ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Phạm Thành Vinh
Lớp: Kế hoạch 47a
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách
xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………….4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ………………………………...5
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ………………………………………………….6
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………...8
CHƯƠNG I: NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ( NSX )
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THU, CHI NSX
1.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân sách xã………………..10
2. Hệ thống ngân sách nhà nước và hoạt động của nó là một công cụ
quan trọng của nhà nươc xã hội chủ nghĩa Việt Nam…………………..12
3. Đặc điểm chung về ngân sách xã………………………………………14
4.Các khoản thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo luật
ngân sách năm 1997 và thông tư số 118/2000 TT-BTC…………………15
4.1 Nguồn thu của ngân sách xã………………………………………….15
4.2. Nhiệm vụ chi NSX……………………………………………………16
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
1
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
II. NSX VÀ QUẢN LÝ NSX CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC.
1. Vai trò của NSX………………………………………………………..17
2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý ngấn sách xã:………20
III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ NSX
1. Lập dự toán ngân sách xã…………………………………………….22
2. Chấp hành dự toán ngân sách xã…………………………………….24
3. kế toán và quyết toán ngân sách xã…………………………………..27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN ( 2006 – 2007 – 2008 )
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN.
1. Điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn………………………………..30
2. Tình hình kinh tế trên địa bàn Sóc Sơn thời gian qua……………….31
3.Tình hình xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian qua…..34
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN( 2006-2008)
1. Lập dự toán ngân sách…………………………………………………38
2. Chấp hành dự toán ngân sách xã……………………………………...39
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
2
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2.1. Tình hình tổ chức và quản lý thu NSX trên địa bàn huyện………..41
2.2 Tình hình tổ chức và quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện.55
2.3 Về cân đối thu chi ngân sách xã……………………………………...60
3. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã………………………...62
III. NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN
YẾU KÉM-KHUYẾT ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX
TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1. Những thành tựu và những tồn tại……………………………………63
1.1. Những thành tựu……………………………………………………..63
1.2. Những tồn tại…………………………………………………………63
2. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những tồn tại ở trên(được phân
tích theo trình tự các tồn tại ở mục 1.2 phần III của chương 2)……….66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC
SƠN- THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
I. PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN.
1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc
Sơn…………………………………………………………………………72
2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn…….73
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
3
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
II. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NSX TRONG NHỮNG TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC
SƠN
1. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội…………77
2. Giải pháp nhằm tổ chức quản lý và khai thác tố đa các nguồn thu
trên địa bàn xã……………………………………………………………80
3. Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSX…………..83
4. Giải pháp nhằm thực hiện tốt việc cân đối ngân sách xã…………...84
5. Giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo trình độ chuyên môn
của cán bộ xã nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã………85
6. Giải pháp nhằm củng cố chế độ, chính sách của Nhà nước…………86
7. Giải pháp nhằm tăng cường công tác công khai minh bạch………...88
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….90
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHOẢ…………………………..92
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSX
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
Ngân sách xã
4
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NSNN
Ngân sách nhà nước
HĐND
Hội đồng nhân dân
BTC
Bộ tài chính
NS
Ngân sách
TT-BTC
Thông tư-Bộ tài chính
KBNN
Kho bạc nhà nước
UBND
Uỷ ban nhân dân
HTX
Hợp tác xã
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện dại hoá
XDCB
Xây dựng cơ bản
TC
Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
5
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SỐ THỨ TỰ CÁC BẢNG TÊN
CÁC
BẢNG
BIỂU, BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1
Tổng thu Ngân sách xã
BIỂU,
TRANG
Các khoản thu xã hưởng
Biểu đồ 2
100%
Các khoản thu phân chia theo
Biểu đồ 3
tỷ lệ % so với ngân sách cấp
trên
Các khoản thu bổ sung từ
Biểu đồ 4
ngân sách cấp trên
Biểu đồ 5
Tổng chi Ngân sách xã
Bảng biểu 1
Tổng thu Ngân sách xã
Các khoản thu xã hưởng
Bảng biểu 2
100%
Các khoản thu phân chia theo
Bảng biểu 3
tỷ lệ % với ngân sách cấp
trên
Các khoản thu bổ sung từ
Bảng biểu 4
ngân sách cấp trên
Bảng biểu 5
Tổng chi Ngân sách xã
Bảng biểu 6
Bảng cân đối quyết toán NSX
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
6
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Là một người con của vùng đất thánh nhưng thật sự những hiểu biết của
tôi về nơi mình sinh ra thật hạn chế. Có chăng đó chỉ là những hiểu biết về
những điều cơ bản nhất. Tôi có thể khẳng định với mọi người rằng tôi biết
gần như là tất cả mọi nơi, mọi chỗ ở quê mình. Nhưng tôi lại không giám
chắc mình đã hiểu được bao nhiêu phần trăm về những mối quan hệ kinh tế
xã hội đang diễn ra mạnh mẽ bên trong chốn làng quê thân thương bình dị
ấy. Thật may mắn trong đợt thực tập lần này tôi được nhà trường tín nhiệm
và gửi về thực tập tại phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện Sóc
Sơn. Với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi quyết định tận dụng cơ hội
này để tìm hiểu kỹ hơn về quê hương mình. Và kết quả là sau gần năm tháng
tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy rằng trong công tác quản lý ngân sách xã còn
rất nhiều những tồn tại, vướng mắc cần phải có những giải pháp để giải
quyết ngay. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài này.
Đề tài mà tôi thực hiện dưới đây bao gồm ba chương.
Chương một giải thích lịch sủ hình thành và phát triển của Ngân sách xã
qua các thời kỳ, các đặc diểm chung của ngân sách xã, vai trò to lớn của
NSX trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Và muốn quản
lý NSX một cách hiệu quả thì quy trình quản lý NSX phải kết hợp chặt chẽ
ba khâu cơ bản đó là: Lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán
NSX. Từ đó khẳng định sự cần thiết khách quan phải tăng cường công tác
quản lý NSX.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
7
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Phần mở đầu của chương hai giới thiệu vài nét về tình hình phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua, sau đó đi sâu phân
tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Sóc
Sơn – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2008. Từ việc phân tích và đánh
giá thực trạng rút ra được các thành tựu cũng như các tồn tại hạn chế đang
cản trở quá trình quản lý NSX. Đồng thời cũng chỉ ra các nguyên nhân của
những tồn tại hạn chế nêu trên.
Xuất phát từ các nội dung đã trình bày trong chương một và chương hai.
Đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong
thời gian tới. Theo đó chương ba sẽ tập trung trình bày những phương
hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng
như phương hướng và mục tiêu cơ bản về công tác quản lý NSX. Đồng thời
nêu ra các giải pháp chính sách cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý
NSX trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra chuyên đề cũng kèm theo các danh mục bảng biểu, biểu đồ, số
liệu, phụ lục, danh mục các từ viết tắt…để quý thầy cô các anh chị và các
bạn độc giả tiện theo dõi.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
8
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Nền tài chính Quốc gia đã và đang được đổi mới một cách toàn diện
trong sự chuyển đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Trong cơ chế quản lý
kinh tế mới, Tài chính là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, là tổng thể các
nội dung và giải pháp tài chính tiền tệ. Tài chính không chỉ có nhiệm vụ khai
thác nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng doanh thu mà còn phải
tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi nguồn tài
nguyên của đất nước. Hoạt động tài chính phải được quản lý bằng pháp luật,
bằng các công cụ và biện pháp, giải pháp có hiệu lực trong một khuôn khổ
pháp lý rõ ràng, lành mạnh. Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc Hội thông
qua và có hiệu lực thi hành từ năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung một số
điều của luật Ngân sách Nhà nước được Quốc Hội khoá IX thông qua ngày
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
9
Lớp: Kế hoạch 47A
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
20/05/1998 đã đáp ứng được đòi hỏi về công tác quản lý Ngân sách Nhà
nước.
Xã là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương. Hoạt động tài chính xã
cụ thể là ngân sách xã là hoạt động tài chính cơ sỏ trong hệ thống Ngân sách
Nhà nước. Ngân sách xã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa
phương, gián tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng của đất nước.
Sự rõ ràng minh bạch, công khai hoạt động tài chính xã chính là một
minh chứng hung hồn cho sự trong sạch của chính quyền và đảm bảo quyền
dân chủ của nhân dân, một yếu tố cơ bản cho sự vững mạnh của bộ máy Nhà
nước của dân do dân và vì dân.
Qua nghiên cứu lý luận về quản lý Ngân sách cộng với thực tế thực tập
tại phòng Tài chính - Kế hoạch, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải phấp
nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc
Sơn – Thành phố Hà Nội.
Mục đích của đề tài này là thông qua nghiên cứu tình hình thu, chi ngân
sách xã và thực tiễn công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trong
thời gian qua để tìm ra giải pháp thiết thực góp phần củng cố và tăng cường
công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của
chuyên đề bao gồm ba chương:
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
10
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chương I: Ngân sách xã và sự cần thiết phải tăng cường công tác
quản lý Ngân sách xã.
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội giai đoạn( 2006 – 2007 – 2008)
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội
trong những năm tới.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là một phạm trù kinh tế có tính trừu
tượng, mặt khác thời gian nghiên cứu và trình độ của bản thân còn nhiều hạn
chế nên chuyên đề thực tập khi hoàn thành không thể tránh được những
thiếu sót. Vì thế để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn cả về hình thức lẫn nội
dung cần đề cập, tôi rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của quý thầy
cô các anh chị và các bạn.
Chương I
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
11
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ( NSX )
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THU, CHI NSX
1.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân sách xã:
Ở nước ta, kể từ khi ra đời cho đến nay trải qua bao thăng trầm của đất
nước NSX đã có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và được gắn liền với
các triều địa phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến chế độ xã
hội chủ nghĩa ngày nay. Mặc dù trải qua mỗi thời kỳ NSX có tên gọi khác
nhau, cơ chế hình thành và phương thức quản lý khác nhau. Nhưng NSX vẫn
luôn được xem là một bộ phận của hệ thống tài chính của Quốc gia.
Thời kỳ đầu tự chủ, Khúc Hoạ gọi xã với tên gọi là Giáp Xã, đến các
triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn thì xã được gọi là hương xã. Nhưng
không vì cách gọi thay đổi mà chức năng của xã thay đổi. Xã vân giữ
nguyên chúc năng của nó là quản lý bao gồm: quản lý về pháp luật, quản lý
về con người và cải tạo xây dưng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. NSX được
chính quyền cấp xã sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ cơ bản
như: Gĩư gìn trật tự trị an của đất nước, chăm lo lợi ích của dân, sửa chữa đê
điều, các công trình thuỷ lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhân dân,
cứu tế nhân dân khi thiên tai xảy ra, thu thuế, thu tô, lợi tức, phu phen tạp
dịch và binh lính…
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
12
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Trải qua từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển của đất nước, công tác tài
chính NSX luôn được coi trọng, có chức năng nhiệm vụ, chức danh tài chính
cụ thể. Ví dụ thời kỳ Khúc Hạo thực hiện chức năng chông coi nhân lực và
đánh thuế là Chi Giáp, đến thời nhà Lê là xã trưởng và Xã Quan là đời nhà
Trần….đã có tác dụng to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước.
Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhất là công cuộc xây
dựng và bảo vệ miềm Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam thì
vai trò của NSX ngày càng đuợc coi trọng, và có vị trí quan trọng. Ngày
08/04/1972 điều lệ ngân sách ra đời, kể từ đó NSX được quản lý chặt chẽ và
thống nhất bằng hệ thống luật NSNN, lúc này NSX trở thành công cụ huy
động sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam và
xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Các xã thuộc các vùng đã được giải
phóng ở miền Nam đã sử dụng nhiều biện pháp tài chính đem lại hiệu quả
cao: Như xây dựng các quỹ nông nghiệp các quỹ đảm phụ nuôi quân, đảm
phụ nông nghiệp…
Hơn nữa, nghị quyết số 138 – HĐBT ( 19/11/1983 ) ra đời trong thời kỳ
khôi phục và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nông
thôn trên phạm vi cả nước đã một lần nữa khẳng định vai trò vị trí của NSX.
Ở đây NSX được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước
( NSNN )
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
13
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Thời kỳ xây và phát triển cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa nông thôn hiện
nay, NSX được coi là công cụ quản lý đặc biệt của chính quyền xã ở địa
phuơng, là phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
chính quyền Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việ Nam ở cấp cơ sở.
Trong điều kiện hiện nay, sự tồn tại và hoạt động của NSX là một tất
yếu khách quan của quy luật phát triển. Theo điều lệ NSX ban hành
08/04/1972 có nghi: “ NSX là kế hoạch thu chi tài chính của chính quyền
cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho hội đồng nhân dân ( HĐND ) và
uỷ ban hành chính xã làm trọng trách nhiệm vụ của mình, đảm bảo việc chấp
hành pháp luật, giữu vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của công dân; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã
hội trong xã, động viên giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành nghiêm
chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước”. Thông tư số 14 – TC/NSNN ngày
28/03/1997 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã,
phuờng, thị trấn ( gọi tắt là ngân sách xã ) và ngân sách phường là một bộ
phận của ngấn sách nhà nước do uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường ( gọi
chung là cấp xã ) xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết định,
giám sát thực hiện.
Thông tư số 118/2000/TT – BTC của bộ tài chính hướng dẫn về quản lý
NSX, phưòng thị trấn quy định: “ Hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
14
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
bao gồm NSX và các hoạt động tài chính khác phát sinh trên địa bàn. Uỷ ban
nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất và các hoạt động tài chính khác”
Như vậy có thể nói NSX chính là các mối quan hệ tài chính trong việc
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước để thực hiện các
mực tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Nó phản ánh các mối quan hệ kinh tế
xã hội giữa các chủ thể kinh tế của nàh nước với bộ máy chính quyền của
nhà nước ở cấp xã.
2.Hệ thống ngân sách nhà nước và hoạt động của nó là một công cụ
quan trọng của nhà nươc xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống tài chính của
Quốc gia, là một bản tường trình ghi chép quá trình hình thành và sử duạng
các khoản chi của chính phủ trên cở sở hình thành các khoản thu nhất định
theo quy mô và tính chất của nền kinh tế.
Về thu NSNN chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ
phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của
quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm các khoản thu
từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các
khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật
Về chi NSNN, chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng
các quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
15
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho nhiệm vụ
của chính phủ.
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư phat triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây
dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
a. y tế
b. giáo dục
c. công tác dân số
d. khoa học công nghệ
e. văn hoá
f. thông tin đại chúng
g. thể thao
h. lương hưu và trợ cấp xã hội
i. quản lý hành chính
k. an ninh quốc phòng
l. các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động
kinh tế
m. các khoản chi khác
n. dự trữ tài chính
o. trả nợ vay nước ngoài và trong nước, trả lãi các khoản vay
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
16
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách được chia ra:
- Đầu tư kết cấu hạ tầng: xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản
- Phân phối và tái phân phối xã hội: lương công nhân viên chức và các
khoản trợ cấp xã hội.
- Tiêu dùng cuối cùng ( của nhà nước ): các khoản chi thường xuyên cho
mua sắn của cơ quan Nhà nước
NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phuơng. Ngân sách
địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và
UBND
Thâm hụt NSNN:
Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà
nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các
khoản thu “ không mang tính hoàn trả” của ngân sách nhà nước.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ
tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà
nước.
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến nền kinh tế một nước tuỳ theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói
chung nếu tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian
dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực.
3. Đặc điểm chung về ngân sách xã:
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
17
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Như trên đã phân tích trong hệ thống ngân sách nhà nước thì ngân sách
xã là môt bộ phận cấu thành. Do đó nó có đầy đủ các đặc điểm của NSNN .
Không chỉ có vậy đây lại là cấp cơ sở sát dân nhất nên nó có một số đặc
diểm chung sau đây:
Thứ nhất, NSX là một loại quỹ tiền tệ của bộ máy chính quyền nhà nước
ở cấp xã, hoạt động của nó thể hiện ở hai phương diện: Ban đầu NSX sẽ huy
động các nguồn thu vào quỹ sau đó nó sẽ sử dụng các khoản vốn quỹ đó.
Thứ hai, bất cứ hoạt động thu chi nào được sử dụng vào quá trình phát
triển kinh tế xã hội của mỗi xã đều phải phù hợp với nhiện vụ chức năng đặc
điểm của xã đó. Bên cạnh đó NSX luôn luôn được sự quan tâm, theo dõi,
kiểm tra, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa
phương cụ thể là ở cấp xã. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu chi của NSX
luôn mang tính pháp lý.
Thứ ba, cùng với các mối quan hệ tài chính xuất hiện từ các hoạt động
thu chi còn có các mối quan hệ về lợi ích. Đó là các mối quan hệ về lợi ích
giữa một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà người đại diện là
chính quyền xã với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế - xã hội khác.
Thứ tư, đó là sự đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
của các hoạt động thu chi NSX. Nhưng số thu và số chi chỉ có thể được thực
chi khi nó đã được nghi trong dự toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt tuỳ theo hình thức chi.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
18
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Cuối cùng, NSX còn có tính chất lưỡng tính điều này thể hiện ở chỗ:
NSX vừa là một cấp ngân sách trong hệ thống nhân sách Nhà nước, vừa là
một đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN.
4.Các khoản thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo luật
ngân sách năm 1997 và thông tư số 118/2000 TT-BTC:
4.1 Nguồn thu của ngân sách xã:
∗ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách cấp
trên
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế tài nguyên.
- Lệ phí trước bạ nhà đất.
- Các khoản thu phân chia khác.
∗ Các khoản thu một trăn phần trăm ( % ).
- Các khoản phí lệ phí quy định thu vào ngân sách xã.
- Thu từ sự chệnh lệch giữa thu và chi trong đó thu lớn hơn chi từ các hoạt
động sự nghiệp có thu do xã quản lý.
- Thu từ thuế môn bài, thu từ các hộ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc
6.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
19
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Thu đấu thầu , thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công và thu hoa lợi công
sản khác do xã quản lý.
- Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân bao gồm: Câc khoản đóng
góp theo luật pháp quy định, các khoản đóng góp với tinh thần tự nguyện
vào mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do Hội đồng
nhân dân xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự
nguyện khác.
- Thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân nước
ngoài.
- Thu kết dư NSX năm trước.
- Và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
∗ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao với dự toán thu từ các
nguồn thu được phân cấp gồm: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm
(%), các khoản thu một trăm phần trăm để xác định các khoản thu bổ sung từ
cân đối ngân sách cấp trên. Thu bổ sung có mục tiêu nếu có tuỳ theo khả
năng ngân sách và chủ trương chung.
4.2. Nhiệm vụ chi NSX
∗ Chi thường xuyên
Chi thường xuyên ở NSX cấp xã được chia làm hai loại đó là:
Thứ nhất, chi cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước gồm:
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
20
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Công tác phí.
- Chi phúc lợi tập thể, y tế vệ sinh.
- Sinh hoạt phí theo mức quy định hiện hành.
- Sinh hoạt phí đại biểu Hội Đồng Nhân Dân.
- Chi cho các hoạt động văn phòng như: Điện nước, vật liệu văn phòng,
khánh tiết, hội nghị, điện thoại, bưu phí…
- Các khoản chi khác ( kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt
Nam của xã sau khi trừ đi khoản thu Đảng phí theo điều lệ và các khoản sinh
hoạt phí, các khoản sinh hoạt phí và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội của xã ( Hội đồng nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội phụ nữ Việt Nam, Mật trận Tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến
binh Việt Nam), các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ công tác dân
quân tự vệ và các khoản liên quan đến dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi
của NSX theo pháp luật quy định như đăng ký nghĩa vụ quân sự, tiễn đưa
thanh niên đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, các khoản chi theo quy định của
pháp luật.
∗ Chi đầu tư phát triển.
Chi đầu tư phát triển chủ yếu là các khoản chi xây dựngn các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo sự phân cấp của tỉnh. Các khoản
chi này thường chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách, từ sự đóng góp tự
nguyện của nhân dân và các tổ chức xã hội đối với từng dự án nhất định.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
21
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
II. NSX VÀ QUẢN LÝ NSX CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
1. Vai trò của NSX
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà
nước giao cho, các xã phải có các công cụ thực hiện hiệu quả. Trong bối
cảnh hiện nay, với sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã kèm theo sựh thay
đổi cơ bản vai trò của NSNN do đó vai trò của NSX cũng thay đổi phù hợp
với vận hành của cơ chế thị trường.
Nhờ có NSX mà bộ máy chính quyền xã mới hoạt động hiệu quả. Vậy
NSX giúp cung cấp nguồn lực vật chât nuôi sống bộ máy chính quyền của
nó.
Nhà nước sử dụng quyền lực mà nó nắm trong tay đê cai trị đất nước
bao gồm: quyền lực kinh tế và quyền lực trính trị. Nhưng đẻ có thể phát huy
những quyền lực đó thì đòi hỏi phải có nguồn vật chất cần thiết. Tuy nhiên,
bản thân bộ máy chính quyền Nhà nước không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất cho xã hội mà ngược lại nó còn phải sử dụng một phần của cải xã hội
để trang trải các chi phí phục vụ cho việc cai trị đất nước. Đó là các khoản
chi phí thực sự cần thiết để tạo ra, duy trì và đảm bảo các điều kiện , môi
trường cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị diễn ra trên địa
bàn một cách thận lợi. Đó cũng là các khoản chi phí thực sự cần thiết dể duy
trì tổ chức, hoạt động và hiệu lực của Nhà nước. Nguồn để trang trải phải
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
22
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
được đảm bảo từ NSNN. Hơn nữa xã là một bộ phận của bộ máy chính
quyền nhà nước ở cơ sỏ nên nó cũng phải được đảm bảo bởi một nguồn lực
vật chất. Nguồn để đảm bảo chính là NSX.
Hàng năm các khoản chi thừơng xuyên và chi cho đầu tư phát triển ở
địa phương rất tốn kém đòi hỏi một khối lượng tiền khổng lồ như chi cho
quản lý hành chính, lương bổng , các khoản chi mua sắm, sinh hoạt phí của
cán bộ xã…mà các khoản chi này đều được lấy từ NSX. Vì vậy có thể nói
nếu không có các khoản chi NSX thì bộ máy nhà nước ở cơ sở không thể tồn
tại và phát triển được.
Xã là cấp chính quyền cơ sở, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa
nhà nước với dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, mọi
tâm tư nguyện vọng của người dân được thể hiện ở đây.
Thu NSX có vai trò cực kỳ quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả
năng chi tiêu của xã. Căn cứ vào quá trình thu và số tiền thu được sẽ giúp
cho những người làm công tác quản lý biết được tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh vật chất và dịch vụ và các hoạt động khác. Từ đó những
người làm công tác quản lý ở cơ sở có thể kiểm tra giám sát và điều chỉnh
khi có sai phạm xảy ra theo đúng hướng và đúng luật, kích thích các hoạt
động này phát triển theo hướng tích cực.
Thu NSX sẽ giúp cân bằng giữa những người có nghĩa vụ nộp NSNN,
trợ giúp các đối tượng khi gặp khó khăn hay thuộc diện ưu đãi của nhà nước.
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
23
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Không chỉ có vậy, thu NSX sẽ giúp điều chỉnh các cá nhân tổ chức vi phạm
trong việc nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và
cộng đồng. Bởi vì thông qua các khoản thu phạt các cá nhân tổ chức vi phạm
pháp luật sẽ phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
Hàng năm thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm ’’
hàng loạt các công trình giao thông liên thôn liên xã được xây dựng sửa
chữa và nâng cấp, nhờ đó mà mạng lưới phân bố dân cư được đồng đều hơn,
phục vụ đắc lực cho giao lưu, phát triển kinh tế nông thôn. Kinh tế nông
thôn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế nông thôn sang nền kinh tế sản
xuất hàng hoá. Có được thành tựu kể trên phải kể đến một phần đóng góp
lớn từ kinh phí NSX.
Để thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo, các khoản chi cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo đã khẳng định sự vượt lên trước của sự nghiệp giáo dục và
sự đóng góp quan trọng của NSX nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo
dục. Các khoản chi này đã góp phàn thiết thực vào việc nâng cao dân trí,
đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân ngay từ bước đầu. Những vấn đề
liên quan đến sức khoẻ của người dân được quan tâm giải quyết ngay từ
mạng lưới y tế xã. Vấn đề giáo dục mần non, tiểu học, xoá mù chữ được sự
trợ giúp đắc lực của NSX.
Các khoản chi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có công với cách
mạng, chi cứu tế xã hội cho cá nhân, gia đình gặp khó khăn, chi trợ cấp cho
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
24
Lớp: Kế hoạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
các gia đình thương binh…đã thể hiện rằng chi NSX đẫ góp phần đảm bảo
cho các chính sách xã hội được thực hiện tại địa bàn.
Thông qua các hoạt động chi NSX mà các cơ quan Đoàn thể, các cơ
quan Đảng mới có thể duy trì hoạt động của mình một cách ổn định đem lại
tính hiệu lực cho công tác quản lý Nhà nước ở cơ sở.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng đựoc nâng cao. Có được kết
quả này có một phần đóng góp quan trọng của các khoản chi NSX cho các
hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao. Hệ thống truyền hình , truyền
thanh ở xã cũng được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp từ các khoản chi của
NSX nhằm mục đích mở mang văn hoá nâng cao nhận thức con người, xây
dựng nông thôn mới, loại trừ các hủ tục văn hoá phẩm đồ truỵ, các âm mưu,
hoạt động chống phá chính quyền của các đối tượng thù địch.
Qua hoạt động thu, chi NSX đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng
của NSX đối với quá trình quản lý kinh tế xã hội của chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở. Nếu NSX được quản lý tốt sẽ tạo ra ra động lực và những đièu
kiện tối quan trọng cho quá trình phát triển ngược lại khi NSX dược quản lý
lỏng lẻo sẽ gây ra tình trạng thất thoát ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở. Vì vậy, cần phải tăng cường nội lực,
đổi mới công tác quản lý cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới
thì NSX mới được thực hiện tốt và có hiệu quả.
2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý ngấn sách xã:
Sinh viên: Phạm Thành Vinh
47A
25
Lớp: Kế hoạch