Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

lý luận và thực tiễn về bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.27 KB, 15 trang )

Danh sách sinh viên nhóm 4:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Đoàn Thùy Linh- Nhóm trưởng
Phạm Văn Hùng
Bàn Thị Lan Hương
Hoàng Thị Yến Hương
Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Phan Hoàng Hương Lan
Nguyễn Ngọc Linh
Pham Thị Kiều Linh
Nguyễn Thị Hiền Lương


CẤU TRÚC BÀI:
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
1.1.Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng:
1.2.Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
1.3.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng:



II / Một số vấn đề pháp lí liên quan đến bảo lãnh ngân hàng của các tổ
chức tín dụng:
2.1 Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng:
2.2 Phạm vi bảo lãnh:
2.3 Hình thức của giao dịch BLNH :
2.4 Các trường hợp chấm dứt việc bảo lãnh của các TCTD .

II. Thực trạng về bảo lãnh ngân hàng và một số kiến nghị:
3.1 Thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
3.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
3.3Một số kiến nghị.

C. KẾT LUẬN:


A.

MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì
hoạt động ngân hàng củng đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của
mình đối với đời sống KT-XH, nhất là trong điều kiện kinh tế mỡ và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Trong hoạt động ngân hàng thì dịch vụ
bảo lãnh là một dịch vụ hiện đại và đem lại cho ngân hàng những lợi
nhuận đáng kể.
Bảo lãnh Ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng của Tổ chức
tín dụng. Với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch, vị trí
của bảo lãnh ngân hàng ngày nay được củng cố và có một vị trí chắc chắn
trong hoạt động ngân hàng. Là một nghiệp vụ kinh doanh, bảo lãnh đang
ngày càng mỡ rộng đại lý trên trường quốc tế, thúc đẩy các giao dịch về

vốn, các giao dịch kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực tín dụng mà cả
trong lĩnh vực dự thầu, thực hiện hợp đồng.....
Bên cạnh đó bảo lãnh ngân hàng còn ẩn chứa những rủi ro và nhiều hạn
chế. Chính vì thế hệ thống quy phạm pháp luật đang ngày càng hoàn thiện
để củng cố và nâng cao nghiệp vụ bảo lãnh. Để biết rõ hơn những quy
định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng áp dụng thì nhóm 4
mời thầy và các bạn cùng nhóm làm rõ đề tài “ Pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng của các tổ chức tín dụng “ nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về
những vấn đề này.


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
1.1.Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng:
a/ Khái niệm:
Theo Khoản 18 Điều 4 Luật Các TCTD: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp
tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và
hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận.”
b/ Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng (BLNH) của các TCTD (TCTD):
Thứ nhất: về bản chất pháp lý BLNH là một giao dịch thương mại (hay hành vi
thương mại) đặc thù.
-Thứ hai, về chủ thể, hoạt động BLNH bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là
TCTD (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.
Thứ ba, trong BLNH, TCTD không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như
bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có
thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.
-Thứ tư, giao dịch BLNH có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp
đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng

này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc
lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể.
-Thứ năm, giao dịch BLNH không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là
một giao dịch “kép”.
-Thứ sáu, theo thông lệ quốc tế , BLNH là giao dịch không thể đơn phương huỷ
ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của TCTD bảo lãnh.
-Thứ bảy, BLNH là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Khi
TCTD phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo
lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi TCTD bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của
người bảo lãnh ,các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.


-Thứ tám, BLNH là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (haycòn gọi là bảo lãnh độc
lập). TCTD bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh ngay
sau khi người này đã xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung của thư bảo
lãnh hay cam kết bảo lãnh do TCTD phát hành, mà không phụ thuộc vào việc
người được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không.
1.2.Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
Phân loại theo mục đích sử dụng:
* Bảo lãnh đối ứng.
-Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (Bên phát hành bảo lãnh đối
ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị
bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát
hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp, khách hàng vi phạm
các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối
ứng cho bên bảo lãnh.
* Bảo lãnh đảm bảo chất lượng.
-Bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho quý khách (người bán) về việc bảo đảm

thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng
cung cấp cho bên mua. Nếu người bán bị phạt do không thực hiện đúng các thoả
thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với người mua mà không nộp
hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh được cam kết.
* Bảo lãnh dự thầu.
-Nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu
thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham dự thầu) như: rút
đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu…Bảo lãnh dự thầu thực
chất là phương tiện thay thế cho việc ký quĩ của người tham gia dự thầu, nên giá
trị của bảo lãnh này được qui định theo mức ký quĩ chuẩn do tổ chức đấu thầu
đưa ra. Bảo lãnh sẽ hết hiệu lực trong trường hợp người được bảo lãnh không
trúng thầu. Bảo lãnh dự thầu giúp cho khách hàng (người tham gia đấu thầu)
khỏi phải chi 1 số tiền nhất định khi dự thầu, và bảo đảm cho người tổ chức đấu
thầu những khoản đền bù thỏa đáng trong trường hợp người dự thầu vi phạm
qui định.


* Bảo lãnh vay vốn.
-Bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho quý khách
trong trường hợp quý khách không trả được nợ hoặc không có điều kiện trả nợ
đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay.
* Bảo lãnh đồng nghĩa vụ.
-Nghĩa là ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ. Ngân
hàng phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người được bảo lãnh với các bên liên
quan khi người được bảo lãnh không trả được nợ.
* Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
-Được áp dụng khi bên bán và bên mua ký kết hợp đồng, bên mua đặt trước tiền
cho bên bán, nhưng bên bán không thực hiện hợp đồng và không có khả năng
hoàn trả tiền cho bên mua. Người bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả số tiền ứng

trước đó cho bên mua.
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (bên đặt hàng) trong trường hợp
người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, như giao hàng
chậm, không đúng chất lượng…Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay
thế cho yêu cầu ký quĩ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để
bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. Do vậy, giá trị tối đa của bảo lãnh tương
đương với mức bồi thường. Hiệu lực của bão lãnh hết khi người được bảo lãnh
hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hóa của họ. Lĩnh vực thường gặp của dạng
bảo lãnh này là trong các hợp đồng xây dựng, cung ứng thiết bị công nghệ.
*Bảo lãnh thanh toán.
- Khi người mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán với người bán thì
bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán.
* Bảo lãnh độc lập.
- Nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người
được bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) và việc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào
những điều kiện, điều khoản qui định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn mà
thôi. Loại bảo lãnh này được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế.


* Các loại bảo lãnh khác.
Ngoài ra còn có những tiêu chí khác để phân loại.
1.3.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng:
- Đối với doanh nghiệp.
Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau
do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để tránh rủi ro, một bên thường yêu cầu bên
kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó BLNH
đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp
cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được
khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và

doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp.
-Đối với ngân hàng.
+ Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo
lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá
lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.
+ Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.
-Đối với nền kinh tế.
Sự tồn tại BLNH là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm
cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác làm
điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo
lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế
và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết.
Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh
nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo
lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài.
Nguồn vốn này thường được tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị
trường.
BLNH góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.


II / Một số vấn đề pháp lí liên quan đến bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức
tín dụng:
2.1 Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng:
Theo quy định tại điều 3 thông tư số 07/2015/TT-NHNN thì chủ thể tham gia
quan hệ này gồm 3 bên, cụ thể là :
Bên bảo lãnh : là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh
cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và
xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả TCTD ở nước ngoài.

Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, TCTD ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo
lãnh đối ứng.
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, TCTD ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo
lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Điều kiện đối với bên được bảo lãnh (khách hàng) được quy định tại Điều 10
Thông tư 07/2015.
Trường hợp khách hàng là người không cư trú được quy định cụ thể tại điều
điều 11 thông tư 07/2015/TT-NHNN.
Khi thực hiện bảo lãnh, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ
các quy định tại Luật các TCTD và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về
trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín
dụng.cụ thể được quy định tại điều 126 ,127 ,128 luật các TCTD 2010
2.2 Phạm vi bảo lãnh:
Điều 9 Thông tư 07/2015 quy định : “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực
hiện với bên nhận bảo lãnh :
Giới hạn số tiền bảo lãnh quy định tại Điều 128 Luật Các TCTD:
“ 1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt
quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng
đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự


có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng
nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá
25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín
dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50%

vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.”
2.3 Hình thức của giao dịch BLNH :
Pháp luật quy định việc bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng phải được lập
thành văn bản. Trong giao dịch bảo lãnh của TCTD cam kết bảo lãnh là văn bản
bảo lãnh theo một trong các hình thức:
+ Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo
lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm
cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên
liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và
các bên liên quan khác (nếu có).
+ Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về
việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh
khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả
văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo
lãnh với bên nhận bảo lãnh
2.4 Các trường hợp chấm dứt việc bảo lãnh của các TCTD .
Được quy định cụ thể tại điều 23 thông tư số 07/2015/TT-NHNN:
1. Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
3. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.


4. Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
5. Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
6. Theo thỏa thuận của các bên.

7..Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện
hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc
toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm
dứt,.
8. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của
pháp luật.
III. Thực trạng về bảo lãnh ngân hàng và một số kiến nghị:
3.1Thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
- Ưu điểm:
+ Luật Các tổ chức tín dụng đã có những đóng góp quan trọng trong công tác
quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, tạo ra nền tảng pháp lý cơ
bản cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng.
+ Trên những quy định của Luật Các TCTD, thì Ngân hàng nhà nước đã xây
dựng và ban hành những quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng ( Thông tư
số 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng ) nhằm tạo ra môi
trường pháp lý đầy đủ về hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Luật
và các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao công
tác quản trị đối với TCTD của mình, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong
hoạt động ngân hàng, từng bước tiếp cận dần với chuẩn mực và thông lệ của
quốc tế.
+ Thông tư 07/2015/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2015 có nhiều nội dung
sửa đổi, bổ sung so với Thông tư 28 về giải thích từ ngữ, xác định số dư bảo
lãnh đối với khách hàng, sử dụng ngôn ngữ, việc cung ứng dịch vụ ngoại hối
trên thị trường quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, về bảo lãnh trong
bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, thẩm quyền kí bảo lãnh,
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh. Văn
bản mới cũng đã bỏ quy định phải có chấp thuận của NHNN khi chuyển nhượng
bảo lãnh



- Tuy nhiên, bên cạnh đó các quy định của pháp luật vẫn còn những hạn chế
như:
+ Theo điều 18 của thông tư 07/2015 thì mức phí bảo lãnh được quy định do
các bên thỏa thuận, chưa rõ ràng và cụ thể là bao nhiêu. Như vậy sẽ gây khó
khăn cho việc áp dụng trên thực tế.Mức phí bảo lãnh không có sự thống nhất
khiến các bên đều lúng túng. Trong quá trình đàm phán giữa bên bảo lãnhvà bên
được bảo lãnh thì mỗi đưa ra một mức phí khác nhau. Mỗi TCTD cũng đưa ra
mức phí khác nhau.
+ Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng VN còn có nhiều điểm chưa tương đồng với
pháp luật quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không
thể đơn phương hủy ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của tổ chức
tín dụng bảo lãnh. Nhưng trong luật thực định của VN điều này chưa được phản
ánh về bão lãnh ngân hàng nói riêng và bảo lãnh nói chung, nó khiến cho chế
định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật VN thiếu sự tương đồng với chế
định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật các nước cũng như trong pháp luật
quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh.
3.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
Dựa trên những quy định của pháp luật mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng thu
được kết quả:
- Nhiều ngân hàng lớn ngày càng có uy tín trong việc bảo lãnh như: ngân hàng
ngoại thương Vietcombank, ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, Techcombank…… việc bảo lãnh
này giúp cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, nhập được công nghệ kĩ thuật hiện
đại, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế.
- Nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại(NHTM) đã được quan
tâm,phát triển. Đến nay,nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM đã phát triển hơn
nhiều so với những năm trước và phí bảo lãnh trở thành nguồn thu nhập không
nhỏ cho các ngân hàng. Có thể nói khả năng sinh lời từ hoạt động bảo lãnh
không ngừng tăng lên .Điều này thể hiện ở chỗ : số vụ bảo lãnh tăng, quy mô

bảo lãnh và tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng.
- Các ngân hàng đã bước đầu chú ý tới đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh .


-Chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây
không những tăng về doanh thu mà số lượng các khách hàng tham gia ngày
càng tăng.
* Hạn chế, bất cập.
-

-

Nghiệp vụ bảo lãnh chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế hiện nay. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh ở
TCTD nhưng gặp vướng mắc trong thủ tục và bị mất cơ hội kinh doanh. Đặc
biệt là thủ tục pháp lý về bảo lãnh hay các quy trình còn gây khó khăn cho
khách hàng.
Bảo lãnh dự án chủ yếu là các dự án lớn nên rủi ro cao.Tổn thất nghiệp vụ bảo
lãnh còn lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng .
Đội ngũ cán bộ của các TCTD còn thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, khả năng
điều hành còn hạn chế...nên chưa kiểm tra chính xác đối tượng mà mình muốn
bảo lãnh. Điều đó dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các
TCTD. Khi bên được bảo lãnh làm ăn thua lỗ lâm vào tình trạng phá sản,
không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay mà
không nhận được sự hoàn lại của bên được bảo lãnh, làm hao hụt nguồn vốn
của TCTD. Nếu vì lý do nào đó mà TCTD không thể thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên được bảo lãnh thì sẽ ảnh hưởng quyền lợi của bên nhận bảo lãnh và
giảm uy tín của TCTD.
M ột ví dụ điển hình là trường hợp bảo lãnh của một số ngân hàng thương mại
lớn trong nước đối với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Trong các năm 2005 và 2006 để Tập đoàn này thực hiện hàng loạt các hợp
đồng đóng tàu xuất khẩu sang Anh, Nhật cho các đối tác nước ngoài. Những
yếu kém và sai phạm trong quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Tập đoàn này
là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện đóng một số
con tàu theo đúng hạn vào các năm 2008, 2009, do đó, các ngân hàng bảo lãnh
phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho Vinashin, Vinashin đã nhận nợ bắt buộc
đối với các ngân hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được nghĩa vụ
hoàn trả cho các ngân hàng thương mại trong khi khoản vay bắt buộc đã quá
hạn. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ ngành triển khai nhiều biện pháp
“giải cứu” Vinashin.

-

Các tranh chấp, khởi kiện về dịch vụ bảo lãnh ngày càng gia tăng, sự không rõ
ràng trong quy định các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho việc áp
dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Như ở cách ghi thời hạn bảo lãnh, dẫn


-

-

tới cách hiểu khác nhau là ngày thường hay ngày làm việc. Ngân hàng hiểu là
ngày thông thường còn doanh nghiệp tính là ngày làm viêc. Hầu hết các
doanh nghiệp chỉ sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh vào cuối thời hạn do đó ngân
hàng có thể từ chối thanh toán vì quá hạn.
Thời gian vừa qua nhiều hợp đồng bảo lãnh thanh toán do các ngân hàng phát
hành nhưng không được thực hiện khi có yêu cầu. Có nhiều lý do mà ngân
hàng đưa ra để từ chối thanh toán bảo lãnh, cả hợp lý và không hợp lý, và bao
giờ doanh nghiệp nhận bảo lãnh luôn là người chịu thiệt hại trước tiên. Ví dụ

trường hợp nhiều công ty đã bán thiết bị, nguyên vật liệu cho cùng một đơn vị
là công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng ở Từ Liêm, Hà Nội dưới sự bảo
lãnh chi nhánh ngân hàng A. Hàng đã giao tận tay, đến thời hạn trả tiền, Công
ty Tân Hồng không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình cho các công ty
đã bán thiết bị. Lẽ ra, khi hết thời gian bảo lãnh, ngân hàng phải thay Tân
Hồng Hà đứng ra thanh toán cho những đơn vị trên. Thế nhưng, phía nhà băng
từ chối trả tiền bảo lãnh và cho biết phải đợi phán quyết của tòa án bởi chứng
thư bảo lãnh đang được Cơ quan cảnh sát điều tra xác minh làm rõ. Hơn nữa,
ngân hàng cho biết chứng thư bảo lãnh đó không hề lưu hồ sơ, và đã phát hành
vượt thẩm quyền. Cuối cùng hai bên phải gặp nhau tại tòa để phân xử.
Hiện nay, một số ngân hàng cung cấp dịch vụ phát hành thư bảo lãnh dự phòng
cho các doanh nghiệp trong giao dịch mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy
nhiên, loại hình bảo lãnh này đang bộc lộ nhiều rủi ro, dẫn tới phát sinh những
tranh chấp pháp lý phức tạp, khó xử lý. Năm 2012, công ty A đã ký hợp đồng
mua 3.900 tấn dầu gốc, trị giá hơn 4 triệu USD từ công ty B (có trụ sở tại
Singapore). Điều kiện thanh toán là giao hàng trước, trả tiền sau (theo tiến độ
giao hàng). Việc thanh toán được bảo đảm bởi thư tín dụng dự phòng của Chi
nhánh ngân hàng M tại Việt Nam (thời hạn bảo lãnh là 1 năm), thanh toán qua
ngân hàng Citibank Singapore.Đầu năm 2013, theo đề nghị của bên bán hàng,
CitiBank Singapore đã gửi thông báo yêu cầu ngân hàng M phải thanh toán số
tiền hơn 1,9 triệu USD, tương ứng với một phần lượng hàng đã giao cho Công
ty A. Thực tế, Công ty A đã không nhận được số hàng này và do đó, yêu cầu
ngân hàng từ chối không trả tiền.
Không rõ ngân hàng đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, điều kiện thanh toán
chưa, nhưng thực tế, ngân hàng nhanh chóng chuyển đủ số tiền 1,9 triệu USD
theo đề nghị. Và, ngay lập tức yêu cầu doanh nghiệp ký Hợp đồng tín dụng bắt
buộc để nhận nợ số tiền này
3.3Một số kiến nghị.



Từ những hạn chế, bất cập ở trên nhóm em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện hơn về bảo lãnh Ngân hàng của các Tổ chức tín dụng.
Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về bảo lãnh ngân
hàng đồng bộ, thống nhất, rõ ràng. Hoàn thiện quy chế bảo lãnh ngân hàng : quy
chế bảo lãnh hiện hành cần từng bước bổ sung đối tượng khách hàng được tổ
chức tín dụng bảo lãnh đảm bảo nhu cầu phát triển ngày càng đa dạng của
nghiệp vụ này.
Thứ hai: Xây dựng được kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh qua từng thời
kỳ: nhằm hạn chế đến múc thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước khi bảo lãnh : phải
tuân thủ quy trình và nội dung thẩm định phương án sử dụng vốn của bên bảo
lãnh theo đúng quy trình thẩm định 1 món vay theo cơ chế tín dụng hiện hành.
Thứ tư: Tăng quỹ ngoại tệ của các NHTM đê sẵn sàng thanh toán với nước
ngoài.
Thứ năm: Đẩy mạnh công tác đào tạo, tổ chức, cán bộ pháp chế ngân hàng .
Bên cạnh đó đổi mới và nâng cao hiệu quả giám sát ngân hàng: Nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát
từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng , có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong
hoạt động ngân hàng , sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm
tra độc lập làm công cụ hổ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
C.

KẾT BÀI:
Qua những nội dung mà nhóm trình bày, chúng ta đã hiểu rõ hơn như thế
nào là bão lãnh ngân hàng, củng như cơ sở lý luận và thực trạng áp dụng
bảo lãnh ngân hàng có những thuận lợi, khó khăn gì. Nhóm cũng đã đưa
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về việc thực hiện nghiệp vụ này,
từ đó thúc đẩy nâng cao hoạt động của các ngân hàng trên thị trường
trong nước củng như quốc tế. Góp phần tạo động lực phát triển nền kinh
tế và đặc biệt là hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động

bão lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.

Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Thông tư 07/2015 TT-NHNN
Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam Nxb Công an nhân dân Hà Nội2011
Tài liệu học tập Luật ngân hàng Nxb Đại học Huế, 2013



×