Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giai phap tìm việc cho sinh viên khi ra trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.58 KB, 15 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
________

KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ
ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP TÌM KIẾM VIỆC CHO SINH
VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG

GVHD: Nguyễn Thị Thúy Duyên
Thực hiện: Nhóm 7


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT
HỌ VÀ TÊN
1
Nguyễn Thị Bích Ngân

MSSV
2004140158

CÔNG VIỆC
Làm ppt, bài word thuyết trinh

2

Đinh Tấn Hiếu


2004140083

Thuyết trình, kiếm tài liệu

3

Ngô Tấn Tĩnh

2001140429

Kiếm tài liệu phần nguyên nhân

4

Quách Chấn Hào

2003150150

Yêu cầu của nhà tuyển dụng

5

Nguyễn Thị Hồng Uyên

2001150035

Sưu tầm video liên quan đén dề tài

6


Ngô Thị Thúy Duy

2001150077

7

Trần Tấn Phát

2004140193

Kiếm tài liệu phần các kỹ năng cần
thiết cho sinh viên
Thực trạng của vấn đề thất nghiệp
hiện nay


1.THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG:
Vấn đề việc làm đang là 1 trong những vấn đề bức thiết của nhiều quốc gia, đặc
biệt là những quốc gia đang phát triển. Đây là 1 vấn đề luôn được quan tâm cho mọi
nguồn nhân lực. Đặc biệt nhất là nguồn nhân lực có trình độ Đại Học - Cao Đẳng.
Hầu hết các sinh viên ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí minh sau
khi ra trường đều tìm kiếm 1 công việc tạm thời như: Gia sư, bưng bê tại các quán
cafe, nhà hàng, quán ăn, nhân viên trực điện thoại, nhân viên siêu thị,... để ở lại thành
phố rồi xin việc ổn định sau. Không chỉ với những sinh viên khá, trung bình_ khá mà
thậm chí những sinh viên có tấm bằng giỏi trên tay vẩn sẽ loay hoay không biết đi đâu,
về đâu khi các công ty vẫn chồng chất hồ sơ xin việc.
Do đó, không ít bạn sau khi học xong Cao Đẳng, Đại Học đã chọn giải phải học
tiếp, học liên thông, học văn bằng hai với hi vọng tìm kiếm được công việc tốt hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được công việc sau nhiều
tháng đầu vật lộn. Nhưng không nhiều trong số đó tìm được công việc đúng chuyên

ngành mình đã học.

1.1.Thực trạng việc làm của sinh viên nước ta:

*Thực trạng chung:


Theo thống kê, tính đến cuối năm 2012, trong tổng số 984 nghìn người thất nghiệp có
55,4 nghìn người trình độ CĐ (5,6%) và 111,1 nghìn người có trình độ ĐH trở lên
(11,3%).
Trong năm 2014, con số đó đã tăng lên đáng kể.Tỉ lệ lao động có trình độ đại học thất
nghiệp trên cả nước lên tới 20% (504.700 người).
Trong 3 tháng đầu năm 2015 cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000
người so với cùng kỳ năm 2014.
*Thực trạng việc làm của 1 số trường đại học trong nước:
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000
cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau, đã cho thấy những con số báo động. Có đến
26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được
hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với
trình độ, chuyên ngành đào tạo.
Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn
một giải pháp an toàn là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.
*Thực trạng việc làm của sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm:
( Số người được khảo sát: 37 người)
62,16 % đang có việc làm (23 người)
37,84% chưa có việc làm (14người)


Trong số người có việc làm có:

Có 86,96 % (20người) làm đúng chuyên ngành
13,04% ( 3 người) làm trái chuyên ngành.

26,1%(6 người) người vừa làm vừa học cao học 73,9% (17 người ) không học
tiếp cao học.


Trong số những người chưa có việc làm có:
78,6%( 11người) tiếp tục học cao học.
1,4% ( 3 người) không tiếp tục học cao học


Thời gian chờ việc ít nhất là 2 tháng
Khó khăn của sinh viên gặp phải khi đi tim việc chủ yếu là khó khăn về khả năng
ngoại ngữ, tin học và khả năng trả lời phỏng vấn.
Hầu hết số người được khảo sát đều cho rằng để có thể làm việc được không chỉ cần
kiến thức chuyên môn mà còn phải cần kiến thức xã hội nói chung
2. NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG

2.1 TỪ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI:
Trong những năm nước ta còn thực hiện chính sách bao cấp thì không có hiện
tượng sinh viên ra trường bị thất nghiệp. Phần lớn là vì ngày đó sinh viên ra trường
cũng ít, số lượng không nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên ra trường được nhà nước
phân công tác.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế, nhà nước chuyển sang
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho mình không có sự bao cấp của nhà
nước thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức bách.
2.2.TỪ PHÍA ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên
nhân từ phía đào tạo. Nhiều chương trình quá lạc hậu về nội dung cũng như phương

pháp giảng dạy. Đôi khi việc học khác xa so với yêu cầu của công việc trong thực tiễn.
Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sau khi sinh viên học hết năm thứ ba họ có


thể làm việc được tại một cơ quan theo ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài
các chương trình đã được đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khóa học
ở ngoài như ngoại ngữ, tin học để có thề đáp ứng được yêu cầu của công việc.
a) Cơ cấu đào tạo:
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta vẫn còn lạc hậu và chưa bám sát thực tế.
Trong khi một đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kỹ
thuật, công nghệ, xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại
chưa đáp ứng được hết nhu cầu. Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá
dư thừa “ 90% sinh viên khối kinh tế ra trường không có việc làm “ là một phần do
bên đào tạo chưa nắm được nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ
cho sinh viên về việc chọn ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính
chứ không tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng sau này.
b) Chất lượng đào tạo:
Hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế cũng có khoảng cách quá xa.Những gì
sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân
một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc giảng dạy. Phần khác là xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao vì vậy
phương pháp sản xuất cũng thay đổi theo. Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó
đào tạo không bắt kịp những thay đổi này vì vậy nó thường bị tụt hậu.
2.3.TỪ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC:
Trong những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự đào tạo
nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến khích để sử dụng sinh
viên sau khi tốt nghiệp ví dụ như sinh viên khối sư phạm được miễn học phí. Nhưng
về cơ bản thì nhà nước ta vẫn chưa có chình sách hợp lí để khuyến khích cũng như tạo
điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng
chẳng hạn như chính sách đối với những người ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp

lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên ra trường vế đây công tác.


2.4.TỪ BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ GIA ĐÌNH:


Bị động khi tìm việc:
Đây là một trong những lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường.

Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố
mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình.
Không biết thiết lập mạng lưới quan hệ
Xem thường buổi phỏng vấn.


Sinh viên thực sự không có khả năng:
Nhiều sinh viên thi vào 1 trường đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì

ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy 1 trường để học. Cũng có
nhiều sinh viên có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học nhưng trong suốt mấy
năm học đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyên kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm
nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong
khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có năng lực làm việc hiệu quả, có chất
lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải.


Sinh viên định hướng không rõ ràng:
Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhân định “ Lao động

trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ

chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi
của bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì
nó...” Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, các
doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm
huyết nghề nghiệp.



Sinh viên thiếu kĩ năng đi xin việc:
Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của

việc sinh viên không xin được việc làm là do yếu kĩ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng


về, không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao (đòi hỏi ở những vị trí cao hơn so với
khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được).
Nguyên nhân thứ hai là do bộ hồ sơ không ấn tượng, không tạo cho nhà tuyển
dụng cảm giác muốn thử sức các bạn, xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả
năng như trong bảng giới thiệu hay không? Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin
việc, lí lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình.
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một lợi thế
của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Vì vậy sinh viên nếu tận dụng và phát
huy tối đa thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc.
3. YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN:

Nghiên cứu tìm hiểu về yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản
đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Kết quả cho thấy, những năm gần đây, nhà tuyển
dụng lao động nói riêng và thị trường lao động nói chung đang dần thay đổi trong hình
thức đánh giá cũng như tuyển dụng lao động nhưng nhìn chung có ba yếu tố thường

trực mà người lao động cần phải đạt bao gồm khả năng chuyên môn, khả năng quản lí
và kĩ năng mềm.
Dưới góc độ đánh giá của nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp Đại học mặc dù
được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số
điểm yếu như trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học còn hạn chế, khả năng chịu áp lực


và tính chuyên nghiệp còn kém, phần lớn chưa được trang bị về kĩ năng mềm hay
thiếu hiểu biết thực tế,… Đa phần người lao động khi được nhận vào làm tại các cơ sở
lao động đều phải trải qua một quá trình đào tạo lại mới có thể thích nghi được với
công việc.
Kỹ năng mềm, đó là: khả năng làm việc theo nhóm, sự linh hoạt trong công
việc,tính cẩn thận tỉ mỉ và năng động. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là
do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mềm họ được trang bị (theo wikipedia).
Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các
nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ
năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”.

4.TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẠY CHÚNG TA NHỮNG GÌ? ĐÃ ĐỦ CHƯA?
Tôi từng hơn một lần đặt câu hỏi: Trường đại học mang lại gì cho sinh viên? Tất cả
các môn học là hành trang để khởi nghiệp thuận lợi? Kiến thức đuợc học có cần thiết
sau tốt nghiệp?
Câu trả lời của riêng tôi là ‘có’. bởi tôi tin truờng đại học đã mang đến cho tôi và các
bạn nhiều thứ hơn. Những thời gian ở đây tôi đuợc trang bị nhiều kỹ năng hữu ích,
giúp tôi có thển tồn tại trong xã hội luôn vận động, đầy sự cạnh tranh hơn là một tấm
bằng tốt nghiệp.
1. Nguồn kiến thức vô hạn
Truờng đại học thật sự là một thiên đuờng để học tập. Ở đây ta sẽ đuợc tiếp xúc với
một nguồn kiến thức vô tận và tự do tìm hiểu những thông tin mà bản thân thât sự

quan tâm cũng như những kiến thức và kỹ năng cần thiết
2. Trường đại học - xã hội thu nhỏ
18 tuổi, tôi cũng như các bạn, chưa hiểu nhiều về khó khăn, sự cạnh tranh khốc liệt của
đời sống. Mọi thứ không phải màu hồng như trên phim hay tiểu thuyết. Trường đại học
chính là xã hội thu nhỏ, giúp sinh viên dần làm quen với những khái niệm về thực tế
cuộc sống.


Mỗi khoa chính là ngành nghề sau này của các bạn. Môn học là nhiệm vụ bạn phải
thực hiện để khẳng định năng lực bản thân. Làm tốt bao nhiêu, bạn sẽ được đánh giá
để ngồi vào vị trí xứng đáng với năng lực bấy nhiêu khi ra trường đời.
3. Môn học - thước đo năng lực
Sau 4-5 năm đại học, không ít lần nhiều nguời sẽ tự đặt câu hỏi: Học môn này để
làm gì? Nó giúp ích gì cho bản thân sau này?
Câu trả lời tôi nhận được khá đơn giản. Đó là trong xã hội, mọi thứ đều chuyển động
và thay đổi không ngừng. Các bạn đừng bao giờ nghĩ chúng ta học tất cả môn giống
nhau từ năm này đến năm khác, hay áp dụng môn học như vậy từ khóa này đến khóa
khác dễ dàng.
Khi đi làm, chúng ta luôn đối mặt những khó khăn, thử thách mới, thiên biến vạn hóa,
không phải mọi thứ đều nằm trong kiến thức đã học. Trong công việc, lãnh đạo không
quan tâm bạn có giỏi về vấn đề đó hay không? Họ cần là làm sao chúng ta xử lý tốt
nhất, hiệu quả nhất.
Các môn học được sắp xếp đa dạng giúp học sinh không chỉ phát huy mặt mạnh, mà
còn biết vượt qua những mặt yếu. Môn học nào cũng quan trọng, dù có hay không liên
quan nghề nghiệp sau này. Điều bạn nhận được là kỹ năng sinh tồn với sự thay đổi của
xã hội, cũng như công việc được giao sau này. Bởi vậy, bạn hãy luôn xem mỗi môn
học là nhiệm vụ, phải làm sao để đạt kết quả tốt nhất.
4. Bảng điểm - thước đo nỗ lực
Theo một nhà tuyển dụng có tiếng tại đây chia sẻ: “Nhà tuyển dụng nhìn vào bảng
điểm không phải để xem bạn học giỏi hay kém mà quan sát tổng thể nỗ lực của

bạn qua từng môn học. Họ xem mỗi môn học là nhiệm vụ. Khả năng bạn xử lý
chúng là thước đo đánh giá bạn có thể giải quyết công việc sau này”.
Nếu bảng điểm của bạn càng cao, thực tế là sự nỗ lực, công sức bạn dành cho môn học
càng nhiều, kết quả cao. Họ sẵn sàng giao cho bạn những nhiệm vụ phù hợp với năng
lực xử lý công việc. Vì thế, các bạn hãy luôn xem bảng điểm là thước đo tổng thể
chính xác nhất cho nỗ lực và hiệu quả xử lý công việc. Nên nhớ, nhà tuyển dụng rất
công bằng và công tâm với nỗ lực của bạn.
5. Hoạt động ngoại khóa đánh giá kỹ năng mềm


Học kiến thức trong trường chưa đủ, bởi mỗi học sinh đều cần trang bị cho bản thân
những kỹ năng mềm để có thể tồn tại trong xã hội. Đó là kỹ năng giao tiếp, hoạt động
nhóm, thuyết trình trước đám đông, thuyết phục người khác, quan sát...
Các bạn sẽ không thể học được những kỹ năng trên qua bất kỳ trường lớp nào. Chúng
phụ thuộc vào sự trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động trường lớp, đoàn thể, xã
hội... Bên cạnh việc học, các bạn cố gắng tham gia nhiều hoạt động mình yêu thích.
Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng mềm và tài năng tiềm ẩn. Đó là hành trang quan
trọng cho học sinh - sinh viên trên con đường sự nghiệp.

5. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC THAM GIA CÁC CÂU LẠC BỘ , KỸ NĂNG
MỀM CẦN CÓ ĐẾN TƯƠNG LAI CỦA SINH VIÊN
Để có thể rèn luyện được kỹ năng mềm, sinh viên có thể tham gia các CLB. Hoạt động
của các CLB đưa ra sẽ tạo điều kiện cho sinh viên khi tham gia được rèn luyện và phát
triển bản thân một cách hiệu quả, tạo môi trường học tập và nghiên cứu giúp họ nâng
cao kiến thức về nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn của mình. Ngoài ra,
còn giúp giảm bớt căn thẳng sau những giờ học tập.
a)

Các CLB mà sinh viên có thể tham gia!


CLB TÌNH NGUYỆN TRẺ (NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN TPHCM):

Là những người trẻ tuổi, nhận thức rõ trách nhiệm xã hội và nhu cầu nội tâm về sự
đóng góp, về tình cảm của mình. Do vậy tập trung nhau lại thành một tổ chức và tiến
hành thực hiện những hành động có thể làm được nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng
hướng tới các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là trẻ em.




CLB KỸ NĂNG LỬA XANH HUFI:

Tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho đoàn viên sinh viên trong trường rèn luyện
những kỹ năng hoạt động đội nhóm, hoạt động ngoài trời, kỹ năng về tổ chức sinh hoạt
tập thể,..kỹ năng sống , kỹ năng thực hành xã hội phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
Hoặc các CLB xã hội mang tính cộng đồng như : CLB THIỆN NGUYỆN NỤ CƯỜI
TRÁI TIM, CLB THIỆN NGUYỆN KHÁT VỌNG SỐNG , CLB CÔNG TÁC
XÃ HỘI NHÂN ÁI,… nhằm rèn luyện một số kỹ năng sống, giá trị sống, khả năng
độc lập, tự chủ và tính kỹ luật cho chính mình thông qua các hoạt động thiện nguyện
đến với các mái ấm, nhà mở, trẻ em lang thang, viện dưỡng lão,…
B. Mối quan hệ
Mối quan hệ không những quan trọng trong tìm việc làm mà nó còn có vài trò rất quan
trọng trong công việc và trong cuộc sống.
Mạng lưới mối quan hệ công việc hiệu quả là mạng lưới có kết nối sâu nhất. Bạn sẽ
không bao giờ biết một mối liên hệ hiện tại nào sẽ mang lại lợi ích tương lại ra sao vì
vậy không bao giờ để vuột qua bất kỳ cơ hội nào khi có dịp giao tiếp với một người lạ.


Hãy tiếp xúc với các mối quan hệ hiện có – bằng cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Tham dự
các sự kiện của lĩnh vực mình, tham dự các buổi huấn luyện, sự kiện quan hệ xã hội,

các cuộc giao lưu liên hoan,.. và bắt đầu giới thiệu tên mình với những người khác
trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Phát biểu ý kiến bản thân – cập nhật kiến thức với những phát triển mới nhất trong
lĩnh vực của bản thân. Bạn sẽ nhanh chóng được xem như là một người quan trọng
trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên tùy theo sở thích cá nhân bạn cũng không cần thiết
phải phát biểu cho tất cả mọi thức.


Hãy giữ liên hệ thường xuyên – Có thể phần khó nhất trong xây dựng mối quan hệ
hiệu quả là làm thế nào để tên của bạn được nhắc đến đầu tiên khi các cơ hội xuất
hiện. Nếu bạn không liên lạc hoặc tiếp xúc với một người trong một thời gian dài, thì
việc nhờ giúp đỡ giới thiệu một vị trí sẽ không thể thành công. Một thói quen kiểm tra
email nhanh mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích dài lâu.
Chuyên cần học tập: chuyên cần học tập ở đây mình không phải nói đến việc
cắm đầu vào học tất cả các môn ở trên trường để điểm các môn đều cao. mà ở đây
mình muốn nói đến việc học hỏi nghiên cứu kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

6. Tổng kết
Được học Đại học luôn là một điều tuyệt vời đối với bất kỳ ai, không chỉ cho
các bạn một tấm bằng một hành trang để bước vào đời mà còn cho các bạn một môi
trường để phát triển bản thân để hy vọng. Hơn nữa khi có cơ hội học ĐH bạn sẽ được
học rất nhiều điều mà mình tin chắc rằng ở ngoài ĐỜI sẽ không bao giờ được học. nếu
biết lựa chọn và xác định mục tiêu chính xác đều sẽ thành công hơn rất nhiều bạn chỉ
biết lấy tiền bố mẹ đầu tư cho những quán game, những cuộc vui thâu đêm suốt sáng.
Tất nhiên nếu được vào Đại học mà chỉ dừng lại ở việc HỌC HỌC HỌC thì
không đủ để thành công. Chỉ có những người làm việc chăm chỉ cùng thái độ nghiêm
túc trong học tập, trong công việc mới có thể thành công. Bởi thành công luôn đến từ
những điều nhỏ nhất.
Nếu bạn đang dành quá nhiều thời gian cho Game, cho các cuộc vui.. ngay bây

giờ hãy nhìn lại mình và đầu tư hơn nữa cho việc học tập và phát triển bản thân. Hoặc
có thể tham gia các hội nhóm của trường, các tổ chức hoạt động xã hội, các buổi hội
thảo, Offline… để có thêm những trải nghiệm thông qua các hoạt động và chương
trình sự kiện ý nghĩa mà đoàn trường tổ chức. Với việc tham gia các hoạt động tập thể
các bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm để sau này có thể dễ thích nghi với các
môi trường làm việc của từng công ty, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, phản ứng nhạy bén
trong lúc làm việc, khả năng chịu được áp lực cao và làm việc độc lập.
Tóm lại, dù bạn là ai, bạn học trường nào cũng không quan trọng bằng việc bạn
sống và học tập như thế nào. Bạn đừng quá TỰ MÃN khi bạn là một sinh viên Ngoại
Thương ra trường phải được lương cả ngàn $ hay học một trường ĐH được xếp hạng


TOP TEN, bạn cũng đừng TỰ TI khi mình chỉ học TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG và
thậm chí đừng BUỒN và THẤT VỌNG khi mình không được học Đại học bởi dù sao
tất cả những điều đó là những cánh cửa để bước vào con đường thành công của mỗi
người và bạn cần tự mình mở cánh cửa đó, vượt qua những cám dỗ những khó khăn
thử thách để có thể về đích và bước trên ĐỈNH vinh quang.



×