệp. Trải qua nhiều
năm, xí nghiệp hơng chấn Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và đã đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Đến cuối năm 1993 tổng số xí
nghiệp hơng chấn tăng lên tới 24,592 triệu, giá trị tổng sản lợng đạt
2902,26 tỉ NDT có 123,451 triệu lao động, làm ra 52% giá trị ròng tăng

thên của xã hội. Với 62% số tăng thu nhập ròng của nông dân là từ xí
nghiệp hơng chấn và 68% mức thuế tăng thêm trong năm là do xí nghiệp
hơng chấn đóng góp, đã tạo ra nguồn ngân sách lớn cho Trung Quốc.
* Những thành tựu phát triển và cải cách của nông nghiệp Trung
Quốc
Trong 50 năm qua, đặc biệt là qua 20 năm cải cách nông nghiệp
Trung Quốc đã có những thành tựu đáng ghi nhận về cơ chế tổ chức,
chính sách quản lí nông nghiệp thích hợp về xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật, về khoa học công nghệ nông nghiệp ...
Kết quả là tổng sản lợng các loại nông sản chủ yếu đều tăng trởng
với mức độ cao. Thời gian từ 1949-1999, tổng sản lợng lơng thực tăng 4,5
lần, tổng sản lợng dầu ăn tăng 6 lần, tổng sản lợng đờng tăng 26 lần, tổng
sản lợng trái cây tăng 25 lần, tổng sản lợng bông vải tăng 7,5 lần, tổng sản
lợng thịt các loại tăng 15 lần, tổng sản lợng thuỷ sản nội địa và hảI sản
tăng 40 lần ... đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu lơng thực, thực phẩm của xã
hội.
Diện tích canh tác đến năm 1999-2000 đã duy trì ở mức 95-96 triệu
ha, trong đó diện tích lúa nớc trên 25 triệu ha và diện tích đất trồng cạn
khoảng 70 triệu ha. Diện tích gieo trồng hàng năm duy trì ở mức 150 triệu
ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lơng thực là 110 triệu ha.
Thành tựu to lớn nhất của nông nghiệp Trung Quốc 50 năm qua là
sản xuất lơng thực, đảm bảo cơ bản cái ăn cho 1,2 tỉ ngời Trung Quốc:
mỗi ngày tiêu thụ 750 triệu kg lơng thực, 60 triệu kg thịt lợn, 10 triệu kg
dầu ăn... Với diện tích canh tác chỉ chiếm 7% diện tích canh tác của thế
giới nhng đến nay Trung Quốc đã sản xuất đợc trên 20% sản lợng lơng
thực của thế giới và nuôi sống đợc 22% dân số của thế giới. Đây không
chỉ là kì tích, là niềm tự hào của nền nông nghiệp Trung Quốc trong nửa
thế kỉ qua, mà còn đợc coi là một thành tựu nổi bật đáng khâm phục của
nông nghiệp thế giới. Bình quân lơng thực của Trung Quốc năm 1949 là
197 kg/ngời bằng 73% bình quân lơng thực trên đầu ngời của thế giới.


9


Đến năm 1995 đạt gần 400 kg/đầu ngời và bằng 98% bình quân lơng thực
thế giới...
Đến nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng sản lợng hạt cốc,
lúa mì, lúa nớc, khoai tây, rau dầu lợn và cá. Đứng thứ hai trên thế giới về
tổng sản lợng ngô, bông, chè, trái cây, cừu và lợng gỗ khai thác hàng năm.
sản lợng nông sản bình quân đầu ngời của Trung Quốc cha cao vì dân số
quá lớn(1,2 tỉ ngời) nhng đối với cac nông sản chủ yếu đã có mức tăng trởng nhanh. Nh sản lợng rau xanh bình quân đầu ngời của Trung Quốc là
250 kg vợt bình quân của thế giới. Sản lợng lơng thực đạt gần 400kg, thịt
đạt gần 50 kg, trứng đạt 17kg xấp xỉ bình quân thế giới. Từ năm 1991 đến
nay, sản lợng thịt và trứng của Trung Quốc hàng năm đều vợt Mĩ. Sản lợng rau xanh của Trung Quốc hiện nay đạt 320-350 triệu tấn/năm chiếm
trên 50% sản lợng rau của toàn thế giới. Sản lợng trái cây các loại của
Trung Quốc đạt khoảng 35 tấn/năm, đứng thứ nhì thế giới sau Mĩ. Riêng
sản lợng táo và lê của Trung Quốc nhiều gấp đôI Mĩ. Sản lợng quả có múi
của Trung Quốc đạt 7 triệu tấn/năm đứng thứ 3 thế giới. Trong 10 năm
gần đây, nghề trồng hoa của Trung Quốc tăng cả về diện tích, sản lợng và
doanh thu. Diện tich trồng hoa tăng 4,5 lần, giá trị sản lợng tăng 5 lần.
Đến nay cả nớc có gần 100.000 ha trồng hoa tạo ra nguồn thu nhập 3 tỉ
NDT. Hoa của Trung Quốc bắt đầu vơn ra thị trờng thế giới. Riêng thành
phố Côn Minh tỉnh Vân Nam có 350 ha hoa, hàng tháng sản xuất trên 1
triệu bông hoa và bắt đầu xuất khẩu sang Nhật và một số nớc khác.
Nông nghiệp Trung Quốc chuyển động mạnh mẽ từ công nghiệp
cổ truyền sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nửa thế kỉ qua, nông nghiệp Trung Quốc không chỉ dừng lại
ở việc ứng dụng khao học công nghệ thâm canh cổ truyền mà đã tích cực
nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các công nghệ mới phù hợp với yêu cầu tăng
năng suất cây trồng vật nuôi, tăng năng suất nông nghiệp và tăng sản lợng

đất đai trong từng niên vụ sản xuất.
Trớc hết, công nghệ sinh học đợc nghiên cứu ứng dụng có kết quả
phục vụ cho lai tạo giống mới và nhân giống. Trung Quốc là nớc đầu tiên
trên thế giới nghiên cứu đợc nhiều giống lúa lai đa vào sản xuất đại trà
trong 25 năm gần đây trên diện tích gần 20 triệu ha, làm tăng năng suất từ
10-25 tạ/ha. Kĩ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô cũng đợc ứng dụng
rộng rãi đối với mía, chuối....

10


Về thuỷ nông, đã xây dựng một hệ thống hồ chứa nớc mặt giếng nớc ngầm, hệ thống kênh mơng và máy móc, thiết bị tới tiêu đảm bảo cho
hơn 45 triệu ha gieo trồng.
Cơ giới hoá nông nghiệp cũng phát triển khá nhanh. Năm 1950
Trung Quốc mới có 400 chiếc máy kéo, đến năm 1978 có 550 nghìn máy
kéo lớn và 1,37 triệu máy kéo nhỏ. Đến nay có gàn 600000 máy kéo lớn
và gần 9 triệu máy kéo nhỏ. Mức độ cơ giới hoá các khâu sản xuất nông
nghiệp chủ yếu hiện nay về làm đất đạt 55-60% diện tích gieo trồng, tới
tiêu, nớc 70%, vận chuyển 60%.
Từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc đã đa vào ứng dụng rộng rãi
trong sản xuất 10 hạng mục kĩ thuật mới, trong đó có các giống lúa lai kĩ
thuật trồng rau ... việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong nông
nghiệp đảm bảo tăng trởng nông nghiệp 40%.
Đúc kết kinh nghiệm phát triển và cải cách nông nghiệp thời gian
qua. Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp hội nghị trung ơng lần thứ III,
khoá XV và đã rút ra 5 kinh nghiệm cơ bản của 20 năm cải cách nông
nghiệp là:
1. Cần phải thừa nhận và bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ của nông
dân, phát huy tính tích cực của nông dân, hạt nhân là đảm bảo lợi ích vật
chất của nông dân, tôn trọng quyền dân chủ của nông dân...

2. Cần phát triển kinh tế nhiều loại sở hữu coi công hữu là chủ thể,
thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách
quyền sử dụng với quyền sở hữu, sử dụng thể chế kinh doanh hai tầng...
3. Kiên trì cải cách theo hớng thị trờng, tạo ra sức sống mới cho
kinh tế nông thôn. Xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh
tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng
hoá hớng về thị trờng. Cải cách thể chế lu thông nông sản phẩm. Tăng cờng cải thiện vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nớc đối với lơng thực.
4.Tôn trọng đầy đủ tinh thần sáng tạo của nông dân, dựa vào quần
chúng thúc đẩy sự nghiệp vĩ đại của cải cách. Khoán hộ và xí nghiệp hơng
trấn là những sáng tạo to lớn của nông dân Trung Quốc dới sự lãnh đạo
của Đảng. Kiên trì đờng lối công tác căn bản từ quần chúng mà ra, đi
vào quần chúng .
5. Xuất phát từ toàn cục, coi trọng cao độ nông nghiệp, làm cho cải
cách nông thôn và cải cách thành thị phối hợp với nhau, phát triển hài

11


hoà. Kiên trì coi nông nghiệp là cơ sở, từ các mặt chính sách, khoa học kĩ
thuật, đầu t hỗi trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp.
II. Hiện đại hoá công nghệp là nhiệm vụ hàng
đầu.
1. Tăng cờng vốn đầu t hiện đại hoá trang thiết bị của các
ngành công nghiệp để sản xuất nhiều hàng xuất khẩu.
Để hiện đại hoá nền công nghiệp, Trung Quốc trớc hết tăng cờng
đầu t cho các cơ sở sản xuất bằng các nguồn vốn của nhà nớc, của t bản nớc ngoài đa vào và vốn đi vay của nớc ngoài. Vốn của nớc ngoài đợc sử
dụng trong thời gian từ năm 1979 đến năm1992 lên tới 98,43 tỉ (USD)
trong đó có 34,51 tỉ (USD) là đầu t trực tiếp, 60,08 tỉ
(USD) là tín
dụng. Trung Quốc nhập nhiều thiết bị máy móc để thế cho các máy cũ,

khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng thêm nhiều
công trình mới, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lợng cao để
xuất khẩu. Trung Quốc đã dùng 80% số vốn vay đợc, chủ yếu để phát
triển các nghành mũi nhọn và xây dựng cơ sơ vật chất hạ tầng cho công
nghiệp.
Để sử dụng vốn có hiệu, Trung Quốc cũng thay đổi cách quản lí
trong công nghiệp. Các xí nghiệp quốc doanh đợc nới rộng quyền hạn
kinh doanh(tự lập kế hoạch, tự tìm nguyên liệu và thị trờng tiêu thụ...) nhà
nớc chỉ làm nhiệm vụ đIều tiết, chỉ đạo ở cấp vĩ mô.Để có các mặt hàng
có sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế, Trung Quốc một mặt hết sức coi
trọng việc nhập khẩu kĩ thuật từ nớc ngoài, nhng mặt khác cũng ra sức
phát triển và nâng cao chất lợng những sản phẩm của các ngành công
nghiệp truyền thống, các mặt hàng tiêu dùng vốn có tiếng nh: tơ lụa, dụng
cụ gia đình...Với chính sách tận dụng nguồn nhân lực trong nớc để chế
biến và để bán ra nớc ngoài các thành phẩm với giá cao, Trung Quốc vừa
giải quyết đợc tình trạng thừa lao động, vừa thu hút đợc nhiều ngoại tệ
mạnh.
2. Những thay đổi trong sản xuất và phân bố công nghiệp.
Giá trị sản lợng công nghiệp đã chiếm 45% GDP. Tỉ lệ hàng công
nghiệp tham gia vào cán cân buôn bán với nớc ngoài ngày càng tăng.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lợng than, xi măng, vải bông sợi. Trớc năm 1988 Trung Quốc phát triển mạnh các ngành công nghiệp truyền
thống nh: luyện kim, dệt, công nghiệp nhẹ vv..Gần đây Trung Quốc tập
trung phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại nh: điện tử, cơ khí

12


chính xác, hoá chất và du lịch, vv.. nhằm thay đổi đáng kể cơ cấu các
ngành công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp cũ ở vùng Đông Bắc
Trung Quốc nh Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dơng, An Sơn với các ngành công

nghiệp nặng đợc tiếp tục phát triển.
Các thành phố Bắc Kinh, Thái Nguyên, Bao Đầu(vùng Hoa Bắc) có
cả các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và thực phẩm.Ngày nay
vùng hạ lu sông Trờng Giang (Hoa Trung) cũng trở thành vùng công
nghiệp quan trong với hai trung tâm lớn: Thợng Hải, Vũ Hán. Ngoài ra
các ngành công nghiệp năng lợng , khai khoáng, hoá chất cũng bắt đầu đợc phát triển mạnh ở các tỉnh và thành phố miền Tây (Lan Châu, Tây An...
).Đặc biệt các mặt hàng vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, hàng dệt đợc sản
xuất ở khắp các vùng nông thôn.
Bảng2: Sản lợng một số ngành công nghiệp (1990)
Loại sản phẩm
Sản lợng
Than(triệu tấn)
1000
Thép(triệu tấn)
71
Dầu mỏ(triệu thùng)
1040
Điện(triệu kw/h)
620000
Dệt bông vải(triệu mét)
15800
Len, dạ, tơ, lụa(triệu mét)
240
Tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh, mức tăng bình quân
hàng năm thời kì 1978-1992 là 13,2%, giá trị sản phẩm công nghiệp thời
kì này tính theo giá so sánh tăng 1,7 lần. Năm 1993 sản xuất tăng trởng
mạnh mẽ. So với năm 1992 tăng tới 23,6%, giá trị sản lợng đạt 4047,2
tỉ(NDT). Giá trị tàI sản cố định của công nghiệp cả nớc năm 1993 đạt
1996,3 tỉ(NDT), so với con số 340 tỉ(NDT) của năm 1978 thì tăng 1656,3
tỉ(NDT).Qua xây dựng cơ bản, năng lực sản xuất các sản phẩm chính mới

tăng thêm trong thời gian này là:
Bảng 3: Năng lực sản xuất các sản phẩm chính mới tăng thêm
Loại sản phẩm

Sản lợng tăng thêm

Gang (triệu tấn)

13,33

Thép (triệu tấn)

14,13

Than (triệu tấn)

184,35

Nhựa (triệu tấn)

1,42

Hoá chất (triệu tấn)

6,64

13


Xi măng (triệu tấn)


46,48

Gỗ (triệu m3)

5,81

Xe đạp (triệu chiếc)

7,25

Mời lăm năm qua, trình độ kĩ thuật công nghiệp Trung Quốc đợc
nâng cao rõ rệt. Hiện nay có khoảng 40% sản phẩm sử dụng tiêu chuẩn kĩ
thuật quốc tế, khoảng 30% sản phẩm cơ điện có chỉ tiêu chất lợng đạt
trình độ quốc tế của thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80.
Nhờ sản xuất tăng, kĩ thuật khá nên hàng công nghiệp xuất khẩu
ngày càng nhiều. Kim nghạch xuất khẩu hàng tháng sản phẩm công
nghiệp năm 1980 là 9 tỉ (USD), đã tăng lên 75,1 tỉ (USD) vào năm 1993,
tức là tăng 7,3 lần; tỉ trọng hàng xuất khẩu từ cha đầy một nửa tăng lên
81,8%. Do đó công nghiệp đã trở thành ngành sản xuất tạo nguồn ngoại tệ
chủ yếu của Trung Quốc, đáng kể là các ngành sản xuất máy cái, máy dệt,
máy chế bién lơng thực, thực phẩm, xe hơi, máy khâu, quạt điện, đồng
hồ...và gần đây còn thêm các ngành máy bay dân dụng, tàu biển, đồ dùng
điện gia đình.
III - Cải cách thể chế ngoại thơng
Trung Quốc đã thực hiện cải cách điều chỉnh mạnh mẽ trong cả hai
mặt quản lí hành chính ngoại thơng và quản lí kinh doanh của các xí
nghiệp, công ty ngoại thơng bằng các chính sách:
- Điều chỉnh cơ cấu quản lí hành chính ngoại thơng.
- Thực hiện tách chức năng chính quyền và xí nghiệp.

- Cải cách thể chế kế hoạch ngoại thơng.
- Cải cách thể chế quản lí ngoại hối và thuế: sau năm 1979 Trung
Quốc đã chú trọng cải cách thể chế quản lí ngoại hối thông qua một số
hình thức: điều chỉnh hối xuất: Năm 1994 để thực hiện tốt chiến lợc phát
triển kinh tế đối ngoại, Trung Quốc đã bắt đầu thả nổi ngoại tệ có quản lí.
Việc thả nổi hối xuất, không những đã phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tế TrungQuốc mà nó còn tạo điều kiện cho đồng NDT đi vào thị
truờng thế giới.
* áp dụng một số biện pháp điều chỉnh trong quản lí ngoại tệ vốn
có trong nhân dân. Trong hoạt động ngoại thơng Trung Quốc cũng đã thực
hiện một loạt các cải cách sau:

14


- áp dụng một số biện thu thuế xuất nhập khẩu: Đối với hàng hoá
xuất khẩu, nếu hàng hoá có doanh thu lớn thì thhu thuế điều tiết xuất
khẩu, nếu xuất khẩu không có lãi hoặc lợi nhuận dới 7,5% thì không thu...
- Tăng cờng thúc đẩy các xí nghiệp từng bớc thực hiện đổi lợi
nhuận sang thuế, độc lập kinh doanh, tự chịu lỗ lãi.
- Thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu.
Ngoài ra, các quan hệ kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng vào
việc cải cách kinh tế- xã hội của Trung Quốc. Từ năm 1978 tới nay, Trung
Quốc đã mạnh dạn thực hiện chính sách mở cửa, tận dụng các điều kiện
thuận lợi trong quan hệ quốc tế để phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thu
hút vốn đầu t của nớc ngoài, Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế
một số thành phố và vùng ven biển. Trong các đặc khu kinh tế, các dịch
vụ kinh doanh và hàng hoá xuất khẩu đều đợc hởng chính sách u đãi. Các
đặc khu kinh tế đợc coi là đội quân tiên phong mở cửa với thế giới bên
ngoài của Trung Quốc, một kênh độc đáo để Trung Quốc tận dụng vốn, kĩ

thuật nớc ngoài và liên hệ với thị trờng thế giới và cũng là nơi thử nghiệm
tổng hợp chính sách cải cách của Trung Quốc. Các đặc khu lớn nh Thẩm
Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Dầu đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế
quốc dân. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của bốn đặc khu năm 1990
đạt 28,25 tỉ USD, gấp 26 lần so với năm 1979, trớc khi lập đặc khu. Nếu
tính cả tỉnh Hải Nam, đặc khu thứ năm của Trung Quốc thì tổng kim
ngạch xuất khẩu của năm đặc khu đạt 15,66 tỉ USD, tăng 13,6% so với
năm trớc. Năm 1991 Thẩm Quyến thu hút đợc một triệu USD tiền vốn,
tăng 44% so với 1990, Chu Hải thu hút đợc 850 triệu USD, tăng 75%. Sán
Dầu thu hút đợc 750 triệu USD, tăng 200%. Năm đặc khu kinh tế có kim
ngạch ngoại thơng bằng 20% của cả nớc. Trong đó riêng Thẩm Quyến đạt
61% doanh thu của cả năm đặc khu. Các đặc khu cũng tăng trởng xuất
khẩu, phát triển du lịch thu ngoại tệ cho nhà nớc. Riêng ở Thẩm Quyến,
số khách du lịch nớc ngoài hằng năm lên đến hơn 1 triệu lợt ngời, tơng đơng với lợng du khách các vùng khác trong nớc. Các đặc khu kinh tế còn
là nơi thí điểm các biện pháp cải cách kinh tế mới nhằm nêu gơng và thúc
đẩy cải cách trong nội địa nh lập thị trờng chứng khoán, mua bán cổ
phiếu, tuyển chọn ngời tài giỏi. Đây cũng là trờng học, đào tạo cán bộ
quản lí kinh doanh giỏi, thích nghi với thị trờng quốc tế. Mối giao thơng
và liên hệ với Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan cũng tăng lên rõ rệt. Các

15


đặc khu kinh tế với bốn cửa sổ phục vụ cho mục tiêu kinh tế và chính trị
của Trung Quốc đã làm đợc chức năng của chúng về cơ bản.
Trung Quốc còn tích cực vay tiền của nớc ngoài ( Nhật, Bỉ, Hà Lan,
ngân hàng thế giới ...) để phát triển kinh tế trong nớc. Cho tới năm 1995,
Trung Quốc đã dùng trên 160 tỉ USD vốn đầu t của nớc ngoài để xây dựng
các công trình trong các lĩnh vực khác nhau nh năng lợng, giao thông vận
tải và cơ sở hạ tầng( nhà ở, đờng ống nớc).

Trung Quốc một mặt tăng cờng trao đổi khoa học kĩ thuật, kinh
nghiệm quản lí kinh tế với nớc ngoài, mặt khác mở rộng buôn bán với thế
giới. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt, sản phẩm công nghiệp nhẹ,
thực phẩm, gia cầm... Hàng nhập khẩu phần lớn là máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, một ít hàng tiêu dùng và nông phẩm. Tổng xuất khẩu kim
ngạch xuất nhập khẩu năm 1995 lên đến 280 tỉ USD.
Trung Quốc còn chú ý đến việc khai thác các di tích văn hoá, lịch
sử và cảnh quan thiên nhiên để phục vụ du lịch. Năm 1995, 46 triệu khách
du lịch đã tới thăm Trung Quốc-năm 1995 nguồn thu của nghành này lên
đến 9 tỉ USD.
Dự đoán Tốc độ tăng trởng của các ngành
Thực tế

GDP
Nôngnghiệp
Côngnghiệp
Dịch vụ

1985-1995

9,8
4,2
13,1
9,8

1996-2000

8,4
3,1
8,2

9,7

2001-2010

6,9
4,2
6,6
8,1

Ước tính

2011-2020

5,5
3,7
5,4
6,0

1995-2020

6,5
3,8
6,6
7,5

IV. Các vùng kinh tế chính của Trung Quốc.
-Vùng Đông Bắc: là vùng có những cơ sở công nghiệp nặng

quan trọng của Trung Quốc. Trong vùng có các nguồn nguyên liệu phong
phú, tạo đIều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công

nghiệp:khai khoáng(than, quạng sắt, dầu mỏ ), luyện kim, cơ khí, hoá chất
và dệt. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dơng, Phú
Thuận, An Sơn và cảng Đại Liên. Nông sản chủ yếu là: lúa mì, ngô, cao lơng, củ cải đờng,khoai tây và hạt hớng dơng.

16


-Vùng Hoa Bắc: nằm ở hạ lu sông Hoàng Hà, là vùng phát

triển mạnh cả về công nghiệp và nông nghiệp. Sản lợng công nghiệp của
vùng chiếm khoảng 1/5 tổng sản lợng công nghiệp toàn quốc. Các ngành
chính có khai thác nhiên liệu(than, dầu mỏ), điện lực, luyên kim, hoá
chất, cơ khí và chế biến nông sản. Ngành đánh cá biển cũng khá phát
triển. Các trung tâm công nghiệp lớn trong vùng là: Thiên Tân, Thái
Nguyên, Tế Nam, Thanh Đảo. ở phía nam của vùng nhờ có các công trình
thuỷ lợi nên cũng trồng đợc lúa nớc. Bắc Kinh là thành phố lớn nhất trong
vùng, đồng thời là thủ đô của Trung Quốc. Bên cạnh những công trình
kiến trúc cổ nh: Cố Cung, Di Hoà Viên . . . Bắc Kinh đã và đang xây dựng
thêm nhiều khu phố hiện đại với các nha cao tầng với các quảng trờng lớn
và hệ thống giao thông nội thị với các phơng tiện hiện đại.
-Vùng Hoa Trung: nằm trên lu vực và châu thổ sông Trờng
Giang. Dân c trong vùng rất đông đúc. Các ngành kinh tế chính gồm cả
công nghiệp, nông nghiệp và đánh cá biển. Các nông sản quan trọng có: lơng thực (lúa mì, lúa gạo), chè, đỗ, lạc, bông và rau quả. Các trung tâm
công nghiệp đồng thời là cảng lớn của vùng: Thợng Hải, Vũ Hán, Nam
Kinh. Thợng Hải nằm bên cửa sông Trờng Giang là thành phố đông dân
nhất Trung Quốc(12 triệu dân). Hoạt động kinh tế chủ yếu là công, thơng
nghiệp.
-Vùng Hoa Nam: nằm ở khu vực gió mùa cận nhiệt đới nên có
điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới phát triển. Ngoài lúa
gạo Hoa Lan còn sản xuất: chè, mía, cà phê, cao su, cam chanh...Trong

vùng có nhiều mỏ quặng kim loại màu lớn nhng cha đợc khai thác. Thành
phố cảng lớn nhất của vùng là Quảng Châu.
Những vấn đề còn tồn tại trong cuộc cải cách, cải tổ ở Trung
Quốc:
- Nạn lạm phát kéo dài: giá cả tăng lên liên tục, hàng hoá không
đủ cho nhu cầu xã hội(đặc biệt nghiêm trọng là các năm 1988 đến 1989).
- Các doanh nghiệp nhà nớc kinh doanh kém hiệu quả.
- Sản xuất nông nghiệp không đều và có xu hớng chững lại: do
mức đầu t của nhà nớc cho nông nghiệp còn ít, năng suất lao động cha cao
trong khi bình quân diện tích đất canh tác bị giảm( hiện nay chỉ còn
0,09ha/ngời ) sản lợng lơng thực của Trung Quốc tuy có tăng thêm nhng

17


do dân số tăng khá nhanh nên hàng năm Trung Quốc phải nhập lợng lơng
thực khá lớn ( 8 triệu tấn ) .
- Sức ép của những vấn đề xã hội: số ngời thất nghiệp tăng
lên.Riêng tỉnh Tứ Xuyên với số dân trên 100 triệu, đã có 15 triệu ngời thất
nghiệp lâm vào thất nghiệp còn có các nhân viên dôi ra đòi hỏi tinh giản
bộ máy nhà nớc trong đó có các nhân viên soạn thảo, thẩm định, phê
chuẩn, thực thi . . trong các cơ quan kinh tế nh kế hoạch, vật giá ... gây ra
sự bất bình đẳng do thiếu việc làm: Trong năm 1993 có hơn 6000 vụ bãi
công bất hợp pháp ở Trung Quốc và hơn 200 cuộc bạo loạn
- Phân hoá xã hội và những mâu thuẫn về lợi ích trong dân c tăng
lên địa vị của các nhóm dân c và quan niệm của con ngời đã có sự thay
đổi : không ít ngời là thanh niên coi việc có thu nhập cao là tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá gía trị con ngời , sự phân hoá giầu nghèo
ngày càng tăng lên , tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc rất nặng nề .
Chênh lệch giữa các vùng ngày càng trầm trọng: Miền Đông đã giầu lại

càng giầu thêm, các miền khác đã nghèo lại càng nghèo đi.
Những cuộc cải cách Trung Quốc nổi bật lên nh một hiện tợng kỳ
diệu năm 1993, giá trị tổng sản phẩm quốc dân đạt 3138 tỉ NDT, tăng
13,4%so với năm 1992, tăng gấp đôi so với 358,8 tỉ của năm 1978 là năm
chuẩn bị cải cách kinh tế, kinh tế tăng trởng mạnh đã nâng cao đáng kể
mức sống của nhân dân, chất lợng sống đợc cảI thiện nhiều. Thu nhập của
dân thành phố năm 1978 là 316(NDT), năm 1993 đã tăng lên
2,337(NDT), trừ nhân tố giá cả thì mức tăng thực tế là 6,3%/năm.
Những nguyên nhân dẫn đến sự thành công :

C - So sánh và rút ra bài học kinh nghiệm
Quá trình cải cách ở Trung Quốc có thể nói là sự vùng lên của chủ
nghĩa xã hội, trong hệ thống trật tự thế giới và đáng để Việt Nam học hỏi
kinh nghiệm.

*những tơng đồng và khác biệt
Cải cách kinh tế ở Trung Quốc hay đổi mới kinh tế ở Việt Nam đều
có mục tiêu chung là loại bỏ thể chế kinh tế cũ đã lỗi thời, tìm tòi và thiết
lập thể chế kinh tế mới phù hợp hơn với những hoàn cảnh thực tế và
những điều kiện đã thay đổi. Tuy nhiên, chúng diễn ra trên những tập
18


quán, những chính sách quản lí xã hội khác nhau...Do đó, chúng có những
sự tơng đồng cũng nh dị biệt rất cơ bản về quan điểm, chính sách cũng
nh biện pháp thực hành.
I. Những tơng đồng:
Mô hình kinh tế mới mà Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn về từ
ngữ có đôi chút khác nhau song căn cứ vào cách giải thích chính thức về
nội dung chúng có nhiều cái chung:

Thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, trong đó sở hữu
công cộng làm nền tảng.
Nhà nớc có vai trò định hớng, điều hành nền kinh tế chủ yếu bằng
kế hoạch gián tiếp và các công cụ thị trờng.
Hình thành một cách đồng bộ các thị trờng tiêu dùng t liệu sản
xuất, tiền tệ, sức lao động...
Coi phân phối lao động là chính, đồng thời thừa nhận các hình thức
phân phối khác nh nhờ thời cơ, nh lợi tức cho vay, nhờ mở doanh nghiệp...
Mở cửa nền kinh tế thị trờng phát triển rộng rãi ra thế giới.
Có một điểm cần lu ý là Trung Quốc chủ trơng chính thức cho phép
duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần nh vậy ít nhất đến giữa thế kỉ
21, điều này làm cho các thành phần kinh tế, các lực lợng thị trờng trong
và ngoài nớc yên tâm đầu t và kinh doanh. ở Việt Nam cha có sự xác định
về thời gian nh vậy.
ở Trung Quốc cũng nh ở Việt Nam, nông nghiệp và các xí nghiệp
quốc doanh có vai trò trụ cột trong nền kinh tế quốc dân. Song trớc đây cả
hai trụ cột này đều bị lung lay nghiêm trọng do chính sách công hữu hoá
và quản lí điều hành chính sách mệnh lệnh, do đó cả hai nớc đều phải tìm
cách giải phóng năng lực sản xuất, trả quyền tự chủ cho các đơn vị kinh
doanh. Trên thế giới, không có quốc gia nào có thể làm giàu, cất cánh đợc
nhờ phát triển nông nghiệp nhng Việt Nam và Trung Quốc đều vẫn phải
đang ở giai đoạn phải coi trọng nông nghiệp. Trong quá khứ cả hai nớc
đều đã phải trả giá quá đắt cho chính sách u tiên phát triển công nghiệp
nặng một cách vội vã, để rồi luôn luôn phải điều chỉnh lại, đa nông nghiệp
lên hàng đầu. Là những nớc nông nghiệp, tiểu nông chiếm u thế tuyệt đại
bộ phận ngời lao động còn tập trung sản xuất khai thác ruộng đất thì khâu
đột phá quan trọng nhất mà Trung Quốc và Việt Nam phải thực hiện trớc
hết và chủ yếu là giải phóng năng lực sản xất tạo quyền tự chủ kinh doanh
cho hành trăm triệu nông hộ ở Trung Quốc và hành chục triệu nông hộ ở


19


Việt Nam. Thực ra cải cách nông thôn ở Trung Quốc cũng nh ở Việt Nam
đều do nông dân tự phát làm từ lâu, đều bị vùi dập và phê phán nhng vẫn
tồn tại một cách âm thầm và dai dẳng cho đến khi các cấp lãnh đạo phát
hiện và thừa nhận hiệu quả, đã nâng lên thành chính sách chung và lan
nhanh cả nớc. Điều đó xảy ra ở các tỉnh Tứ Xuyên và An Huy của Trung
Quốc và Tỉnh Vĩnh Phú của Việt Nam những năm 1960.
Trung Quốc và Việt Nam đều chủ trơng mở của nền kinh tế với thế
giới, thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nớc phát triển. Trung Quốc mở
cửa sớm hơn Việt Nam nhiều, đã có bớc tiến dài trong quan hệ kinh tế
quốc tế, đạt đợc những thành công hết sức to lớn. Trung Quốc cũng đã có
nhiều biện pháp tích cực nh mở cửa các đặc khu kinh tế, các thành phố và
cảng mở cửa, các khu khai thác và phát triển kinh tế kĩ thuật...nhờ đó mà
kinh tế Trung Quốc phát triển hết sức năng động. ở Việt Nam, chính sách
mở cửa đợc thực hiện muộn hơn và trong hoàn cảnh ngặt nghèo do bị bao
vây, o ép. Kim nghạch ngoại thơng nhỏ, các khu chế xuất lập ra đã mấy
năm nhng chậm đi vào hoạt động. Tuy những năm gần đây quan hệ kinh
tế đối ngoại của Việt Nam có tiến bộ đáng kể, ngoại thơng tăng đều đặn
nhng Việt Nam còn phải học hỏi nhiều kinh nghiệm của Trung Quốc
trong việc lập các khu kinh tế mở cửa, xây dựng hệ thống pháp luật quan
trọng hơn cần có chính sách kinh tế đối ngoại riêng, thích hợp với điều
kiện của mình.
Các doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam và Trung Quốc tuy đều đã
đợc áp dụng nhiều biện pháp cải cách, nhng phần lớn đều kinh doanh kém
hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài. Một số giám đốc lộng hành, chiếm
dụng tài sản xí nghiệp. Tình trạng đó đặt nhà nớc trớc tình thế khó xử, nếu
để chúng phá sản thì lại đẩy công nhân ra lề đờng, đồng thời những món
nợ khổng lồ với ngân hàng không đợc thanh toán, nhng nếu cứ để cho

chúng tồn tại thì nhà nớc lại phải bù lỗ, không thể giảm đợc thâm hụt
ngân sách. Việc chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ti cổ phần đợc
coi là một lối thoát, song ở Trung Quốc và Việt Nam đều đang ở giai đoạn
thử nghiệm.
Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đang chịu sức ép mạnh mẽ của
một loạt vấn đề xã hội, nh thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh,
trộm cớp, buôn lậu, tham nhũng...Đó là mối đe doạ lớn đối với ổn định xã
hội, khiến nhiều tầng lớp dân c lo lắng và bất bình. Nổi bật lên là tệ nạn
tham nhũng lan tràn và nghiêm trọng. Trung Quốc và Việt Nam đều coi

20


đây nh quốc nạn, đã đa ra nhiều biện pháp tích cực để phòng chống,
song vấn đề này hoàn toàn không đơn giản.
Trung Quốc và Việt Nam đều đang đứng trớc những thách thức đợc
nhân đôi: vừa phải tự chiến thắng sự lạc hậu trì trệ của mình, vừa phải cố
gắng rút bớt khoảng cách với các nớc xung quanh trong một vùng phát
triển nhanh và năng động nhất thế giới nên buộc phải có một sự tăng trởng nhanh và liên tục. Do đó sự thận trọng phải đi kèm với sự khẩn trơng.
Nó đòi hỏi những phơng thức thích hợp và sáng tạo.
II. Những khác biệt:
Cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và cuộc đổi mới kinh tế Việt
Nam đã diễn ra không đồng thời , trên hai đất nớc khác nhau rất nhiều
về diện tích, tài nguyên, lịch sử, văn hoá những hoạt động kinh tế cụ
thể khác nhau, những ban lãnh đạo khác nhau, dẫ dắt những dân tộc
khác nhau. Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế năm 1986. Khi quan hệ
giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ở thời kỳ căng thẳng. Ngoài quan
hệ ngoại giao, không có sự giao lu kinh tế, văn hoá khoa học nào, khi
quan hệ hai nớc đợc đợc bình thờng hoá vào năm 1992, cuộc đổi mới
kinh tế ở Việt Nam đã không có nhiều điều kiện tham khảo trực tiếp

những kinh nghiệm của cải cách kinh tế ở Trung Quốc ngay từ đầu.
1. Trung Quốc là một thị trờng to lớn, nhiều u thế hấp dẫn về tài
nguyên và sức lao động hơn hẳn Việt Nam. Đó là một quốc gia khổng lồ,
có diện tích lãnh thổ lớn thứ ba trên thế giới, có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú và đa dạng vào bậc nhất thế giới. Trung Quốc chiếm vị
trí số một về dân số; tính đến cuối năm 1994 có 1 tỉ 198,5 triệu ngời, bằng
khoảng 22% số dân trên hành tinh, có nguồn lao động lớn, đạt khoảng
67% số dân. Tuy Trung Quốc có một đội ngũ trí thức đông đảo, nhng có
khó khăn lớn trong việc nâng cao dân trí của toàn xã hội. Hiện nay ít nhất
có 1/4 số ngời mù chữ; chữ Hán lại rất khó học, học mà không dùng rất dễ
quên, nên số ngời nửa mù chữ không phải là ít.
Việt Nam có chừng 73 triệu dân và diện tích bằng 1/30 của Trung
Quốc, là nớc trung bình cả về ba mặt dân số, lãnh thổ và tài nguyên. Nếu
so về trình độ phát triển, Việt Nam cũng thấp hơn Trung Quốc khi bắt đầu
cải cách. GDP/ngời của Trung Quốc khoảng 300 đôla, trong khi của Việt
Nam là khoảng 150 đôla (năm 1994: lần lợt là 370 và khoảng 200).
21


Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi. Với địa hình trải
dài trên bán đảo Đông Dơng, ven biển Đông, Việt Nam có vị trí quan
trọng trong giao lu Quốc tế. Ngời dân Việt Nam đợc đánh giá là có tố chất
tốt, chữ Việt Nam dễ học nên tỷ lệ ngời biết chữ cao. Trải qua hàng ngàn
năm xây dựng đất nớc và chống ngoại xâm, các dân tộc Việt Nam có
truyền thống đoàn kết, thống nhất và gắn bó. Về mặt này, tình hình ở
Trung Quốc có khác. Trong số hơn 50 dân tộc, ngoài ngời Hán chiếm đa
số, có những dân tộc "ít ngời", nhng dân số lên đến hàng triệu, hàng chục
triệu, c trú tập trung trên những lãnh thổ rộng lớn sát biên giới, mà ngôn
ngữ và nền văn hoá hoàn toàn khác với ngời Hán, song lại gần gũi với nớc
láng giềng, nh các dân tộc Mông Cổ, Ugua, Tây Tạng...Đó là những kết

quả của chính sách mở nang bờ cõi từ xa.
2. Khi bớc vào cải cách và đổi mới, nền kinh tế Trung Quốc và Việt
Nam đều bị tàn phá nặng nề. Ngoài nguyên nhân chung là do cả hai nớc
đều thực hiện thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, áp dụng
nhiều chính sách kinh tế sai lầm, duy ý chí, mỗi nớc đều có lý do riêng.
Sự xâm lợc của Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Khơ-me đỏ, và những cuộc
chiến tranh chống lại các cờng quốc đó đã gây hậu quả nghiêm trọng đến
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Còn Trung Quốc, kể từ
năm 1950 đã không có chiến tranh, trừ một số cuộc đụng độ biên giới; nhng sức tàn phá của các cuộc nội chiến liên miên và đẫm máu nh "chống
phái hữu", "cách mạng văn hoá", "phê Lâm phê Khổng", cùng các chính
sách kinh tế sai lầm cũng đủ đề, nh một nhà nghiên cứu phơng Tây đã nói,
đẩy cả dân tộc sát đến cơn hập hối.
Do có những nguyên nhân khác nhau, dẫn đến khủng hoảng kinh
tế, nên nhận thức để khắc phục hậu quả cũng khác nhau. Ngời Việt Nam
phải có thời gian để phân biệt đợc, đâu là do chiến tranh, đâu là lỗi tại
mình; còn ngời Trung Quốc sớm tỉnh ngộ, sớm huỷ bỏ các chiến dịch
"đấu tranh giai cấp", "tạo phản", coi "ngọn cỏ của chủ nghĩa xã hội còn
hơn cây lúa của chủ nghĩa t bản...".
3. Trung Quốc và Việt Nam có những điều kiện khác nhau trong
quan hệ đối ngoại, nên tiến trình hoà nhập vào thị trờng thế giới của ai nớc khác nhau về thời gian và mức độ.
Ngay từ đầu những năm 60, Trung Quốc đã có sự phân biệt trong
quan hệ với Liên Xô và Đông Âu, và từ đầu những năm 70, bắt đầu thắt
chặt dần quan hệ chính trị và kinh tế với Mỹ và các nớc phơng Tây khác.

22


Đó là điều kiện rất quan trọng để Trung Quốc có thể sớm từ bỏ mô hình
kinh tế Xô - Viết và mở của kinh tế sang phơng Tây, tiếp cận với nền kinh
tế thị trờng thế giới. Trung Quốc có uy thế chính trị mà Mỹ và Tây Âu

phải kiêng nể, vì là một trong năm uỷ viên thờng trực của Hội đồng Bảo
an Liên hiệp Quốc, không dễ bị lép vế trớc sức ép của các nớc đó. Điều đó
giải thích vì sao Trung Quốc có thái độ cứng rắn trớc việc Mỹ và Tây Âu
doạ dẫm "trừng phạt kinh tế " vì cái cớ là vấn đề nhân quyền. Việt Nam ,
bên cạnh việc cần có thời gian để chuyển biến nhận thức trong quan hệ
kinh tế Quốc tế, còn bị tác hại nặng nề do chính sách cấm vận kinh tế của
cờng Quốc hàng đầu là Mỹ, do chính sách o ép của các nớc khác... Do đó
Việt Nam phải có một thời gian dài để làm thất bại chính sách cấm vận
trên và tạo đợc hình ảnh tốt đẹp về nớc Việt Nam đổi mới, hoà nhập cởi
mở nh ngày nay.
4. Do hoàn cảnh cụ thể nên Trung Quốc có quốc sách "một nớc hai
chế độ", do đó hai nền kinh tế (của lục địa và của Đài Loan - Hông Kông)
song song tồn tại và bổ sung cho nhau. Sự phát triển năng động và nhanh
chóng vợt bậc của "hai con rồng châu á" kia đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trờng. Đặc biệt là Hồng
Kông với vai trò một trong những trung tâm tài chính hàng đầu ở châu á Thái Bình Dơng, một cảng tự do quốc tế lớn, một trung tâm cộng nghiệp
về thơng nghiệp hiện đại, đã mang lại cho Trung Quốc nguồn ngoại tệ
quan trọng qua các hoạt động trung chuyển buôn bán , đầu t trực tiếp, tạo
công ăn việc làm. ở Việt Nam, tình hình có khác. Sau khi thống nhất đất
nớc, nền kinh tế thị trờng ở miền Nam vốn đã có sự phát triển nhất định,
song đã bị thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cùng các chiến dịch cải tạo,
hợp tác hoá ... du nhập từ miền Bắc làm cho yếu đi rất nhiều, phải nhiều
năm mới khôi phục lại đợc .
5 . Trung Quốc có một lực lợng đông đảo ngời Hoa và Hoa kiều, ít
nhất 50 triệu ngời sống ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, có nhiều tiềm
năng về vốn, kỹ thuật, tri thức quản lý kinh doanh, truyền thống tổ chức
chặt chẽ và có quan hệ mật thiết với đất nớc. Theo tin của hội tạp chí Mỹ,
châu á có 49 tỷ phú (đô la Mỹ) là ngời Trung Hoa, trong đó 12 ngời sống
ở Đài Loan, 10 ngời ở Hồng Kông, 9 ngờiở Thái Lan, 6 ngời ở Inđônêsia,
5 ngời ở Malaysia, 4 ngời ở Singapore, 3 ngời ở Philippines. Ngời giàu

nhất là trùm t bản về bảo hiểm và bất dộng sản ở Đài Loan, có tài sản
khổng lồ 5,4 tỷ đô la. Ngời Trung Quốc ở hải ngoại còn nổi tiếng về thành

23


đạt trong khoa học kỹ thật. Riêng ở Mỹ hiện có 100.000 chuyên gia, học
giả ngời gốc Trung Quốc, chiếm 8% tổng số ngời gốc Trung Quốc ở nớc
này, trong số đó có 30.000 ngời đợc xếp vào hàng ngũ các nhà bác học
hàng đầu thế giới, chiếm 25% số nhà khoa học tầm cỡ của nớc Mỹ. Nhiều
ngời đã đạt giải thởng Nô-ben. Các nhà bác học và các doanh nghiệp ở nớc ngoài đã liên tục đa chất xám và vốn đầu t về đất nớc dới nhiều hình
thức. Riêng số tiền đầu t của Hoa kiều và ngời Hoa vào Trung Quốc đã
chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu t của nớc ngoài.
Việt Nam có khoảng 2 triệu Việt kiều, tuy có tố chất tốt nhng cha
có tiềm năng kinh tế và tri thức lớn vì mới lập nghiệp ở nớc ngoài cha lâu;
trong đó có một số ngời trớc đây bỏ nớc ra đi trong thù hận. Nhờ chính
sách cởi mở và đúng đắn của Đảng cộng sản và Nhà nớc Việt Nam, vấn
đề này đã đợc giải toả dần. Theo tính toán, mỗi năm Việt kiều có thể đa
về nớc dới các hình thức chừng 2 tỷ đô la, một lợng vốn đáng kể đối với
Việt Nam. Nhng vấn đề này vẫn cần có thời gian.
* Suy nghĩ bớc đầu về công cuộc cải cách ở
Việt Nam
Thành quả cuả 10 năm kinh tế ở Việt Nam phản ánh những nét
khác biệt so với các hình mẫu từng đợc áp dụng ở một số nền kinh tế
chuyển đổi khác nhau, ngoại trừ Trung Quốc. Cách làm của Việt Nam
ngẫu nhiên mà có nhiều điểm tơng đồng với Trung Quốc, mà trớc hết là
mọi nỗ lực cải cách chuyển đổi đều đảm bảo duy trì tính ổn định bền vững
của hệ thống chính trị xã hội . Thực tiễn cải cách ở hai Quốc gia láng
giềng, cùng thể chế chính trị xuất phát điểm và cùng định hớng mục tiêu
chính trị lâu dài, đã chỉ rõ để cải cách thành công vấn đề không phải là tốc

độ mà là phạm vi cải cách vừa tầm. Nhờ vậy mà cả Trung Quốc và Việt
Nam là hai nớc chiếm một vị trí đặc biệt trong nhóm nớc có mức độ tăng
trởng nhanh, bền vững, liên tục trong suốt thời kỳ cải cách chuyển đổi và
có nền kinh tế ổn định.
Bớc đầu cải cách kinh tế ở Việt Nam đã khá thành công với 5 nội
dung then chốt nhất là: (1) Tự do hoá phần lớn giá cả và thị trờng;
(2)
Chú trọng về điều kiện sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp; (3)
Kiềm chế lạm pháp, ổn địng sức mua đồng tiền; (4) Cải cách tài chính,
tiền tệ ngân hàng; (5) bớc đầu sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nớc
(DNNN) và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tập chung khai thác
nội lực gắn với sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực huy động từ bên ngoài,

24


từng bớc hội nhập cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới. Cải cách tập
chung vào 5 nội dung then chốt đã góp phần nới lỏng có kiểm soát tổng
cầu vốn bị kìm hãm trớc đây, tạo ra kích thích tăng trởng về tổng cung
đúng mức tiềm năng của toàn bộ nền kinh tế. Do nhiều nguyên nhân
khách quan, chủ quan từ năm 1997 trở lại đây, dờng nh tốc độ cải cách đã
bị chững lại. Hiệu năng hoạt động của nền kinh tế Việt Nam bị giảm sút,
phản ánh những vấn đề bất cập về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cũng chịu
những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Yêu cầu đẩy mạnh cải cách đi vào chiều sâu ở giai đoạn hiện nay phải
nhằm hai hớng cơ bản: một mặt, cơ cấu lại nền kinh tế, thiết lập tơng quan
tổng cung - tổng cầu trên bình diện vĩ mô mới chủ yếu khai thác những
mặt mạnh của các yếu tố nội lực, có tính đến "mở cửa" rộng hơn ra thị trờng bên ngoài, mặt khác, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của
nền sản xuất hàng hoá nội lực, đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng khắt khe
hơn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế trong và ngoài khu vực.

Đờng hớng tiếp tục cải cách nền kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn
nhất quán với những mục tiêu dã đợc vạch ra từ nhiệm kỳ Đại hội VI
(năm1986), có đợc bổ sung ở đại hội VII (năm 1997) và các nghị quyết
của ban chấp hành Trung ơng khoá VIII, cũng nh sự tiếp tục kiên trì định
hớng trong nhiệm kỳ đại hội IX sắp tới. Tuy nhiên trong bối cảnh mới của
tình hình kinh tế trong nớc, khu vực và Quốc tế, phạm vi nội dung cải
cách phải đi vào trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả hơn. Chất lợng cải
cách cần phải đợc nâng cao, nhất là việc tái hiện cơ cấu hệ thống tài chính
- ngân hàng, sắp xếp kiện toàn khu vực doanh nghiệp nhà nớc và tự do
hoá hoạt động thơng mại, đầu t.
Trớc thềm thiên nhiên kỷ mới này, cũng nh hệ thống ngân hàng của
nhiều nớc, ngân hàng của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ
sự suy giảm tăng trởng và tình hình tài chính yếu kém của các DNNN.
Bản thân của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn là sự rủi ro lớn về
ngoại hối. Nợ khê đọng chồng chất, cơ sở vốn hoạt động còn nhỏ nhoi và
khả năng sinh lời thấp. Để giải quyết tình hình này, một số biện pháp
nhằm tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại khu vực ngân hàng kiện toàn thể
chế pháp lý và khởi thảo xây dựng chiến lợc cải cách ngân hàng toàn diện
trên một lộ trình nhiều năm đã đợc đa vào. Ngay trong lĩnh vực cốt tử này,
kinh nghiệm Trung Quốc có thể học hỏi cũng rất phong phú.

25


×