Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ceminar cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 4 trang )

2. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH
2.1. Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa
học công nghệ
Điều này thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng
cao, rộng và nhanh của khoa học công nghệ vào thực tế buộc chương trình, sách
giáo khoa phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ thông
trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức phổ thông mong muốn, do đó thay vì
chỉ chú trọng tới truyền thụ kiến thức, quá trình dạy học cần phải chú trọng việc
dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp
tục học tập suốt đời, mọi người sống trong xã hội học tập. Xã hội đòi hỏi người có
học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có
sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử
dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư
tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc
sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung học vấn được hình
thành và phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng
thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần
thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Chương trình và sách giáo khoa phải
góp phần tích cực trong việc thực hiện yêu cầu đó.
2.2. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực tích cực, chủ động, sáng tạo
Bước sang giai đoạn phát triển mới, nước ta đang đứng trước những cơ hội
lớn và thách thức đều rất lớn, đó là:


Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam
về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng, dựa chu
yếu vào vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lao động dồi dào sang phát triển theo
chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, khoa học, công nghệ.
Đẩy mạnh hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác,


cạnh tranh giữa các quốc gia trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ví dụ: hội nhập cộng đồng kinh tế Asean (2016): lao động các nước trong
cộng đồng Asean có thể đến Việt Nam, đồng thời lao động nước ta cũng có thế đến
các nước đó để tìm kiếm việc làm, tao nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn, điều đó
bắt buộc lao động của chúng ta phải có sự chuyển bị kĩ càng về kỹ năng tay nghề,
thái độ, phẩm chất, năng lực…
Nâng cao hơn nữa mọi mặt đời sống của nhân dân, xây dựng xã hội ngày càng
dân chủ, công bằng, văn minh.
Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia.
Những vấn đề nêu trên đã và đang đặt ra những yêu cầu và nội dung rất mới,
rất cao về nguồn nhân lực, con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí về
phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân và cả cộng đồng ( như năng lực hợp tác, cạnh
tranh, đấu tranh trên trường quốc tế, năng lực làm chủ, năng lực ứng dụng và sáng
tạo khoa học công nghệ, năng lực kết nối cộng đồng, lối sống trong thời kì mở cửa,
hội nhập, hòa nhập mà không hòa tan, không lai căng, không biến trướng, mà vẫn
mang đậm bản sắc dân tộc Việt… Tất cả những điều đó đặt ra những yêu cầu mới


về nhận thức, quan điểm, mục tiêu cơ chế phát triển giáo dục và sản phẩm mới về
con người mà nền giáo dục đem lại.
2.3. Có những thay đổi trong đối tượng giáo dục qua từng thời kỳ
Những kết quả nghiên cứu tâm – sinh lí của HS và điều tra xã hội học gần đây
trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong
sự phát triển tâm – sinh lí.
Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh
hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều kênh thông tin đa dạng,
phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có nhiều hiểu biết hơn, linh hoạt và thực tế
hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là HS trung
học. Trong học tập, họ không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động,

không chỉ chấp nhận với các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Ở lứa tuổi này nảy
sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát
triển kĩ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở HS nếu muốn được hình
thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng
thời tạo các điều kiện thuận lợi. Chương trình và đặc biệt là sách giáo khoa có một
vai trò hết sức quan trọng.
Như vậy đối tượng dạy học luôn luôn có sự thay đổi qua từng thời kỳ phát
triển của đất nước, nên phương pháp tác động vào đối tượng cũng phải thay đổi do
đó đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy sao cho phù hợp với đối tượng
mới.
2.4. Mục tiêu giáo dục đổi mới
Mục tiêu tổng quát đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nhiều
nội dung mới so với trước:


Về mục tiêu đào tạo con người: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa đảm bảo phát huy tốt nhất tiềm
năng riêng của mỗi cá nhân.
Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy
tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây
dựng xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập
quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo
dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.




×