Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.98 KB, 19 trang )

1

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

Trang
1
1
2
2
2

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn,
b. Thành công, hạn chế
c. Mặt mạnh, mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
II.3. Biện pháp và giải pháp
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp
c. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
III/ PHẦN KẾT LUẬN
IV/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
* Tài liệu tham khảo
* Các phụ lục

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh

3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
13
13
14
15

16
16
17
18 - 31



2

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trường Tiểu học là nơi trẻ được học, được khám phá thế giới quanh mình,
được trải nghiệm những kiến thức đầu tiên trong cuộc đời. Trẻ cần được thực
hiện các hoạt động bằng chính sự yêu thích, lòng đam mê của mình để từ đó
hình thành các kĩ năng, kiến thức làm nền tảng cho các bậc học cao hơn và
tương lai sau này. Từ sự khích lệ của thầy, cô giáo; sự thi đua của bạn bè, trẻ sẽ
tham gia hoạt động học tập để hình thành các thói quen, kĩ năng và chiếm lĩnh
kiến thức một cách tích cực, tự giác.
Trong thực tế, có rất nhiều giáo viên đã bỏ ra không ít công sức và tâm
huyết của mình để giảng dạy và giáo dục học sinh. Song không phải người giáo
viên cũng đã hoàn toàn tạo ra được cho trẻ một môi trường học tập mà ở đó trẻ
thực sự yêu thích và tích cực, tự giác. Đặc biệt đối với trẻ lớp 1, các em mới làm
quen với môi trường học tập mới, bỡ ngỡ trước bao điều mới lạ. Có em còn có
tâm lí sợ sệt, không muốn xa mẹ, … nhất là các em học sinh người dân tộc.
Trong những năm dạy học, đã biết bao lần được đọc những bài tập làm văn
của học sinh lớp 5 có câu: “Thầy cô đã dành cho chúng em tình yêu thương vô
bờ bến.” và cũng biết bao lần tôi thật sự xúc động trước tình cảm trong sáng mà
học sinh đã dành cho mình. Tôi luôn tự hỏi: mình đã làm gì để thể hiện được
tình yêu thương vô bờ bến ấy. Làm thế nào để các em luôn mong muốn được
đến trường, yêu trường, yêu lớp, tham gia hoạt động học tập và rèn luyện một
cách tích cực, tự giác ?
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi đã vận dụng nhiều
biện pháp, kết hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động nhằm thu hút sự hứng thú

học tập của các em. Tôi nhận thấy các em hoc sinh Tiểu học rất hứng thú thi
đua, rất thích được khen thưởng kịp thời. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu
vận dụng các nội dung và hình thức thi đua để giúp các em hứng thú học tập
hơn. Và tôi đã chọn đề tài : “Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích
hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
* Mục tiêu :
- Nâng cao ý thức tự giác, tích cực học tập cho các em học sinh Tiểu học.
- Tạo hứng thú thi đua lành mạnh, các em yêu thích các hoạt động của
trường, của lớp. Từ đó giúp phát huy tối đa năng lực hành vi cho trẻ qua các
hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, và học sinh ý thức được thi đua để phát triển
năng lực và tiến tới hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
*Nhiệm vụ :
- Tìm hiểu tâm lí đối tượng học sinh trong lớp, trong khối, trong trường. So
sánh các đối tượng ở các độ tuổi để thấy được sự phát triển về nhận thức và tâm
lí của các em.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


3

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

- Thu thập thông tin, thống kê, so sánh hiệu quả công tác thi đua với kế
hoạch đề ra để điều chỉnh kịp thời nội dung và biện pháp tổ chức.
- Nghiên cứu về nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động thi đua và hiệu
quả của mỗi phong trào, mỗi hình thức tổ chức và ý nghĩa của hoạt động đó.
- Thử nghiệm, rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp, đề xuất một số
sáng kiến để thực hiện trên phạm vi rộng hơn. Báo cáo để nhân rộng nhằm phát
huy cao hiệu quả của đề tài.

I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Tâm lí lứa tuổi học sinh trường tiểu học
- Nội dung và cách thức tổ chức thi đua, các hoạt động cá nhân, tập thể học
sinh của các lớp, của Liên đội ở trường Tiểu học Kim Đồng.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Học sinh trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn EaDrăng, EaH'leo, Đăk Lăk
nói chung và học sinh thuộc các lớp tôi chủ nhiệm (lớp 4D; 5D; 1A1, 2A1; 3A1)
nói riêng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
a. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu:
- Hệ thống các yếu tố tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học để phân tích thêm về
yếu tố khách quan, chủ quan trong các hiện tượng tâm lí trong thực tiễn.
- Thu thập các thông tin liên quan đến nội dung, cách thức tổ chức thi đua
trong các hoạt động của trẻ để xác định lựa chọn nội dung phù hợp với điều kiện
của từng cá thể, tập thể học sinh.
b. Phương pháp điều tra thực tế quá trình hoạt động:
- Tìm hiểu thực trạng môi trường sinh hoạt và các hoạt động của trẻ ở
trường, ở nhà.
- Thực trạng tâm lí, tình cảm của trẻ; và kết quả học tập và rèn luyện của trẻ
trong thời gian qua.
- Các nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động của người Giáo viên trong
quá trình giảng dạy và giáo dục để nhận ra những yếu tố tích cực và những hạn
chế cần khắc phục.
- Thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và luôn có sự điều chỉnh để phù hợp
với thực tiễn dạy và học.
- So sánh sự tiến bộ của học sinh để thấy được hiệu quả và mặt hạn chế của
đề tài, tiếp tục khắc phục các hạn chế đó để đề tài có tính khả thi và đạt hiệu quả
cao hơn.
c. Phương pháp thực nghiệm:
- Tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục ở nhiều đồi tượng (từ lớp 1 đến

lớp 5)
- Xem xét, đánh giá những ưu điểm và tồn tại qua từng hoạt động cụ thể.
Chú trọng xem xét hiệu quả giáo dục đạt ở mức độ nào để có hướng điều chỉnh
tiếp theo.
- Kiểm tra tính khả thi của việc áp dụng hỗ trợ thêm các biện pháp mà mình
đã đề xuất trong đề tài.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


4

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận:
“Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi ñua”. Đúng như
lời Bác Hồ đã nói, mọi hoạt động không thể tách rời thi đua. Bởi thi đua là biện
pháp tích cực nhất đem lại hứng thú làm việc cho mọi người. Đặc biệt đối với
lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, thi đua khích lệ các
em học tập và phấn đấu, đồng thời giúp các em nhận thấy thành quả lao động
của mình một cách rõ nhất. Vì vậy, tổ chức thi đua thật tốt sẽ góp phần khích lệ
tinh thần học tập, vượt khó và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các
em, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, góp phần rất lớn trong việc
hình thành nhân cách con người mới cho thế hệ trẻ sau này.
Tổ chức và thực hiện tốt các hình thức thi đua sẽ hình thành cho các em ý
thức cao trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc tổ chức thi đua đạt hiệu
quả cao cần phải có những nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, khách quan; phù
hợp với từng đối tượng, từng hoạt động và mang tính vừa sức. Thực hiện thi đua
lành mạnh, không ganh đua.
Chúng ta thấy rằng, tổ chức bất cứ hoạt động nào trong nhà trường tiểu học

cũng nhằm mục đích cung cấp kiến thức, hình thành các kĩ năng và giáo dục
nhân cho các em. Bởi thế việc cần thiết là phải lựa chọn nội dung, hình thức tổ
chức thi đua như thế nào để đảm bảo được tính khách quan và hiệu quả, tránh
được sự áp đặt máy móc. Qua đó làm cho các em hào hứng tham gia mọi hoạt
động bổ ích, tránh xa thói hư tật xấu và càng yêu trường yêu lớp, để các em cảm
nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi
* Giáo viên:
- Được ban giám hiệu nhà trường đồng tình, động viên khích lệ kịp thời và
luôn tạo điều về mọi mặt để giáo viên thực hiện nhiệm vụ và các thử nghiệm của
đề tài.
- Được sự tán thành của số đông phụ huynh, học sinh và được nhận nhiều ý
kiến trao đổi đóng góp, xây dựng của đồng nghiệp.
- Tổng phụ trách Đội đã phối hợp tốt với giáo viên trong một số hoạt động
có liên quan.
* Học sinh:
- Đa số học sinh hào hứng tham gia, các em có ý thức thi đua và ý thức tập
thể tương đối cao.
- Điều kiện và môi trường sinh hoạt của các em thuận lợi.
- Ban cán sự lớp kết hợp được với cờ đỏ và ban chỉ huy Liên đội theo dõi
tốt công tác thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


5

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học


* Khó khăn :
* Giáo viên:
- Việc xử lí thông tin thi đua hàng ngày chiếm một thời gian nhất định nên
giáo viên vẫn còn hạn chế trong việc sắp xếp cập nhật thông tin thi đua.
- Trong một lớp có nhiều bộ môn do nhiều giáo viên dạy nên có một số
hình thức thi đua GV chủ nhiệm chưa cập nhật kịp thời và đầy đủ.
- Một số giáo viên vẫn ngại mất thời gian nên chưa thực sự chú trọng tổ
chức thi đua thường xuyên mà chỉ mới tổ chức theo từng phong trào và mang
tính thời điểm.
* Học sinh:
- Học sinh trong lớp ở rải rác trên địa bàn rộng nên việc hợp tác thúc đẩy
lẫn nhau trong thi đua có phần hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa hiểu rõ mục đích của việc tổ chức các hình thức
thi đua nên hợp tác chưa chặt chẽ với giáo viên.
b. Thành công – hạn chế:
* Thành công:
Có thể nói niềm hạnh phúc của người giáo viên là được làm những gì vì trẻ
thơ; được ngắm những nụ cười, ánh mắt của các em khi các em vui chơi, khi các
em chăm chú học tập, khi các em có thành tích; được nghe những tràng pháo tay
cổ vũ bạn bè của các em; được thấy các em yêu trường yêu lớp và mong muốn
được đến lớp nhường nào. Hạnh phúc ấy cũng chính là sự thành công của người
thầy trong quá trình dạy học nói chung và là thành công nói riêng trong đề tài
này.
Sau nhiều năm áp dụng đề tài tôi càng thấy rõ mọi biện pháp kỉ luật đối với
trẻ chỉ mang tính “nhất thời” mà không có khả năng khích lệ để điều chỉnh hành
vi của trẻ một cách bền vững. Chỉ có “thi đua” mới khích lệ được các em; làm
cho các em vui vẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác và lâu dài.
“Thi đua” không chỉ làm cho các em hứng thú làm việc, giúp các em đạt
được những kết quả học tập và rèn luyện, tiến bộ hơn mà “Thi đua” cũng đã
cuốn các phụ huynh tham gia một số hoạt động cùng con em mình một cách tích

cực và hiệu quả tác động đến đối tượng học sinh một cách bền vững. Một số phụ
huynh đã biết lựa chọn một trong các hình thức và vận dụng tổ chức thi đua cho
các em ở nhà một cách hiệu quả hoặc nhiều phụ huynh hàng ngày đã cùng con
mình theo dõi thi đua ở lớp (đặc biệt là phụ huynh của các em lớp 1;2).
“Thi đua” giúp học sinh tích cực, tự giác hơn, ham thích đến trường hơn.
Các em tự chủ và hứng thú hơn trong các hoạt động, có ý thức cao hơn.
Tổ chức tốt phong trào thi đua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc
đổi mới công tác giáo dục và phát huy cao phong trào trường học thân thiện –
học sinh tích cực.
* Hạn chế:
Việc sử dụng quỹ thời gian trong quá trình tổ chức một vài phong trào thi
đua chiếm một phần nhất định nên ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phân bố thời
gian trong hoạt động.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


6

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

c. Mặt mạnh – mặt yếu:
- Các em được hoạt động trong không khí vui vẻ, tinh thần phấn khởi; được
độc lập đánh giá và tự đánh giá; được chia sẻ, hỗ trợ bạn của mình với tinh thần
thoải mái vô tư. Được chứng kiến, được tham gia nên các em càng tự tin và tin
tưởng để thi đua học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học.
- Tổ chức phong trào thi đua mà theo dõi không sát sao, mang tính hình
thức; nguyên tắc thi đua không chặt chẽ; không đảm bảo khách quan, công bằng,
không khoa học; sắp xếp thời gian không phù hợp sẽ bị chồng chéo, gây mất
thời gian hoặc phản tác dụng của thi đua (HS trở thành ganh đua hoặc nản chí).
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Từ thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu và thử nghiệm đề tài, đối chiếu kết
quả qua nhiều năm tôi nhận thấy: có những hạn chế trên là do những nguyên
nhân và các yếu tố tác động sau:
- Việc tổ chức cho học sinh thi đua ở một số lớp thực hiện còn mang tính
hình thức, chạy đua phong trào mà chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của nó.
- Thi đua chưa thực sự được tổ chức thường xuyên; xuyên suốt cả quá trình
học tập và rèn luyện của các em.
- Thi đua còn nặng về theo dõi kiểm tra để phê bình, rút kinh nghiệm, nhắc
nhở nhiều hơn là khen thưởng, khích lệ sự cố gắng của các em.
- Công tác tuyên truyền còn hạn chế, một số giáo viên còn ngại khó; một số
phụ huynh chưa thấy rõ mục đích của thi đua, xem nhẹ công tác này, thường
dùng mệnh lệnh đối với trẻ mà chưa biết khích lệ các em.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Từ những gương mặt rạng ngời như thiên thần nhỏ bé tự mình gắn lên bảng
thi đua những biểu tượng thành tích của mình. Từ những sự chú ý “căn ke” thi
với nhau từng hình mặt cười được gắn mỗi ngày; rồi hình ảnh các em ríu rít
khoe ngay khi ba mẹ đón ở cổng trường đã nói lên một phần thú vị của các hình
thức tổ chức và nội dung thi đua được thực hiện trong đề tài. Từ đó tác động
không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Cũng nhờ thi đua như thế mà tỉ lệ
chuyên cần đạt cao hơn. Nhất là thu hút được trẻ là HS dân tộc tại chỗ đến
trường và tham gia học tập có mục đích hơn. Hơn nữa, phụ huynh cũng rất hứng
thú quan tâm đến các hình thức thi đua như trên, thỉnh thoảng lại vào lớp đếm
mặt cười của con trên bảng thi đua. Một số phụ huynh đã dùng hình thức này để
tổ chức thi đua cho trẻ ở nhà. Nhiều em ốm vẫn không muốn nghỉ học vì sợ
không được nhận “Mặt cười nhỏ xinh”.
Tuy vậy việc tổ chức thi đua không phải đơn thuần chỉ nghĩ đến thành
công mà thi đua phải chú trọng xem xét về ý thức của các em. Người GV phải tế
nhị trong khi đưa ra nhận xét và lời khen, giúp cho HS hiểu ý nghĩa thi đua; việc
làm nào, phong trào nào cũng cần chú ý đến tính vừa sức.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh



7

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Trong lớp năng lực học của các em không thể tương đồng. Vì vậy, nếu cứ
rập khuôn thì chỉ những em học khá giỏi mới hào hứng, còn các em chậm và yếu
hơn thì phấn đấu cũng chỉ được “Vầng trăng yêu thương” thôi, các em sẽ rất
buồn nản. Vậy nên phải khích lệ các em bằng những câu hỏi dễ hơn, những bài
tập dễ hơn để các em có cơ hội đạt điểm 10 để được nhận “Mặt cười nhỏ xinh”
như các bạn. Tuy nhiên cơ hội này không vượt quá mức độ chung của cả lớp
làm cho HS khá giỏi lại nản lòng. Đối với trẻ thi đua phải thực sự công bằng.
II.3. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP:
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:
Từ mục tiêu của đề tài đưa ra biện pháp và giải pháp phù hợp tâm lí đối
tượng học sinh tiểu học.
Các hình thức thi đua được thực hiện trong đề tài đảm bảo tính công bằng,
khách quan; dễ thực hiện.
Phát huy được tính hiệu quả của đề tài trong việc giáo dục học sinh tính phê
và tự phê, rèn luyện tính kiên trì; kĩ năng nhận xét, đánh giá và biết giúp đỡ bạn,
khích lệ bạn để tiến bộ.
Tuyên truyền biện pháp giáo dục học sinh bằng tình yêu thương hơn là kỉ
luật, trách phạt.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Tôi rất tâm đắc với một câu nói: “Tâm hồn trẻ thơ như trang giấy trắng,
điều quan trọng là ta chọn để viết lên trang giấy ấy màu mực nào và nội dung
gì.”. Đúng vậy, như cây non được gieo trồng trên những mảnh đất khác nhau thì
khả năng phát triển khác nhau. Các em trong cùng một lớp nhưng có hoàn cảnh
và điều kiện sống khác nhau. Tuy chất lượng cuộc sống ngày nay đã kéo dần

khoảng cách giữa các em, nhưng trong thực tế không phải gia đình nào bố mẹ
cũng có điều kiện gần con trẻ để hiểu con trẻ, để chia sẻ với các em hàng ngày,
để khích lệ, để uốn nắn và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ một cách thường xuyên. Đặc
biệt là các gia đình người dân tộc thiểu số, bố mẹ suốt ngày ở nương rẫy, con cái
ở nhà. Bởi thế, nhà trường có một vai trò quan trọng trong giáo dục các em. Mà
người giáo viên mang tính quyết định rõ nhất trong việc giáo dục nhân cách cho
trẻ. Có thành ngữ: “Cô nào, trò nấy” vẫn thường nói vui khi thấy trẻ bắt chước
giọng nói, cử chỉ của cô giáo (HS tiểu học thường rất hay ảnh hưởng từ cô giáo).
Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt tâm lí chung của lứa tuổi, đồng
thời phải hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi em và phải luôn sáng tạo để làm sao cho
cách em được học, được vui đến trường trong niềm phấn khởi mà không bị áp
lực rồi dẫn đến sợ sệt, nhàm chán không muốn đi học. Bởi thế, từ các yêu cầu,
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


8

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

nhiệm vụ của mỗi năm học, được cụ thể hoá bởi các nghị quyết của nhà trường,
kết hợp với công tác Đội tôi đã nghiên cứu lựa chọn các biện pháp, giải pháp là:
1. Tạo môi trường thi đua:
- Thi đua cá nhân
- Thi đua theo nhóm, tổ
- Thi đua giữa các lớp trong trường.
2. Nội dung thi đua:
* Công tác nề nếp và giáo dục kĩ năng sống:
+ Đi học chuyên cần, đúng giờ
+ Trang phục gọn gàng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường
+ Tập thể dục, thực hiện các hoạt động ở lớp và tham gia các hoạt động

của Liên đội đầy đủ, có hiệu quả
* Hoạt động học tập và rèn luyện:
+ Làm bài, học bài ở nhà đầy đủ, khuyến khích tinh thần ham học hỏi,
khám phá và chia sẻ những hiểu biết có ích của bản thân với bạn bè.
+ Tinh thần phát biểu xây dựng bài mới
+ Thực hiện đôi bạn cùng tiến
+ Tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm, tổ trong học tập
* Thực hiện các phong trào lớn:
+ Phong trào kế hoạch nhỏ (thu gom giấy vụn; vỏ lon bia)
+ Phong trào áo ấm tặng bạn nghèo, ủng hộ các bạn vùng bị thiên tai hoạn
nạn, những người bị tàn tật
+ Phong trào đền ơn, đáp nghĩa
+ Phong trào chăm sóc cây xanh, xây dựng công trình măng non và bảo
vệ môi trường.
* Ngoài ra còn tổ chức thi đua giữa các cá nhân quản lí lớp, tổ, nhóm giỏi
(Ghi nhận hàng ngày và khen thưởng hàng tuần đối với HS lớp 1; hàng
tháng với HS lớp 2; 3 và giai đoạn đối với lớp 4; 5 về các phong trào thường
xuyên; khen thưởng đột xuất đối với HS làm việc tốt, tiến bộ nhanh hoặc kết
thúc các phong trào lớn)
3. Về hình thức tổ chức thi đua:
Các hình thức tổ chức thi đua phải đa dạng và phong phú, luôn có rút kinh
nghiệm, điều chỉnh và thực hiện lại cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đặt ra, đồng
thời có thể thay đổi hình thức khen thưởng để tránh sự lặp lại rập khuôn, HS dễ
nhàm chán.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


9

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học


Các hình thức thi đua thường xuyên được tổ chức theo từng phong trào,
theo từng thời gian, có khi mang tính thời điểm, có khi chỉ trong một hoạt động
nhưng “thi đua” luôn được “đồng hành” cùng tất cả phong trào, tất cả các hoạt
động. Đôi lúc kết quả thi đua chỉ được ghi nhận bằng một lời khen của cô giáo
nhưng đối với các em đó cũng được coi là một phần thưởng mà các em rất tự
hào để tán thưởng hoặc về khoe với gia đình.
Học sinh ở bất kì lứa tuổi nào cũng cần thi đua, cần được khích lệ, nhất là
với các em ở Tiểu học. Từ nhận định qua thực tiễn ấy tôi đã tổ chức cho các em
thi đua hàng tuần, hàng tháng, sau mỗi học kì bằng các hình thức sau:
3.1. Hình thức tổ chức thi đua ở lớp 4D; 5D:
Năm học 2009 – 2010, tôi được chủ nhiệm lớp 4D, lớp có khó khăn nhất
trường: có nhóm học sinh cá biệt; học sinh đồng bào chiếm tỉ lệ hơn 50%; trong
số đó các em có độ tuổi không đồng đều, nhiều em lớn tuổi so với tuổi các bạn
trong lớp (14, 15 tuổi mới học lớp 4) nên các em đến trường gần như là bắt
buộc, không rõ mục tiêu học tập, thể hiện tính tự do và ít tuân theo nội quy của
trường lớp, dễ bỏ học, dễ cáu giận, hay chọc ghẹo bạn bè, hay tự ái,…
Nhiệm vụ được đặt ra cho bản thân tôi là: làm thế nào để đưa các em vào
nề nếp học tập, giúp các em hiểu mục đích và có động cơ đến trường, hứng thú
học tập hơn. Tôi xác định đây là một khó khăn mà phải tìm mọi cách để vượt
qua. Thiết nghĩ: muốn các em học tập đạt hiệu quả chất lượng cao cần phải làm
sao cho các em tham gia học tập chuyên cần, thực hiện các nội quy trường lớp
một cách nề nếp, tự giác, tích cực. Tìm hiểu tâm lí từng em, tôi lên kế hoạch chủ
nhiệm, kết hợp với Liên đội tổ chức các hoạt động, phát động thi đua và hướng
dẫn các em thực hiện thi đua về các mặt như sau :
1. Nội dung thi đua:
* Về nề nếp:
- Nề nếp ra vào lớp (xếp hàng ngay ngắn, giữ trật tự)
Nề nếp tập thể dục giữa giờ (đứng thẳng hàng,
tập đúng động tác)

Nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ (trật tự, hợp
tác)
Giữ gìn vệ sinh (đầu tóc cắt gọn, mặc đúng trang
phục học sinh, giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp, không cho rác chạm
đất, không ăn quà vặt,…)
- Thói quen ứng xử, hành vi đạo đức (nói lời hay, ý đẹp, xưng hô lịch sự
với bạn bè)
- Đi học chuyên cần, tham gia đầy đủ các hoạt động
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


10

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

* Về học tập:
- Nề nếp học tập ở lớp (trật tự, tinh thần xung phong xây dưng bài mới, tích
cực hợp tác cùng bạn trong hoạt động nhóm)
- Nề nếp học tập ở nhà (học bài, làm bài tập đầy đủ)
- Nề nếp rèn chữ, giữ gìn sách vở (viết chữ cẩn thận, giữ vở sạch sẽ, không
quăn góc, không tẩy xoá)
2. Tổ chức các hình thức thi đua:
* Thi đua giữa các cá nhân:
- Về học tập:
Khi các em đạt một điểm 10 sẽ được phát một bông hoa màu đỏ; đạt một
điểm 9 phát một bông hoa màu vàng (cùng gọi là hoa điểm tốt); cuối tuần cộng
lại để xếp thứ tự (hai bông hoa màu vàng được tính bằng một bông hoa màu đỏ,
để tiện so sánh và cũng để các em phấn đấu khi làm bài cẩn thận hơn). Nếu bị
một điểm yếu thì bị trừ đi một bông hoa điểm mười.
Để khích lệ đối tượng học sinh dân tộc và học sinh yếu, người giáo viên

phải khéo léo tạo cơ hội cho các em đạt điểm 10 bằng các bài tập, câu hỏi dễ
hơn thì các em mới phấn khởi, tự tin trong thi đua nhưng phải đảm bảo tính
công bằng để khích lệ được các em học sinh khá giỏi phấn đấu để tiến bộ hơn
nữa.
- Về nề nếp:
Các em đi học đầy đủ 1 tuần được nhận 01 hoa chuyên cần (hoa màu xanh);
một tuần không vi phạm lỗi nào về nề nếp được nhận 01 hoa chăm ngoan (hoa
màu hồng). Các bông hoa đều có chữ kí của cô giáo. (Phụ lục 1a)
Sau 01 tháng và giữa học kì sơ kết thi đua 1 lần. Nguồn thưởng từ giáo viên
là những vật chất nhỏ như bánh, kẹo. Cuối học kì I và cuối năm, tổng kết thi đua
đề nghị phụ huynh thưởng bằng quỹ lớp)
* Thi đua giữa các đôi bạn cùng tiến:
Các đôi bạn nào cùng nhau thực hiện tốt các nề nếp và tiến bộ cũng sẽ được
khen và cộng điểm cho tổ của mình. Mỗi lần được khen cộng cho tổ 10 điểm.
* Thi đua theo tổ:
Cộng thành tích thi đua của cá nhân trong tổ, so sánh để xếp thi đua tổ. Em
nào có thành tích trong công tác Đội, trong các cuộc thi cũng được công điểm
cho tổ mình. Mỗi việc làm, mỗi phong trào cộng 10 điểm.
Để phát huy hiệu quả thi đua tốt cần chú ý: giáo viên phải luôn tạo được
tính công bằng, sự tập trung thi đua một cách thoải mái vui vẻ. Kịp thời ghi
nhận và khích lệ sự tiến bộ của các em dù chỉ là rất nhỏ để khen các em.

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


11

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Sau một năm thi đua sôi nổi, các em đã thực hiện tốt các nề nếp. Tinh thần

thi đua học tập đã được nâng cao. Tổng kết để nhận thấy điểm mạnh của đề tài
và những tồn tại để rút kinh nghiệm. Tôi nhận thấy việc cắt hoa có mất thời gian
nhưng các em rất thích, rất hào hứng được nhận những bông hoa hơn là những
con số trong bảng.
* Năm học 2010 – 2011, tiếp tục chủ nhiệm lớp 5D, tôi vẫn tổ chức thi đua
các mặt như ở lớp 4D, nhưng để ghi nhận kết quả thi đua một cách tiện lợi hơn
tôi chỉ dùng hai màu hoa: 1 điểm 10 hoặc 2 điểm 9 sẽ được 1 hoa đỏ; thực hiện
đầy đủ các nề nếp được một hoa màu xanh (HS hỗ trợ cắt hoa với cô giáo).
Nhóm trưởng theo dõi thi đua, cuối tuần tổng hợp, cùng cả lớp và cô giáo nhận
xét, đánh giá. (phụ lục 1a1)
Học sinh tiến bộ rõ rệt, được sự ghi nhận của hội đồng sư phạm nhà trường.
đây là sự khẳng định thành công của đề tài. (so sánh số liệu ở bảng mục: Kết
quả khảo nghiệm của đề tài)
3.2. Hình thức tổ chức thi đua ở lớp 1A1; 2A1; 3A1:
Lớp 1A1:
Năm 2011 – 2012, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A1. Rút kinh
nghiệm của đề tài đã áp dụng với đối tượng là học sinh lớp 4; 5 (đã trình bày ở
trên), tôi tiếp tục tổ chức thi đua cho các em ở lớp 1. Nhưng với trẻ lớp 1 thì tâm
lí lứa tuổi khác với trẻ lớp 4; 5. Việc chấm điểm thường xuyên ở tất cả các môn
học giúp trẻ chăm học tập hơn; khích lệ các em chăm viết bài hơn, chịu tập trung
làm toán hơn. Vì thế mà số điểm mỗi ngày của cả lớp được ghi nhận nhiều hơn
nên việc cắt hoa ghi nhận điểm sẽ rất mất thời gian. Tôi đã sáng kiến ghi nhận
điểm và thành tích cho các em bằng cách tiện lợi mà các em cũng hứng thú hơn
đó là dùng những hình dán dễ thương như: mặt cười, ngôi sao, vầng trăng; có
bán sẵn; mua để dán ngay được.
Trẻ đầu lớp 1, việc đếm hoa điểm 10 mỗi ngày còn có tác dụng rèn kĩ năng
đếm số cho các em nên tôi đã gắn hoa điểm 10 thành 3 tổ để thi đua giữa cá
nhân với cá nhân và giữa các tổ với nhau như sau:
Trong lớp có 3 tổ, được gắn 3 bảng thi đua có ghi tên các thành viên trong
tổ. Mỗi thành viên sẽ được gắn 2 cột thi đua. Cột 1 gắn “Mặt cười nhỏ xinh”(1);

cột 2 gắn “Vầng trăng yêu thương”(2) và “Ngôi sao hy vọng”(3)
((1); (2); (3) là tên gọi dễ thương của các hình ông mặt cười; hình vầng trăng
nhỏ, hình ngôi sao)
a) Tặng “Mặt cười nhỏ xinh”
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


12

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Các em sẽ được tặng 1 “Mặt cười nhỏ xinh” khi em đạt 1 điểm 10 (trao
hàng ngày vào cuối buổi học). Cuối mỗi tuần tổng hợp số hoa của từng em, xếp
thứ tự thi đua trong tổ và trong cả lớp sau đó xếp giải dựa theo số lượng mặt
cười thành 4 khung : Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích rồi thưởng kẹo cho các em
cũng theo 4 mức độ của giải để có số kẹo. (ví dụ : giải nhất :10 kẹo, nhì: 8 kẹo,
ba: 6 kẹo, KK: 4 kẹo). Sau mỗi tháng và cuối học kì lại tổng hợp thi đua 1 lần
như thế.
b) Tặng “Vầng trăng yêu thương”
Cuối mỗi tuần, trong tiết sinh hoạt lớp, các em tự nhận xét và đánh giá việc
rèn luyện trong tuần về các mặt: lễ phép, siêng phát biểu bài; xếp hàng ngay
ngắn; giữa vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp; đi học đều và đúng giờ; giữ
gìn sách vở sạch đẹp; trật tự trong giờ học;… Cá nhân nào chăm, ngoan sẽ được
tặng 1“Vầng trăng yêu thương”. Tổng hợp thi đua, khen thưởng hàng tháng và
cuối học kì và cuối năm.
c) Tặng “Ngôi sao hy vọng”
Cuối mỗi tháng em nào được nhiều “Mặt cười nhỏ xinh” nhất và được
nhận “Vầng trăng yêu thương” sẽ được tặng 1 “Ngôi sao hy vọng”.
* Khi các em đạt tới 20 “Mặt cười nhỏ xinh” thì tôi lại đổi cho các em 1
“Mặt cười lớn”để các em dễ đếm và để tiện trình bày trên bảng thi đua.

(Hình ảnh minh chứng lưu lại bị mất dữ liệu)
d) Thi đua trong từng hoạt động:
Khi tổ chức các hoạt động vui học, tôi lại cho các em thi đua để cộng điểm
cho tổ của mình. Ví dụ: trò chơi “Mua hạt gắn hình” ; “Ôn tập tiếng Việt” (minh
chứng ở phụ lục 1b; 1b1;1b2). Ghi điểm cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn:
đúng, nhanh, đẹp; các thành viên của tổ tham gia nhịp nhàng; các em hỗ trợ lẫn
nhau thực hiện bán, mua đếm hạt để gắn các hạt lên hình trống. Mỗi tổ 2 nhóm,
cộng điểm của 2 nhóm thành điểm của tổ.
* Xếp thi đua tổ:
Từ kết quả thi đua của các cá nhân trong tổ cộng lại, so sánh để xếp thứ tự
thi đua của tổ để khen thưởng tập thể tổ.
Việc tổ chức thi đua như đã trình bày ở trên đã giúp tôi thành công trong
việc không chỉ khích lệ được tinh thần học tập sôi nổi của các em mà còn làm
cho các em yêu thích đến trường. Các em cứ mỗi ngày đi học về lại khoe với bố
mẹ, phụ huynh đã có những ý kiến tán thành cao và một số phụ huynh đã dùng
hình thức “Thi đua ông mặt cười” để ghi nhận và khích lệ các em ở nhà.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


13

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Lớp 2A1:
Nhận thấy được hiệu quả thi đua như trên, tôi tiếp tục tổ chức với các nội
dung và hình thức đó ở lớp 2A1, nhưng có điều chỉnh thêm:
+ Tổ chức thi đua giữa các đôi bạn cùng tiến (Lập các đôi bạn cùng tiến,
hướng dẫn các em giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt; hàng tuần cả lớp bình
xét thành tích của đôi bạn nào tiến bộ nhiều được cô giáo nêu gương, được cộng
điểm cho nhóm) (Phụ lục 2A)

+ Đổi thi đua theo tổ thành thi đua theo nhóm học tập (vì tôi vận dụng hình
thức dạy học theo Vnen nên để tiện trong việc tổ chức hợp tác thi đua giữa các
thành viên trong nhóm)
+ Thi đua giữa các cá nhân là cán sự của nhóm: Nhóm nào có tinh thần
học tập tốt, kết quả thi đua cao thì được cô giáo khen về công tác hướng dẫn,
quản lý, chỉ huy của nhóm trưởng trong tuần đó và thưởng cho nhóm trưởng đó)
+ Khi các em đạt tới 30 “mặt cười nhỏ xinh” thì tôi lại đổi cho các em 1
“Mặt cười lớn”; hoặc 50 “mặt cười nhỏ xinh” thay thế bằng 1 “Mặt cười lớn
hơn”.
+ Bình xét và tặng danh hiệu Học sinh tiêu biểu trong tuần, tháng, học kì và
cả năm thay cho Ngôi sao hy vọng (danh hiệu Học sinh tiêu biểu được cô giáo
khen và tập thể lớp biểu dương là những em thực hiện đầy đủ các mặt nói trên,
có tinh thần giúp đỡ bạn tiến bộ,…)
+ Các nhóm thi đua được cắm cờ ở vị trí bảng thi đua của mỗi nhóm. Trên
6 lá cờ được ghi thứ tự từ 1 đến 6 tương ứng với vị trí xếp hạng trong tuần của 6
nhóm. Ví dụ: nhìn vào nhóm 1 cắm cờ số 2 thì biết tuần vừa qua nhóm 1 xếp thứ
hai. Nhóm đứng nhất thật sự xuất sắc còn được nhận thêm một cờ “Cúp vàng”
+ Trên đầu bảng thi đua của mỗi nhóm có hình bản đồ đất nước Việt nam.
Thành tích thi đua cả năm học của từng nhóm sẽ được thể hiện thường xuyên,
liên tục cho đến hết năm học ở đây bằng cách: mỗi tuần xếp thứ tự xong các
nhóm được nhận một số hình ngôi sao (nhóm đứng thứ nhất: 6 ngôi sao; thứ nhì:
5 ngôi sao; thứ ba: 4 ngôi sao; thứ tư: 3 ngôi sao; thứ 5: 2 ngôi sao; thứ sáu:
1ngôi sao). Gắn các ngôi sao theo hình bản đồ. Nhìn trên bản đồ thấy ở nhóm
nào hình ngôi sao đang dâng lên cao nhất (tiến từ mũi Cà Mau về Hà Nội) thì
nhóm đó đang dẫn đầu thi đua,…
(Phụ lục 2; 2a; 2a1)
* Hình thức thi đua trên đã được nhà trường đánh giá cao và cho nhân rộng
ở các khối lớp trong trường. (Phụ lục 2b; 2b1)
Lớp 3A1:
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh



14

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Năm nay (năm học 2013 - 2014), được dạy ở lớp 3A1, tôi đang tiếp tục
thực hiện tốt thi đua như ở lớp 2A1. Thi đua chú trong thêm các hoạt động “Làm
trường em sạch - đẹp” Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm trước cô giáo chủ
nhiệm về theo dõi thi đua trong nhóm mình.
Tổng kết thi đua hàng tuần, hàng tháng. Sau mỗi tháng thưởng một lần.
4. Công tác tuyên truyền các nội dung, hìnhh thức thi đua cho phụ
huynh:
- Động viên phụ huynh cùng thực hiện nêu gương, khen thưởng kịp thời
động viên các em mau tiến bộ (dù việc rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng về mặt giáo
dục rất lớn cho các em (VD: Tổ chức thi đua quyên góp ủng hộ người nghèo;
thăm gia đình thương binh liệt sĩ. …)
- Lắng nghe chia sẻ, đóng góp ý kiến từ phụ huynh để kịp thời điều chỉnh
những thiếu sót làm cho hiệu quả giáo dục đạt mức cao hơn.
5. Tổ chức thi đua trong một số hoạt động cụ thể:
Đối với trẻ bất kì hoạt động nào, phong trào nào cũng nên tổ chức cho trẻ được
thi đua một cách lành mạnh thì trẻ sẽ tích cực và tự giác hơn.
Ví dụ: Tổ chức TRÒ CHƠI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT lớp 1A1

- Tên trò chơi: “Thả thuyền qua sông, gửi lời thăm bạn”
- Thể lệ trò chơi: GV hướng dẫn HS:
+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm chia đôi số HS sao cho cân đối các
đối tượng HS (Giỏi – Khá – T.Bình); số câu hỏi được chia đôi, mỗi bên một nửa
(1,3,5,7 và 2,4,6,8).
+ Bố trí ngồi theo nhóm, hai nửa đối diện nhau. Lần lượt hai bên gửi thư

qua cho nhau (bên này gửi qua một câu, bên kia gửi lại một câu) Trong một thời
gian nhất định rồi bạn nhóm trưởng mỗi bên nhận thư và đọc cho các thành viên
trong nhóm dùng các chữ cái ghép lại (không được xem để ghép mà nghe để
ghép thành câu. Nếu nhóm nào xem câu thư viết để ghép sẽ phạm lỗi vvà không
tính điểm) (8 – 10 phút) .
+ Hết thời gian, cô giáo thu lại các bảng ghép, cùng lớp nhận xét, cô giáo
ghi kết quả vào phiếu chấm cho từng nhóm. Mỗi chữ đúng được tính 1 điểm;
câu đúng được tính 10 điểm. Như vậy nếu 4 câu đúng sẽ có 4 điểm 10 cho mỗi
đội. Nếu câu nào không đúng đầy đủ thì chỉ tính các tiếng đúng. Cộng điểm các
câu thành tổng điểm. Xếp thứ tự rồi khen thưởng.
* Công tác thi đua và thực hiện các phong trào của Liên đội:

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


15

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Theo chủ đề của từng đợt thi đua, tổ chức thực hiện, theo dõi báo cáo kịp
thời và đề nghị Liên đội khen, nêu gương khích lệ. Càng tổ chức cho các em
tham gia nhiều hoạt động thì các em càng linh hoạt và thể hiện tính độc lập sáng
tạo cao hơn. Các em đã thể hiện niềm vui được thi đua một cách công bằng.
- Thực hiện tốt một số phong trào của Liên đội đề ra như: Thi đua hái hoa
điểm mười kính tặng thầy, cô nhân ngày 20.11. Có tổng kết từng đợt và báo cáo
đề nghị Liên đội khen những em có thành tích cao. (Phụ lục2b1)
- Thi đua thực hiện kế hoạch nhỏ: thu gom giấy vụn; giữ cho trường em
luôn sạch đẹp, … Lớp đã có phong trào tốt nhất liên đội.
(Hình ảnh: Phụ lục 3a; 3a1)
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Để tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua đạt mục đích đã đề ra cần
đảm bảo các điều kiện sau :
- Kế hoạch thi đua phải rõ ràng, cụ thể
- GV phải nắm rõ năng lực, đặc điểm tâm lí của học sinh.
- Tạo được không khí thi đua vui vẻ, lành mạnh; đảm bảo tính chính xác,
khách quan, công bằng
- Được sự theo dõi sát sao và khích lệ của nhà trường; sự cổ vũ, ủng hộ của
phụ huynh; HS hưởng ứng tích cực
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Với các hình thức và cách tổ chức thi đua đã trình bày ở trên cho thấy rõ
yêu cầu về nội dung thi đua phong phú; hiệu kết quả thi đua tác động mạnh đến
quá trình rèn luyện hàng ngày của các em. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,
hàng kì thống kê, nắm bắt tinh thần học tập và sự tiến bộ của các em một cách
nhẹ nhàng, dễ khích lệ hứng thú thi đua học tập ở các em.
Các biện pháp đưa ra đề mang tính khoa học, có tính khách quan và khả thi.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Đề tài đã được thực hiện qua nhiều lớp tôi trực tiếp giảng dạy; hiệu quả các
mặt giáo dục và chất lượng học tập của học sinh qua các năm học ở các lớp tôi
đã thử nghiệm và áp dụng đề tài như sau (Chỉ nêu một số minh chứng):
Năm học

2009 - 2010
4D

2010 - 2011
5D

2011 - 2012
1A1


2012 - 2013
2A1

- Tỉ lệ chuyên cần:

96,3% (26/27)

100% (26/26)

100% (35/35)

100% (35/35)

- Hạnh kiểm:

100% TH đủ

100% TH đủ

100% TH đủ

100% TH đủ

06 em (22,2 %)

11 em (40,7 %)

28 em (84,8 %)

32 em (91,4 %)


- HS Giỏi và TT:

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


16

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học
- Danh hiệu cuối
năm của lớp:

- Chi đội X.Sắc

- Lớp VSCĐ

- Lớp VSCĐ

- Lớp VSCĐ

- Lên lớp 100%

- Lớp tiên tiến

- Lớp tiên tiến

- TT lớp tiên tiến

- Chi đội X.Sắc


- Lớp NĐồng VM - Lớp NĐồng VM

- 100% HTCTTH

Ghi chú

- Lớp có 14/27 (52%) em là HSDT

- Được dạy theo lên lớp trên

tại chỗ; lớp khó khăn nhất trường

* Nhìn bảng và so sánh trên cùng mỗi đối tượng (4D -> 5D; 1A1 -> 2A1)
cho thấy chất lượng giáo dục tiến bộ.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu :
Đề tài đã được khảo nghiệm qua 5 lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy
(từ lớp 1 đến lớp 5), được rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp từng giai đoạn,
từng lứa tuổi của học sinh tiểu học (giai đoạn thứ nhất ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp
3; giai đoạn 2 ở đội tuổi lớp 4 - 5). Hiệu quả tác động của đề tài tương đối cao.
Cụ thể: HS yêu thích đến trường (các em nghỉ cuối tuần lại mong đến thứ hai để
được đến lớp như Em Minh trí, Thu Hà, Thanh tâm, Ngọc Hân, Trung Hiếu,
Anh Dũng, … và một số em từ lớp 1 đã rất yêu trường, yêu lớp của mình. Đặc
biệt, các em học sinh đồng bào cũng rất cố gắng thi đua, đi học đều hơn, ngoan
hơn, tiến bộ rõ rệt (H’ Lan; H’ Nang; Dê Ni)).
Đề tài có tính khả thi và có cơ sở khoa học, có tác động nâng cao chất
lượng giáo dục, giúp các em tiến bộ rõ rệt.
Sau nhiều lần áp dụng thử nghiệm, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và sáng
kiến tôi có được kết quả là học sinh có những thay đổi tích cực ở nhiều lĩnh vực.
Thực tế dạy học hàng ngày cho thấy rõ các em được thi đua thì tinh thần

học tập phấn chấn hơn; hiệu quả hoạt động cao hơn, HS tích cực, tự giác; tự
quản tốt hơn nên yếu tố tác động quản lí lớp từ giáo viên nhẹ nhàng hơn.

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


17

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

C. KẾT LUẬN
Từ thực tiễn cuộc sống, sự thành công của mỗi người luôn gắn liền với quá
trình học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của bản thân. Vậy làm thế nào
để thúc đẩy quá trình ấy mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Làm việc mà thấy hào
hứng, không mệt mỏi. Động lực tạo nên điều đó chính là thi đua lành mạnh. Với
quá trình phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ lại càng cần đến giá trị và ý
nghĩa của thi đua. Vì vậy, người dạy học phải tạo ra được môi trường thi đua
lành mạnh, sôi nổi, hiệu quả; tham gia trong môi trường ấy người học cũng cần
phải có động lực mạnh mẽ, trong sáng và vô tư. Vậy nên:
1. Đối với giáo viên:
Phải thực sự công tâm, lòng đầy nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ để từ đó thúc
đẩy sự miệt mài sáng tạo trong quá trình dạy học cũng như tìm cách để hoạt
động dạy học đạt hiệu quả cao.
Luôn mẫu mực trong cuộc sống, công bằng với các em, biết quan tâm đúng
mức đến từng đối tượng học sinh; biết động viên khích lệ các em vượt khó để
học tập; đảm bảo uy tín nghề nghiệp.
Có kế hoạch lâu dài cho việc giáo dục nhân cách của trẻ bằng việc tổ chức
thực hiện các phong trào, các nội dung và hình thức thi đua cho các phong trào
đó một cách thường xuyên, bền bỉ đảm bảo tính chính xác, khách quan, công
bằng.

Biết chia sẻ, kết hợp với phụ huynh khích lệ các em mau tiến bộ.
Thường xuyên đánh giá, khen ngợi để khích lệ các em.
2. Đối với học sinh:
Tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua một cách có ý thức, tự
giác, tích cực, bền bỉ và có kỉ luật.
Phải hiểu được mục tiêu thi đua và thực hiện thi đua lành mạnh.
Tự tin thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân
Chân thành học hỏi lẫn nhau để tiến bộ.
D. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhà trường luôn theo dõi sát sao, đôn đốc và ghi nhận kết quả thi đua kịp
thời cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt các phong trào thi đua. Đồng thời tạo điều
kiện để cá nhân và tập thể thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra của các hoạt
động, các phong trào do các cấp tổ chức.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


18

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

Nhân rộng điển hình để khích lệ phong trào và hiệu quả tác động của thi
đua vào quá trình rèn luyện của các em được cao hơn.
Cần thiết sau mỗi phong trào, mỗi đợt thi đua phải có đánh giá, rút kinh
nghiệm để tiếp tục phát động mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, tránh hiện tượng “cào
bằng” trong thi đua.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện Một số hình thức tổ
chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học. Rất mong các
đồng chí đồng nghiệp góp ý thêm để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn.
Đề tài tôi đã chọn để thực hiện trên đây chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế.
Kính mong được sự góp ý chân thành từ Ban giám khảo, các cấp quản lí và bạn

bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Eadrăng, ngày 15 tháng 2 năm 2014
NGƯỜI VIẾT

Phạm Thị Giang Thanh

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


19

Một số hình thức tổ chức thi đua nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS Tiểu học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Kế hoạch năm học của mỗi năm
Các công văn chỉ đạo của Liên đội, Hội đồng đội, của chuyên môn
Kế hoạch hoạt động của Đội TNTP HCM

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh



×