Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học sinh trong môn Sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.05 KB, 24 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Luật giáo dục do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kì họp thứ 7 (từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 16 tháng 6 năm 2005) thông
qua nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Trong đó, mục tiêu đối với bậc trung học cơ sở là
“Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”
Để thực hiện được mục tiêu trên, luật giáo dục 2005 đưa ra yêu cầu về nội
dung và phương pháp giáo dục phổ thông: “Nội dung giáo dục phổ thông phải
bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn
với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng
mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”. Trong đó “giáo dục trung học cơ sở phải
củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức
khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có
những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, để kiểm định việc thực hiện đúng mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, cần có những quy định chung trong
công tác đánh giá, xếp loại người học. Đảm bảo nguyên tắc khách quan, công
bằng, công khai, đúng chất lượng.
Trên cơ sở đó, ngày 05 tháng 10 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS)
và học sinh trung học phổ thông (THPT) kèm theo quyết định số
1




40/2006/QĐ-BGDĐT. (Thường được gọi tắt là “quy chế 40”) Đến ngày 12
tháng 12 năm 2011, quy chế trên được thay thế bằng quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo
thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 2012, quy
định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT bao gồm: Đánh giá
xếp loại hạnh kiểm; đánh giá xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp
loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý
giáo dục với mục đích: “Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi
học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập”. Trong đó, học
lực của học sinh được kiểm tra, đánh giá xếp loại thông qua hai loại bài kiểm
tra: Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1
tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; và kiểm tra định kỳ (KT đk) gồm: Kiểm tra
viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), dạy học theo hướng
tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, ngành Giáo dục cũng nỗ lực đổi mới hình
thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ là việc xem
học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có
biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh
giá tổng kết cuối kì, cuối năm học. Kiểm tra phải đạt mục tiêu đánh giá được
trình độ của học sinh cả về kiến thức kỹ năng bộ môn cũng như khả năng tư duy,
thái độ của các em. Có thể nói, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của
dạy học, nó góp phần điều chỉnh phương pháp, động cơ thái độ học tập của học
sinh. Nếu kiểm tra đánh giá phù hợp có tác dụng tích cực động viên khuyến
khích học sinh cũng như giáo viên biết được mức độ nắm vững kiến thức của
học sinh để có biện pháp bổ sung.
Tuy nhiên trên thực tế dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn
Sinh học 6 nói riêng ở các trường THCS. Giáo viên không có nhiều điều kiện để
có thể kiểm tra đánh giá những kỹ năng bộ môn của học sinh nên hầu hết mới

tập trung vào việc kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh dẫn đến việc đa số
học sinh học thuộc kiến thức một cách máy móc, thuộc mà chưa hiểu rõ kiến
2


thức, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ của giáo viên vô
hình chung trở thành “nỗi sợ hãi” của học sinh, các đề kiểm tra chủ yếu đánh giá
việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức dẫn đến tình trạng “học vẹt”, “học tủ” để đối phó
với thi cử dẫn đến việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh chưa đảm bảo tính
khách quan, đúng chất lượng. Vấn đề này cần được khắc phục để quá trình dạy
học và kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh góp phần đắc lực vào thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện - giúp học sinh nhớ lại, khắc sâu kiến thức cũ một cách
chính xác, không máy móc, tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài học mới và
tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo.
Với trăn trở như trên, bản thân là một giáo viên THCS trực tiếp giảng dạy,
kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh với môn học Sinh học, tôi viết đề tài sáng
kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá học
sinh trong môn Sinh học 6” đề cập đến các kinh nghiệm, phương pháp kiểm tra,
đánh giá, xếp loại học sinh của bản thân với mong muốn góp một phần nhỏ vào
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh của
ngành giáo dục nước nhà.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Giúp giáo viên có cái nhìn đúng đắn và tư duy tiến bộ hơn về vấn đề
kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong công tác đổi mới giáo dục. Tránh tình
trạng kiểm tra, đánh giá qua loa, chiếu lệ trong một số bộ phận giáo viên.
- Đề ra một số giải pháp gợi ý để giáo viên thực hiện tốt việc kiểm tra,
đánh giá xếp loại học sinh theo hướng đổi mới.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. không
rập khuôn, máy móc để hình thành sự say mê, hứng thú với các môn học. Ham
muốn tìm tòi và giải thích các vấn đề, sự vật, hiện tượng trong đời sống thực tế.

Và mỗi bài kiểm tra không còn là “nỗi sợ hãi” trong tâm lý của học sinh.
- Khắc phục trình trạng đánh giá thiên về một chiều của giáo viên đối với
học sinh, ít tạo gợi mở để giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.

3


- Giúp quá trình kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên trở
nên thuận lợi, sáng tạo và đảm bảo mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, xếp
loại học sinh là: khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các em học sinh lớp 6a4, 6a5 Trường THCS Lê Lợi – Ea H’leo –
ĐắkLắk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Chương III – Điều 7 mục 2 quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và
THPT ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT quy định các loại
bài kiểm tra:
- Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới
1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.
- Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra
thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
Trong khuôn khổ đề tài và thực tế giảng dạy tại trường, tôi xin đề cập tới
ba loại bài kiểm tra: kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 1 tiết và kiểm tra viết từ 1 tiết
trở lên ở môn Sinh học 6 (Trong khung phân phối chương trình môn Sinh học
lớp 6 do trường xây dựng và khung phân phối chương trình của sở Giáo dục và
Đào tạo Đăk Lăk, khối lớp 6 không có bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên)
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Áp dụng các nội dung đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá, xếp
loại học sinh đã được tập huấn, tìm hiểu.
- Vận dụng phương pháp xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ

năng.
- Phân loại đối tượng học sinh để có cách thức kiểm tra đánh giá phù hợp.
- Tìm tòi, nghiên cứu các câu hỏi phù hợp với nội dung cần kiểm tra, kích
thích khả năng tư duy, liên hệ thực tế cuộc sống của học sinh.
- Thực hiện nghiêm túc quy định ra đề, coi thi, chấm thi, đảm bảo đánh
giá, xếp loại học sinh khách quan, trung thực, công bằng.

4


- Tham khảo, nghiên cứu các hình thức kiểm tra gợi mở, tích cực của
đồng nghiệp và các diễn đàn học tập.
- Nghiên cứu, nắm bắt tâm lý học sinh để tạo không khí cởi mở, thoải mái
trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Xây dựng ý thức tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau cho học sinh.

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận:
Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, sách giáo khoa phổ thông
từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ
lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi
mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra
đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo
viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội
dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu
quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin
phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ
thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy,
kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể
nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học.

Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ,
khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân
của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà
trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương
tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.
Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận
đòi hỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời cả
hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng
giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất
5


lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo
động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học
sinh được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức,
thể chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập của các môn học của học sinh
thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá
trình giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về
mặt trí tuệ mà học sinh đã đạt được sau một giai đoạn học tập.
Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những
tri thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt
ra và yêu cầu học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức
độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được
những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn
thành được đến đâu.
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của

học sinh. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về
phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản
phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh, bổ sung
những kiến thức, kỹ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học
tập trở thành tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học
tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có
những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh
và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các
hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học
nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2
hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra
6


- đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên
sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện
giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự
học, tự nghiên cứu, ...) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn
luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong
mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên
vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục
tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá
tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn
tương ứng của học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả
học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn
học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi
mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá

quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở
nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là
nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn
là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ
làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi
học sinh trong tương lai.
Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá
thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá
kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ
tập trung vào những gì giáo viên ôn và tập trung vào những trọng tâm giáo viên
nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập giáo viên cho trước… học sinh chỉ việc
thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu … để đạt được điểm số tối đa
theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình
không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần
làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh
7


giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có
đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm
gì? Làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học
nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh?
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía Ban giám hiệu nhà trường, từ
đồng nghiệp, từ phụ huynh và học sinh.
- Mỗi lớp học đều có những học sinh giỏi và yếu tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo thực hiện các biện pháp nâng cao kết quả học tập của lớp.
- Bản thân luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học tập các nội dung đổi mới

PPDH và kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh
* Khó khăn:
- Kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh thấp (Kết quả điều tra ban đầu):
+ Năm học 2012 – 2013:
Học lực
Lớp, sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

6
7
7

23
19
20

10
11
10

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

1
2

6
5

15
17

13
10

6A1, 41
2
6A2, 39
2
6A3, 39
2
+ Năm học 2013 – 2014:
Học lực
Lớp, sĩ số

6A4, 35
6A5, 34


- Học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, địa bàn dân cư rộng ảnh
hưởng đến việc học tập của học sinh.
- Một số học sinh có ý thức chưa cao, không hợp tác với bạn bè và giáo
viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

8


- Tư tưởng “học vẹt”, “học đối phó” tồn tại trong một bộ phận không nhỏ
học sinh.
b. Thành công – hạn chế:
* Thành công: Đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh trong môn
Sinh học 6 qua các năm giảng dạy; hình thành cách thức kiểm tra, đánh giá học
sinh chủ động, tích cực, học sinh có hứng thú, lòng say mê với môn học.
* Hạn chế: Đề tài chỉ nghiên cứu và áp dụng trên một số lớp 6 của trường
THCS Lê Lợi, bản thân theo sát được quá trình học tập của học sinh ở một số
khối lớp tiếp theo.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh: Đề tài bám sát vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả kiểm tra,
đánh giá, xếp loại học tập của học sinh, có thể áp dụng đến mọi đối tượng học
sinh.
* Mặt yếu: Việc ứng dụng đề tài còn hẹp trong phạm vi cá nhân, học sinh
một số lớp sau khi hết năm học được phân công cho giáo viên khác giảng dạy áp
dụng cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại chưa đổi mới khiến học sinh gặp khó
khăn khi thích ứng.
d. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động:
* Nguyên nhân khách quan:
- Các em học sinh đa số là con nhà nông, bố mẹ làm nương rẫy nên ít có
thời gian quan tâm đến con cái, các em còn phải giúp bố mẹ công việc nương
rẫy nên không có thời gian học bài ở nhà.

- Nhà nhiều học sinh ở xa trường, đường sá đi lại rất khó khăn (đặc biệt là
vào mùa mưa) nên các em phải đi học từ sớm (có khi phải đi từ buổi sáng để kịp
buổi chiều học), không có thời gian học bài.
- Điều kiện kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn nên học sinh ít có
điều kiện tiếp cận với thông tin.
* Nguyên nhân chủ quan: Một số học sinh chưa xác định rõ động cơ, ý
thức học tập kém nên kết quả học tập chưa cao.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đề tài đã đặt ra:
9


Nhìn chung, các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mà đa phần giáo
viên sử dụng chưa xác định rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc kiểm tra,
đánh giá học sinh: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc
đẩy, hình thành khả năng gì ở học sinh?
Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra
mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kỹ
năng… Đánh giá phải không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh
giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản
hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh
cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải
nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học.
Một vấn đề khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm)
mà không có sự phản hồi cho học sinh. Giáo viên chấm bài kiểm tra, thường chỉ
cho điểm hoặc chỉ phê “sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng
chứ chưa giải thích được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số
giáo viên chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực,
không mang tính xây dựng (Ví dụ, giáo viên phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu
bài…làm học sinh mất niềm tin, không có động lực để sửa lỗi), làm cho người

học chán nản.
Ngoài ra, hiện nay giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế các hình thức
đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những hình thức kiểm tra đánh giá đang sử
dụng có tính truyền thống: dựa vào bài viết, làm các bàì tập như kiểm tra 15
phút, 1 tiết… , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính
giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh.
Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các
hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận,
vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết
trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…,

10


đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, … thì giáo viên
chưa nghiên cứu, học tập và áp dụng nhiều.
Khi nói đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết người ta nhận thấy
kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học thì ít
nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh. Kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là
cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu,
những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào
còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học.
Thứ hai cần nhận thức rằng đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá
diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ giáo viên biết cách thức, các
kỹ thuật đánh giá học sinh mà quan trọng không kém là học sinh phải học được
cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết
quả học tập rèn luyện của chính mình.
Thứ ba, đánh giá phải chính xác, khách quan kết quả học tập, chỉ ra được
học sinh đạt được ở mức độ nào so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra.
Những khó khăn hay bất cập trong kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay

nên hiểu thế nào để tìm cách khắc phục? Thực tế việc triển khai ứng dụng đổi
mới kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi
vì thứ nhất là tính bảo thủ của giáo viên, từ trước đến nay vì họ thường kiểm tra
đánh giá dựa trên những kinh nghiệm, họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài
kiểm tra 15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Giáo
viên thường ra đề kiểm tra, đề thi dựa trên theo lối mòn (kinh nghiệm, thói
quen…) mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết đề thi
hay đề kiểm tra. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu
kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, giáo viên ra đề
theo “mẫu” và học sinh bắt chước “bài mẫu” để làm.
Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên thường chỉ quan tâm
đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ
rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh nghiệm…
11


đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh, để điều
chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm tra đánh giá để
có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra đánh giá còn
có nhiều chức năng khác…
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Nâng cao kết quả học tập, kết quả kiểm tra đánh giá môn sinh học 6 của
các em học sinh THCS.
- Tạo điều kiện thuận loại cho học sinh thực hiện việc tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau.
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng công khai, đúng chất lượng trong
kiểm tra, đánh giá học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

* Đối với kiểm tra miệng:
- Kiểm tra miệng – kiểm tra đầu tiết học là một khâu không thể thiếu được
thể hiện rõ trong giáo án lên lớp của giáo viên. Vai trò của việc kiểm tra miệng
rất quan trọng quan trọng vì nó giúp cho giáo viên có được thông tin về việc
nắm bắt kiến thức của học sinh. Giúp học sinh hình thành khả năng tự học, tính
chăm chỉ, cùng các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục như mạnh dạn, tự tin
khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp và các kỹ năng tư duy nhanh, nghe –
hiểu – trình bày rất có ích trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích
cực như: “Động não”, “hỏi chuyên gia”, “thảo luận nhóm nhỏ”, “trình bày một
phút”…
Trên thực tế trong công tác giảng dạy hiện nay rất nhiều tiết học giáo viên
chưa thực sự coi trọng công việc kiểm tra miệng vì cho rằng đó đều là các kiến
thức học sinh đã biết hoặc các kiến thức đó học sinh phải tự học nhưng lại quên
rằng ở tuổi này nhu cầu chơi của học sinh vẫn còn chiếm phần lớn thời gian. Do
đó công tác kiểm tra miệng còn thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ. Trong
công tác thanh kiểm tra, dự giờ cụm chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, người
đánh giá lại cũng ít quan tâm góp ý, đánh giá xây dựng khâu kiểm tra miệng.
12


Điều này khiến giáo viên đánh giá thấp tầm quan trọng của kiểm tra miệng. Với
kinh nghiệm bản thân có được, để có việc kiểm tra miệng hiệu quả trong môn
Sinh học 6 giáo viên cần thực hiện tốt các vấn đề:
- Xác định mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành
kiểm tra:
+ Làm tốt khâu này sẽ giúp giáo viên xác định rõ mục tiêu học sinh cần
đạt được trong quá trình kiểm tra miệng, từ đó chủ động trong việc nêu câu hỏi
phù hợp với đối tượng học sinh. Trên thực tế, muốn làm tốt khâu này giáo viên
cần định hình ở cuối bài học trước trong phần hướng dẫn về nhà cho học sinh,
giúp học sinh chủ động khi trả lời. Đồng thời giáo viên có phương pháp kiểm tra

phù hợp, tránh gây căng thẳng, mất tự tin cho học sinh.
Ví dụ: Trước khi dạy bài “thân dài ra do đâu”, để kiểm tra kiến thức bài cũ “
cấu tạo ngoài của thân, giáo viên có thể tiến hành như sau:
Câu hỏi 1: Em hãy trình bày cấu tạo ngoài của thân?
Với câu hỏi này, giáo viên không nhất định phải gọi học sinh lên bảng trả lời,
có thể cho học sinh đứng tại chỗ hoặc gọi một học sinh xung phong trả lời. Qua
đó, hầu hết học sinh trong lớp đã nhớ lại cấu tạo ngoài của thân. Sau đó, giáo
viên treo tranh câm có đầy đủ các bộ phận cấu tạo ngoài của thân và gọi một học
sinh lên chỉ ra các bộ phận trong cấu tạo ngoài của thân và gọi tên chúng. Cuối
cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm học sinh lên chỉ các bộ phận trên
tranh, tuyên dương học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
Câu hỏi 2: Em hãy nêu tên và đặc điểm các loại thân?
Tương tự như câu hỏi 1, giáo viên có thể gọi một học sinh đứng tại chỗ trả
lời câu hỏi này giúp học sinh nhớ nhanh kiến thức cũ. Sau đó giáo viên tổ chức
trò chơi “ai nhanh hơn”: Trong thời gian 1 phút mỗi học sinh lấy ví dụ về 5 loài
thực vật thuộc các dạng thân khác nhau viết vào giấy. Giáo viên nhận xét, đánh
giá, cho điểm 3 học sinh nộp kết quả nhanh nhất.
+ Với cách kiểm tra như trên, học sinh vừa nắm bắt, hiểu rõ kiến thức cũ, vừa
liên hệ được thực tế, hình thành một số kĩ năng sống cơ bản, tạo không khí vui

13


vẻ, thoải mái trước khi vào học bài mới mà vẫn đảm bảo thời lượng kiểm tra
miệng chỉ 5 – 7 phút.
- Sử dụng, khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học trong việc kiểm tra
miệng:
+ Mỗi môn học đều có các đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, dụng cụ thí
nghiệm, băng hình liên quan, máy chiếu… Không như kiểm tra viết, trong kiểm
tra miệng giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng các đồ dùng dạy học này để việc

kiểm tra trở nên sinh động và sáng tạo, đem lại hiệu quả cao và kích thích sự tò
mò, ham hiểu biết của học sinh.
Ví dụ: Trước khi dạy tiết 37 – bài “thụ phấn (tiếp theo)”, để kiểm tra kiến
thức bài cũ : Tiết 36 – bài “thụ phấn” giáo viên có thể tiến hành như sau:
Đầu tiên giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình về quá trình thụ
phấn nhờ sâu bọ (nếu có điều kiện, nếu không giáo viên có thể sử dụng tranh
ảnh minh họa về quá trình này có trong sách giáo khoa phóng to) và nêu câu hỏi:
Câu hỏi 1: Đoạn phim (tranh/ảnh) các em vừa thẽo dõi mô tả hiện tượng gì?
Loài hoa trong đoạn phim đó được thụ phấn bằng hình thức nào?Lấy thêm 3 ví
dụ về 3 loại hoa thụ phấn bằng hình thưc trên mà em biết? ( Học sinh dễ dàng
trả lời: Hiên tượng thụ phấn, hoa được thụ phấn nhờ sâu bọ, ví dụ: Hoa mướp,
hoa dưa chuột, hoa bí, hoa cà phê…)
Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo viên đánh giá và cho điểm
Câu hỏi 2: Quan sát đoạn phim (tranh/ảnh) về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, em
thấy chúng có đặc điểm gì?
Dựa trên vật mẫu là đoạn phim hay tranh/ ảnh, học sinh có thể trình bày các
đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ mà không cần học thuộc máy móc.
- Sử dụng nhận xét tích cực, chú trọng động viên, khích lệ, tuyên
dương, tránh các nhận xét tiêu cực, âm tính:
+ Với hầu hết các câu hỏi kiểm tra miệng, giáo viên đều phải đưa ra nhận xét,
đánh giá câu trả lời của học sinh, Trong việc này, ngay cả khi học sinh trả lời
sai, giáo viên có nên nhận xét mang tính tích cực. Ví dụ: “Bạn A đã rất tự tin và
cố gắng nhưng câu trả lời của bạn chưa chính xác, bạn B có thể giúp bạn A
14


hoàn thành câu trả lời không?”…. Tránh việc nhận xét sơ sài, ngắn gọn như:
“Em trả lời sai”, “Không học thuộc bài”…
+ Ngoài ra, giáo viên cũng nên chú ý giữ thái độ vui tươi, tạo không khí thoải
mái, tránh tạo áp lực căng thẳng cho học sinh.

* Đối với kiểm tra dưới 1 tiết:
Với môn Sinh học 6, thông thường một học kì học sinh có 2 bài kiểm tra
viết hoặc thực hành dưới 1 tiết (còn gọi là điểm 15 phút). Thông thường kiểm tra
dưới 1 tiết phải tiến hành cùng với tiết học bài mới nên ảnh hưởng rất nhiều tới
việc đảm bảo thời gian cho việc truyền thụ kiến thức bài mới. Vì vậy nên lựa
chọn những kiến thức kiểm tra có liên quan nhiều đến việc truyền tải kiến thức
bài mới.
Ví dụ 1: Trước khi dạy bài “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm” có thể
cho học sinh làm bài kiểm tra viết với câu hỏi: “Tìm điểm giống nhau và khác
nhau giữa hạt hai lá mầm?”. Với việc làm bài kiểm tra này, học sinh sẽ nhớ
ngay điểm khác nhau giữa hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm, từ đó thuận tiện
cho việc truyền tải kiến thức bài mới về sự khác nhau giữa lớp hai lá mầm và
lớp một lá mầm.
Ví dụ 2: Trước khi dạy bài “Hạt kín, đặc điểm của thực vật hạt kín” có
thể cho kiểm tra bằng cách: Phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có ghi tên
một loại cây hạt kín phổ biến thường gặp, yêu cầu học sinh xác định:
- Kiểu rễ (rễ cọc hay rễ chùm)
- Dạng thân (thân đứng, thân leo, thân bò)
- Kiểu xếp lá (mọc cách, mọc đối, mọc vòng)
- Hoa (màu sắc lá đài, tràng, cách thụ phấn)
- Quả (quả khô hay quả thịt)
Bằng việc hoàn thành bài kiểm tra, học sinh dễ dàng có ví dụ và kiến thức
để học bài mới, đồng thời có thể kiểm tra kết quả bài làm của mình thông qua
việc học bài mới.
Ngoài ra, ở nhiều bài học có nội dung thực hành như “vận chuyển các
chất trong thân”, “biến dạng của rễ”, “ biến dạng của thân”, “ các loại quả”,
15


“sinh sản sinh dưỡng do người” … giáo viên có thể tiến hành kiểm tra vào cuối

tiết học với nội dung dựa trên các vật mẫu thực hành sử dụng trong bài và liên
hệ thực tế.
Ví dụ: Sau bài “sinh sản sinh dưỡng do người” có thể kiểm tra bằng nội
dung: “ Dựa vào kiến thức vừa học và hiểu biết thực tế của bản thân, em hãy
mô tả các bước chiết cành một loại cây?”
Cần lưu ý nội dung câu hỏi nên mang tính chất gợi mở, chú trọng việc
liên hệ với thực tế cuộc sống.
* Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên:
Kiểm tra có thể tiến hành dưới hình thức tập trung, đồng loạt cho tất cả
học sinh của toàn trường hoặc trong phạm vi một lớp với thời gian 1 tiết (45
phút) đối với môn Sinh học 6. Kiểm tra viết có thể sử dụng đề kiểm tra tự luận
hoặc đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Tại trường bản thân tôi
giảng dạy, hình thức kiểm tra này được tiến hành tập trung, đồng loạt với cấu
trúc đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm khách quan (20% số điểm) và tự luận (80%
số điểm). Để một đề kiểm tra thể hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả trong việc
đánh giá học sinh, giáo viên cần làm tốt các vấn đề
- Câu hỏi tự luận nên là câu hỏi mở, yêu cầu vận dụng kiến thức thực
tiễn, gắn với đặc thù sinh vật của quê hương, đất nước
+ Khi soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá loại này lưu ý không nên chỉ kiểm
tra đơn thuần những kiến thức cần học thuộc lòng mà cần chú ý đến phát triển tư
duy cùng với phát triển các năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời
sống. Khi có cơ hội nên chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá thái độ của học sinh
đối với các vấn đề đang được xã hội quan tâm như: Kiểm tra về thái độ bảo vệ
môi trường, bảo vệ sự đa dạng của thực vật …
Ví dụ:
1. Vì sao trong bể cá cảnh thường thả cây rong đuôi chó?
2. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
3. Tại sao người ta phải thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín
khô?
16



4. Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ thực vật ở địa phương?
5. Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
6. Muốn bảo quản các loại đồ ăn, thức uống không bị ôi thiu ta cần làm gì?
+ Với các nội dung câu hỏi mở như trên, học sinh chỉ cần hiểu bài và liên
hệ kiến thức thực tế để trả lời, không cần học thuộc từng câu, từng chữ một cách
máy móc. Không nên sử dụng nhiều câu hỏi quá chú trọng việc học thuộc lòng.
Trong quá trình chấm bài kiểm tra, giáo viên nên có những nhận xét cụ
thể và các phản hồi tích cực vào bài làm cho từng em và thống kê các lỗi thường
gặp để rút kinh nghiệm cả về kiến thức lẫn kỹ năng làm bài.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra và đáp án,
biểu điểm cho từng chương, và cả chương trình môn học
+ Một đề kiểm tra có chất lượng cần đảm bảo các nội dung:
1 Mục tiêu bài kiểm tra (kiến thức, kỹ năng, thái độ).
2 Thời gian làm bài kiểm tra.
3 Ma trận
4 Đề bài.
5 Đáp án và thang điểm chấm.
6 Thống kê chất lượng bài kiểm tra
7 Rút kinh nghiệm sau kiểm tra.
8 Hướng giải quyết cách khuyết điểm học sinh hay mắc phải.
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC LỚP 6
Năm học 2013 - 2014
I. MỤC ĐÍCH
- Nhằm giúp HS khắc sâu , hệ thống hoá kiến thức thông qua bài viết
- Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS
II.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- HS vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng tư duy
- Kĩ năng làm bài kiểm tra
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học
III. MA TRẬN
17


Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề
TN
Biết các bộ
phận phát
triển thành
quả và hạt

TL

TN

TL

Vận dụng

Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
TN
TL
TN TL

Chương
VI: Hoa và
sinh sản
hữu tính
Số câu: 2
Số câu: 2
Số điểm: 0,5 Số điểm
Tỷ lệ: 5%
0,5
Chương
VII: Quả
và hạt

Số câu: 6
Số điểm:
8,75
Tỷ lệ:
87,5%
Chương
VIII: Các
nhóm thực
vật
Số câu: 3

Số điểm:
0,75
Tỷ lệ: 7,5%
TS câu: 11
TS điểm: 10
Tỷ lệ: 100%

Biết các
cách phát
tán quả quả
và hạt

Số câu: 1
Số điểm
0,25

- Biết
điểm
giống
nhau và
khác
nhau giữa
hạt một
lá mầm
và hạt hai
lá mầm.
- Biết các
điều kiện
cần thiết
cho hạt

nảy mầm
Số câu: 2
Số điểm
5

Phân biệt
được các
loại quả

Số câu: 2
Số điểm 0,5

Vận
dụng
kiến
thức trả
lời, giải
thích các
vấn đề
thực tế

Số câu:
1
Số điểm
3

Biết đặc
điểm cấu
tạo, sinh
sản của tảo,

rêu, quyết
Số câu: 3
Số điểm
0,75
Số câu: 8
Số điểm: 6,5
65%

Số câu: 2
Số điểm: 0,5
5%

BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC 6
Năm học 2013 -2014
18

Số câu: 1
Số điểm: 3
30%

Tổng

Số câu:
2
0,5 điểm
= 5%

Số câu:
6

8,75
điểm
= 87,5%

Số câu:
3
0,75
điểm
= 7,5%
Số câu:
11
10 điểm


Thời gian: 45 phút
Điểm

Lời phê của thầy ( cô ) giáo

Họ và tên:…………………………….
Lớp: 6A….
Ngày kiểm tra:……./……./………….
I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (2 điểm)
Câu 1: Trong các nhóm quả sau, nhóm quả nào gồm toàn quả thịt?
A. Quả cà chua, quả đậu xanh, quả bông
B. Quả cà chua, quả ổi, quả đậu bắp
C. Quả cải, quả chò, quả mít
D. Quả chanh, quả chuối, quả xoài
Câu 2: Quả mơ thuộc loải quả gì?:
A. Quả khô nẻ

B. Quả khô không nẻ
C. Quả hạch
D. Quả mọng
Câu 3: Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
A. Đầu nhụy
B. Vòi nhụy
C. Bầu nhụy
D. Noãn
Câu 4: Quả đậu đen phát tán bằng cách nào?
A. Tự phát tán
B. Phát tán nhờ gió
C. Phát tán nhờ động vật
D. Phát tán nhờ sâu bọ
Câu 5: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
A. Không có diệp lục
B. Chưa có rễ, thân, lá
C. Cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào
D. Sống ở môi trường nước
Câu 6: Cấu tạo của dương xỉ khác rêu ở chỗ:
A. Có rễ, thân, lá
B. Có chất diệp lục
C. Có túi bào tử
D. Có các mạch dẫn
Câu 7: Cơ quan sinh sản của cây rêu là:
A. Túi bào tử
B. Bào tử
C. Nguyên tản
D. Hoa
Câu 8: Hạt do bộ phận nào tạo thành?
A. Nhị

B. Nhụy
C. Noãn
D. Hợp tử
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 9: (3 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá
mầm?
Câu 10: (2 điểm) Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 11: (3 điểm) Vận dụng các kiến thức đã học, trả lời hoặc giải thích các vấn đề:
a) Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
b) Vì sao người ta thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín khô?
c) Người ta có những các gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC LỚP 6
Năm học 2013 - 2014
19


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm )
Câu
Đáp án

1
D

2
C

3
C


4
A

5
B

6
D

7
A

8
C

II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu

9

10

11

Đáp án
- Giống nhau: + Đều có cấu tạo gồm 3 phần: Vỏ, phôi, chất dinh
dưỡng dự trữ
+ Phôi của hạt đều gồm lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Khác nhau:

Hạt một lá mầm
Hạt hai lá mầm
- Phôi của hạt có một lá mầm - Phôi của hạt có hai lá mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của - Chất dinh dưỡng dự trữ của
hạt chứa trong phôi nhũ
hạt chứa trong lá mầm
Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Có đủ nước (độ ẩm)
- Có nhiệt độ thích hợp
- Có đủ không khí
- Chất lượng hạt giống tốt (không bị sâu mọt, mốc, sứt sẹo…)
a) Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi:
- Ong giúp cây ăn quả thụ phấn tốt
- Thu được nguồn lợi từ mật ong
b) Phải thu hoạch đậu xanh, đậu đen trước khi quả chín khô vì:
Đậu xanh, đậu đen thuộc loại quả khô nẻ. Khi chín khô vỏ quả
nẻ ra, hạt rơi ra ngoài  sản lượng giảm, khó thu hoạch
c) Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa
sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh, phơi khô, đóng hộp, ép
lấy nước, chế tinh dầu…

Điểm
0,5
0,5
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
1
1

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi chuẩn bị câu hỏi kiểm tra
miệng và câu hỏi cho tiết kiểm tra viết.
- Đa số học sinh nắm vững kiến thức của các bài học trước.
- Tiết kiểm tra miệng và kiểm tra viết không còn là nỗi lo lắng của học
sinh.
- Các em hứng thú hơn với tiết kiểm tra vì đó không chỉ là cơ hội cho các
em tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh từ đó đạt kết quả cao trong kiểm
tra, đánh giá.
20


- Kết quả đạt được: Chất lượng học sinh trong bộ môn có những chuyển
biến tích cực:
Năm học 2012 – 2013 (đầu năm)
Học lực
Lớp, sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


6
7
7

23
19
20

10
11
10

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

4
3
4

14
13
12

20

21
21

3
2
2

Khá

Trung bình

Yếu

6
5

15
17

13
10

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


3
3

12
13

17
15

3
3

6A1, 41
2
6A2, 39
2
6A3, 39
2
+ Kết quả cuối năm:
Học lực
Lớp, sĩ số

6A1, 41
6A2, 39
6A3, 39

Năm học 2013 – 2014 (đầu năm)
Học lực
Lớp, sĩ số


Giỏi

6A4, 35
1
6A5, 34
2
+ Kết quả cuối học kỳ I
Học lực
Lớp, sĩ số

6A4, 35
6A5, 34

- Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thực sự quan tâm đến tiết kiểm
tra và không chú ý nghe giảng do vậy kết quả kiểm tra, đánh giá còn thấp.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với việc áp dụng đề tài “một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra
đánh giá học sinh qua môn sinh học 6” vào thực tiễn giảng dạy tại nơi công tác,
bản thân tôi thấy hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá thông qua các hình thức
kiểm tra đã trình bày ở trên đem lại kết quả tích cực: Chất lượng học sinh được
21


cải thiện, học sinh có hứng thú, lòng say mê tìm tòi, yêu thích bộ môn. Và trên
hết, các hình thức kiểm tra đánh giá xác định rõ mục tiêu và tầm quan trọng của
việc kiểm tra, đánh giá học sinh, giải quyết được các câu hỏi: đánh giá để làm gì,
tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở học
sinh? Đồng thời tuân thủ đúng nguyên tắc khách quan, trung thực, công bằng,
công khái, đúng chất lượng.

Học sinh rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và
tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; giúp học sinh vận dụng
sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững
bản chất.
Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và
kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định
lượng các hoạt động về kết quả hoạt động, đề xuất hoặc triển khai kịp thời các
hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học
tập, rèn luyện của học sinh.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của
học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động
viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc
kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng
hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả
đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.
2. Kiến nghị:
Với mong muốn việc kiểm tra, đánh giá học sinh đạt hiệu quả cao, đồng
thời chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, rất mong các cấp quản lý tổ chức các
lớp tập huấn, phổ biến các hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá
đổi mới cho giáo viên nâng cao hiểu biết, tư duy, góp phần vào công cuộc đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục mà cả xã hội đang hướng tới.
Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá học sinh về học lực, thì công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh cũng cần được chú trọng nhiều hơn, có như vậy mới

22


có thể đào tạo được những thế hệ tương lai vừa có tài vừa có đức để xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Trong quá trình dạy học tất yếu có những đồng nghiệp còn có những cách

làm, cách kiểm tra, đánh giá hay và hiệu quả hơn, với hiểu biết và kinh nghiệm
hạn hẹp của bản thân, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp.
EaHiao tháng 3 năm 2014
Người thực hiện

NGUYỄN THỊ LAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phổ thông ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT
2. Luật giáo dục 2005 và luật giáo dục sửa đổi bổ sung 2009
3. Sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh học 6 (NXB Giáo dục 2011).
23


4. Một số trang báo điện tử và diễn đàn học tập: /> />5. Một số tư liệu khác của đồng nghiệp.

24



×