Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Thuyết trình kinh doanh quốc tế hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 28 trang )

Kinh doanh quốc tế hiện đại

Chương 7: Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế

GVHD:

TS. VŨ TRỌNG PHONG

Nhóm 4: Nguyễn Thị Lan Anh
Trịnh Thu Linh
Đoàn Thu Thuỷ
Đặng Thuỳ Linh
Lớp:Thạc sỹ Quản trị kinh doanh đợt 2- 2014


Biện pháp thực thi chính sách thương mại

Chính sách thương mại sử dụng 7 công cụ chính: thuế, tài trợ, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
tự nguyện, yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa, các biện pháp hành chính, và thuế chống bán phá giá.

Thuế quan: Thuế là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu (hay xuất khẩu). Thuế được chia làm 2 loại chính. Thuế tuyệt đối được áp
dưới dạng 1 mức phí cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Thuế theo giá trị sẽ được áp dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá
trị của hàng hóa nhập khẩu.


Chính phủ được hưởng lợi, vì thuế tăng nguồn thu chính phủ.
Các nhà sản xuất nội địa hưởng lợi, vì thuế tạo cho họ 1 sự bảo
hộ nhất định trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài thông
qua việc gia tăng chi phí của hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng
chịu thiệt vì họ phải trả nhiều hơn cho 1 số mặt hàng nhập
khẩu.



Thuế xuất khẩu ít phổ biến hơn nhiều so với thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu có 2 mục tiêu: thứ nhất, tăng thu
cho chính phủ, và thứ hai, giảm xuất khẩu từ 1 khu vực, thường là do những nguyên nhân chính trị.


Tài Trợ

Tài trợ là một khoản chi của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa. Có nhiều dạng trợ cấp, bao gồm tài trợ bằng tiền
mặt, các khoản vay lãi suất thấp, ăn hạn về thuế, và việc góp vốn của chính phủ vào các doanh nghiệp nội địa. Thông qua
việc giảm chi phí sản xuất, trợ cấp giúp các nhà sản xuất nội địa bằng 2 cách: (1) cạnh tranh với hàng ngoại nhập và (2)
giành lợi thế trên các thị trường xuất khẩu.

Những lợi ích chính từ trợ cấp thường dành cho các nhà sản xuất nội địa, từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của
họ

Trên thực tế, nhiều khoản trợ cấp đã không thành công trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các nhà sản
xuất nội địa. Hơn nữa, chúng có xu hướng bảo hộ cho hoạt động sản xuất kém hiệu quả và thúc đẩy sản xuất thừa.


Biện pháp hàn ngạch nhập khẩu và hạn
chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng 1 loại hàng hóa có thể nhập khẩu vào 1 nước. Biện pháp hạn chế này thường được thực thi bằng cách
cấp phép nhập khẩu cho 1 nhóm các cá nhân hay doanh nghiệp.
Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) là hạn ngạch về thương mại được đặt ra bởi nước xuất khẩu, thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.


YÊU CẦU VỀ HÀM LƯỢNG NỘI ĐỊA HÓA
Khái niệm: là yêu cầu về một tỷ lệ nhất định hàng hoá phải được sản xuất trong nước. Yêu cầu này có thể được diễn đạt dưới dạng các điều
kiện vật lý ( ví dụ, 75% các thành phần của sản phẩm này phải được sản xuất trong nước) hoặc dưới dạng điều kiện về giá trị ( ví dụ,

75% giá trị sản phẩm này phải được sản xuất trong nước).

Ví dụ: một đạo luật ít được biết đến ở Mỹ, Đạo luật Mua hàng Mỹ ( Buy America act) quy định rằng các cơ quan chính quyền phải ưu tiên cho các sản phẩm
của Mỹ khi đưa các hợp đồng thiết bị ra đấu giá, trừ khi sản phẩm ngoại có lợi thế đáng kể về giá. Đạo luật này quy định hàng hoá là “của Mỹ” nếu 51% giá trị
nguyên liệu được sản xuất ở Mỹ. Đó chính là yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá.

Các quy định về hàm lượng nội địa hoá cung cấp sự bảo hộ cho nhà sản xuất linh kiện trong nước theo cách thức tương tự như hạn ngạch nhập khẩu:
thông qua việc giới hạn cạnh tranh từ nước ngoài. Các tác động kinh tế tổng thể cũng tương tự; các nhà sản xuất nội địa hưởng lợi, nhưng biện pháp hạn
chế hàng nhập khẩu làm tăng giá các linh kiện nhập khẩu. Tiếp đó, giá linh kiện nhập khẩu cao hơn lại được chuyển sang cho người tiêu dùng sản phẩm
cuối cùng dưới dạng giá cả thành phẩm cao hơn. Như vậy cũng như mọi chính sách thương mại, các quy định hàm lượng nội địa hoá có xu hướng làm
lợi cho nhà sản xuất, chứ không phải người tiêu dùng.


CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH



là các quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó khăn cho
hoạt động nhập khẩu vào một quốc gia.

Khái niệm



có thời điểm Hà Lan xuất khẩu hoa tuy líp tới hầu hết các nước trừ Nhật Bản. Ở
Nhật, các thanh tra hải quan yêu cầu kiểm tra từng củ tuy líp bằng cách cắt dọc

Ví dụ

chúng làm đôi , và gần như khéo léo tới đâu cũng không thể gắn chúng được

lại.


CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


Khái niệm: trong bối cảnh thương mại quốc tế, bán phá giá được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như là hoạt động bán hàng tại thị trường
nước ngoài ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất hay hoạt động bán hàng tại thì trường nước ngoài dưới mức giá thị trường “hợp lý”.



Các biện pháp chống bán phá giá được thiết kế để trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào việc bán phá giá. Mục tiêu cuối cùng
là để bảo vệ nhà sản xuất nội địa từ sự cạnh tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài.


TÌNH HUỐNG VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ




Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp: đây có lẽ là lý do phổ biến nhất biện minh cho sự can thiệp của chính phủ
là bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp khỏi sự cạnh tranh không công bằng với nước ngoài.
Ví dụ: biện pháp thuế đánh vào thép nhập khẩu bởi tổng thống George W.Bush năm 2002, được đưa ra nhằm thực hiện
bảo vệ khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài. Tuy nhiên nó cũng khiến giá thép tăng cao với các nhà tiêu thụ thép ở Mỹ,
như các công ty Oto, khiến họ kém cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.


TÌNH HUỐNG VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
An ninh quốc gia
các nước đôi khi cũng cần phải bảo vệ

ngành công nghiệp nhất định bởi
chúng có vai trò quan trọng đối với an
ninh quốc gia Đặc biệt như các ngành
công nghiệp lien quan đến quốc phòng
( ví dụ, hàng không vũ trụ, công nghệ
điện tử tiên tiến, vật liệu bán dẫn…).
Mặc dù không còn phổ biến như trước
đây, xong lập luận này vẫn còn được
sử dụng.

Biện pháp trả đũa
Một số người lập luận rằng chính phủ nên sử dụng biện pháp đe
doạ can thiệp trong chính sách thương mại như một công cụ mặc
cả nhằm giúp mở cửa các thị trường nước ngoài và buộc các đối
tác thương mại phải “tuân theo quy luật của trò chơi”. Chính phủ
Hoa Kỳ đã từng đe doạ trừng phạt bằng cách cấm vận thương mại
trong nỗ lực nhằm buộc chính phủ Trung Quốc thực thi nghiêm
túc các đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ.


TÌNH HUỐNG VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ





Bảo vệ người tiêu dùng: nhiều chính phủ từ lâu đã có quy định để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản
phẩm không an toàn.
Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại: các chính phủ đôi khi sử dụng chính sách thương mại để hỗ
trợ các mục tiêu của chính sách đối ngoại của họ.

Bảo vệ nhân quyền: Việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở các quốc gia khác là một nhân tố quan trọng
trong chính sách đối ngoại của nhiều nền dân chủ.


CÁC LẬP LUẬN KINH TẾ BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ



Lập luận về nền công nghiệp non trẻ: gần như là lập luận kinh tế lâu đời nhất biện hộ cho sự can thiệp của chính
phủ.Alexander Hamilton đã đề xuất lập luận này vaoaf năm 1972. Theo như lập luận này, nhiều nước đang phát triển
có lợi thế so sánh tiềm tàng trong sản xuất, nhưng lúc đầu các ngành công nghiệp sản xuất không thể cạnh tranh được
với các ngành công nghiệp đã ra đời lâu ở các nước phát triển.


CÁC LẬP LUẬN KINH TẾ BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA
CHÍNH PHỦ



GATT đã thừa nhận lập luận các ngành công nghiệp non trẻ là một lý do chính đáng cho chính sách bảo hộ mậu dịch.
Tuy thế nhiều nhà kinh tế vẫn giữ thái độ chỉ trích vấn đề này vì hai lý do chính:

o Thứ nhất, sự bảo hộ sản xuất khỏi cạnh tranh với nước ngoài không có lợi, trừ sự bảo hộ đó
o

giúp ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, lập luận ngành công nghiệp non trẻ dựa trên các giả thuyết là các doanh nghiệp không
thể đầu tư dài hạn hiệu quả bằng cách vay tiền từ các thị trường vốn trong nước hay quốc tế.



Chính sách thương mại chiến lược




Thứ nhất, người ta lý luận rằng với các hành động thích hợp, một chính phủ có thể giúp nâng cao thu nhập
quốc gia, nếu họ có thể, bằng cách nào đó, đảm bảo rằng doanh nghiệp hay các doanh nghiệp nội địa, chứ
không phải doanh nghiệp nước ngoài, giành được lợi thế dẫn đầu trong một ngành công nghiệp.
Thứ hai, chính phủ có thể thu lợi từ việc can thiệp vào một ngành công nghiệp khi giúp các doanh nghiệp nội địa
vượt qua các hàng rào, được tạo ra bởi các doanh nghiệp nước ngoài đã giành được lợi thế người dẫn đầu nhằm cản
trở các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.


QUAN ĐIỂM XÉT LẠI VỀ THƯƠNG MẠI TỰ
DO


BIỆN PHÁP TRẢ ĐŨA VÀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

o Krugman lập luận rằng một chính sách thương mại chiến lược hướng tới việc thành lập các
o
o

doanh nghiệp nội địa có vị thế thống trị trong một ngành công nghiệp toàn cầu đã nâng cao
thu nhập quốc gia bằng chi phí của các nước khác.
Một nước nếu nỗ lực sử dụng các chính sách như trên, thì nhiều khả năng sẽ vấp phải biện
pháp trả đũa.
Trong nhiều trường hợp, kết quả là chiến tranh thương mại giữa hai hay nhiều chính phủ có
chính sách can thiệp sẽ đẩy tất cả các nước liên qua vào tình trạng tồi tệ hơn và không áp

dụng các chính sách can thiệp ngay từ đầu.


CÁC CHÍNH SÁCH NỘI ĐỊA




Các chính phủ không phải lúc nào cũng hành động dựa trên lợi ích quốc gia, khi họ can thiệp vào nền kinh
tế.
Ví dụ, Chính sách nông nghiệp chung đã đem lại lợi ích cho những nhà nông sản xuất không hiệu quả và
các chính khách dựa vào những lá phiếu của họ, nhưng không mang lại gì cho người tiêu dùng ở EU, những
người cuối cùng phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa thực phẩm của mình.
Như vậy, lý do sâu xa hơn cho việc không áp dụng chính sách thương mại chiến lược, theo Krugman, là
chính sách này gần như chắc chắn sẽ khống chế bởi các nhóm lợi ích đặc biệt trong nền kinh tế, những
người sẽ bóp méo chính sách đó phục vụ lợi ích của họ.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Những lý luận kinh tế vững chắc đang hỗ trợ cho thương mại tự do không giới hạn. Trong khi nhiều
chính phủ đã nhận ra giá trị của những lý luận này, họ vẫn không sẵn long đơn phương hạ thấp rào
cản thương mại do lo ngại các quốc gia khác có thể sẽ không thực hiện tương tự.

Tình trạng bế tắc như vậy có thể được giải quyết nếu cả hai quốc gia đàm phán một bộ các quy tắc chi phối
thương mại qua biên giới và hạ thấp rào cản thương mại. Vậy ai là người giám sát các chính phủ để chắc chắn
rằng họ chơi đúng luật chơi thương mại? Ai sẽ là người thực thi các biện pháp trừng phạt đối với một chính
phủ gian lận? Cả hai chính phủ đều có thể thiết lập một cơ quan độc lập để hành động như một trọng tài kinh
tế.



VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY VÀ
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Vòng đàm phán Uruguay bao gồm những điều khoản sau:

•Thuế đối với hàng hóa sẽ được cắt giảm hơn một phần ba, và thuế sẽ được dỡ
bỏ trên hơn 40% các hàng hóa chế tạo và hàng hóa thông thường khác.
•Mức thuế trung bình được áp bởi các quốc gia phát triển trên hàng hóa chế tạo
sẽ được giảm xuống còn nhỏ hơn 4% giá trị, mức thấp nhất trong lịch sử hiện
đại.
Các khoản trợ cấp nông nghiệp sẽ được cắt giảm mạnh.
Các quy tắc về thâm nhập thị trường và thương mại bình đẳng của GATT sẽ
được mở rộng sang cả những lĩnh vực dịch vụ.
Các quy tắc của GATT cũng sẽ được mở rộng để cung cấp sự bảo hộ đối với
bằng sáng chế, bản quyền, và thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
Các rào cản thương mại trong dệt may sẽ được gỡ bỏ đáng kể trong vòng 10
năm.
Tổ chức thương mại thế giới sẽ được thành lập để thực thi thỏa thuận của
GATT








WTO: TRẢI NGHIỆM CHO ĐẾN NGÀY NAY



WTO trong vai trò cảnh sát toàn cầu



Trong 15 năm đầu hoạt động, WTO đã cho thấy cơ chế giám sát và thực thi của mình đang thu
được kết quả tích cực. Trong giai đoạn từ 1995 đến đầu 2010, hơn 400 vụ tranh chấp thương mại
giữa các quốc gia đã được đưa ra WTO. Đây là một kỷ lục so với tổng số 196 trường hợp đã được
thụ lý bởi GATT trong gần nửa thế kỷ.


Mở rộng các thỏa thuận thương mại




WTO được trao vai trò làm trung gian thúc đẩy các thỏa thuận tương lai nhằm mở của cho thương mại
toàn cầu về dịch vụ.
WTO cũng được khuyến khích quan tâm đến các quy định chi phối đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, điều
mà GATT chưa từng thực hiện. Hai ngành đầu tiên được lấy làm mục tiêu để tái cấu trúc là viễn thông
toàn cầu và dịch vụ tài chính.


TƯƠNG LAI CỦA WTO: CÁC VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC
GIẢI QUYẾT VÀ VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA


Thâm nhật thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ phi nông
nghiệp




WTO và GATT đã tạo ra những bước tiến dài trong việc giảm thuế trên các sản phẩm phi
nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm. Mặc dù hầu hết các quốc gia phát triển
đã đưa mức thuế của họ trên các sản phẩm công nghiệp xuống mức trung bình 3,8% giá trị
hàng hóa, vẫn còn những ngoại lệ. Cụ thể, trong khi thuế trung bình thấp, suất thuế cao vẫn
tồn tại đối với những mặt hàng nhập khẩu nhất định vào các quốc gia phát triển, điều này làm
hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và tăng trưởng kinh tế.




WTO còn muốn giảm thuế hơn nưã và giảm phạm vi áp dụng của các suất thuế cao. Mục
tiêu cuối cùng là giảm thuế xuống mức 0. Mặc dù điều này nghe có vẻ đầy tham vọng,
nhưng thực tế 40 quốc gia đã đưa thuế về mức 0 đối với các hàng hóa công nghệ thông tin
rồi, vậy là đã có tiền lệ.



Nhìn xa hơn, WTO cũng muốn giảm thuế trên các hàng nhập khẩu phi nông nghiệp vào các
quốc gia đang phát triển. Nhiều nước trong số này sử dụng lập luận ngành công nghiệp non
trẻ để biện hộ cho việc áp đặt các mức thuế cao lâu dài, tuy nhiên, các mức thuế đó cuối
cùng cần phải giảm để các quốc gia này có thể gặt hái được những lợi ích đầy đủ cuả thương
mại quốc tế.


×